uyện Giao Thủy có tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái và cộng đồng với VQG Xuân
Thuỷ rộng 7.100ha; có nhiều điểm di tích danh
thắng, có 3 cụm di tích được cấp hạng quốc gia
và 22 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
Kết quả điều tra cho thấy các vấn đề về cơ
sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống tương
đối tốt. Tuy nhiên, du khách vẫn còn băn khoăn
với thái độ phục vụ, mức độ xảy ra sai sót trong
quá trình phục vụ, điều kiện vệ sinh và việc chế
biến đồ ăn ngon tại các nhà nghỉ, khách sạn,
nhà dân tham gia hoạt động du lịch, sự an toàn
về con người và tài sản. Hầu hết người dân chỉ
nói bằng tiếng Việt nên khi giao tiếp phải sử
dụng cử chỉ hành động. Từ khi có du lịch sinh
thái cộng đồng (giai đoạn 2000 - 2012) diện tích
đất liên quan đến các hoạt động du lịch tăng
636,24ha.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định: thực trạng và giải pháp sử dụng đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
J. Sci. & Devel. 2015, Vol. 13, No. 2: 235-244
Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 2: 235-244
www.vnua.edu.vn
235
DU LỊCH THEO HƯỚNG SINH THÁI VÀ CỘNG ĐỒNG
TẠI HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT
Doãn Quang Hùng1, Nguyễn Thanh Trà2, Nguyễn Ích Tân3
1NCS khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Email*: nitan@vnua.edu.vn
Ngày gửi bài: 12.11.2014 Ngày chấp nhận: 11.03.2015
TÓM TẮT
Du lịch sinh thái và cộng đồng sẽ góp phần đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững, thúc đẩy hội nhập và
giao thoa văn hóa. Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Giao Thuỷ, nơi có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và nhiều
di tích danh thắng. Kết quả điều tra 400 du khách và 400 người tham gia hoạt động du lịch cho thấy: du khách đánh
giá rất cao các điểm di tích danh thắng, các khu bảo tồn thiên nhiên của huyện. Các vấn đề về cơ sở hạ tầng, cơ sở
lưu trú, dịch vụ ăn uống được đánh giá tốt. Tuy nhiên, du khách còn băn khoăn về tiện nghi và trang thiết bị hiện đại
trong phòng nghỉ; khả năng ứng phó khi xảy ra sai sót trong phục vụ; khả năng giải đáp thắc mắc của du khách; điều
kiện vệ sinh; sự an toàn về con người và tài sản khi du lịch tại huyện Giao Thủy. Trong giai đoạn 2000 - 2012, diện
tích đất liên quan đến các hoạt động du lịch tăng 636,24ha. Để phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng cần thực
hiện các giải pháp: quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch; có cơ chế, chính sách phù hợp; tăng tuyên truyền,
quảng bá và phát huy nguồn nội lực của địa phương.
Từ khóa: Du lịch, cộng đồng, sử dụng đất, sinh thái, Giao Thủy
Community Based Ecotourism in Giao Thuy District, Nam Dinh Province:
Current Status and Solutions for Land Use
ABSTRACT
Community based ecotourism will contribute to ensure sustainable socio-economic development, integration and
cross-cultural intersection. The research was conducted in Giao Thuy district where attractive natural scenes and
charming relics are located. Surveying 400 tourists and 400 individuals engaging in tourism services showed that
visitors highly appreciated historical relics and reserved natural areas of the district. The related infrastructure, hotel
accommodation, food services are in well rated. However, visitors were concerned about the comfort and facilities,
response to errors in service and feedback to tourists’ questions, sanitary condition, security and asset protection
during visit to Giao Thuy district. In the period of 2000-2012, as the result of community based eco- tourism, the land
allocated for that purpose increased to 636.24 hectares. In order to develop community based eco-tourism, the
following solutions were proposed: rational tourism resource use planning, appropriate policies, increased advocation
and full use of local resources.
Keywords: Community, ecosystem, Land use, Giao Thuy, travel.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có nhiều loại hình du lịch khác nhau tùy
theo mục đích, cách thức tổ chức, phạm vi không
gian, đặc điểm địa lý. Du lịch sinh thái biển gắn
với cộng đồng là loại hình du lịch đặc thù được
ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam. Một điểm du lịch chất lượng là nơi du
khách cảm thấy được an toàn, được thưởng thức,
tìm hiểu những gì họ muốn, được sử dụng các
Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất
236
dịch vụ theo yêu cầu phù hợp với số tiền họ bỏ
ra. Đây là dịch vụ du lịch đem lại lợi ích cho
cộng đồng, đảm bảo các yếu tố về phát triển bền
vững (Lê Huy Bá, 2006; Phạm Trung Lương và
cs., 2002).
