Du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trƣờng hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình)

5. Qua những phân tích, so sánh về sự phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sả Séng và bản Lác, một vài khuyến nghị được đề xuất nhằm góp phần giải quyết mối tình trạng lƣỡng lan giữa quá trình phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá. Thứ nhất, cần đề cao vai trò của cộng đồng ở các điểm du lịch để họ thực sự trở thành chủ nhân của điểm du lịch đó. Các doanh nghiệp cần quan tâm chia sẻ lợi ích công bằng cho cộng đồng cƣ dân địa phƣơng dƣới các hình thức khác nhau và có thể tổ chức đầu tư chiều sâu vào hoạt động du lịch ở cộng đồng vì đây là nơi mang lại cho họ lợi nhuận. Thứ hai, cần đầu tƣ xây dựng các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch thấm đậm yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc, đảm bảo độc đáo, hấp dẫn, có sức thu hút lớn đối với du khách. khôi phục và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, hạn chế tối đa quá trình thương mại hoá văn hoá và khai thác các giá trị văn hoá có mục đích và ý thức, gắn liền khai thác với bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc là điểm mấu chốt của phát triển du lịch bền vững. Thứ ba, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phƣơng cần có sự hƣớng dẫn, tổ chức, quản lý theo các quy định thống nhất. tăng cường sự đầu tƣ trở lại cộng đồng của các tổ chức, doanh nghiệp, các cấp chính quyền, đảm bảo sự phân đều lợi ích cho cộng đồng, bởi họ chính là chủ nhân của nền văn hoá ấy, họ phải được hưởng quyền "tác giả" bản quyền văn hoá của dân tộc mình. Thứ tư, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch tại các điểm đến, thông qua quá trình hợp tác công bằng giữa cộng đồng với các công ty du lịch.

pdf23 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trƣờng hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trƣờng hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình) Nguyễn Thị Hƣờng Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Bộ môn Nhân học Chuyên ngành: Dân tộc học; Mã số: 60 22 70 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Chính Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Nhận diện sự hình thành các điểm du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, điều kiện xuất hiện và những đặc điểm phát triển của nó ổ Việt Nam. Phân tích các hoạt động du lịch tại cộng đồng, dịch vụ du lịch và sự tham gia của ngƣờ dân địa phƣơng vào hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, làm rõ vai trò của cộng đồng trong việc tham gia tổ chức khai thác, phát triển du lịch, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn văn hóa địa phƣơng nơi có hoạt động du lịch. Tìm hiểu tác động của loại hình du lịch cộng đồng lên hoạt động kinh tế, môi trƣờng, văn hóa xã hội tại điểm du lịch của hai bản Sả Séng (tả Phìn, Sapa, Lào Cai) và Bản Lác (Chiếng Châu, Mai Châu, Hòa Bình). Tìm hiểu phản ứng của ngƣời dân địa phƣơng và sự thích ứng trƣớc trào lƣu du lịch cộng đồng cũng nhƣ nhận thức của họ về tác động của loại hình du lịch này lên đời sống văn hóa dân tộc. Mối quan hệ lƣỡng nan giữa phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa địa phƣơng đƣợc coi là vấn đề mở trong nghiên cứu này. Keywords. Dân tộc học; Du lịch cộng đồng; Vùng núi phía bắc; Việt Nam Content. MỞ ĐẦU Vùng núi phía Bắc Việt Nam vốn giàu tiềm năng du lịch để phát triển du lịch cộng đồng: + Môi trƣờng sinh thái còn hoang sơ, giàu bản sắc, nhiều cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp. + Ngƣời dân địa phƣơng còn bảo lƣu nhiều yếu tố văn hoá truyền thống đa dạng sắc màu văn hoá. Chính vì thế, nhiều năm qua lƣợng khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến tham quan, nghỉ dƣỡng tại các điểm du lịch ở các tỉnh miền núi phía Bắc ngày càng tăng 2 Nhƣng một thực tế là, bên cạnh đem lại lợi ích cho các công ty du lịch, góp phần tăng trƣởng kinh tế cho các địa phƣơng, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, sự phát triển du lịch miền núi cũng đã và đang đặt ra nhiều bất đề bất cập. Đó là các tác động tiêu cực đến môi trƣờng, sự mai một của các yếu tố văn hoá truyền thống, an ninh, chính trị, tệ nạn nghiệt hút, mại dâm Đặc biệt sự hƣởng lợi từ hoạt động du lịch của ngƣời dân địa phƣơng không đƣợc là bao. Trƣớc đây mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến mảng đề tài này. Có thể khái quát thành bốn nhóm chính: - Các công trình nghiên cứu sâu về các khái niệm và lý luận về loại hình du lịch cộng đồng; - Các nguồn tài liệu quảng bá du lịch cộng đồng thông qua lăng kính của truyền thông đại chúng và quảng cáo du lịch; - Các nghiên cứu định hƣớng chính sách phát triển du lịch bền vững; - Các nghiên cứu học thuật về mối liên hệ giữa văn hóa tộc ngƣời địa phƣơng và du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, khuynh hƣớng chủ đạo của các công trình đã có là hƣớng đến đề xuất chính sách phát triển du lịch bền vững hoặc xem xét lịch sử hình thành và phát triển văn hóa vùng núi trong một viễn cảnh lịch sử và ở tầm vĩ mô. Có thể nhận thấy hai khiếm khuyết phổ biến của các nghiên cứu đã có là: - Nặng về thiên kiến chủ quan của ngƣời nghiên cứu trong khi tiếng nói của chủ thể du lịch cộng đồng là ngƣời dân địa phƣơng lại ít đƣợc quan tâm xem xét; - Còn thiếu các nghiên cứu sâu ở từng trƣờng hợp cụ thể và đặc biệt là những phân tích tác động kinh tế - xã hội của loại hình du lịch cộng đồng còn thiên về lý thuyết hơn là đƣợc phát triển từ những tƣ liệu thực địa đƣợc thu thập một cách có hệ thống. