Đặc biệt, với một địa phương vùng núi, cơ cấu
dân số đa dạng trong thành phần dân tộc, có nền
văn hóa khác nhau, việc đào tạo nguồn nhân lực là
một việc làm hết sức khó khăn, cần được tiến hành
trong một lộ trình lâu dài, được nghiên cứu và lên
kế hoạch cụ thể, đặc biệt là đối với đội ngũ con em
người dân tộc.
Trong việc đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực:
Tuyển chọn trực tiếp người dân địa phương, đào tạo
cho họ những kỹ năng làm việc trong hoạt động du
lịch. Trong quá trình đào tạo cần đi đôi thực hành
nghiệp vụ và có lồng ghép nâng cao nhận thức cộng
đồng trong bảo tồn tự nhiên, gìn giữ bản sắc văn
hóa cộng đồng.
- Cải thiện vệ sinh môi trường
Theo tiêu chí của DLST, vấn đề môi trường
cần được coi trọng. Để nâng cao chất lượng môi
trường, có thể thực hiện một số việc: (1) Thành lập
các điểm thu gom rác hợp lý, đặc biệt là tại các bản
tham gia cung cấp dịch vụ du lịch homestay; (2)
Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng (người
dân, khách du lịch) về giữ gìn vệ sinh môi trường,
cải tạo nhà vệ sinh cũng như khu vực chăn nuôi;
(3) Tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua việc
xây dựng các ấn phẩm tờ rơi, áp phích, bản đồ,.
nhằm quảng bá thông tin về khu vực, vừa gửi đến
du khách thông điệp bảo vệ môi trường ở điểm đến.
Ngoài ra, ở các điểm du lịch cũng có thể treo khẩu
hiệu, hình ảnh bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Giải pháp về quản lý
Cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các ban ngành
có liên quan, đặc biệt là sự thống nhất quản lý ở cấp
địa phương, cấp xã để tạo điều kiện tốt nhất cho du
lịch phát triển. Theo đúng ý nghĩa cốt lõi của DLST
cộng đồng, mỗi địa phương phải có Ban quản lý du
lịch với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng dân cư
đã và đang làm du lịch ở các bản cộng đồng. Ban
quản lý cần phải đưa ra phương hướng hoạt động,
lên kế hoạch phân chia lượng khách du lịch tới từng
hộ gia đình, tránh tình trạng hộ gia đình quá đông
khách, hộ gia đình lại không có khách. Bên cạnh
đó, chính quyền địa phương cần có sự liên kết với
các điểm du lịch ở tỉnh bạn để tránh sự đầu tư chồng
chéo, xây dựng các sản phẩm du lịch na ná nhau,
dẫn đến sự nhàm chán đối với du khách khi tham
gia các chuyến du lịch ở vùng núi.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch sinh thái cộng đồng Na Hang trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
146 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG NA HANG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TOÀN CẦU
Phạm Thị Cẩm Vâna
Hoàng Thị Lệ Thảob
Viện Dân tộc học
a Email: phamcamvan0403@gmail.com
b Email: nungathao@yahoo.com
Ngày nhận bài: 10/8/2020
Ngày phản biện: 09/11/2020
Ngày tác giả sửa: 12/11/2020
Ngày duyệt đăng: 13/11/2020
Ngày phát hành: 20/11/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/447
Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng đang ngày càng phổ biến bởi nó hướng đến việc liên kết giữa khả năng khai
thác tài nguyên hợp lý, bền vững và trách nhiệm bảo vệ môi trường
tự nhiên của cộng đồng địa phương. Đó cũng là sự hài hòa giữa
lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không chỉ quan
tâm bảo vệ môi trường tự nhiên, du lịch sinh thái cộng đồng ở một
số địa phương đang được tổ chức xây dựng và phát triển với mục
tiêu gìn giữ và phát huy môi trường văn hóa. Mỗi địa phương có
đặc thù, thế mạnh riêng trong phát triển du lịch sinh thái cộng
đồng, không thể áp đặt mô hình chung. Bài viết này phân tích, làm
rõ tiềm năng và điều kiện thực tế của huyện Na Hang (tỉnh Tuyên
Quang) để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng hiệu quả trong
bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Từ khóa: Du lịch sinh thái; Du lịch cộng đồng; Hội nhập;
Toàn cầu; Văn hóa.
1. Đặt vấn đề
Theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành ngày
19/06/2017, du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm
liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du
lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Du
lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương,
có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo
dục về bảo vệ môi trường. Du lịch cộng đồng là loại
hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị
văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng quản lý, tổ
chức khai thác và hưởng lợi.
Có thể thấy, hoạt động DLST cộng đồng là loại
hình du lịch phát triển dựa trên nguồn tài nguyên
sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn, có sự tham
gia của cộng đồng địa phương và do cộng đồng quản
lý (Vân, 2018). Như vậy, để có thể phát triển DLST
cộng đồng, địa phương cần hội tụ các điều kiện về
tài nguyên cho phát triển du lịch. Tài nguyên du
lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các
giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du
lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, 2017). Tài nguyên du lịch bao gồm
tài nguyên du lịch tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình,
các cảnh quan thiên nhiên độc đáo) và tài nguyên
du lịch văn hóa (phương thức canh tác truyền thống,
lễ hội, ẩm thực).
