Du lịch Vũng Tàu những điều cần biết

Bánh Khọt - 54 Nguyễn Kim, đường Ba Cu, cạnh trường tiểu học Nguyễn Thái học, gần ngã năm. Giá 35.000 – 40.000 VND/đĩa. - Bánh khọt Bà Hai, đường Trần Đồng (Châu Văn Tiếp cũ), 30.000 VND/9 chiếc bánh. - Quán bánh khọt 41 (đường Nguyễn Trường Tộ). - Bánh khọt Gốc Vú Sữa (14 Nguyễn Trường Tộ). Điểm trừ của quán bánh khọt danh tiếng này là từ thứ 2 đến thứ 6 và chủ nhật chỉ bán đến 4 giờ chiều. Riêng ngày thứ 7 bán đến khoảng 7 giờ tối. Kem - Kem Alibaba’s ngay cáp treo Vũng Tàu, Giá từ 15.000 VND/ốc quế. Giá 20.000 VND/ly 2 viên có ốc quế. - Quán Lan Rừng đường Hạ Long. Giá trung bình 50.000 – 85.000 VND/món. - Cà phê Sea Breeze đường Trần Phú. Giá trung bình 50.000 – 85.000 VND/món. - Cà phê Mũi Đá ngay bến tàu cánh ngầm. Giá từ 20.000 VND/món. Lưu ý: Mua hải sản tự nấu nướng hay làm quà: Bạn hãy hỏi chủ khách sạn đường ra chợ Lưới, đây là chợ bán hải sản của dân địa phương, tuy nhỏ nhưng rất phong phú và rẻ. Chợ bán nhiều loại hải sản nhất vào lúc 6 – 7 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều, là giờ thuyền ghe đi biển về. Nên hỏi xem khách sạn có cho mượn hay thuê nồi luộc hải sản không, nếu có thì ra mua về tự nấu ăn. Chủ động hơn, bạn mang theo bếp ga, ra bờ biển tự nướng, luộc ăn cũng rất tuyệt. Bạn cũng có thể “khuân” về Sài Gòn làm quà cho người thân.

doc34 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Du lịch Vũng Tàu những điều cần biết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lượng 7 triệu tấn. Nhà máy phân đạm Phú Mỹ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Nhà máy Đạm Phú Mỹ là một nhà máy sản xuất phân đạm đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam. Nhà máy trực thuộc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, có vốn đầu tư 397 triệu USD, được xây dựng trên diện tích 63 hecta, sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe (Đan Mạch) để sản xuất amoniac và công nghệ của hãng Snamproghetti (Italy) để sản xuất phân đạm urê (công suất 740.000 tấn/năm). Đây là công nghệ với dây chuyền khép kín, đầu vào là khí nguyên liệu, đầu ra là đạm urê và khí amoniac lỏng. Nguồn khí nguyên liệu cho nhà máy được cung cấp từ khí đồng hành tại mỏ dầu Bạch Hổ và khí thiên nhiên từ dự án khai thác khí Cửu Long, Nam Côn Sơn tại thềm lục địa Việt Nam. Nhà máy được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động ngày 22 tháng 9 năm 2004. Hải đăng Kê Gà Hải đăng Kê Gà Hải đăng Kê Gà (hoặc Khe Gà) ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam (trước thuộc huyệnHàm Tân), tỉnh Bình Thuận. Đây là một ngọn tháp cao thắp đèn dùng cho tàu thuyền giao thông trong khu vực, và đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam [1]. Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn] Giả thiết 1: Sở dĩ có tên gọi Khe Gà hay còn gọi là Kê Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà. Giả thiết 2: Đây là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Kê Dữ (tức "Đảo Gà"), là vì nơi đây có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên khe suối có dòng nước ngọt chảy ra biển. Trong văn bản hành chính thường viết là Kê Gà, nhưng có ý kiến cho rằng, viết đúng phải là Khe Gà[2]. Hòn đảo[sửa | sửa mã nguồn] Hòn đảo, tục gọi là hòn Bà, rộng 5 ha với hàng trăm cụm đá hoa cương vàng rực muôn hình muôn vẻ và hàng trăm cây sứ đại thụ. Mũi đất này còn được người dân địa phương gọi là Mũi Điện do ngọn hải đăng ở đây phát sáng bằng năng lượng điện. Tuy nhiên, cái tên Mũi Điện cũng được dùng ở nhiều ngọn hải đăng khác như Đại Lãnh (Nha Trang), Bãi Môn (Phú Yên)... Hải đăng Kê Gà (ảnh 2) Hiện nay, hòn đảo Khe Gà và ngọn Hải đăng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách khi đến thăm tỉnh Bình Thuận. Hải đăng Khe Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo. Theo lịch sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng Tàu. Ngay từ các thế kỷ trước đã có rất nhiều thuyền buôn qua lại nơi đây và bị đắm do không xác định được tọa độ, vị trí. Để đáp ứng nhu cầu vận tải của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây, người Pháp đã nghiên cứu và cho xây dựng ngọn hải đăng Khe Gà. Trong thời gian xây dựng hải đăng, có nhiều người thiệt mạng do tai nạn xây cất. Hiện nay, ở đây vẫn còn nghĩa địa nơi yên nghỉ của những người đã chết khi xây dựng công trình này. Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Xung quanh chân Hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm. Vật liệu xây cất được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện. Thông tin kĩ thuật[sửa | sửa mã nguồn] Ngọn hải đăng Kê Gà Thiết kế: Chnavat (người Pháp) Thời gian xây dựng: tháng 2 năm 1897 - cuối năm 1898 Bắt đầu hoạt động: năm 1900 Chất liệu: đá Chiều cao: 35m Chiều cao toàn bộ tính từ tầm ngọn đèn đến mặt biển: 65m Kích thước mỗi cạnh (chân): rộng 3m, đỉnh rộng 2,5m Bề dày tường: từ chân đến độ cao 6m là 1,6m, càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Bóng đèn: 2.000W Bán kính quét sáng trên biển: 22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. Có một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước cửa vào Hải đăng khắc năm 1899. Tấm đá hoa cương này chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có loại đá này. Không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình chữ nhật phẳng. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã được làm sẵn, khi xây dựng chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và không cần sử dụng vữa kết dính lại, các phiến đá khít khao, bền vững, không cần phải trét sửa chữa[3]. Rừng nguyên sinh Rừng nguyên sinh nhiều khi gọi là rừng già là những khu rừng nguyên thủy trong thiên nhiên không bị biến động, hoặc nếu có thì tác động trực tiếp và gián tiếp của con người rất hạn chế. Rừng già thường có những cây cổ thụ to lớn có tuổi thọ lâu năm cùng những cây non và cây chết, tạo nên tán lá nhiều tầng. Dưới gốc cây là nhiều lớp rác rưởi thực vật mục ruỗng dầy dặn, giúp tạo màu mỡ đất đai. Rừng bị biến đổi được gọi là rừng thứ sinh, đã trải qua những đợt đốn chặt, phá rừng, cháy rừng, dù đã phục hưng phần nào cũng không đạt được mức đa dạng sinh học của khu rừng nguyên thủy. Một số loài động và thực vật chỉ thích hợp với môi trường sống đặc biệt của rừng già. Võ Thị Sáu Võ Thị Sáu Sinh tại xã Phước Thọ, quậnĐất Đỏ, tỉnh Bà Rịa. Mất Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyên nhân mất Xử bắn Quốc tịch  Việt Nam Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xãPhước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu[1]. Cô được biết với vai trò là một nữ chiến sĩ anh hùng và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân[2]. Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn] Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương[3]. Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: “Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản”, chị đã thét lớn: “Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!. Tiếp đó là tiếng hô: “Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!”[4]. Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".[5] Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại Côn Đảo[6]. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị hát những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường. Trước khi bị bắn, viên cố đạo làm lễ rửa tội, chị gạt phắt lời viên cha cố: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội.”. Cố đạo kiên nhẫn thuyết phục: “Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?”. Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước”. Ra đến pháp trường, chị nói: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”. Nói xong, chị bắt đầu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng "Đả đảo bè lũ thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!"[4] Mộ của Võ Thị Sáu hiện đang còn ở Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo. Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chủ tịch Nước Lê Đức Anh ký Quyết định số 149 truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân[2][7]. Tưởng niệm[sửa | sửa mã nguồn] Mộ Võ Thị Sáu tại Khu B2 Nghĩa trang Hàng Dương. Tượng của Võ Thị Sáu được đặt tại nhiều nơi như Đất Đỏ, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Công an nhân dân, và tên Võ Thị Sáu cũng được đặt cho nhiều con đường ở các đô thị Việt Nam,[8] và nhiều ngôi trường. Hình tượng Võ Thị Sáu cũng được đưa vào bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu. Nghĩa trang Hàng Dương nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Namqua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Họ đã chết dưới sự tàn bạo của cai ngục và hoàn cảnh sống khắc nghiệt tại nhà tù. Nghĩa trang Hàng Dương được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao cho UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư và giao cho Viện Kỹ thuật Công binh khởi công xây dựng và tôn tạo vào ngày 19 tháng 12 năm 1992. Sau đó Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn tiếp tục thi công trên diện tích khoảng 20 ha, và được chia làm 4 khu: Khu A: Gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể) trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Khu B: Gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc. Khu C: Gồm 373 ngôi mộ (có 1 mộ tập thể) trong đó 332 mộ có tên và 41 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1960 đến 1975. Nơi đây có mộ của anh hùng Lê Văn Việt. Khu D: Gồm 157 ngôi mộ, trong đó 14 mộ có tên và 143 mộ khuyết danh. Đặc biệt mộ khu D được quy tập các mộ từ Hòn Cau và Hàng Keovề. Quốc lộ 55 Quốc lộ 55 là con đường nối các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, và Lâm Đồng, dài 229 km. Quốc lộ 55 khởi đầu tại thị xã Bà Rịa, qua các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Hàm Tân, thị xã La Gi, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), và kết thúc tại thị xãBảo Lộc. Đây là con đường trục Đông - Tây liên kết các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Quốc lộ 55 kết nối với quốc lộ 1 tại hai điểm: đoạn Bà Rịa - La Gi - Hàm Tân cắt tại ngã ba 46 (ngã ba Hàm Tân) thuộc xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân đoạn Hàm Tân - Bảo Lộc căt Quốc lộ 1 tại nút giao thị trấn Tân Minh (huyện Hàm Tân). Như vậy, Quốc lộ 55 thực chất gồm hai đoạn tách rời bởi Quốc lộ 1 giữa hai nút giao Tân Minh và Tân Nghĩa (đều thuộc huyện Hàm Tân). Trước đây, quốc lộ 55 được tính từ thị xã Bà Rịa đến ngã ba 46. Từ ngã ba Tân Minh, quốc lộ 55 chạy lên hướng bắc-đông bắc và kết thúc tại ngã ba Đại Bình giao với quốc lộ 20, thuộc Bảo Lộc. Một phần của Quốc lộ 55 được hình thành từ đường phục vụ thi công nhà máy thuỷ điện Đa Mi - Hàm Thuận trước kia. Độ dài một số tuyến đường: Thị xã Bà Rịa - khu du lịch Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc): 55 km Thị xã Bà Rịa - ngã ba 46 (ngã ba Hàm Tân): 92 km Thị xã La Gi - ngã ba 46:20 km Ngã ba 46 - ngã ba Đại Bình: 140 km Đoạn thuộc tỉnh Lâm Đồng: 24 km Vũng Tàu  Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông - vận tải và giáo dục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ Bà Rịa-Vũng Tàu chuyển đến thành phố Bà Rịa.[2] Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm du lịch của miền Nam Việt Nam. Vũng Tàu là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam bộ, được công nhận vào ngày 23/04/2013. Vị trí[sửa | sửa mã nguồn] Vũng Tàu tiền thân là đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là một bán đảo giáp Bà Rịa và huyện Long Điền qua sông Cỏ May, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn và đảo Gò Găng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay, đây là cửa ngõ quan trọng của vùng Đông nam bộ ra biển. Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km. Địa hình[sửa | sửa mã nguồn] Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọnhải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh.Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi. Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn] Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Giacôbê đặt cho nó, do đó người Pháp cũng gọi nơi này là Cap Saint Jacques (nghĩa là mũi đất mang tên Thánh Giacôbê), phiên âm tiếng Việt là Cáp Xanh Giắc. Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au Cap). Hiện nay mũi đất cực đông của Vũng Tàu có tên gọi là "mũi Nghinh Phong". Bờ biển Vũng Tàu nhìn từ Bạch Dinh. Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ Tam Thắng là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền. Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì "Thuyền Úc", tục danh Vũng Tàu... phía bắc ôm cửa Tắc Khái (cửa sông Dinh), phía nam đỡ núi Thát Sơn để che cửa Cần Giờ. Mặt vụng trông về hướng tây, rộng lớn mông mênh để thu nạp các dòng nước sông đầm chảy về biển mà làm nơi êm đềm cho thuyền bè ẩn đậu." Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn. Thời vua Gia Long (1761-1820), khi nạn hải tặc Mã Lai hoành hành tại vùng biển này là mối đe dọa cho các thương nhân vùngGia Định, vua đã gửi ba đội quân đến dẹp loạn và cho phép ba tướng cầm đầu cùng quân lính ở lại mở đất. Theo sắc của vua Minh Mạng năm 1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền thuộc ba đội binh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh. Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh (circonscription administrative) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp. Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã. Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố (commune). Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã. Ngày 22/10/1956 giải thể thị xã Vũng Tàu, chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy. Đến 08/09/1964 thành lập thị xã Vũng Tàu trực thuộc chính quyền trung ương cho đến 30/04/1975. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Vũng Tàu thuộc Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo, gồm 5 phường: Châu Thành, Phước Thắng, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam và xã Long Sơn. Ngày 14 tháng 5 năm 1986, giải thể 5 phường hiện hữu, thay thế bằng 11 phường mang số thứ tự từ 1 đến 11[3]. Tháng 8 năm 1991, Vũng Tàu trở thành thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới thành lập. Ngày 16 tháng 9 năm 1999, Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại 2[4]. Ngày 22 tháng 10 năm 2002, thành lập phường 12[5]. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thành lập phường Thắng Nhất[6].Ngày 24 tháng 12 năm 2004, thành lập 3 phường: Thắng Tam, Nguyễn An Ninh vàRạch Dừa thuộc thành phố Vũng Tàu[7]. Ngày 23 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu[8]. Ngày 16 tháng 12 năm 2014, đổi tên phường 6 thành phường Thắng Nhì[9]. Diện tích - dân số[sửa | sửa mã nguồn] Diện tích 140,1 km² Dân số 380.000 người (năm 2012)[1]. Theo thống kê thì tính đến tháng 9/2013 thành phố có 85.341 hộ với tổng số 472.527 nhân khẩu được quản lý thông qua hệ thống phần mềm quản lý nhân khẩu, hộ khẩu của Công an Thành phố. Nếu tính cả những người đang làm việc và sinh sống lâu năm nhưng không có hộ khẩu tại Vũng Tàu thì dân số thực tế lớn hơn rất nhiều. Các đơn vị hành chính[sửa | sửa mã nguồn] Vũng Tàu gồm 16 phường, và 1 xã: Phường 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Rạch Dừa, Nguyễn An Ninh, và xã đảo Long Sơn. Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn] Một giàn khoan dầu khí trên khu vực mỏ Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu. Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí, cảng biển và du lịch. Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí và khí đốt, Vũng Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam, nơi có trụ sở của Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro). Nơi duy nhất ở Việt Nam có khu nhà tập thể dành cho các chuyên gia Nga làm việc trong lĩnh vực khai thác dầu khí sinh sống cùng gia đình và trường học cho con em họ. Hiện có khoảng trên 3000 người Nga đang sinh sống và làm việc tại đây. Trên địa bàn thành phố hiện có 2 khu công nghiệp lớn là Khu công nghiệp Đông xuyên (160 Ha), Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn (1.250 Ha) hiện đang triển khai dự án nhà máy lọc dầu Long Sơn và tổ hợp hóa dầu Miền nam. Ngoài ra thành phố còn có hơn 10 cảng biển và cảng sông phục vụ ngành dầu khí, quốc phòng, đóng tàu và xuất nhập khẩu, hiện thành phố cũng đang triển khai dự án cảng trung chuyển Container quốc tế Sao Mai - Bến Đình. Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của Vũng Tàu cũng phát triển. Những đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc, đồi mồi... Là trung tâm hành chính- chính trị- kinh tế- văn hóa tỉnh BR-VT, Vũng Tàu được nhiều người biết đến không chỉ với hình ảnh một thành phố biển tươi đẹp, quyến rũ, mà còn là một trong những địa phương làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Năm năm qua (2005-2010), đã có thêm 51 dự án nước ngoài có vốn đầu tư đăng ký 6,806 tỷ USD và trong 3 năm 2007- 2009, có 11 dự án trong nước đã được cấp phép với vốn đăng ký 12.457 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách tỉnh tăng cường, cùng một phần ngân sách của nguồn vượt thu, thành phố đã từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng cơ sở. Nhiều công trình trọng điểm trong các lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước, trường học, trạm y tế, trụ sở văn phòng làm việc và các công trình phúc lợi khác hoàn thành đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế- xã hội thành phố phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Hiện nay, 100% tuyến đường giao thông chính của TP.Vũng Tàu đã bê tông nhựa hóa. Trong đó, tuyến đường Hạ Long- Quang Trung- Trần Phú chạy dọc Bãi Trước được Bộ Giao thông Vận tải công nhận "đường đẹp Việt Nam". Hơn 90% ngõ hẻm được xây sửa, nâng cấp khang trang bằng phương thức "nhà nước, nhân dân cùng làm". Ngay xã Long Sơn, hiện cũng không còn là xã đảo biệt lập, bởi hệ thống cầu đường khang trang không chỉ nối liền đảo với các khu dân cư, mà đã mở hướng phát triển cho vùng đảo đầy tiềm năng, hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung. Các tuyến đường giao thông kết nối liên vùng với các đô thị khác cũng đang trong quá trình đầu tư và chuẩn bị đầu tư như mở rộng quốc lộ 51 (Vũng Tàu - Biên Hòa) rộng 8 làn xe dài 90 km, hoàn thành năm 2012, xây mới tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với đường cao tốc Bắc Nam, dự án đường sắt cao tốc Vũng Tàu - Biên Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia, xây dựng Sân bay Quốc tế Gò Găng - BRVT trên đảo Gò Găng để di dời sân bay Vũng Tàu... các dự án hạ tầng giao thông này khi hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh hơn. Một góc thành phố Vùng Tàu nhìn từ núi Tao Phùng. 