Du lịch nông nghiệp (DLNN) đã được các nước trên
thế giới đầu tư phát triển từ khá sớm, có định hướng
chiến lược, chính sách rõ ràng và được xem như một
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia và địa phương. Ngành du lịch,
đặc biệt là du lịch nông nghiệp, đã và đang có vai trò
quan trọng và đem đến nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội
của người dân vùng nông thôn, góp phần quan trọng
trong định hướng phát triển bền vững của nông thôn.
DLNN tại huyện Yeongdong xuất hiện từ những năm
1990s, nhưng tới năm 2008 mới được phát triển và
thành công nhất định cho đến ngày nay. DLNN tại
huyện Yeongdong được vận hành dưới sự quyết tâm
lớn của chính quyền địa phương trong việc chuyển
đổi cây trồng, từ cây trồng truyền thống sang trồng
nho, từ cung cấp sản phẩm tươi sang ngành sản xuất
rượu vang và đi kèm dịch vụ trải nghiệm cho du
khách. Huyện Yeongdong với đặc thù sản phẩm nông
nghiệp chủ yếu là nho và chính đặc thù này đã đưa
nền kinh tế địa phương vượt qua khủng hoảng kinh
tế thời kỳ 2008, đồng thời, nâng vị thế huyện Yeongdong trở thành thủ phủ sản xuất rượu nho nổi tiếng
nhất Hàn Quốc và trên thế giới. Các hoạt động du
lịch nông nghiệp xoay quanh các trải nghiệm như hái
nho, ngâm chân với rượu nho, uống rượu vang, tham
quan quy trình sản xuất rượu, trải nghiệm đời sống
người nông dân địa phương,v.v. rất được du khách
đón nhận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động du lịch nông
nghiệp ở huyện Yeongdong đến nay đã có được một
số thành công nhất định bởi có sự sự định hướng tốt
về chính sách, về quản lý của chính quyền địa phương
và sự đồng thuận hợp tác của các hộ dân, cộng đồng./.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch nông nghiệp – Từ kinh nghiệm ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến sự phát triển tại huyện Yeongdong, tỉnh Chungcheongbuk, Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(2):365-375
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG-HCM
Liên hệ
Hoàng NgọcMinh Châu, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
Email:
hoangngocminhchau@hcmussh.edu.vn
Lịch sử
Ngày nhận: 17/03/2020
Ngày chấp nhận: 05/05/2020
Ngày đăng: 10/6/2020
DOI : 10.32508/stdjssh.v4i2.553
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Du lịch nông nghiệp – Từ kinh nghiệm ởmột số quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới đến sự phát triển tại huyện Yeongdong, tỉnh
Chungcheongbuk, Hàn Quốc
Ngô Thị Phương Lan, Trần Anh Tiến, Hoàng NgọcMinh Châu*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Du lịch nông nghiệp (DLNN) đã được các nước trên thế giới đầu tư phát triển từ khá sớm, có định
hướng chiến lược, chính sách rõ ràng và được xem như một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương. DLNN tại huyện Yeongdong được phát
triển kể từ 2008. Các hoạt động du lịch nông nghiệp tại đây xoay quanh các trải nghiệm như hái
nho, ngâm chân với rượu nho, uống rượu vang, tham quan quy trình sản xuất rượu, trải nghiệm đời
sống người nông dân địa phương,v.v. Qua quá trình phát triển DLNN, ngành kinh tế địa phương
đã vượt qua khủng hoảng kinh tế, đồng thời, nâng vị thế huyện Yeongdong trở thành thủ phủ sản
xuất rượu nho nổi tiếng nhất Hàn Quốc và có thương hiệu trên thế giới. Mục tiêu của nghiên cứu
này nhằm tìm hiểu kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp một số nước trên thế giới, đồng
thời, tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp tại Huyện Yeongdong, Hàn Quốc. Bài viết
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, với nguồn dữ liệu được thu thập từ sách, bài nghiên
cứu học thuật trên tạp chí chuyên ngành và kết hợp khảo sát điền dã, phỏng vấn sâu chính quyền
địa phương, các hộ dân và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động DLNN tại Huyện Yeongdong,
Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động du lịch nông nghiệp tại Huyện Yeongdong đã
có được một số thành công nhất định dưới sự định hướng về chính sách, quản lý của chính quyền
địa phương và sự đồng thuận hợp tác của các hộ dân, cộng đồng địa phương.
Từ khoá: du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn, trải nghiệm hoạt động nông nghiệp
ĐẶT VẤNĐỀ
Con người luôn là một bộ phận không tách rời khỏi
thiên nhiên. Cùng với quá trình phát triển kinh tế và
tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, con người càng bị
chia tách với thiên nhiên. Ngoài ra, tình hình biến
đổi khí hậu và môi trường trong những năm gần đây
cũng là một trong những nguyên nhân chính hướng
các hoạt động của con người có xu hướng trở về gần
gũi với thiên nhiên hơn. Các hoạt động du lịch gắn
với thiên nhiên, trải nghiệm hoạt động sản xuất nông
nghiệp trở nên hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du
khách.
Bên cạnh đó, du lịch được biết đến như một lĩnh vực
năng động trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia. Du lịch tạo ra nguồn thu nhập lớn cho các quốc
gia dựa vào sự gia tăng nhanh chóng lượng khách
hàng năm. Trong khi đó, nông nghiệp vốn là ngành
sản xuất lâu đời, xuất hiện từ khi con người biết nuôi
trồng lương thực để tự nuôi sống bản thân. Sự hợp
nhất hai lĩnh vực lớn là nông nghiệp và du lịch sẽ tạo
nên một loại hình du lịch mới là du lịch nông nghiệp.
Ngoài ra, vấn đề phát triển nông thôn hiện nay là một
trong những vấn đề quan trọng của các quốc gia trong
việc tăng cường nền kinh tế mất cân bằng giữa đô thị
và nông thôn. Du lịch nông nghiệp sẽ thể hiện vai trò
hấp dẫn và đóng góp vào việc tạo ra động lực mới cho
nông thôn vùng và địa phương. Du lịch nông nghiệp
phát triển tạo ra sự kết nối và giao tiếp tích cực giữa cư
dân thành thị và nông thôn, làm dịu những tác động
tiêu cực của việc gia tăng công việc 1.
Khoảng hơn hai thập kỷ gần đây, du lịch nông nghiệp
đã và đang trở thành hiện tượng trên thế giới và được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhưng nội hàm của
khái niệm du lịch nông nghiệp vẫn chưa có sự thống
nhất giữa các nhà khoa học. Tuy nhiên, ở mức độ
phổ quát và được thừa nhận rộng rãi thì du lịch nông
nghiệp được hiểu là việc con người thỏa mãn nhu cầu
giải trí và an dưỡng thông qua việc sử dụng, thụ hưởng
những giá trị vật chất, tinh thần liên quan đến hoạt
động sản xất nông nghiệp, chăn nuôi, khu vực nông
thôn và những truyền thống, tập quán của nền nông
nghiệp2,3. Tác giả Surabhi Srivastava cũng đề cập đến
mục đích của DLNN là “mang lại cho du khách cơ hội
hít thở không khí trong lành, học hỏi về môi trường
nông thôn, cưỡi ngựa, thu hoạch trái cây, nuôi động
vật, vắt sữa bò và tham gia vào những công việc thực
Trích dẫn bài báo này: Lan N T P, Tiến T A, Châu H N M. Du lịch nông nghiệp – Từ kinh nghiệm ở một số
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến sự phát triển tại huyện Yeongdong, tỉnh
Chungcheong-buk, Hàn Quốc . Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(2):365-375.
365
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(2):365-375
sự của nông trại và mua các sản phẩm trực tiếp từ
nông trại”4.
