Bảng thống kê chung đã cho thấy có lẽ do
sự phong phú về chủng loại phòng mà chi
phí cho thuê phòng ở TPHCM khá cao. Chỉ
thấp hơn so với Hà Nội nhưng lại nhỉnh
hơn so với các tỉnh được nghiên cứu. Chi
phí đi lại ở Thành phố khá rẻ. Chi phí mua
hàng tuy cao nhưng lại thấp hơn nhiều so
với Quảng Nam. Thành phố cần tìm hiểu
thêm hoạt động mua sắm của khách du
lịch khi đến Quảng Nam để tìm ra bài học
cho mình. Theo quan điểm của các chuyên
gia du lịch, hoạt động mua hàng của khách
không những đóng góp vào nguồn thu của
quốc gia mà còn là công cụ tiếp thị hàng
hóa, tiếp thị du lịch rất mạnh mẽ.
Như vậy, các phân tích trên đã cho thấy du
lịch TPHCM đang giữ vai trò then chốt
trong sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên kết quả trên cũng cho thấy
Thành phố đang mất dần lợi thế và dường
như đã bỏ quên nguồn thu lớn từ lượng
khách nội địa, Thành phố cần xây dựng
những sản phẩm du lịch đặc thù và tìm
hiểu thêm về hoạt động mua sắm của
khách du lịch tại các tỉnh thành
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, nguồn lực và thực trạng phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 5(177)-201322
DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
NGUỒN LỰC VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
NGUYỄN LAN HƯƠNG
TÓM TẮT
Với những thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở
hạ tầng, vốn và nhân lực, du lịch TPHCM
đã có những đóng góp quan trọng trong sự
phát triển của du lịch Việt Nam. Bài viết
phân tích các nguồn lực tạo nên sự phát
triển, đánh giá thực trạng và đề xuất các
giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững
của du lịch TPHCM.
TPHCM có những lợi thế về vị trí địa lý, khí
hậu, lại là một trung tâm văn hóa, giáo dục,
thương mại, giao thông của cả nước nên
đã trở thành một trong những thành phố đi
đầu trong du lịch Việt Nam. Trong giai
đoạn 2006-2011, Thành phố đã đón
khoảng 60% lượng khách quốc tế đến Việt
Nam. Doanh thu du lịch của Thành phố
chiếm 43% doanh thu du lịch cả nước và
đóng góp 11% vào GDP của Thành phố
(Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2011).
1. THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC TẠO
NÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Tài nguyên du lịch
TPHCM nằm ở tọa độ địa lý 10º22'13"-
11º22'17" vĩ độ Bắc và 106º01'25"-
107º01'10" kinh độ Đông, phía Bắc giáp
Tây Ninh, Bình Dương, phía đông giáp
Đồng Nai, phía Nam giáp biển Đông và
Tiền Giang, phía Tây giáp Long An. Vị trí
này là một trong những yếu tố giúp Thành
phố trở thành trung tâm trung chuyển giữa
các tỉnh trong vùng và kết nối vùng với thế
giới.
Khí hậu Thành phố có hai mùa rõ rệt. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thành phố
thuộc vùng không có gió bão. Nhiệt độ
trung bình năm 27,55ºC. Đây là khí hậu lý
tưởng để khai thác du lịch quanh năm.
Thành phố có hàng trăm sông ngòi, kênh
rạch; có rừng ngập mặn Cần Giờ với 15km
bờ biển và 69 cù lao lớn nhỏ chứa đựng
các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh
học cao; có vườn cò Thủ Đức mà lúc cao
điểm lên tới 2.000 con, v.v. Tuy nhiên, có
lẽ do đầu tư phát triển và quảng bá chưa
tương xứng mà những tài nguyên thiên
nhiên này vẫn chưa thực sự thu hút đối với
du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh các địa điểm du lịch thiên nhiên,
Thành phố đã kết hợp với các nhà đầu tư
xây dựng những công viên, khu sinh thái
như Thảo Cầm Viên, Suối Tiên, Công viên
Văn hóa Đầm Sen, Khu Du lịch Bình Quới-
Thanh Đa, Khu Du lịch Văn Thánh. Tuy số
lượng công viên và khu sinh thái của
Thành phố nhiều nhất nước nhưng do sự
cũ kỹ, thiếu đầu tư cải tạo lớn theo xu
hướng mới nên các công viên và khu sinh
thái tuy vẫn hấp dẫn đối với du khách các
tỉnh nhưng đã trở nên nhàm chán đối với
Nguyễn Lan Hương. Thạc sĩ. Trung tâm Nghiên
cứu Kinh tế Viện Khoa học Xã hội vùng Nam
Bộ. Nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
NGUYỄN LAN HƯƠNG – DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 23
Biểu đồ 1. Tỷ lệ khách quốc tế đánh giá ấn tượng tốt về phong cảnh đẹp tại địa phương
46.50% 48.10%
75.90%
50.60%
32%
59.40% 57.90%
32.90%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
TP.Hà Nội Hải Phòng Quảng
Ninh
Huế Đà Nẵng Quảng
Nam
Khánh
Hòa
TP.HCM
người dân Thành phố và cũng không hấp
dẫn đối với khách du lịch quốc tế.