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam” trên cơ sở tập trung nghiên cứu sâu hai mô hình du lịch cộng đồng ở Bản Lác và Sả Séng để mang lại một cái nhìn cận cảnh về tình hình du lịch cộng đồng và tác động của nó qua con mắt của ngƣời dân địa phƣơng. Trên cơ sở đó, Luận văn tập trung giải quyết 4 vấn đề cốt lõi: 1. Nhận diện, phân tích hiện trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu 2. Phân tích các hoạt động du lịch tại cộng đồng và sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào hoạt động du lịch. 3 3. Phân tích, so sánh các tác động của hoạt động du lịch cộng đồng lên hoạt động kinh tế, môi trƣờng, văn hoá, xã hội tại địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề lợi ích của ngƣời dân địa phƣơng trong quá trình tham gia hoạt động du lịch và đánh giá hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng. 4. Tìm hiểu phản ứng của ngƣời dân địa phƣơng và sự thích ứng trƣớc trào lƣu du lịch cộng đồng. Mối quan hệ lƣỡng nan giữa phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá địa phƣơng đƣợc coi là một vấn đề mở trong nghiên cứu này để cùng phân tích và bình luận. Địa bàn đƣợc chọn nghiên cứu trƣờng hợp là hai bản Sả Séng, Lào Cai và bản Lác, Hoà Bình. Đây là hai trong những điểm du lịch khá nổi tiếng, vốn hoạt động khá hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc hiện nay. Các phƣơng pháp mà tác giả sử dụng trong quá trình triển khai và hoàn thành luận văn gồm: điền dã dân tộc học, phiếu hỏi, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm... Đặc biệt, Luận văn chú trọng đƣa tiếng nói của ngƣời dân, chủ thể văn hoá trong quá trình phân tích, lý giải nội dung của đề tài nhằm bổ khuyết và làm tăng tính thuyết phục của tƣ liệu thu thập đƣợc tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài chƣơng mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, thƣ mục, phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng: Chƣơng 2: Tài nguyên du lịch của vùng núi phía Bắc Việt Nam và sự hình thành loại hình du lịch cộng đồng ở bản Lác, Hoà Bình và Sả Séng, Lào Cai. Chƣơng 3: Du lịch cộng đồng và tác động kinh tế - môi trƣờng ở địa phƣơng Chƣơng 4: Du lịch cộng đồng và tác động lên đời sống văn hoá - xã hội ở địa phƣơng Chƣơng 1 TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM VÀ 4 SỰ HÌNH THÀNH LOẠI HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở SẢ SÉNG (TẢ PHÌN, SAPA, LÀO CAI) VÀ BẢN LÁC (CHIÈNG CHÂU, MAI CHÂU, HOÀ BÌNH) 1.1. Cảnh quan sinh thái với tư cách là một nguồn tài nguyên du lịch của vùng núi Tây Bắc Nội dung Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai Bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình Vị trí địa lý, địa hình - Lào Cai cách Thủ đô Hà Nội 338km, có cửa khẩu thông thƣơng với Trung Quốc. Sapa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Lào Cai với nhiều điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, giàu bản sắc, trong đó có tuyến du lịch làng bản Tả Phìn. - Hoà Bình tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Tây Bắc. Có cửa ngõ thông sang thƣợng Lào. Mai Châu là một trong những vẻ đẹp chính của Hoà Bình với điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng, có lịch sử phát triển khá lâu đời đó là bản Lác, bản Pom Coọng Cảnh quan sinh thái - Các bản làng du lịch nằm rải rác ở thung lũng. Với tầng tầng lớp lớp những ruộng bậc thang ôm lấy thân núi và nhiều dòng thác bạc bọt tung trắng xoá. - Các bản làng du lịch nằm ở thung lũng với những vạt nƣơng định canh, những cánh đồng lúa nƣớc hai vụ cho năng suất cao nhờ kỹ thuật điều khiển nguồn nƣớc suối nơi chân núi làm nên một phong cảnh hữu tình của non nƣớc. Khí hậu - Khí hậu ôn đới với sự hội tụ của 4 mùa trong ngày. Đặc biệt, vào những ngày đông lạnh giá, du khách còn đƣợc ngắm cảnh tuyết rơi. - Chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa tây bắc, chia thành hai mùa: mùa mƣa và mùa khô, biên độ trong ngày cao, có ngày rét, sƣơng muối hoặc mƣa phùn giá rét. Hệ động, thực vật - Hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Nhiều rừng tái sinh có độ tuổi từ 60-70 tuổi, là nơi sinh sống của nhiều loại động, thực vật quý nhƣ: cây gỗ Zổi, Xoan Trà, Trâm;Báo, Gà Hệ sinh thái rừng đã hầu nhƣ cạn kiệt, trở thành những cánh rừng trồng và những vạt nƣơng định canh đem đến cho du khách thấy một nét đẹp khác của tự nhiên đã bị chinh phục và phá 5 Lôi, Rắn Hổ Mang Chúa, đặc biệt, trong rừng có nhiều thảo quả và nhiều loại cây thuốc có giá trị. vỡ ở nơi đây. Đây chính là nguồn cung ứng thực phẩm dồi dào cho du khách lƣu lại nơi này trong đó cá suối là một sản vật địa phƣơng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn đãi khách. Nhƣ vậy, xét về điều kiện tự nhiên, bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu dƣờng nhƣ không thật phong phú, hấp dẫn nhƣ ở Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, nhƣng trên thực tế, du lịch ở bản Lác lại phát triển không thua kém gì Sả Séng, phải chăng, sức hút du lịch của bản Lác lại chính là nguồn tài nguyên văn hoá nhân văn rất phong phú và đa dạng mà ngƣời Thái vẫn lƣu giữ đƣợc gần nhƣ nguyên vẹn. 1..2. Văn hóa tộc người với tư cách là một nguồn tài nguyên nhân văn của du lịch cộng đồng Nội dung Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai Bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình Lịch sử định cư Sả Séng là nơi tụ cƣ của ngƣời Dao đỏ, có nguồn gốc từ vùng Vân Nam, Trung Quốc, di cƣ vào Việt Nam từ thế kỷ 18 (Bế Viết Đẳng, 2006, tr. 160) Bản Lác là nơi tụ cƣ của ngƣời Thái trắng, có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Trung Quốc, di cƣ vào Việt Nam từ thế kỷ XI-XII và họ là một trong những cƣ dân cổ của nền văn minh Âu Lạc, là một trong những chủ nhân khai phá nền văn minh, văn hiến Đại Việt. Đời sống văn hoá Nhà có tƣờng đất, dựng ở sƣờn núi. Trang phục có gam màu nóng nổi trội, màu đỏ kết hợp màu vàng, màu trắng nổi bật lên màu chàm, sử dụng kỹ thuật thêu và ghép vải màu để tạo nên trang phục. Ngƣời Dao ăn gạo tẻ, uống rƣợu ngô, rƣợu thóc là chính. Ngƣời Dao ít quan tâm đến kỹ thuật, chất lƣợng món ăn. Nhà sàn, dựng ven thung lũng Trang phục của phụ nữ Thái trắng gồm áo sửa cỏm và váy đen bó sát ngƣời cùng với chiếc