”Du lịch nông nghiệp” dùng để chỉ tất cả các hoạt
động du lịch và giải trí có liên quan đến nông nghiệp,
trồng trọt, thuỷ sản hoặc các tổ chức kinh doanh nông
nghiệp. Mô hình này còn được xem là đồng nghĩa
với du lịch nông trại (farm-based tourism)5 và là một
phần trong nội hàm của khái niệm du lịch nông thôn.
Do bởi, khái niệm du lịch nông thôn bao hàm luôn
cả du lịch nông nghiệp, như quan điểm của Benard
(2012) cho rằng, du lịch nông nghiệp chính là nguồn
gốc của du lịch nông thôn6 hay du lịch nông nghiệp
có thể được xem là một phân khúc trong du lịch nông
thôn7, vì du lịch nông thôn có tính đa dạng và phức
tạp8–10, do được diễn ra tại vùng nông thôn, mang
chức năng nông thôn, có quy mô nông thôn (thường
là quy mô nhỏ) có đặc điểm truyền thống, có kết nối
với hộ gia đình, đại diện cho các mô thức phức tạp
của môi trường nông thôn, v.v. 8.
Tại Ý, nơi du lịch nông nghiệp phát triển khá sớm,
trong luật quốc gia năm1985, chínhphủÝđưa ra định
nghĩa về du lịch nông nghiệp. Theo đó, du lịch nông
nghiệp được hiểu là những hoạt động chào đón khách
du lịch được thực hiện bởi những nhà kinh doanh
nông nghiệp và các thành viên trong gia đình của họ,
các hoạt động đó phải có liên hệ mật thiết với hoạt
động nông nghiệp11. Có thể hiểu rằng với cách định
nghĩa này, cho thấy nội hàm của khái niệm du lịch
nông nghiệp gồm có 3 yếu tố cơ bản: (1) Hoạt động
tại các nông trại phục vụ khách du lịch; (2) Các hoạt
động gắn liền với nông nghiệp; (3) Kinh doanh du lịch
nông nghiệp được tổ chức và quản lý bởi nông dân và
gia đình của họ.
Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có khái niệm chính thức
về loại hình du lịch này. Gần đây, ngày 30/03/2018
Tổng cục Du lịch (TCDL) và báoNông thônNgày nay
phối hợp tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển du
lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”,
các đại biểu tham dự có nhiều ý kiến về nội hàm của
du lịch nông nghiệp. Tựu chung lại, nội dung chính
liên quan đến nội hàm du lịch nông nghiệp được hiểu
như: (1) kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp; thu hút
du khách đến tham quan các hoạt động liên quan đến
nông nghiệp; (2) mục đích tăng thu nhập cho nông
dân; (3) tạo cho du khách cơ hội giải trí, hoạt động rèn
luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và
trải nghiệm cuộc sống nhà nông; (4) điểmđặc biệt của
du lịch nông nghiệp chính là sự kết hợp giữa các giá
trị tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống tại khu vực
nông thôn. Việc phát triển du lịch nông nghiệp góp
phần bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi
vật thể cũng như các ngành nghề truyền thống. Theo
đó, nghiên cứu này sẽ sử dụng cái hiểu nội hàm này
tại Việt Nam về du lịch nông nghiệp.
Nghiên cứu về du lịch nông nghiệp hiện nay cũng đã
có nhiều công trình đề cập đến, đặc biệt là các nghiên
cứu ở các nước phát triển thuộc khu vực châu Âu,
Bắc Mỹ, hoặc tại Úc và New Zealand, nơi mà loại
hình du lịch này ra đời, như nghiên cứu của Fuji-
moto, I. (1992), của Augustyn (1998), của Jewell và
cộng sự (2004), của Topçu (2007), của Pauline Por-
caro (2009), của Arroyo (2012), của Galluzzo (2015),
của YangWen Hua (2011) Trong số đó, nghiên cứu
của Arroyo (2012) chỉ cho rằng khi các hoạt động
nông nghiệp suy giảm và không thể giúp người nông
dân đảm bảo cuộc sống, họ cần có nhiều hoạt động
thay thế hoặc bổ sung, giảm sự lệ thuộc của họ vào
các hoạt động nông nghiệp, một trong số đó là thực
hành du lịch. Hay nghiên cứu của Galluzzo (2015)
phát họa về mối quan hệ giữa du lịch nông thôn và
sản phẩm nông nghiệp tại Ý đã chứng minh sự thành
công của hình thức trang trại trong việc phát triển du
lịch. Hiệu ứng của những sản phẩm nông nghiệp có
chất lượng đã thu hút lượng lớn du khách, tạo ra giá
trị sinh kế cho người nông dân. Nghiên cứu còn đưa
ra điểm mạnh về cơ chế quản lý du lịch nông thôn
tại Ý, đó là sự uỷ quyền hành chính và điều hành cho
các trang trại, làm cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh
lẫn nhau giữa các bên12. Nghiên cứu của Yang Wen
Hua (2011) đã phân tích các cơ hội để phát triển du
lịch nông nghiệp của Trùng Khánh. Kết quả nghiên
cứu đưa ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm du lịch
nông nghiệp như (1) Thực hiện chiến lược hội nhập
du lịch đô thị - nông thôn, du lịch nông nghiệp và phát
triển liên kết du lịch nội thành và ngoại thành, (2) Lấy
đô thị làm trung tâm trọng điểm, và dựa vào các tài
nguyên du lịch nông thôn để quy hoạch các sản phẩm
du lịch thích hợp, (3) Nắm bắt đặc điểm văn hóa khu
vực và xây dựng sản phẩmdu lịch có tính đặc thù theo
văn hóa vùng, (4) Tăng cường vai trò của chính phủ
trong việc hướng dẫn, quy định và giám sát các quy
hoạch du lịch tổng thể13.
Tại một số quốc gia đang phát triển, nghiên cứu về du
lịch nông nghiệp ít được các nhà khoa học quan tâm,
mặc dù nơi đây có nhiều khu vực nông thôn và dân cư
tồn tại đông và đa phần đều làm nông nghiệp14. Một
vài trường hợp nghiên cứu về du lịch nông nghiệp
được tiến hành ở một số nước châu Á như Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc, như nghiên cứu của Ohe
(2008), Choo và Jamal (2009), Gao và cộng sự (2009),
v.v.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện bài viết này, ngoài việc kế thừa các
nguồn tại liệu nêu trên, chúng tôi còn triển khai
366
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(2):365-375
khảo sát thực địa tại huyện Yeongdong Hàn Quốc từ
10/11/2019 đến 18/11/2019. Trong chuyến khảo sát,
nhómnghiên cứu đã triển khai 1 tọa đàm khoa học và
10 cuộc phỏng vấn sâu với các cơ quan chính quyền
địa phương quản lý về nông nghiệp và du lịch, và các
hộ dân đang triển khai hoạt động du lịch nông nghiệp.
Toạ đàm và các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện
bằng tiếngHànQuốc, thông qua thông dịch viên tiếng
Hàn chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Cụ thể, toạ đàm với mục tiêu tìm hiểu về quá trình
phát triển và việc triển khai hoạt động DLNN trên địa
bàn huyện Yeongdong, được nhóm nghiên cứu đưa
ra yêu cầu huyện Yeongdong tổ chức. Theo đó, trong
buổi toạ đàm, các bộ phận liên quan và các cán bộ
chuyên trách được chủ tịch UBND cử tham gia. Theo
danh sách, có: đại diện Huyện Yeongdong; trung tâm
kỹ thuật nông nghiệp; cán bộ phụ trách về nông thôn;
cán bộ phụ trách về rừng, nông sản thuộc rừng; cán bộ
phụ trách vềmôi trường và hỗ trợ vềmôi trường; Cán
bộ phụ trách về phát triển nguồn nhân lực; Cán bộ
phụ trách về tài nguyên nông thôn; Cán bộ phụ trách
các vấn đề liên quan đến rượu; Cán bộ phụ trách về
phát triển nghiên cứu; Cán bộ phụ trách về máy móc,
kỹ thuật nông nghiệp; Cán bộ phụ trách về di dân của
Huyện Yeongdong.
