Kết luận
Mặc dù thừa nhận DLCĐ là một hướng đi
bền vững, góp phần cải thiện sinh kế cho
các cộng đồng địa phương cũng như bảo vệ
thiên nhiên, không ít nghiên cứu đã chỉ ra
rằng mô hình du lịch này chưa thực sự
thành công như kỳ vọng ở nhiều nơi. Có
quan ngại cho rằng, liệu người dân địa
phương có nhận được lợi ích tương xứng
với những gì họ cống hiến hay phần lớn lợi
ích từ loại hình du lịch này rơi vào các
nhóm khác và liệu loại hình này có tồn tại
bền vững trong tương lai [21, tr.104-105].
Quan ngại này được Scheyvens ủng hộ khi
cho rằng, hầu hết các hoạt động DLCĐ
được chủ động khởi xướng bởi các mạng
lưới, tổ chức bên ngoài chứ không phải bản
thân người dân địa phương và vì thế các
nhóm địa phương thường tham gia với tâm
thế bị động và là nhóm hưởng lợi thứ yếu
[17, tr.59-62].
Kết quả tổng quan cho thấy, sự tham gia
của người dân địa phương là yếu tố quan
trọng, quyết định sự thành công cũng như
tính bền vững của hoạt động này trên các
phương diện kinh tế, văn hóa và môi trường.
Dù chỉ giới hạn trong một số nghiên cứu,
những thảo luận trong bài viết này có thể
được sử dụng như nguồn tư liệu tham khảo
cho việc xây dựng chiến lược, chính sách
phát triển hoạt động DLCĐ ở nước ta, đặc
biệt ở khu vực vùng DTTS. Như nhiều học
giả đã chỉ ra, nếu hoạt động này được vận
hành đúng đắn, có sự tham gia bình đẳng,
tích cực của các bên liên quan, tác động tích
cực của nó sẽ không chỉ trong phạm vi kinh
tế, mà cả dưới phương diện văn hóa, xã hội
và môi trường. Đây là điều kiện tiên quyết
cho mục tiêu phát triển bền vững
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch cộng đồng trên thế giới: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41
Du lịch cộng đồng trên thế giới:
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nguyễn Công Thảo1, Nguyễn Thị Thanh Bình1
1 Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Email: writervn@yahoo.com
Nhận ngày 5 tháng 5 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 6 năm 2019.
Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu một số quan điểm căn bản về du lịch cộng đồng của các học giả
trên thế giới. Ba nội dung chính được thảo luận bao gồm: khái niệm, nguồn lực và phương thức
triển khai hoạt động du lịch cộng đồng, cũng như tính bền vững của loại hình du lịch này. Kết quả
tổng quan cho thấy, sự tham gia của người dân địa phương là yếu tố quan trọng, quyết định sự
thành công cũng như tính bền vững của hoạt động này trên các phương diện kinh tế, văn hóa và
môi trường.
Từ khóa: Du lịch cộng đồng, người dân địa phương, thế giới.
Phân loại ngành: Dân tộc học
Abstract: This article introduces some fundamental views about community-based tourism by
scholars in the world. The three main contents discussed include the concept, resources and
methods of implementing community-based tourism activities, as well as the sustainability of the
type of tourism. The overall results show that the participation of local people is an important
factor, determining the success and sustainability of the activities from the economic, cultural and
environmental perspectives.
Keywords: Community-based tourism, local people, the world.
Subject classification: Ethnology
1. Đặt vấn đề
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) bắt đầu phát
triển mạnh ở nước ta từ đầu những năm
2000. Đây là loại hình hoạt động phù hợp
với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của
đất nước cũng như xu thế lựa chọn của nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, cho đến nay, việc xây dựng chiến
lược quốc gia nhằm thúc đẩy quá trình phát
triển có hệ thống, hiệu quả, bền vững cho
hoạt động DLCĐ vẫn chưa được hoàn thiện.
