Thứ ba, cơ cấu, tổ chức, hình thức hoạt
động và bảo đảm hoạt động của UBLT
Như đã đề cập, UBLT là công cụ linh
hoạt của Quốc hội, tùy từng tình huống cụ
thể mà yêu cầu về cơ cấu, tổ chức, hình thức
hoạt động và bảo đảm hoạt động của UBLT
tương ứng sẽ khác nhau. Vì vậy, Luật TCQH
không thể quy định cụ thể và cố định về
những khía cạnh này của UBLT. Tuy nhiên,
UBLT cũng sẽ không thể hoạt động một cách
hiệu quả nếu không có cơ sở pháp lý để quy
định về cơ cấu, tổ chức, hình thức hoạt động
và bảo đảm hoạt động cho nó. Do đó, Luật
TCQH cần có một điều khoản riêng quy định:
“Cơ cấu, tổ chức, hình thức hoạt động và bảo
đảm hoạt động của UBLT do Quốc hội quy
định trong Nghị quyết thành lập UBLT”.
Điều khoản này có thể được đặt ở cuối mục
quy định về UBLT của Chương III Dự thảo
Luật TCQH sửa đổi.
Cần nhấn mạnh một lần nữa về tính chất
nhạy cảm chính trị của UBLT của Quốc hội -
loại cơ quan này thường được thành lập khi
xuất hiện vấn đề nổi cộm nào đó mà Quốc hội
cần giải quyết. Với tính chất đặc biệt như vậy,
thiếu đi các quy định riêng, phù hợp về loại
hình, quy trình thủ tục. cho việc thành lập
và hoạt động của UBLT chắc chắn sẽ làm cho
thực tiễn hoạt động của UBLT thiếu khả thi
và do đó, ảnh hưởng tiêu cực tới một mặt hoạt
động nào đó của Quốc hội. Những đề xuất
hoàn thiện các quy định hiện có trong Dự
thảo Luật TCQH sửa đổi, nếu được đưa vào
Luật TCQH, có thể giúp giải quyết vấn đề
nêu trên, qua đó giúp UBLT thực sự trở thành
công cụ hữu hiệu và linh hoạt, phục vụ một
cách hiệu quả hoạt động của Quốc hội
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự thảo luật tổ chức quốc hội (sửa đổi) với các quy định về ủy ban lâm thời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI (SỬA ĐỔI)
VỚI CÁC QUY ĐỊNH VỀ ỦY BAN LÂM THỜI
TÔ VĂN HÒA*
MAI THỊ MAI**
Các nội dung của Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (Luật TCQH) sửa đổi1
trình ra Quốc hội lần này đã có nhiều đổi mới so với Luật hiện hành, đặc
biệt là các quy định về thẩm quyền, về tổ chức và hoạt động của Quốc
hội nói chung và của các cơ quan của Quốc hội nói riêng. Trong đó, quy
định về tổ chức và hoạt động của Ủy ban lâm thời (UBLT) cũng đã có
những điểm mới theo quy định của Điều 78 Hiến pháp năm 2013. Bài viết
đóng góp ý kiến nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về UBLT trong
Dự thảo Luật TCQH sửa đổi.
* TS.Trường Đại học Luật Hà Nội.
** ThS. Trường Đại học Luật Hà Nội.
1 Dự thảo 2, ngày 24/2/2014 (Toàn văn dự thảo đăng tại :
DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=876&LanID=903&TabIndex=1).
2 UBTT là những Ủy ban được thành lập để phụ trách một vấn đề hoặc một mảng công việc cụ thể nhằm mục đích là để
phục vụ cho hoạt động của Nghị viện. Nhiệm kỳ của UBTT không được ấn định trong một thời gian cụ thể mà tồn tại theo
nhiệm kỳ của Nghị viện (trong một số trường hợp nếu cơ cấu tổ chức của Nghị viện ổn định thì UBTT của Nghị viện đó
vẫn tiếp tục tồn tại qua nhiều nhiệm kỳ Nghị viện, đương nhiên với nhân sự mới). Xem thêm Luận văn thạc sĩ của Mai
Thị Mai “UBLT của Nghị viện một số quốc gia trên thế giới – Những kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam”, trang 7.
1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Ủy
ban lâm thời trong tổ chức và hoạt động
của Nghị viện hiện đại
1.1. Khái niệm, đặc điểm UBLT
UBLT là một loại Ủy ban của Nghị viện
được thành lập để thực hiện một nhiệm vụ cụ
thể do Nghị viện giao và trong một khoảng
thời gian cụ thể do Nghị viện xác định. UBLT
thường chấm dứt hoạt động và giải tán khi
nhiệm vụ đã được thực hiện xong, thông
thường là sau khi UBLT đã gửi báo cáo kết
quả công việc của mình lên Nghị viện.
