Công việc đầu tiên cần thực hiện của giải
pháp này là đưa dự án đến những người dân
sẵng sàng tham gia của xã Phúc Xuân, quy
hoạch khoanh vùng những trang trại, những
khu vườn có đủ tiêu chuẩn thu hút khách.
Thứ hai là đào tạo cung cấp những kiến thức
cơ bản về kinh doanh du lịch cho người dân tại
xã Phúc Xuân. Kiến thức chăm sóc, thu hoạch,
và bảo quản cây công nghiệp, cây ăn quả.
Thứ ba là hỗ trợ giúp đỡ người dân xây dựng
nhà nghỉ, nơi nghỉ ngơi cho khách du lịch
Đa dạng và làm phong phú thêm sản phẩm để
thu hút khách. Xây dựng các điểm du lịch có
thể ứng dụng: vườn, trại, làng nghề.
Thứ tư là cộng tác với các công ty du lịch lữ
hành để tổ chức tốt việc đưa đón khách tới
tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch này.
Thứ năm là thực hiện công tác tuyên truyền,
quảng bá sản phẩm du lịch đến nhiều đối
tượng khách hàng có hoặc sẽ quan tâm tới
loại hình du lịch này.
Để thực hiện được mô hình du lịch dựa vào
cộng đồng cần phải có một quá trình để phát
triển thông qua một số năm và nhiệm vụ thực
hiện của các đối tượng tham gia hoạt động du
lịch này thể hiện trên các bảng phía sau đây.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch sinh thái trong xu thế phát triển du lịch bền vững tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61
51
DU LỊCH SINH THÁI TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÁI NGUYÊN
Hoàng Thị Huệ*, Nguyễn Thị Gấm
Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Phát triển du lịch sinh thái cần phải được gắn với du lịch bền vững, nhằm tạo nên sự cân bằng các
mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du
lịch này, do hệ sinh thái tự nhiên đa dạng và sự kết hợp giao thoa của sinh thái nhân văn. Sự tham
gia của cộng đồng địa phương tại nơi có tài nguyên du lịch là cần thiết làm cho sản phẩm đặc sắc
hơn và môi trường được đảm bảo bền vững do người dân nhận thức được lợi ích từ những tài
nguyên này mang lại.
Từ khóa: du lịch sinh thái, du lịch bền vững, Thái Nguyên
DU LỊCH SINH THÁI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Hiện nay du lịch đã phát triển với tốc độ ngày
càng nhanh và trở thành ngành kinh tế trọng
điểm của nhiều nước trên thế giới. Trong
những năm gần đây Việt Nam đã có sự nhận
thức đúng đắn về phát triển lâu dài ngành du
lịch, tại Đại hội Đảng IX đã có nghị quyết về
phát triển ngành du lịch trong “Định hướng
phát triển các ngành” như sau:
Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế
về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống
văn hoá, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong
nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm
đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực.
Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối
mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan
tâm của nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Đây là một khái niệm rộng được
hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Một số
người cho rằng “du lịch sinh thái” đơn giản
được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ
ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn rất quen
thuộc. Hoặc nhìn ở góc độ rộng hơn thì quan
niệm du lịch sinh thái là du lịch thiên nhiên,
mọi hoạt động du lịch gắn với thiên nhiên,
liên quan tới thiên nhiên, như: tắm biển, nghỉ
dưỡng, thám hiểm đều là du lịch sinh thái.
Các loại hình du lịch
Nguån gèc
Sơ đồ1. Vị trí của loại hình du lịch sinh thái*
*
Tel: 0912660588
Du lÞch
dùa vµo
thiªn nhiªn
- NghØ d−ìng
- Tham quan, nghiªn cøu
- M¹o hiÓm
- ThÓ thao
- Th¾ng c¶nh
- Vui ch¬i gi¶i trÝ
-v.v..
-Gi¸o dôc
n©ng cao
nhËn thøc
- Cã tr¸ch
nhiÖm b¶o tån
- Tham quan, nghiªn cøu
- Hµnh h−¬ng lÔ héi
- Vui ch¬i gi¶i trÝ
Du lÞch
dùa vµo
v¨n ho¸
Sinh
th¸i
Nguồn: Phạm Trung Lương (2002)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61
52
Tuy nhiên có những ý kiến lại quan niệm du
lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh
thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại
và phát triển của các hệ sinh thái, có trách
nhiệm với môi trường nơi diễn ra các hoạt động
du lịch và chúng cần có tính bền vững .
Có thể thấy cho đến nay có rất nhiều khái
niệm xoay quanh du lịch sinh thái, được hiểu
theo nhiều góc độ khác nhau nhưng đa số các
ý kiến tại các diễn đàn quốc tế đều cho rằng
du lịch sinh thái là loại hình du lịch với những
hoạt động có nhận thức mạnh mẽ về thiên
nhiên và ý thức trách nhiệm với xã hội - đó là
việc không làm ảnh hưởng đến các khu bảo
tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi
trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc
sống của cộng đồng người dân địa phương.