Cùng với Địa đạo Củ Chi, hệ thống 11 bảo
tàng, các công trình kiến trúc tôn giáo như
nhà thờ Đức Bà và chùa Ngọc Hoàng, các
kiến trúc công cộng trước thập niên 1970
như Chợ Bến Thành, Ủy ban Nhân dân
Thành phố, Dinh Độc Lập, và các công
trình kiến trúc hiện đại như khu đô thị Phú
Mỹ Hưng, hầm Thủ Thiêm, tháp Tài chính,
v.v. đang là những điểm đến yêu thích của
du khách trong và ngoài nước.
Biểu đồ 1 cho thấy trong 8 thành phố thì
lượng khách trả lời “một trong những lý do
khiến khách nước ngoài đến du lịch
TPHCM vì phong cảnh đẹp” chỉ chiếm
32,9%, cao hơn Đà Nẵng và thấp hơn 6
tỉnh thành được nghiên cứu. Như vậy,
cảnh quan không phải là thế mạnh của du
lịch Thành phố.
Bên cạnh việc thăm viếng cảnh quan thiên
nhiên và các công trình văn hóa thì sự hiện
hữu của các trung tâm mua sắm cao cấp
như Vincom, Diamon Plaza, Parkson Plaza;
hệ thống siêu thị như Coopmart, Big C; hệ
thống chợ bình dân ở khắp các quận
huyện; hệ thống các cửa hàng thời trang,
đồ lưu niệm trải khắp các cung đường; các
phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường,
sân khấu; hệ thống các nhà hàng, quán
ăn đã làm thỏa mãn nhu cầu mua sắm
và vui chơi giải trí của khách du lịch đến
Thành phố.
Để tạo thêm những điểm nhấn văn hóa
cho riêng mình, chính quyền Thành phố đã
tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa
như Ngày hội Du lịch, Lễ hội Trái cây Nam
Bộ, Liên hoan Món ngon các nước;
Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh -
100 điều thú vị”, Đường hoa Nguyễn Huệ.
Điều đáng tiếc đối với du lịch Thành phố là
mặc dầu có 52/54 dân tộc của Việt Nam
đang cư trú tại đây, nhưng du lịch Thành
phố vẫn chưa đầu tư, khai thác hiệu quả
sự phong phú và đa đạng của các lễ hội,
cũng như các công trình kiến trúc, phong
tục tập quán, văn hóa ẩm thực của các
dân tộc.
1.2. Nhân lực du lịch
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch TPHCM, năm 2009, số cán bộ,
nhân viên có trình độ đại học của du lịch
Thành phố là 7.425 người, chiếm 21,63%
lao động trong ngành du lịch của Thành
phố. Trong đó chỉ có khoảng 825 người
được đào tạo chuyên ngành du lịch.
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010.
NGUYỄN LAN HƯƠNG – DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH24
Đến cuối năm 2010, trong khi Hà Nội có
1.534 hướng dẫn viên được cấp thẻ thì
Thành phố có 1.650 người được cấp thẻ
hướng dẫn viên quốc tế. Tuy nhiên, theo
điều tra mới đây của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch TPHCM thì hơn 70% các
doanh nghiệp trong ngành du lịch của
Thành phố thiếu hụt lao động chất lượng
cao. 30% doanh nghiệp cho rằng ngoại
ngữ kém là nguyên nhân làm giảm sút tính
cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố.