Hầu hết các mô hình hoặc hoạt động tự phát
hoặc do địa phương hay các tổ chức quốc tế
Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2019
42
hỗ trợ, mang tầm ngắn hạn và khó có thể
triển khai ở phạm vi rộng. Bài viết này2 giới
thiệu DLCĐ trên thế giới, bao gồm: khái
niệm; sự phát triển hoạt động DLCĐ; và tính
bền vững của loại hình du lịch này.
2. Khái niệm du lịch cộng đồng
DLCĐ được xuất hiện từ những năm 1970
và cho đến nay đã phát triển phổ biến ở hầu
hết các châu lục, đặc biệt là ở khu vực nông
thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số
(DTTS) ở Châu Phi, khu vực Mỹ Latinh và
Châu Á. Rozemeijer định nghĩa DLCĐ là
hoạt động du lịch được sở hữu, khởi xướng
bằng một hay vài cộng đồng địa phương, có
sự liên kết với khối tư nhân nhằm tận dụng
nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như văn
hóa một cách bền vững để thu hút khách du
lịch, tăng thu nhập và cải thiện sinh kế [15].
Ashley.C cho rằng, DLCĐ chủ yếu là loại
hình du lịch ở quy mô nhỏ và song hành
hướng đến cả mục đích phát triển kinh tế và
phát triển xã hội [3]. Ở một cách nhìn khá
tương đồng, Goodwin and Santilli quan
niệm DLCĐ là hoạt động du lịch được sở
hữu hoặc quản lý bởi cộng đồng nhằm tạo
ra lợi ích lớn lao hơn cho cộng đồng [7,
tr.1-37]. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
cho rằng, DLCĐ là hoạt động “mà ở đó
cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia và
nắm vai trò quan trọng trong việc quản lý
và phát triển. Phần lớn lợi ích thu được
thuộc về cộng đồng” [22]. Hausle và
Strasdas khẳng định DLCĐ ngoài ý nghĩa
là loại hình du lịch có sự tham gia tích cực,
chủ động của người dân vào mọi mắt xích,
còn trực tiếp đóng góp vào phát triển kinh
tế cho người dân và cho cả địa phương [13].
Theo quan điểm được đưa ra trong bộ
“Tiêu chuẩn về du lịch cộng đồng” được các
quốc gia Đông Nam Á đồng thuận năm
2016, DLCĐ là hình thức du lịch được sở
hữu, vận hành, điều phối và quản lý bởi
cộng đồng nhằm hướng tới việc cải thiện
điều kiện kinh tế cộng đồng thông qua các
hoạt động hỗ trợ sinh kế bền vững, duy trì và
bảo vệ các truyền thống văn hóa xã hội có
giá trị, cũng như các nguồn tài nguyên thiên
nhiên [2]. Theo đó, DLCĐ được cho là phải
đạt được 10 tiêu chí sau: (1) Trao quyền và
có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm
bảo nền quản trị và quyền sở hữu minh bạch;
(2) Thiết lập quan hệ hợp tác với các bên
liên quan; (3) Đạt được sự thừa nhận đúng
đắn từ phía cơ quan chức năng có thẩm
quyền; (4) Cải thiện điều kiện kinh tế cũng
như các giá trị nhân văn; (5) Duy trì cơ chế
chia sẻ lợi ích minh bạch, công bằng; (6)
Tăng cường gắn kết nền kinh tế khu vực và
địa phương; (7) Tôn trọng truyền thống và
văn hóa địa phương; (8) Góp phần bảo tồn
tự nhiên; (9) Cải thiện chất lượng trải
nghiệm cho khách du lịch thông qua việc
thúc đẩy sự tương tác giữa khách và chủ;
(10) Hướng tới tự chủ về tài chính.
Có thể thấy, sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong
các cách nhìn về DLCĐ là việc thừa nhận
sự tham gia chủ động của cộng đồng địa
phương là điều kiện tiên quyết, là bản sắc
tạo ra sự khác biệt với các loại hình du lịch
khác. Về tổng thể, hoạt động DLCĐ phải từ
cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng.