Na Hang là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên
Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang
111km về phía Bắc. Nơi đây có nhiều tài nguyên
sinh thái tự nhiên và nhân văn cho phát triển du
lịch. Huyện nằm trên vòng cung sông Gâm, nên có
địa hình đa dạng, núi đất và núi đá xen kẽ tạo thành
nhiều thung lũng, có khu bảo tồn thiên nhiên Na
Hang, hồ Na Hang, ruộng bậc thang Hồng Thái
Đây còn là nơi tụ cư lâu đời của nhiều dân tộc như:
Tày, Dao, Kinh, Mông, Hoa, Sán Chay, Nùng
(Hòa & cộng sự, 2006a) với hệ thống văn hoá vật
chất và tinh thần phong phú. Có thể nói, mảnh đất
này đã hội tụ cả tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
đa sắc tộc để phát triển du lịch cộng đồng. Về giao
thông, Na Hang có tuyến đường chính gồm: Quốc
lộ 2B nối Tuyên Quang với Hà Giang, Cao Bằng;
quốc lộ 279 hướng từ Vị Xuyên qua thị trấn Na
Hang đến Năng Khả sang huyện Chiêm Hóa với
chiều dài 41km; đường tỉnh lộ 176 với chiều dài
48,5km; đường huyện lộ dài 142km. Na Hang có
tuyến đường sông với tổng chiều dài 126km với các
tuyến chính: Na Hang - Bột Sào; Na Hang - Thủy
Loa - Bắc Mê; Na Hang - Đà Vị - Yên Hoa. Điều
này tạo điều kiện thuận lợi cho du khách có thể đến
tham gia các hoạt động du lịch ở Na Hang từ nhiều
hướng và nhiều địa phương khác nhau. Với điều
kiện cơ sở hạ tầng như vậy, Na Hang có điều kiện
cơ bản để thu hút đầu tư, chú trọng phát triển du
lịch.
2. Tổng quan nghiên cứu
Du lịch sinh thái hình thành từ nửa cuối thập
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
147Volume 9, Issue 4
kỷ 70, thế kỷ 19, nhưng phải đến năm 1983, thuật
ngữ về DLST mới được Hector Ceballos-Lascurain
(1983) (Vân, 2018) đưa ra lần đầu tiên. Cho đến
đầu những năm 90 của thế kỷ trước, những nghiên
cứu về DLST dành sự quan tâm nhiều đến vai trò
của DLST, đó là hoạt động du lịch có liên quan đến
thiên nhiên và bảo vệ môi trường (Taylor, Boo,
E. (1990), Kreg lindberg and Donald E. Hawkins
(1990). Cơ sở chính để DLST có thể hình thành và
phát triển là dựa vào những giá trị tự nhiên và văn
hóa Bucley RC (1991).
Cho tới những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ
trước, những nghiên cứu về DLST của Honey, M.
(1999), Simpson and Wall (1999) còn đề cập thêm
vai trò của con người trong hoạt động DLST, vị trí
của cộng đồng ngày càng được khẳng định. DLST
phát triển ở mức cao, đó là “DLST dựa vào cộng
đồng”. Nghiên cứu về vấn đề này được các học giả
quan tâm dưới những góc độ khác nhau: Du lịch
cộng đồng hay Du lịch dựa vào cộng đồng, DLST
dựa vào cộng đồng, DLST cộng đồng.
Tại Việt Nam, DLST bắt đầu hình thành và phát
triển từ năm 1990 bằng sự kiện “Năm du lịch Việt
Nam”. Sau đó, nhiều thông tư, nghị định, văn bản
liên quan đến quy hoạch và phát triển du lịch trong
đó có DLST đã được Nhà nước ban hành. Song song
với đó, nghiên cứu về DLST được thực hiện và công
bố ở cả phương diện lý thuyết và thực tiễn (Phạm
Trung Lương (2002), Lê Huy Bá (2009), Nguyễn
Đình Hòe (2005), Thế Đạt (2003)... Dựa trên nền
tảng của DLST, du lịch cộng đồng được hình thành
và phát triển. Du lịch cộng đồng nhấn mạnh và đề
cao vai trò của cộng đồng trong mọi hoạt động lên
kế hoạch, thực thi kế hoạch và cung cấp dịch vụ
du lịch (Võ Quế (2006), Bùi Thị Hải Yến (2008),
Nguyễn Thị Hải (2004), Trần Đức Thanh (chủ biên,
2014). Du lịch cộng đồng cũng đã khẳng định vai
trò trong việc nâng cao thu nhập cho cộng đồng tại
một số địa phương vùng núi, vùng sâu vùng xa. Với
ý nghĩa đó, du lịch cộng đồng đã chính thức được
đưa vào Luật Du lịch (2017): “Du lịch cộng đồng
là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các
giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư
quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”. Đối với
vùng đất Na Hang, Nguyễn Đức Khoa (2015) đánh
giá đây là nơi có tiềm năng phát triển cả du lịch
tự nhiên và du lịch sinh nhân văn. Tác giả đưa ra
những nhận định cơ bản về các tiềm năng cũng như
định hướng cho việc phát triển du lịch cộng đồng ở
Na Hang. Tuy nhiên, bài viết chưa có các số liệu để
có thể phân tích cụ thể mức độ tiềm năng, chưa mô
tả thực trạng du lịch ở Na Hang để có các giải pháp
đề xuất gắn với thực tế. Có thể nói rằng, nghiên cứu
về du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang vẫn đang
là khoảng trống cần được bổ khuyết để làm rõ hơn
những điều kiện thực tế, những hoạt động đã có, từ
đó xây dựng được cơ sở khoa học và góp phần đưa
ra các giải pháp phát triển hiệu quả.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát tại huyện Na
Hang vào đầu năm 2018. Việc quan sát cảnh quan,
các hoạt động tổ chức du lịch và trao đổi với những
người làm du lịch ở đây đã mang lại những ghi
chép và mô tả, tìm hiểu thực tế tại địa phương. Bên
cạnh phương pháp điền dã thực địa, nhóm nghiên
cứu còn thực hiện phương pháp tổng hợp tài liệu
bao gồm các công trình nghiên cứu về DLST, du
lịch cộng đồng và các báo cáo của chính quyền, cơ
quan quản lý. Đây là những số liệu có ý nghĩa tham
khảo và đối chiếu đối với những thông tin đã có từ
phương pháp điền dã thực địa.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên
Na Hang có tổng diện tích tự nhiên là 1.461km2
(Tổng cục thống kê, 2019). Phía Bắc giáp huyện
Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) và Bảo Lạc (tỉnh Cao
Bằng); phía Đông giáp huyện Chợ Đồn, Ba Bể (tỉnh
Bắc Kạn); phía Tây giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà
Giang). Dạng địa hình chính là đồi núi cao với độ
chia cắt mạnh, nhiều sườn dốc và khe sâu. Điểm cao
nhất trong huyện là 1.060m so với mực nước biển
và khu vực thấp nhất là 50m so với mực nước biển.