UBLT cùng với Ủy ban thường trực
(UBTT)2 là hai thành tố không thể thiếu
trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ Nghị viện
hiện đại nào trên thế giới. Hai loại Ủy ban
này có thể được xem là hai loại công cụ hữu
hiệu và được sử dụng một cách thường
xuyên để Nghị viện thực hiện hiệu quả chức
năng và nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Với tư cách là một loại Ủy ban của Nghị
viện, UBLT giống với các UBTT ở chỗ các
cơ quan này đều là cơ quan giúp việc của
Nghị viện, phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ
và quyền hạn của Nghị viện. Kết quả làm
việc của UBLT là nguồn thông tin đầu vào
để Nghị viện trao đổi, thảo luận một cách có
hiệu quả về vấn đề nào đó trước khi ra quyết
định chính thức tại phiên họp toàn thể.
Bên cạnh đó, UBLT có những đặc điểm
cơ bản khác với UBTT, gồm: thứ nhất,
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP28
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
UBLT được thành lập để thực hiện một
nhiệm vụ, một công việc cụ thể nhất định,
ví dụ, Nghị viện thành lập UBLT để điều tra
về một trường hợp có khiếu nại cụ thể đối
với một cơ quan nhà nước nào đó hay xem
xét và cho ý kiến đề xuất đối với một dự
thảo luật cụ thể, hay đơn giản chỉ là nghiên
cứu một quyết sách nào đó của Nghị viện
Vì vậy, khi thành lập một UBLT, bao giờ
Nghị viện cũng phải có một Nghị quyết cụ
thể, trong đó có nội dung nhiệm vụ hay có
điều khoản giao việc cho UBLT. Trong khi
đó, sự ra đời của một UBTT thường được
định danh sẵn trong luật và phạm vi hoạt
động của Ủy ban đó gắn liền với một lĩnh
vực chứ không phải một công việc cụ thể,
bất chợt. Thứ hai, do có nhiệm vụ xử lý các
công việc mang tính vụ việc nên thời gian
tồn tại của các UBLT không gắn với nhiệm
kỳ của Nghị viện như các Ủy ban khác mà
được xác định rõ ràng ngay khi các Ủy ban
đó được thành lập. Như đã đề cập, UBLT sẽ
được giải tán khi nhiệm vụ của nó đã được
hoàn thành, hoặc Nghị viện cũng có thể xác
định một thời hạn cụ thể ngay trong Nghị
quyết thành lập UBLT. Thứ ba, UBLT khác
UBTT về mức độ chuyên biệt của công việc.
Một UBTT có thể thực hiện cùng một lúc
hai hay nhiều mảng công việc khác nhau, ví
dụ các hoạt động lập pháp hoặc các hoạt
động giám sát; còn đối với UBLT thì không
như vậy. Mỗi UBLT khi được thành lập đều
có nhiệm vụ cụ thể, xử lý những tình huống
cụ thể, vì vậy thông thường mỗi UBLT chỉ
thực hiện một loại công việc, hoặc là xem
xét và cho ý kiến về một dự thảo luật, hoặc
điều tra về vụ việc hay nghiên cứu về một
vấn đề cụ thể nào đó.
1.2. Vai trò của UBLT
Có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện
tương đối phổ biến của hệ thống các UBTT
trong tổ chức và hoạt động của Nghị viện
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Quốc
hội Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù mạng lưới
các UBTT có được thiết kế tốt thế nào đi
chăng nữa thì trong thực tiễn đa dạng và
phong phú của hoạt động Nghị viện, chắc
chắn sẽ có lúc xuất hiện các trường hợp, các
vấn đề hoặc nằm ngoài phạm vi thẩm quyền
của các UBTT hoặc sẽ tốt hơn nếu được xử
lý bởi một UBLT dưới hình thức phù hợp.
Chính vì vậy, nếu như các UBTT có thể
được coi là công cụ “cứng” phục vụ cho
hoạt động của Nghị viện thì các UBLT có
thể được coi là công cụ “mềm” bổ khuyết
cho những kỳ vọng chưa được đáp ứng hết
của các UBTT. UBLT càng được sử dụng thì
hoạt động của Nghị viện càng có tính linh
hoạt và chủ động cao hơn. Trong lịch sử, có
thể có Nghị viện không có UBTT song
không có Nghị viện nào lại không có hoặc
không được quyền thành lập UBLT. Điều
này khẳng định vai trò không thể thay thế
được của hệ thống UBLT đối với tổ chức và
hoạt động của Nghị viện.
Hơn thế nữa, trong thực tiễn hoạt động
của Nghị viện hiện đại trên thế giới, UBLT
cũng đã thể hiện rất rõ vai trò quan trọng của
mình. Các hình thức UBLT đã được sử dụng
khá phổ biến và cho dù dưới hình thức nào
thì UBLT cũng đã có những đóng góp hết
sức quan trọng và thiết thực vào hiệu quả
hoạt động của Nghị viện các nước, đặc biệt
là Ủy ban điều tra và Ủy ban chuyên trách
lâm thời3.
2. Các quy định về Ủy ban lâm thời trong
Dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi
So với Luật TCQH năm 2001, Dự thảo
Luật TCQH sửa đổi đã có những quy định
chi tiết hơn về UBLT. Trong Luật TCQH
năm 2001 chỉ có hai điều quy định về UBLT,
theo đó Quốc hội có thể thành lập UBLT để
nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều
tra về một vấn đề nhất định (Điều 23). Quy
định này đã được hiến định tại Điều 78 Hiến
pháp 2013. Điều 72, quy định Quốc hội có
thể thành lập UBLT để thẩm tra dự luật do
Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH)
trình. Quy định này đã được chuyển hóa vào
3 Xem một số ví dụ về các Nghị viện hiện đại sử dụng một cách có hiệu quả UBLT để phục vụ hoạt động của mình trong
luận văn thạc sĩ của Mai Thị Mai “UBLT của Nghị viện một số quốc gia trên thế giới – Những kinh nghiệm có thể áp dụng
ở Việt Nam”, tr 20 – tr 23.