Huyện Giao Thuỷ có cảnh quan thiên nhiên
hấp dẫn, chiều dài bờ biển 32km, bãi biển đẹp,
nhiều làng nghề truyền thống mang những nét
đặc trưng của làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Huyện có tổng diện tích 238,23km2, nằm giữa
hai cửa sông lớn là cửa Ba Lạt và Hà Lạn. Giao
Thuỷ có vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy, là
vùng lõi I của khu vực dự trữ sinh quyển Đồng
bằng Sông Hồng. Bên cạnh các ngành nghề
truyền thống, huyện xác định dịch vụ với du lịch
sinh thái ngành là mũi nhọn. Phát triển du lịch
sinh thái và cộng đồng trên địa bàn huyện đã
đạt được những thành tựu khả quan. Du khách
đến với huyện Giao Thủy ngày càng nhiều,
doanh thu từ du lịch tăng nhanh. Mô hình du
lịch này đã tạo được sự liên kết quyền lợi của
người dân với môi trường, giống như xây dựng
được thêm một hàng rào bảo vệ cho khu vực đất
ngập nước này.
Mục đích nghiên cứu nhằm làm rõ thực
trạng du lịch sinh thái và cộng đồng tại huyện
Giao Thủy nhằm đề xuất giải pháp góp phần
xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử
dụng đất để phát triển du lịch, đồng thời cung
cấp tư liệu cho các nhà quản lý hoạch định các
chủ trương, chính sách liên quan đến việc phát
triển sinh thái vùng ven biển và cộng đồng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp
được thu thập từ các sở, ban ngành thuộc tỉnh
Nam Định, các phòng ban thuộc huyện Giao
Thuỷ, Ban quản lý vườn quốc gia (VQG). Số liệu
sơ cấp được điều tra từ 400 khách du lịch đến
Giao Thủy trong năm 2012 và từ 400 hộ gia
đình, cá nhân tham gia vào các hoạt động phục
vụ du lịch theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn.
Phương pháp lấy mẫu là ngẫu nhiên.
- Thống kê: Thang đo Likert (Likert 1932;
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của
du khách về các dịch vụ du lịch. Mức độ đánh
giá theo 5 mức độ từ: Rất hài lòng: 5; Hài lòng:
4; Bình thường: 3; Ít hài lòng: 2; Rất ít hài lòng:
1. Chỉ số đánh giá chung là số bình quân gia
quyền của số lượng người trả lời theo từng mức
độ áp dụng và hệ số của từng mức độ. Thang
đánh giá chung là: Rất hài lòng: ≥ 4,20; Hài
lòng: 3,40 - 4,19; Bình thường: 2,60 - 3,39; Ít hài
lòng: 1,80 - 2,59; Rất ít hài lòng: < 1,80.
- Phân tích tổng hợp: Trên cơ sở những số
liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích
tổng hợp để có những đánh giá sát thực về thực
trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện
Giao Thủy.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch huyện
Giao Thủy
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Hiện trạng sử dụng đất khu du lịch
huyện Giao Thủy
Huyện Giao Thủy có 135,63ha đất khu du
lịch, chiếm tới 35,92% tổng diện tích đất khu du
lịch toàn tỉnh Nam Định. Ngoài ra, huyện còn có
khu bảo tồn thiên nhiên với 3.100ha. Từ thực tế
cho thấy toàn bộ diện tích đất di tích danh
thắng, đất khu bảo tồn thiên nhiên đều phục vụ
cho mục đích du lịch. Trong giai đoạn 2000 -
2012, diện tích đất di tích danh thắng tăng từ
7,65ha lên 8,63ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng tăng
từ 58,03ha lên 76,02ha; đất phát triển hạ tầng
tăng từ 2.461,12ha lên 2.601,16ha; đất bảo tồn
thiên nhiên tăng từ 2.748,40ha lên 3.100,0ha;
đất khu du lịch tăng từ 10,0ha lên 135,63ha.
b. Vườn quốc gia
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ với diện tích
khoảng 7.100ha, bao gồm Bãi Trong, Cồn Lu,
Cồn Ngạn và Cồn Xanh. Ngày 2/10/1989,
UNESCO đã công nhận khu bãi bồi cửa sông
huyện Giao Thuỷ tham gia công ước RAMSA do
tính đa dạng của vùng đất ngập nước. VQG
Xuân Thuỷ được thành lập trên cơ sở khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ theo
Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003
của Thủ tướng Chính phủ (Phạm Thị Hải Yến,
Phạm Hồng Long, 2011). Các kiểu hệ sinh thái
trong VQG Xuân Thuỷ tương đối đa dạng với 6
kiểu (UBND huyện Giao Thủy, 2011):
Doãn Quang Hùng, Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Ích Tân
237
Bảng 1. Biến động sử dụng đất phục vụ du lịch huyện Giao Thủy
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2012 Tăng giảm
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%) Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 23.206,58 100 23.823,80 100 617,22 100
Đất di tích, danh thắng 7,65 0,03 8,63 0,04 0,98 0,16
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 58,03 0,25 76,02 0,32 17,99 2,91
Đất phát triển hạ tầng 2.461,12 10,60 2.601,16 10,92 140,04 22,69
Đất khu bảo tồn thiên nhiên 2.748,40 11,84 3.100,00 13,01 351,60 56,97
Đất khu du lịch 10,00 0,04 135,63 0,57 125,63 20,35
i) Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa
nhiệt đới, kiểu phong hóa thổ nhưỡng rừng ngập
mặn hàng ngày. Hệ sinh thái này phân bố ở
trung tâm cồn Lu và cồn Ngạn, chiếm diện tích
lớn của VQG. Thành phần loài chủ yếu là sú,
trang, bần, mắm, ôrô, thảm thực vật dày đan
xen với nhau. Đây là nơi trú mưa bão gió, ngủ
đêm, làm tổ, kiếm ăn của nhiều loại chim và
cũng là sinh cảnh của các loại Rái Cá, thuỷ sinh,
lưỡng cư, bò sát.
