Được thực tập tại Phòng Quan Hệ Khách hàng - Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

• Năng lực tài chính Thứ nhất: Quy mô vốn điều lệ còn khiêm tốn SHB la NHTM có quy mô vốn điều lệ trung bình cảu ngành (2000 tỷ đồng). Quy mô vốn điều lệ hiên tại của SHB có thể giúp cho NH đáp ứng cac tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư một cách kịp thời. Trong thời gian tới, với kế hoạch hiên đại hóa NH thì vốn chủ sở hữu cần được cải thiện nhằm đáp ứng các khoản chi phí từ dự án chuyển đổi công nghệ corebanking cũng như cac kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động. Thư hai, khả năng sinh lời của SHB chưa cao Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Mức chất lượng của chỉ tiêu ROA 0.53% 0.74% 1.35% 1% ROE 1.01% 4.57% 9.74% 10%-15% Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của SHB còn thấp so với mức chất lượng thể hiện khả năng sinh lời của SHB chưa tốt và cần được cải thiện sớm. Thứ ba, chất lượng tài sản có còn yếu Chất lượng tài sản có của SHB còn thể hiện nhiều vấn đề cần khắc phục như tỷ lệ nợ xấu (2%) và nợ xấu tiềm tàng cao, ước tính trong năm 2009 tỷ lệ này còn tiếp tục tăng lên khoảng từ 3 – 4% tổng dư nợ ( hậu quả của một giai đoạn phát triển nóng tín dụng NH); tiêng mặt tại quỹ thường xuyên vượt định mức tồn quỹ do đó chưa tận dụng tối đa hiệu quả của đồng vốn, danh mục đầu tư chưa đa dạng

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Được thực tập tại Phòng Quan Hệ Khách hàng - Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa thị trường tài chính-tiền tệ đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là sự phát triển không ngừng và ngày càng mạnh mẽ của thông tin-khoa học-kỹ thuật, ngân hàng trở thành lĩnh vực có vị thế đặc biệt quan trọng và đóng vai trò đầu tàu “dẫn dắt nền kinh tế” phát triển đi lên. Trước những thay đổi và thách thức trên, ngân hàng ngày càng tự hoàn thiện, áp dụng các chuẩn mực quốc tế, hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng nhằm đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Để giúp sinh viên có điều kiện cọ xát thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đều tạo điều kiện cho mỗi sinh viên có một thời gian thực tập tại các cơ sở. Quá trình thực tập là khoảng thời gian không dài nhưng vô cùng quan trọng vì giúp cho sinh viên có cái nhìn khái quát về công việc của một cán bộ ngân hàng và tiếp cận thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân, cũng như công việc sau này của mỗi người. Được sự cho phép của nhà trường và sự chấp nhận của Ban lãnh đạo ngân hàng, em đã được thực tập tại Phòng Quan Hệ Khách hàng - Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội(SHB). Sau thời gian thực tập tổng hợp, em đã quan sát và nắm được những hoạt động cơ bản của ngân hàng và các phòng ban. Nay em xin được báo cáo lại nội dung thực tập tại đơn vị như sau: Phân I: Giới thiệu chung về ngân hang TMCP sài Gòn – Hà Nội Phần II: Những nội dung, nghiệp vụ đã được thực tập Phần III: Một số đánh giá chung và kiến nghị về hoạt đọng của Ngân hàng SHB PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: SAIGON- HANOI COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Trụ sở chính: 77 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000085 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Cần Thơ cấp ngày 10/12/1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 13/11/1993. SHB chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993. Giai đoạn đầu với vốn điều lệ là 400 triệu đồng, mạng lưới ngân hàng chỉ có trụ sở chính đặt tại số 341- Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành - Tỉnh Cần Thơ nay là Huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ, với tổng số cán bộ nhân viên là 8 người, địa bàn họat động chỉ vài xã thuộc huyện Châu Thành, đối tượng khách hàng là các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn. Đến nay, sau 16 năm hoạt động, vốn điều lệ của SHB đạt 2000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn thành phố chính như: TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ và Hải Phòng, Quảng Ninh, Vinh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Chu