Du lịch mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười - Tiềm năng và thực trạng

Du lịch mùa nước nổi ở vùng ĐTM nếu được tổ chức hợp lí, đầu tư đúng mức từ các cấp thì sẽ là một loại hình du lịch độc đáo cho vùng. Đây là loại hình du lịch đặc trưng theo mùa nước nổi, chủ yếu tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan sinh thái, sản vật địa phương kết hợp với hoạt động đời sống, sinh hoạt của người dân trong vùng. Du lịch mùa nước nổi ĐTM góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng, giúp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả hơn.

pdf9 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch mùa nước nổi vùng Đồng Tháp Mười - Tiềm năng và thực trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý kiến trao đổi Số 32 năm 2011 __________________________________________________________________________________________________________ DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI - TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TRẦN THỊ ĐANG THANH* TÓM TẮT Du lịch “mùa nước nổi” ở vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) là một loại hình du lịch mới, thể hiện sự thân thiện của con người đối với thiên nhiên. Nếu được đầu tư một cách đúng mức, loại hình du lịch này sẽ có sức hấp dẫn riêng, tận dụng được tài nguyên thiên nhiên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng. Từ khóa: mùa nước nổi, du lịch mùa nước nổi, Đồng Tháp Mười. ABSTRACT Flood season travel in Dong Thap Muoi – potential and status Flooding season travel in Dong Thap Muoi is a new tourist form to present human friendliness to nature. Being invested appropriately; this tourist form would have its own attraction, make use of natural resources, contributing to improve the people in the locality. Keywords: flooding season, travel flooding season, Dong Thap Muoi. 1. Đặt vấn đề Mùa nước nổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ĐTM nói riêng là một cơ hội cho sự phát triển kinh tế của vùng và làm nổi bật đặc trưng văn hóa, sinh hoạt của cư dân ĐTM. Từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, nước thượng nguồn sông Cửu Long đổ về bồi đắp phù sa cho vùng thêm màu mỡ và làm giảm lượng phèn. Những chiếc ghe tam bản, xuồng ba lá chính là phương tiện đi lại, đánh bắt thủy sản, buôn bán và cả nhà ở. Những làng nghề phục vụ cho đời sống của người dân vùng nước nổi như đan lưới, đan lờ, chằm lá, làm mắm cùng những loại đặc sản chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi như: cá linh, bông điên điển, rau choại, tạo nên sự phong phú, đa dạng cho vùng ĐTM. Cùng với * ThS, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng các điều kiện địa lí phù hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch, thì mùa nước nổi vùng ĐTM đã tạo nên một loại hình du lịch mới độc đáo, thể hiện sự gần gũi giữa thiên nhiên và con người. Bài viết này tập trung phân tích về các mặt tiềm năng phát triển du lịch mùa nước nổi, tác động từ du lịch mùa nước nổi đến quá trình khai thác phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch mùa nước nổi ở vùng ĐTM dựa trên nguồn tài liệu về mùa nước nổi ở các tỉnh của vùng và từ khảo sát thực địa. 2. Tiềm năng phát triển du lịch mùa nước nổi vùng ĐTM 2.1. Sơ lược về vùng ĐTM ĐTM (xem hình 1) không phải là địa danh hành chính, mà là địa danh chỉ vùng, do người dân đặt ra khi đến đây khẩn hoang. Sau đó, người Pháp gọi theo nhận xét về mặt thảo mộc là Plaine Des Joncs (Cánh đồng lau sậy). Theo 168 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Thị Đang Thanh __________________________________________________________________________________________________________ địa giới hành chính, vùng Đồng Tháp Mười được xác định thuộc địa phận của