ii) Hệ sinh thái kiểu phụ thổ nhưỡng và
nhân tác rừng ngập mặn hàng ngày trên các
đầm tôm phân bố ở phía Bắc cồn Ngạn và một
phần nhỏ cồn Lu. Hệ sinh thái này là nơi kiếm
ăn của một số loại chim hoang dã như: cò đen,
cò lạo Ấn Độ, cốc biển đen, cò bợ, choắt chân đỏ,
choắt mỏ trắng đuôi đen, mòng biển đầu đen.
iii) Hệ sinh thái rừng phi lao được trồng
thành những dải hẹp trên đất cát biển ở phía
Đông cồn Lu để chắn cát và song.
iv) Hệ sinh thái cồn đất và cồn cát. Đây là
nơi sinh sống của các loại thuỷ sinh, côn trùng
và là nơi kiếm ăn của một số loài chim nước (rẽ
mỏ thía, rẽ lưng nâu, choắt mỏ cong lớn, diều
hâu, hải âu, choắt chân màng lớn, cò lao Ấn Độ,
rẽ.)
v) Hệ sinh thái bãi phù sa lầy bồi lắng, đây
là nơi phát triển của các loài ngao, cá, cua, cáy
và nơi kiếm ăn của các loài chim nước.
vi) Hệ sinh thái mặt nước sông lạch và biển,
đây là hệ sinh thái có đa dạng sinh học cao gồm:
mặt nước các sông lạch là sinh cảnh của các loài
chim nước (ngỗng trời, vịt trời, cò giang, bói cá,
diều, cắt, các loài choắt, rẽ kiếm ăn ven bờ), mặt
nước biển tính từ độ sâu 6m, đây là nơi sinh
sống của cá heo, cá sú vàng, là nơi kiếm ăn của
nhạn biển, ó cá, hải âu
Hệ thực vật trong VQG Xuân Thuỷ đa dạng
gồm 116 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 99
chi và 12 họ; thực vật nổi được công bố 64 loài,
chỉ có 2 ngành thực vật là hạt kín và hạt trần
(Viện điều tra quy hoạch rừng, 2003). Hệ thực
vật có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ đa
dạng sinh học đối với vùng đất ngập nước.
Hệ động vật VQG Xuân Thuỷ đặc trưng cho
vùng đất ngập nước ven biển: Nghèo về thành
phần loài thú, bò sát, lưỡng cư nhưng lại phong
phú về chim, cá và các loài thuỷ sinh nói chung.
Khu du lịch Quất Lâm - Giao Phong hiện đang
là điểm du lịch chính của huyện, chủ yếu là
dịch vụ nghỉ mát - tắm biển.
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Huyện Giao Thuỷ có nhiều điểm di tích
danh thắng có những giá trị liên quan đến tôn
giáo, tín ngưỡng, tâm linh, kiến trúc. Đến nay,
toàn huyện có 8,63ha đất di tích danh thắng và
76,02ha đất tôn giáo tín ngưỡng. Có 3 di tích
được cấp hạng quốc gia: Đền chùa Diêm Điền,
cụm di tích Đền chùa làng Hoè Nha - xã Giao
Tiến, Đình chùa Hà Cát - xã Hồng Thuận. Toàn
huyện có 22 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
3.2. Thực trạng du lịch sinh thái và cộng
đồng tại huyện Giao Thủy
3.2.1. Thực trạng phát triển các loại hình
du lịch
Lượng khách hàng năm đến với huyện Giao
Thủy tăng khá mạnh (bình quân tăng 15-
Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất
238
20%/năm). Tuy nhiên số lượt khách lưu trú ít,
chỉ chiếm khoảng 35 - 40% tổng số lượt khách
đến tham quan. Trong khoảng thời gian từ 2006
trở lại đây, lượng khách đến Giao Thủy chủ yếu
là khách du lịch nội địa. Năm 2010, du lịch Giao
Thuỷ đón 172.000 lượt khách tham quan, trong
đó khách lưu trú là 69.925 người, đạt tỷ lệ
40,6%. Đến năm 2012, tổng số lượt khách tham
quan là 252.400 lượt người, tăng 80.400 người
so với năm 2010. Tổng doanh thu du lịch trên
địa bàn huyện năm 2012 đạt 72,5 tỷ đồng, tăng
27,5 tỷ đồng so với năm 2010 (UBND huyện
Giao Thủy, 2013). Các loại hình du lịch chính là:
a. Du lịch sinh thái cộng đồng
Tính đến năm 2012, VQG Xuân Thủy có 12
phòng nghỉ phục vụ khách tới liên hệ công tác,
nghiên cứu khoa học. Trung bình mỗi năm đón
từ 30- 40 đoàn khách với khoảng 5.000 lượt
khách/năm, trong đó có trên 200 lượt khách
quốc tế/năm. Mô hình du lịch sinh thái cộng
đồng VQG Xuân Thủy tại xã Giao Xuân có 20 hộ
nông dân tham gia với 20 phòng nghỉ, mỗi năm
đón khoảng gần 200 lượt khách, chủ yếu là
khách quốc tế.