khăn piêu tạo nên vẻ thanh nhã, duyên dáng của ngƣời phụ nữ Thái. Sử dụng kỹ thuật dệt vải tạo trang phục. Ngƣời Thái ăn gạo nếp, uống rƣợu cần là chính. Ngƣời Thái có nhiều kỹ thuật chế biến món ăn rất độc đáo, hấp dẫn, đảm 6 bảo dinh dƣỡng Văn hoá ứng xử Xã hội phụ quyền, đề cao vai trò ngƣời đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội Hôn nhân do cha mẹ áp đặt. Rất mến khách và có tính cộng đồng cao Lễ tết nhảy, tết cơm mới và tục cấp sắc là những lễ, tục có ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời Dao đỏ Xã hội phụ quyền, đề cao vai trò ngƣời đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội Hôn nhân do trai gái tự nguyện Rất mến khách và có tính cộng đồng cao Hội Chá chiêng, hội xên bản xên mƣờng, tết cơm mới là những sinh hoạt cộng đồng nổi bật của ngƣời Thái trắng 1.3. Sự hình thành loại hình du lịch cộng đồng ở Bản Lác (Hòa Bình) và Sả Séng (Lào Cai) Nội dung Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai Bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình Sự hình thành DLCĐ Sả Séng, Tả Phìn nằm trên tuyến du lịch làng bản của Sapa, có lịch sử phát triển du lịch lâu đời song du lịch cộng dồng mới thực sự đƣợc xây dựng và phát triển từ năm 2005. DLCĐ ở bản Lác bắt đầu manh nha từ năm 1964 nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nƣớc, ngƣời đặt nền móng đầu tiên là ông Hà Công Nhấm, một cán bộ xã khi đó. Đầu tư phát triển du lịch Sả Séng, Tả Phìn nhận đƣợc nhiều nguồn đầu tƣ từ chính quyền địa phƣơng và các tổ chức phi chính phủ, cả về tài chính và lập kế hoạch, đề án, hƣớng dẫn nghiệp vụ Chính quyền huyện, tỉnh có đầu tƣ phát triển DLCĐ bản Lác song còn khiêm tốn. Nguồn vốn đầu tƣ của các tổ chức phi chính phủ thì gần nhƣ không có. Sự phát triển DLCĐ ở bản Lác chủ yếu từ vốn tự đầu tƣ và sự năng động của ngƣời dân địa phƣơng 7 Qua những nghiên cứu, đánh giá trên, ta có thể rút ra một vài nhận xét so sánh về tình hình, hiện trạng phát triển du lịch tại Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình nhƣ sau: 1- Về chính sách phát triển du lịch, cả Lào Cai và Hoà Bình đều đƣợc xác định là một trong những điểm du lịch lớn của đất nƣớc, có nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển loại hình du lịch sinh thái văn hoá hay du lịch cộng đồng. Sả Séng, Tả Phìn, Sapa và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu là một trong những điểm du lịch làng bản, du lịch cộng đồng nổi tiếng của hai tỉnh, có nền tảng phát triển du lịch khá lâu đời. Song xét về mức độ quan tâm đầu tƣ cho phát triển du lịch thì Tả Phìn, Sapa, Lào Cai có nhiều chính sách ƣu tiên và quan tâm tới phát triển du lịch sớm hơn, toàn diện hơn Mai Châu, Hoà Bình. Các cấp chính quyền ở Mai Châu, Hoà Bình dƣờng nhƣ thụ động, không tham gia tích cực vào hoạt động du lịch của bản. Ở Tả Phìn, Sapa, chính quyền địa phƣơng rất năng động và giữ vi trí thiết yếu trong sự phát triển du lịch của cộng đồng. Thành viên Hội chữ thập đỏ và Trung tâm Thông tin du lịch Sapa đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ bản. 2- Về nguồn lực đầu tƣ cho hoạt động du lịch: bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai đón nhận đƣợc nhiều chính sách ƣu tiên cũng nhƣ nhiều nguồn lực đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cho hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Các tổ chức phi chính phủ SNV, SIDA đã giúp đỡ một cách tích cực trong sự phát triển du lịch cộng đồng tại bản thông qua việc đào tạo và nâng cao nhận thức, tổ chức cộng đồng, phát triển cơ cấu và sản phẩm du lịch cũng nhƣ khâu tiếp cận thị trƣờng. Ngƣợc lại, ở bản Lác, dƣờng nhƣ không có một tổ chức phi chính phủ hay một cơ sở đào tạo năng lực nào tại địa phƣơng tham gia vào hoạt động du lịch của bản Lác. Có tình trạng trên một phần là do Sả Séng, Tả Phìn đƣợc hƣởng những lợi thế nằm trong vùng ảnh hƣởng của trung tâm du lịch Sapa, trong khi đó, du lịch Mai Châu lại rất mờ nhạt và không có nhiều tác động đến các vùng phụ cận của vùng. Nếu sự hình thành và phát triển của du lịch cộng đồng Sả Séng, Tả Phìn là hệ quả của những tác động từ trung tâm du lịch Sapa thì ngƣợc lại, du lịch cộng đồng ở bản Lác lại hình thành và phát triển mang tính chất tự phát từ chính bản thân nó, do cộng đồng địa phƣơng tự đứng lên vay vốn đầu tƣ làm du lịch, không trông chờ, ỉ lại vào các nguồn đầu tƣ của nhà nƣớc, địa phƣơng và các tổ chức phi chính phủ. Phải chăng, nhờ vậy nên du lịch cộng đồng ở bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu có nội lực phát triển bền vững hơn, có khả năng chủ động kiểm soát đƣợc tác động của du lịch hơn bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa. Để làm rõ điều này, chúng ta sẽ cùng phân tích quá trình tham 8 gia của ngƣời dân địa phƣơng vào hoạt động du lịch và đánh giá tác động của du lịch lên đời sống kinh tê - văn hoá - môi trƣờng cộng đồng. Tiểu kết Du lịch cộng đồng, với tƣ cách là một loại hình du lịch ăn khách hiện nay, thực ra chỉ mới đƣợc phát triển từ những thập niên giữa thế kỷ hai mƣơi ở khu vực Âu Mỹ. Khái niệm này dần đƣợc truyền bá ra thế giới và ở Việt Nam, du lịch cộng đồng giờ đây đƣợc thwcaf nhận là một loại hình có nhiều triển vọng, đã đƣợc phát triển khá rộng, không chỉ ở vùng núi, vùng biển mà cả ở vùng đồng bằng miệt vƣờn Nam bộ. Tài nguyên của du lịch cộng đồng chủ yếu bao gồm hai dạng chính là tài nguyên sinh thái tự nhiên địa phƣơng và bản sắc đa dạng của văn hóa các tộc ngƣời bản địa. Vùng núi Tây Bắc Việt Nam đƣợc xem là địa bàn giàu có về cả hai loại hình tài nguyên du lịch nói trên. Chính sự đa dạng và phong phú của hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của loại hình du lịch sinh thái tại khu vực này. Bản Lác của ngƣời Thái Mai Châu và bản Sả Séng của ngƣời Dao Đỏ Sapa có thể đƣợc xem là những mô hình du lịch dựa vào cộng đồng đƣợc phát triển tƣơng đối sớm ở Việt Nam và vẫn đang là những điểm đến của du khách trong và