Na Hang nằm trong vành đai nhiệt đới, khí hậu
nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm là 200C, lượng
mưa hàng năm đạt 1.800mm/năm (Lê Bá Thảo,
1998). Na Hang có 81.027,94ha rừng tự nhiên và
4.637,44ha rừng trồng, trong đó có 34.849ha rừng
phòng hộ. Rừng ở Nà Hang có nhiều loại gỗ dược
thảo và động vật quý hiếm. Với những giá trị nổi
bật về cảnh quan, đa dạng sinh học. Năm 1994,
UBND tỉnh Tuyên Quang ra quyết định thành lập
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang với diện tích trên
33.000ha. Năm 2011, huyện Lâm Bình được thành
lập, bao gồm tách từ 5 xã của huyện Na Hang và 3
xã của huyện Chiêm Hoá. Vì vậy, xuất hiện tên Khu
bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình với diện
tích được điều chỉnh lên 41.061ha, trong đó gồm
33.061ha đất rừng và 8.000ha mặt nước vùng lòng
hồ. Về thủy văn, địa phận Na Hang có lưu vực của
hai sông lớn là sông Gâm và sông Năng. Điều này
tạo sự thuận lợi trong giao thông đường thủy cũng
như tạo các tuyến du lịch sông nước ở Na Hang.
Những đặc trưng tự nhiên như trên đã tạo cho
khu vực Nà Hang hệ thống thắng cảnh nổi bật, đã
và đang rất thu hút khách du lịch. Tiêu biểu có thể
kể đến:
Thác Mơ (tên gọi khác là thác Pác Ban): Nằm
giữa khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Thác có
chiều dài khoảng 2km, tầng cao nhất là 20m, nhìn
từ xa như một dải lụa trắng mềm mại chảy xuống
hồ sinh Thái Na Hang. Từ Thác Mơ, du khách có
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
148 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Na Hang với
99 ngọn núi trùng điệp bao quanh. Thác đẹp nhất là
vào mùa hè và đầu thu bởi lúc này là mùa nưa nên
thác lúc nào cũng nhiều nước. Thác Mơ chính là
điểm đầu kết nối các tuyến du lịch giữa huyện Na
Hang với huyện Bắc Mê của tỉnh Hà Giang và danh
thắng quốc gia Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn.
Hồ Na Hang: là một trong những hồ nước ngọt
lớn nhất miền Bắc hiện nay. Lòng hồ là nơi hội tụ
dòng chảy của sông Gâm và sông Năng. Nơi đây
được ví như “Vịnh Hạ Long giữa đại ngàn”. Với
tổng diện tích mặt nước hồ là 8.000ha. Mặt hồ như
một tấm gương lớn phản chiếu cảnh đẹp kỳ vĩ của
99 ngọn núi trùng điệp bao bọc lòng hồ. Đến du lịch
Hồ Na Hang, thuyền sẽ đưa du khách lướt nhẹ trên
mặt hồ yên ả, thưởng ngoạn cảnh đẹp thơ mộng và
khám phá khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ. Nằm trong
khuôn viên Hồ Na Hang còn có 2 khu nuôi cá tầm
quy mô lớn, du khách có thể thưởng thức món cá
tầm ngon có tiếng nơi đây.
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Na Hang,
nằm trên địa bàn 4 xã Khau Tinh, Côn Lôn, Sơn
Phú, Thanh Tương. Với đặc điểm của khí hậu vùng
núi cao, nhiệt độ dao động lớn giữa mùa hè và mùa
đông nên nơi đây thuận lợi cho sự phát triển của các
loài thực vật. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của
các nhà khoa học, KBTTN Na Hang còn khoảng
68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới nguyên sinh,
trong đó có khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi.
Thành phần loài của hệ thực vật đa dạng với khoảng
1.357 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 74
loài quý, hiếm (chiếm khoảng 5,45% tổng số loài
đã ghi nhận); 62 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam
(chiếm khoảng 4,57%); 25 loài nằm trong Nghị định
số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30 tháng 03 năm 2006 của
Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm (chiếm 1,84%) và 10 loài theo tiêu
chí IUCN 2014 (chiếm 0,74%) với nhiều loài có giá
trị sử dụng cao như trai, nghiến, lát hoa, đinh, thông
tre, hoàng đàn giả, bách xanh (Nguyễn Chung,
2020). KBTTN Na Hang có khoảng 88 loài thú,
thuộc 25 họ, 8 bộ đã được ghi nhận, chiếm 20,4%
tổng số loài trong hệ động vật toàn khu vực, trong
đó có 18 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, 15 loài
trong sách đỏ thế giới; 294 loài chim, thuộc 15 bộ,
46 họ, chiếm khoảng 68,2%, trong đó có 7 loài đã
được ghi vào sách đỏ Việt Nam, 6 loài trong sách đỏ
thế giới; 30 loài bò sát, 18 loài lưỡng cư, trong đó
có 9 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư được ghi vào sách
đỏ Việt Nam, 3 loài bò sát ghi vào sách đỏ thế giới
(Phạm Trung Lương, 2002) Sự đa dạng cảnh sắc
thiên nhiên và phong phú về hệ động, thực vật quý,
hiếm của Na Hang đã thu hút sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu khoa học, khảo sát thực địa, du lịch
khám phá, thám hiểm.