Lai, Quy Nhơn, Bình Dương, Đồng Nai; Đối tượng khách hàng của SHB đã đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Với nhiều sản phẩm tiện ích, phù hợp, SHB đang ngày càng phát triển. Thể hiện kết quả kinh doanh của năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kết hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững. 2. Chức năng, và mạng lưới hoạt động của ngân hàng SHB: 2.1 Chức năng hoạt động của Ngân hàng SHB -Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dại hạn của các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; phát hành kỳ phiếu có mục đích sau khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép -Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép - Vay vốn Ngân Hàng Nhà Nước và các tổ chức tín dụng khác - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đối với các tổ chức và các cá nhân sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư và chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tùy theo tính chất và khả năng của nguồn vốn - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị -Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành - Thực hiện dịch vụ giữa các khách hàng - Thực hiện các dịch vụ ngoại hối theo Quyết định số 194/QĐ- NHNN của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 09/10/2006 2.2 Mạng lưới hoạt động của SHB: Sau 16 năm hoạt động, SHB đã có mặt tại các địa bàn thành phố chính của cả nước như: TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ và Hải Phòng, Quảng Ninh, Vinh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Chu Lai, Quy Nhơn, Bình Dương, Đồng Nai với mạng lưới hoạt động: Trụ sở chính đặt tại 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Các chi nhánh hiện có của ngân hàng bao gồm: - Chi nhánh Cần Thơ: 138 đường 3/2, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ - Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh: 41-43-45 Pasteur, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM - Chi nhánh Hà Nội: 86 Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội - Chi nhánh Kiên Giang: Số 02 Trần Phú, Thị xã Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang - Chi nhánh Đà Nẵng: Số 89 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng - Chi nhánh Hạ Long: 488 Trần Phú-Cẩm Phả-Quảng Ninh - Chi nhánh Bình Dương: 302, khu 01, Phường Phú Hòa, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Và hơn 40 phòng giao dịch trên khắp đất nước 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đơn vị: 3.1 Về tổ chức bộ máy: 3.2 Về chức năng hoạt động của các phòng ban: 3.2.1 Phòng hành chính nhân sự - Quản lý nhân sự; đào tạo nhân sự - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Theo dõi những biến động và thực hiện các biện pháp để ổn định và phát triển nhân sự, nguồn lực con người của ngân hàng. -Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch,… và một số nghiệp vụ liên quan chức năng 3.2.2 Phòng quản lý tín dụng - Thẩm định các hồ sơ, dự án vay vốn, đầu tư theo yêu cầu của Ban lãnh đạo, của các cấp có thẩm quyền. - Quản lý các hoạt động liên doanh liên kết của Hội sở về sản phẩm tín dụng. -Quản lý và phát triển sản phẩm tín dụng. -Thẩm định và tái thẩm định các hồ sơ tín dụng vượt quá hạn mức phán quyết của chi nhánh, sở giao dịch. -Tiếp thị, mở rộng thị phần của ngân hàng thông qua các sản phẩm,dịch vụ cung cấp. 3.2.3 Trung tâm thanh toán và thanh toán quốc tế - Điều hành và quản lý hoạt động tài trợ thương mại, xuất nhập khẩu, … trong nước và quốc tế. -Thực hiện cung cấp các sản phẩm , dịch vụ liên quan đến hoạt động thanh toán, chuyển tiền. -Quản lý công tác thanh toán quốc tế. - Quản lý hệ thống thanh toán ( SWIFT ) 3.2.4 Phòng phát triển sản phẩm, dịch vụ - Quản lý và phát triển sản phẩm phi tín dụng của ngân hàng - Tiếp nhận và phản hồi những thông tin về sản phẩm nội bộ của ngân hàng. - Quản lý các hoạt động của ngân hàng liên quan đến sản phẩm phi tín dụng. 3.2.5 Phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ - Quản lý điều hành và hoạt động vốn, tạo tính thanh khoản. -Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. - Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ký