Về nội dung, du lịch sinh thái là loại hình du
lịch tham quan, thám hiểm đưa du khách đến
những môi trường còn tương đối nguyên vẹn,
về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để
tìm hiểu nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền
văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du
khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát
triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái ở Việt Nam là lĩnh vực mới
được nghiên cứu từ giữa thập kỷ của thế kỷ
XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc
biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch môi
trường. Để thống nhất về khái niệm cơ sở cho
công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn
phát triển du lịch sinh thái, Tổng cục du lịch
Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc
tế như : ESCAP, WWF, IUCN có sự tham
gia của các chuyên gia, các nhà khoa học
quốc tế và Việt Nam về du lịch sinh thái và
các lĩnh vực có liên quan, tổ chức Hội thảo
quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển
Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến
9/9/1999 . Hội thảo đã đưa ra được định nghĩa
về du lịch sinh thái ở Việt Nam là:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực
bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
[Phạm Trung Lương (2002)]
Trong điều kiện thực tiễn kinh doanh du lịch
hiện nay, rất nhiều nước đã sớm đề ra phương
châm đúng đắn là tổ chức và quản lý du lịch
phải thực sự bền vững đã sớm được nhiều ý
kiến ủng hộ và là mục tiêu phấn đấu của
nhiều nước. Tổ chức Du lịch thế giới – WTO
đã có định nghĩa về du lịch bền vững như sau:
“Du lịch bền vững là sự phát triển các hoạt
động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại
của du khách và người dân sở tại trong khi vẫn
quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triển hoạt
động của du lịch trong tương lai. Du lịch bền
vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài
nguyên nhằm thoả mãn những nhu cầu về kinh
tế, xã hội, thẩm mỹ của con người, trong khi
đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa
dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái
và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con
người.” [Hoàng Thị Huệ (2004)].
Như vậy từ định nghĩa trên ta có thể thấy du
lịch sinh thái phải gắn với du lịch bền vững,
là điều kiện để phát triển bền vững, luôn đề
cập đến việc bảo tồn, quan tâm đến cộng đồng
và mang tính giáo dục.
Duy tr× môc tiªu kinh tÕ Gi¶m thiÓu « nhiÔm
T¹o tÝnh bÒn v÷ng vÒ T¹o tÝnh BV cho
kinh tÕ Nguån tµi nguyªn
Sơ đồ 2. Vai trò của hệ thống du lịch bền vững
- KÕt hîp hµi hoµ gi÷a hÖ thèng sinh th¸i
vµ hÖ thèng kinh tÕ.
- Tho¶ m·n môc tiªu: sinh th¸i+ kinh tÕ
HÖ thèng
kinh tÕ
HÖ thèng du lÞch
bÒn v÷ng
Duy tr× Ých lîi l©u dµi cña céng ®ång ®Þa
ph−¬ng + Kh¸chdu lÞch+Ngµnh du lÞch
HÖ thèng
sinh th¸i
[Nguồn: Phạm Trung Lương
(2002)]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61
53
ĐIỀU KIỆN, YÊU CẦU ĐỂ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI THÁI NGUYÊN
1. Điều kiện và yêu cầu để phát triển du
lịch sinh thái
Du lịch sinh thái ngày càng trở nên phổ biến và
phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới nhờ
những đặc trưng riêng của nó.
Loại hình du lịch này thường lấy các khu bảo
tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ môi trường làm
địa điểm du lịch. Cho nên khi tổ chức du lịch
sinh thái thì phải có trách nhiệm với các khu
bảo tồn, nơi có sinh vật quí hiếm, đồng thời
ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên hệ sinh
thái môi trường và nâng cao tính thẩm mỹ.
Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại
hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo
dục cao về môi trường và sinh thái thông qua
những hướng dẫn viên, có kiến thức và
nghiệp vụ lành nghề, có chứa đựng mối tác
động qua lại giữa con người và thiên nhiên
hoang dã cộng với ý thức được giáo dục nhằm
biến chính những khách du lịch thành những
người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường.
Phát triển du lịch sinh thái làm giảm tối thiểu
tác động của khách du lịch đến văn hoá và
môi trường, đảm bảo cho địa phương được
hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại
và cần chú trọng đến những đóng góp tài
chính cho việc bảo tồn thiên nhiên.
Do đó, khi quy hoạch hay thiết kế khu du lịch
sinh thái các nhà quản lý cần nắm vững 4 yêu
cầu sau:
- Thứ nhất, yếu tố sinh thái môi trường đặc
thù: Khu du lịch sinh thái phải tồn tại cho một
hệ sinh thái tự nhiên nhất định với tính đa
dạng sinh thái cao, có đủ sức hấp dẫn khách
du lịch sinh thái .
- Thứ hai, về nguyên tắc "Thẩm mỹ sinh
thái": Lượng rác hữu cơ ngoại lai do du
khách và người phục vụ thải ra cần có dự
tính và khống chế một cách khoa học và hợp
lý. Ngoài ra, việc quy hoạch, bố trí chỗ ăn
uống, nghỉ ngơi và đi lại tham quan trong
khu vực du lịch cũng cần được tính toán, cân
nhắc trên cơ sở điều tra, khảo sát thực
nghiệm để làm sao không làm mất cân bằng
sinh thái của khu du lịch.
Tóm lại, mục tiêu duy nhất của các nguyên
tắc trên là nhằm phát triển du lịch sinh thái
bền vững, tức là có sự cân bằng giữa các mục
tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong
khuôn khổ các nguyên tắc và giá trị đạo đức.