Các hộ dân được chọn để phỏng vấn sâu là những
hộ sống lâu năm tại địa phương, nhà có vườn trồng
nho và sản xuất rượu nho, có triển khai hoạt động
đón khách và dịch vụ trải nghiệm như cho khách
thưởng thức sản phẩm, tham quan quy trình sản xuất,
trò chuyện cùng chủ nhà về sản phẩm, và bán hàng.
Những hộ dân này có hiểu biết về lịch sử, quá trình
phát triển của huyện và có danh tiếng, giải thưởng về
rượu trong quá trình phát triển. Phỏng vấn sâu những
hộ này sẽ giúp cho nhóm nghiên cứu có cái nhìn
đầy đủ về hoạt động du lịch nông nghiệp tại huyện
Yeongdong. Ngoài ra, huyện còn giới thiệu nhóm
nghiên cứu đến khảo sát các khu chức năng có liên
quan đến hoạt động trải nghiệm du lịch nông nghiệp
như khu du lịch Wine Tunnel, làng trải nghiệm nông
nghiệp, làng trải nghiệm văn hoá địa phương,v.v. Nhờ
đó, chúng tôi có được nguồn tài liệu khảo sát thực
tế để thực hiện bài viết này với hai nội dung chính
là: 1) Trình bày kinh nghiệm phát triển du lịch nông
nghiệp ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,
và đặc biệt là 2) trình bày quá trình hình thành và
phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Yeongdong, tỉnh
Chungcheong của Hàn Quốc.
KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Kinhnghiệmphát triểndu lịchnôngnghiệp
ởmột số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới
Ba Lan
Ở Ba Lan, các cơ sở du lịch nông nghiệp đã bắt đầu
trở thành một yếu tố phát triển du lịch nông thôn vào
những năm 1990 theo chính sách phát triển du lịch
nông thôn của chính phủ Ba Lan và chính sách quốc
gia hỗ trợ nông thôn. Ý tưởng về các lợi ích từ du
lịch nông thôn/du lịch nông nghiệp được phát triển
vì các điều kiện của việc không cho phép cạnh tranh
kinh tế trong nền kinh tế mới sau khi gia nhập khối
EU. Tại đây, du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn
được thực hiện ở các vùng núi, các khu vực ven biển
và vùng lân cận của hồ, sông và rừng.
Ba khu vực dẫn đầu trong phát triển du lịch nông
nghiệp ở Ba Lan là vùng Malopolskie với 3433 cơ sở
du lịch nông nghiệp và nông thôn; VùngWarminsko-
mazurskie có 2500 cơ sở và Vùng Pomorskie có 2392
cơ sở. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ba
Lan ước tính tổng số trang trại du lịch nông nghiệp,
du lịch nông thôn và nhà ở du lịch sinh thái vào năm
2002 là 13.154 đơn vị, bao gồm 137.164 giường có sức
chứa 960132 khách thăm15. Theo Augustyn (1998),
Jewell và cộng sự. (2004) và Topçu (2007), các yếu tố
tích cực và tiêu cực của chiến lược du lịch nông nghiệp
ở Ba Lan được kể đến như Bảng 1.
Theo Bảng 1, có nhiều yếu tố tác động tích cực và tác
động tiêu cực đến chiến lược du lịch nông nghiệp. Có
thể nhận thấy điểm quan trọng là các yếu tố được xuất
hiện ngay từ quá trình lập chiến lược cho đến các giai
đoạn xác định hoạt động cụ thể, các công cụ kỹ thuật
tham vấn cộng đồng. Tất cả các vấn đề trên đều cần
dựa trên sự liên kết hợp tác các tổ chức khác nhau,
chính quyền các cấp, và sự tham gia của cộng đồng
địa phương nhằmđưa ra các quyết định liên quan đến
phát triển du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn.
Vùng lãnh thổ Đài Loan
Đài Loan đã đưa mô hình du lịch nông nghiệp vào
phục vụ khách du lịch từ những năm 80 của thế kỷ
20 (Lee, 2005) 19. Đến đầu những năm 2000, Chính
quyềnĐài Loan quyết định quy hoạch hơn 30 khu vực
để phát triển du lịch nông nghiệp (đến nay đã hơn 38
khu) với mục tiêu phát triển thành một ngành kinh
tế mới, tạo ra thu nhập tốt cho người nông dân, bảo
vệ tính đa dạng của nền kinh tế và lý do quan trọng
nhất là nhằm bảo vệ nền nông nghiệp có lịch sử hàng
trăm năm của Đài Loan. Các khu vực quy hoạch du
lịch nông nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng
cụm kinh tế. Từ đó, các trang trại du lịch tư nhân có
điều kiện phát triển, tạo thành làn sóng du lịch nông
367
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(2):365-375
Bảng 1: Các yếu tố tác động tích cực và tiêu cực của chiến lược du lịch nông nghiệp ở Ba Lan 16–18
Các yếu tố tác động tích cực đến du lịch nông nghiệp, du
lịch ở vùng nông thôn
Các yếu tố tác động tiêu cực đến du lịch nông nghiệp, du
lịch ở vùng nông thôn
1. Sự tham gia và hợp tác với các tổ chức, nhà nước trong
quá trình xây dựng chiến lược.
2. Xác định các hoạt động du lịch nông nghiệp, du lịch
trong khu vực nông thôn nhằm bảo tồn di sản văn hóa và
môi trường của họ.
3. Hỗ trợ cho các cấp chính quyền thấp hơn để phát triển
các chiến lược phát triển của riêng địa phương, phù hợp
với chiến lược quốc gia.
4. Bao gồm du lịch nông nghiệp trong quy hoạch sử dụng
đất.
5. Sự phát triển của các công cụ, kỹ thuật tham vấn cộng
đồng nhằm lôi kéo các bên liên quan khác nhau đưa ra
các quyết định liên quan đến phát triển du lịch nông
nghiệp và du lịch nông thôn.
1. Thiếu các nghiên cứu về các tác động môi trường, văn
hóa và kinh tế của phát triển du lịch nông nghiệp trước
khi lựa chọn các khu vực phát triển du lịch nông nghiệp.
2. Thiếu sự phát triển các mô hình cho các cấp độ thích
ứng khác nhau của sự phát triển du lịch nông nghiệp (ví
dụ: sức chứa [1] của địa phương, sức chứa của cơ sở cung
cấp dịch vụ) và các chỉ số kinh tế bền vững (ví dụ: thu
nhập bền vững).
3. Thiếu các tiêu chuẩn và quy định để đánh giá tác động
môi trường và văn hóa; giám sát và kiểm toán các dự án
phát triển du lịch hiện có và dự án du lịch được đề xuất.
4. Thiếu hệ thống kế toán môi trường [2] cho du lịch
nông nghiệp.
5. Thiếu sự tham gia của cộng đồng địa phương và tất cả
các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong việc đưa ra các
quyết định liên quan đến phát triển du lịch nông nghiệp.
6. Thiếu đại diện của người dân bản địa trong ban cố vấn
phát triển du lịch nông nghiệp tại địa phương.
7. Thiếu các chương trình giáo dục và nhận thức về các
vấn đề phát triển nông thôn bền vững, mà trọng tâm
được đặt vào tác động kinh tế trong quá trình phát triển
du lịch nông nghiệp.