thác, nhận ủy thác. - Quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường vốn. - Kết hợp quản lý tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng - Quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối. - Nghiên cứu và phát triển các hoạt động kinh doanh có liên quan. 3.2.6 Phòng Ngân quỹ - Quản lý công tác thanh toán nội địa của ngân hàng. - Quản lý ngân quỹ. - Hỗ trợ trong hoạt động cho phòng nguồn vốn và phòng kinh doanh tiền tệ. 3.2.7 Phòng tài chính kế toán - Kế hoạch xây dựng và kiểm tra chế độ báo cáo tài chính kế toán. - Kế toán quản trị, kế toán tổng hợp. - Lập báo cáo chi tiết hàng kỳ về báo cáo tài chính. - Thực hiện công tác hậu kiểm chứng từ kế toán. 3.2.8 Phòng Hành chính Quản trị - Công tác lễ tân, phục vụ. - Quản lý hành chính, văn thư, con dấu. - Quản lý, mua sắm tài sản cố định và công cụ dụng cụ của ngân hàng. - Thực hiện công tác bảo vệ và an ninh. - Thực hiện các công tác hành chính quản trị khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo. 3.2.9 Phòng Công nghệ thông tin - Công tác quản trị mạng, quản trị hệ thống. - Công tác an toàn và bảo mật thông tin. - Phát triển hoạt động ứng dụng hỗ trợ hoạt động chung và hoạt động điều hành. - Phát triển ứng dụng: tích hợp, quản lý và điều hành ngân hàng. - Xây dựng và phát triển hệ thống báo cáo, thông tin quản lý. 3.2.10 Phòng Đầu tư - Quản lý hoạt động đầu tư dự án của ngân hàng. - Quản lý hoạt động đầu tư chứng khoán và đầu tư giấy tờ có giá khác của ngân hàng. - Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng. - Thiết lập các danh mục đầu tư tài sản có hiệu quả. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thời gian qua: Qua 16 năm hoạt động kết quả kinh doanh của ngân hàng luôn năm sau đạt cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 45%. Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thời gian qua: Bảng 1: Tình hình kinh doanh của SHB 2006 – 30/6/2008 ĐVT: Triệu đồng Biểu đồ 1: Tăng trưởng thu nhập của SHB 2006 – 30/6/2008 Biểu đồ 2: Tăng trưởng lợi nhuận của SHB 2006 – 30/6/2008 Từ năm 2006 đến nay, SHB đã có những chuyển biến đáng ghi nhân trong chặng đường khắc phục khó khăn và khẳng định vị thế của mình trên thương trường và vững bước phát triển.Cho đến nay, SHB đã duy trì được kết quả kinh doanh tốt và được NHNN VN đánh giá là NHTMCP hoạt động có hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế trong ba năm được biểu diễn qua bản đồ sau: 5. Kế hoạch và mục tiêu phát triển của đơn vị trong giai đoạn tới: SHB đã xác định kế hoạch và mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2010 – 2015 như sau. Về chiến lược: Phấn đấu phát triển trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu của cả nước và phấn đấu đến năm năm 2015 trở thành tập đoàn tài chính lớn mạnh Về khách hàng: Tính đến năm 2015 số lượng các loại khách hàng đạt: Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp lớn: 100 Khách hàng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ: 50.000 Khách hàng. Khách hàng tiêu dùng và hộ gia đình: 1.000.000 Khách hàng. Về quy mô tài sản, nguồn vốn ngân hàng ngân hàng: Tổng tài sản đạt 85.000 tỷ VNĐ Tổng nguồn vốn đạt: 5.000 tỷ VNĐ Về hệ thống mạng lưới: Phấn đấu phát triển mạng lưới lên trên 200 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Mạng lưới sẽ có mặt ở 43 tỉnh thành phố trong cả nước. Về công nghệ: Từng bước áp dụng công nghệ quản lý ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế tiên tiến; Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống ngân hàng cốt lõi phù hợp, thực hiện công tác quản lý tập trung theo mô hình ngân hàng hiện đại. Về hoạt động của các công ty thành viên, trực thuộc: Đưa vào hoạt động các công ty trực thuộc như công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, công ty mua bán nợ, Công ty địa ốc. Về đội ngũ lao động: Số lượng cán bộ nhân viên toàn hệ thống đạt: 1.500 người. Cán bộ đều được đào tạo một cách có hệ thống và chuyên nghiệp. Về sản phẩm, dịch vụ: Đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở nhu cầu thị trường, phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nươc