ba tỉnh: Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang (số liệu được tổng hợp từ báo cáo của ba tỉnh trong niên giám thống kê năm 2009) với sự phân bố như sau: - Long An (299 452 ha, chiếm 47% vùng Đồng Tháp Mười) gồm các huyện: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Thủ Thừa (4 xã phía Bắc), Bến Lức (3 xã phía Bắc). - Đồng Tháp (239 000 ha, chiếm 38% vùng) gồm: thành phố Cao Lãnh và các huyện Tam Nông, Cao Lãnh, Tháp Mười, Tân Hồng, Hồng Ngự (trừ 5 xã cù lao), Thanh Bình (trừ 5 xã cù lao). - Tiền Giang (92 500 ha, chiếm 15% vùng) gồm các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và một phần huyện Châu Thành. Tính từ phía Bắc quốc lộ 1A thì diện tích tự nhiên của vùng ĐTM khoảng 630 952 ha, chiếm 17,72% tổng điện tích tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long. ĐTM là một vùng đất mới nhưng cũng trải qua bao thời kì lịch sử, cột mốc quan trọng nhất là vào năm 1689 - khi chúa Nguyễn khai khẩn phương Nam - và mỗi giai đoạn là một sự phát triển gắn liền với lịch sử: Hình 1. Bản đồ hành chính Đồng Tháp Mười 169 Ý kiến trao đổi Số 32 năm 2011 __________________________________________________________________________________________________________ - Giai đoạn 1754-1802: Đây là tuyến phòng thủ trong cuộc đánh dẹp người Chân Lạp, nơi diễn ra cuộc chiến tranh giữa quân Tây Sơn và triều Nguyễn. Cuộc sống người dân trong giai đoạn này chủ yếu tập trung ở phía sông Tiền, sông Vàm Cỏ Đông, sống dựa vào thiên nhiên như đánh bắt cá, lấy mật ong, đan lát lợp nhà, đan đệm, khai thác tràm lục và đập lúa ma (lúa trời). - Giai đoạn từ 1802 đến 30-04- 1975: Nguyễn Ánh thống nhất đất nước. Cuộc sống người dân vùng ĐTM mở ra bước ngoặt mới: kinh tế phát triển với giao thương buôn bán và trồng lúa; hệ thống kênh đào tháo phèn đưa về hai hướng: Tiền Giang và sông Vàm Cỏ; đường thủy mở rộng giao thương nội, ngoại vùng với các kênh lớn như Hồng Ngự, Cao Lãnh, Cái Bè, Thiên Hộ, Mỹ An, Long Định, Tháp Mười, kênh Trà Cú Thượng, kênh Lagrange, kênh Cổ Cò. - Giai đoạn từ sau 1975 đến nay: Được sự hỗ trợ của Nhà nước, ĐTM được đầu tư về kinh tế, văn hóa và xã hội, nhất là việc xây dựng các hệ thống kênh rạch từ vùng phèn do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo, tạo sự thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. 2.2. Hiện tượng mùa nước nổi ở vùng ĐTM Nước nổi là hiện tượng nước sông dâng cao dần trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Khái niệm “mùa nước nổi” còn được thay thế bởi khái niệm “lũ” hoặc “lụt”. Cách gọi này cho thấy nhận thức của người dân về hiện tượng thiên nhiên này là hoàn toàn bình thường, như sự tuần hoàn của các mùa trong một năm theo quy luật tự nhiên. Hiện tượng này diễn ra do các nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, địa hình vùng ĐTM có dạng lòng chảo, xung quanh cao, giữa thấp trũng, hơi lệch theo trục Tây Bắc - Đông Nam, có thể chia ĐTM làm ba địa hình đặc trưng là địa hình ven sông, các giồng cát ven biển cổ và địa hình đồng trũng trải dài từ tỉnh Kandal (Campuchia) đến đây. Thứ hai, hiện tượng lũ ở ĐTM được hình thành bởi nước mưa với khối lượng lớn trút xuống thượng nguồn sông Mê-kông, các phụ lưu ở trung du (ở phía Đông và Tây) do sự tác động của gió mùa Tây Nam và nhiều yếu tố thời tiết khác. Theo Nguyễn Quới, Phan Văn Dốp [7] thì diễn biến một trận lũ ở vùng ĐTM thường theo ba giai đoạn: - Giai đoạn đầu gọi là “lũ sông”, nước bắt đầu từ thượng nguồn sông Mê- kông chảy vào ĐTM chứa nhiều phù sa và lượng phù sa này được chuyển vào đồng ruộng cũng đạt mức cao so với các giai đoạn sau. - Giai đoạn giữa gọi là giai đoạn “lũ tràn”, lũ vẫn chảy theo các kênh chính nhưng bắt đầu có một lượng nước khác tràn qua bờ sông Tiền đổ vào ĐTM, tạo nên quá trình