[1] Sức chứa: “carying capacities”
[2] Hệ thống kế toán môi trường: “environmental accounting systems”.
nghiệp ở Đài Loan. Xu hướng du lịch nông nghiệp
giúp nông dân chuyển đổi từ mô hình nông nghiệp
truyền thống sang mô hình nông nghiệp kết hợp giải
trí 19.
Đài Loan xác định chủ thể của loại hình du lịch nông
nghiệp là chăn nuôi, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản. Mô hình du lịch nông nghiệp tổng hợp các sản
phẩm nông nghiệp (chè, gạo, hoa, trái cây, rau, cá, gia
súc) để phát triển thành du lịch nông nghiệp theo chủ
đề, nhằm thúc đẩy du lịch nông nghiệp trở thànhmột
mô hình sống xanh kiểu mẫu, cùng với các chức năng
giải trí nghỉ dưỡng, du lịch hồi phục sức khỏe, giáo
dục di sản, bảo tồn văn hoá, bảo vệ môi trường, phát
triển kinh tế, v.v.
Hiện nay, du lịch nông nghiệp tại Đài Loan được
chia thành các khu thắng cảnh và điểm sản xuất nông
nghiệp. Điểm sản xuất nông nghiệp trọng điểm gồm
36 nông trường (bao gồm nông trường chăn nuôi).
Các trang trại đơn giản cung cấp cho du khách những
hoạt động trải nghiệm nông nghiệp.
Nhật Bản
Một trong những quốc gia công nghiệp phát triển
nhất thế giới nhưng cũng là nơi có nền nông nghiệp
phát triển, có nhiều sáng tạo trong việc khai thác sản
phẩm nông nghiệp trong phát triển du lịch ở các khu
vực nông thôn và miền núi. Một trong những điển
hình đó là thị trấn Yufuin thuộc tỉnh Oita, nằm trên
quần đảo Kyushu, Nhật Bản20.
Từnăm1979, tại tỉnhOita, Nhật Bảnđã hình thành và
phát triển phong trào mỗi làng một sản phẩm OVOP
(One Village One Product). Người khởi xướng phong
trào này là tiến sĩ Morihiko Hiramatsu, khi ấy là tỉnh
trưởng Oita và hiện tại là Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến
phát triểnmỗi làngmột sản phẩmOita. Có ba nguyên
tắc chính của phong trào OVOP được đặt ra là: Địa
phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập,
nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong
đó, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ
sản phẩm21.
Cuối những năm 70 của thế kế XX, nông dân Nhật
Bản đã nhận thấy cần thiết phải có sự thay đổi trong
phát triển kinh tế địa phương. Họ đã xác định các
yếu tố để phát triển du lịch của Yufuin là sự kết hợp
của sản phẩm nông nghiệp, phong cảnh nông thôn và
nước khoáng nóng. Về phát triển các sản phẩm du
lịch, người dân cố gắng gắn du lịch với hoạt động sản
xuất nông nghiệp và phong cảnh làng quê như tour
đạp xe thăm đồng và hái cà chua vào buổi sáng, tour
du lịch thăm cánh đồng bằng tàu hỏa, v.v.22. Ngoài
ra, họ cũng ý thức bảo tồn các yếu tố truyền thống,
368
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(2):365-375
gợi lại ký ức cho du khách về cuộc sống nông nghiệp
ngày xưa. Sau đó, họ xây dựng quy hoạch phát triển,
quy chế quản lý và phát triển du lịch địa phương và
thành lập Hội đồng quản lý du lịch, thường xuyên tổ
chức các buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý.
Họ cũng chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu
địa phương, tạo sự khác biệt cho điểm đến. Các sản
phẩm gắn logo do người dân địa phương tự sản xuất.
Trong làng sẽ sử dụng các sản phẩm nông nghiệp hữu
cơ do chính địa phương sản xuất, hạn chế tối đa việc
nhập khẩu22.
Để phục vụ khách, người dân địa phương khôi phục,
bảo tồn các món ăn truyền thống của Yufuin và sáng
tạo ra các món ăn mới, sử dụng tối đa nguyên liệu từ
các sản phẩm nông nghiệp, làm phong phú thêm trải
nghiệm cho khách du lịch.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn xem du lịch ở vùng nông
thôn như là phương thức để phục hồi cộng đồng nông
thôn; giúp khẳng định lại vai trò của người phụ nữ ở
nông thôn vì hoạt động này người phụ nữ trong gia
đình có thể đảmđương chính yếu, giúp cho người phụ
nữ ở nông thôn có thêm thu nhập và trở nên độc lập;
Nhật Bản đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng như
suy thoái, già hóa dân số nông thôn và trì trệ nền kinh
tế nông thôn, người nông dân đang nỗ lực để hồi sinh
cộng đồng nông thôn của họ, hợp tác với chính quyền
địa phương. Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp
Nhật Bản, cũng như nhiều chính quyền địa phương,
đã xem xét chính sách của chính phủ liên quan đến
du lịch ở vùng nông thôn nói chung, và du lịch nông
nghiệp nói riêng23.
HànQuốc
Chương trình nông trại du lịch của Hàn Quốc ra đời
từ 1984 do Bộ Nông lâm điều hành nhằm hỗ trợ các
hoạt động du lịch theo mô hình nông trại du lịch và
các quán trọ nông trại với sự phối hợp của Bộ Nội
vụ và Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông Lâm, Bộ Hải
vụ và Ngư nghiệp, Cơ quan quản lý Phát triển Nông
thôn và Trung tâm Dịch vụ Lâm nghiệp Hàn Quốc.
Năm 1994, chính phủ Hàn Quốc thực hiện dự án về
du lịch nông nghiệp với mục tiêu tăng thu nhập cho
nông dân, loại hình phục vụ cơ bản là nghỉ dưỡng ở
các trang trại do người nông dân làm chủ. Năm 2002,
Bộ Nông lâm Hàn Quốc tiếp tục triển khai tiếp 2000
dự án về phát triển du lịch nông thôn trên đất nước
này24.
Tóm lại, qua xem xét kinh nghiệm phát triển du lịch
nông nghiệp tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ nêu
trên, có thể thấy, DLNN là cần thiết trong bối cảnh
hiện nay được các nước trên thế giới đầu tư phát triển
từ khá sớm, có định hướng chiến lược, chính sách rõ
ràng và được xemnhưmột nhiệmvụquan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngành du lịch, đặc biệt là du lịch nông nghiệp đã và
đang có vai trò quan trọng đem đến nhiều lợi ích về
kinh tế - xã hội của người dân vùng nông thôn, góp
phần quan trọng trong định hướng phát triển bền
vững của nông thôn.
Quá trình hình thành và phát triển du
lịch nông nghiệp ở huyện Yeongdong, tỉnh
Chungcheongbuk, Hàn Quốc
Bối cảnh
Yeongdong (Yeongdong-gun) là một huyện của tỉnh
Chungcheong Bắc thuộc miền Trung của Hàn Quốc,
có diện tích 845,01 km2, dân số vào năm 2019 ước
tính khoảng 50.000 người (Hình 1).
Nằm xen giữa địa hình gồ ghề của dãy Sobaek và đèo
Chupungnyeong, huyện Yeongdong luôn tràn ngập
ánh nắngmặt trời và phong phú các loại trái cây thơm
ngon vào các mùa như: nho vào mùa hè, táo vào mùa
thu và hồng khô vào mùa đông Trong đó, nho của
huyện Yeongdong được xem là loại trái cây ngon và
nổi tiếng nhất tại đây, vì có hàm lượng đường cao,
rất phù hợp cho việc làm rượu. Huyện Yeongdong
có những nhà máy rượu vang danh tiếng nhất Hàn
Quốc như Wine Korea, Country Wine, v.v. nên được
rất nhiều du khách đến tham quan. (Nguồn: huyện
Yeongdong).