+ Về mục tiêu kinh tế cần đảm bảo du lịch sinh
thái thật sự đem lại lợi ích kinh tế cho nhân
dân địa phương, đồng thời đảm bảo sự công
bằng xã hội, lợi ích cộng đồng trong phân phối
thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái ở vùng
thiên nhiên sử dụng khai thác du lịch. Tránh
việc dân cư địa phương được thuyết phục từ bỏ
săn bắt, chặt cây, phá rừng để bảo vệ thiên
nhiên, bảo vệ rừng nhằm hưởng lợi từ nguồn
du lịch nhưng thật ra phần lớn lợi nhuận đã
chạy vào "túi" các công ty tổ chức kinh doanh
du lịch sinh thái và các doanh nghiệp đầu tư
phát triển du lịch ở địa phương.
+ Về mục tiêu xã hội, sự phát triển du lịch rất
dễ dẫn đến những mâu thuẫn, bất hoà giữa
truyền thống văn hoá bản địa và văn hoá
ngoại lai do du khách mang đến, hoặc giữa
sinh hoạt của dân địa phương và sự xáo trộn
do du khách tạo ra, hoặc do sự ưu tiên phục
vụ cho khách du lịch (nhấn mạnh vào du
khách và những nhu cầu của họ) hơn là cho
cư dân địa phương v.v...
Vì vậy phát triển du lịch sinh thái cần nghiên
cứu hạn chế tối đa mối bất hoà, mâu thuẫn
này. Ngoài ra, phát triển du lịch sinh thái
phải gắn với việc nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường sinh thái của khách du lịch và
cộng đồng dân cư địa phương.
+ Về mục tiêu môi trường, phát triển du lịch
sinh thái không được làm tổn hại, ô nhiễm
môi trường tự nhiên do hoạt động du lịch
mang lại. Đồng thời, ngày càng phát huy vai
trò của môi trường đối với sự sống của con
người thông qua sự phục hồi, bảo vệ, cải tạo
môi trường sinh thái một cách khoa học và
hợp lý bảo đảm tính hợp lý, tính thẩm mỹ
sinh thái, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường xung quanh.
Thứ ba, nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác
động có thể của hoạt động du lịch sinh thái
đến tự nhiên và môi trường cần phải tuân thủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61
54
chặt chẽ các quy định về "sức chứa". Khái
niệm sức chứa được hiểu trên bốn khía cạnh:
- Khía cạnh vật lý: Sức chứa được hiểu là số
lượng tối đa mà du khách mà khu vực có thể
tiếp nhận, liên quan đến tiêu chuẩn tối thiểu
về không gian mà mỗi du khách cần .
- Khía cạnh sinh học: Sức chứa được hiểu là
giới hạn lượng khách mà nếu lớn hơn sẽ vượt
quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm
xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động
của du khách và tiện nghi của họ gây ra (có
ảnh hưởng tới sinh hoạt của muông thú, xói
mòn đất, ...).
- Khía cạnh tâm lý: Sức chứa được hiểu là
giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản
thân du khách sẽ bắt đầu thấy khó chịu vì sự
"đông đúc" và hoạt động của họ bị ảnh hưởng
bởi sự có mặt của các du khách khác.
- Khía cạnh xã hội, sức chứa là giới hạn về
lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện
những động tác tiêu cực của hoạt động du lịch
đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã
hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của
cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ,
xâm nhập.
- Khía cạnh quản lý, sức chứa được hiểu là
lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả
năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới
hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân
viên, trình độ và phương tiện quản lý ... ) của
khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu
của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm
soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ ảnh
hưởng đến môi trường và xã hội.
Thứ tư, thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết
của khách du lịch. Việc thoả mãn mong muốn
của khách DLST về những kinh nghiệm, hiểu
biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa
thường rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần
thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành
DLST. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng
du khách có vị trị quan trọng chỉ đứng sau
công tác bảo tồn những gì họ tham quan.
Bảng 3. Một số tiêu chuẩn về địa điểm tổ chức du lịch sinh thái
Tiêu chuẩn Các điều kiện thích hợp
1 -Có đối tượng tham
quan, nghiên cứu đặc thù,
đặc hữu
- Khu vực có cảnh quan sinh thái hấp dẫn, lạ mắt
- Các khu bảo tồn phải có các loài động, thực vật đặc trưng, điển hình cho
khu vực; hoặc có các loài quí hiếm đối với thế giới hoặc đối với Việt Nam.
2- Có điều kiện nghiên
cứu khoa học
-Có lán nghỉ ngơi trên đường đi tham quan, nghiên cứu.
-Có nơi làm việc được bố trí thích hợp và tiện nghi cho những nhà nghiên
cứu khoa học
3 - Có hệ thống giao thông
đi lại thuận tiện
- Có đường đi lại trong khu bảo tồn.
- Có thể kết hợp nhiều loại phương tiện tham quan
4 - Có dịch vụ du lịch và
an toàn
- Có nơi nghỉ ngơi, ăn uống
- Có các dịch vụ du lịch khác: Chụp ảnh, quay phim, phòng chiếu phim...
- Bảo đảm thông tin liên lạc nhanh chóng trong khu vực.
- Có dịch vụ chăm sóc y tế.