1.3. Cơ sở hạ tầng du lịch
Năm 2001, toàn Thành phố có 187 doanh
nghiệp lữ hành đăng ký hoạt động thì đến
năm 2010 đã tăng thêm thành 655 doanh
nghiệp. Trong đó lữ hành quốc tế là 337
doanh nghiệp (chiếm 42,1% so với cả
nước) và lữ hành nội địa là 318 doanh
nghiệp (chiếm 38%) (Nguyễn Cao Trí,
2011). Trong 20 doanh nghiệp lữ hành
hàng đầu Việt Nam năm 2011 thì đã có
đến 7 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 5
doanh nghiệp lữ hành nội địa đóng tại
Thành phố.
Việc Thành phố dẫn đầu cả nước về số
lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế, đứng
đầu về số doanh nghiệp được vinh danh
hàng năm cộng với số lượng khách quốc
tế đến Thành phố hàng năm lên tới trên
60% lượng khách đến Việt Nam đã nói lên
chất lượng và khả năng phục vụ của các
doanh nghiệp lữ hành Thành phố.
Để phục vụ được lượng khách du lịch đông
đảo, các doanh nghiệp Thành phố đã đầu
tư rất nhiều vào cơ sở lưu trú (Xem Bảng 1).
Số liệu thống kê cho thấy số cơ sở lưu trú
và số buồng lưu trú của TPHCM luôn dẫn
đầu cả nước và lớn hơn 45% so với Hà nội
(Hà Nội là thành phố có năng lực lưu trú
đứng nhì cả nước).
Để thỏa mãn nhu cầu lưu trú của mọi loại
khách, các doanh nghiệp Thành phố đã
xây dựng hệ thống khách sạn từ 1 đến 5
sao nhiều nhất nước (Xem Bảng 2).
Mặc dù tổng số lượng khách đến TPHCM
đứng sau Hà Nội nhưng khả năng cung
cấp phòng tất cả các hạng đều lớn hơn Hà
Nội từ 0,7 đến 10 lần. Trong danh sách
khách sạn 4 và 5 sao đoạt giải thưởng du
lịch Việt Nam thì đã có trên 50% đóng tại
TPHCM. Số liệu trên đã thể hiện sự đi đầu
về chất lượng cũng như số lượng trong cơ
sở vật chất du lịch của Thành phố.
Các khách sạn lớn như Renaissance
Riverside, Ommi, Legend, Sofitel Plaza,
Saigon Prince, New World, Sheraton, Hyatt
Park đều có hệ thống đặt phòng toàn
cầu, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ phong
phú, đa dạng, có khả năng tổ chức những
hội nghị, hội thảo lớn. Tuy nhiên, hầu hết
Bảng 1. Cơ sở lưu trú – Buồng lưu trú của Việt Nam và TPHCM giai đoạn 2005-2008
Năm
Cơ sở lưu trú Buồng lưu trú của cả nước
Cả nước TPHCM Hà Nội Cả nước TPHCM Hà Nội
2005 7.603 641 352 150.105 18.323 10.281
2006 8.516 641 352 150.105 18.323 10.281
2007 9.633 980 643 189.436 25.000 13.392
2008 10.638 1.350 779 205.979 32.500 17.360
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2012.
NGUYỄN LAN HƯƠNG – DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 25
các khách sạn này đều có vốn của các tập
đoàn nổi tiếng của thế giới như Accor của
Pháp, Metric của Singapore, Norfolk của
Australia, v.v.
Đối với khách sạn từ 3 sao trở xuống, cách
đây 4 đến 5 năm thì chất lượng chưa đều,
một số khách sạn có trang thiết bị lâu đời,
dịch vụ và phong cách phục vụ chưa tốt.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây khách sạn 3
sao của Thành phố đã có nhiều chuyển
biến.
Bên cạnh hệ thống khách sạn được xếp
loại thì hệ thống khách sạn chưa xếp loại
hoạt động nhiều khởi sắc. Chất lượng
phong phú, giá cả đa dạng. Tuy nhiên hệ
thống đặt phòng qua mạng chưa thật sự
phát triển.