Hàng năm, trung bình lượng khách du lịch đến tham
quan tại huyện Yeongdong vào khoảng 120.000 lượt,
bao gồm cả khách trong nước và khách quốc tế.
Thường khách đi tour trong ngày, trải nghiệm hoạt
động rồi quay về (Nguồn: huyện Yeongdong).
Sự ra đời và phát triển ngành du lịch nông
nghiệp tại huyện Yeongdong
Du lịch nông nghiệp tại Huyện Yeongdong được bắt
đầu vào những năm 1990s. Lúc này, các hộ dân có
vườn cây ăn trái (nho, hồng,v.v.) mở cửa cho du khách
vào tham quan. Tuy nhiên, hoạt động du lịch nông
nghiệp này thất bại. Thất bại cả về 2 khía cạnh, nông
nghiệp và du lịch. Về khía cạnh nông nghiệp, khi nhà
vườn mở cửa cho khách vào tham quan, đã làm ảnh
hưởng đến sinh thái vườn, đất trồng cây và bộ rễ cây,
dẫn đến làm hư hại vườn cây và sự phát triển của sinh
thái vườn. Trong khi đó, khách du lịch vào tham quan
chụp ảnh lại cảm thấy nhàm chán, nên về mặt trải
nghiệm, cách tổ chức dịch vụ này không thỏa mãn
hết nhu cầu của du khách. Vì thế, bước đầu của hoạt
động du lịch nông nghiệp tại Yeongdong không được
phát triển khởi sắc. Đến sau năm 2008, mô hình du
lịch nông nghiệp gắn với rượu được sự đồng thuận
369
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(2):365-375
Hình 1: Huyện Yeongdong, tỉnh Chungcheongbuk, Hàn Quốca
aNguồn: website huyện Yeongdong
và triển khai tại địa phương (Nguồn: tổng hợp từ toạ
đàm và phỏng vấn sâu).
Mô hình này được khởi sự từ sự kết hợp ý tưởng của
chủ tịch huyện Yeongdong lúc bấy giờ. Ông đã chủ
động trao đổi kế hoạch xây dựng mô hình với các hộ
dân nhằm vực dậy nền nông nghiệp của địa phương,
trong đó ông đề xuất thêm giải pháp bảo quản trái
cây để các hộ dân có thể tăng thu nhập. Từ đó, ý
tưởng làm rượu đặc sản địa phương, mang thương
hiệu Yeongdong ra đời (theo kết quả phỏng vấn sâu
chủ tịch huyện Yeongdong và giám đốc công ty rượu
Korea Wine). Từ ý tưởng đó, toàn huyện Yeongdong
đã phát động phong trào, tuyên truyền và triển khai kế
hoạch, chính sách khuyến khích người dân tham gia.
Huyện Yeongdong phát động việc học hỏi về cách làm
rượu, hỗ trợ các khóa đào tạo về vận hành hoạt động
cho hộ dân. Tiếp đến, Huyện hỗ trợ máy móc thiết
bị. Trong quá trình thực hiện, vận hành, lãnh đạo
huyện Yeongdong luôn đồng hành, hỗ trợ nông dân
kịp thời, giúp người dân vừa phát triển nông nghiệp,
vừa phát triển du lịch (nguồn: huyện Yeongdong và
kết quả phỏng vấn sâu).
Huyện đã thành công khi vực dậy nền kinh tế địa
phương sau năm 2008 bằng cách chuyển đổi hình
thức từ cây nông nghiệp truyền thống sang trồng nho
nhằm sản xuất rượu nho. Việc chuyển đổi này đòi hỏi
đi kèm với các chính sách nhất quán, và quyết tâm
của chính quyền, của cộng đồng địa phương. Kết quả
tính toán cho thấy, sau 10 năm, cả nước Hàn Quốc có
khoảng 90 giấy phép sản xuất rượu; trong đó, huyện
Yeongdong đã chiến gần 50% giấy phép và được xem
là thủ phủ sản xuất rượu nho lớn nhất Hàn Quốc với
thương hiệu được thị trường trong nước ưa chuộng và
thị trường quốc tế công nhận (Nguồn: Huyện Yeong-
dong). Theo đó, hoạt động du lịch nông nghiệp cũng
được phát triển theo hướng phát triển của ngành rượu
nho và một số loại hình khác tại huyện Yeongdong
này.
Mô hình hoạt động du lịch nông nghiệp tại
Huyện Yeongdong, HànQuốc
Theo Hình 2 cho thấy, hoạt động du lịch nông nghiệp
tại Huyện Yeongdong được triển khai và vận hành
thông qua sự liên kết các đối tác cung ứng các dịch
vụ du lịch cho du khách (Nguồn: tổng hợp từ phỏng
vấn sâu).
Du khách đặt chương trình tour tại Seoul thông qua
công ty du lịch tại đây. Công ty du lịch ở Seoul do
huyện Yeongdong chỉ định vàHuyện cũng liên kết với
tuyến xe lửa KoRail để đưa du khách đến địa phương.
Tuyến xe lửa này được vận hành 2 lần trong tuần, vào
thứ ba và thứ bảy. Khi xe lửa đến huyện Yeongdong,
tại đây sẽ có xe bus địa phương đưa du khách đến các
điểm tham quan trải nghiệm. Xe bus này do Huyện
tài trợ, miễn phí cho du khách mua tour (Nguồn: kết
quả phỏng vấn sâu).
Tại điểmđến, du khách thamgia vàoDLNNnhư tham
quan trải nghiệm nơi trồng nho và làm rượu vang
tham quan tại Làng trải nghiệm DLNN. Nơi tham
quan trải nghiệm trồngnho và rượu vang do chính các
nhà nông dân vận hành ). Tại đây, du khách có thể hái
nho, ngâm chân trong rượu nho, tham quan quy trình
làm rượu, thử rượu, v.v. Một số nơi ở đây còn phát
triển và hoạt động như mô hình một doanh nghiệp
để chuyên môn hóa dịch vụ du lịch cho du khách,
như khu trải nghiệm du lịch nông nghiệp Wine Ko-
rea, Khu du lịchWine Tunnel Tại các điểm này đều
phục vụ bữa ăn trưa cho du khách hoặc có nhà hàng
để du khách đặt ăn. Một số điểm đến cũng có nhà
hàng để du khách ăn uống khi tham quan trải nghiệm
(Nguồn: kết quả phỏng vấn sâu).