[Nguồn: Hoàng Thị Huệ (2004)]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61
55
2. Những điều kiện để Thái Nguyên phát
triển du lịch sinh thái
Trước hết, trên mảnh đất này đã hội tụ nhiều
tiềm năng du lịch phong phú, gồm: sinh thái tự
nhiên rất đa dạng, rừng và đất rừng chiếm tới
67% diện tích với sự kết hợp động thực vật
giao thoa nhiều miền đặc trưng của vùng rừng
núi Việt Bắc, của nền văn hoá lúa nước; sinh
thái nông nghiệp là vùng đồi chè trung du tạo
nên tấm thảm xanh ngút, là các vùng đồi -
trang trại cây ăn quả phong phú mùa nào thức
nấy; sinh thái nhân văn thật đặc sắc với nhiều
lễ hội truyền thống của các dân tộc, với nền
văn hoá cổ được phát hiện ở Thần Sa, nổi bật
lên là chất hội tụ ngược xuôi, chất tiếp xúc
miền xuôi lên - miền ngược xuống với cấu trúc
tộc người trong tỉnh là: Tày là thổ dân, Việt ở
dưới xuôi lên, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chí,
Cao Lan, Mèo, Hoa, ... từ trên núi Bắc xuống .
Ngoài ra, các điều kiện như: đường giao
thông đi lại, hệ thống thông tin liên lạc,
điều kiện nghiên cứu và các dịch vụ phục
vụ khác đều cơ bản phù hợp với hoạt động
du lịch sinh thái.
Trong quy hoạch thì khu hồ Núi Cốc có đầy
đủ điều kiện về hệ sinh thái đa dạng để xây
dựng thành trung tâm du lịch sinh thái và từ
trung tâm này có thể phát triển ra một số
tuyến điểm du lịch khác.
Theo kết quả điều tra trong đề tài “Một số
giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Thái
Nguyên” của tác giả, tiềm năng du lịch Thái
Nguyên được đánh giá như trên bảng 4.
- Điểm số đánh giá từ 0 đến 4 cấp độ tăng dần.
- Hệ số cấp đánh giá từ 1 đến 4 theo mức độ
tăng dần.
- Điểm đánh giá = Điểm số đánh giá x Hệ số
cấp bậc.
Với kết quả đánh giá tổng hợp các yếu tố như
trên, có thể thấy tiềm năng du lịch ở địa bàn
Thái Nguyên rất lớn và có nhiều điều kiện
thuận lợi hỗ trợ sự phát triển của ngành trong
những năm kế tiếp trong tương lai.
Tại Thái Nguyên đã hình thành nền công
nghiệp phát triển phong phú, điển hình là một
trong những trung tâm công nghiệp nặng của
cả nước hoạt động ở các ngành: luyện kim
đen, luyện kim mầu, cơ khí chế tạo, khai thác
mỏ với tài nguyên khoáng sản dồi dào mà rất
cần ngành du lịch kèm theo.
Du lịch Thái Nguyên còn lan toả ra các
vùng xung quanh và người dân am hiểu
trong miền nó đại diện làm thủ phủ. Nhớ
đến Thái Nguyên là người ta nhớ đến Thái –
Hà - Tuyên, thấy được cả Việt Bắc rộng lớn
và hùng vĩ.
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
Có rất nhiều giải pháp để phát triển du lịch
sinh thái, tuy nhiên tác giả tập trung chủ yếu
vào du lịch cộng đồng hay còn gọi là du lịch
dựa vào cộng đồng là cách tốt nhất để vừa
làm du lịch vừa duy trì giữ gìn bản sắc văn
hoá và môi trường sinh thái.
Nhờ sự tham gia của cộng đồng địa phương
tại nơi có tài nguyên du lịch mà các sản phẩm
trở nên đặc sắc hơn, rõ nét của vùng trung du
miền núi phía Bắc thêm vào đó môi trường
sinh thái sẽ bảo vệ và có kế hoạch khai thác
đảm bảo bền vững hơn do người dân sẽ nhận
thức được những lợi ích mà mình sẽ nhận
được từ chính quê hương mình.
Bảng 4. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái ở Thái Nguyên
Các chỉ tiêu đánh giá Điểm số
đánh giá
Hệ số
cấp bậc
Điểm
đánh giá
Độ hấp dẫn 4 3 12
Thời gian hoạt động du lịch 3 3 9
Sức chứa khách 4 2 8
Độ bền vững của môi trường tự nhiên 3 1 3
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 2 2 4
Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch 4 2 8
Tổng cộng 44
(Nguồn: Tổng hợp kết quả đánh giá năm 2004)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61
56
Việc thực hiện giải pháp mô hình du lịch cộng
đồng nhằm đạt được một số mục tiêu sau:
- Tạo thuận lợi cho việc bảo tồn giá trị tài
nguyên thiên nhiên và nhân văn góp phần
phát triển bền vững khu du lịch nâng cao
trình độ và nhận thức cho cộng đồng dân cư
tại khu vực này.
- Giải quyết được công ăn việc làm cho một
bộ phận lớn người dân địa phương. Góp phần
phát triển kinh tế địa phương, tạo thu nhập
cho cộng đồng dân cư tại địa phương.
- Khuyến khích cộng đồng xây dựng và tạo ra
các sản phẩm du lịch đặc trưng và xây dựng
nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện tốt
hơn cho đời sống cộng đồng dân cư.
Cơ sở để xây dựng mô hình này
- Chủ trương của Tổng cục Du lịch lấy ngày
du lịch 29 tháng 7 năm 2004 với chủ đề “Du
lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ”.
- Những cộng đồng dân cư ở một số nơi như
vùng ven hồ Núi Cốc và khu vực lân cận vốn
có giá trị văn hoá bản địa lâu đời thể hiện
trong canh tác trồng trọt và đời sống sinh
hoạt của họ .