ngoài nƣớc. Chính sự tƣơng tác giữa con ngƣời với hệ sinh thái đã tạo nên cảnh quan du lịch và nét đặc sắc của văn hóa tộc ngƣời do đó đã trở thành một thứ hàng hóa đặc biệt trong hoạt động du lịch cộng đồng. Chƣơng 2 DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ - MÔI TRƢỜNG Ở ĐỊA PHƢƠNG 2.1. Dịch vụ du lịch tại cộng đồng Dịch vụ Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai Bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình 9 Nhà nghỉ tại gia 06/99 hộ dân làm nghỉ nghỉ tại gia (chiếm 06%). Công năng nhà nghỉ: 10- 15 khách/nhà. Giá dịch vụ trung bình: 40.000 đồng/ngƣời/đêm. Gia đình không phải đóng thuế do khách về bản đã phải đóng phí tham quan 20.000/đoàn khách do UBND xã thu. Doanh thu trung bình: 1,5-2 triệu đồng/gia đình/năm 24/110 hộ gia đình làm nghỉ tại gia (chiếm 21,8%). Công năng nhà nghỉ: 20-25 khách/nhà. Giá dịch vụ trung bình: 40.000 đồng/ngƣời/đêm. Gia đình phải đóng thuế cho chính quyền xã với mức phí 5000 đồng/ngƣời. Doanh thu trung bình: 10-15 triệu đồng/gia đình/năm. Sản xuất và tiêu thụ sản vật địa phương - Bán hàng thổ cẩm dƣới nhiều hình thức: bán hàng rong và thành lập CLB, sản xuất tập trung, tiêu thụ qua các cơ sở đầu mối tại các địa phƣơng, trong đó Craflink tại Hà Nội là một trong những đầu mối chính. - Sản xuất và tiêu thụ thuốc tắm cổ truyền dƣới nhiều hình thức: tƣ nhân (3 gia đình) và thành lập công ty cổ phần Sapa Napro. - Trồng và bán thảo quả dƣới hình thức nhỏ lẻ gia đình - Mở gian trƣng bày bán sản phẩm tại chính ngôi nhà của mình (chiếm 80% các gia đình trong bản). Thành lập CLB sản xuất thổ cẩm, Cơ sở bảo trợ xã hội nhân đạo Thuận Hoà do một cá nhân đứng ra xây dựng và phát triển. Khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, có 35 hộ gia đình tham gia - Việc lấy thuốc chủ yếu phục vụ nhu cầu của bản thân, chƣa hình thành thị trƣờng bán - mua sản phẩm thuốc dân tộc ở bản Lác Dịch vụ ẩm thực - Số lƣợng khách ăn và nghỉ lại qua đêm tại bản không nhiều. Giá dịch vụ trung bình 40.000 đồng/ngƣời/bữa ăn, doanh thu ƣớc đạt 300.000 đồng/hộ gia đình/tháng. - Món ăn gồm: các món ăn Tây: khoai tây chiên, xúc xích rán và các món ăn truyền thống của dân tộc nhƣ: thịt sấy khô trên gác bếp, thịt gà đen, lợn cắp nách và đặc biệt là rƣợu thóc Tả Phìn - Ở bản Lác, loại hình dịch vụ này phát triển sôi động hơn. Giá dịch vụ trung bình 50 - 80.000 đồng/bữa/ngƣời, doanh thu ƣớc đạt 15-20 triệu đồng/tháng Món ăn gồm: thịt thú rừng (hoẵng, cầy, lợn rừng); các loại thú nuôi (cá dầm xanh, gà đồi...) và các loại rau: su su, cải mèo, khoai sọ, măng rừng; Cơm lam, sôi đồ; Rƣợu cần, rƣợu Mai Hạ 10 Quảng bá, hướng dẫn du lịch - Ngƣời dân ít quan tâm đến công tác quảng bá hình ảnh của mình mà chủ yếu đƣợc thực hiện bởi các công ty du lịch Toàn xã có 15 thiếu nữ Dao, H’mông làm HDV du lịch cho các công ty du lịch tại Sapa - Ngƣời dân rất chủ động, linh hoạt trong công tác quảng bá bản thân thông qua nhiều hình thức nhƣ: qua ngƣời thân, qua khách du lịch, qua các phƣơng tiện thông tin nhƣ điện thoại, fax, internet và qua các dịch vụ môi giới với lái xe ôm, HDV du lịch - Bản Lác chƣa có ai làm HDV du lịch mà chỉ có một số gia đình cung cấp dịch vụ chỉ đƣờng khi khách có nhu cầu 2.2. Tác động kinh tế. 2.2.1. Tác động lên kinh tế hộ gia đình - Bảng so sánh lực lƣợng lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại Bản Lác và bản Sả Séng STT Loại hình Tỷ lệ người tham gia Bản Lác Bản Sả Séng 1 Sản xuất và bán hàng thổ cẩm 80% dân số 70% dân số 2 Dịch vụ nhà nghỉ homestay 21,8% hộ gia đình 6% hộ gia đình 3 Tham gia đi tour du lịch Trên 5% dân số 1,8% dân số 4 Chở xe ôm 1,2% dân số 2,7% dân số 4 Dịch vụ tắm lá thuốc 0% 03 hộ gia đình (3%) (Nguồn: Điều tra thực địa 2009) - Bảng so sánh thu nhập của các hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch STT Mức thu nhập/năm Bản Sả Séng Bản Lác 11 (triệu đồng) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có thu nhập từ du lịch 0 0 0 0 2 Từ 1-2 triệu 4 20 0 0 3 Từ 3-3,5 triệu 9 45 2 10 4 Từ 5-10 triệu 6 30 7 35 5 Trên 10 triệu 1 5 11 55 Tổng số hộ điều tra 20 hộ 100 20 hộ 100 (Nguồn: Điều tra thực địa 2009) - Bảng so sánh tác động của du lịch lên cơ cấu kinh tế và thu nhập của hộ gia đình tại bản Lác và Sả Séng Bản Lác Bản Sả Séng Thu nhập Từ du lịch Thu nhập từ nông, lâm nghiệp Thu nhập từ du lịch Thu nhập từ nông, lâm nghiệp Tỷ suất (%) Số hộ gia đình Tỷ suất (%) Số hộ Gia đình Tỷ suất (%) Số hộ gia đình Tỷ suất (%) Số hộ gia đình 90-100 3 80-100 2 90-100 1 80-100 4 70-90 4 60-80 3 70-90 6 60-80 6 50-70 7 50-60 5 50-70 5 50-60 3 <50 6 <50 10 <50 8 <50 7 Tổng số hộ 20 20 20 20 (Nguồn: Điều tra thực địa 2009) - Bảng so sánh mục đích sử dụng tiền kiếm đƣợc từ du lịch ở hai bản Mục đích sử dụng Bản Lác Bản Sả Séng Mua phân bón ruộng 20% 90% Mua thóc giống 20% 30% Mua sắm trang thiết bị gia đình 50% 10% Mua thức ăn hàng hàng 45% 70% Đầu tƣ trở lại cho du lịch: sửa chữa, nâng cấp nhà cửa... 80% 10% 12 Đầu tƣ cho con cái 40% 5% (Nguồn: Điều tra thực địa 2009) Nhƣ vậy, hoạt động kinh tế của các hộ gia đình ở bản Lác, Sả Séng bƣớc đầu đã có sự thay đổi theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Thay vì trƣớc kia, mọi sản phẩm sản xuất ra từ nông nghiệp đến thủ công nghiệp đều chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình theo hình thức tự sản tự tiêu, thì nay, các sản phẩm do gia đình làm ra đã xuất hiện trên thị trƣờng, đƣợc đem ra để trao đổi, mua bán, tăng lợi nhuận và doanh thu. Song một điều dễ nhận ra trong kinh tế hộ gia đình ở Sả Séng đó là sự bấp bênh, không bền vững. Ngƣời Dao chỉ tham gia vào du lịch một cách gián tiếp và quy mô nhỏ hẹp. Chủ yếu là sản xuất các sản phẩm đem đi bán rong ở trung tâm xã hoặc trên chợ Sapa. Ngƣời Thái ở bản Lác tham gia một cách chủ động, có kế hoạch, nên kinh tế hộ gia đình phát triển bền vững và hiệu quả hơn. 2.2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và quá trình