b. Loại hình du lịch biển
Đây là loại hình du lịch chủ yếu ở huyện
Giao Thủy hiện nay, tập trung tại khu du lịch
nghỉ mát - tắm biển Quất Lâm. Khu du lịch này
được hình thành năm 1997, kết cấu hạ tầng
ngày càng khang trang. Trung bình mỗi năm
khu du lịch Quất Lâm đón khoảng 130.000 lượt
khách tham quan, tổng doanh thu từ hoạt động
du lịch đạt trên 30 tỷ đồng/năm.
c. Một số dự án, chương trình du lịch sinh
thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy
Thương hiệu “ngao sạch Giao Thủy” đã
quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài
nước. Thương hiệu này góp phần xóa đói giảm
nghèo, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho
2.000 lao động tại các xã Giao Xuân, Giao Hải,
Giao Lạc, Giao Long và một phần vùng lõi VQG
Xuân Thủy (UBND huyện Giao Thủy, 2013).
Tổng diện tích nuôi ngao là 1.700ha, trong đó
1.100ha nuôi ngao thương phẩm, 400ha nuôi
ương và 200ha sản xuất ngao giống.
Dự án "Phát triển du lịch sinh thái cộng
đồng tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Xuân
Thủy" được triển khai từ năm 2006 với sự hỗ trợ
tài chính của Tổ chức Oxfam Novib và Liên
minh châu Âu. Các tour du lịch sinh thái do
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển
cộng đồng hỗ trợ triển khai tại xã Giao Xuân.
3.2.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch
tại huyện Giao Thủy
a. Thông tin chung về hoạt động du lịch tại
huyện Giao Thủy
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 85,75%
du khách cho biết họ đến huyện Giao Thủy từ
lần thứ 2 trở lên. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn
rất lớn của du lịch và tính bền vững trong phát
triển kinh tế du lịch ở huyện. Lý do lớn nhất
khiến họ muốn đi du lịch Giao Thủy là do cảnh
quan thiên nhiên ở đây (77,50% số người được
hỏi). Điều đó khẳng định thế mạnh về thiên
nhiên trong phát triển du lịch của huyện. Có tới
60% số người trả lời họ có được các thông tin du
lịch là do chuyến thăm lần trước. Điều đó cho
thấy đẩy mạnh truyền thông, thông tin về du
lịch Giao Thủy là rất cần thiết. Trong số 400
khách du lịch tham gia trả lời, 155 người chọn
loại hình du lịch cộng đồng (nghỉ tại nhà dân),
100% họ là người nước ngoài.
Các hộ điều tra tham gia du lịch từ 2 năm
trở lên chiếm tới 83,3%, cho thấy tính bền vững
và sức hút của loại hình kinh tế dịch vụ này.
Các hoạt động dịch vụ du lịch người dân tham
gia rất đa dạng: dịch vụ ăn uống chiếm 51,25%
số người được hỏi; dịch vụ bán hàng chiếm tới
31,25%. Có nhiều hộ cùng lúc tham gia cả 4 loại
hình dịch vụ du lịch.
b. Mức độ hài lòng về dịch vụ nhà nghỉ
Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ
nhà nghỉ được đánh giá thông qua 16 tiêu chí,
với 2 nhóm (ở khách sạn và ở nhà dân). Kết quả
nghiên cứu 255 khách du lịch cho thấy, nhìn
chung du khách hài lòng với các dịch vụ nghỉ
khách sạn (mức đánh giá 16 tiêu chí đều >2,6).
Họ đánh giá cao sự phù hợp của giá cả và chất
lượng phòng nghỉ (trung bình là 4,67); sự thuận
lợi về giờ giấc ra vào khách sạn (trung bình là
Doãn Quang Hùng, Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Ích Tân
239
4,27). Các tiêu chí về sự hiện đại của trang thiết
bị trong phòng ngủ; điều kiện vệ sinh; sự đảm
bảo nhu cầu của khách; khả năng xử lý các sai
sót trong quá trình phục vụ và khả năng giải
đáp các thắc mắc của du khách ở mức trung
bình (trung bình từ 2,60 -3,39). Các tiêu chí còn
lại đều được đánh giá ở mức tốt. Điều đó cho
thấy cần phải khắc phục điều kiện trong phòng
ngủ ở khách sạn và nâng cao năng lực chuyên
môn của nhân viên phục vụ.