3. Phát triển hoạt động du lịch cộng đồng
3.1. Các giá trị có thể khai thác
Theo Quỹ Châu Á, DLCĐ thường diễn ra
dưới các hình thức sau: (1) Du lịch sinh
thái; (2) Du lịch văn hóa; (3) Du lịch nông
nghiệp; (4) Du lịch bản địa; (5) Du lịch
làng. Đối tượng tìm đến loại hình DLCĐ
Nguyễn Công Thảo, Nguyễn Thị Thanh Bình
43
thường muốn tự trải nghiệm đời sống văn
hóa, nhịp sống thường ngày, môi trường tự
nhiên hoang sơ [1]. Vì lẽ đó, bản sắc văn
hóa tộc người và điều kiện cũng như cảnh
quan sinh thái địa phương là hai trong nhiều
giá trị quan trọng có thể khai thác trong
hoạt động DLCĐ [4, tr.48-70]. Mỗi cộng
đồng, dân tộc thường có bản sắc riêng và
đây là tiền đề, điểm tựa để phát triển DLCĐ
bởi khách du lịch luôn có tâm thế muốn trải
nghiệm những điều mới mẻ, khác với trải
nghiệm thường ngày của họ [16, tr.89-116].
Lựa chọn này còn đem lại cảm giác “về
nguồn”, quay trở lại lịch sử cho du khách
[11, tr.566-591]. Khác với loại hình du lịch
giải trí thông thường, khách du lịch với mục
đích tìm hiểu bản sắc văn hóa thường có
nhu cầu thu thập kiến thức một cách hệ
thống, sâu về văn hóa của một cộng đồng,
dân tộc nào đó. Chính vì thế, họ thường
định kỳ đi thăm với sự lựa chọn địa điểm có
chủ đích thay vì ngẫu nhiên và điều đó dẫn
đến sự ra đời của khái niệm du lịch văn hóa
[12]. Vai trò của cộng đồng địa phương nhờ
đó hết sức quan trọng bởi họ là đối tượng
trực tiếp trình diễn, chia sẻ, diễn giải các
giá trị văn hóa ấy cho du khách.
3.2. Sự tham gia của các bên liên quan
DLCĐ cần phải kết hợp 3 yếu tố để có thể
vận hành một cách hiệu quả, bền vững: (1)
sự hỗ trợ và tham gia của người địa
phương; (2) Bảo vệ bản sắc văn hóa của
người dân cũng như môi trường sở tại; (3)
Lợi ích hướng tối đa đến người dân địa
phương [16, tr.89-116]. Sau khi tiến hành
nghiên cứu hoạt động du lịch ở 3 công viên
quốc gia của Nhật Bản, Hiwasaki chỉ ra 4
nhân tố dẫn đến sự thành công ở đây bao
gồm: (1) Sắp xếp về tổ chức; (2) Nội quy
liên quan đến bảo tồn; (3) Ý thức tốt về bảo
vệ môi trường; (4) Sự bền chặt của quan hệ
hợp tác giữa các bên liên quan [10]. Đây là
4 yếu tố quan trọng, có thể áp dụng, nhân
rộng ở các địa bàn khác. Trong một nghiên
cứu ở bản Mae Kampong nằm ở phía Bắc
Chiang Mai, nơi hoạt động DLCĐ cực kỳ
phát triển và được biết đến ở bình diện quốc
gia, các tác giả đã chỉ ra 3 nhân tố đóng vai
trò quan trọng trong thành công của mô
hình DLCĐ ở đây, bao gồm: (1) Các điều
kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi; (2) Sự hỗ trợ
hiệu quả từ bên ngoài; (3) Sự đổi mới trong
quản lý [8, tr.4-23], [9].