Núi Pắc Tạ: Núi Pắc Tạ trong tiếng Tày có nghĩa
là “vú của trời” hay còn gọi là Núi Voi, có dáng hình
chú voi đứng bên nậm rượu. Đây là ngọn núi cao
nhất huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang, sừng sững,
uy nghiêm, thoắt ẩn, thoắt hiện trong mây vờn bên
hồ thủy điện Tuyên Quang. Dưới chân núi còn có
ngôi đền được xây dựng từ đời nhà Trần, càng làm
cho núi Pắc Tạ thêm linh thiêng huyền bí, nên còn
gọi là “Tạ sơn huyền sử”. Núi Pắc Tạ là điểm du lịch
hấp dẫn cho du khách, có thể du thuyền trên lòng hồ
tham quan công trình thủy điện, vào đền thắp hương
cầu nguyện hay trải nghiệm DLST, du lịch tâm linh
nhiều ngày giữa những cánh rừng nguyên sinh
4.2. Tiềm năng du lịch nhân văn của huyện
Na Hang
Huyện Na Hang có nhiều dân tộc cùng sinh
sống gồm: Tày, Dao, Mông, Kinh, Hoa, Sán Chay,
Nùng... Với sự đa dạng về thành phần dân tộc, Na
Hang hứa hẹn du khách trải nghiệm môi trường đa
dạng về văn hóa tộc người, bao gồm cả văn hoá vật
chất và văn hoá tinh thần. Đó là ẩm thực, lễ hội, văn
học nghệ thuật, cảnh quan văn hoá nông nghiệp.
4.2.1. Hệ thống ẩm thực dân tộc độc đáo
Người Tày ở Nà Hang có vốn văn hóa ẩm thực
truyền thống khá phong phú với nhiều món ăn đặc
trưng của miền núi rừng, để lại dấu ấn sâu đậm trong
lòng du khách. Một số món đặc trưng của người
Tày: Thịt chua (hém nựa); cá chua (hém pya); thịt
gà xào gừng (nựa cáy xẻo khinh); thịt lợn phơi khô
(nựa lảm)... Một số món đặc biệt xuất hiện trong
các dịp lễ Tết của người Tày: Bánh chuối, bánh
gừng, chè lam và đặc biệt nhất là bánh trứng kiến.
Để làm được bánh trứng kiến, người Tày đã dùng
bột gạo nếp nặn hình tròn với nhân trứng kiến vàng,
rang với đường gói trong lá ngõa non, sau đó đồ
cho chín. Đây là món ăn vô cùng đặc sắc, ít nơi nào
ở Việt Nam có được. Cũng như những vùng miền
khác, người Tày ở đây có món xôi 5 màu: Màu tím
của lá nhả khẩu đeng, màu vàng của nghệ nếp, màu
xanh của lá gừng, màu đen của lá nhả khẩu đăm.
Đi đôi với các món ăn đặc sắc là rượu ngô Na
Hang được ủ bằng men lá. Men rượu làm từ các
loại lá, rễ cây rừng (rau răm, xả, trầu không, sâm
thục...). Để tạo được thứ đồ uống đặc sắc như vậy
là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự tuân thủ các nguyên
tắc nhất định từ chọn ngô nếp, phơi ngô, nấu ngô, ủ
men và nấu cất thành rượu.
4.2.2. Hệ thống lễ hội mang đậm sắc thái vùng
cao
Đến với Na Hang, du khách sẽ được tham gia
rất nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của cộng
đồng các dân tộc ở Na Hang nói riêng và ở Tuyên
Quang nói chung: Lễ hội Lồng tồng, lễ hội Giã cốm
của người Tày; lễ Cấp sắc, lễ hội Nhảy lửa, lễ Tơ
hồng của người Dao...
Đặc biệt, từ năm 2018, huyện Na Hang đã tổ
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
149Volume 9, Issue 4
chức Ngày hội văn hóa du lịch vùng cao Na Hang.
Đây là dịp để địa phương quảng bá, giới thiệu tới du
khách trong và ngoài nước về các giá trị di sản văn
hóa đặc sắc như: Hát páo dung và nghi lễ cấp sắc
(dân tộc Dao); ngoài ra còn có nhiều hoạt động hấp
dẫn như: Tổ chức hội thi hái lê, thi hái chè, thi thêu
khăn của người Dao Tiền...
4.2.3. Văn hóa nghệ thuật
Kho tàng múa của các dân tộc huyện Na Hang
rất phong phú. Mỗi điệu múa là sự kết tinh của
truyền thống văn hóa, quan niệm của đồng bào về
cuộc sống xã hội, nhân sinh, tín ngưỡng, tôn giáo
nên có sức sống mãnh liệt. Một số điệu múa đặc sắc
của cộng đồng dân tộc ở Na Hang: Dân tộc Mông
có nhẩy khèn, múa khèn, múa ô; dân tộc Dao có
múa chuông, múa kiếm;...