chảy tràn trên bề mặt. - Giai đoạn cuối là giai đoạn “lũ rút”, lũ qua các cửa sông trên quốc lộ 1A từ An Hữu đến Trung Lương, chủ yếu chảy về sông Tiền. Ngoài ra, kênh Bo Bo và một số kênh khác còn là nơi thoát lũ ra hệ thống sông Vàm Cỏ, cuối cùng ra sông Soài Rạp. Hướng lũ đến và lũ rút thể hiện ở hình 2: 170 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Thị Đang Thanh __________________________________________________________________________________________________________ Hình 2. Hướng lũ đến và lũ rút vùng ĐTM Thứ ba, “ngập lụt” ở ĐTM có diễn biến khác nhau trong từng năm, ngoài lượng lũ đổ vào còn tùy thuộc các yếu tố hạn chế quá trình thoát lũ, làm gia tăng tình trạng ngập lụt: mưa nội đồng, sự tác động của thủy triều từ biển Đông và các công trình cơ sở hạ tầng mới phát triển. Dù ở mức độ nào thì lũ, lụt vẫn là yếu tố chính chi phối các phương diện từ tự nhiên cho đến xã hội của vùng ĐTM. Đặc điểm của lũ, lụt nơi đây là từ từ đến và từ từ đi theo chu kì mỗi năm một lần. Lũ ở nơi đây được người dân gọi là “con lũ hiền” hay “mùa nước nổi”. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành, phát triển loại hình du lịch mùa nước nổi ở ĐTM. 2.3. Đời sống sinh hoạt của người dân Mùa nước nổi tuy làm cho sinh hoạt, sản xuất của đại bộ phận dân cư trong vùng bị ảnh hưởng nhưng cũng mang đến nhiều nguồn lợi cho người dân. Không những thế, mùa nước nổi còn thể hiện đặc trưng văn hóa của địa phương qua các mặt sau đây: - Về nhà ở: Người dân vùng ĐTM có thói quen sống tập trung dọc bờ kênh, sông, rạch. Nhà có kiến trúc giống như những ngôi nhà ở Nam Bộ, riêng nền nhà thì tùy theo khu vực ngập nước nông hay cạn mà cao hay thấp, hoặc làm nhà “cao cẳng”. - Về phương tiện di chuyển: Phương tiện di chuyển vào mùa nước nổi của người dân là xuồng ba lá, ghe tam bản, tắc ráng, ghe chày lón, ghe cà vom Người dân vùng ĐTM sử dụng những vùng ĐTM trong mùa nước nổi phương tiện này làm “chân đi” như đi hái rau, đi thăm lưới, đi chợ, đi giăng 171 Ý kiến trao đổi Số 32 năm 2011 __________________________________________________________________________________________________________ câu, đi thăm xóm làng, đi buôn bán. Đôi khi, những phương tiện đi lại này còn là mái ấm của những người mà cả cuộc đời gắn bó cùng ghe xuồng. - Về hoạt động kinh tế: Người dân vùng ĐTM có những hoạt động kinh tế phù hợp với điều kiện của vùng. Trước đây thì đánh bắt thủy sản và nhiều động vật hoang dã, khai thác tài nguyên rừng tràm lục, gặt lúa nước (lúa nổi), Ngày nay thì trồng lúa, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, bảo vệ và khai thác rừng tràm, nuôi cá bè trên sông. Người dân ý thức được rằng không chỉ biết khai thác mà còn phải biết cách tái tạo để khai thác lâu dài. Các hoạt động sản xuất ngày càng phát triển đa dạng và phù hợp với mùa nước nổi. Từ đó hoạt động vui chơi giải trí, khám phá cảnh quan môi trường sông nước dần dần được hình thành. - Về đời sống tâm linh: Ngoài việc thờ ông bà tổ tiên, người dân còn thờ ở đình làng những người có công với vùng. Sống trong vùng nước mênh mông gió to sóng lớn, người dân luôn cảm thấy thân phận mình nhỏ bé trước thiên nhiên nên nương tựa tinh thần vào đấng “bề trên”. Vì vậy ghe nào cũng thờ Phật Bà Quan Âm, cũng có chỗ cắm nhang cúng Bà Thủy, chư vị Đại Thần. Đây là biểu hiện của tâm linh và cũng có thể xem như là sản phẩm du lịch phi vật thể. 2.4. Sản phẩm du lịch đặc trưng vào mùa nước nổi vùng ĐTM 2.4.1. Mùa nước nổi còn là điều kiện thuận lợi để các loài thủy sản, thực vật sinh sôi, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng, như: Cây tràm là loài cây đặc trưng của vùng ĐTM do đặc tính thích nghi với vùng đất phèn trũng, rất có ích trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, chắn