Theo Goodwin và Rosa Santilli, để đạt
được hiệu quả bền vững, các thành phần
chính tham gia vào hoạt động DLCĐ cần
bao gồm: Cộng đồng địa phương, trực tiếp
là các hộ dân sống trong khu vực triển khai
hoạt động DLCĐ, những người cam kết
tham gia vào hoạt động này. Họ vừa là
người sở hữu, vận hành, quản lý và thụ
hưởng phần lợi ích quan trọng thu được từ
hoạt động DLCĐ; doanh nghiệp, công ty du
lịch trong tiếp cận thị trường, tìm hiểu và
tìm kiếm khách hàng, tổ chức, cung cấp vốn
đầu tư và các dịch vụ làm cầu nối đưa du
khách đến các điểm du lịch; chính quyền
địa phương đóng vai trò trung gian, giữa
các doanh nghiệp, công ty du lịch với cộng
đồng địa phương và có thể đưa ra phán
quyết phân xử khi có tranh chấp. Đây cũng
là nơi có thể cung cấp các nguồn lực bổ
sung quan trọng cho việc cải tạo, nâng cấp,
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động
DLCĐ; các tổ chức phát triển có vai trò hỗ
trợ về mặt nâng cao năng lực, kỹ năng làm
du lịch cho cộng đồng và một phần nhỏ về
mặt tài chính, giúp cộng đồng có đủ năng
lực để tham gia vào DLCĐ ở giai đoạn đầu;
truyền thông góp phần quảng bá sản phẩm
Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2019
44
du lịch, cung cấp những thông tin căn bản
ban đầu cho thị trường; khách du lịch đóng
vai trò quyết định đến sự tăng trưởng, bền
vững của hoạt động DLCĐ [7].
Tiếp cận dưới lăng kính lập kế hoạch,
Reid cho rằng để hoạt động DLCĐ hiệu
quả, bền vững, người dân địa phương cần
được tham gia ngay từ khâu lập kế hoạch và
điều này giúp cho việc xác định các điểm
du lịch, mức độ tổ chức, phát triển du lịch
[14]. Chỉ khi những quyết định này được
đưa ra bởi cộng đồng, họ mới thực sự sở
hữu, quản lý và vận hành hoạt động du lịch
trên mảnh đất của mình.
Quan điểm của Reid được củng cố qua
nghiên cứu trường hợp của Harwood ở
West Papua. Harwood đặc biệt nhấn mạnh
cách tiếp cận dựa trên cộng đồng và lãnh
thổ cho việc lập kế hoạch phát triển DLCĐ,
đặc biệt cần thiết ở các khu vực hẻo lánh
nơi mật độ dân số thấp, có nhiều nhóm địa
phương khác nhau và ảnh hưởng của luật
tục địa phương vẫn còn rõ nét trong việc
quản lý tài nguyên thiên nhiên. Sự tham gia
của cộng đồng địa phương được thừa nhận
đảm bảo cho tính bền vững của hoạt động
du lịch [18, tr.1909-1923].
4. Tính bền vững của hoạt động du lịch
cộng đồng
Weaver và Lawson cho rằng, hoạt động
DLCĐ chỉ có thể hiệu quả, bền vững khi
đồng thời đảm bảo được ba mục tiêu: (1)
Kinh tế bền vững; (2) Văn hóa, xã hội bền
vững; (3) Môi trường bền vững. Hoạt động
DLCĐ giống như nhiều hoạt động kinh tế
khác, dĩ nhiên có những tác động nhất định
đến các DTTS, dưới nhiều màu sắc khác
nhau, cả tích cực và tiêu cực [6]. Dưới góc
độ kinh tế, mô hình DLCĐ sẽ góp phần
tăng cường các thể chế để thúc đẩy sự tham
gia của cộng đồng địa phương và thúc đẩy
phát triển kinh tế. Nó cũng hướng đến việc
đưa ra cách tiếp cận hài hòa, điều tiết trong
phát triển thông qua nhấn mạnh việc cần
lưu tâm đảm bảo sự hòa hợp, tương thích
giữa các mô hình phát triển với các yếu tố
khác của nền kinh tế địa phương; chất
lượng của phát triển dưới khía cạnh văn hóa
và môi trường [4, tr.48-70]. Tuy nhiên, việc
xác định các hộ gia đình và cộng đồng địa
phương có được hưởng lợi và sinh kế của
họ có được cải thiện hay không từ DLCĐ,
chỉ có thể nhận diện được khi chi phí dành
cho việc khởi xướng hoạt động này ít hơn
nhiều so với lợi ích tổng thể thu được. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa khi những nhóm
nghèo thường e ngại từ bỏ các hoạt động tự
cung tự cấp quen thuộc để tham gia vào
hoạt động mới mẻ này bởi họ thiếu nguồn
lực và e ngại rủi do [4, tr.48-70].
