Du lịch Đà Nẵng qua nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Việt Nam học (văn hóa - du lịch), trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Kết luận, đề xuất Mặc dù không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót dưới góc nhìn khoa học của sinh viên, nhưng thực tiễn không thể phủ nhận những đóng góp có giá trị của sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa - Du lịch) trong nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng. Điều đó thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, thiết tha đóng góp sức trẻ, hiến kế cho sự phát triển của Đà Nẵng cũng như tinh thần dấn thân, khám phá tri thức của một thế hệ mới đầy nhiệt huyết, năng động. Đồng thời, những nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng góp phần khẳng định chất lượng đào tạo, uy tín của một cơ sở đào tạo về du lịch. Trong những năm tới, thành phố Đà Nẵng phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước, hướng đến tầm cỡ khu vực và thế giới. Đặc biệt, cuối năm 2015, khi Cộng đồng ASEAN được hình thành, với vai trò là cửa ngõ ra biển của Hành lang kinh tế Đông – Tây, Đà Nẵng đang đứng trước những thời cơ quan trọng để phát triển, nhất là trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Điều đó đặt ra những câu hỏi lớn cần được trả lời cho du lịch Đà Nẵng. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Văn hóa – Du lịch ở Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng cần hướng đến những vấn đề mới, kịp thời đáp ứng những xu hướng vận động, phát triển của du lịch thành phố. Trong đó, những vấn đề về hội nhập quốc tế trong du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp trong kinh doanh du lịch và vấn đề bảo tồn tài nguyên du lịch, văn hóa truyền thống cần phải được đặt ra và nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản. Thiết nghĩ, để khuyến khích hơn nữa phong trào nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu về du lịch nói riêng trong sinh viên, thành phố cần có một cơ chế ưu đãi, quỹ hỗ trợ những nghiên cứu có giá trị, đồng thời có cơ chế thích hợp, khoa học để những kết quả nghiên cứu này không còn nằm trên giấy mà sớm đi vào thực tế cuộc sống. Tất cả những điều đó sẽ góp phần vào sự phát triển chung của du lịch Đà Nẵng, đưa Đà Nẵng sớm trở thành một trung tâm du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch Đà Nẵng qua nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Việt Nam học (văn hóa - du lịch), trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED Journal of Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 102 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 2 (2015),102-106 * Liên hệ tác giả Tăng Chánh Tín Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Email: tinchanhtang@gmail.com Điện thoại: 01692786512 Nhận bài: 16 – 03 – 2015 Chấp nhận đăng: 25 – 06 – 2015 DU LỊCH ĐÀ NẴNG QUA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC (VĂN HÓA - DU LỊCH), TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tăng Chánh Tín Tóm tắt: Trong vài năm trở lại đây, cái tên Đà Nẵng được giới truyền thông trong nước và thế giới thường xuyên nhắc đến. Nhắc đến không chỉ vì Đà Nẵng là thành phố trọng điểm của miền Trung với nhiều chính sách thông thoáng, cũng không phải chỉ vì Đà Nẵng có một thế hệ lãnh đạo dám nghĩ dám làm với sự đồng thuận cao trong nhân dân mà một lý do quan trọng khi nhắc đến Đà Nẵng chính là tầm vóc của một trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực đang dần lộ diện rõ nét ở nơi đây. Nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu về du lịch nói riêng được các cấp ngành của thành phố đặc biệt quan tâm và khuyến khích. Hòa chung trong bầu không khí nghiên cứu khoa học, đóng góp sáng kiến sôi nổi để phát triển du lịch Đà Nẵng, sinh viên ngành Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã và đang có những đóng góp tích cực với mong muốn góp sức mình xây dựng và phát triển thành phố quê hương. Từ khoá: du lịch; Đà Nẵng; nghiên cứu khoa học; sinh viên; văn hóa du lịch. 1. Đặt vấn đề Giai đoạn 2010 - 2020, Đà Nẵng đã xác định mục tiêu tổng quát trong phát triển kinh tế - xã hội là tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung. Để thực hiện thành công những mục tiêu quan trọng đó, bên cạnh những chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, việc thu hút nhân tài, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đưa những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cần được đặc biệt quan tâm. Những năm qua, lãnh đạo thành phố, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, tọa đàm về du lịch Đà Nẵng, tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết, những giải pháp có giá trị của các nhà khoa học, nhà kinh tế, các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, dịch vụ du lịch ở trong và ngoài nước, tại Đà Nẵng và các tỉnh thành bạn. Những đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn đã được đầu tư, cấp vốn thực hiện; nhiều đề tài đã được áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Là một trung tâm văn hóa giáo dục lớn của miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng có một hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng uy tín, chất lượng với một đội ngũ trí thức, nhà khoa học, sinh viên tràn đầy sức trẻ, nhiệt huyết cống hiến cho thành phố quê hương. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên Đà Nẵng vẫn phát triển liên tục và đạt được nhiều thành tựu. Nhiều đề tài khoa học đã đạt giải trong và ngoài nước, có giá trị thực tiễn cao. Trong đó, du lịch Đà Nẵng đã trở thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của nhiều sinh viên. Với ý chí tìm tòi, sáng tạo dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô có trình độ chuyên môn cao, những năm qua, sinh viên ngành Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) thuộc Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã chọn du lịch Đà Nẵng làm đối tượng để đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp, đề xuất có giá trị. Những kết quả nghiên cứu này cần được đánh ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 2 (2015),102-106 103 giá, ghi nhận đúng đắn bởi đó là những đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển của du lịch thành phố. 2. Khái quát về du lịch Đà Nẵng Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên, sự thuận lợi của vị trí địa lý, Đà Nẵng còn có một hệ thống tài nguyên du lịch vô cùng phong phú trên cả hai phương diện tự nhiên và nhân văn. Sẽ không quá đáng khi khẳng định Đà Nẵng là một trong số ít những địa phương trong nước có sự đa dạng cao về các loại hình, sản phẩm du lịch và sở hữu nhiều danh hiệu. Thời gian gần đây, Đà Nẵng được bạn bè nhắc đến với cái tên “thành phố của những cây cầu” bên cạnh những danh hiệu “thành phố môi trường”, “thành phố đáng sống”, “thành phố 5 không" Du lịch thực sự đã mang lại sức sống mới cùng không khí năng động cho một đô thị biển miền Trung như Đà Nẵng. Du lịch đang từng ngày, từng giờ làm thay đổi diện mạo của thành phố. Những khách sạn cao cấp, những khu resort ven biển, những trung tâm vui chơi, giải trí đạt chuẩn quốc tế được xây dựng đã tạo cho Đà Nẵng những điều kiện thuận lợi để vươn lên hội nhập quốc tế về du lịch. Ngoài ra, du lịch cũng có những đóng góp quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, hình thành nếp sống văn hóa, văn minh của một đô thị du lịch. Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, du lịch Đà Nẵng cũng đang đối mặt với một số khó khăn, hạn chế cần được quan tâm giải quyết. Trước tiên là tình trạng phát triển ồ ạt của du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nghỉ dưỡng ven biển với hàng loạt các khu du lịch, resort dọc theo bờ biển phía đông đã gây lãng phí quỹ đất, hạn chế tầm nhìn ra biển của thành phố. Một số dự án triển khai xây dựng chậm làm ảnh hưởng xấu đến diện mạo, cảnh quan du lịch thành phố... Ngoài ra, du lịch Đà Nẵng cũng phải đối mặt với bài toán hóc búa về xây dựng các sản phẩm lưu niệm, đặc sản mang dấu ấn mảnh đất, con người Đà Nẵng. Để Đà Nẵng không chỉ được biết đến với đá mĩ nghệ Non Nước, bánh khô mè bà Liễu, thịt heo cuốn bánh tráng, hải sản cần tạo dựng thêm nhiều mặt hàng lưu niệm khác mang đậm tính vùng miền. Cùng với đó, những vấn đề về môi trường, dịch vụ, nhân lực du lịch cũng đòi hỏi lãnh đạo ngành du lịch thành phố phải quan tâm giải quyết. 