1.4. Giao thông vận tải
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và hệ
thống sân bay, đường sắt, đường thủy,
đường bộ phát triển nên Thành phố trở
thành đầu mối giao thông của cả miền Nam
và là một trong hai thành phố có lượng
khách quốc tế trung chuyển lớn nhất nước.
Giao thông đường không. Thành phố có
sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi
trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích
và công suất nhà ga. Tuy nhiên, so với các
sân bay quốc tế trong khu vực thì sân bay
Tân Sơn Nhất vẫn còn nhiều yếu kém. Hệ
thống cơ sở vật chất của sân bay tuy đã
được từng bước hiện đại hóa nhưng chưa
đồng bộ và ngày càng xuống cấp; trình độ
và tính kỷ luật của bộ phận không lưu còn
yếu nên ảnh hưởng đến sự an toàn của
các chuyến bay; sự lộn xộn trong công tác
sắp xếp đưa đón khách đã làm cho Sân
bay Tân Sơn Nhất chưa tạo được ấn
tượng tốt trong lòng du khách.
Giao thông đường sắt. Thành phố có hệ
thống đường sắt kết nối giao thông từ Nam
ra Bắc. Trong Thành phố có hai nhà ga
chính là Sóng Thần, Sài Gòn và một số
nhà ga nhỏ như Thủ Đức, Bình Triệu. Tiện
lợi là vậy, thế nhưng do hệ thống đường
sắt cũ kỹ, không được nâng cấp (không
gian sử dụng chật hẹp, trang thiết bị cũ kỹ,
điều kiện vệ sinh hạn chế), thời gian di
chuyển lâu, giá thành cao v.v. đã làm cho
phương tiện đường sắt không thể thu hút
khách du lịch. Hiện tại, giao thông đường
sắt TPHCM chỉ chuyên chở khoảng 0,6%
khối lượng hành khách.
Giao thông đường bộ. Thành phố có 6 bến
xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa
ngõ ra vào. Hiện nay, doanh thu vận
Bảng 2. Khách sạn của TPHCM và cả nước năm 2008
Hạng khách sạn
Số khách sạn Số buồng khách sạn
Cả nước TPHCM Hà Nội Cả nước TPHCM Hà Nội
Khách sạn 5 sao 31 13 9 8.196 3.972 2.829
Khách sạn 4 sao 90 8 6 10.950 1.260 113
Khách sạn 3 sao 175 32 21 12.524 2.466 1.782
Số khách sạn từ 3 đến 5 sao 296 53 36 31.670 7.698 4.724
Số khách sạn 1 đến 2 sao và
chưa xếp hạng 10.104 935 176 175.344 17.353 4.128
Tổng số 10.400 988 212 207.014 25.051 8.852
Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 2012; Tổng cục Du lịch, 2011.
NGUYỄN LAN HƯƠNG – DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH26
chuyển hành khách bằng đường bộ đang
chiếm 99% lượng khách vận chuyển của
các phương tiện. Tuy nhiên, cũng như
nhiều tỉnh thành trong cả nước, sự xuống
cấp của các bến xe, tình trạng sang khách,
đón khách bừa bãi đang là vấn đề lớn của
ngành giao thông vận tải.
Hệ thống đường bộ của Thành phố có
nhiều cải tiến trong những năm gần đây.
Vỉa hè, hệ thống tín hiệu, bảng báo, camera
và các chương trình điều tiết giao thông
đang ngày càng phát huy tác dụng trong
điều hành giao thông. Tuy nhiên với mật độ
dân số đông, sự tăng trưởng dân số nhanh,
công tác qui hoạch yếu thì dường như hệ
thống đường bộ đang phải chịu quá tải.
Hiện tượng tắc nghẽn giao thông hàng giờ
tại khu vực nội thành và các tuyến đường
quốc lộ chính đang là vấn đề bức xúc
không chỉ cho ngành du lịch mà cả người
dân Thành phố. Để giải quyết vấn đề giao
thông đô thị, Thành phố đang đầu tư cho
hệ thống giao thông công cộng như mạng
lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm.
1.5. Vốn
Theo Niên giám thống kê Việt Nam và
TPHCM, trong khi tổng vốn đầu tư của cả
nước năm 2010 là 830.278 tỷ đồng thì vốn
đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố
gần 142.101 tỷ đồng, bằng 17,1% cả nước.