Đối với các du khách ở trong nhà của dân
theo hình thức “home stay”, kết quả trong bảng
4 cho thấy chỉ có 5/16 tiêu chí được đánh giá ở
mức độ tốt (trung bình từ 3,40 - 4,19), đó là: sự
thuận lợi về giờ giấc; sự phù hợp về giá cả và
chất lượng phòng ngủ; sự rõ ràng trong thông
báo giá cả; sự chu đáo, nhiệt tình của nhân
viên; sự nhã nhặn, lịch sự của nhân viên. Một
số tiêu chí bị đánh giá ở mức thấp (trung bình
từ 1,80 -2,59), đó là tiện nghi phòng ngủ; sự
hiện đại của các trang thiết bị; điều kiện vệ
sinh; đảm bảo yêu cầu khách đặt trước; và khả
năng giải đáp thắc mắc của du khách. Rất
nhiều du khách thích ở nhà dân để trải nghiệm
cuộc sống, nhưng họ rất ngại vấn đề an ninh và
vệ sinh.
Bảng 2. Thông tin chung về đối tượng điều tra du lịch sinh thái
và cộng đồng tại huyện Giao Thủy
Tiêu chí đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Về khách du lịch
1. Số lần đến khu di lịch Lần đầu tiên 155 38,75
2 lần 192 48,00
>2 lần 53 13,25
2. Lý do lựa chọn du lịch
Giao Thủy
Cảnh quan hấp dẫn 310 77,50
Dân địa phương 40 10,00
Phong tục tập quán, văn hóa dân gian 10 2,50
Các sản phẩm thủ công truyền thống 11 2,75
Thức ăn 29 7,25
3. Nguồn thông tin về khu
du lịch
Chuyến thăm lần trước 242 60,50
Bạn bè/người thân 56 14,00
Quảng cáo/sách hướng dẫn du lịch 48 12,00
Du lịch trọn gói 38 9,50
Nguồn khác: trường học, trao đổi KH, báo 16 4,00
Nơi lưu trú Khách sạn, nhà nghỉ 245 61,25
Nhà dân 155 38,75
Về người phục vụ du lịch
Thời gian tham gia < 1 năm 65 16,25
năm 209 52,25
> 3 năm 126 31,05
Loại hình dịch vụ du lịch
tham gia*
Dịch vụ ăn uống 205 51,25
Dịch vụ nhà nghỉ 106 26,50
Dịch vụ vận chuyển 45 11,25
Dịch vụ bán hàng 125 31,25
Các dịch vụ khác (chụp ảnh, phiên dịch .) 51 12,75
Ghi chú: *: có nhiều lựa chọn
Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất
240
Bảng 3. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ
Tiêu chí đánh giá Rất hài lòng Hài lòng
Bình
thường Ít hài lòng
Rất ít hài
lòng
Đánh giá
chung
1. Số lượng tiện nghi phòng ngủ 7 15 110 98 15 3,40
2. Sự hiện đại của trang thiết bị phòng ngủ 15 45 140 32 13 2,93
3. Cách trang trí trong phòng ngủ 4 10 120 64 47 3,57
4. Điều kiện vệ sinh 4 19 150 70 2 3,19
5. Sự thuận lợi về thời gian ra vào khách sạn 11 12 80 97 45 3,62
6. Sự phù hợp của giá cả và chất lượng 1 8 40 70 126 4,27
7. Giá cả thuê phòng được thông báo rõ ràng 0 1 4 70 170 4,67
8. Đảm bảo được nhu cầu của khách 7 19 120 90 9 3,31
9. Đảm bảo đúng yêu cầu khách đặt phòng 8 9 150 71 7 3,24
10. Thủ tục thanh toán nhanh gọn 1 10 120 88 26 3,52
11. Đảm bảo an toàn tài sản cho du khách 1 11 90 113 30 3,65
12. Ít sai sót trong quá trình phục vụ 8 7 130 75 25 3,42
13. Khả năng xử lý khia xảy ra sai sót 3 40 165 4 33 3,10
14. Nhân viên phục vụ chu đáo, nhiệt tình 3 19 103 79 41 3,56
15. Nhân viên có thái độ lịch sự, nhã nhặn 7 19 88 120 11 3,44
16. Nhân viên có khả năng giải đáp thắc mắc 12 75 102 50 6 2,85
Bảng 4. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ nhà nghỉ trong dân
Tiêu chí đánh giá Rất hài lòng Hài lòng
Bình
thường Ít hài lòng
Rất ít hài
lòng
Đánh giá
chung
1. Số lượng tiện nghi phòng ngủ 10 85 40 10 10 2,52
2. Sự hiện đại của trang thiết bị phòng ngủ 22 88 22 10 13 2,38
3. Cách trang trí trong phòng ngủ 30 65 30 20 10 2,45
4. Điều kiện vệ sinh 26 90 30 7 2 2,15
5. Sự thuận lợi về thời gian ra vào khách sạn 0 3 70 60 22 3,65
6. Sự phù hợp của giá cả và chất lượng 0 2 80 60 13 3,54