3. Ngành Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng - nơi đào tạo nguồn nhân lực văn hóa, du lịch uy tín của thành phố Đà Nẵng Văn hóa - Du lịch là một chuyên ngành của Việt Nam học, ngành học đang được nhiều sinh viên quan tâm. Việt Nam học là một ngành không mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam. “Việt Nam học (Vietnamology/Vietnammologie) hay nghiên cứu Việt Nam (Vietnamese Studies/ Etudes Vietnamiense) là khoa học liên ngành nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam dựa trên những yếu tố của từng chuyên ngành như Địa lý, Lịch sử, Ngôn ngữ, Văn hóa, Phong tục tập quán, Lối sống, Kinh tế xã hội, Môi trường, Sinh thái... hay theo tính liên ngành của Khu vực học” [2]. Ngành Việt Nam học với tư cách là một khoa học, một ngành học thực sự được quan tâm và phát triển từ sau Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội năm 1998. Hiện nay, ngành Việt Nam học đã có mặt tại nhiều trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, được nhiều sinh viên Việt Nam lẫn nước ngoài quan tâm. Ngành Việt Nam học gồm nhiều chuyên ngành cụ thể. Trong đó, chuyên ngành Văn hóa - Du lịch là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều sinh viên. Đây là một phân ngành quan trọng của Việt Nam học với hai khối kiến thức quan trọng là Văn hóa và Du lịch. Trong đó, kiến thức về Văn hóa đóng vai trò quyết định, kiến thức về Du lịch có vai trò quan trọng, hai khối kiến thức này bổ sung, hòa quyện lẫn nhau. Đặc biệt, những kiến thức về du lịch như Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Quản trị kinh doanh, lữ hành, Tổng quan ngành lưu trú, Kinh tế du lịch... rất được chú trọng. Tại Đà Nẵng, với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thành phố trong những năm gần đây, ngành Văn hóa - Du lịch là con đường dấn thân của đông đảo sinh viên. Nhiều cơ sở đào tạo bậc Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp đã có đào tạo ngành Văn hóa - Du lịch, cung cấp nguồn nhân lực du lịch, văn hóa có chất lượng cho thành phố. Trong đó, Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng được đánh giá là một cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng về văn hóa, du lịch của thành phố. Là một trong 12 khoa của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng với gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Lịch sử đã đào tạo cho thành phố Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung một đội ngũ cán bộ giảng dạy có tâm huyết, có trình độ. Từ năm 2006, Khoa bắt đầu tuyển sinh đào tạo ngành Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa - Du lịch). Đến nay, 5 khóa sinh viên đã ra trường, cung cấp cho xã hội một đội ngũ cán bộ văn hóa, quản lý du lịch, hướng dẫn viên có chất lượng, được đánh giá cao [1]. Bên cạnh nhiệm vụ học tập, rèn luyện, trong hơn 8 năm đào tạo chuyên ngành này, sinh viên Việt Nam học Tăng Chánh Tín 104 (Văn hóa - Du lịch) của Khoa đã hăng say nghiên cứu khoa học. Với ý thức đóng góp cho sự phát triển quê hương, trăn trở trước thực trạng du lịch của thành phố, sinh viên ngành Văn hóa - Du lịch đã có những đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị lý luận lẫn thực tiễn. 4. Du lịch Đà Nẵng qua góc nhìn khoa học của sinh viên ngành Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) Bên cạnh việc học tập và rèn luyện, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng của sinh viên. Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên nâng cao tính sáng tạo, chủ động, tìm tòi, học hỏi những tri thức mới; rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu như tìm kiếm, xử lý tài liệu, nêu và giải quyết vấn đề, đưa ra những giải pháp, kiến nghị, đề xuất... Thực tiễn đã chứng minh, nhiều nghiên cứu khoa học của sinh viên đã đạt được những thành công ngoài mong đợi, có ý nghĩa lớn đối với đời sống xã hội. Phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên Trường Đại học Sư phạm diễn ra rất sôi nổi, chất lượng. Hằng năm, Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học của Trường đều thu hút đông đảo sinh viên tham gia với nhiều đề tài thuộc các lĩnh vực, chuyên ngành rất đa dạng. Trong số 12 khoa của Trường Đại học Sư phạm, Khoa Lịch sử là khoa có nhiều nghiên cứu khoa học của sinh viên được đánh giá cao. Bên cạnh mảng lịch sử, văn hóa vốn là thế mạnh của sinh viên ngành Lịch sử thì đề tài về du lịch, cụ thể là du lịch Đà Nẵng được nhiều sinh viên ngành Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) lựa