20 năm qua (1/11/1991 – 1/11/2011) với tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân là 18%/năm, TP. Vũng Tàu đã không ngừng vươn lên về mọi mặt để xứng đáng với vai trò là một đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Phát triển kinh tế tại TP. Vũng Tàu trong những năm qua không chỉ đạt được sự tăng trưởng cao mà còn bảo đảm những yêu cầu của sự phát triển bền vững, theo đúng định hướng, cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương. Tổng sản phẩm nội địa (không tính dầu khí) tăng bình quân hàng năm 22,6%. Thu nhập bình quân đầu người (không tính dầu khí) đạt 6.060 USD/người/năm. Doanh thu ngành dịch vụ năm 2011 là 9.000 tỷ đồng, gấp 170 lần so với năm 1992. Trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch đến năm 2011 ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng gấp 100 lần so với năm 1992. Tổng thu ngân sách năm 2011 ước đạt 2.500 tỷ đồng, gấp 179 lần so với thời điểm mới thành lập thành phố. Đời sống nhân dân được nâng cao, không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,03%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng dịch vụ - công nghiệp – chế biến trong đó dịch vụ – du lịch chiếm 71,01%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 14,01%; hải sản: 14,98%.Phấn đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 7.690 USD. Trong đó, chú trọng tăng vốn đầu tư cho ngành thương mại (tăng bình quân 29%/năm), doanh thu tăng bình quân 35%/năm. Trên địa bàn thành phố hiện có 2 Khu công nghiệp tập trung là: KCN Đông Xuyên & KCN Dầu khí Long Sơn. Ngoài ra, dự án Trung tâm hành chính TP.Vũng Tàu cũng đang được khẩn trương tiến hành để chào mừng 20 năm thành lập tỉnh và 20 năm thành lập TP.Vũng Tàu (1991 - 2011). Hiện nay, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án nhanh chóng triển khai việc thỏa thuận địa điểm xây dựng dự án, lập quy hoạch và thiết kế, giải phóng mặt bằng, tổ chức thi tuyển quy hoạch và thiết kế công trình, lập dự án đầu tư xây dựng, tổ chức đấu thầu. Việc xây dựng Khu trung tâm hành chính TP.Vũng Tàu mới tại phường 11 nhằm đáp ứng được quy mô một Trung tâm hành chính của đô thị loại I. Lễ hội văn hóa[sửa | sửa mã nguồn] Lễ hội Dinh Cô Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày (10 - 11 - 12 tháng 2 âm lịch), suốt cả ngày cả đêm. Lễ hội Nghinh Ông Lễ hội Nghinh Ông đình Thắng Tam được tổ chức vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội Đình thần Thắng Tam Tổ chức 4 ngày, từ ngày 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Đại lễ kính Đức Maria, mẹ Thiên Chúa. Được tổ chức tại Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu vào ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm nhằm mừng kính Đức Maria, mẹ Thiên Chúa bổn mạng của Giáo phận Bà Rịa do chính Đức Giám mục Giáo phận chủ sự cùng với các linh mục trong giáo phận với sự tham dự của hàng vạn tu sĩ nam nữ cũng như tín hữu khắp mọi nơi. Danh lam thắng cảnh - Du lịch[sửa | sửa mã nguồn] Giàn khoan ngoài khơi Vũng Tàu vào buổi tối Một con đường lớn ven biển ở Bãi Trước Nhà Lớn Long Sơn Bãi Sau Vũng Tàu nhìn từ trên núi Nhỏ Tượng Chúa Kitô trên núi Nhỏ, Vũng Tàu Địa điểm tham quan[sửa | sửa mã nguồn] Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu(Trần Phú, Phường 5). Tượng Chúa Ki Tô Vua (Hạ Long, Phường 2). Nhà thờ Vũng Tàu (Thống Nhất, Phường 1). Đan viện Xito Thánh mẫu Phước Hải (Trần Phú,Phường 5). Đình Thắng Tam (Hoàng Hoa Thám, Phường 2). Thích Ca Phật Đài (Trần Phú, Phường 5). Linh sơn cổ tự (Hoàng Hoa Thám, Phường 2). Niết Bàn Tịnh xá (Hạ Long, Phường 2). Bạch Dinh (Trần Phú, Phường 1). Nhà Lớn Long Sơn (Xã Long sơn). Đèn Hải Đăng (Núi Nhỏ, Phường 2). Mũi nghinh Phong (Hạ Long, Phường 2). Đền thờ Liệt sĩ TP. Vũng Tàu. Thánh Thất Cao Đài Vũng Tàu (Phường 4) Pháo đài cổ Phước Thắng (Núi Lớn) Hồ Mây trên đỉnh Núi Lớn Các khu văn hóa, vui chơi, giải trí[sửa | sửa mã nguồn] Công viên bãi Trước. Quảng trường Trưng Vương. Công viên nước Vũng Tàu. Công viên Trần Hưng Đạo. Cung văn hóa Thiếu nhi. Nhà văn hóa Thanh niên. Nhà văn hóa lao động Vietsovpetro. Nhà thi đấu đa năng. Sân vận động Lam Sơn. Imperial Plaza Vũng Tàu Bãi biển[sửa | sửa mã nguồn] Vũng Tàu có những bãi biển lý tưởng để nghỉ mát mà thiên nhiên đã ban tặng như: Bãi Sau: Nằm phía Nam Vũng Tàu, còn có tên là Thùy Vân hay còn có tên là Thùy Dương, chạy dài gần 10 km. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, bãi cát dài phẳng. Bãi Trước: Còn gọi là bãi Tầm Dương do có thể ngắm mặt trời lặn vào mỗi buổi chiều, Bãi Trước có những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển và giống như một vịnh nhỏ ít sóng và có hình vòng cung khá đẹp; Bãi Dâu: Còn gọi là bãi Phương Thảo, dài 3 km, thơ mộng và tĩnh mịch; Bãi Dứa: Còn gọi là bãi Hương Phong, một bãi tắm nhỏ nhưng khá xinh xắn. Chùa Thích Ca Phật Đài[sửa | sửa mã nguồn] Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất của Vũng Tàu tọa lạc trên đường Trần Phú. Cổng chùa được xây dựng công phu bằng xi măng cốt thép, trên bằng đá hoa khắc 4 chữ "Thích ca Phật đài", trong Chùa có Bảo Tháp, trong tháp có ngọc Xá Lợi của đức phật, tượng Phật tổ ngồi trên toà sen và nhiều di vật của đạo Phật và là một công trình kiến trúc độc đáo. Khi xây dựng bảo tháp người ta đã sử dụng các vật liệu được mang từ quê hương của đức phật. Tượng Chúa Kitô[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Tượng Chúa Kitô (Vũng Tàu) Tượng Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Nhỏ, được xây năm 1974 là một địa điểm tôn giáo, thuộc Giáo phận Bà rịa do giáo xứ Vũng Tàu quản lý. Công trình bị gián đoạn một thời gian sau đó được sự ủy quyền của Đức Giám mục Xuân lộc, linh mục Phê rô Trần Văn Huyên chánh xứ Vũng Tàu cùng với bà con giáo dân khắp mọi nơi đã tham gia tái thiết công trình. Đến năm 1994 công trình hoàn thành và chính thức đón tiếp mọi du khách, đây cũng là một trong những địa điểm được du khách tham quan nhiều nhất. Tượng Chúa Kitô Vua ở Vũng Tàu (Việt Nam) cao 32 m, được coi là tương Chúa cao nhất thế giới trong khi Tượng Chúa Kitô Cứu Thế (Rio de Janeiro) ở Brasil cao 30 m. Bạch Dinh[sửa | sửa mã nguồn] Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 40 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc Roman gồm 3 tầng, cao 19 m với lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công. Ngày nay Bạch Dinh là nơi trưng bày các cổ vật gốm, sứ được trục vớt từ các tàu thuyền cổ của nước ngoài bị đắm ngoài khơi Vũng Tàu, Bạch dinh là địa điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình tham quan thành phố biển Vũng Tàu. Núi Nhỏ, Núi Lớn[sửa | sửa mã nguồn] Núi Nhỏ là một trong hai ngọn núi tại thành phố Vũng Tàu, nằm sát biển. Dưới chân núi là con đường ven biển Hạ Long được công nhận là con đường đẹp nhất Việt Nam với nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cà phê. Trên núi có ngọn Hải đăng Vũng Tàuvà Tượng Chúa Kito Vua nổi tiếng. Núi Lớn là một trong hai ngọn núi đẹp của thành phố biển. Trên núi này có Bạch Dinh và Thích Ca Phật Đài, trên núi có khu du lịch Hồ Mây, có cáp treo đưa khách từ chân núi lên đỉnh núi. Xung quanh núi có con đường ven biển Trần Phú bao quanh dọc theo các bãi biển đẹp. Đang có dự án cáp treo nối hai ngọn núi này với nhau Tổng quan du lịch Vũng Tàu Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 3 tiếng lái xe, với đường bờ biển trải dài 20km, Vũng Tàu là một trong những điểm đến yêu thích của du khách phía Nam. Nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất, từ nơi đây, người ta có thể nhìn biển Đông cả khi trời mọc lẫn lúc hoàng hôn. Bên cạnh những giá trị cảnh quan thiên nhiên, Vũng Tàu còn là miền đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Vẻ đẹp của du lịch Vũng Tàu. Ảnh: dulichgiahy Đến với Vũng Tàu bạn sẽ có cảm giác bình yên, dễ chịu với những con đường rộng rãi, thoáng đãng. Dưới là biển xanh, trên là những ngọn núi to, núi nhỏ, cùng những ngôi chùa thanh tịnh Tất cả tạo nên một Vũng Tàu đầy ma lực, một thành phố Vũng Tàu không chỉ hiền hòa bình dị mà còn vô vàn những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Thời điểm du lịch Vũng Tàu Ở Vũng Tàu quanh năm là mùa du lịch vì nhiệt độ không khi nào quá lạnh hay quá nóng. Bạn chỉ cần theo dõi bản tin dự báo thời tiết để tránh du lịch Vũng Tàu khi có mưa bão. Ngoài ra, vào ngày cuối tuần và các dịp Lễ tết, Vũng Tàu thu hút rất đông khách du lịch, giá cả các dịch vụ đều tăng cao. Để có kỳ nghỉ Vũng Tàu tuyệt vời nhất, tốt hơn bạn nên tránh những khoảng thời gian đó. Di chuyển từ TP.Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu Thành phố biển Vũng Tàu cách TP. Hồ Chí Minh chỉ 125km, là địa điểm tuyệt vời cho chuyến du lịch ngắn ngày của bạn. Hiện nay có 3 phương tiện dành cho các chuyến du lịch bụi: tự đi xe máy, đi ô tô khách hoặc tàu cánh ngầm. Xe máy Cách 1: Bạn đi theo Quốc lộ 1, qua khỏi cầu Đồng Nai sẽ gặp một bùng binh giao thông (ngã tư Vũng Tàu, trước đây gọi là ngã ba Vũng Tàu), từ đây bạn rẽ phải theo Quốc lộ 51. Đi thêm khoảng 100km là đến TP.Vũng Tàu. Cách 2: Từ TP HCM, bạn có thể chọn cung đường đi từ phà Cát Lái (Q.2, TP.HCM) sang Nhơn Trạch (Đồng Nai). Đoạn đường này sẽ dẫn ra quốc lộ 51 đoạn cổng vào Khu công nghiệp Nhơn Trạch. Cung đường này gần hơn khoảng 20km. Lưu ý: Thời gian đi đến Vũng Tàu bằng xe máy: 3 – 3,5 giờ. Ô tô khách Xe khách chất lượng cao: Giá từ 60.000 – 80.000 VND/vé. Bạn có thể ra bến xe miền Đông để mua vé, thời gian xe chạy khoảng 2 tiếng. • Bến xe miền Đông: Địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3899 4056; (08) 3898 4441; (08) 3898 4442; (08) 3898 4893. Website: Www.benxemiendong.com.vn. • Bến xe khách TP.Vũng Tàu: Địa chỉ: 192 Nam Lỳ Khởi Nghĩa, Phường 3, TP.Vũng Tàu. ĐT: (064) 3859727. Một số hãng xe chất lượng chạy tuyến này: • Hãng xe Hoa Mai: - Vũng Tàu: Bến đậu tại số 2A đường Trưng Trắc, Vũng Tàu. ĐT: (064).3531982 – 3531981 – 3531980 - TP.Hồ Chí Minh: 50 Nguyễn Thái Bình, Q1, TP.Hồ Chí Minh • Hãng xe Mai Linh: Địa chỉ: 64 – 68 Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.Hồ Chí Minh ĐT: (08).39292929 (Tp.HCM) – (064).3576576 (Vũng Tàu). • Hãng xe Phương Trang: ĐT: (08).38218928 Đặt vé tại Sài Gòn: 08 38 309 309. Cứ khoảng 1 giờ lại có một tuyến xe chạy. Đặt vé tại Vũng Tàu: 0643 52 53 54. Hãng sử dụng xe 14 chỗ, có máy lạnh. Đặt vé tại Bà Rịa: 0643 82 67 68. • Hãng xe Thiên Phú: Xe đón khách tại nhà. - Vũng Tàu: Bến đậu tại bến xe khách Vũng Tàu. - Tp.Hồ Chí Minh: Bến xe Miền Đông. • Hãng xe Rạng Đông: - Vũng Tàu: Bến đậu tại bến xe khách Vũng Tàu. ĐT: (064).3525678 - Tp.Hồ Chí Minh: Bến xe Miền Đông. ĐT: (08).35.111.111. Hoặc tại các phòng vé của Phương Trang: Thời gian hoạt động: Từ 05h:00- 18h00 (Cách 30 phút có một chuyến). Tại Vũng Tàu, Bà Rịa có xe trung chuyển đưa đón tận nơi trong vòng bán kính 10 km. • Xe Kumho: Xe Kumho chạy tuyến Tp.HCM – Vũng Tàu là xe 45 chỗ. Khởi hành từ bến xe miền Đông và bến dừng là bến xe Vũng Tàu. Địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh (Lầu 3), P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. ĐT: (08) 35116861. Tàu cánh ngầm Thời gian đi: 1,5 giờ. Tàu cánh