Theo Hình 2, các chủ thể liên quan đến hoạt động
du lịch nông nghiệp tại huyện Yeongdong bao gồm:
370
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(2):365-375
Hình 2: Sơ đồ vận hành hoạt động du lịch nông nghiệp tại Huyện Yeongdong, Hàn Quốca
aNguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát 11/2019 của nhóm nghiên cứu tại Yeongdong
Hình 3: Chủ hộ gia đình Country Winea
aNguồn: khảo sát của nhóm nghiên cứu 11/2019
chính quyền địa phương, công ty du lịch, các hộ dân
có đón khách đến trải nghiệm hoạt động nông nghiệp
của gia đình, làng trải nghiệm hoạt động du lịch nông
nghiệp, khu du lịch Wine Tunnel, làng trải nghiệm
văn hóa âm nhạc truyền thống Hàn Quốc v.v. Trong
đó:
-Chính quyền địa phương, cụ thể là huyệnYeongdong,
được xem là chủ thể đề xuất chủ trương, thúc đẩy các
bên liên quan hành động, đưa ra các chính sách phù
hợp và cơ chế để các bộ phận khác và các bên liên quan
cùng phối hợp. Giai đoạn đầu, huyện Yeongdong đầu
tư 100 triệu won để xây dựng tuyến xe lửaWine Train,
khai thác chương trình tour trải nghiệm cho khách
từ Seoul đến Yeongdong. Ban quản lý công ty Wine
Hình 4: Doanh nghiệp rượu Korea Winea
aNguồn: khảo sát của nhóm nghiên cứu 11/2019
Train này bao gồm: huyện Yeongdong, tổng công ty
đường sắt KoRail, và công ty du lịch tại Seoul. Bên
cạnh đó, huyện Yeongdong hỗ trợ đào tạo nhóm lãnh
đạo (leader team), các khóa huấn luyện tập huấn về
kỹ năng phục vụ du khách. Huyện Yeongdong giúp
vốn cho các hộ khởi nghiệp sản xuất rượu. Trong quá
trình vận hành, Huyện cũng hỗ trợ về vật tư và kỹ
thuật nông nghiệp (thùng, chậu,v.v.); hỗ trợ các khóa
đào tạo chuyên môn, cung cấp kinh phí, công cụ cho
nông dân sản xuất. Hàng năm, Huyện tổ chức Festival
trái cây/ nông sản địa phương, Festival rượu,Đây là
hình thức để quảng cáo sản phẩm du lịch địa phương
và quảng bá du lịch nông nghiệp. Huyện Yeongdong
371
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(2):365-375
còn hỗ trợ các hộ dân tham gia các sự kiện ở các địa
phương khác nhằm quảng bá du lịch và bán sản phẩm
địa phương. Theo sơ đồ 2, vai trò huyện Yeongdong
nhưmột đầumối chính, xây dựng chính sách, quản lý
và điều phối hoạt động du lịch nông nghiệp tại Huyện
(Nguồn: kết quả phỏng vấn sâu).
- Doanh nghiệp du lịch có vai trò xúc tiến các chương
trình tour từ Seoul đến Yeongdong và các hãng vận
chuyển phụ trợ cùng phối hợp như xây dựng tuyến xe
lửa rail train đi tour từ Seoul đến Yeongdong, xe bus
du lịch địa phương đón khách và chuyên chở khách
đến các điểm du lịch, các hộ gia đình cung cấp dịch
vụ du lịch (Nguồn: kết quả phỏng vấn sâu).
- Hộ gia đình có vai trò làm tốt các công việc như:
trồng nho, trồng hồng, trồng táo,v.v. và sản xuất rượu
nho. Đồng thời, trang hoàng căn nhà của họ thành
không gian đón khách và không gian trải nghiệm
sản phẩm nông nghiệp do mình làm ra. Người chủ
gia đình tự đào tạo các kỹ năng đón khách, phục vụ
khách, nắm bắt nhu cầu khách, theo đó, cung cấp sản
phẩm du lịch cho phù hợp với tâm lý khách (Nguồn:
kết quả khảo sát).
- Làng trải nghiệmdu lịch nông nghiệp doHuyện thành
lập. Tại khu nhà trung tâm của làng thường xuyên
diễn ra các hoạt động như: dạy nấu ăn, chơi trò chơi,...
Các hộ dân được huy động đến để hướng dẫn cho du
khách. Còn các hoạt động thăm vườn, du khách sẽ
được đi tham quan trực tiếp tại nhà dân khi đó, tuỳ
vào mùa vụ và tình trạng vườn cây của hộ dân, Ban
quản lý sẽ lựa chọn và được du khách đến cho phù
hợp. Làng trải nghiệmhoạt động nông nghiệp có diện
tích rất lớn, giống như một khu vực được quy hoạch
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp chung. Các hộ
dân với đất vườn sẵn có trong khu vực được khuyến
khích tham gia vào làng để cùng có các hoạt động
chung. Hiện tại, cán bộ BQL của làng là một nam giới
lớn tuổi, do các hộ dân bầu nên. Người có kỹ năng
và tâm huyết, có tài giao tiếp và kể những câu chuyện
thú vị thu hút du khách. Làng có khu lưu trú dành
cho du khách ở lại. Hoạt động quảng bá được thông
qua website homepage của làng, website của UBND,
của Sở Giáo dục tỉnh, v.v. (Nguồn: kết quả phỏng vấn
sâu)
- Khu du lịch YeongdongWine Tunnel rộng 77.950 m2,
dự kiến được hoàn thiện vào 2021. Tổng giá trị đầu tư
là 267 tỷ won. Trong đó, 140 tỷ won do huyện Yeong-
dong cung cấp, còn lại 127 tỷ won do cổ đông (người
dân) góp vốn. Khu này với chức năng như một Bảo
tàng về rượu, trưng bày, giới thiệu lịch sử về rượu
Yeongdong cũng như lịch sử các loại rượu nổi tiếng
trên thế giới. Giới thiệu quy trình sản xuất rượu và
các sản phẩm rượu địa phương. Ngoài ra, còn có các
hoạt động khác như thử rượu, giải trí, chụp hình, giới
thiệu lịch sử văn hóa địa phương, nhà hàng ẩm thực,
bán đặc sản địa phương, hàng lưu niệm, v.v. (Nguồn:
huyện Yeongdong & kết quả khảo sát)
- Làng trải nghiệm văn hóa nhạc truyền thống Hàn
Quốc được thành lập năm 2015. Tại đây, du khách
trải nghiệm và thực hành nhạc cụ truyền thống địa
phương. Làng có khu phòng nghỉ, lưu trú cho du
khách với 43 phòng, sức chứa 200 khách. Hoạt
động quảng bá của làng thông qua website của Huyện
Yeongdong, facebook, thông tin trên xe lửa Wine
Train,v.v. Các nghệ nhân, nhà biểu diễn của làng được
Huyện Yeongdong trả lương (Nguồn: kết quả phỏng
vấn sâu)
Thông quamô hình vận hành nêu trên, các chủ thể tại
địa phương có được lợi ích khi thamgia vào hoạt động
du lịch nông nghiệp. Đó chính là phần lợi nhuận được
chia sẽ thông qua liên kết với công ty du lịch. Ngoài
ra, thông qua hoạt động trải nghiệm tại điểm đến, du
khách sẽ mua đặc sản địa phương. Bên cạnh đó, nền
tảng chính yếu các các nông hộ ở địa phương là hoạt
động nông nghiệp, thông qua sự gắn kết với du lịch,
hộ dân tăng thêm nguồn thu đáng kể và xúc tiến việc
tăng doanh thu sản phẩm nông nghiệp. Hộ dân còn
tìm thấy nhiều sức sống và vui hơn khi có khách đến
tham quan gia đình. Giúp cho hoạt động nông nghiệp
khởi sắc thêm theo hướng rất tích cực.
Dựa vào sơ đồ 2, kết quả cho thấy các chủ thể đều
có vai trò quan trọng trong việc triển khai hoạt động
DLNN tại huyện Yeongdong trong đó, Huyện đứng vị
trí trung tâm, là trung gian quan trọng giữa thị trường
khách bên ngoài và địa phương, thiết lập và triển khai
cơ chế vận hành và kết nối các chủ thể có liên quan
trong quá trình hoạt động DLNN.
Với kết quả nghiên cứu trên cho thấy, sự liên kết các
chủ thể liên quan rất quan trọng và chính sự cùng
đồng lòng, nhất quán với đường lối chính sách của
Huyện là một trong những yếu tố thành công trong
việc triển khai hoạt động DLNN tại huyện Yeong-
dong.
