Du lịch tỉnh Vĩnh Long: những giải pháp để phát triển bền vững

Vĩnh Long là tỉnh có nhiều tiềm năng cả về tự nhiên lẫn nhân văn để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hóa. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc khai thác tổng hợp các lợi thế để phát triển du lịch còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chưa gắn với những nguyên tắc của phát triển bền vững, chưa đáp ứng yêu cầu chung trong chiến lược phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và du lịch cả nước. Để du lịch tỉnh Vĩnh Long đạt hiệu quả cao, cần phải đánh giá đầy đủ, toàn diện những thành tựu và hạn chế của du lịch tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, phải có những giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững như giải pháp về cơ chế chính sách; quản lí du lịch; đầu tư phát triển du lịch; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; liên kết, hợp tác du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch; bảo vệ môi trường, bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch mới có thể đưa du lịch Vĩnh Long phát triển mạnh, bền vững trong tương lai.

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch tỉnh Vĩnh Long: những giải pháp để phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Ngọc Sĩ _____________________________________________________________________________________________________________ 141 DU LỊCH TỈNH VĨNH LONG: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUYỄN NGỌC SĨ* TÓM TẮT Là một tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có nhiều lợi thế phát triển du lịch sinh thái, một loại hình du lịch đang phát triển mạnh, phù hợp xu thế phát triển du lịch của thế giới. Nhưng trong thời gian qua, việc phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long chưa cao và còn nhiều bất cập. Bài viết phân tích những ưu thế và những hạn chế của du lịch Vĩnh Long, đồng thời đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Từ khóa: du lịch Vĩnh Long, giải pháp phát triển du lịch. ABSTRACT Vinh Long province tourism: Solutions for sustainable development As a province of the Mekong River Delta, with more advantage to develop eco- tourism, one of the strongly consistent trends of tourism development in the world. But in recent years, tourism development of Vinh Long remains modest and much inadequate. The writing presents the content analysis of the advantages and limitations of Vinh Long tourism in recent years and proposes reasonable solution to develop tourism in a stable way as well as to meet the period of industrialization, modernization and integration. Keywords: Vinh Long tourism, solutions of tourism development. * NCS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: nngocsi@gmail.com 1. Đặt vấn đề Vĩnh Long nằm ở vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều thế mạnh phát triển du lịch: có vị trí địa lí thuận lợi, có nguồn tài nguyên du lịch phong phú (cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn); trong đó, nổi bật là cảnh quan sông nước, hệ sinh thái vườn cây ăn trái, khí hậu điều hòa và một số di tích lịch sử – văn hóa như khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Văn Thánh Miếu Từ nguồn tài nguyên đó có thể tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức thu hút đối với du khách trong và ngoài nước. Trong những năm qua, du lịch của tỉnh có những bước phát triển mạnh, song hiệu quả còn hạn chế. Lợi ích từ du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, phân tích đánh giá thật đầy đủ thực trạng phát triển dựa trên những lợi thế của tỉnh, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lí để thúc đẩy du lịch Vĩnh Long đạt hiệu quả cao và bền vững. 2. Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Long Vĩnh Long là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tọa độ địa lí từ 9o52'45" – 10o19'50" vĩ độ Bắc và từ 104o41'25" – 106o17'00" kinh độ Đông, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 142 Tiền Giang và Bến Tre; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; phía Tây và Tây Nam giáp Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh nằm ở vị trí là cầu nối với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ – 2 trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kĩ thuật và du lịch lớn của cả nước. Với vị trí như trên, du lịch Vĩnh Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, đóng góp vào sự phát triển chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như du lịch cả nước. 2.1. Tiềm năng du lịch Vĩnh Long là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch sông nước miệt vườn, du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hóa Vĩnh Long là vùng đồng bằng, sông ngòi chằng chịt, có nhiều cù lao (cù lao An Bình, huyện Long Hồ; cù lao Dài, huyện Vũng Liêm; cù lao Mây, huyện Trà Ôn), đất đai màu mỡ, những vườn cây trái trĩu cành. Tài nguyên khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch. Tài nguyên sinh vật cũng khá phong phú và đa dạng. Đặc biệt, Vĩnh Long nổi tiếng với những loại trái cây như bưởi Năm Roi, Bình Minh, vườn cam sành Tam Bình, thuận lợi trong phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, tham quan và thưởng thức trái cây đặc sản. Tiềm năng du lịch nhân văn cũng khá đa dạng. Vĩnh Long hiện có 44 di tích được xếp hạng, trong đó có 10 di tích quốc gia phục vụ phát triển du lịch. Các di tích lịch sử, văn hóa nổi bật như Đình Long Thanh (phường 5, thành phố Vĩnh Long), Văn Thánh Miếu (phường 4, thành phố Vĩnh Long), khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (xã Long Phước, huyện Long Hồ), lăng Ông Thống Chế Điều Bát (xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn) Các lễ hội gắn với phong tục tập quán, với nếp sống của dân cư nông nghiệp, nông thôn tạo sự thu hút đối với du khách như lễ hội Kỳ Yên, lễ Chol Chnam Thmay, lễ Oc Oom Boc, lễ hội lăng Ông Thống Chế Điều Bát Bên cạnh đó, Vĩnh Long hiện có 25 làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo tạo sự thích thú với du khách như làng nghề bánh tráng ở xã Tường Lộc, huyện Tam Bình và xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, làng nghề sản xuất gạch – gốm ở ven sông Cổ Chiên thuộc địa phận huyện Long Hồ và huyện Mang Thít 2.2. Các hoạt động du lịch  Các điểm và loại hình du lịch đang khai thác Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay có rất nhiều điểm du lịch đã được khai thác và đưa vào hoạt động dựa trên thế mạnh sẵn có của địa phương (tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, cơ sở hạ tầng). Các điểm du lịch đang khai thác và thu hút nhiều du khách như: điểm du lịch sinh thái Mai Vàng, điểm du lịch sinh thái Mai Quốc Nam, khu du lịch trang trại Vinh Sang, khu du lịch Trường An, khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, khu tưởng niệm Cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Ngọc Sĩ _____________________________________________________________________________________________________________ 143 Kiệt, Văn Thánh Miếu, đình Long Thanh, lăng Ông Thống Chế Điều Bát Vĩnh Long có nhiều loại hình du lịch đã được khai thác như du lịch sinh thái ở cù lao An Bình, huyện Long Hồ với các điểm du lịch sinh thái Mai Quốc Nam, điểm du lịch sinh thái Cai Cường, điểm du lịch sinh thái Mười Hưởng; du lịch sông nước miệt vườn trên sông Cổ Chiên, sông Hậu; du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hóa tại chùa Tiên Châu, Văn Thánh Miếu, đình Long Thanh; du lịch vui chơi giải trí tại khu du lịch trang trại Vinh Sang, khu du lịch Trường An; du lịch dã ngoại, tham quan miệt vườn và du lịch ẩm thực dân gian tại các điểm du lịch sinh thái ở cù lao An Bình, huyện Long Hồ; du lịch lễ hội tại lăng Ông Thống Chế Điều Bát, chùa Tiên Châu; du lịch làng nghề tại làng sản xuất gạch – gốm Thanh Đức, huyện Long Hồ, làng mai Phước Định, huyện Long Hồ; làng bánh tráng Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn  Khách du lịch Từ năm 2003 đến năm 2013, lượng khách du lịch đến Vĩnh Long có xu hướng tăng liên tục và tăng mạnh nhất từ năm 2010 đến năm 2011: tăng 165 nghìn lượt. Đến năm 2013, lượng khách du lịch tiếp tục tăng và đạt 940 nghìn lượt khách (xem bảng 1). Bảng 1. Số lượng khách du lịch đến tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2003 – 2013 (Đơn vị: Nghìn lượt người) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 175 201 250 370 455 570 630 665 830 900 940 Khách quốc tế 65 68 85 100 140 200 180 170 200 200 192 Khách nội địa 110 133 165 270 315 370 450 495 630 700 748 Nguồn: [5] Bảng 1 cho thấy trong tổng lượng khách đến Vĩnh Long thì khách nội địa chiếm đa số và có xu hướng tăng liên tục: từ 110 nghìn lượt người (năm 2003) tăng lên 748 nghìn lượt người (năm 2013). So với một số tỉnh, thành phố khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khách quốc tế đến Vĩnh Long còn hết sức khiêm tốn. Chỉ tính riêng năm 2013, du khách quốc tế đến Tiền Giang đạt 568 nghìn lượt người, Bến Tre đạt 342 nghìn lượt người, đến Vĩnh Long đạt 192 nghìn lượt người (khách quốc tế đến Vĩnh Long ít hơn là do cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch còn yếu và hạn chế, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng các dịch vụ du lịch khác chưa cao).  