chọn để nghiên cứu. Trong 8 năm đào tạo ngành Việt Nam học của Khoa Lịch sử, đã có gần 40 đề tài nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng. Để có được một đề tài nghiên cứu khoa học được báo cáo trước Hội đồng Khoa học của Khoa, Trường và các cấp cao hơn, sinh viên phải trải qua một quá trình thâm nhập thực tế, tìm kiếm tài liệu và chọn đề tài. Dưới sự hướng dẫn tận tình của một đội ngũ các giảng viên tâm huyết và có chuyên môn, sinh viên dần phát triển vấn đề nghiên cứu, đặt ra và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu của đề tài, tiếp theo đó là những bước quan trọng trong thực hiện đề tài như bảo vệ đề cương, báo cáo tiến độ thực hiện đề tài và bảo vệ trước Hội đồng. Tất cả được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, khoa học theo quy trình được xác định. Với ý thức trách nhiệm trước sự phát triển của thành phố, trong nhiều năm qua, nhiều nghiên cứu khoa học của sinh viên Đà Nẵng đã hướng đến những vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của thành phố. Trong đó, khối lượng nghiên cứu về du lịch là không hề nhỏ. Trong số gần 40 đề tài nghiên cứu khoa học về du lịch Đà Nẵng của sinh viên ngành Văn hóa - Du lịch Trường Đại học Sư phạm có thể phân loại thành những nhóm đề tài cơ bản sau: - Nhóm đề tài về tiềm năng du lịch của Đà Nẵng: Đây là nhóm đề tài nhận được sự quan tâm của đông đảo sinh viên. Là một thành phố trẻ, năng động và sở hữu nguồn tài nguyên du lịch phong phú về tự nhiên lẫn nhân văn, Đà Nẵng có tiềm năng lớn trong việc phát triển các loại hình du lịch. Những đề tài của sinh viên đã phát hiện, trình bày những tiềm năng cần được khai thác của du lịch thành phố, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển, khai thác những loại hình này. Những đề tài tiêu biểu như “Tiềm năng, giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại quận Sơn Trà”, “Du lịch MICE ở Đà Nẵng”, “Tiềm năng, định hướng phát triển loại hình du lịch thiên tai tại thành phố Đà Nẵng”, “Xây dựng và phát triển mô hình tình nguyện viên du lịch dành cho đối tượng sinh viên tại thành phố Đà Nẵng”, “Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực chay tại Đà Nẵng”, “Tiềm năng và giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại Đà Nẵng”, “Khai thác ẩm thực biển trong du lịch Đà Nẵng”, “Khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống trong phát triển du lịch Đà Nẵng", “Tiềm năng, giải pháp phát triển loại hình lưu trú sở hữu kỳ nghỉ ở Đà Nẵng”, “Du lịch dành cho học sinh, sinh viên tại Đà Nẵng”... Những đề tài này đã phát hiện và chỉ ra những tiềm năng du lịch cần được quan tâm khai thác ở Đà Nẵng, một số loại hình du lịch được đề cập đến như du lịch MICE, du lịch thiên tai, du lịch homestay, vấn đề xây dựng mô hình tình nguyện viên du lịch, khai thác ẩm thực biển, âm nhạc truyền thống trong du lịch... là những nội dung có giá trị thực tế, có thể đóng góp cho thành phố nhiều giải pháp đề đầu tư, phát triển. Với nhãn quan đầy năng động, sáng tạo của tuổi trẻ, những tiềm năng của du lịch Đà Nẵng đã được các bạn sinh viên phát hiện và đề xuất hướng khai thác, phát triển. Những đóng góp từ các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên là không thể phủ nhận và nhiều kiến nghị, đề xuất mang tính khả thi cao. - Nhóm đề tài về thực trạng du lịch Đà Nẵng: Đây cũng là nhóm đề tài được nhiều sinh viên quan tâm đầu tư nghiên cứu. Các đề tài đã tập trung vào thực trạng của những loại hình du lịch, dịch vụ cũng như đánh giá hiệu quả của nó trong phát triển du lịch ở Đà Nẵng. Những đề tài có thể được nhắc đến như “Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên để phục vụ cho việc phát triển du lịch ở khu vực Bà Nà, thành phố Đà Nẵng”, “Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch tâm linh tại Đà Nẵng”, “Du lịch mùa hè tại Đà Nẵng”, “Du lịch ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 2 (2015),102-106 105 thuyền tại Đà Nẵng”, “Thực trạng, giải pháp phát triển shopping tourism ở Đà Nẵng”, “Phát triển Teambuilding ở Đà Nẵng”, “Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng”, “Thực trạng và định hướng chiến lược phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch đặc trưng của thành phố Đà Nẵng”, “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Đà