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP 29
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
Khoản 3 Điều 16 của Dự thảo Luật TCQH
sửa đổi.
So với Luật TCQH hiện hành, Dự thảo
Luật TCQH sửa đổi đã quy định thêm một
số nội dung khác liên quan tới UBLT như
sau:
Thứ nhất, quy định việc thành lập
UBLT để điều tra một vấn đề nhất định và
xem xét báo cáo của UBLT là một trong các
hoạt động giám sát của Quốc hội (Điểm đ
Khoản 3 Điều 18)
Thứ hai, chính thức công nhận UBLT là
một trong số các loại Ủy ban của Quốc hội,
theo đó Quốc hội thành lập Hội đồng Dân tộc,
10 Ủy ban chuyên trách và UBLT (Điều 68).
Thứ ba, quy định số lượng, danh sách
thành viên của UBLT do Quốc hội quyết
định theo đề nghị của UBTVQH.
Thứ tư, quy định một số nhiệm vụ
quyền hạn cụ thể và sự chấm dứt hoạt động
của UBLT (Điều 85). Quy định này là điểm
mới đáng lưu ý nhất trong quy định về
UBLT so với Luật TCQH hiện hành. Theo
đó, UBLT được thành lập để thực hiện một
hoặc hai nhiệm vụ là thẩm tra các dự án liên
quan và điều tra, làm rõ về vấn đề cụ thể mà
Quốc hội giao (Khoản 1 Điều 85). Để thực
hiện nhiệm vụ này, UBLT được trao một số
quyền như yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ
chức hữu quan cung cấp tài liệu, thông tin
cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nhiệm
vụ của Ủy ban, đến báo cáo, giải trình về
những nội dung Ủy ban quan tâm; tổ chức
đoàn giám sát, đoàn khảo sát đi nghiên cứu,
xem xét tình hình tại cơ quan, tổ chức, địa
phương có liên quan. (Khoản 2 Điều 85).
UBLT chấm dứt hoạt động và tự giải tán sau
khi hoàn thành nhiệm vụ được giao (Khoản
3 Điều 85).
So với quy định của pháp luật hiện
hành, Dự thảo Luật TCQH sửa đổi đã có
nhiều quy định cụ thể hơn về UBLT, qua đó
có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc
thành lập các UBLT giúp nâng cao chất
lượng hoạt động của Quốc hội từ khía cạnh
chuyên môn. Cụ thể, Dự thảo Luật TCQH
sửa đổi đã chính thức công nhận UBLT là
một loại cơ quan chuyên môn của Quốc hội,
giống như Hội đồng Dân tộc và các UBTT
của Quốc hội. Dự thảo Luật TCQH sửa đổi
cũng đã nhấn mạnh tới vai trò của UBLT
trong việc thực hiện quyền giám sát của
Quốc hội. Đặc biệt, Dự thảo cũng quy định
được những nhiệm vụ quyền hạn quan trọng
nhất, thiết yếu cho việc thực hiện nhiệm vụ
của bất kỳ UBLT nào, ví dụ quyền yêu cầu
các cơ quan hữu quan cung cấp thông tin,
quyền tổ chức điều trần, quyền tiến hành
nghiên cứu, khảo sát v.v..
3. Kiến nghị
Mặc dù đã có những nội dung quy định
chi tiết và tiến bộ hơn so với Luật TCQH
hiện hành, song nhìn tổng thể, các quy định
của Dự thảo Luật TCQH sửa đổi về UBLT
vẫn thiếu tính toàn diện. Với những quy định
hiện có trong Dự thảo như đề cập trên đây
có thể thấy tính thực tiễn của việc đề xuất và
thành lập UBLT cũng như cơ chế hoạt động
của một UBLT nào đó sau khi thành lập là
khá thấp. Các quy định về UBLT cũng nằm
rải rác trong các điều khoản thuộc các
chương, mục khác nhau của Dự thảo, gây
khó khăn trong việc nắm bắt một cách tổng
quan khung pháp lý điều chỉnh việc thành
lập, tổ chức và hoạt động của UBLT trong
thực tiễn. Dưới đây là một số kiến nghị nhằm
góp phần hoàn thiện các quy định của Dự
thảo Luật TCQH sửa đổi về UBLT.