Trong khi cả nước có tỷ lệ huy động vốn
nội địa của các tổ chức, doanh nghiệp
ngoài nhà nước là 35,2% thì Thành phố lại
có tỷ lệ huy động đến 43,4%. Đối với vốn
đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ huy động cũng
xấp xỉ so với cả nước, hơn 18%.
Như vậy, lượng vốn thu hút đầu tư nhiều
nhất nước đã cho thấy thế mạnh về vốn
của Thành phố. Tỷ lệ vốn đầu tư của các
loại hình doanh nghiệp của Thành phố đã
cho thấy thực tế đáng mừng là kinh tế
Thành phố không bị lệ thuộc bởi các nhà
đầu tư nước ngoài và cũng không phụ
thuộc nhiều vào ngân sách quốc gia. Tuy
nhiên, đối với ngành du lịch thì dường như
các nhà đầu tư nội địa cũng không thể hiện
được rõ sức mạnh về vốn của mình. Hầu
hết các khách sạn 4 và 5 sao của Thành
phố đều thuộc các tập đoàn lớn của nước
ngoài. Điều này tuy nói lên được sức hấp
dẫn của du lịch Thành phố nhưng cũng thể
hiện khả năng hạn chế của các doanh
nghiệp nội địa. Các khách sạn 3 sao thì đa
số có sự tham gia cổ phần của Nhà nước.
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước mới chỉ
giữ vai chủ đạo trong hệ thống nhà nghỉ và
khách sạn từ 3 sao trở xuống.
Như vậy, phân tích nguồn lực phát triển du
lịch TPHCM đã cho thấy Thành phố đang
có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch.
Tuy nhiên, hầu như các lợi thế này đều
chứa đựng tính thiếu ổn định và chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững của du
lịch trong tương lai.
2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Lượt khách đến TPHCM
Với những lợi thế đặc thù, Thành phố hiện
đang thu hút lượng khách quốc tế nhiều nhất
nước (Xem Bảng 3).
Mặc dù số lượng khách vẫn gia tăng hằng
năm và tỷ trọng khách quốc tế đến Thành
phố luôn lớn hơn 57% của cả nước, nhưng
sự tăng trưởng lượt khách của Thành phố
chậm hơn so với cả nước. Trong giai đoạn
2005-2011, du khách quốc tế của cả nước
tăng trưởng 10,54% trong khi Thành phố
chỉ tăng trưởng 10,09%. Nếu như năm
NGUYỄN LAN HƯƠNG – DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 27
Bảng 3. Lượt khách quốc tế đến Việt Nam và TPHCM giai đoạn 2005-2011
Năm
Lượt khách đến
Việt Nam
(triệu lượt)
Tỷ lệ tăng trưởng
khách đến Việt Nam
(%)
Lượt khách
đến TPHCM
(triệu lượt)
Tỷ lệ tăng
trưởng khách
đến TPHCM
(%)
Tỷ lệ khách đến
TPHCM so với khách
đến Việt Nam
(%)
2005 3,48 2,00 57,51
2006 3,58 3,05 2,35 17,50 65,58
2007 4,23 18,03 2,70 14,89 63,84
2008 4,24 0,15 2,80 3,70 66,10
2009 3,77 -10,94 2,66 -5,00 70,51
2010 5,05 33,86 3,10 16,54 61,39
2011 6,01 19,09 3,50 12,90 58,20
Tăng trưởng bình quân (%) 10,54 10,09
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2012) và tính toán của tác giả.
2009 lượt du khách đến TPHCM chiếm
70% cả nước thì đến năm 2011 chỉ chiếm
58,2% cả nước. Sự sút giảm này báo hiệu
sự vươn lên vượt bậc của một số tỉnh
thành trong phát triển du lịch nhưng cũng
là dấu hiệu cảnh báo về sự mất dần lợi thế
của Thành phố nếu không tạo ra được “vật
hấp dẫn du lịch” đặc thù (Xem Bảng 4).
Khách nội địa đến TPHCM chiếm 22,68%
của cả nước và mức tăng trưởng bình
quân là 17,52% đã cho thấy sức hấp dẫn
của TPHCM. Tuy nhiên nếu so sánh với
lượt khách của Hà Nội và tốc độ tăng
trưởng của Hà Nội thì khả năng thu hút
khách nội địa của Thành phố có phần yếu
hơn. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng với
vai trò là Thủ đô, là trung tâm chính trị của
một nước, Hà Nội sẽ có nhiều lợi thế hơn
Thành phố trong việc thu hút khách du lịch
hội họp.