Thảo luận
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển
DLNN tại Huyện Yeongdong. Qua quá trình phân
tích, kết quả cho thấy DLNN được triển khai hiệu quả
khi có sự phối hợp liên kết giữa các bên liên quan
với một định hướng chiến lược hợp lý. Kết quả này
cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây như
của Timothy (1998), Augustyn (1998); Jewell, và cộng
sự. (2004); Topçu, (2007), Bilgen và cộng sự (2014),
Cameron và cộng sự (2001), v.v.. Cụ thể, Timothy
(1998) và Bilgen và cộng sự (2014) nhấnmạnh yêu cầu
để thành công trong du lịch nông nghiệp tại một khu
372
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(2):365-375
vực đòi hỏi nỗ lực phối hợp giữa các cơ quan chính
phủ, giữa các cấp chính quyền khác nhau, giữa các
chính quyền ở các cấp hành chính và giữa khu vực tư
nhân và công cộng25,26. Augustyn (1998), Jewell, và
cộng sự. (2004), và Topçu, (2007) trong nghiên cứu
của mình cũng đã nêu ra yếu tố tác động tích cực đến
sự thành công của DLNN là sự liên kết, tham gia của
các bên liên quan và sự tham gia của cộng đồng địa
phương. Sự thành công trong hoạt động du lịch nông
nghiệp không phải là sự ngẫu nhiên hay chỉ đến từ sự
cố gắng của bất kỳ cá nhân hay tập thể nào mà nó còn
đến từ sự liên kết của nhiều bên liên quan, khai thác
hiệu quả những giá trị du lịch và giá trị nông nghiệp
của vùng nông thôn và người nông dân16–18.
Về vai trò của chính quyền địa phương, Cameron và
cộng sự (2001) cũng đã cho rằng chính quyền địa
phương đóng vai trò quan trọng trong phát triển du
lịch bền vững thông qua hai nhiệm vụ chính, thứ nhất
là tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển và
thứ hai là thiết lập cơ chế quản lý hoạt động du lịch
hiệu quả 27. Trường hợp nghiên cứu tại HuyệnYeong-
dong, tỉnh Chungcheongbuk, Hàn Quốc, kết quả cho
thấy, sự liên kết các chủ thể liên quan và sự cùng đồng
lòng, nhất quán với đường lối chính sách của Huyện
là một trong những yếu tố quan trọng trong việc triển
khai hoạt động DLNN. Trong đó, vai trò chính quyền
địa phương là Huyện Yeongdong đứng vị trí trung
tâm (theo sơ đồ 2), là trung gian quan trọng giữa thị
trường khách bên ngoài và địa phương, và thiết lập và
triển khai cơ chế vận hành và kết nối các chủ thể có
liên quan trong quá trình hoạt động DLNN.
Bên cạnh đó, huyện Yeongdong đã thành công khi
chọn đúng sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa
phương để phát triển DLNN. Trong xây dựng sản
phẩm du lịch nông nghiệp, tính đặc thù là một điểm
mấu chốt. Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản
phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo, nguyên bản và
đại diện về tài nguyên du lịch cho một lãnh thổ/điểm
đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù không chỉ
hướng tới việc đem lại những trải nghiệm thú vị,
độc đáo và sự hài lòng cho du khách mà còn làm
tăng tính cạnh tranh của sản phẩm28. Với Yeong-
dong, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên
sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thế mạnh của địa
phương được xem như là một trong những yếu tố
quyết định đến sự khác biệt, sự thành công trong
phát triển DLNN. Ngoài ra, kết quả phát triển DLNN
tại Yeongdong cũng đã củng cố thêm nhận định của
Topçu và cộng sự (2007), khi nghiên cứu của ông cho
rằng du lịch nông nghiệp đóng vai trò là công cụ phát
triển nông thôn ở những vùng có nền kinh tế dựa vào
nông nghiệp và có tiềm năng phát triển du lịch18.
Yeongdong đem lại cái nhìn rõ ràng hơn về cách thức
phát triển DLNN tại một địa phương, cách thức các
bên liên quan cùng liên kết hợp tác đạt mục tiêu đề ra.
Nổi bật, vai trò của Huyện Yeongdong đã thể hiện khá
rõ nét, cụ thể trong việc đề xướng, xây dựng, nối kết
các tổ chức khác nhau để triển khaimột cách hiệu quả
DLNN tại địa bàn. Mặc dù nghiên cứu cũng đã khái
quát được thực trạng DLNN tại Huyện Yeongdong,
tuy nhiên, do đặc thù của mỗi vùng, mỗi quốc gia có
những tính chất riêng, do vậy, cần có thêmnhiều công
trình nghiên cứu, ở nhiều địa bàn khác nhau để có
thể hiểu rõ hơn và toàn diện hơn về vấn đề phát triển
DLNN.
KẾT LUẬN
Du lịch nông nghiệp (DLNN) đã được các nước trên
thế giới đầu tư phát triển từ khá sớm, có định hướng
chiến lược, chính sách rõ ràng và được xem như một
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của quốc gia và địa phương. Ngành du lịch,
đặc biệt là du lịch nông nghiệp, đã và đang có vai trò
quan trọng và đemđến nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội
của người dân vùng nông thôn, góp phần quan trọng
trong định hướng phát triển bền vững của nông thôn.
DLNN tại huyện Yeongdong xuất hiện từ những năm
1990s, nhưng tới năm 2008 mới được phát triển và
thành công nhất định cho đến ngày nay. DLNN tại
huyện Yeongdong được vận hành dưới sự quyết tâm
lớn của chính quyền địa phương trong việc chuyển
đổi cây trồng, từ cây trồng truyền thống sang trồng
nho, từ cung cấp sản phẩm tươi sang ngành sản xuất
rượu vang và đi kèm dịch vụ trải nghiệm cho du
khách. Huyện Yeongdong với đặc thù sản phẩm nông
nghiệp chủ yếu là nho và chính đặc thù này đã đưa
nền kinh tế địa phương vượt qua khủng hoảng kinh
tế thời kỳ 2008, đồng thời, nâng vị thế huyện Yeong-
dong trở thành thủ phủ sản xuất rượu nho nổi tiếng
nhất Hàn Quốc và trên thế giới. Các hoạt động du
lịch nông nghiệp xoay quanh các trải nghiệm như hái
nho, ngâm chân với rượu nho, uống rượu vang, tham
quan quy trình sản xuất rượu, trải nghiệm đời sống
người nông dân địa phương,v.v. rất được du khách
đón nhận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động du lịch nông
nghiệp ở huyện Yeongdong đến nay đã có được một
số thành công nhất định bởi có sự sự định hướng tốt
về chính sách, về quản lý của chính quyền địa phương
và sự đồng thuận hợp tác của các hộ dân, cộng đồng./.
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả không có xung đột về lợi ích với bất cứ
ai liên quan đến việc công bố bài viết này.
373
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(2):365-375
TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC
GIẢ
• Tác giả Ngô Thị Phương Lan: Hình thành ý
tưởng bài viết, thảo luận, duyệt bản thảo.
• Tác giả Trần Anh Tiến: Điền dã, thu thập thông
tin, phỏng vấn sâu, thảo luận.
• Tác giả Hoàng Ngọc Minh Châu: Điền dã, thu
thập thông tin, phỏng vấn sâu, thảo luận, viết
nội dung.
LỜI CẢMƠN
Đây là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước ”Phát triển
chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại Đồng bằng sông
Cửu Long trong bối cảnh mới”. Mã số: KX.01.52/16-
20
ĐÓNGGÓP VỀMẶT KHOAHỌC CỦA
BÀI BÁO
Bài viết đem lại cái nhìn rõ ràng hơn về cách thức phát
triển du lịch nông nghiệp tại địa phương, cụ thể là
huyệnYeongdong, tỉnhChungcheongbuk, HànQuốc.