- Hệ sinh thái nông nghiệp có sẵn ở nơi đây
được định hình cho hai loại cây chính là cây
chè và cây ăn quả .
- Tận dụng nguồn lực dồi dào sẵn có về lao
động và các yếu tố khác của địa phương vào
hoạt động du lịch .
- Thu nhập chính của người dân nơi đây chủ
yếu là từ canh tác và trồng cây nông nghiệp,
nếu sử dụng vào mục đích du lịch thu nhập sẽ
tăng cao hơn nhiều lần .
- Các vườn cây ăn quả đặc sản vùng đồi đang
được người dân phát triển mạnh. Hiện nay tỉnh
có gần 4.000 ha cây ăn quả với nhiều loại đặc
sản miền nhiệt đới như : Mít, chuối, nhãn, vải,
na, mơ, dứa, bưởi, hồng không hạt
- Chè là cây công nghiệp lâu năm được canh tác
từ rất sớm trên mảnh đất này, được trồng nhiều
ở vùng Tân Cương, Đại Từ và một số vùng
khác với diện tích trên 9.000 ha đạt sản lượng
gần 10.000 tấn chè có giá trị xuất khẩu, đã hình
thành lên một thương hiệu chè nổi tiếng " chè
Thái " được rất nhiều người biết đến.
- Dựa trên mong muốn của người dân địa
phương muốn được đóng góp và hưởng một
phần lợi ích từ các hoạt động du lịch tại quê
hương mình. Cơ sở giải pháp bước đầu được
hoạch định cho một số hộ dân xã Phúc Xuân
ở vùng ven hồ Núi Cốc, nơi đây đã đạt một số
điều kiện về tự nhiên và nhân văn để phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng:
Thứ nhất là, xã Phúc Xuân nằm ở khu vực
ven hồ Núi Cốc cảnh quan rất đẹp, không khí
trong lành, các hộ gia đình sống chủ yếu ở
trên các đồi cao hoặc các sườn đồi, núi thoai
thoải xung quanh là các vườn cây ăn trái
xum xuê, đồi chè lâu năm, và xen lẫn là các
khu vực rừng phòng hộ keo, bạch đàn. Tại xã
còn khoảng 40 ha là rừng có nguồn gốc và
gần 200 ha rừng có nguồn gốc nhân tạo và
vườn cây ăn quả ...
Thứ hai là, điều kiện giao thông khá thuận lợi
mặc dù có đèo dốc nhưng đã được trải nhựa
phẳng phiu đi lại dễ dàng và bên cạnh đó
trong một vài năm tới giao thông góp phần
thuận tiện hơn cho khách du lịch khi con
đường ven hồ dài gần 10 km nối khu phía
Nam và phía Bắc của hồ Núi Cốc chạy ngang
qua xã Phúc Xuân được hoàn thành sẽ thúc
đẩy mạnh mẽ mô hình du lịch này tại nơi đây.
Thứ ba là, xã có gần 50 hộ gia đình trong đó
chủ yếu là người Kinh (chiếm 93%) và mặc
dù khu vực có nhiều dân tộc anh em cùng
sinh sống về mặt phong tục, văn hoá có
những nét đặc trưng khác nhau nhưng về cơ
bản họ đều là những hộ thuần nông cần cù
chịu khó, cùng có tập quán trồng lúa nước,
chăm sóc cây ăn quả, và chăn nuôi lợn gà
theo quy mô gia đình nên người dân luôn có ý
thức, sẵng sàng tham gia các dự án của địa
phương để làm cải thiện và nâng cao cuộc
sống của gia đình mình.
Các nội dung của giải pháp
* Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở bảo
tồn văn hoá truyền thống ở vùng hồ Núi Cốc
dựa trên mô hình du lịch cộng đồng sau đây:
+ Công nghiệp chè:
Trong tương lai cần có kế hoạch khai thác
những đồi chè tại một số vùng chè nổi tiếng
như: Đại Từ, Tân Cương để phục vụ du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61
57
Khuyến khích những chủ đồi chè xây dựng
vườn đồi của mình thành những điểm tham
quan cho du khách mà vẫn giữ được năng suất
vốn có. Người dân địa phương có thể nhận
khoán chăm sóc và thu hái chè ở những phần
đồi của hợp tác xã quy hoạch cho du lịch.
Tại các điểm du lịch có thể hướng dẫn du
khách tới thăm những đồi chè được bà con ở
xã Phúc Xuân chăm sóc từ nhiều năm qua.
Khu này đã có sẵn một số cây che bóng cho
cây chè cần có thêm lán nghỉ chân cho du
khách, chỉ cần xây dựng đơn giản giữa vùng
đồi, trong lúc dừng chân được mời uống chè
giữa bạt ngàn màu xanh nối tiếp nhau tạo
thành một tấm thảm lớn của những đồi chè
tạo nên ấn tượng khó quên về chuyến du lịch
này của mình .
Một số điểm nên có khu chế biến chè thủ
công vốn là cách chế biến truyền thống nơi
đây của bà con để thoả mãn nhu cầu tìm hiểu
văn hoá chè Việt Nam của khách du lịch và
cũng là phương pháp lưu giữ hương vị chè cổ
truyền vốn có của nó hoặc phương pháp ướp
chè để có hương hoa sen, hương nhài, hoa
bưởi... Tại đây du khách có thể thực hành xao
chè, xem trực tiếp các công đoạn chế biến.