sóng, lũ, giữ nước. Ngoài rừng tràm tự nhiên, người dân vùng ĐTM còn trồng thêm tràm trong quá trình khai hoang, góp phần đưa diện tích rừng tràm gia tăng đáng kể. Hiện nay, ở vùng ĐTM có một số điểm du lịch sinh thái ngập nước kết hợp cùng cây tràm như Tràm Chim, Láng Sen đang hoạt động khai thác du lịch. Nhưng trên thực tế, tiềm năng về cây tràm của vùng ĐTM vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Cây sen ở ĐTM mọc một cách tự nhiên khắp mọi nơi cùng lau sậy, cỏ lác, cỏ năng. Đây là loại cây mà toàn bộ các bộ phận đều được sử dụng, như: lá sen để gói bánh, ngó sen dùng nấu canh hay xào, hoa sen dùng trang trí, Ngoài hiệu quả kinh tế cao, hoa sen còn làm cho cảnh quan Đồng Tháp trở nên đẹp hơn giữa thiên nhiên mùa nước nổi. Bông điên điển chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi. Đây là loài cây thân thảo, mọc hoang ở ven các bờ ruộng, bờ kênh. Bông điên điển được dùng kèm với nhiều món ăn như: cháo, bún nước lèo, bún mắm, canh chua nấu với cá linh; đặc biệt còn dùng làm nhân bánh xèo, dưa chua hoặc ăn sống. Bông súng mọc đầy dưới ruộng, đìa, ao, được người dân dùng với mắm kho, nấu canh chua. Rau choại là loại dây leo thuộc họ dương xỉ, thân bò đến đâu thì rễ bám đến đó, sống được trong vùng bưng 172 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Thị Đang Thanh __________________________________________________________________________________________________________ trũng nhờ bộ rễ có sức hút nước mạnh, đặc biệt rất thích nghi với vùng đất nhiễm phèn. Tùy vào môi trường sống, rau choại có nhiều loại khác nhau như choại đá, choại vườn, choại rừng, chột lụi, rau ván. Rau choại có thể dùng để luộc và ăn kèm với các món khác. Hẹ nước là loài thủy sinh sống quanh năm nhưng sinh trưởng mạnh vào mùa nước nổi. Hẹ nước có thể sống ở vùng phèn nên trở thành đặc sản của vùng ĐTM và không thể thiếu trong bữa cơm của người dân ở đây. Cá linh, vào đầu mùa nước nổi cũng chính là lúc những con cá linh theo dòng phù sa trôi về sông rạch. Trong suốt mùa nước nổi, cá trốn vào ruộng đồng để tránh sóng gió mưa bão. Ngày nay, cá linh không còn nhiều như trước đây nhưng sức hấp dẫn của những món ăn chế biến từ cá linh thì không dễ quên đối với người dân vùng ĐTM. Cá bống trứng thường theo các dề lục bình trôi theo dòng nước, có thể dùng chế biến nhiều món ăn bằng cách chiên hay kho. Ngoài ra, còn có các loại cá đồng, lươn, tôm, cua, ốc Hoạt động du lịch không tách rời với ẩm thực. ĐTM là nơi có một nền ẩm thực hoang dã, hào phóng, cộng đồng. Những món ăn ở đây được chế biến theo điều kiện tự nhiên, sản vật tự nhiên, không gian tự nhiên, cách thưởng thức cũng tự nhiên không cầu kì. Ví dụ như món nướng, cái gì cũng có thể nướng được, không chỉ tôm, cua, cá, heo, gà, vịt, mà còn có các loại rau củ như khoai, cà tím, đậu bắp,; và có nhiều cách nướng như: nướng trực tiếp trên lửa, trên khói, nướng trui, bọc đất nướng, bọc lá vùi vào lửa 2.4.2. Bên cạnh đó, các làng nghề cũng là sản phẩm du lịch của ĐTM. Làng nghề của người dân vùng ĐTM luôn gắn liền với điều kiện tự nhiên nơi đây như nghề đan lát, nghề đan đệm, nghề làm các công cụ dùng đánh bắt cá tôm, nghề làm mắm, nghề làm khô, nghề chằm lá. Trong những năm gần đây, ĐTM còn phát triển nghề đan lục bình thành túi xách xuất khẩu. ĐTM là vùng đất có nhiều tiềm năng cho việc phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chiến trường xưa, du lịch tìm hiểu thời khẩn hoang Nam Bộ. Sự hiếu khách, thân thiện cùng với cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng nước nổi tạo nên đặc trưng văn hóa, là thế mạnh trong việc khai thác du lịch tại địa phương. 