3.1. Cần hình thành một chế định riêng
đối với UBLT trong Luật TCQH
Như trên đã đề cập, mặc dù đều là các
Ủy ban của Quốc hội, song UBLT và UBTT
có những đặc điểm và tính chất cơ bản rất
khác nhau. UBTT có tên gọi, số lượng, cơ
cấu tổ chức và phạm vi nhiệm vụ quyền hạn
cố định trong suốt nhiệm kỳ của Quốc hội,
ví dụ Dự thảo Luật dự kiến có 10 UBTT của
Quốc hội, bao gồm Ủy ban Pháp luật, Ủy ban
Tư pháp, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính -
Ngân sách, Ủy ban Quốc phòng và An ninh,
Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu
niên và nhi đồng, Ủy ban về Các vấn đề xã
hội, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi
trường, Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Dân
nguyện. Trong khi đó, UBLT không có tên
gọi và số lượng cứng trong suốt nhiệm kỳ của
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP30
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
Quốc hội. Việc thành lập một UBLT nào đó
hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và tình hình
cụ thể. Cơ cấu, tổ chức của các UBLT cũng
có thể không giống nhau tùy thuộc vào yêu
cầu của nhiệm vụ tương ứng. Tóm lại, giữa
UBLT và UBTT có sự khác biệt lớn về
phương thức thành lập, cơ cấu, tổ chức, quy
chế hoạt động và nhiệm vụ quyền hạn. Chính
vì vậy, việc quy định lồng ghép UBLT và
UBTT trong cùng một chương, mục, thậm
chí một điều luật như Dự thảo hiện nay là
chưa phù hợp. Vì vậy, trong Dự thảo cần có
quy định riêng về UBLT. Chế định này có thể
được đặt ở một mục riêng tại Chương III của
Dự thảo về Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban
của Quốc hội. Như vậy, Chương III sẽ bao
gồm 3 mục, Mục 1 về vị trí của Hội đồng Dân
tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Mục 2 về Hội
đồng Dân tộc và các UBTT của Quốc hội,
mục này có thể được chia thành các tiểu mục;
Mục 3 về UBLT của Quốc hội.
Nội dung của chế định về UBLT phải đề
cập tới các nội dung sau: vị trí, vai trò của
UBLT, các loại UBLT, thủ tục thành lập,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, hình
thức hoạt động, chế độ làm việc và bảo đảm
hoạt động của UBLT. Trong trường hợp
không hình thành một mục riêng quy định
về UBLT thì các quy định của Chương III
phải điều chỉnh được tất cả các nội dung trên
đây về UBLT.
3.2. Sửa đổi các quy định về UBLT
Như đã đề cập, do chưa có sự phân biệt
rõ ràng giữa UBTT và UBLT của Quốc hội
nên Dự thảo Luật TCQH sửa đổi hiện vẫn
đang quy định lồng ghép hai loại cơ quan
này của Quốc hội trong các điều khoản của
Chương III. Sự lồng ghép này dẫn tới một
số bất hợp lý trong các quy định cụ thể đối
với UBLT.
Thứ nhất, Điều 68 quy định Quốc hội
thành lập Hội đồng Dân tộc và 10 Ủy ban
trong đó có UBLT theo một trình tự liên tục
là không hợp lý. UBLT là một loại Ủy ban
của Quốc hội chứ không phải một Ủy ban
cụ thể của Quốc hội. Về mặt logic không thể
đánh đồng giữa một loại cơ quan và một loạt
các cơ quan với tên gọi cụ thể thuộc một
phân loại khác. Việc lồng ghép như vậy
cũng làm cho cách hành văn của Điểm 11
(về UBLT) không nhất quán với cách hành
văn của toàn bộ Điều 68. Điều 68 cần được
sửa như sau:
“1. Quốc hội thành lập Hội đồng Dân
tộc, UBTT và UBLT.
2. Các UBTT của Quốc hội gồm: Ủy
ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban
Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy
ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Văn
hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và
Nhi đồng, Ủy ban về Các vấn đề xã hội, Ủy
ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Dân nguyện.
3. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội
thành lập UBLT theo quy định tại Điều 78
Hiến pháp.”
Thứ hai, Khoản 2 Điều 85, Dự thảo
Luật TCQH sửa đổi quy định “Khi thực hiện
nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều
này, UBLT có quyền yêu cầu các cá nhân,
cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp tài liệu,
thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực
hiện nhiệm vụ của Ủy ban, đến báo cáo, giải
trình về những nội dung Ủy ban quan tâm;
tổ chức đoàn giám sát, đoàn khảo sát đi
nghiên cứu, xem xét tình hình tại cơ quan,
tổ chức, địa phương có liên quan” là chưa
thực sự hợp lý. Theo quy định này, về cơ bản
UBLT có hai quyền hạn: (1) yêu cầu cung
cấp thông tin; (2) báo cáo giải trình; và (3)
tổ chức đoàn giám sát, khảo sát đi nghiên
cứu xem xét tình hình.
Có thể thấy chức năng, nhiệm vụ của
UBLT là điều tra, nghiên cứu làm rõ tình
hình, trả lời các câu hỏi cụ thể mà Quốc hội
đặt ra và nếu được yêu cầu, đưa ra ý kiến đề
xuất để Quốc hội ra quyết định chứ không
phải hoạt động giám sát. Chính vì vậy, việc
quy định UBLT có quyền tổ chức các đoàn
giám sát giống như các UBTT của Quốc hội
là không phù hợp. Bên cạnh đó, trong số ba
quyền hạn được nêu trong Điều 85 của Dự
thảo Luật TCQH sửa đổi còn thiếu quyền
phù hợp để UBLT có thể thực hiện nhiệm vụ
“nghiên cứu về một vấn đề cụ thể” như đã
được trù liệu trong Điều 78 Hiến pháp.