Phân hóa giàu nghèo có thể là những hệ
lụy không mong muốn khi phát triển DLCĐ
do có sự khác biệt về điều kiện kinh tế,
trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận với
nguồn lực khác nhau giữa các nhóm tộc
người; giữa các hộ trong cùng một tộc
người. Điều đó có thể dẫn đến tâm thế tham
gia khác nhau, dẫn đến việc hưởng lợi
không bình đẳng giữa các hộ dân trong
cùng 1 làng, bản. Chính vì thế, mối quan hệ
quyền lực giữa các bên liên quan trong việc
vận hành DLCĐ cũng là một vấn đề cần
được làm rõ và đồng thuận ngay từ khi xây
dựng dự án [11, tr.566-591]. Mục đích cuối
cùng của DLCĐ là hướng tới việc nâng cao
năng lực cho cộng đồng địa phương ở 4 cấp
độ: kinh tế, tâm lý, xã hội và chính trị [17,
tr.59-62]. Đây được cho là chuỗi giá trị mà
Nguyễn Công Thảo, Nguyễn Thị Thanh Bình
45
DLCĐ đem lại cho người dân: ban đầu là
cải thiện sinh kế và mức cao nhất là cải
thiện địa vị chính trị. Bên cạnh đó, sự phát
triển của DLCĐ một phần xuất phát từ nhu
cầu bảo tồn tự nhiên. Các nhà hoạt động
môi trường nhận thức được rằng, khó có thể
duy trì các khu bảo tồn nếu không có sự hỗ
trợ từ các cộng đồng địa phương. Các tổ
chức bảo tồn nhìn nhận mô hình quản lý tài
nguyên dựa vào cộng đồng là một phương
thức hữu hiệu. Dưới lăng kính đó, DLCĐ
được coi là tạo dựng được lợi ích kép: bảo
tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng [21,
tr.104-105].
Sử dụng du lịch như là biện pháp kích
thích phát triển kinh tế, giảm nghèo được
thúc đẩy từ những năm 1970 và gần đây có
khuynh hướng chuyển trọng tâm sang mô
hình du lịch sinh thái, du lịch giảm nghèo
và DLCĐ. Quá trình này thể hiện khá rõ nét
ở Lào, nơi mà khách du lịch quốc tế cung
cấp một nguồn ngoại tệ quan trọng, có ảnh
hưởng đến tỷ giá tiền tệ, tình hình việc làm
và thậm chí là chiến lược giảm nghèo của
chính phủ. DLCĐ từ đầu những năm 2000
đã có ảnh hưởng lớn đến việc quốc gia này
nhận tài trợ để phát triển cơ sở hạ tầng từ
nhiều tổ chức quốc tế. Dự án Nam Ha là
một trong những minh họa rõ nét cho việc
DLCĐ đóng góp như thế nào vào xóa đói,
giảm nghèo; phát triển vốn văn hóa, tài
chính; sự phát triển của khối doanh nghiệp
tư nhân [5].
Dưới phương diện văn hóa, trong quá
trình phát triển hiện nay, văn hóa của các
DTTS có xu thế mai một dưới tác động của
nhiều yếu tố: hỗn cư, di dân, đô thị hóa,
toàn cầu hóa. Thúc đẩy DLCĐ sẽ góp phần
thương mại hóa các sản phẩm văn hóa, giới
thiệu các giá trị văn hóa địa phương, tộc
người tới mạng lưới rộng hơn. Điều này
giúp các cộng đồng thiểu số có thêm nguồn
lực tài chính, động cơ lưu giữ, bảo tồn các
giá trị, thực hành văn hóa của mình. Đây là
thực tế đã được chứng minh ở nhiều nước
trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan,
Lào, Indonesia hay nhiều nước ở Châu Phi
[4, tr.48-70].
Dưới phương diện xã hội, DLCĐ tạo
việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói
giảm nghèo cho một bộ phận người DTTS.