Doanh thu du lịch Doanh thu du lịch tỉnh Vĩnh Long tăng liên tục: từ 28 tỉ đồng (năm 2003) tăng lên 200 tỉ đồng (năm 2013), tăng 172 tỉ đồng. So với một số tỉnh, thành phố khác TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 144 trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, doanh thu du lịch Vĩnh Long còn rất khiêm tốn. Năm 2013, doanh thu du lịch Tiền Giang đạt 330 tỉ đồng, Bến Tre đạt 459 tỉ đồng; trong khi đó, Vĩnh Long chỉ đạt 200 tỉ đồng (xem bảng 2). Bảng 2. Doanh thu du lịch của một số tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2003 – 2013 (Đơn vị: Tỉ đồng) Tỉnh, thành phố 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vĩnh Long 28 34 40 53 67 95 105 120 165 185 200 Tiền Giang 59 67 79 85 132 144 185 211 237 279 330 Bến Tre 57 68 83 104 129 158 200 245 301 368 459 Trà Vinh 18 21 26 28 31 32 35 55 64 75 75 Cần Thơ 156 189 231 271 365 455 508 650 761 851 976 Đồng Tháp 19 23 29 36 62 65 76 118 162 198 243 Nguồn: [5] Du lịch Vĩnh Long phát triển mạnh đã góp phần tăng tỉ trọng GDP du lịch trong GDP tỉnh. Năm 2003, tỉ trọng GDP du lịch trong GDP tỉnh chỉ chiếm 0,80%, đến năm 2013 tăng lên, đạt 2,12% (xem bảng 3). Bảng 3. Tỉ trọng GDP du lịch trong GDP tỉnh Vĩnh Long và tỉ trọng doanh thu du lịch Vĩnh Long, giai đoạn 2003 – 2013 (Đơn vị: %) Chỉ tiêu 2003 2005 2007 2009 2011 2013 GDP du lịch trong GDP tỉnh 0,80 0,87 1,26 1,50 1,82 2,12 Tổng doanh thu du lịch: - Doanh thu lưu trú - Doanh thu lữ hành - Doanh thu khác 100 25,00 17,86 57,14 100 25,00 17,50 57,50 100 16,42 14,93 68,65 100 20,00 18,10 61,90 100 18,18 16,97 64,85 100 19,68 16,03 64,29 Nguồn: Tính toán từ [5] Về tỉ trọng doanh thu du lịch, nguồn thu hoạt động du lịch của tỉnh đang có sự thay đổi giữa các thành phần. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỉ trọng doanh thu lữ hành, doanh thu khác như doanh thu ăn uống, vui chơi giải trí có xu hướng giảm và tăng tỉ trọng doanh thu lưu trú. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch của tỉnh còn chưa đa dạng, các cơ sở lưu trú và các loại hình vui chơi giải trí có chất lượng cao chưa được đầu tư nên chưa thu hút sự chi tiêu của du khách. 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long  Những thành tựu TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Ngọc Sĩ _____________________________________________________________________________________________________________ 145 Nhìn chung, trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long đã nỗ lực khai thác tổng hợp các lợi thế phát triển du lịch để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững. Ngành du lịch của tỉnh đã đạt được những thành quả như sau: - Lượng khách du lịch đến Vĩnh Long luôn tăng, thị trường khách du lịch được mở rộng. Doanh thu ngành du lịch đóng góp vào ngân sách của tỉnh liên tục tăng. Các địa phương có hoạt động du lịch như An Bình, Bình Hòa Phước được thay đổi diện mạo về kinh tế một cách đáng kể nhờ các dịch vụ đi kèm như dịch vụ ăn uống, giải trí - Vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ngày càng tăng. Việc đầu tư, làm mới ở một số khu, điểm du lịch như khu du lịch Trường An mở rộng, khu du lịch trang trại Vinh Sang ngày càng đáp ứng nhu cầu của du khách. - Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đã có sự phát triển mạnh mẽ. Chất lượng dịch vụ trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, vui chơi giải trí từng bước được nâng lên theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng cao. - Nguồn lao động du lịch đã không ngừng tăng lên về số lượng và từng bước được cải thiện về chất lượng, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của du khách. - Khai thác tài nguyên du lịch và phát triển các loại hình du lịch ngày càng hợp lí. Các hệ sinh thái nông nghiệp, vườn cây ăn trái được quan tâm bảo vệ; các giá trị di tích – lịch sử, giá trị văn hóa được bảo tồn và phát triển. - Sự liên kết trong quá trình phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố lân cận được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. - Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phát triển sản phẩm du lịch mới như du lịch homestay, du lịch cộng đồng - Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch có nhiều cố gắng và đã được triển khai toàn diện, thường xuyên. - Môi trường du lịch được duy trì ở mức cho phép. Ý thức của người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường ngày càng được nâng cao.  