7. Giá cả thuê phòng được thông báo rõ ràng 7 20 61 35 32 3,42
8. Đảm bảo được nhu cầu của khách 15 34 82 20 4 2,77
9. Đảm bảo đúng yêu cầu khách đặt phòng 8 90 51 5 1 2,36
10. Thủ tục thanh toán nhanh gọn 1 10 120 14 10 3,14
11. Đảm bảo an toàn tài sản cho du khách 4 46 80 17 8 2,86
12. Ít sai sót trong quá trình phục vụ 8 19 100 18 10 3,02
13. Khả năng xử lý khia xảy ra sai sót 3 40 87 15 10 2,93
14. Sự phục vụ chu đáo, nhiệt tình 3 17 50 79 6 3,44
15. Gia đình có thái độ lịch sự, nhã nhặn 2 17 70 40 26 3,46
16. Gia đình có khả năng giải đáp thắc mắc 12 66 70 5 2 2,48
c. Mức độ hài lòng về dịch vụ ăn uống
Chọn ở nhà dân nhưng hầu hết du khách
chọn dịch vụ ăn uống ở ngoài. Thi thoảng họ ăn 1-
2 bữa với gia chủ để trải nghiệm cuộc sống. Kết
quả nghiên cứu trong bảng 5 cho thấy nhìn chung
du khách khá hài lòng về các dịch vụ ăn uống
(trung bình từ 3,40 trở lên). Trong 16 tiêu chí, duy
nhất tiêu chí vệ sinh đánh giá ở mức trung bình
(trung bình là 3,37). Vì vậy, việc cải thiện chất
lượng vệ sinh là rất cần thiết đối với các nhà hàng.
Doãn Quang Hùng, Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Ích Tân
241
Bảng 5. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ ăn uống
Tiêu chí đánh giá Rất hài lòng Hài lòng
Bình
thường
Ít hài
lòng
Rất ít hài
lòng
Đánh giá
chung
Quán ăn trình bày sạch sẽ, đẹp mắt 8 26 145 80 141 3,80
Ánh sáng, không khí trong nhà 7 30 70 167 126 3,94
3. Đồ ăn chế biến ngon 8 10 45 162 175 4,22
4. Đồ ăn chế biến hợp vệ sinh 6 46 180 90 78 3,47
5. Đồ ăn được trang trí đẹp mắt 6 9 52 145 188 4,25
6. Khẩu phần ăn xứng đáng với số tiền bỏ ra 5 9 70 90 226 4,31
7. Thời gian chờ phục vụ món ăn 9 15 32 159 185 4,24
8. Có nhiều món để lựa chọn 7 9 42 169 173 4,23
9. Nhân viên phục vụ chu đáo, nhanh nhẹn 12 25 78 190 95 3,83
10. Nhân viên có thái độ lịch sự 3 8 70 169 150 4,14
11. Mức độ sai sót trong quá trình phục vụ 9 90 105 120 76 3,41
12. Giá cả được thông báo rõ ràng 2 12 58 145 183 4,24
13. Thanh toán nhanh chóng và chính xác 5 40 190 102 63 3,45
14. Nhân viên trung thực và niềm nở 6 16 109 89 180 4,05
15. Sự tôn trọng khách hàng 8 45 145 80 122 3,66
16. Có khu vệ sinh sạch sẽ 6 44 189 120 41 3,37
d. Mức độ hài lòng về an ninh trật tự
Tình hình an ninh trật tự và đảm bảo an
toàn, cho du khách cảm thấy được thể hiện ở bảng
6. Đa số du khách cảm thấy được an toàn ở mức độ
tương đối cao (trung bình từ 3,40 trở lên).
e. Mức độ hài lòng về văn hóa xã hội
Về giao tiếp, hầu hết (75,00%) người dân
trong huyện nói chuyện với khách du lịch bằng
bằng các cử chỉ kết hợp với vốn tiếng Anh khiêm
tốn. Một số người nói tiếng Việt khi thấy du
khách có thể hiểu được 1 số từ thông dụng bằng
tiếng Việt. 77,42% du khách chọn cách giao tiếp
này. Trong khi có tới 19,35% du khách giao tiếp
qua phiên dịch. Hầu hết (98,50%) du khách có
nhu cầu trao đổi và tìm hiểu văn hóa, mặc dù
một số khách quốc tế cho biết việc giao tiếp là
rất khó khăn do rào cản ngôn ngữ. Có tới
94,75% người dân địa phương cho rằng họ thực
sự có nhu cầu trao đổi văn hóa với khách (cả
khách trong nước và khách quốc tế).
f. Đánh giá về nguồn tài nguyên du lịch
Kết quả đánh giá về tài nguyên du lịch cho
thấy: khách du lịch đánh giá rất cao (trung bình >
4,20) về các điểm di tích danh thắng và các khu
bảo tồn thiên nhiên tại huyện. Tuy nhiên, các di
tích lịch sử, các khu du lịch được đánh giá ở mức
tốt. Riêng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đánh
giá ở mức trung bình (trung bình 2,6-3,39).