ngầm chạy tuyến TP.HCM – Vũng Tàu và ngược lại gồm nhiều tuyến. Cứ 30 phút có một chuyến, chạy từ 6g00 đến 16g30, thời gian chạy 1g45 phút. Xuất phát từ bến Bạch Đằng và dừng tại bến tàu Cầu Đá – Vũng Tàu. Bạn có thể mua vé tại bến tàu, các đại lý bán vé ở Tp.HCM hoặc Vũng Tàu (một số khách sạn cũng có bán vé tàu cánh ngầm). • Bến tàu Cầu Đá: 120 Hạ Long, TP.Vũng Tàu. ĐT: (064).3810 202 – 3510 720 • Bến Bạch Đằng: 1 A Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM. ĐT: (08).3821 8061 – 3821 5609. Một số hãng tàu chạy tuyến này: • Hãng GreenLines: - TP.Hồ Chí Minh: 2 Tôn Đức Thắng (Bến Bạch Đằng). ĐT: (08) 38210650 – 38218189 – 38210653 – 38218 185 – 38213 872. - Tại Vũng Tàu: 126 Hạ Long, Bến Cầu Đá. ĐT: (064).3810202 – 3816308. • Hãng Vina Express: - Tại Tp.HCM: 1 A Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM. - Tại Vũng Tàu: 122 Hạ Long, TP.Vũng Tàu. ĐT: (064). 3856 530 Lưu ý: Trong dịp cao điểm, lễ tết, để tránh không mua được vé tàu, xe hoặc phải mua đắt hơn gia đình bạn nên đặt vé sớm (trước khoảng 10 ngày). Phương tiện đi lại tại Vũng Tàu Thành phố Vũng Tàu khá nhỏ và yên bình. Du lịch Vũng Tàu bạn nên thuê xe máy để thuận tiện đi tham quan các danh thắng hoặc thưởng thức đặc sản ẩm thực phong phú ở đây. Giá thuê xe máy: 150.000 – 200.000 VND/ngày, 25.000 – 40.000 VND/giờ. Một vài địa chỉ thuê xe máy cho bạn: - Nghiệp đoàn mô tô Hải Âu (tại bến cảng tàu cánh ngầm Vũng Tàu): ĐT: 0908 372 612 (anh Bình) - Anh Nỡ: Địa chỉ: 24 Lê Ngọc Hân, P 1. ĐT: 0902 444 031. - Điểm cho thuê ở đường Trương Công Định: ĐT: 0909.790.137. Lưu ý: Nếu bạn muốn đạp xe dạo phố thì các điểm thuê xe đạp, xe đạp đôi rất sẵn, ngay tại khách sạn cũng có, giá thuê khoảng 15.000 – 20.000 VND/giờ. Số điện thoại cần biết: - Công an thành phố: 064 3852361 - Bưu điện trung tâm Vũng Tàu: 064 3623483 - Bệnh viện Lê Lợi, Vũng Tàu: 064 3832667 - Petro Taxi: 064 3851851 - Mai Linh Taxi: 064 3565656 Những khu vực chính của du lịch Vũng Tàu Bãi Sau Bãi sau Vũng Tàu nổi tiếng với bờ biển đẹp và ít sóng lớn, tập trung rất nhiều khách sạn và khu ăn uống. Do đó đa số các du khách khi du lịch Vũng Tàu đều thích ở Bãi Sau. Bãi sau còn có cung đường Thùy Vân khá nổi tiếng tương tự như con đường Trần Phú ở Nha Trang, có khá nhiều khách sạn từ bình dân đến cao cấp nằm trên con đường này. Bãi Trước Trung tâm của thành phố Vũng Tàu nằm ở bãi trước, nơi đây tập trung khá nhiều cao ốc và các khu mua bán sầm uất. Du khách thường chọn bãi tắm ở khu vực bãi sau vì bãi trước ô nhiễm hơn do mật độ dân cư sinh sống và du khách tập trung đông đúc. Tuy nhiên, bãi trước sẽ là nơi lý tưởng để bạn ngắm hoàng hôn hoặc đi dạo. Long Hải Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110km về hướng Đông Bắc (tương đương khoảng 2 – 2,5 tiếng đi xe máy), biển Long Hải là địa điểm nghỉ dưỡng được nhiều du khách yêu thích. Long Hải có bãi biển đẹp với làn nước trong xanh, cát vàng trải dài và những khu resort gần biển. Đặc biệt, biển Long Hải rất sẵn hải sản tươi ngon với giá khá rẻ. Suối khoáng nóng Bình Châu nằm trên tuyến đường du lịch Long Hải, đây cũng là điểm dừng chân thú vị với du khách. Côn Đảo Côn Đảo nổi tiếng với bãi biển trong vắt, hàng dừa xanh và bờ cát trắng có thể làm say mê bất cứ du khách nào. Thật dễ hiểu vì sao Côn Đảo thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến thưởng lãm. Với vẻ đẹp Hoang sơ và chưa bị tác động nhiều bởi ngành công nghiệp du lịch, Côn Đảo hiện nay quả thật là thiên đường du lịch hiếm có ở Việt Nam. Những địa danh không thể bỏ qua khi du lịch Vũng Tàu Du khách vẫn quen chọn Vũng Tàu để đổi gió dịp cuối tuần bởi vị trí rất gần TP. HCM. Song ngoài những bãi tắm và quán ăn ngon, Vũng Tàu còn nhiều điểm du lịch thú vị để bạn khám phá. Thích Ca Phật Đài Đây là một ngôi chùa nằm trên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Vẻ đẹp của ngôi chùa kết hợp rất khéo léo giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Đáng chú ý nhất là ngọn tháp Bát Giác cao 19m và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên tòa sen xây bên lưng chừng núi, du khách đứng từ xa có thể chiêm ngưỡng được. Đường đi: Du khách đến Thích Ca Phật Đài theo đường Lê Lợi, rẽ về đường Trần Phú hoặc từ đường Trần Phú – bãi Trước theo đường ven biển đi qua bãi Dâu, tới địa phận Bến Đá là gặp Thích Ca Phật Đài. Tượng Đức Chúa dang tay Tượng Chúa Ki-Tô hay Tượng Đức Chúa dang tay đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, được xây từ năm 1974. Bức tượng này cao 32 m, sải tay dài 18,3 m trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng. Bức tượng có thể xem như một phiên bản tương tự tượng chúa dang tay tại thành phố Rio de Janeiro ở Brasil. Vị trí: Tượng chúa Kitô nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu. Bạch Dinh Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng nơi từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 50 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19 m, lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công. Vị trí: Số 10 đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu. Khu di tích Đình Thắng Tam Tại khu di tích này, ngoài Ngôi Tiền Hiền và Lăng Ông Nam Hải, miếu Bà Ngũ Hành còn có ngôi miếu Bà, tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ, nằm chông chênh, nhô ra trước mặt biển. Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu được xem là một trong những sản phẩm du lịch tâm linh của Bà Rịa Vũng Tàu, thu hút đông đảo du khách. Vị trí: 77A đường Hoàng Hoa Thám, P Thắng Tam, Vũng Tàu. Niết Bàn Tịnh Xá Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại. Chùa “Niết Bàn Tịnh Xá” còn gọi là chùa “Phật Nằm” được xây dựng trên sườn núi Nhỏ, hướng mặt ra biển. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại. Vị trí: Đường Hạ Long, phường 1, Tp. Vũng Tàu. Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát Đây là ngôi chùa nhỏ nổi bật với pho tượng phật Bà Quan Âm trắng cao 16m hướng ra biển đứng trên tòa sen, tay cầm bình Cam Lộ, với khuôn mặt hiền hòa, đức độ. Vị trí: Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trên đường vòng núi Lớn, thành phố Vũng Tàu, cách bãi Dâu 500m. Linh Sơn Cổ Tự Tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu. Trong chánh điện có thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá thếp vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật. Vị trí: 61 Hoàng Hoa Thám, Vũng Tàu. Hải Đăng Vũng Tàu Đến đây, sau khi men theo đường hầm được xây kiên cố trong ngôi nhà hai tầng vốn là nơi cư trú và sinh hoạt của những người gác hải đăng bạn sẽ lên đến đỉnh tháp. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cả thành phố Vũng Tàu ẩn hiện trong sương, các bãi tắm hình lưỡi liềm, núi Minh Đạm xanh ngát. Hay nhìn xuống ngay bên dưới, cả rừng hoa sứ rực sáng làm nổi bật nét kiên cố, vững chãi của toàn bộ cụm tháp. Vị trí: Nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu. Nhà lớn (Đền Ông Trần) Nhà lớn Long Sơn hay Đền Ông Trần là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quí tọa lạc tại thôn 5, với tổng diện tích khoảng 2 ha, chia thành ba khu: đền thờ; nhà hội, trường học, chợ, nhà bảo tồn Ghe Sấm và khu lăng mộ ông Trần. Vị trí: Dưới chân núi Dứa, thôn 5, xã Long Sơn, Vũng Tàu. Bảo tàng vũ khí cổ Bảo tàng vũ khí cổ (Worldwide Arms Museum) do ông Robert Tay- lor (quốc tịch Anh) và vợ Nguyễn Thị Bông sáng lập. Theo đánh giá của du khách, đây là một trong những bảo tàng đáng xem nhất ở Việt Nam. Mở cửa khai trương từ đầu năm 2012, bảo tàng trưng bày 500 hình nộm kích thước bằng người thật, khoác trên mình những bộ quân phục tuyệt đẹp, đại diện cho hình ảnh chiến binh từ khắp nơi trên thế giới trong nhiều thời kỳ; hơn 1.200 cây súng, 1.000 cây gươm cổ với lịch sử và cả những câu chuyện đi kèm Bảo tàng sở hưu những bộ sưu tập thật sự quý hiếm như cây súng cổ Hà Lan – chỉ có 2 cây như thế trên thế giới. Vị trí: Số 14 đường Hải Đăng, thành phố Vũng Tàu. Giá vé vào cửa: 50.000VND. Hòn Bà Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ, dưới chân đảo sóng biển đánh tung bọt trắng xoá rất lên thơ, nằm phía ngoài biển theo đường hạ Long vòng Núi nhỏ, Từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong. Hòn Bà nằm cách chân Núi Nhỏ khoảng 200m. Năm 1881 ông Hồ Quang Minh gốc miền Trung đã bỏ kinh phí ra xây dựng một ngôi miếu nhỏ trên đảo gọi là Miếu Bà. Khi thủy triều xuống thấp, có thể men theo một lối đá chập trùng để ra đảo. Ngày rằm hay mồng một, bà con thường ra đảo rất đông để thắp hương cầu may tại ngôi miếu nhỏ này. Một số lễ hội lớn của du lịch Vũng Tàu Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người dân địa phương đều tổ chức những Lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong tục, tín ngưỡng của cư dân vùng biển, thu hút hàng chục ngàn lượt khách thập phương đến tham gia. Dưới đây là một số Lễ hội nổi tiếng ở Vũng Tàu mà bạn cần ghi nhớ khi có dịp ghé phố biển xinh đẹp này. Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Ngày 20/08 Âm Lịch hàng năm, lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được tổ chức tại Hội đền thờ Đức Thánh Trần: số 68 Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Từ lâu, Lễ giỗ Đức thánh Trần không còn bó hẹp trong cộng đồng địa phương mà đã trở thành lễ hội thu hút nhiều người từ các địa phương trong cả nước. Thông qua các lọai hình họat động của lễ hội, còn là cách để giáo dục các thế hệ nối tiếp nhau về lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Vào dịp lễ hội, hàng vạn lượt khách thập phương và người dân địa phương cùng tham dự lễ khai mạc và lễ dâng hương. Lễ hội Dinh Cô Dinh Cô là khu đền có kiến trúc hoành tráng, với những nét kiến trúc truyền thống, nằm bên bờ biển Long Hải của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lễ hội Dinh Cô (10 – 12/2 Âm lịch hàng năm) mang đậm màu sắc dân gian, mỗi lần mở hội đã thu hút hàng vạn du khách đến tham dự và thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây. Lễ hội nghinh Ông Hàng năm lễ Nghinh Ông được tổ chức tại lăng Cá Ông ở đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội tổ chức trong 3 ngày từ ngày 16 – 18 tháng 8 âm lịch. Đây là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân Vũng Tàu. Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu đã được Bộ VH-TT-DL và Tổng cục Du lịch chọn là 1 trong 15 lễ hội lớn của cả nước từ năm 2000. Lễ hội Đình Thần Thắng Tam Hàng năm lễ hội được tổ chức trong 4 ngày, từ ngày 17-20 tháng 2 âm lịch. Đây là lễ hội cầu an, nhân thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá. Phần lễ diễn ra rất cầu kỳ: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn nhạc và có rất nhiều điều kiêng kỵ như heo dùng để tế lễ phải có bộ lông cùng màu, người có tang không được tham gia vào việc nghi thức tế lễ. Phần hội có nhiều trò vui chơi giải trí như múa lân, hát bội. Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được tổ chức hàng năm vào các ngày 16, 17, 18/10 Âm lịch tại Miếu Bà Ngũ Hành, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội được tổ chức long trọng với những nghi thức tế lễ trang nghiêm cùng các trò chơi dân gian, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới dâng hương cúng vái. Lễ hội bắn súng Thần công Lễ hội là nét riêng đặc biệt của thành phố biển Vũng Tàu. Điểm nhấn của lễ hội được nhiều người dân và du khách đón chờ nhất là nghi thức bắn súng Thần Công. Tiếng súng rền vang hòa trong tiếng trống trận hừng hừng khí thế oai hùng, xen lẫn với những hoạt cảnh thể hiện những trận chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Ăn gì khi du lịch Vũng Tàu? Ẩm thực Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng với món bánh khọt mà còn rất nhiều loại hải sản, cà phê, các món ăn phong cách Nga, Du lịch Vũng Tàu mà không biết địa chỉ những quán ăn ngon thì thật vô cùng đáng tiếc. iVIVU.com sẽ giới thiệu cho bạn một loạt những địa chỉ ăn ngon ở Vũng Tàu đã được tín đồ du lịch khắp nơi bầu chọn. Ăn sáng - Mì thảy Nghiệp Ký: Ông chủ quán mỗi khi chế biến, lại thảy mì lên cao (khoảng 1,5m) trông khá vui mắt.  