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP 31
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
Trên cơ sở phân tích trên đây, Khoản 2
Điều 85 của Dự thảo Luật nên được sửa lại
thành:
“2. Khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này, UBLT có quyền
yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu
quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết
phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ủy
ban, đến báo cáo, giải trình về những nội
dung Ủy ban quan tâm; tổ chức các hoạt
động khảo sát, nghiên cứu, xem xét tình
hình cần thiết phục vụ cho việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban.”
Thứ ba, quy định “UBLT chấm dứt hoạt
động và tự giải tán sau khi đã hoàn thành
nhiệm vụ được Quốc hội giao” đặt tại
Khoản 3 Điều 85 của Dự thảo Luật TCQH
sửa đổi là không phù hợp. Tiêu đề của Điều
85 là “Nhiệm vụ, quyền hạn của UBLT”.
Đoạn quy định trên đây không có liên quan
tới nội dung thể hiện trong tiêu đề của Điều
85 mặc dù quy định như vậy là cần thiết
trong Luật TCQH. Sở dĩ có sự bất cập về kỹ
thuật lập pháp như vậy là do hiện tại, UBTT
và UBLT đang được quy định lồng ghép với
nhau trong khá nhiều điều khoản, do đó hạn
chế số lượng điều khoản dành riêng cho
UBLT. Khi hình thành một mục riêng quy
định về UBLT như đề xuất trên đây, quy
định này sẽ có điều kiện để đưa vào một
điều khoản thích hợp.
3.3. Bổ sung các quy định về UBLT
Như đã đề cập, cần xây dựng một chế
định riêng về UBLT trong Luật TCQH để có
thể bảo đảm tính thiết thực và phát huy được
vai trò tích cực của UBLT trong hoạt động
của Quốc hội. Ngoài những quy định trong
Dự thảo được góp ý trên đây, cần bổ sung
một số nội dung và quy định sau về UBLT.
Thứ nhất, quy định về các loại UBLT do
Quốc hội thành lập
Điều 78 Hiến pháp 2013 quy định: “Khi
cần thiết, Quốc hội thành lập UBLT để
nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều
tra về một vấn đề nhất định”. Ở đây cần hiểu
Hiến pháp xem ba hoạt động nghiên cứu,
thẩm tra, điều tra là ba loại hoạt động khác
nhau có thể được giao cho UBLT. Như vậy,
Luật TCQH cần quy định Quốc hội có thể
thành lập ba loại UBLT là Ủy ban nghiên
cứu, Ủy ban thẩm tra và Ủy ban điều tra.
Việc thành lập Ủy ban thẩm tra có thể tương
đối thuận lợi trong thực tiễn hoạt động của
Quốc hội do chức năng thẩm tra đã khá quen
thuộc với các UBTT; trong khi đó, việc
thành lập Ủy ban điều tra và Ủy ban nghiên
cứu có thể sẽ khó được chấp nhận ngay do
thiếu thực tiễn hoạt động. Mặc dù vậy, Ủy
ban điều tra và Ủy ban nghiên cứu là những
UBLT hết sức hữu dụng trong thực tiễn hoạt
động của Nghị viện hiện đại. Có thể thấy rõ
điều đó qua một số ví dụ sau:
- Ví dụ về Ủy ban điều tra
Vào những năm cuối thế kỷ 20, Công ty
Sabena (Công ty Hàng không quốc gia
Vương quốc Bỉ) lúc đó đang thuộc sở hữu
nhà nước đứng trước nguy cơ phá sản. Vụ
phá sản có thể làm hàng chục ngàn lao động
bị mất việc. Chính phủ Bỉ đã tiến hành một
số biện pháp nhằm cứu vãn vụ việc, song
không thành công. Năm 2001, Nghị viện Bỉ
quyết định thành lập một Ủy ban điều tra để
tiến hành làm rõ nguyên nhân và hậu quả
của vụ việc đồng thời đề xuất hướng xử lý
trách nhiệm chính trị cũng như pháp lý đối
với các cá nhân hay cơ quan nhà nước có
liên quan. Đầu năm 2002, Ủy ban này gửi
báo cáo lên Nghị viện trong đó xác định rõ
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có
liên quan tới vụ Sabena. Xa hơn nữa, Ủy ban
cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm thắt chặt
hơn cơ chế kiểm soát hoạt động đối với các
doanh nghiệp do Nhà nước nắm quyền cổ
đông chi phối qua đó bảo đảm tránh thất
thoát và nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp4.
Một ví dụ điển hình khác là trường hợp
sử dụng Ủy ban điều tra lâm thời của Nghị
viện để điều tra các vụ việc tham nhũng.
Uganda là một trong số các quốc gia ở châu
Phi nổi tiếng về nạn tham nhũng và lạm
dụng quyền lực. Năm 1997, Nghị viện
Uganda quyết định thành lập một số UBLT
để tiến hành điều tra một số quan chức chính
phủ cấp cao về các cáo buộc tham nhũng và
lạm dụng quyền hạn. Các Ủy ban này đã tiến
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP32
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
hành thu thập thông tin, điều trần nhân
chứng và đã công bố các báo cáo cho thấy
phần lớn những lời cáo buộc là có căn cứ.