Những hạn chế Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long vẫn còn những hạn chế như sau: - Khả năng cạnh tranh du lịch của tỉnh còn thấp, do kinh nghiệm và năng lực quản lí du lịch hạn chế, sản phẩm du lịch đơn điệu... - Vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long còn rất hạn chế. Việc đầu tư khai thác du lịch sinh thái, du lịch homestay, du lịch sông nước miệt vườn mới ở bước đầu, chủ yếu dựa vào thiên nhiên. - Hệ thống giao thông vận tải, cơ sở lưu trú còn yếu và thiếu nhiều phương tiện vận tải du lịch chất lượng cao - Nguồn lao động du lịch còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp. - Công tác quản lí còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn, quản lí bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. - Sản phẩm du lịch chậm đổi mới, thiếu tính độc đáo và chưa tạo được sản TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 146 phẩm đặc thù riêng biệt. - Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp và chưa tạo được tiếng vang đến các thị trường du lịch. 3. Những giải pháp phát triển Để du lịch Vĩnh Long phát triển bền vững trong tương lai và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đúng với tiềm năng, tỉnh cần có những chiến lược, định hướng và những giải pháp phù hợp. Các cấp quản lí của tỉnh nói chung và của ngành du lịch nói riêng cần thực thi những giải pháp sau:  Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách - Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất ngân hàng, tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa cũng như các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh có cơ hội đầu tư mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ. - Cần có các cơ chế để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cho các điểm, khu du lịch. Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa – lễ hội – làng nghề - Chủ động phối hợp hành động liên ngành và liên vùng để giải quyết các vấn đề có liên quan và có các biện pháp đầu tư, hỗ trợ hợp lí như đầu tư cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch, đầu tư phát triển các điểm, tuyến du lịch tỉnh Vĩnh Long  Nhóm giải pháp về quản lí du lịch - Vĩnh Long cần sớm xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch như quy chế quản lí các khu, điểm du lịch, quy chế xây dựng các công trình du lịch nhằm tạo một cơ sở pháp lí thuận lợi hơn để khuyến khích và mở rộng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. - Tỉnh cần sớm đầu tư xây dựng và hoàn thành quy hoạch chi tiết và thực hiện quản lí chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các điểm, khu du lịch trọng điểm. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần thực hiện các chức năng quản lí nhà nước đối với tất cả các đối tượng, mọi thành phần kinh tế hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. - Tăng cường công tác kiểm tra điều kiện hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch. - Thiết lập mối quan hệ hợp tác với các địa phương lân cận nhằm tạo liên kết vùng, tăng sức mạnh cạnh tranh.  Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển du lịch - Tập trung đầu tư từ nguồn vốn trong và ngoài nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các điểm, các khu du lịch quan trọng của tỉnh. - Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp du lịch tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, các lễ hội, hoạt TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Ngọc Sĩ _____________________________________________________________________________________________________________ 147 động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.  Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch - Chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch cho các điểm, khu du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm như khu du lịch Trường An, An Bình - Đầu tư phát triển đồng bộ, có chất lượng đối với dịch vụ vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu du khách.  