3. Tác động từ du lịch mùa nước nổi đến quá trình khai thác phát triển du lịch ở vùng ĐTM Du lịch mùa nước nổi phát triển dẫn đến hàng loạt vấn đề như tự nhiên, văn hóa, đời sống cũng thay đổi theo. Cảnh quan vùng ĐTM sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực nếu có sự quản lí và đầu tư phù hợp. Khi hoạt động du lịch diễn ra trong mùa nước nổi, tài nguyên tự nhiên của vùng sẽ được sử dụng tối đa. Người dân không chỉ làm công việc đánh bắt, nuôi trồng mà còn tham gia phục vụ du lịch, tạo cơ hội giải quyết việc làm 173 Ý kiến trao đổi Số 32 năm 2011 __________________________________________________________________________________________________________ trong mùa nước nổi, tăng nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch còn giúp họ trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết thêm về đời sống, văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống. Du lịch mùa nước nổi của vùng ĐTM khẳng định giá trị của việc bảo tồn diện tích tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên dưới sự tác động của thời tiết, khí hậu. Từ đó các điểm, khu du lịch, khu bảo tồn và vườn quốc gia của vùng có điều kiện phát triển. Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng sẽ được quan tâm và đầu tư phù hợp hơn với tình hình phát triển du lịch và kinh tế của vùng (chẳng hạn như hệ thống đường giao thông, hệ thống xử lí chất thải, phương tiện di chuyển, bến bãi.) Về nguồn tài nguyên tự nhiên, bên cạnh những mặt tích cực có những vấn đề tiêu cực cần được quan tâm, như: do phụ thuộc vào mùa, khí hậu, thời tiết, tài nguyên trong mùa nước nổi được khai thác nhiều không kịp tái tạo; động thực vật tự nhiên được sử dụng làm thực phẩm bị tiêu thụ nhiều trong khi quá trình tái tạo cần có thời gian. Vì vậy, nếu khai thác không hợp lí sẽ dẫn đến nguồn tài nguyên khó tái tạo và có thể mất đi. Cuộc sống người dân vùng ĐTM gắn liền sông nước, các sông rạch vốn chịu tác động nhiều từ sinh hoạt của người dân như: giặt giũ, tắm rửa, phóng uế, xả rác thải, nuôi gia cầm, gia súc, nên khi du lịch phát triển sẽ phải gánh thêm một lượng rác thải nữa từ du khách. Rác thải là bài toán khó mà các cấp lãnh đạo cần phải tìm cho ra lời giải. Vấn đề tiếng ồn từ phương tiện giao thông (xe, ghe, tàu thuyền) của du khách đến vùng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân địa phương, đến các động vật hoang dã cần bảo tồn. 4. Thực trạng phát triển du lịch mùa nước nổi vùng ĐTM 4.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Về cơ sở hạ tầng, ĐTM có hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ chi phối toàn bộ hoạt động của vùng. Hệ thống giao thông đường bộ gồm có ba quốc lộ là 30, 62, 1A đang trong tình trạng được nâng cấp, nhựa hóa, làm mới các cầu và cống trên đường. Hệ thống giao thông đường thủy phân bố không đều, tập trung nhiều ở những nơi khai thác thuận lợi và thưa thớt ở những nơi khai thác khó khăn, hệ thống kênh, mương nhân tạo chiếm đa số. Giao thông thủy bộ của vùng chi phối rất lớn đến sự phát triển của hoạt động du lịch, không chỉ mùa nước nổi mà cả những mùa khác. Cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng, đặc biệt là cơ sở lưu trú, trên thực tế đang trong tình trạng xuống cấp, chất lượng thấp kém không đủ tiêu chuẩn để phục vụ khách quốc tế. Vì vậy, du khách đến tham quan xong vẫn phải trở về trung tâm để lưu trú. Về kinh doanh ẩm thực, các cơ sở ăn uống rất đa dạng về hình thức, mang đậm chất Nam Bộ nhưng tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm còn là một dấu 174 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trần Thị Đang Thanh __________________________________________________________________________________________________________ hỏi lớn. Dịch vụ vui chơi giải trí phát triển đơn điệu kém sức thu hút. Khách dễ có cảm giác nhàm chán khi đến tham quan tại các tỉnh của vùng, nhất là về đêm, những