Với tư cách là cơ quan giúp việc của Nghị
viện Uganda, các UBLT nói trên không có
quyền xử lý các trường hợp tham nhũng hay
lạm quyền, nhưng khi báo cáo của họ được
công bố, Chính phủ Uganda lúc bấy giờ đã
phải chịu sức ép lớn tới mức Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Bộ trưởng phụ trách cổ phần
hóa đã phải từ chức5.
- Ví dụ về Ủy ban nghiên cứu
Vào những năm 2008-2009, cuộc đại
khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, vốn
hình thành từ năm 2007, đã bắt đầu có
những tác động hết sức rõ rệt tới toàn bộ
lãnh thổ châu Âu. Các định chế tài chính lớn
bắt đầu có dấu hiệu sụp đổ, lạm phát tăng
cao nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng năm
1930 và các quốc gia bắt đầu có dấu hiệu vỡ
nợ. Đứng trước tình hình đó, Nghị viện châu
Âu đã quyết định thành lập một Ủy ban
nghiên cứu, với tên gọi Ủy ban Chuyên
trách về Khủng hoảng Tài chính, Kinh tế,
Xã hội (Special committee on the financial,
economic and social crisis) với 32 thành
viên. Nhiệm vụ của Ủy ban này là phân tích,
đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu tới Liên minh châu Âu và các
nước thành viên Liên minh châu Âu, đánh
giá tính hiệu quả của hệ thống luật pháp của
Liên minh châu Âu trước yêu cầu đối phó
với khủng hoảng và trên cơ sở đó, kiến nghị
các biện pháp để đối phó với cuộc khủng
hoảng và hậu quả của cuộc khủng hoảng
trong thời gian trung hạn và dài hạn. Ủy ban
được trao đầy đủ quyền hạn để thu thập các
thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
của mình, bao gồm cả quyền được khảo sát,
điều tra, phỏng vấn chuyên gia, điều trần
công chúng v.v.. Thời hạn hoạt động của Ủy
ban được dự định là một năm. Tuy nhiên sau
đó, do tính chất công việc và mức độ trầm
trọng của cuộc khủng hoảng, Ủy ban này đã
tiếp tục được gia hạn và đã hoàn thành
nhiệm vụ của mình vào năm 2011, sau hai
năm hoạt động. Kết quả công việc của Ủy
ban đã được đánh giá rất cao và là nền tảng
để Nghị viện châu Âu ban hành các chính
sách về quản trị và giám sát tài chính trong
khuôn khổ Liên minh châu Âu, góp phần
chủ yếu vào việc kiềm chế hậu quả của cuộc
khủng hoảng và đối phó với nguy cơ vỡ nợ
công ở các nước thành viên Liên minh châu
Âu một cách hiệu quả6.
Vào khoảng những năm 1980, trong
giới hoạt động nghị trường ở Canada nổi lên
một vấn đề được quan tâm, đó là nhu cầu
tăng cường vai trò của từng cá nhân Nghị sĩ
trong Hạ nghị viện. Trong lịch sử Nghị viện
Canada cho đến thời điểm đó, các Ủy ban
của Hạ nghị viện luôn đóng vai trò quan
trọng nhất. Cá nhân các Nghị sĩ thường
không có vai trò nổi bật do họ đều phải sinh
hoạt thông qua các Ủy ban. Điều đó đã gây
nên những bất cập không nhỏ trong mối
quan hệ giữa Nghị sĩ - người đại diện của
nhân dân - và các cử tri, những người bầu ra
họ. Nhu cầu đặt ra là cần có những sửa đổi
bổ sung nhất định trong quy chế hoạt động
của Hạ nghị viện để nâng cao hơn nữa vai
trò của cá nhân các Hạ nghị sĩ trong hoạt
động nghị trường. Năm 1984, một Ủy ban
nghiên cứu đã được Hạ nghị viện thành lập,
với tên gọi là Ủy ban McGrath, lấy theo tên
gọi của vị Chủ nhiệm Ủy ban. Ủy ban này
đã tiến hành nghiên cứu trong vòng sáu
tháng với kết quả là một bản báo cáo toàn
diện gửi lên Hạ nghị viện Canada, trong đó
đề ra một loạt các biện pháp như sửa đổi, bổ
sung Quy chế hoạt động của Hạ nghị viện
nhằm trao một số quyền cho cá nhân Hạ
nghị sĩ trong việc đệ trình các dự luật với tư
cách cá nhân hay thành lập một Văn phòng
trực thuộc Nghị viện chuyên tiếp nhận các
đề xuất dự luật hoặc các đề nghị khác từ cá
nhân các Hạ nghị sĩ v.v.. Những khuyến
nghị của Ủy ban McGrath là cơ sở để năm
4 Hironori Yamamoto, Tools for parliamentary oversight, 2007, p.41.
5 John Johnson and Rober Nakamura, Orientation handbook for member of parliaments, p.27.
6 Wolf Klinz, Report of the Special Committee on the financial, Economic and Social Crisis, Nghị viện Châu Âu, 2011.
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP 33
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
1986, Canada đã tiến hành một trong những
cải cách được đánh giá là có ý nghĩa nhất
đối với lịch sử quy trình thủ tục và quy chế
hoạt động của Hạ nghị viện Canada7.