Nẵng”, “Quảng bá du lịch ở Đà Nẵng”... Căn cứ vào thực trạng du lịch Đà Nẵng hiện nay, thông qua các kênh thông tin từ sách, báo, truyền hình, số liệu thống kê, sinh viên ngành Văn hóa – Du lịch của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã đi sâu tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá chân thực, khách quan về thực trạng du lịch Đà Nẵng trên nhiều khía cạnh. Từ việc phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đến việc đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch, đánh giá tác động môi trường của hoạt động du lịch hay thực trạng các loại hình dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng. Những đánh giá về thực trạng và giải pháp, đề xuất dưới góc nhìn khoa học sinh viên chứa đựng những giá trị quan trọng, đóng góp vào việc hoạch định chính sách của thành phố đối với ngành du lịch được phù hợp, hiệu quả, nhất là trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ hiện nay. - Một nhóm đề tài quan trọng không thể thiếu về du lịch Đà Nẵng chính là những đề tài nghiên cứu về các vấn đề thực tiễn đặt ra với ngành du lịch Đà Nẵng, có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến sự phát triển du lịch của thành phố. Những vấn đề được đặt ra ở đây thể hiện sự tìm tòi, khám phá không ngừng của sinh viên ngành Văn hóa - Du lịch, Trường Đại học Sư phạm. Những vấn đề đó là “Công trình vệ sinh trong du lịch Đà Nẵng”, “Tác động của cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đến hoạt động du lịch tại Đà Nẵng”, “Nghiên cứu quan điểm cộng đồng về phát triển du lịch bền vững ở bán đảo Sơn Trà”, “Chiến lược quảng cáo của một số khách sạn ở Đà Nẵng”, “Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường tại thành phố Đà Nẵng”, “Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí để phát triển du lịch tại Đà Nẵng”, “Văn hóa giao tiếp trong hoạt động kinh doanh của một số công ty du lịch lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, “Tính mùa vụ trong du lịch Đà Nẵng”, “Quảng bá du lịch ở Đà Nẵng”... Những vấn đề thực tiễn về du lịch Đà Nẵng được nêu ra và nghiên cứu qua góc nhìn khoa học của sinh viên thực sự mang tính thời sự, có giá trị thiết thực. Nhiều vấn đề được nêu ra như vấn đề công trình vệ sinh công cộng phục vụ du lịch, chiến lược quảng cáo trong du lịch, văn hóa giao tiếp, tính mùa vụ trong du lịch Đà Nẵng thực sự là những vấn đề nóng đã và đang được lãnh đạo thành phố và ngành văn hóa du lịch quan tâm chỉ đạo bằng nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng du lịch của thành phố. Điều này thể hiện sự khám phá, tìm tòi đầy ý thức trách nhiệm từ thực tiễn của sinh viên. Nhiều đề tài thực sự đã vượt qua tầm cỡ và quy mô của một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên để trở thành một sáng kiến, hiến kế quan trọng cho du lịch thành phố. Trong số những đề tài nghiên cứu khoa học trên, nhiều đề tài đã được tham gia báo cáo tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học các cấp và đạt được nhiều kết quả khả quan. Một số đề tài đã được các cấp ngành của thành phố quan tâm tìm hiểu và ghi nhận. Tiêu biểu trong số đó là đề tài “Công trình vệ sinh trong du lịch Đà Nẵng” của nhóm sinh viên khóa 2007 - 2011 ngành Văn hóa - Du lịch do ThS. Lê Thị Thu Hiền hướng dẫn và đề tài “Du lịch thuyền ở Đà Nẵng” của nhóm sinh viên khóa 2009 - 2013 do PGS.TS Lưu Trang hướng dẫn đã đạt giải cao toàn Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt, đề tài “Du lịch thuyền ở Đà Nẵng” đã xuất sắc giành giải nhất trong Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học toàn Đại học Đà Nẵng năm 2012, được chọn đi dự và báo cáo điển hình tại Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học toàn quốc tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, thực tiễn nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Văn hóa – Du lịch, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng cũng đặt ra không ít những khó khăn, hạn chế cần được khắc phục. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng nhiều công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên về du lịch Đà Nẵng còn mang tính liệt kê, sơ sài, chưa thực sự phát hiện ra những vấn đề khoa học thực tiễn cần được nghiên cứu làm rõ. Trong điều kiện của sinh viên, các em chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm thực tế, tiếp cận được những nguồn tài liệu quý phục vụ cho công tác nghiên cứu. Việc giới thiệu, quảng bá những kết quả nghiên cứu của sinh viên đến các cấp ngành hữu quan chưa được quan tâm thích đáng, dẫn đến việc nhiều đề tài mặc dù được đánh giá rất cao nhưng vẫn chưa đi vào thực tiễn cuộc sống. 5. Kết luận, đề xuất Mặc dù không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót dưới góc nhìn khoa học của sinh viên, nhưng thực tiễn không thể phủ nhận những đóng góp có giá trị của sinh viên ngành Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa - Du lịch) trong nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng. Điều đó thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, thiết tha đóng góp sức trẻ, hiến kế cho sự phát triển của Đà Nẵng cũng như tinh thần dấn thân, khám phá tri thức của một thế hệ Tăng Chánh Tín 106 mới đầy nhiệt huyết, năng động. Đồng thời, những nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng góp phần khẳng định chất lượng đào tạo, uy tín của một cơ sở đào tạo về du lịch. Trong những năm tới, thành phố Đà Nẵng phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước, hướng đến tầm cỡ khu vực và thế giới. Đặc biệt, cuối năm 2015, khi Cộng đồng ASEAN được hình thành, với vai trò là cửa ngõ ra biển của Hành lang kinh tế Đông – Tây, Đà Nẵng đang đứng trước những thời cơ quan trọng để phát triển, nhất là trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Điều đó đặt ra những câu hỏi lớn cần được trả lời cho du lịch Đà Nẵng. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Văn hóa – Du lịch ở Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng cần hướng đến những vấn đề mới, kịp thời đáp ứng những xu hướng vận động, phát triển của du lịch thành phố. Trong đó, những vấn đề về hội nhập quốc tế trong du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp trong kinh doanh du lịch và vấn đề bảo tồn tài nguyên du lịch, văn hóa truyền thống cần phải được đặt ra và nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản. Thiết nghĩ, để khuyến khích hơn nữa phong trào nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu về du lịch nói riêng trong sinh viên, thành phố cần có một cơ chế ưu đãi, quỹ hỗ trợ những nghiên cứu có giá trị, đồng thời có cơ chế thích hợp, khoa học để những kết quả nghiên cứu này không còn nằm trên giấy mà sớm đi vào thực tế cuộc sống. Tất cả những điều đó sẽ góp phần vào sự phát triển chung của du lịch Đà Nẵng, đưa Đà Nẵng sớm trở thành một trung tâm du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tài liệu tham khảo [1] Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng (2010), Kỷ yếu 35 năm xây dựng và phát triển. [2] Trần Lê Bảo (2009), Khu vực học và nhập môn Việt Nam học, NXB Giáo dục Việt Nam. [3] Hoàng Thanh Hiền, Nguyễn Thị Như Liêm (2010), “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40). DA NANG TOURISM THROUGH THE SCIENTIFIC RESEARCHES BY STUDENTS MAJORING IN VIETNAMESE STUDIES (CULTURE - TOURISM), UNIVERSITY OF EDUCATION, THE UNIVERSITY OF DANANG Abstract: In the past few years, the name of Da Nang has been frequently mentioned by the media at home and in the world. This is not only due to the fact that Da Nang is the key city of Central Viet Nam characterized with many liberal policies, or Danang has a generation of enterprising leaders who have gained high consensus from the people; the most important reason for Da Nang to be so popular is that this city has appeared to be developing as a major tourism centre in the region. Scientific research in general and tourism research in particular has received special attention and encouragement from the city’s authorities. Engaged in the atmosphere of doing scientific research, making exciting initiatives to develop tourism in Da Nang, students majoring in Vietnamese Studies (Culture - Tourism) at University of Education, the University of Da Nang have continuously made postive contributions to satisfy their desires to build up and develop their hometown. Key words: tourism; Da Nang; scientific research; students; tourism culture.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_lich_da_nang_qua_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_sinh_vien_nganh.pdf
Tài liệu liên quan