khu vui chơi giải trí còn quá ít hoặc hầu như không có. 4.2. Lao động trong ngành du lịch Số người lao động trong lĩnh vực du lịch của các tỉnh vùng ĐTM thể hiện qua bảng sau: Bảng thống kê số liệu lao động trong ngành du lịch của các tỉnh vùng ĐTM giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: Người Năm Long An Đồng Tháp Tiền Giang Tổng số 2004 276 278 592 1.146 2005 300 271 610 1.181 2006 350 318 648 1.316 2007 360 308 709 1.377 2008 375 344 720 1.439 Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch của 3 tỉnh Long An - Đồng Tháp - Tiền Giang năm 2009 Bảng số liệu trên cho thấy lao động trong ngành du lịch vẫn còn là vấn đề nan giải của các tỉnh vùng ĐTM. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thu nhập không đảm bảo được đời sống của người làm du lịch; chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lao động còn nhiều yếu kém; cơ cấu tổ chức chưa tạo điều kiện cho người dân cùng tham gia du lịch. Tuy nhiên, người dân ở đây có thế mạnh để thu hút du lịch, đó là những ưu điểm cơ bản như tinh thần hiếu khách, nhiệt tình, vui vẻ và thật thà. 4.3. Các điểm và tuyến du lịch hiện đang khai thác tại vùng ĐTM Các điểm du lịch đang được khai thác ở ĐTM là: Vườn quốc gia Tràm Chim ở Tam Nông – Đồng Tháp, Khu bảo tồn Láng Sen, Khu di tích Xẻo Quýt, Trung tâm bảo tồn dược liệu ĐTM, sân chim Gáo Giồng, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, làng nổi Tân Lập, cụm di tích Gò Tháp, chùa tổ Bửu Lâm, lăng Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức, dinh Ông Đốc Vàng, Văn thánh miếu Cao Lãnh. Tuyến du lịch gồm có: tuyến Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) – ĐTM, TPHCM – Tân An – Mộc Hóa, TPHCM – Tràm Chim, TPHCM – TP Cao Lãnh – Tam Nông Đồng Tháp, TPHCM – Đồng Tháp, Tân An – Cần Đước – Cần Giuộc. Các tuyến du lịch trên hiện khai thác chủ yếu trong khoảng thời gian ngắn, thường là 5-6 giờ hoặc chỉ trong ngày, còn những tuyến 3-4 ngày được khai thác rất ít và không thường xuyên; điều này dẫn đến một số hệ quả như sau: - Thời gian lưu trú qua đêm của khách không lâu dù lượng khách đến hàng năm tăng. - Chưa giúp du khách hiểu được hết những điều thú vị mà mùa nước nổi 175 Ý kiến trao đổi Số 32 năm 2011 __________________________________________________________________________________________________________ mang đến, chưa tạo được mối giao lưu giữa người dân trong vùng và du khách, nhiều du khách dễ có cảm giác nhàm chán, không muốn quay trở lại. 5. Kết luận Du lịch mùa nước nổi ở vùng ĐTM nếu được tổ chức hợp lí, đầu tư đúng mức từ các cấp thì sẽ là một loại hình du lịch độc đáo cho vùng. Đây là loại hình du lịch đặc trưng theo mùa nước nổi, chủ yếu tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan sinh thái, sản vật địa phương kết hợp với hoạt động đời sống, sinh hoạt của người dân trong vùng. Du lịch mùa nước nổi ĐTM góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng, giúp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Hiếu (đồng tác giả) (2004), Đồng Tháp 300 năm, Nxb Trẻ, TPHCM. 2. Nguyễn Hữu Hiếu (2007), Văn hóa dân gian vùng Đồng Tháp Mười, Nxb Văn nghệ, TPHCM. 3. Xuân Huy (2004), Văn hóa ẩm thực và các món ăn Việt Nam, Nxb Trẻ, TPHCM. 4. Lê Phú Khải (1989), Đồng Tháp Mười hôm nay, Nxb TP Hồ Chí Minh, TPHCM. 5. Nguyễn Hiến Lê (1989), Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Nxb Long An, Long An. 6. Võ Trần Nhã (chủ biên) (1993), Lịch sử Đồng Tháp Mười, Nxb TP Hồ Chí Minh, TPHCM. 7. Nguyễn Quới và Phan Văn Dốp (1999), Đồng Tháp Mười: nghiên cứu phát triển, Nxb Khoa học xã hội. 8. (Ngày Tòa soạn nhận được bài:13-7-2011; ngày chấp nhận đăng: 02-11-2011) 176

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdu_lich_mua_nuoc_noi_vung_dong_thap_muoi_6719.pdf