4.2.4. Hệ thống cảnh quan văn hóa nông nghiệp
Ruộng bậc thang Hồng Thái: Nằm ở độ cao
1.287m so với mực nước biển, Hồng Thái được ví
như Sa Pa thứ hai của Tuyên Quang. Nơi đây sở
hữu một bầu không khí trong lành, mát mẻ quanh
năm. Đến Hồng Thái vào khoảng cuối tháng 9, du
khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của ruộng bậc thang
thôn Khau Tràng, Nà Kiếm, Bản Muông, Hồng Ba,
Nà Mụ, Pác Khoang, Khuổi Phầy. Từng dải sóng
lúa óng vàng uốn lượn bên sườn non làm mê hoặc
lòng người. Du khách phóng tầm mắt xa xa, vượt
đỉnh núi cao bên kia là các xã Cổ Linh, Công Bằng,
Cao Tân, huyện Pắc Nậm của tỉnh Bắc Kạn. Đứng
ở địa danh có độ cao 1.287m so với mặt nước biển
này, ai cũng có cảm giác lâng lâng như con người,
thiên nhiên hòa vào đất trời bao la. Từ năm 2018, tại
đây tổ chức lễ hội ruộng bậc thang Hồng Thái nhằm
quảng bá cho hoạt động du lịch nơi đây. Không
chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp của các thửa ruộng bậc
thang, du khách còn có thể được trải nghiệm đi gặt
lúa, hái lê, hái chè.... Điều này tạo cơ hội thuận lợi
cho Hồng Thái phát triển dịch vụ homestay với các
hoạt động du lịch trải nghiệm hấp dẫn.
4.3. Phát huy lợi thế du lịch của huyện Na
Hang cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
trong bối cảnh hội nhập
Với các cảnh quan về tự nhiên, tài nguyên nhân
văn sẵn có, Na Hang có thể xây dựng bảng thời gian
cho các hoạt động du lịch như sau:
Tháng 1- 3: Ngắm hoa lê; tham dự lễ hội lồng
tồng, hội thi bắt cá bằng tay;
Tháng 4 - 6: Thu hoạch chè, thăm quan thác Mơ,
ngắm cảnh hồ Na Hang, thăm khu bảo tồn thiên
nhiên Na Hang; thưởng thức ẩm thực của người dân
địa phương;
Tháng 7 - 8 - 9: Lễ hội Ruộng bậc thang; lễ hội
Ngày hội văn hóa du lịch vùng cao Na Hang; thăm
vườn chè, tìm hiểu quy trình hái chè, chế biến chè;
thu hoạch lê;
Tháng 10 - 12: Ngắm cảnh hồ Na Hang, dã ngoại
khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, thưởng thức ẩm
thực của người dân địa phương...
Song song với các hoạt động du lịch này, một số
dịch vụ đã và đang phát triển ở Na Hang, rất cần chú
trọng tiếp tục ưu tiên phát triển, cụ thể:
* Du lịch tham quan khu bảo tồn thiên nhiên
Na Hang
Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm thăm khu
bảo tồn Na Hang, khám phá thác Mơ và du thuyền
trên hồ Na Hang. Những hoạt động này phụ thuộc
vào sự điều phối của Ban quản lý Khu bảo tồn
thiên nhiên (KBTTN). Người dân sinh sống trong
KBTTN tham gia vào hoạt động du lịch thông qua
hoạt động bán hàng nước, cho thuê trang phục dân
tộc, thuê du thuyền trên sông Những hoạt động
này mới chỉ đem lại thu nhập cho một bộ phận nhỏ
người dân, còn lại đa số cộng đồng nơi đây vẫn dựa
vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong tương lai, Na
Hang có thể tiếp tục liên kết với huyện Lâm Bình
để có thể phát triển hoạt động tham quan KBTTT
kết hợp với du lịch mạo hiểm leo núi và khám phá
hang động.
* Du lịch homestay
Hoạt động dịch vụ homestay bắt đầu phát triển
ở Na Hang từ năm 2016, đến nay được khá nhiều
du khách trong và ngoài nước biết đến. Tại thôn
Nà Khá, xã Năng Khả có 2 hộ gia đình tham gia
dịch vụ homestay, trung bình mỗi hộ có thể đảm bảo
cho trên 20 khách nghỉ/đêm. Giá nghỉ trung bình
cho mỗi khách là 70.000 đồng/ngày/người. Giá này
chưa tính các chi phí ăn, uống, xem biểu diễn văn
nghệ. Tại các bản được đánh giá có khả năng phát
triển du lịch homestay và trải nghiệm không gian
văn hóa bản làng có trên 15 hộ gia đình tham gia
cung cấp nhà nghỉ cộng đồng cùng với đó là các
dịch vụ khác được người dân cung cấp: Biểu diễn
văn nghệ truyền thống, nấu ăn thuê.
Cùng với việc nghỉ lại ở các khu homestay,
người dân ở đây còn cung cấp thêm dịch vụ ăn
uống và biểu diễn văn nghệ truyền thống của địa
phương. Đội văn nghệ chủ yếu do chi hội phụ nữ
của bản thành lập. Trung bình mỗi đội văn nghệ có
6 - 8 thành viên, biểu diễn mỗi tối khoảng 1h - 1,5h
và đội văn nghệ được khách trả 600.000 đồng/tối
- 700.000 đồng/buổi biểu diễn. Các bài biểu diễn
thường là Páo dung của dân tộc Dao, hát Then của
người Tày... Dịch vụ này không những đem lại việc
làm và thu nhập ổn định cho người dân, đặc biệt
là phụ nữ, mà còn gìn giữ được những nét văn hóa
truyền thống của địa phương. Đặc biệt, câu lạc bộ
Bảo tồn văn hóa dân tộc Dao được thành lập năm
2014 truyền dạy và tổ chức biểu diễn các làn điệu
Páo dung, các điệu múa trong nghi lễ tín ngưỡng,
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
150 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
các trò chơi dân gian của người Dao. Chính việc
phát triển du lịch đã thúc đẩy người dân bảo tồn và
khôi phục những lời ca, điệu múa của dân tộc mình.
* Dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông
thôn
Với đặc trưng tự nhiên là nằm ở độ cao 1.287m
so với mặt nước biển, Hồng Thái khá phù hợp cho
sự phát triển của cây chè San Tuyết, cây lê và một số
rau củ quả đặc trưng của vùng nhiệt đới. Đặc biệt,
một số hộ dân nơi đây đã phát triển hợp tác xã Sơn
Trà chuyên cung cấp các sản phẩm chè San Tuyết,
hợp tác xã rau sạch Tân Hợp. Cho đến nay, các hợp
tác xã này đã đưa ra thị trường các loại nông sản
sạch như chè, rau xanh, bí, lê... được ưa chuộng.
Nhiều sản phẩm nông sản đã được du khách mua
về làm quà sau mỗi chuyến đi. Với thuận lợi này,
người dân bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp sạch đưa ra thị trường, nơi đây có thể
phát triển đón khách tham quan vào vườn thu hoạch
rau, hái quả, chụp ảnh, bán các sản phẩm nông
nghiệp. Hoạt động này không những tăng thêm thu
nhập cho người dân, mà còn đa dạng thêm các sản
phẩm du lịch cho địa phương.
Với điều kiện về tài nguyên, các dịch vụ du lịch
cung cấp ở Na Hang, cho đến nay lượng khách du
lịch biết thông tin và tham gia các chuyến du lịch ở
Na Hang đã tăng lên (Hình 1).
Hình 1. Lượng khách du lịch đến Na Hang giai
đoạn 2016-2018
Nguồn: Thống kê huyện Na Hang các năm 2016,
2017, 2018.
Với một số sản phẩm du lịch đặc trưng trên,
lượng du khách đến Na Hang có xu hướng tăng.
Nếu năm 2016 chỉ có 136.526 lượt khách đến Na
Hang, đến năm 2017, lượng khách đã đạt 160.808
lượt. Năm 2018, Na Hang đã đón 188.300 lượt
khách, tăng 14,6% so với năm 2017. Chỉ tính riêng
6 tháng đầu năm 2019, với ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5,
Na Hang đã đón được 28.000 lượt khách du lịch.
Điều này cho thấy, hoạt động du lịch ở Na Hang
được khách du lịch trong và ngoài nước biết tới
ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch vẫn còn đơn
điệu. Trong bối cảnh hội nhập, để thu hút khách du
lịch nội địa và khách quốc tế, du lịch Na Hang còn
gặp rất nhiều khó khăn thách thức và cần có những
giải pháp, hướng đầu tư tập trung để làm nổi bật đặc
trưng sản phẩm du lịch của mình.
5. Thảo luận
Phân tích ở trên cho thấy, Na Hang hiện đang
có thế mạnh trong phát triển du lịch homestay, du
lịch tham quan dã ngoại, du lịch trải nghiệm nông
nghiệp. Theo quy hoạch du lịch của huyện Na Hang,
nơi đây sẽ hình thành một số phân khu chức năng
như Khu lâm viên Phiêng Bung (có sân bay mini,
trường đua ngựa, sân golf, bãi cắm trại), Khu lâm
thủy Cọc Vài (gồm khu biệt thự, đảo nuôi thú, khu
thể thao mạo hiểm, khu câu cá, bến cảng), khu
thể thao trên nước, khu làng văn hóa lịch sử. Tuy
nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển, các
nhà quản lý cần lưu tâm đến vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái cho KBTTN. Chỉ nên xây dựng và
phát triển những phân khu thực sự cần thiết, không
nên xây dựng một cách tràn lan mà dễ đánh mất tính
hoang sơ thiên nhiên của KBTTN.
Trước mắt, nên tiếp tục đầu tư nâng cao chất
lượng của các dịch vụ đã và đang cung cấp tại địa
phương: tham quan dã ngoại KBTTN, homestay,
trải nghiệm nông nghiệp, phát triển thêm du lịch
mạo hiểm khám phá hang động, leo núi.
Từ thực tế tự nhiên và xã hội của địa phương,
chúng tôi đề xuất một số giải pháp có thể triển khai
trong thời gian gần:
- Đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng du
lịch
* Đối với du lịch homestay: Hiện tại một số
điểm du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang mới chỉ
dừng lại ở việc đón khách lưu trú tại gia, xem biểu
diễn văn nghệ truyền thống và thưởng thức ẩm
thực dân tộc. Vì vậy muốn kéo dài thời gian lưu trú
của khách, sử dụng các dịch vụ, tăng doanh thu tại
các điểm du lịch cộng đồng thì trong tương lai, du
lịch cộng đồng cần phát triển các sản phẩm, dịch
vụ như: Hướng dẫn viên địa phương; phục vụ ăn
uống (khách tự chế biến các món ăn truyền thống
và thưởng thức cùng người dân bản địa); cung cấp
dịch vụ chỗ ở/lưu trú; bán hàng thủ công mỹ nghệ,
phục vụ phương tiện đi lại (cho thuê phương tiện
vận chuyển); mở thêm các tour, tuyến du lịch tham
quan các bản làng trong KBTTN.