Hoạt động này cũng góp phần nâng cao dân
trí, kỹ năng làm thương mại, dịch vụ cho
họ, giúp họ gắn kết hơn vào dòng chảy của
quốc gia thay vì sống biệt lập như trước
đây. Đây là lựa chọn tối ưu, giúp các DTTS
tận dụng nguồn lực tại chỗ của mình để tạo
ra thu nhập, hợp tác, giao lưu với các tộc
người khác, các nhóm đến từ nền văn hóa
khác. Biên giới văn hóa, tộc người của họ
nhờ đó sẽ được mở rộng hơn, vị thế xã hội
sẽ được nâng cao hơn. Nhờ quá trình này,
khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế,
năng lực hội nhập, tham gia dòng chảy phát
triển quốc gia, khu vực của các DTTS sẽ
được nâng cao. Mức độ phụ thuộc vào sản
xuất nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập của
họ sẽ từng bước được giảm bớt nhờ việc đa
dạng hóa nguồn thu nhập từ thương mại,
dịch vụ phục vụ khách du lịch. Ngoài ra,
vai trò của DLCĐ không chỉ thể hiện trong
lĩnh vực giảm nghèo, phát triển kinh tế mà
còn có đóng góp quan trọng trong tạo việc
làm, nâng cao vị thế của nữ giới, cải thiện
điều kiện vệ sinh môi trường và chất lượng
chăm sóc y tế như một nghiên cứu ở El
Salvador đã chỉ ra [19, tr.69-84].
Dưới phương diện môi trường, hoạt
động DLCĐ cũng góp phần bảo vệ môi
trường tự nhiên, đặc biệt là rừng. Hầu hết
các DTTS ở nước ta sinh sống dựa vào sản
xuất nông nghiệp. Việc thiếu đất sản xuất
Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 - 2019
46
như nhiều báo cáo đã chỉ ra là nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng canh tác trái phép
trên đất rừng, phá rừng, khai thác lâm, hải
sản, tài nguyên khoáng sản trái phép. Hoạt
động DLCĐ thông qua mô hình du lịch sinh
thái, du lịch mạo hiểm một khi được triển
khai sẽ giúp người dân địa phương nhận
thức tốt hơn về giá trị của rừng và qua đó
từng bước hạn chế nạn phá rừng trái phép
[20, tr.117-31].
5. Kết luận
Mặc dù thừa nhận DLCĐ là một hướng đi
bền vững, góp phần cải thiện sinh kế cho
các cộng đồng địa phương cũng như bảo vệ
thiên nhiên, không ít nghiên cứu đã chỉ ra
rằng mô hình du lịch này chưa thực sự
thành công như kỳ vọng ở nhiều nơi. Có
quan ngại cho rằng, liệu người dân địa
phương có nhận được lợi ích tương xứng
với những gì họ cống hiến hay phần lớn lợi
ích từ loại hình du lịch này rơi vào các
nhóm khác và liệu loại hình này có tồn tại
bền vững trong tương lai [21, tr.104-105].
Quan ngại này được Scheyvens ủng hộ khi
cho rằng, hầu hết các hoạt động DLCĐ
được chủ động khởi xướng bởi các mạng
lưới, tổ chức bên ngoài chứ không phải bản
thân người dân địa phương và vì thế các
nhóm địa phương thường tham gia với tâm
thế bị động và là nhóm hưởng lợi thứ yếu
[17, tr.59-62].
Kết quả tổng quan cho thấy, sự tham gia
của người dân địa phương là yếu tố quan
trọng, quyết định sự thành công cũng như
tính bền vững của hoạt động này trên các
phương diện kinh tế, văn hóa và môi trường.
Dù chỉ giới hạn trong một số nghiên cứu,
những thảo luận trong bài viết này có thể
được sử dụng như nguồn tư liệu tham khảo
cho việc xây dựng chiến lược, chính sách
phát triển hoạt động DLCĐ ở nước ta, đặc
biệt ở khu vực vùng DTTS. Như nhiều học
giả đã chỉ ra, nếu hoạt động này được vận
hành đúng đắn, có sự tham gia bình đẳng,
tích cực của các bên liên quan, tác động tích
cực của nó sẽ không chỉ trong phạm vi kinh
tế, mà cả dưới phương diện văn hóa, xã hội
và môi trường. Đây là điều kiện tiên quyết
cho mục tiêu phát triển bền vững.