Bảng 6. Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn
Tiêu chí đánh giá Rất hài lòng Hài lòng
Bình
thường Ít hài lòng
Rất ít
hài lòng
Đánh giá
chung
1. Sự an toàn về con người, tài sản 6 10 45 150 189 4,27
2. Sự an toàn khi tắm biển 4 9 38 186 163 4,24
3. Công tác an ninh trật tự 11 15 120 130 124 3,85
4. Chuyên môn của nhân viên bảo vệ 8 10 190 145 47 3,53
5. Khả năng hạn chế sự cố xảy ra 9 14 204 126 47 3,47
6. Khả năng xử lý khi sự cố xảy ra 7 11 180 197 5 3,46
Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất
242
Bảng 7. Các vấn đề về văn hóa – xã hội
Những khó khăn Số hộ trả lời % hộ trả lời Số du khách trả lời % du khách trả lời
1. Về giao tiếp (20 hộ và 155 du khách tham gia du lịch cộng đồng)
+ Tiếng Anh 2 10,00 3 1,94
+ Tiếng Việt 2 10,00 2 1,29
+ Kết hợp cử chỉ, hành động và cả tiếng
Anh, tiếng Việt
11 75,00 120 77,42
+ Qua phiên dịch 1 5,00 30 19,35
2. Nhu cầu trao đổi văn hóa
+ Có 379 94,75 394 98,50
+ Không 21 5,25 6 1,50
3. Các hoạt động khác
+ Rất tốt 20 5,00 39 9,75
+ Bình thường 367 91,75 356 89,00
+ Rất khó khăn 13 3,25 5 1,25
Bảng 8. Đánh giá của du khách về tài nguyên du lịch huyện Giao Thủy
Tiêu chí đánh giá Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt
Đánh giá
chung
1. Các điểm di tích danh thắng 8 13 47 140 192 4,24
2. Các di tích lịch sử 7 30 70 167 126 3,94
3. Các khu bảo tồn thiên nhiên 2 5 40 132 221 4,41
4. Các khu phục vụ du lịch 6 46 180 90 78 3,47
5. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 6 49 189 145 11 3,27
3.2.3. Khó khăn trong phát triển du lịch sinh
thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Số hộ tham gia vào dự án phát triển du
lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn huyện còn
ít (mới chỉ có 20 hộ). Vì vậy, có rất nhiều khách
du lịch băn khoăn khi chọn loại hình du lịch này
vì họ sợ sẽ hết chỗ ở khi đến. Một số tour du lịch
đông người cũng không chọn loại hình du lịch
này vì sợ không đảm bảo điều kiện ăn nghỉ.
Thực tế, chất lượng dịch vụ của du lịch cộng
đồng còn thấp, nhất là về tiện nghi phòng ở và
điều kiện vệ sinh.
- Nguồn thông tin để các du khách đến
tham quan du lịch cũng như đến ở tại các gia
đình còn hạn chế. Do có ít hộ tham gia hoạt
động du lịch này và do người dân trong huyện
chỉ nói bằng tiếng Việt nên du khách và chủ nhà
thường không hiểu rõ về nhau nên việc đáp ứng
các nhu cầu của khách cũng hạn chế.
- Các dịch vụ vui chơi giải trí còn quá ít.
Các hoạt động văn nghệ truyền thống không có
nên du khách thường không thật sự hài lòng với
loại hình du lịch này.
- Đội ngũ hướng dẫn viên chủ yếu là người
địa phương, chưa qua đào tạo nên chưa đáp ứng
được yêu cầu của du khách; các sản phẩm lưu
niệm nghèo nàn, đơn điệu
- Về phía các gia đình tham gia hoạt động
du lịch cộng đồng, họ cũng gặp rất nhiều khó
khăn trong việc duy trì được lượng khách ở
thường xuyên.
Doãn Quang Hùng, Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Ích Tân
243
3.3. Đề xuất giải pháp sử dụng đất để phát
triển du lịch sinh thái và cộng đồng tại
huyện Giao Thủy
a. Giải pháp về quy hoạch
Cần quy hoạch các loại đất có liên quan đến
phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng như:
VQG Xuân Thủy, đất di tích danh thắng, đất
tôn giáo tín ngưỡng, đất phát triển hạ tầng. Cụ
thể như sau:
- Mở rộng diện tích: trong giai đoạn 2011 -
2020, thực hiện kế hoạch mở rộng diện tích
khoảng 1.500ha tại các xã ven biển như: Giao
Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải,
Giao Long ...
- Sử dụng đất nông nghiệp để phát triển du
lịch sinh thái và cộng đồng. Kết hợp phát triển
nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và các
hình thức du lịch sinh thái. Xây dựng các vùng
sản xuất tập trung theo hướng chuyên môn hóa.