* Đối với du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông
thôn: Dịch vụ du lịch này có tiềm năng phát triển
ở Hồng Thái, nơi có nhiều hợp tác xã rau sạch,
vườn lê, vườn chè, ruộng bậc thang. Để du lịch trải
nghiệm nông thôn ở Na Hang không bị trùng lặp
với các địa phương miền núi khác, cần nghiên cứu
thiết kế các chương trình du lịch trải nghiệm đặc
thù của địa phương: như đề xuất một mức vé trải
nghiệm nhất định, khách tham gia có thể mang các
sản phẩm nông nghiệp mà họ thu hái được; trồng
các loại rau quả nông nghiệp đặc sản của địa phương
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
151Volume 9, Issue 4
(chẳng hạn mở rộng nâng cao chất lượng vườn lê),
mở rộng dịch vụ thăm quan, chụp ảnh dã ngoại
Trên đây là hai sản phẩm du lịch thế mạnh của
Na Hang, địa phương có thể phát triển du lịch mạo
hiểm, trải nghiệm khu bảo tồn, leo thác. Để phát
triển tốt dịch vụ du lịch này, địa phương cần nghiên
cứu thiết kế thêm các tour đi thăm khu bảo tồn, kết
hợp vào thăm các bản làng ở xung quanh các điểm
du lịch này. Bên cạnh đó, cần kết nối các điểm du
lịch Na Hang với các địa phương khác trong vùng
tạo tuyến du lịch đa dạng nhằm thu hút khách đến
với Na Hang là điều cần được quan tâm.
- Nâng cao năng lực cộng đồng
Đây là giải pháp then chốt trong việc phát triển
DLST cộng đồng. Bởi vì, trong loại hình du lịch
này, bên cạnh yếu tố về tài nguyên thì yếu tố về con
người là rất quan trọng. Mặc dù theo điều tra, chính
quyền địa phương cũng đã tổ chức các khóa đào tạo
ngắn hạn cho những người tham gia làm du lịch ở
địa phương, nhưng chất lượng cũng như hiệu quả
của các chương trình này thực sự chưa như mong
đợi. Hầu hết những người tham gia làm du lịch cũng
như cung cấp các dịch vụ du lịch là làm tự phát, kỹ
năng nghề nghiệp chưa chuyên sâu. Vì vậy, chính
quyền cần có chủ trương mở các khoá đào tạo liên
tục, hướng đến các kỹ năng chuyên nghiệp theo các
mô hình du lịch, cụ thể:
- Du lịch Homestay: Tập huấn người dân cách
đón khách, xây dựng chương trình khi cho khách
nghỉ tại gia đình, đặc biệt, vấn đề đảm bảo vệ sinh
nhà ở, chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt.
- Du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông thôn:
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực người dân địa
phương theo từng chủ đề: lớp giới thiệu kỹ năng đón
khách; lớp giới thiệu kỹ năng thuyết trình hướng
dẫn chăm sóc, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp;
lớp giới thiệu về chế biến sản phẩm nông nghiệp.
- Du lịch tham quan dã ngoại khu bảo tồn, phát
triển thêm du lịch khám phá hang động, leo núi:
Tấp huấn người dân về các bước giới thiệu điểm du
lịch; tập huấn về cách giữ an toàn cho bản thân và
du khách trong cả chuyến du lịch,
Đặc biệt, với một địa phương vùng núi, cơ cấu
dân số đa dạng trong thành phần dân tộc, có nền
văn hóa khác nhau, việc đào tạo nguồn nhân lực là
một việc làm hết sức khó khăn, cần được tiến hành
trong một lộ trình lâu dài, được nghiên cứu và lên
kế hoạch cụ thể, đặc biệt là đối với đội ngũ con em
người dân tộc.
Trong việc đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực:
Tuyển chọn trực tiếp người dân địa phương, đào tạo
cho họ những kỹ năng làm việc trong hoạt động du
lịch. Trong quá trình đào tạo cần đi đôi thực hành
nghiệp vụ và có lồng ghép nâng cao nhận thức cộng
đồng trong bảo tồn tự nhiên, gìn giữ bản sắc văn
hóa cộng đồng.
- Cải thiện vệ sinh môi trường
Theo tiêu chí của DLST, vấn đề môi trường
cần được coi trọng. Để nâng cao chất lượng môi
trường, có thể thực hiện một số việc: (1) Thành lập
các điểm thu gom rác hợp lý, đặc biệt là tại các bản
tham gia cung cấp dịch vụ du lịch homestay; (2)
Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng (người
dân, khách du lịch) về giữ gìn vệ sinh môi trường,
cải tạo nhà vệ sinh cũng như khu vực chăn nuôi;
(3) Tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua việc
xây dựng các ấn phẩm tờ rơi, áp phích, bản đồ,...
nhằm quảng bá thông tin về khu vực, vừa gửi đến
du khách thông điệp bảo vệ môi trường ở điểm đến.
Ngoài ra, ở các điểm du lịch cũng có thể treo khẩu
hiệu, hình ảnh bảo vệ tài nguyên môi trường...