Chú thích
2 Bài viết này là sản phẩm của Đề tài “Giải pháp xây
dựng tổng thể sản phẩm và điểm đến du lịch gắn với
khai thác tối ưu các giá trị của Hà Giang trong phát triển
du lịch bền vững”, Mã số: ĐTXH.HG-06/18.
Tài liệu tham khảo
[1] Quỹ Châu Á, Viện Nghiên cứu phát triển
ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài
liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng,
Hà Nội.
[2] ASEAN (2016), ASEAN community - based
tourism, Secretariat, Jakarta.
[3] Ashley.C (2006), How can governments boost
the local economic impacts of tourism?,
Options and Tools, ODI, London, The UK and
SNV, The Hague the Netherlands.
[4] Brohman.J (1996), “New Directions in
Tourism for the Third World”, Annals of
Tourism Research, Vol.23, No.1.
[5] David Harrison, Steven Schipani (2007), “Lao
Tourism and Poverty Alleviation: Community-
Based”, Tourism and the Private Sector,
Vol.10, No.2-3.
Nguyễn Công Thảo, Nguyễn Thị Thanh Bình
47
[6] David Weaver, Laura Lawton (2009), Tourism
Management, Wiley Publisher, CA (USA).
[7] Harold Goodwin and Rosa Santilli (2009),
“Community based tourism: a success?”,
IRCT occasional paper 11, Vol.37, No.1.
[8] Kontogeorgopoulos. N (2005), “Community based
ecotourism in Phuket and Ao Phangnha Thailand:
partial victories and bittersweet remedies”, Journal
of Sustain able Tourism, Vol.13.
[9] Kontogeorgopoulos. N, Anuwat Churyen,
Varaphorn Duangsaeng (2013), “Success
Factors in Community-Based Tourism in
Thailand: The Role of Luck, External Support,
and Local Leadership”, Tourism Planning &
Development, Vol.11, No.1.
[10] Lisa Hiwasaki (2006), “Community-Based
Tourism: A Pathway to Sustainability for Japan's
Protected Areas”, Society & Natural Resources
An International Journal, Vol.19, No. 8.
[11] Maureen Greed (1997), “Power relations and
community - based tourism planning”, Annals
of Tourism Research, Vol.24, No.3.
[12] McIntosh, R., Goeldner, C. (1990), Tourism:
Principles, Practices, Philosophies (6th ed.),
John Wiley & Sons, Inc, New York.
[13] Nicole Hausler and Wolfang Strasdas (2000),
Community - based Sustainable Tourism: A
Reader, ASSET Press.
[14] Reid. D (2003), Tourism, globalisation and
development: responsible tourism planning,
Pluto Press, London (UK).
[15] Rozemeijer. N (2001), Community - based
tourism in Botswana: the SNV experience in
three community based tourism projects,
SNV/IUCN CBNRM support programme,
Botswana.
[16] Russell. P. (2000), “Community - based
tourism”, Travel & Tourism Analyst, No.5.
[17] Scheyvens. R (2002), “Case study: ecotourism
and empowerment of local communities”,
Tourism Management, Vol.20, No.2.
[18] Sharon Harwood (2010), “Planning for
community - based tourism in a remote
location”, Sustainability, Vol.2.
[19] Tomás López - Guzmán, Sandra Sánchez-
Cañizares, Víctor Pavón (2011), Community-
based tourism in developing country: a case
study, Journal of Tourism, Volume 6, No. 1.
[20] Zebu E.H. & Bush M.L. (1990), “Park-People
relationships: an international review”,
Landscape and Urban Planning, Vol.19.
[21] Wheeller. B (1992), “Is progressive tourism
appropriate?”, Tourism Management, Vol.13, No.1.
[22]
WWF_2001_Community_Based_Ecotourism_
Develop.pdf
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_lich_cong_dong_tren_the_gioi_mot_so_van_de_ly_luan_va_thu.pdf