Lượng cầu đa dạng, phong phú, cùng với
lượng khách có thu nhập cao chiếm tỷ
trọng lớn đã góp phần thúc ép các doanh
nghiệp du lịch Thành phố nâng cao chất
Bảng 4. Lượt khách nội địa của Việt Nam và TPHCM giai đoạn 2005-2009
Năm
Lượt khách
đến Việt Nam
(triệu lượt)
Tỷ lệ tăng
trưởng
(%)
Lượt khách
đến Hà Nội
(triệu lượt)
Tỷ lệ tăng
trưởng
(%)
Lượt khách
đến TPHCM
(triệu lượt)
Tỷ lệ tăng
trưởng
(%)
Tỷ lệ lượt khách
của TPHCM so
với cả nước (%)
2005 16,0 4,23 3,00 18,75
2006 17,5 9,38 4,90 15,83 3,80 26,67 21,71
2007 19,2 9,71 5,40 10,20 4,55 19,74 23,70
2008 20,5 6,77 7,67 42,03 5,40 18,68 26,34
2009 25,0 21,95 9,20 19,95 5,67 5,00 22,68
Tăng trưởng bình quân
(%) 11,95 22,07 17,52
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch ( 2012) và tính toán của tác giả.
NGUYỄN LAN HƯƠNG – DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH28
Bảng 5. Thu nhập du lịch của Việt Nam và TPHCM giai đoạn 2005-2009, tỷ đồng
Năm
Thu nhập
du lịch của
Việt Nam
Tỷ lệ tăng
trưởng của
Việt Nam (%)
Thu nhập
du lịch của
Hà Nội
Tỷ lệ tăng
trưởng của
Hà Nội (%)
Thu nhập
du lịch của
TPHCM
Tỷ lệ tăng
trưởng của
TPHCM (%)
Tỷ lệ thu nhập
của TPHCM so
với Việt Nam (%)
2005 30.000 11.248 13.350 44,50
2006 51.000 70,00 13.950 24,02 16.200 21,35 31,76
2007 56.000 9,80 15.000 7,53 24.000 48,15 42,86
2008 64.000 14,29 23.800 58,67 31.000 29,17 48,44
2009 70.000 9,38 31.000 30,25 30.000 -3,23 42,86
Tăng trưởng
bình quân (%) 25,87 30,12 23,86
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch ( 2012) và tính toán của tác giả.
Bảng 6. Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế xếp theo khoản chi, USD
Bình quân
chung
Tổng
số
Thuê
phòng
Ăn uống Đi lại tại
Việt Nam
Tham
quan
Mua
hàng
Vui
chơi
Y tế Chi
khác
Hà Nội 155,8 57,1 28,5 27 8 25,7 5 0,3 4,4
Đà Nẵng 110,29 32,16 22,39 28,65 5,11 14,64 1,98 1,02 4,34
Quảng Nam 134,31 30,84 23,79 10,77 12,8 43,2 6,57 3,51 2,82
TPHCM 145,89 47,53 29,98 13,14 9,28 27,24 5,08 1,34 12,29
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010.
lượng để đáp ứng nhu cầu. Chất lượng
dịch vụ của du lịch Thành phố luôn là tấm
gương để so sánh với dịch vụ du lịch của
các tỉnh thành. Có lẽ đó cũng là lý do mà
trong 10 doanh nghiệp lữ hành tốt nhất của
Việt Nam thì đã có 7 doanh nghiệp thuộc
về Thành phố.
2.2. Thu nhập du lịch của TPHCM
Hàng năm Thành phố đón trên 60% lượt
khách quốc tế và 23% lượt khách nội địa
của Việt Nam. Hà Nội chỉ đón gần 32%
lượt khách quốc tế và 32% lượt khách nội
địa. Thế nhưng năm 2009, thu nhập tạo
nên từ du lịch của Thành phố lại đứng sau
Hà Nội và tỷ lệ tăng trưởng bình quân của
thu nhập từ du lịch Thành phố cũng thấp
hơn Hà Nội và cả nước. Phải chăng khả
năng kích thích khách tiêu xài của Thành
phố kém hơn Hà Nội hay Thành phố đang
bỏ quên một nguồn thu lớn từ nhu cầu
đông đảo của du lịch nội địa?