Hiện nay trong khu du lịch hồ Núi Cốc có
một doanh nghiệp kinh doanh sản xuất chè là
doanh nghiệp chè Hoàng Bình – có thương
hiệu lớn nên có sự cộng tác chặt chẽ với các
khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
và các điểm đến du lịch để có thể phục vụ đối
tượng khách du lịch, xây dựng nơi trưng bày
sản phẩm và nơi thưởng thức chè cho du
khách khi dừng chân nơi đây.
Tham gia và hưởng ứng các lễ hội trà kết hợp
với các hội chợ để giới thiệu sản phẩm du lịch
này, đặc biệt là Festival trà quốc tế vào tháng
11 năm 2011 với tham gia của hơn 30 nước
trên thế giới có văn hóa trà.
+Trang trại vườn đồi:
Nơi đây vốn được người dân địa phương phát
triển của số loại cây phù hợp với đất đồi, đã
tạo nên các vườn cây sum suê hoa trái vùng
nhiệt đới, mùa nào thức nấy như: Mít, vải,
nhãn, na, hồng không hạt... Tuy nhiên trong
khi thu hoạch người dân ở đây rất vất vả cho
việc tiêu thụ sản phẩm, bán tại chỗ cho dân
buôn thì bị ép giá, vận chuyển đi xa thì khó
khăn do tính chất nhanh hỏng của sản phẩm
và phương tiện vận chuyển không linh hoạt
nên có một phương thức tiêu thụ được sản
phẩm ngay tại vườn cho du khách tương tự du
lịch miệt vườn thì sẽ tạo điều kiện rất tốt cho
người dân địa phương.
Việc quy hoạch các trang trại vườn đồi phục
vụ khách du lịch là một hướng đi mới nhằm
mục đích tiêu dùng sản phẩm tại chỗ và tăng
giá trị sản phẩm lên nhiều lần. Trước hết cần
xây dựng các trang trại riêng biệt cho từng
loại cây ăn quả chứ không để tổng hợp nhiều
loại cây tận dụng các thời vụ như bây giờ, có
như thế chủ nhà vườn mới tập trung kiến thức
trồng trọt chuyên canh cho giống cây đó
nhằm tạo sản phẩm chất lượng cao mới thu
hút được quan tâm của du khách vào hệ sinh
thái nông nghiệp này.
Trong các khu trang trại này cần bố trí hợp lý
khu vực ươm cây giống, khu cây trồng lâu
năm cho trái tốt, khu lán nghỉ chân cho du
khách, mời du khách nếm trái ngay tại vườn
tạo cho du khách không khí thân mật gắn bó
và yêu thích loại hình du lịch này. Tuy nhiên
để xây dựng được mô hình du lịch này phải
cần có thời gian để phát triển, ngoài các hộ
gia đình có đất thổ cư thì cần có chế độ giao
đất phát triển cây nông nghiệp cho người dân
sử dụng hoặc chế độ thuê đất trong thời gian
dài. Bên cạnh đó nông dân cũng cần hỗ trợ
về vốn và kỹ thuật canh tác cho loại cây
trồng này.
+ Làng nghề truyền thống:
Mô hình phát triển làng nghề truyền thống
cũng là một nét văn hoá bản địa trong loại
hình du lịch sinh thái đã được nhiều địa
phương áp dụng thành công. Tại đây tuy
không có những sản phẩm truyền thống lâu
đời nhưng một số sản phẩm thủ công của
người dân quanh vùng cũng có thể tạo ra sự
ưa thích cho du khách như: Mật ong và các
sản phẩm chế xuất, các sản phẩm đan lát từ
mây tre, cọ... Nên phát triển các sản phẩm này
theo hướng kinh doanh hàng lưu niệm, hàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61
58
đặc sản của địa phương vừa đa dạng thêm sản
phẩm du lịch vừa tạo công ăn việc làm cho
cộng đồng nơi đây.
+ Trồng rừng:
Hồ Núi Cốc được coi là lá phổi xanh của
thành phố với hơn 11.000 ha đất rừng, trong
những năm qua lực lượng kiểm lâm đã phối
hợp cùng với người dân trong vùng trồng
được 2.547 ha rừng phòng hộ đầu nguồn tuy
nhiên chế đãi ngộ cho người dân chưa được
thoả đáng nên với diện tích che phủ khu vực
đạt 35 % vẫn còn rất thấp so với tiêu chuẩn
của một tỉnh miền núi (60- 70%) bên cạnh đó
hiện tượng chặt phá rừng đầu nguồn lấy gỗ
vẫn còn xảy ra.
Để làm tốt công tác trồng và bảo vệ rừng cần
phải khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
địa phương để họ có công ăn việc làm từ đó
giáo dục được ý thức tầm quan trọng của rừng
sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Việc giao khoán
trồng và chăm sóc rừng cần có chế độ đãi ngộ
hợp lý rõ ràng để người dân tin tưởng hơn và
có thể mạnh dạn nhận khoán. Họ có thể nhận
tiền công chăm sóc hoặc được phép khai
thác định kỳ những cây lâm nghiệp làm
nguyên liệu cho nhà máy giấy. Thêm vào đó
rừng còn phục vụ cho du lịch sinh thái nên
người dân cần được hưởng một phần lợi ích
từ thu nhập này.