đô thị hoá miền núi. Tác động Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai Bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hoà Bình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương Nông nghiệp đƣợc đầu tƣ phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá Nhiều nghề thủ công truyền thống đƣợc khôi phục. Xuất hiện hiìh thức sản xuất dƣới dạng tập thể, công ty cổ phần Hoạt động dịch vụ vu lịch phát triển và chiếm ƣu thế trong thu nhập Sản xuất nông nghiệp phát triển, trở thành nguồn cung cấp LTTP chính cho du lịch Nhiều nghề thủ công truyền thống đƣợc khôi phục, đặc biệt là sản xuất thổ cẩm Hoạt động dịch vụ du lịch phát triển và chiếm ƣu thế trong thu nhập Quá trình đô thị hoá miền núi Hoạt động mua bán diễn ra thƣờng xuyên. Xuất hiện nhiều quán hàng tạp hoá, quán ăn uống, nhà nghỉ tại gia Xuất hiện nhiều gian hàn g trƣng bày thổ cẩm, nhiều nhà nghỉ tại gia cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách du lịch 13 2.3. Tác động lên môi trường sinh thái Du lịch phát triển một mặt đã góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn môi trƣờng sinh thái xanh sạch đẹp, nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Ngƣợc lại, sự tăng nhanh lƣợng khách về bản cũng kéo theo nhiều vấn đề về môi trƣờng nảy sinh, đặc biệt đó là sự quá tải của hệ thống cơ sở hạ tầng, nhu cầu lƣơng thực thực phẩm gây ra nhiều bất cập với môi trƣờng. Tác động Bản Sả Séng Bản Lác Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên - Cạn kiệt nguồn thuốc quý. Suy giảm các loài động, thực vật trong tự nhiên nhƣ phong lan, nấm hƣơng, lợn rừng - Cạn kiệt các loài động, thực vật trong tự nhiên nhƣ: lợn rừng, gà đồi, chim cút, lửng, gấu đất, măng rừng... Nguy cơ ô nhiễm môi trường - Tình trạng xả thải bừa bãi gây mất mỹ quan làng bản. - Hệ thống nƣớc sạch, công trình vệ sinh chƣa đảm bảo tiêu chuẩn - Những “hố vàng” trở thành hố rác, gây ô nhiễm môi trƣờng, nguồn nƣớc - Hệ thống nƣớc sạch, công trình vệ sinh chƣa đảm bảo tiêu chuẩn Tiểu kết Trong chƣơng này tôi đã tập trung phân tích và đƣa ra cái nhìn so sánh về hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng và tác động của nó lên hoạt động kinh tế - môi trƣờng tại địa phƣơng ở hai điểm du lịch bản Sả Séng (Lào Cai) và bản Lác (Hoà Bình). Thông tin thu thập đƣợc cho thấy du lịch cộng đồng tại bản Lác (Hoà Bình) có tốc độ phát triển nhanh hơn, thu nhập từ du lịch chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng. Ngƣời Thái ở bản Lác làm du lịch chủ động hơn nhờ tính đoàn kết cộng đồng rất cao nên kiểm soát đƣợc nhiều tác động tiêu cực của du lịch lên cộng đồng. Ngƣợc lại, trƣờng hợp bản Sả Séng cho thấy các hộ trực tiếp làm du lịch hoặc tham gia vào quá trình du lịch chƣa tạo ra sự đồng thuận về cách làm và phƣơng thức tổ chức. Xu hƣớng áp đặt và thiếu vai trò tự tổ chức của cộng đồng đã làm hạn chế đế thu nhập của ngƣời tham gia dịch vụ du lịch và làm cho thu nhập của họ trở nên bấp bênh hơn. 14 Chƣơng 3 DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ TÁC ĐỘNG LÊN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƢƠNG 3.1. Văn hoá tộc người trong du lịch cộng đồng Văn hoá tộc ngƣời là một trong những nguồn tài nguyên quý giá, tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Ngƣời Dao đỏ ở Sả Séng và ngƣời Thái ở bản Lác còn bảo lƣu nhiều vốn văn hoá có giá trị thể hiện ở các yếu tố: - Lễ hội cổ truyền - Lối sống tộc ngƣời - Văn nghệ địa phƣơng và kho tàng văn học dân gian Tất cả những giá trị đó đã đƣợc ngƣời dân địa phƣơng khai thác phục vụ khách du lịch và tạo ra những thay đổi rõ rệt lên toàn bộ đời sống văn hoá tộc ngƣời 3.2. Tác động của du lịch lên đời sống văn hoá - xã hội địa phương * Bản sắc văn hóa tộc ngƣời thay đổi: - Nhà ở: Từ không gian riêng của gia đình đến không gian của một nhà khách cho ngƣời lạ. - Trang phục truyền thống dần bị mai một trƣớc làn sóng Âu hoá, Kinh hoá. - Văn hoá ẩm thực có nhiều thay đổi, hƣớng đến phục vụ nhu cầu của khách du lịch. - Từ các hình thức diễn xƣớng dân gian của cộng đồng đến các hoạt động văn hoá văn nghệ có tính thƣơng mại phục vụ khách du lịch. - Ngôn ngữ dân tộc và xu hƣớng sử dụng song ngữ và đa ngữ. Tiếng Việt và tiếng Anh đƣợc ngƣời dân sử dụng thành thạo hơn, đặc biệt là ngƣời Dao đỏ. - Quan hệ xã hội truyền thống, cả quan hệ gia đình, dòng họ, quan hệ cộng đồng, quan hệ chủ - khách đều có sự thay đổi sâu sắc. Đặc biệt, vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình và xã hội đƣợc nâng cao. Quan hệ ngƣời dân bản địa và ngƣời nhập cƣ (chủ yếu là ngƣời Kinh) có nhiều điểm đáng chú ý. Ngƣời Kinh ở Sả Séng đƣợc quyền mua đất và làm ăn kinh doanh tại bản, họ có quyền chi phối nhất định đến hoạt động du lịch tại cộng đồng. Ở bản Lác thì ngƣợc lại, dân của bản khác không đƣợc phép mua đất xây nhà trong bản. Không phải dân bản địa không đƣợc phép đầu tƣ. Toàn bộ đất trong bản 15 đƣợc truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, sự xuất hiện của ngƣời Kinh ở bản Lác không nhiều. * Tình hình an ninh chính trị có nhiều phức tạp: - Xuất hiện hiện tƣợng chơi lô đề, bi-a ở Sả Séng. Đây đều là một trong những hình thức chơi cờ bạc. - Xuất hiện một vài trƣờng hợp lừa bán trẻ em gái ở Sả Séng, Tả Phìn đi bán ở Trung Quốc Trái lại, tình hình an ninh chính trị ở bản Lác rất nghiêm ngặt. Không có hiện tƣợng cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút diễn ra tại bản Lác * Quá trình thƣơng mại hoá văn hoá Nhiều giá trị văn hoá đƣợc khai thác phục vụ nhu cầu của du khách và nó đang dần bị mai một. Đó là sự mất dần bản sắc trong các hàng thổ cẩm, là sự mua bán lòng hiếu khách 3.3. Sex và nghiện hút trong du lịch cộng đồng và tác động của nó - Sextour (du lịch tình dục) là một loại hình du lịch lấy việc theo đuổi mối quan hệ tình dục có tính thƣơng mại làm động cơ chủ yếu. Có thể phân chia sextour thành 2 nhóm: + Sextour trong nhóm du lịch + Sextour ngoài nhóm du lịch. - Theo phong tục truyền thống, ngƣời Thái, ngƣời Dao đều không cho phép khách lạ quan hệ tình dục trong nhà, và đặc biệt lên án và xử phạt nặng việc loạn luân, chửa hoang+ Trong kinh doanh du lịch cộng đồng tại hai bản đều không có hiện tƣợng cung cấp dịch vụ gái đẹp, Song vấn đề khách lạ quan hệ tình dục trong nhà đã đƣợc mở rộng hơn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách.+ Do sự lên án gay gắt của cộng đồng, dịch vụ tình dục không có cơ hội diễn ra tại cộng đồng mà đƣợc di chuyển đến vùng trung tâm, đó là Thị trấn Mai Châu và Thị trấn Sapa, hoạt động dƣới nhiều hình thức trá hình - Mai Châu có trên 200 ngƣời nhiễm HIV, ngƣời chết gần 100 ngƣời. Trọng điểm của HIV/AIDS là Thị trấn Mai Châu, xã Mai Hạ và xã Chiềng Châu. Chiềng Châu, ngƣời nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung ở các bản Mỏ, Nông Cụ và Chiềng Châu. Bản Lác chỉ có duy nhất một trƣờng hợp mắc nghiện, là ngƣời từ bản khác chuyển về. 16 - Ở Tả Phìn, Sapa, có một vài trƣờng hợp nghiện ma tuý do truyền thống để lại (ngày xƣa ngƣời H'mông, Dao thƣờng trồng cây thuốc phiện để sử dụng) nhƣng nay những ngƣời đó đều đã già và mất. Một trƣờng hợp nghiện khác, đó là một thanh niên ngƣời dƣới xuôi lên làm ăn và lập nghiệp. Nhƣng hiện tƣợng quan hệ tình dục với khách du lịch đã xuất hiện ở Sả Séng. Trong số 15 em của xã Tả Phìn lên Sapa bán hàng thổ cẩm, làm hƣớng dẫn viên du lịch đã có tới 3 em lỡ có bầu và không dám trở lại thôn bản Qua những phân tích trên cho thấy, hiện tƣợng quan hệ tình dục ngoài cộng đồng, hiện tƣợng nghiện hút ma tuý Mai Châu và Sapa là có thực và nó đang diễn ra ngày càng rõ rệt. Song nếu ở Tả Phìn đã xuất hiện một số thành viên bị lôi cuốn vào những tác động tiêu cực do du lịch đem lại, do gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phƣơng chƣa có biện pháp can thiệp và xử lý thì ở bản Lác, hiện tƣợng nghiện hút, quan hệ mại dâm không xuất hiện từ bản thân cộng đồng và nhanh chóng bị tính cố kết của cộng đồng chế ngự và tiêu diệt. Tiểu kết Tác động rõ rệt nhất của du lịch cộng đồng trong lĩnh vực văn hóa xã hội là xu hƣớng khôi phục các lễ hội phong tục tập quán và diễn xƣớng truyền thống của cộng đồng mà một trong những mục đích là nhằm làm tăng thêm sắc mầu văn hóa, hấp dẫn du khách tại cộng đồng. Có thể nói, chính văn hóa tộc ngƣời đã đƣợc ngƣời dân địa phƣơng sử dụng nhƣ một hàng hóa du lịch mà ngƣời tiêu thụ hàng hóa ấy là du khách. Tuy nhiên, du lịch cộng đồng cũng là một con đƣờng du nhập các yếu tố mới vào các bản làng vùng cao. Theo quy luật cung - cầu thì những đòi hỏi các dịch vụ của du khách thƣờng đƣợc ngƣời dân làm du lịch đáp ứng ở những mức độ khác nhau. Và cùng với những nhu cầu ấy, ngƣời dân địa phƣơng bắt đầu làm quen với các dịch vụ công khai và âm thầm. Cần phải thấy rằng chính mối liên kết cộng đồng, lối sống truyền thống và các quan niệm đạo đức của địa phƣơng là một sức đề kháng tiềm tàng ngăn cản sự xâm nhập các yếu tố lạ đƣợc coi là tệ nạn vào trong cộng đồng. Sự kháng cự của cộng đồng trong tiếp nhận và cung ứng các dịch vụ sex tại địa phƣơng chủ yếu là do quan niệm văn hóa truyền thống, và một khi các giá trị đạo đức này phai nhạt đi thì sức kháng cự của cộng đồng sẽ bị suy giảm. Nhận xét của tôi là ở đâu tính cố kết cộng đồng chặt chẽ, lợi ích và chi phí du lịch đƣợc chia sẻ công bằng thì ở đó có khả năng kiểm soát đƣợc các tác động tiêu cực và khuyến khích đƣợc phát triển du lịch cộng đồng theo hƣớng bền vững. 17 KẾT LUẬN 1. Du lịch cộng đồng với tƣ cách một hình thức cung cấp dịch vụ thƣơng mại của ngƣời dân địa phƣơng là một trong những loại hình du lịch mới xuất hiện trong những năm gần đây ở Việt Nam và đang có nhiều tiềm năng phát triển. Có thể xem đây nhƣ một hoạt động kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Trong phát triển du lịch cộng đồng, ngƣời dân địa phƣơng đƣợc coi là trung tâm của quá trình phát triển. Họ đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định, xây dựng, triển khai và quản lý các hoạt động du lịch và là yếu tố quan trọng của sự hấp dẫn trong du lịch. Cộng đồng dân cƣ làm chủ nguồn tài nguyên du lịch và trực tiếp phục vụ du khách. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt đƣợc du lịch cộng đồng với các loại hình du lịch khác. 2. Du lịch tham quan bản làng thực ra đã xuất hiện lần đầu tiên ở Bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình vào cuối những năm 1980 theo gợi ý của lãnh đạo địa phƣơng. Tuy nhiên phải đến cuối những năm 1990 thì nơi đây mới đƣợc biết đến nhƣ một địa danh du lịch lƣu trú tại cộng đồng. Chính ngƣời dân địa phƣơng đã chủ động phát triển, tự tìm kiếm thị trƣờng và liên kết với các hãng lữ hành. Ngƣời dân và bộ máy quản lý địa phƣơng đóng vai trò quan trọng trong quản lý và tạo điều kiện cho hoạt động du lịch và làm dịch vụ. Ngƣợc lại, chính quyền các cấp địa phƣơng từ xã, huyện đến tỉnh đều rất thụ động trong việc trợ giúp phát triển loại hình du lịch này. Đặc biệt, các cộng đồng nhƣ bản Lác và ngay cả các bản du lịch ở Sa Pa cũng ít nhận đƣợc sự đầu tƣ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ song du lịch cộng đồng ở các bản này vẫn phát triển. Ở Bản Lác, tỷ lệ ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ các hoạt động du lịch cộng đồng khá cao. Nguyên nhân là do nhận thức của chính ngƣời dân địa phƣơng trong việc tạo ra một cơ cấu tổ chức và quản lý cộng đồng chặt chẽ trong cung cấp dịch vụ du lịch. Ở Sả séng, du lịch cộng đồng xuất hiện muộn hơn và đƣợc phát triển theo kiểu áp đặt từ trên xuống, ngƣời dân bị thụ động trong tổ chức hoạt động du lịch do bộ máy chính quyền địa phƣơng và các hãng lữ hành can thiệp quá sâu vào hoạt động du lịch, làm mất vai trò chủ động của cộng đồng. Lợi ích của ngƣời tham gia hoạt động du lịch ở Sả Séng không ổn định, hay nói cách khác, họ giống nhƣ những ngƣời đứng ở bên lề của loại hình du lịch cộng đồng, trở thành ngƣời bán rong sản phẩm thủ công trên chính làng bản của mình. Có thể nói mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác thể hiện tính bền vững, hiệu quả hơn so với mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Sả Séng mà nguyên 18 nhân chính là vai trò chủ động của ngƣời dân địa phƣơng trong tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch. 3. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch tại bản Sả Séng và bản Lác có nhiều điểm tƣơng đồng và dị biệt. Ngƣời Dao đỏ ở Sả Séng và ngƣời Thái ở bản Lác đều tham gia rất sớm và mạnh mẽ vào hoạt động du lịch thông qua việc biến nhiều di sản văn hoá thành sản phẩm du lịch song mức độ và tính chất tham gia có sự khác nhau giữa các cộng đồng. Nếu nhƣ ở bản Lác, mỗi nhà sàn là một gian trƣng bày, giới thiệu sản phẩm truyền thống của dân tộc thì ở Sả Séng, các gùi hàng đeo trên lƣng mỗi ngƣời phụ nữ Dao đỏ bán hàng rong đóng vai trò nhƣ là một không gian thu nhỏ trƣng bày và bán các sản phẩm địa phƣơng. Họ lẽo đẽo bám theo khách để chào mời, ép khách mua hàng. Ở bản Lác, hầu hết các gia đình làm nhà nghỉ homestay đều đi kèm dịch vụ ăn uống và biểu diễn văn nghệ và tần suất diễn ra khá thƣờng xuyên, còn ở Sả Séng, mức độ tham gia có mờ nhạt hơn, khách du lịch về bản thƣờng chỉ có nhu cầu tham quan mà ít có nhu cầu nghỉ ngơi. Ở bản Lác, ngƣời Thái dƣờng nhƣ chủ động hơn trong việc tham gia, quản lý và quyết định đến sự phát triển du lịch của cộng đồng, vai trò của ngƣời Kinh khá mờ nhạt, thì ở Sả Séng, ngƣời Dao đỏ ở đây lại bị động hơn, họ tham gia vào du lịch một cách thụ động và manh mún, sự tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của ngƣời Kinh có sức chi phối khá mạnh mẽ đến sự phát triển du lịch tại địa phƣơng. Cộng đồng ngƣời Thái ở bản Lác có tính cố kết sâu sắc và chính sự cố kết cộng đồng đó đã góp phần kiểm soát đƣợc nhiều tác động của du lịch lên đời sống văn hoá tộc ngƣời. 4. Du lịch cộng đồng xuất hiện và kéo theo nhiều tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trƣờng sinh thái tại điểm du lịch. Những tác động và biến đổi này có mức độ đậm, nhạt khác nhau ở từng cộng đồng. Ở bản Lác, hầu hết các gia đình trong bản đều có bán sản phẩm lƣu niệm nhƣng không để xảy ra tình trạng tranh giành, níu kéo khách du lịch. Hiệu quả kinh tế từ du lịch là khá bền vững và hiệu quả. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống đƣợc khôi phục và phát huy giá trị, đó là các điệu múa, điệu nhảy dân gian, phong cách kiến trúc truyền thống. Ý thức của ngƣời dân về vấn đề vệ sinh môi trƣờng đƣợc nâng cao, thể hiện ở hệ thống công trình vệ sinh công cộng và nhà nghỉ đạt chuẩn, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh môi trƣờng đảm bảo; Tình tình an ninh chính trị trong thôn bản đƣợc giữ vững. Trong khi đó, ở Sả Séng, quá trình thƣơng mại hoá lại đang diễn ra quá nhanh, làm mất đi tính bền vững của du lịch cộng đồng. Tại trung tâm xã thƣờng diễn ra cảnh chèo kéo khách du lịch để bán đồ lƣu niệm, 19 đặc biệt tình trạng tranh giành nhau bán hàng đã đến mức báo động. Vai trò tổ chức và quản lý hoạt động du lịch của cộng đồng quá mờ nhạt trong khi các hãng lữ hành chỉ quan tâm đƣa khách đến bản nhằm mục đích thu lợi mà lờ đi đầu tƣ chiều sâu để phát triển du lịch bền vững. 5. Qua những phân tích, so sánh về sự phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sả Séng và bản Lác, một vài khuyến nghị đƣợc đề xuất nhằm góp phần giải quyết mối tình trạng lƣỡng lan giữa quá trình phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá.. Thứ nhất, cần đề cao vai trò của cộng đồng ở các điểm du lịch để họ thực sự trở thành chủ nhân của điểm du lịch đó. Các doanh nghiệp cần quan tâm chia sẻ lợi ích công bằng cho cộng đồng cƣ dân địa phƣơng dƣới các hình thức khác nhau và có thể tổ chức đầu tƣ chiều sâu vào hoạt động du lịch ở cộng đồng vì đây là nơi mang lại cho họ lợi nhuận. Thứ hai, cần đầu tƣ xây dựng các sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch thấm đậm yếu tố văn hoá truyền thống dân tộc, đảm bảo độc đáo, hấp dẫn, có sức thu hút lớn đối với du khách. khôi phục và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, hạn chế tối đa quá trình thƣơng mại hoá văn hoá và khai thác các giá trị văn hoá có mục đích và ý thức, gắn liền khai thác với bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc là điểm mấu chốt của phát triển du lịch bền vững. Thứ ba, đầu tƣ phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phƣơng cần có sự hƣớng dẫn, tổ chức, quản lý theo các quy định thống nhất. tăng cƣờng sự đầu tƣ trở lại cộng đồng của các tổ chức, doanh nghiệp, các cấp chính quyền, đảm bảo sự phân đều lợi ích cho cộng đồng, bởi họ chính là chủ nhân của nền văn hoá ấy, họ phải đƣợc hƣởng quyền "tác giả" bản quyền văn hoá của dân tộc mình. Thứ tư, tăng cƣờng công tác quảng bá xúc tiến du lịch tại các điểm đến, thông qua quá trình hợp tác công bằng giữa cộng đồng với các công ty du lịch. References. 1. Achariya Nate-Chei, “A Creative Market Approach to Manage Ethnic Tourism for Sustainable Culture and Livelihood: The Case of White Tai Tourist Market in Upland of Vietnam”, Unpublished paper, Chiang Mai University 2010. 2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, 2006, Các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khoá XIII, 2005 – 2010. 20 3. Bảo Anh, Du lịch cộng đồng ở Sapa, dân còn thiếu vốn, Báo Du lịch số 37, ngày 9 – 15/9/2005, tr.5 4. Bế Viết Đẳng, “Một số vấn đề lịch sử văn hoá xã hội tộc ngƣời và những đặc điểm chủ yếu của văn hoá các dân tộc Tày - Thái”, Tạp chí Dân tộc học, số 4, 1988. 5. Bế Viết Đẳng (2006), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi, NXB Chính trị Quốc gia và Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 6. Bình Dũng (Năm nào), Sapa, điểm đến của du lịch Trekking Tour, Thông tin thương mại Du lịch, số 17, tr.5 - 6, Sở Thƣơng mại Du lịch tỉnh Lào Cai. 7. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội 8. Cao Lộ Gia (2004), Nhân loại học du lịch, Nhà xuất bản Quảng Tây, Trung Quốc (Bản dịch tiếng Việt của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai) 9. Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (1955), Văn hoá Thái Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 10. Chuyện kể từ bản Lác (2006) 11. Tan Chee-Beng, Sidney CH.Cheung & Yang Hui (Eds.), 2001, Tourism, Anthropology and China. Studies in Asian Tourism, No.1, White Lotus Press, Bangkok. 12. Chris Cooper, Stephen Wanhill (1998), Tourism development: Environmental and Community Issues. Chichester, New York: Wiley 13. Đặng Nghiêm Vạn, Hà Trọng Sinh, Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Hữu Thức, Hà Sủm, Đăng Văn Tu, Nguyễn Dấn Kha Tiến, Lò Cao Nhum (1988), Tìm hiểu văn hoá cổ truyền của người Thái Mai Châu, Sở Văn hóa Hà Sơn Bình xuất bản. 14. Đặng Nghiêm Vạn, (1965), “Sơ lƣợc về sự thiên di của các bộ tộc Thái vào Tây Bắc Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (số mấy ?) 15. Hoàng Nam - Lê Ngọc Thắng (1984), Nhà sàn Thái, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 16. Huyện uỷ Sapa (2006), Đề án phát triển văn hoá giai đoạn 2006 – 2010. (Lƣu trữ tại Huyện Uỷ Sapa). 17. Huyện uỷ Sapa (2006), Chương trình phát triển du lịch bền vững giai đoạn 2006 - 2010 (Lƣu trữ tại Huyện Uỷ Sapa) 18. Lê Anh Tuấn (2008), Du lịch nông thôn - định hƣớng phát triển ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam (số 2), tr. 32 – 33, tr. 71. 19. Lê Sỹ Giáo (1998), Về bản chất, ý nghĩa tên gọi Thái trắng, Thái đen ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học (số 2). 20. Lục Toán (2005), Du lịch “ba cùng”, Báo Quốc tế (số 28), tr.8. 21 21. Michaud, Jean & Sarah Turner (2000) The Sa Pa marketplace, Lao cai province, Vietnam. Asia-Pacific Viewpoints, Vol.41, no. 1, April 2000, pp 85-100. 22. Michaud, Jean. & Sarah Turner (2006), Contending vissions of a hill - station in Viet Nam. Annals of Tourism Research, Vol.33, No.3, pp 785-808. 23. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hoá trong sự phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Nguyễn Đình Hoè (2006), Môi trường và phát triển du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Hồng Vân (2007), Tác động của du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội của người Thái ở Mai Châu – Hoà Bình và các giải pháp phát triển (nghiên cứu trường hợp 4 bản: Bản Lác, bản Pom Coọng, Bản Văn và Bản Nhót), Luận văn Thạc sỹ, Lƣu tại Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 27. Nguyễn Văn Chính, Trần Thuỳ Dƣơng (2008), Từ “trại nghỉ dưỡng mùa hè” đến “thành phố trong sương”: Sự phát triển du lịch ở Sapa và vai trò của tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh, (Bài viết tham dự Hội thảo quốc tế Giao lƣu kinh tế - văn hoá lƣu vực sông Hồng lần thứ hai tại TP Lào Cai). 28. Nguyễn Văn Vãn (2005), Một số vấn đề lịch sử văn hoá Lào Cai, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 29. Phạm Ngọc Dƣơng (2007), Gái bản lấy Tây, 30. Phạm Thị Mộng Hoa, Lâm Thị Mai Lan (2000), Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sapa, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 31. Phạm Trung Lƣơng (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 32. Sapa 100 mùa xuân, Đặc san báo Lào Cai, tr. 3 – 84. 33. Sở Thƣơng mại và Du lịch (2004), Vùng đất lịch sử Tu viện Tả Phìn, Du lịch Lào Cai, tr, 14 - 15. 34. Sở Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Lào Cai (2001), Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000 – 2010 và định hướng đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp, UBND tỉnh Lào Cai. 22 35. Tomas Thernstrom (2002), Local participation in the tourism development process, A case study of Sapa - Viet Nam. Luận văn Thạc sỹ (chƣa xuất bản), Uppsala University, Thụy Điển. 36. Tổng cụ Du lịch, 2003 Kỷ yếu Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam. Hà Nội 37. Trần Thúy Anh (2004), Ứng xử văn hoá trong du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 38. Trần Văn Bình (2004), Văn hoá các dân tộc Tây Bắc, hiện trạng và những vấn đề đặt ra, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Trần Hữu Sơn (2004), Xây dựng đời sống văn hoá vùng cao, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 40. Trần Hữu Sơn (1999), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 41. Trần Hữu Sơn (Chủ biên)– Sách cổ ngƣời Dao, tập I – Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc Hà Nội – năm 2009 42. Trần Hữu Sơn (2008), Tác động của du lịch đối với các “Giao” của người H’Mông ở Sapa, 43. Trần Hữu Sơn, Người Dao ở Sa Pa biến di sản thành sản phẩm du lịch, Website: 44. Trần Thị Huệ (2004), Tác động của du lịch lên đời sống một số dân tộc huyện Sapa, Lào Cai, Khoá luận tốt nghiệp, Lƣu tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 45. Trần Thị Thuỳ Dƣơng (2008), Đường sắt Hải Phòng - Côn Minh và vai trò của nó đối với sự phát triển du lịch ở Lào Cai, Khoá luận tốt nghiệp, Lƣu tại Thƣ viện Khoa Lịch sử, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 46. Trƣờng Đại học Hà Nội (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam 47. Tổng cục Du lịch (2005), Luật Du lịch. Hà Nội 48. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng - lý thuyết và vận dụng, tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 49. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2007), Đề án phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 – 2010. Lƣu trữ tại UBND tỉnh Lào Cai 50. Uỷ ban nhân dân huyện Sapa (2006), Tình hình và kinh nghiệm phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Sapa - Lào Cai. Lƣu trữ tại UBND huyện Sapa. 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdulichcongdongovungnuiphiabacvietnam_nghiencuutruonghopbansaseng_sap_laocaivacacbanlac_maichau_hoabi.pdf
Tài liệu liên quan