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm
2010, nghiên cứu trên 9.287 lượt khách
quốc tế tại 13 tỉnh thành có du lịch phát
triển của Việt Nam, chi tiêu để thuê phòng
bình quân một ngày ở Thành phố rẻ hơn
Hà Nội, trong khi các khoản chi để mua
sắm, vui chơi, tham quan, ăn uống trong
một ngày lại nhiều hơn Hà Nội. Điều đó
chứng tỏ về tổng quan đối với khách quốc
tế thì Thành phố vẫn có sự hấp dẫn chi
tiêu hơn Hà Nội. Như vậy sự thua kém về
thu nhập của Thành phố so với Hà Nội rất
có thể bắt nguồn từ sự thua kém về lượng
khách nội địa mặc dù chi tiêu bình quân
của khách nội địa chưa cao (Xem Bảng 5,
Bảng 6).
NGUYỄN LAN HƯƠNG – DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 29
Bảng thống kê chung đã cho thấy có lẽ do
sự phong phú về chủng loại phòng mà chi
phí cho thuê phòng ở TPHCM khá cao. Chỉ
thấp hơn so với Hà Nội nhưng lại nhỉnh
hơn so với các tỉnh được nghiên cứu. Chi
phí đi lại ở Thành phố khá rẻ. Chi phí mua
hàng tuy cao nhưng lại thấp hơn nhiều so
với Quảng Nam. Thành phố cần tìm hiểu
thêm hoạt động mua sắm của khách du
lịch khi đến Quảng Nam để tìm ra bài học
cho mình. Theo quan điểm của các chuyên
gia du lịch, hoạt động mua hàng của khách
không những đóng góp vào nguồn thu của
quốc gia mà còn là công cụ tiếp thị hàng
hóa, tiếp thị du lịch rất mạnh mẽ.
Như vậy, các phân tích trên đã cho thấy du
lịch TPHCM đang giữ vai trò then chốt
trong sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên kết quả trên cũng cho thấy
Thành phố đang mất dần lợi thế và dường
như đã bỏ quên nguồn thu lớn từ lượng
khách nội địa, Thành phố cần xây dựng
những sản phẩm du lịch đặc thù và tìm
hiểu thêm về hoạt động mua sắm của
khách du lịch tại các tỉnh thành.
KẾT LUẬN
Được hỗ trợ bởi những lợi thế về điều kiện
tự nhiên, về nguồn nhân lực, về vốn và kết
cấu hạ tầng, du lịch TPHCM đã và đang
giữ vai trò then chốt trong sự phát triển của
du lịch Việt Nam. Tuy nhiên để du lịch
Thành phố phát triển bền vững thì Thành
phố phải quan tâm đến các vấn đề như
đầu tư xây dựng mới và đầu tư nâng cấp
các tài nguyên du lịch hiện có; xây dựng
vật hấp dẫn du lịch đặc thù; nâng cao chất
lượng và số lượng nhân lực du lịch; xây
dựng cơ chế thu hút vốn đầu tư hiệu quả
của mọi thành phần kinh tế đặc biệt là kinh
tế ngoài nhà nước; đầu tư, sắp xếp, nâng
cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; học
hỏi các mô hình mua sắm hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh. 2012.
Niên giám thống kê.
www.pso.hochiminhcity.gov.vn.
2. Nguyễn Cao Trí. 2011. Nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch
TPHCM đến năm 2020. Trường Đại học Kinh tế.
3. Tổng cục Thống kê. 2010. Kết quả điều tra
chi tiêu của khách du lịch năm 2009.
www.gso.gov.vn.
4. Tổng cục Thống kê. 2012. Niên giám
thống kê. www.gso.gov.vn.
5. Tổng cục Du lịch. 2011. Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030. www.itdr.org.vn.
6. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. 2012.
7. World Economic Forum. 2011. The Travel
& Tourism Competitiveness Report 2011.
www.weforum.org.
8. www.hochiminhcity.gov.vn/.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17366_59564_1_pb_4924.pdf