- Giải pháp về quản lý
Cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các ban ngành
có liên quan, đặc biệt là sự thống nhất quản lý ở cấp
địa phương, cấp xã để tạo điều kiện tốt nhất cho du
lịch phát triển. Theo đúng ý nghĩa cốt lõi của DLST
cộng đồng, mỗi địa phương phải có Ban quản lý du
lịch với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng dân cư
đã và đang làm du lịch ở các bản cộng đồng. Ban
quản lý cần phải đưa ra phương hướng hoạt động,
lên kế hoạch phân chia lượng khách du lịch tới từng
hộ gia đình, tránh tình trạng hộ gia đình quá đông
khách, hộ gia đình lại không có khách. Bên cạnh
đó, chính quyền địa phương cần có sự liên kết với
các điểm du lịch ở tỉnh bạn để tránh sự đầu tư chồng
chéo, xây dựng các sản phẩm du lịch na ná nhau,
dẫn đến sự nhàm chán đối với du khách khi tham
gia các chuyến du lịch ở vùng núi.
6. Kết luận
Na Hang là một trong những địa phương miền
núi có điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên và con
người để phát triển du lịch. Với lợi thế đó, Na Hang
đã xác định du lịch là một trong những hướng ưu
tiên cho phát triển kinh tế hiện nay. Các sản phẩm
du lịch chính của Na Hang cần được chú trọng là
thăm quan ngắm cảnh, homestay, trải nghiệm văn
hoá nông nghiệp. Du khách đến với Na Hang có xu
hướng tăng theo thời gian. Trong bối cảnh hội nhập,
bên cạnh thuận lợi thì cũng đặt ra thách thức đối với
Na Hang mà thách thức lớn nhất là xây dựng sản
phẩm du lịch đặc thù riêng của địa phương. Để đáp
ứng được điều này, trước mắt địa phương cần áp
dụng một số giải pháp về đa dạng sản phẩm du lịch,
về đào tạo nguồn nhân lực, về cải thiện và bảo vệ
môi trường, về nâng cao năng lực quản lý. Đặc biệt,
vấn đề liên kết với các địa phương lân cận trong
việc quy hoạch, xây dựng đầu tư du lịch tránh sự
chồng chéo, trùng lặp về sản phẩm du lịch là vấn đề
cũng cần được lưu tâm.
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
152 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
Tài liệu tham khảo
Chung, N. (2020). Du lịch sinh thái khu bảo tồn
thiên nhiên tát kẻ bản bung Na Hang (khu
bảo tồn thiên nhiên Na Hang). Truy cập
ngày 15/5/2020, từ
website:
sinh-thai-khu-bao-ton-thien-nhien-tat-ke-
ban-bung-na-hang
Độ, N. V. (2003). Văn hoá truyền thống các dân
tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang (Chủ
biên). Nxb. Văn hóa Dân tộc.
Taylor, Boo. E. (1990). Ecotourism: the potential
and pitfalls. 2. Washington DC.
Honey, M. (1999). Ecotourism anh Sustainable
development: Who owns paradise?
Linh, G. (2016). Na Hang, tiềm năng du lịch của
mảnh đất xứ Tuyên. Tạp Chí Môi Trường,
Số 3.
Lương, P. T., Quân, H. H., Khánh, N. N., Lanh,
L. V., & Thông, Đ. Q. (2002). Du lịch sinh
thái - những vấn đề lí luận và thực tiễn ở Việt
Nam. Hà Nội: Nxb. Giáo dục.
Khoa, N. Đ. (2015). Phát triển du lịch cộng đồng
huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, số 374, tháng 8/2015,
tr. 51-54.
Quế, V. (2006). Du lịch cộng đồng: Lý thuyết và
vận dụng. Hà Nội: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. (2017). Luật du lịch.
Simpson and Wall. (1999). Enviroment Impact
Assessment for tourism: a discussion and an
Indonesan example.
Thanh, T. Đ., & Hoa, T. T. M. (2014). Giáo trình
địa lý du lịch (T. Đ. Thanh, Chủ biên). Hà
Nội: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thảo, L. B. (1990). Thiên nhiên Việt Nam. Hà
Nội: Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.
Tổng cục Thống kê. (2019). Tổng điều tra dân
số và nhà ở Việt Nam năm 2019. Hà Nội:
Nxb. Thống kê.
Vân, P. T. C. (2018). Cơ sở khoa học cho phát
triển DLST dựa vào cộng đồng huyện miền
núi Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Luận án tiến sỹ
Trường ĐH khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia
Hà Nội.
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, & Tổ chức
bảo tồn thiên nhiên thế giới. (1998). Tuyển
tập báo cáo hội thảo “DLST và phát triển du
lịch bền vững ở Việt Nam. Hà Nội.
Yến, B. T. H. (2008). Du lịch Cộng Đồng. Hà
Nội: Nxb. Giáo dục.
NA HANG COMMUNITY ECOTOURISM
IN THE CONTEXT OF GLOBAL INTERGRATION
Pham Thi Cam Vana
Hoang Thi Le Thaob
Institute of Anthropology
a Email: phuongmauthai249@gmail.com
b Email: nungathao@yahoo.com
Received: 10/8/2020
Reviewed: 09/11/2020
Revised: 12/11/2020
Accepted: 13/11/2020
Released: 20/11/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/447
Abstract
Community ecotourism model is more and more popular
because it aims to link the ability of local communities to exploit
natural resources reasonably and sustainably and to protect the
natural environment. It is also the harmony between economic
benefits and environmental protection. However, it is not only
about protecting the natural environment, community ecotourism
in some localities are being built and developed with the goal of
preserving and promoting the cultural environment. Each locality
has its own characteristics, and strength in community ecotourism
development, so that we cannot impose a common model. We look
forward to understanding and clarifying the potential and the factual
conditions of Na Hang district (Tuyen Quang province) to develop
effective community ecotourism in the context of global integration.
Keywords
Eco tourism; Community tourism; Intergration; Globalization;
Culture.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_lich_sinh_thai_cong_dong_na_hang_trong_boi_canh_hoi_nhap.pdf