Hình thành nhóm hàng hóa chủ lực của huyện
là cây lượng thực, thực phẩm sạch, chất lượng
cao, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản sạch phục
vụ trực tiếp cho khách du lịch.
- Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp:
Phát triển một cách đồng bộ và đi trước một
bước hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo
hướng văn minh hiện đại. Công tác đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng cần được ưu tiên hàng đầu,
đảm bảo tính bền vững, đồng bộ, hiệu quả và
theo hướng văn minh ngay từ đầu để phục vụ
du lịch sinh thái và cộng đồng. Khôi phục các
ngành nghề truyền thống; phát triển các làng
nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với quảng bá và
phát triển du lịch. Mở rộng, nâng cao hiệu quả
hoạt động của các loại hình thương mại - dịch
vụ. Xây dựng và phân bố đều mạng lưới chợ
nông thôn để người dân có địa điểm trao đổi,
mua bán hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện.
- Cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ
tầng kỹ thuật (nhà khách, bãi đậu xe, các biển
chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ cho khách du
lịch, những dụng cụ cho các hoạt động cộng
đồng, ca múa,); quy hoạch tuyến, điểm du lịch
sinh thái cộng đồng cụ thể; hỗ trợ cộng đồng
trong việc điều phối khách, phân khu lưu trú,
ăn uống, bán hàng,
b. Giải pháp về cơ chế, chính sách: có cơ chế
chính sách và sự phối hợp, phân chia lợi ích từ
hoạt động du lịch giữa chính quyền, nhân dân
địa phương, người tham gia hoạt động du lịch.
Phân chia trách nhiệm đồng bộ giữa chính
quyền, các đơn vị, tổ chức đoàn thể địa phương;
xây dựng nội quy, quy định của vườn, làng, câu
lạc bộ văn hóa truyền thống.
c. Giải pháp về tuyên truyền: thiết kế nội
dung tuyên truyền bằng tờ rơi, cẩm nang và
thông tin điểm, tuyến du lịch trên website của
huyện; phối hợp với đài truyền hình để tuyên
truyền, quảng bá; tích cực tham gia các hội thảo
trong nước và quốc tế kể cả về khoa học và du
lịch để tăng cường quảng bá du lịch của huyện.
d. Giải pháp về nhân sự: nâng cao ý thức
người dân trong việc phát huy lợi thế văn hoá,
cảnh quan tự nhiên để phát triển du lịch; hình
thành các nhóm nòng cốt; đào tạo các kỹ năng
giao tiếp, dịch vụ ẩm thực, hướng dẫn viên du
lịch tại địa phương. Những câu chuyện dân
gian, các loại hình âm nhạc, nghệ thuật
truyền thống cần được khơi dậy và được tổ
chức một cách hợp lý để phục vụ du khách một
cách tốt nhất.
4. KẾT LUẬN
Huyện Giao Thủy có tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái và cộng đồng với VQG Xuân
Thuỷ rộng 7.100ha; có nhiều điểm di tích danh
thắng, có 3 cụm di tích được cấp hạng quốc gia
và 22 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
Kết quả điều tra cho thấy các vấn đề về cơ
sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống tương
đối tốt. Tuy nhiên, du khách vẫn còn băn khoăn
với thái độ phục vụ, mức độ xảy ra sai sót trong
quá trình phục vụ, điều kiện vệ sinh và việc chế
biến đồ ăn ngon tại các nhà nghỉ, khách sạn,
nhà dân tham gia hoạt động du lịch, sự an toàn
về con người và tài sản. Hầu hết người dân chỉ
nói bằng tiếng Việt nên khi giao tiếp phải sử
dụng cử chỉ hành động. Từ khi có du lịch sinh
thái cộng đồng (giai đoạn 2000 - 2012) diện tích
đất liên quan đến các hoạt động du lịch tăng
636,24ha.
Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định: Thực trạng và giải pháp sử dụng đất
244
Để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái và
cộng đồng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
hoàn thiện quy hoạch; hoàn thiện cơ chế, chính
sách; tăng cường tuyên truyền; đào tạo nhân sự
và phát huy nguồn nhân lực địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Huy Bá (2006). Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc
Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông
(2002). “Du lịch Sinh thái những vấn đề về lí luận
và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, Nhà xuất bản
Giáo dục.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân
tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
UBND huyện Giao Thuỷ, Niên giám thống kê các năm
2000, 2005, 2010, 2013.
UBND huyện Giao Thuỷ (2011). Đề án phát triển du
lịch huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2011–2015, tầm
nhìn đến 2020.
Phạm Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2011). Tài
nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Viện điều tra quy hoạch rừng (2003). Dự án đầu tư xây
dựng VQG Xuân Thuỷ - Nam Định.
Likert, R. (1932). A Technique for the Measurement of
Attitudes. Archives of Psychology, 140(55): 1-55.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- upload_1542015_tc_so_2_2015_2_4611.pdf