Địa chỉ: 127 Ba Cu, đoạn gần bãi trước Vũng Tàu, giá 35.000 VND/tô. - Phở Bình trên đường Trương Công Định (đoạn cắt Nguyễn Du). - Cháo bồ câu: 56 đường Đồ Chiểu. Ăn trưa - Cơm Niêu Hoa Sữa. Địa chỉ: 569/19A Nguyễn An Ninh - Cơm phần quán Phú Vinh: Địa chỉ:10 Lý Tự Trọng - Quán cơm Bình dân. Địa chỉ: 8A Trần Hưng Đạo, P.1 Hải Sản - Quán lẩu đầu cá Bảy Giai 34/8 Hoàng Hoa Thám, P. 2, ăn ngon rẻ. - Lẩu cá đuối, ếch 46 Trương Công Định. - Lẩu cá 40 Trương Công Định. Giá tham khảo 60.000 – 100.000 VND /nổi lẩu. Lẩu cá đuối và cá đuối chiên giòn. - Hồng Vân: 19 Hoàng Hoa Thám - Quán Vườn Xoài, chuyên gỏi cá mai. Quán phải đi vô hẻm trên đường Hoàng Hoa Thám, đầu hẻm đối diện với quán Hồng Vân, cạnh hẻm là quán Lẩu đầu cá Bảy Giai. - Quán Lan Rừng đường Trần Hưng Đạo - Quán Gành Hào (3 Trần Phú, Bãi Dứa): khung cảnh đẹp, hải sản không quá đắt. Giá một số món: Hào nướng phô mai 35.000 VND/đĩa, tôm nướng muối ớt (3 lạng gần 150.000VND), 1 con tôm tích 2 lạng rưỡi 250.000 VND rất ngon. - Quán Trận số 7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. - Quán hải sản Lệ Dung đường Trần Hưng Đạo. - Thành Phát 1 ở khu Sao Mai. Hải sản tươi ngon, giá cũng được nhưng hơi xa và rất đông. - Ốc A Đồng, 7C Lê Hồng Phong, có các món ốc giá từ 45.000 VND, lẩu hải sản giá 120.000 VND. - Ốc Năm Tầng, A12 Nguyễn Thái Học. Giá 45.000 -65.000 VND/dĩa hoặc tô nhưng rất nhiều, món đặc sắc là sò lụa xào mỡ hành/tỏi/sa tế. - Quán nướng cô Nên: nằm ngay đối diện cáp treo ở bờ biển khu Bạch Dinh, chạy trên đường là thấy. Nếu đi buổi tối chừng 7h00 là đông nghẹt, vô phải đứng chờ người ta ăn xong mới có bàn. Nhiều món: mực nướng (55.000 VND), bạch tuộc nướng (80.000VND), cơm chiên hải sản (dĩa lớn, nhiều). Món Nga - Quán 117 Ngô Đức Kế. - Quán Việt Nga hay quán Vườn Bàng ở 37/4 Nguyễn Thái Học Bánh Khọt - 54 Nguyễn Kim, đường Ba Cu, cạnh trường tiểu học Nguyễn Thái học, gần ngã năm. Giá 35.000 – 40.000 VND/đĩa. - Bánh khọt Bà Hai, đường Trần Đồng (Châu Văn Tiếp cũ), 30.000 VND/9 chiếc bánh. - Quán bánh khọt 41 (đường Nguyễn Trường Tộ). - Bánh khọt Gốc Vú Sữa (14 Nguyễn Trường Tộ). Điểm trừ của quán bánh khọt danh tiếng này là từ thứ 2 đến thứ 6 và chủ nhật chỉ bán đến 4 giờ chiều. Riêng ngày thứ 7 bán đến khoảng 7 giờ tối. Kem - Kem Alibaba’s ngay cáp treo Vũng Tàu, Giá từ 15.000 VND/ốc quế. Giá 20.000 VND/ly 2 viên có ốc quế. - Quán Lan Rừng đường Hạ Long. Giá trung bình 50.000 – 85.000 VND/món. - Cà phê Sea Breeze đường Trần Phú. Giá trung bình 50.000 – 85.000 VND/món. - Cà phê Mũi Đá ngay bến tàu cánh ngầm. Giá từ 20.000 VND/món. Lưu ý: Mua hải sản tự nấu nướng hay làm quà: Bạn hãy hỏi chủ khách sạn đường ra chợ Lưới, đây là chợ bán hải sản của dân địa phương, tuy nhỏ nhưng rất phong phú và rẻ. Chợ bán nhiều loại hải sản nhất vào lúc 6 – 7 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều, là giờ thuyền ghe đi biển về. Nên hỏi xem khách sạn có cho mượn hay thuê nồi luộc hải sản không, nếu có thì ra mua về tự nấu ăn. Chủ động hơn, bạn mang theo bếp ga, ra bờ biển tự nướng, luộc ăn cũng rất tuyệt. Bạn cũng có thể “khuân” về Sài Gòn làm quà cho người thân. Một số địa chỉ mua sắm ở Vũng Tàu • Sơn mài mỹ nghệ Thùy Dương Địa chỉ: Ngã ba Lê Lợi, Trưng Trắc, Trưng Nhị, TP.Vũng Tàu • Chợ Bến Đình Nằm cuối đường Lê Lợi, TP.Vũng Tàu. Tại đây có bán rất nhiều đồ mỹ nghệ • Chợ Cũ Nằm ở trung tâm thành phô, Phường 1, TP.Vũng Tàu. Bán nhiều loại hải sản • Chợ Mới Nằm trên góc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Bán nhiều loại hải sản. Mẹo/Thông tin khác Thú vui ở Vũng Tàu là thuê xe đạp đôi buổi tối đi tham quan thành phố, bạn nên liên hệ với khách sạn để được hỗ trợ. Tham khảo trước một số quán ăn tin cậy và chất lượng vì Vũng Tàu “nổi tiếng” cung cấp các dịch vụ nhà hàng kém chất lượng. Tuyệt đối không vào các quán ăn do tài xế taxi hoặc xe ôm không tin tưởng giới thiệu để tránh bị tính với giá đắt. Xem kỹ bảng giá khi vào một nhà hàng lạ, có thể hỏi trước giá cả cẩn thận. Đặc biệt, du khách nên đặt phòng khách sạn sớm vì các khách sạn đa số sẽ kín phòng vào cuối tuần. Ở đâu khi du lịch Vũng Tàu? Khách sạn Vũng Tàu rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện của cá nhân bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một khách sạn thích hợp. Tuy nhiên, để có thể dễ ngắm biển và đi bộ dọc bờ biển, bạn có thể chọn các khách sạn trên đường Hạ Long, đường Thùy Vân, Trần Phú Giá cả dao động tùy theo phòng ốc và chất lượng dịch vụ, các nhà nghỉ ở gần bãi biển hoặc một số khách sạn bên trong thành phố thì có mức giá rẻ hơn. Danh sách khách sạn Vũng Tàu hiện đã khá đầy đủ trên iVIVU.com, có nhiều mức giá cho bạn lựa chọn. Dưới đây là những khách sạn Vũng Tàu được khách hàng iVIVU.com yêu thích nhất thời gian qua: 1. Khách sạn Corvin Vũng Tàu ( Giá khuyếnmãi đặc biệt chỉ từ 484.000 đồng) Địa chỉ: Số 21 Đường Thùy Vân, Phường 2, Tp. Vũng Tàu 2. Khách sạn Imperial Vũng Tàu ( Giá ưu đãi cực tốt chỉ từ 2.079.000 đồng) Địa chỉ: 159 Đường Thùy Vân, TP.Vũng Tàu 3. Khách sạn Ocean Side Vũng Tàu (Giá khuyến mãi chỉ từ 572.000 đồng) Địa chỉ: Số 8 Đường Thùy Vân, TP.Vũng Tàu. 4. Khu nghỉ dưỡng Seaside Vũng Tàu ( giá tốt chỉ từ 969.000 đồng) Địa chỉ: 28 Trần Phú, Phường 1, Bãi Trước, TP.Vũng Tàu 5. Khách sạn Thủy Vân Vũng Tàu (Giá cực rẻ chỉ từ 155.000 đồng) Địa chỉ: 32 Trần Quý Cáp, Phường Thắng Tam, Vũng Tàu 6. Khách sạn Laska Vũng Tàu (Giá khuyến mãi chỉ từ 216.000 đồng) Địa chỉ: 81/6 Thùy Vân, Bãi Sau, Vũng Tàu., Vũng Tàu 7. Khách sạn Minh Đạm Vũng Tàu ( Giá khuyến mãi chỉ từ 482.000 đồng) Địa chỉ: phố Hải Sơn., thị trấn Phước Hải , huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 8. Khu nghỉ dưỡng Tropicana Beach Vũng Tàu (Giá khuyến mãi chỉ từ 1.080.000 đồng) Địa chỉ: Đường 44A, Thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, Vũng Tàu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvung_tau_7797.doc
Tài liệu liên quan