Các ví dụ trên đây cho thấy, Ủy ban điều
tra và Ủy ban nghiên cứu thực sự là những
công cụ rất hữu hiệu để tìm kiếm thông tin,
tiến hành điều tra để tìm ra sự thật khách
quan của một vụ việc hay nghiên cứu về
những vấn đề chuyên sâu mà Nghị viện
quan tâm, góp phần cung cấp thông tin có
độ tin cậy cao và chính xác làm cơ sở để
Nghị viện đưa ra quyết định lập pháp và
giám sát đúng đắn. Chúng đều có những
công dụng khác nhau và đều có thể phục vụ
hoạt động của Quốc hội một cách hữu hiệu
theo những cách thức khác nhau.
Trên tinh thần đó và kết hợp với kiến
nghị ở Mục 3.2 trên đây, Khoản 3 Điều 68
Dự thảo Luật TCQH cần quy định: “3. Các
UBLT của Quốc hội gồm Ủy ban nghiên
cứu, Ủy ban thẩm tra và Ủy ban điều tra”.
Thứ hai, quy định về thủ tục thành lập
UBLT
UBLT là một loại Ủy ban đặc biệt của
Quốc hội. Các tình huống cần thành lập
UBLT chủ yếu là những tình huống đặc biệt
mà bộ máy cứng của Quốc hội không phải
là sự lựa chọn tốt nhất để giải quyết. Trong
nhiều trường hợp, các tình huống đặc biệt là
những tình huống có tính nhạy cảm chính trị
cao. Nhu cầu thành lập UBLT cũng thường
xuất hiện trước tiên ở một hoặc một vài đại
biểu Quốc hội chứ không đồng thời xuất
hiện trong đa số đại biểu Quốc hội. Trong
thực tiễn hoạt động nghị trường của Việt
Nam đã từng có những trường hợp như vậy8.
Tính chất nhạy cảm đặc biệt của các tình
huống yêu cầu thành lập UBLT cho thấy, nếu
không có quy định rõ ràng về quy trình, thủ
tục hợp lý cho việc thành lập UBLT thì chắc
chắn việc thành lập UBLT trong nhiều
trường hợp sẽ thiếu khả thi. Chính vì vậy,
Luật TCQH cần quy định những nội dung
sau về thủ tục thành lập UBLT:
Về chủ thể có quyền đề nghị thành lập
UBLT: Trong thực tiễn hoạt động của Quốc
hội Việt Nam, nên quy định chủ thể có
quyền đề nghị thành lập UBLT của Quốc
hội là mỗi cá nhân đại biểu Quốc hội. Khi
nhận thấy có nhu cầu soạn thảo, thẩm tra
một dự án luật, nhu cầu về thông tin, về số
liệu để phục vụ cho việc Quốc hội đưa ra
các quyết sách quan trọng, và chủ yếu là
nhu cầu về việc điều tra, làm rõ sự thật
khách quan của một vấn đề nào đó mà xã
hội đang quan tâm v.v.. đại biểu Quốc hội
có thể đưa ra kiến nghị thành lập UBLT của
Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có thể trình
bày sơ bộ đề án thành lập UBLT, như yêu
cầu thành lập UBLT, dự kiến tên gọi, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động của
UBLT. Đại biểu Quốc hội có thể nêu đề
xuất của mình ngay trong phiên họp toàn
thể của Quốc hội. Khi có đề xuất của đại
biểu Quốc hội, quy trình xem xét, thành lập
UBLT chính thức được khởi động.
Quy trình, thủ tục xem xét thành lập
UBLT: Sau khi có đề xuất thành lập cùng
với dự kiến sơ bộ đề án thành lập UBLT,
Quốc hội cần biểu quyết về đề xuất thành
lập UBLT. Nếu có ít nhất 10 đại biểu ủng hộ
thì đại biểu Quốc hội trình đề xuất tiếp tục
chuẩn bị đề án chi tiết để trình bày trước
Quốc hội. Khi có tối thiểu 50% tổng số đại
biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý thì Quốc hội
phải thành lập UBLT. Lúc này UBTVQH sẽ
có quyền đề xuất nhân sự của UBLT.
7 James Robertson, The revolution of private members business in the Canadian House of Commons, 2005, P. 7-12
8 Ví dụ tại một kỳ họp của Quốc hội khóa 11, ĐBQH Nguyễn Đức Dũng đã đề nghị thành lập UBLT để điều tra hai vấn đề:
chất lượng giáo dục và cải cách giáo dục. Nội dung kiến nghị xoay quanh: thứ nhất, làm rõ chất lượng giáo dục của
chúng ta ra sao và, thứ hai, việc tiến hành cải cách giáo dục của chúng ta hiện nay thế nào, có đạt được mục tiêu và
hiệu quả mà chúng ta đề ra hay không?
Tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 12, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đã đề nghị thành lập UBLT để điều tra vụ Vinashin (vụ
việc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam nợ đến 80.000 tỷ đồng trên tổng số vốn 90.000 tỷ đồng) và trên cơ sở đó,
tiến hành “bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan”. Đề nghị của ĐBQH Nguyễn Minh
Thuyết đã được một ĐBQH khác ủng hộ là ông Lê Văn Cuông (ĐBQH tỉnh Thanh Hóa).
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP34
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
các vấn đề của địa phương, quyền lựa chọn
những người quản lý mình - tức bộ máy địa
phương, quyền được thực hiện các biện
pháp trực tiếp chống tham nhũng
Thứ ba, Việt Nam ta vốn có truyền
thống tự trị làng xã, đã từng được áp dụng
trong một thời gian dài, tuy có mặt trái,
nhưng những ưu điểm của nó là điều không
thể phủ nhận. Vì những lý do khác nhau mà
chúng ta đã không tiếp tục duy trì, thì nay
đã đến lúc cần xem xét phục hồi, khôi phục
những giá trị tích cực của chế độ này.
4. Kết luận
Xây dựng chế độ tự quản địa phương là
xu hướng tất yếu của các nhà nước dân chủ
hiện đại. Dù là một thử thách không nhỏ và
sẽ có nhiều khó khăn nhưng một mô hình
chính quyền địa phương dân chủ, hiện đại
là giấc mơ của mọi nhà nước. Mô hình tổ
chức chính quyền địa phương phân quyền,
tự quản vừa phát huy những giá trị vốn có
của chế độ tự trị làng xã Việt Nam, vừa giải
quyết được những mâu thuẫn nội tại trong
cơ chế tập trung còn mang nhiều dấu ấn của
thời bao cấp. Phát triển chính quyền địa
phương Việt Nam theo mô hình này cũng là
cách thể hiện bản lĩnh của Việt Nam trong
xu thế hội nhập và trên tất cả những giá trị
đó chính là vì sự phát triển của một nền dân
chủ thực thụ, bảo đảm quyền con người và
vì một Nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân.
Tự quản sẽ không đồng nghĩa với thoát
ly và tự trị, quyền lực nhà nước vẫn là thống
nhất và thuộc về nhân dân, Nhà nước trung
ương sẽ thay mặt nhân dân đề ra những
chính sách, chiến lược phát triển chung cho
tất cả các địa phương, vẫn nắm giữ những
quyền lực chủ chốt liên quan trực tiếp đến
sự phồn thịnh và phát triển chung của cả
nước. Còn lại, hãy để người dân được sử
dụng phần quyền nào đó của mình để tự
quản lấy cuộc sống của chính mình trong
phạm vi nhất định, bước đầu có thể sẽ không
mang kết quả như người dân mong muốn
nhưng chắc chắn, họ sẽ hài lòng vì đó là
quyết định của họ và họ đang là chủ của
những quyết sách đó n
TỰ QUẢN
(TiÕp theo trang 27)
Thứ ba, cơ cấu, tổ chức, hình thức hoạt
động và bảo đảm hoạt động của UBLT
Như đã đề cập, UBLT là công cụ linh
hoạt của Quốc hội, tùy từng tình huống cụ
thể mà yêu cầu về cơ cấu, tổ chức, hình thức
hoạt động và bảo đảm hoạt động của UBLT
tương ứng sẽ khác nhau. Vì vậy, Luật TCQH
không thể quy định cụ thể và cố định về
những khía cạnh này của UBLT. Tuy nhiên,
UBLT cũng sẽ không thể hoạt động một cách
hiệu quả nếu không có cơ sở pháp lý để quy
định về cơ cấu, tổ chức, hình thức hoạt động
và bảo đảm hoạt động cho nó. Do đó, Luật
TCQH cần có một điều khoản riêng quy định:
“Cơ cấu, tổ chức, hình thức hoạt động và bảo
đảm hoạt động của UBLT do Quốc hội quy
định trong Nghị quyết thành lập UBLT”.
Điều khoản này có thể được đặt ở cuối mục
quy định về UBLT của Chương III Dự thảo
Luật TCQH sửa đổi.
Cần nhấn mạnh một lần nữa về tính chất
nhạy cảm chính trị của UBLT của Quốc hội -
loại cơ quan này thường được thành lập khi
xuất hiện vấn đề nổi cộm nào đó mà Quốc hội
cần giải quyết. Với tính chất đặc biệt như vậy,
thiếu đi các quy định riêng, phù hợp về loại
hình, quy trình thủ tục... cho việc thành lập
và hoạt động của UBLT chắc chắn sẽ làm cho
thực tiễn hoạt động của UBLT thiếu khả thi
và do đó, ảnh hưởng tiêu cực tới một mặt hoạt
động nào đó của Quốc hội. Những đề xuất
hoàn thiện các quy định hiện có trong Dự
thảo Luật TCQH sửa đổi, nếu được đưa vào
Luật TCQH, có thể giúp giải quyết vấn đề
nêu trên, qua đó giúp UBLT thực sự trở thành
công cụ hữu hiệu và linh hoạt, phục vụ một
cách hiệu quả hoạt động của Quốc hội n
Söë 12 (268) T6/2014
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP 35
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- du_thao_luat_to_chuc_quoc_hoi_sua_doi_voi_cac_quy_dinh_ve_uy.pdf