Du lịch nông nghiệp, khoảng hơn hai thập kỷ gần đây,
đã và đang trở thành hiện tượng trên thế giới và được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Do vậy, các công
trình nghiên cứu về DLNN trở nên là công việc quan
trọng, có ý nghĩa đóng góp về mặt lý luận và thực
tiễn trong bối cảnh hiện nay. Hoạt động du lịch nông
nghiệp tạiHuyệnYeongdong đã có đượcmột số thành
công nhất định dưới sự định hướng về chính sách,
quản lý của chính quyền địa phương và sự đồng thuận
hợp tác của các hộ dân, cộng đồng.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Dax T, Zhang D, Chen Y. Agritourism Initiatives in the Con-
text of Continuous Out-Migration: Comparative Perspectives
for the Alps and Chinese Mountain Regions. Sustainability.
2019;11(16):4418.
2. Sznajder M, Przezbórska L, Scrimgeour F. Agritourism. Cabi.
2009;.
3. Arroyo C. What is agritourism? Reconciling farmers, residents
and extension faculty perspectives. Master of Sciences Thesis,
University of Missouri . 2012;.
4. Srivastava S. Agritourism as a strategy for the development
of rural areas case study of Dungrajya, Southeast Rajasthan,
India. University of Kota. 2016;.
5. Przezborska L. Classification of agri-tourism/rural tourism
SMEs in Poland (on the example of the Wielkopolska Region)
(No. 724-2016-49219). 2005;.
6. Bernard L. Rural Tourism: anOverwiev. In: J. Tazim&M. Robin-
son, The SAGE Handbook of Tourism Studies. SAGE Publica-
tions Ltd . 2012;.
7. Wilson S, Fesenmaier D, Fesenmaier J, Es JV. Factor for suc-
ces in Rural Tourism Development. Journal of Travel Re-
search. 2001;40(2):132–138. Available from: DOI:10.1177/
004728750104000203.
8. Lane B. What is Rural Tourism? . Journal of Sustainable
Tourism. 1994;2(1&2):7–21.
9. Hegarty C, Ruddy J. The Role of Rural Tourism Entrepreneur-
ship in Regional Development: Re-inventing a Tourism Des-
tination, TOURISM 50th Anniversary Conference Proceedings.
2002;.
10. Roberts L, Hall D. Rural Tourism and Recreation: Principles to
Practice. UK, Wallingford, Oxon: CABI Publishing. 2001;.
11. Porcaro P. Agritourism in Italy. International Specialised Skills
Institute Inc. Melbourne. 2009;.
12. Galluzzo N. Relationships Between Agritourism And Certified
Quality Food In Italian Rural Areas. Romanian Review of Re-
gional Studies. 2015;11(1):77–88.
13. Hua YW. Phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp Trùng
Khánh dựa trên sự hợp tác giữa thành thị và nông thôn. Tạp
chí Khoa học Nông nghiệp An Huy. 2011;39(16):9974–9977.
14. Henderson JC. Food tourism reviewed. British food journal.
2009;111(4):317–326.
15. Hegarty C, Przezborska L. Rural and agri-tourism as a tool
for reorganising rural areas in old and newmember states—a
comparison studyof Ireland andPoland. International Journal
of Tourism Research. 2005;7(2):63–77.
16. Augustyn M. National strategies for rural tourism develop-
ment and sustainability: the Polish experience. Journal of Sus-
tainable Tourism. 1998;6(3):191–209.
17. Jewell B, Blackman A, Kuilboer A, Hyvonen T, Moscardo G,
Foster F. Factors contributing to successful tourism devel-
opment in peripheral regions. Journal of Tourism Studies.
2004;15(1):59.
18. Topçu ED. Agri-tourism: As a new element of country plan-
ning. Basılmamış Yüksek Lisans Tezi. Ortadoğu Teknik Üniver-
sitesi Fen Bilimleri Enstitüsü, Ankara. 2007;.
19. Lee MH. Farm tourism cooperation in Taiwan. Rural tourism
and sustainable business. 2005;p. 201–226.
20. Hashimoto A, Telfer DJ. Developing sustainable partnerships
in rural tourism: The case of Oita, Japan. Journal of Policy Re-
search in Tourism, Leisure and Events. 2010;2(2):165–183.
21. IPSARD.Xâydựngnông thônmới từphong trào ”Mỗi làngmột
sản phẩm. Báo cáo của tổ chức IPSARD. 2011;.
22. Fujimoto I. Lessons fromabroad in rural community revitaliza-
tion: The One Village, One Productmovement in Japan. Com-
munity Development Journal. 1992;27(1):10–20.
23. Arahi Y. Rural tourism in Japan: The regeneration of rural com-
munities. Food & Fertilizer Technology Center. 1998;.
24. Seong-Woo L, Sou-Yeon N. Agro-tourism as a rural devel-
opment strategy in Korea. Journal of Rural Development.
2005;29(6):67–83.
25. Timothy DJ. Cooperative tourism planning in a developing
destination. Journal of sustainable tourism. 1998;6(1):52–68.
26. Mete B, Acuner E. A Value Chain Analysis Of Turkish Tourism
Sector. International Journal of Business and Management
Studies. 2014;.
27. Cameron AM, Memon A, Simmons DG, Fairweather JR. Evolv-
ing role of local government in promoting sustainable
tourism development on the West Coast. 2001;.
28. Lương PT. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nâng cao sức
cạnh tranh của Du lịch Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số
tháng 8/2007. 2007;.
374
Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 4(2):365-375
Open Access Full Text Article Research Article
The University of Social Sciences and
Humanities, VNU-HCM
Correspondence
Hoang NgocMinh Chau, The University
of Social Sciences and Humanities,
VNU-HCM
Email:
hoangngocminhchau@hcmussh.edu.vn
History
Received: 17/03/2020
Accepted: 05/05/2020
Published: 10/6/2020
DOI : 10.32508/stdjssh.v4i2.553
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Agricultural tourism – from experience in a number of countries
and territories around the world to development in Yeongdong
County, Chungcheongbuk Province, South Korea
Ngo Thi Phuong Lan, Tran Anh Tien, Hoang NgocMinh Chau*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Agricultural tourism (DLNN) has been invested and developed by countries around the world since
the early days with strategic orientation and clear policies. It is considered an important task in the
national and local socio-economic development process. Agriculture tourism in the Yeongdong
Countyhas been fostered since 1990s, especially since the year 2008, it has been given special atten-
tion to. Through the process of development, local economy develop through the economic crisis,
empowering Yeongdong County to become the most famous wine-producing area of Korea and
the world. The agricultural tourism activities here include the experience of picking grapes, foot
soaking into wine, drinking wine, visiting the wine production process, experiencing local farmers'
life, etc. The objective of this research is to understand the experience of developing agricultural
tourism in several countries around the world, at the same time, to analyze the situation of agricul-
tural tourism development in Yeongdong County, South Korea. In this paper, qualitative research
with data collected frombooks and research papers in the research fields are used. Field surveys are
also applied together with in-depth interviews with local government, local households and com-
panies engaging in the agricultural tourism in Yeongdong district. The results show that agricul-
tural tourism activities in YeongdongCounty have achieved certain success under the right policies,
management of local governments and the cooperation consensus of the local communities.
Key words: Agricultural tourism, rural tourism, experiencing agricultural activity
Cite this article : Lan N T P, Tien T A, Chau H N M. Agricultural tourism – from experience in a number of
countries and territories around the world to development in Yeongdong County,
Chungcheong-buk Province, South Korea. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(2): 365-375.
375
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_lich_nong_nghiep_tu_kinh_nghiem_o_mot_so_quoc_gia_va_vung.pdf