Một số sản phẩm thuỷ sản từ hồ Núi Cốc đã
đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể, đó là sản
lượng cá có thể đạt 600 – 800 tấn cá/năm, rất
thích hợp với việc nuôi cá mè to, cá trắm. Các
món ăn được chế biến tại chỗ từ đặc sản vùng
hồ này đã được nhiều du khách ưa thích.
Xây dựng kết hợp các tuor du lịch nghỉ dưỡng
ở nơi đây khá thuận lợi nhờ một số điều kiện
về môi trường tự nhiên, không khí trong lành
và thoáng, thêm vào đó du khách có thể tiêu
khiển bằng hình thức câu cá trên hồ hoặc
tham quan vùng nuôi trồng thuỷ sản hay các
rừng cây trên đảo.
Ngành du lịch cần tư vấn và hỗ trợ những hộ
dân tham gia dự án du lịch cộng đồng những
kiến thức cơ bản về kinh doanh du lịch và
kinh doanh những khu nhà nghỉ đơn giản
(homestay) đủ tiêu chuẩn ngay trong phần đất
của mình để phục vụ nhu cầu cần chỗ nghỉ rẻ
tiền cho du khách tham gia du lịch cộng đồng.
* Xây dựng các tour kết hợp: du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái :
dựa trên điều kiện sẵn có như cảnh quan, môi
trường, khí hậu và văn hoá bản địa nơi đây để
hình thành các tour du lịch kết hợp là rất phù
hợp, nên chú ý những xu thế mới mà du
khách đang muốn thoả mãn như: tour yên
tĩnh, tour nấu ăn, tour học nghề ...
Để thực hiện được các tour du lịch dựa vào
cộng đồng thì ngoài thái độ sẵn sàng tham gia
của một số hộ gia đình tại xã Phúc Xuân thì
cần có sự hỗ trợ từ phía ngành du lịch và một
số cơ quan có chức năng khác, người dân
cần được đào tạo những kiến thức cơ bản về
đón khách, nấu ăn, chăm sóc vườn cây, phục
vụ nhu cầu ăn nghỉ của khách tại nhà của
mình và các tiêu chuẩn về vệ sinh và chất
lượng thực phẩm.
* Huy động tối đa khả năng về con người cơ
sở kỹ thuật của cộng đồng địa phương vào
việc phục vụ hoạt động du lịch
- Để sự tham gia của người dân địa phương
làm nòng cốt cho chiến lược này cần phải tạo
công ăn việc làm cho con em họ, để họ được
hưởng một lợi ích từ nguồn tài nguyên phục
vụ cho du lịch này họ sẽ không phá rừng lấy
gỗ hay lấn đất ven hồ trồng cây ăn quả ...
- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú,
khách sạn, và các dịch vụ hỗ trợ du lịch cần
phải lưu ý: Cần tận dụng triệt để nguồn lực tại
địa phương, đó có thể là nguồn lực lao động,
hoặc các thiết bị, vật liệu xây dựng... để vừa
tạo ra công ăn việc làm cho người dân sở tại,
cải thiện đời sống của họ từ đó giáo dục,
tuyên truyền cho họ tầm quan trọng của việc
nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên
quý giá của địa phương mình sẽ đơn giản dễ
dàng hơn.
Cần chú ý đến việc đào tạo những người dân
địa phương có năng lực để họ có thể trở thành
những hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động
du lịch trên mảng đất quen thuộc của mình.
- Tăng cường việc tổ chức, phục hồi các lễ
hội văn hoá, các trò chơi dân gian, các điệu
hát điệu múa, các phong cách ẩm thực ; duy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61
59
trì làng nghề thủ công, mỹ nghệ, những phong
tục tập quán tốt đẹp và những loại hình nghệ
thuật đặc sắc của dân tộc để tạo sự đặc trưng
riêng của sản phẩm du lịch tại nơi đây.
Bên cạnh đó còn tạo ra được ấn tượng của
vùng sinh thái cho du khách khi họ được hoà
mình vào thiên nhiên thưởng thức đặc sản núi
rừng Việt Bắc như: Cơm lam, măng đắng,
trám rừng – một phong cách ẩm thực riêng.
Đây là loại hình du lịch có liên quan và phụ
thuộc nhiều vào tài nguyên thiên ở khu vực
lãnh thổ do đó cần lấy sự tham gia của người
dân địa phương làm nòng cốt trong một số
như: bảo vệ môi trường, hướng dẫn tuyên
truyền giáo dục môi trường cho khách, phục
vụ trong các khu du lịch, nhà nghỉ, nhà hàng...
vừa tạo công ăn việc làm vừa nâng cao đời
sống cho họ đồng thời còn có tác dụng giáo
dục, dễ dàng thuyết phục người dân địa
phương nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
* Thực hiện giáo dục và phát triển cộng đồng:
- Thông báo cho cộng đồng địa phương về
những lợi ích trước mắt và lợi ích tiềm tàng của
việc phát triển du lịch đem lại cho địa phương.
- Tăng cường nâng cao nhận thức dân trí và
huấn luyện về chuyên môn sinh thái tại các khu
du lịch trọng điểm cho người dân địa phương.
- Tôn trọng nhu cầu nguyện vọng của cộng
đồng địa phương được cùng điều hành và
tham gia hoạt động du lịch. Tạo công ăn việc
làm ổn định thông qua việc cho phép bán những
đồ thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ẩm thực truyền
thống hoặc vận chuyển khách, hàng hoá, phục
vụ cho du khách những nhà trọ với mức giá rẻ
và quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn .
- Khuyến khích nhân dân địa phương tham
gia đóng góp ý kiến và triển khai thực hiện
các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch
và tận dụng kinh nghiệm và các nguồn tri
thức cộng đồng trong việc bảo vệ các nguồn
tài nguyên trên địa bàn của họ. Khuyến khích
phát triển các làng nghề truyền thống, phát
huy các giá trị văn hoá địa phương như: các lễ
hội, trò chơi dân gian... nhằm giữ vững văn
hoá bản địa.
- Kết hợp các chương trình quốc gia như: Xoá
đói giảm nghèo, nhận khoán trồng và chăm
sóc rừng để ngăn ngừa những hành vi gây ra
do cầu thiết yếu của cuộc sống làm mất đi sự
phát triển bền vững.
Công việc đầu tiên cần thực hiện của giải
pháp này là đưa dự án đến những người dân
sẵng sàng tham gia của xã Phúc Xuân, quy
hoạch khoanh vùng những trang trại, những
khu vườn có đủ tiêu chuẩn thu hút khách.
Thứ hai là đào tạo cung cấp những kiến thức
cơ bản về kinh doanh du lịch cho người dân tại
xã Phúc Xuân. Kiến thức chăm sóc, thu hoạch,
và bảo quản cây công nghiệp, cây ăn quả.
Thứ ba là hỗ trợ giúp đỡ người dân xây dựng
nhà nghỉ, nơi nghỉ ngơi cho khách du lịch
Đa dạng và làm phong phú thêm sản phẩm để
thu hút khách. Xây dựng các điểm du lịch có
thể ứng dụng: vườn, trại, làng nghề...
Thứ tư là cộng tác với các công ty du lịch lữ
hành để tổ chức tốt việc đưa đón khách tới
tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch này.
Thứ năm là thực hiện công tác tuyên truyền,
quảng bá sản phẩm du lịch đến nhiều đối
tượng khách hàng có hoặc sẽ quan tâm tới
loại hình du lịch này.
Để thực hiện được mô hình du lịch dựa vào
cộng đồng cần phải có một quá trình để phát
triển thông qua một số năm và nhiệm vụ thực
hiện của các đối tượng tham gia hoạt động du
lịch này thể hiện trên các bảng phía sau đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS.Phạm Trung Lương (2002) Du lịch
sinh thái : Những vấn đề về lý luận và thực tiễn
phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo Dục.
[2]. Sở Thương mại Du lịch tỉnh Thái Nguyên
(2003), Báo cáo kết quả đề tài khoa học cấp tỉnh :
“Đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp
nhằm khai thác tiềm năng những khu du lịch
trọng điểm theo hướng phát triển bền vững ở
tỉnh Thái Nguyên”.
[3]. Hoàng Thị Huệ (2004) “Một số giải pháp
phát triển du lịch sinh thái tại Thái Nguyên”,
Luận văn Cao học Quản trị Kinh doanh.
[4]. Hoàng Thị Huệ (2009) “Phát triển kinh tế
dịch vụ bằng nâng cao chất lượng sản phẩm tại
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở Thái Nguyên”,
B2007 – TN06 – 04.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61
60
Sơ đồ: Quy trình công việc thực hiện trong mô hình du lịch dựa vào cộng đồng
Năm thực hiện
Công việc thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1)Công tác quy hoạch các khu vườn
đồi, khu trang trại đủ tiêu chuẩn
2)Đào tạo cho người dân kiến thức cơ
bản về du lịch
3)Giúp đỡ cho người dân những kiến
thức phát triển kinh tế trang trại,
chăm sóc vườn cây, đón khách, nấu
ăn ...
4)Hỗ trợ và tạo điều kiện về nguồn
vốn, kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất tại khu vực địa phương
đã quy hoach
5)Cộng tác với các công ty kinh
doanh du lịch trong và ngoài tỉnh .
Đồng thời tăng cường quảng bá du
lịch tới thị trường mục tiêu
Bảng: Công việc của các đối tượng tham gia mô hình du lịch
Đối tượng Công việc tham gia
1.Các cơ quan, ban
ngành quản lý
- Quy hoạch quản lý khu du lịch trên cơ sở đánh giá tiềm năng du lich.
- Cho người dân vay vốn xây dựng cơ sở vật chất.
- Cung cấp kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng
- Đào tạo cho người dân kiến thức du lịch, bảo vệ môi trường, đón khách
- Quảng bá sản phẩm du lịch đến nhiều đối tượng khách hàng
- Khảo sát điểm du lịch để có kế hoạch khai thác hợp lý
2.Các công ty kinh
doanh du lịch
- Tham gia khảo sát điểm du lịch để có kế hoạch kinh doanh
- Cùng tham gia đào tạo cho người dân địa phương những kiến thức
cần thiết.
- Xây dựng các tour hấp dẫn khách du lịch
- Xúc tiến quảng bá tại thị trường mục tiêu của mình
3.Người dân địa
phương
- Tham gia du lịch để cải thiện đời sống và nâng cao sự hiểu biết
của mình.
- Tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chăm sóc cây, con,
đón và phục vụ khách du lịch.
- Tích cực ứng dụng công nghệ mới vào mô hình kinh tế của mình
- Thực hiện chu đáo các dịch vụ của mình
- Tham gia hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ tài
nguyên của địa phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dulichsinhthaitrongxuthephattrien_6515.pdf