Nhóm giải pháp về đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch - Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, đa dạng sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch mới. - Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách tại các điểm, khu du lịch, trong các khách sạn, nhà hàng - Duy trì thực hiện tốt về giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm cho du khách tại các điểm, khu du lịch.  Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch - Thường xuyên tiến hành các lớp bồi dưỡng chuyên môn, năng lực quản lí cho các nhà quản lí nhà nước về du lịch và các nhà quản lí tại các doanh nghiệp du lịch. - Bồi dưỡng đội ngũ lao động trực tiếp và người dân địa phương, nơi có tài nguyên du lịch, để có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của du khách.  Nhóm giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển du lịch - Lập kế hoạch chi tiết phối hợp với các địa phương lân cận như Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ và xa hơn nữa là các tỉnh miền Đông Nam Bộ và cả nước để khai thác tài nguyên du lịch và nguồn khách. - Xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành, liên vùng và thiết lập mối quan hệ giữa cơ sở kinh doanh du lịch với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh. - Duy trì tốt mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch với chính quyền địa phương và dân cư địa phương.  Nhóm giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch - Tăng cường tổ chức và tham gia các hội chợ du lịch để giới thiệu sản phẩm, các hội thảo du lịch trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước để tìm ra mô hình du lịch tốt nhất, phù hợp với điều kiện vốn có của địa phương. - Đưa các hình ảnh du lịch Vĩnh Long trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet nhằm quảng bá một cách mạnh mẽ hơn về hình ảnh du lịch Vĩnh Long đến du khách trên toàn thế giới.  Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường, bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch - Cần thực hiện chiến lược về bảo vệ môi trường ở các điểm du lịch, khu du lịch nhằm chủ động quản lí môi trường. - Nâng cao hiệu lực quản lí môi trường, tài nguyên du lịch và có chính sách bảo tồn, tôn tạo hệ thống tài nguyên du lịch. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm các TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 _____________________________________________________________________________________________________________ 148 cấp quản lí địa phương, ngành, các doanh nghiệp kinh doanh, cộng đồng dân địa phương về bảo vệ môi trường và những giá trị tài nguyên du lịch. 4. Kết luận Vĩnh Long là tỉnh có nhiều tiềm năng cả về tự nhiên lẫn nhân văn để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, du lịch tham quan các di tích lịch sử – văn hóa... Tuy nhiên, trong những năm qua, việc khai thác tổng hợp các lợi thế để phát triển du lịch còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chưa gắn với những nguyên tắc của phát triển bền vững, chưa đáp ứng yêu cầu chung trong chiến lược phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và du lịch cả nước. Để du lịch tỉnh Vĩnh Long đạt hiệu quả cao, cần phải đánh giá đầy đủ, toàn diện những thành tựu và hạn chế của du lịch tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, phải có những giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững như giải pháp về cơ chế chính sách; quản lí du lịch; đầu tư phát triển du lịch; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; liên kết, hợp tác du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch; bảo vệ môi trường, bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch mới có thể đưa du lịch Vĩnh Long phát triển mạnh, bền vững trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Bùi Văn Lượm, Phạm Cường (2007), Địa lí tỉnh Vĩnh Long, Nxb Giáo dục. 3. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. 4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long (2012), Báo cáo quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long 2011 – 2020. 5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long (2014), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Long 2003 – 2013. 6. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998), Tổ chức lãnh thổ du lịch, Nxb Giáo dục. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 09-6-2014; ngày phản biện đánh giá: 19-6-2014; ngày chấp nhận đăng: 25-7-2015)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_5738.pdf