và khả năng đáp ứng của đơn vị. Về phát triển thương hiệu Phát triển thương hiệu theo hướng từng bước đưa SHB trở thành “Ngân hàng thân thuộc” đối với khách hàng tại các địa bàn hoạt động. Nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro, kiểm soát : Đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh. cải tiến công tác quản trị rủi ro, kiểm soát bằng cách xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát tập trung, độc lập và toàn diện theo chuẩn quốc tế. Về tái cơ cấu tổ chức, quản lý: Cải cách cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đưa SHB trở thành một ngân hàng hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, lấy phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động. PHẦN II NHỮNG NỘI DUNG, NGHIỆP VỤ ĐÃ ĐƯỢC THỰC TẬP Trong thời gian thực tập tại SHB, em đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo một số nội dung như sau: 1 Tìm hiểu và phân tích thực trạng tình hình hoạt động tín dụng: Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng, mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Ở SHB, tín dụng mang lại khoảng 87% nguồn thu cho ngân hàng hàng năm. Với đặc điểm đó, đơn vị đã có một bộ phận chính sách tín dụng xây dựng cho mình những sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của thị trường, quy định của Ngân hàng Nhà nước, cơ sở về nguồn vốn, con người, công nghệ, mạng lưới hiện có của Ngân hàng. Việc này đảm bảo cho ngân hàng phục vụ khách hàng tốt nhất...... *Hoạt động tín dụng bao gồm - Hoạt động chính là Cho vay Hoạt động khác: thanh toán L/C, Chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán 1.1 Về hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay là quan hệ giữa một bên là người cho vay (NH) bằng cách chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên người vay( khách hàng vay) để sử dụng trong một thời gian nhất định với cam kết của người vay là hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Tại SHB hoạt động cho vay mang lại nguồn thu lớn nhất trong hoạt động tín dụng, chiếm tới 81%. Trong đó cơ cấu dư nợ tín dụng như sau: Bảng: Cơ cấu dư nợ tín dụng năm 2006 -2008 của SHB Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Tỷ trọng Năm 2007 Tỷ trọng Năm 2008 Tỷ trọng Tổng dư nợ 0.492 100% 4183.5 100% 6252.67 100% Theo loại hình cho vay Cho vay ngắn hạn 0.285 58% 2.510,1 0.6 3.894,57 62% Cho vay trung, dài hạn 0.207 42% 1.673,4 0.4 2.358,10 38% Theo tiền tệ Cho vay bằng VND 0.492 100% 3.890,65 93% 4.760,50 89% Cho vay bằng ngoại tệ 0 0 292,85 7% 270,69 11% Doanh số cho vay trên toàn hệ thông SHB năm 2008 đạt 6.252,7 tỷ đồng, 33% so với năm 2007, tăng 92% so với năm 2006. Tỷ lệ nợ xấu của SHB cuối năm 2008 ở mức 2% tổng dư nợ, thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành NH VN (khoảng 7%) 1.2 Về hoạt động tín dụng khác: (bảo lãnh, L/C, chiết khấu, bao thanh toán…) Tại ngân hàng SHB, hiện nay chỉ mới áp dụng các hoạt động bảo lãnh, thanh toán L/C, chiết khấu giấy tờ có giá, còn hoạt động bao thanh toán thi vẫn hạn chế áp dụng. Nguồn thu từ các hoạt động này chiếm bình quân 19% trong tổng nguồn thu từ hoạt động tín dụng. 2.Tìm hiểu và phân tích thực trạng tình hình huy động vốn của ngân hàng: Huy động vốn luôn là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng của ngân hàng. Không chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, huy động vốn còn là một hoạt động được SHB rất chú trọng với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản có, nâng cao vị thế của SHB trong hệ thống NH Bảng : Tình hình huy động vốn 2006-2008 của SHB Đơn vị tinh: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Nguồn huy động vốn 0,770 100% 9.895 100% 11.743 100% Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 0,639 83% 7.718 78% 9.394,4 80% Trung, dài hạn 0,131 17% 2.177 22% 2.348,6 20% Phân theo cơ cấu Huy động thị trường I (Huy động từ các tổ chức, cá nhân) 0,368 48% 2.804 28% 9.508 81% Huy động thị trường II (Huy động từ các NH, tổ chức tín dụng) 0,402 52% 7.091 72% 2.235 19% Tính đến cuối năm 2008, vốn huy động thị trường I của SHB đạt 9.508 tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2007, tăng gấp trên 15.000 lần so với cuối năm 2006. Số dư huy động thị trường II cuối năm 2008 là 2.235 tỷ đồng giảm 68.48% so với năm 2007. Tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động vẫn tăng trưởng và đủ đáp ứng nhu cầu vốn thanh khoản, cho vay và đầu tư. Cơ cấu nguồn vốn cũng có thay đổi theo định hướng tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, do đó chi phí trả lãi đầu vào giảm đáng kể, nhờ đó thu được lợi nhuận chênh lệch lãi suất huy động bình quân với lãi suất tín dụng và đầu tư bình quân. 3. Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động khác (thẻ ATM…) Sản phẩm thẻ hiện tại của Ngân hàng là Thẻ ghi nợ nội địa có thấu chi. Thẻ bắt đầu phát hành từ 07/12/2007. Bảng : Tình hình phát hành thẻ của hội sở và các chi nhánh tính tới 30/09/2008 Đơn vị: chiếc STT Đơn vị Kế hoạch năm 2008 Phát hành quí 3 Phát hành 9th Tỷ trọng % kế hoạch 1 Hội sở HN 1.500 884 3.037 52,96 202,47 2 CN Cần thơ 4.820 244 699 12,19 14,50 3 CN Hà nội 4.600 60 328 5,72 7,13 4 CN TPHCM 4.600 311 864 15,06 18,78 5 CN Đà nẵng 2.000 211 526 9,17 26,30 6 CN Quảng Ninh 2.300 59 213 3,71 9,26 7 CN Bình Dương 2.100 23 68 1,18 3,24 CỘNG 37.200 1.792 5.735 100% 15,41% Công tác phát hành thẻ trong 9 tháng đầu năm 2008 được triển khai tốt và vượt mức kế hoạch đề ra là 202,47%. Đây là một cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ phòng thẻ. 4. Kết quả hoạt đông kinh doanh của SHB Từ năm 2006 đến nay, SHB đã có những chuyển biến đáng ghi nhận trong chặng đường khắc phục khó k hăn và khẳng định vị thế của mình trên thương trường và vững bước phát triển.Cho đến nay, SHB đã duy trì kết quả kinh doanh tốt và được NHNN VN đánh giá là NHTMCP động có hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế trong ba năm được biểu diễn qua biểu đồ Bảng : Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB 2006 – 31/08/2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 08 tháng đầu 2009 Vốn điều lệ 500 2.000 2.000 2.000 Tổng doanh thu 30.2 262.3 477.8 486.6 Lợi nhuận trước thuế 9.8 176.2 269.4 303.7 Theo bảng trên ta thấy: Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị từ năm 2006 sang năm 2007 tăng rất mạnh (lần lượt đạt 760 % và 161%). Việc tăng này nguyên nhân chính chủ yếu là do đơn vị tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 2.000 tỷ đồng. Từ năm 2007 đến năm 2008 nhờ việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, nâng cao năng suất lao động cho nên dù không tăng vốn điều lệ nhưng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị đều tăng. Do trong năm 2009 là thời điểm mà nền kinh tế suy thoái trầm trọng, đặc biệt là hoạt động tài chính ngân hàng cho nên theo số liệu báo cáo mới nhất chưa kiểm toán thì đến Năm 2009 đơn vị chỉ đạt lợi nhuận trước thuế 415,3 tỷ đồng, đạt 102,6% so với kế hoạch điều chỉnh cả năm. Tổng tài sản đến 31/12/2009 là 27.439,5 tỷ đồng, đạt 124,73% kế hoạch năm 2009; huy động vốn thị trường 1 là 14.501,2 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch; dư nợ cho vay là 12.828,75 tỷ đồng, đạt 116,04% so với kế hoạch. Đây cũng là một sự cố gắng lớn lao của đơn vị. 5. Tìm hiều và phân tích thực trạng tình hình quản lý rủi ro của ngân hàng Quản lý rủi ro là một nghiệp vụ cơ bản, bắt buộc trong hoạt động ngân hàng. Việc quản lý rủi ro sẽ giảm thiểu những thất thoát, thua lỗ, những nguy cơ rủi ro mà ngân hàng có thể xẩy ra trong hoạt động kinh doanh. Theo đó việc quản lý rủi ro có thể thực hiện trong các nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ khác (kinh doanh ngoại tệ,…). Với phương châm kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro để tích cực phòng tránh thay vì giải quyết ruit ro, SHB đã có một hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ và khoa học từ cấp quản trị bậc cao xuống tới từng nhân viên nghiệp vụ..Cụ thể: 5.1 Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ huy động vốn: Trong nghiệp vụ huy động vốn, có nhiều loại rủi ro song về cơ bản chủ yếu là rủi ro về lãi suất. Nguyên nhân phát sinh chính của rủi ro lãi suất tại ngân hàng là sự thay đổi lãi suất thị trường có thể tác động đến thu nhập và chi phí hoạt động của ngân hàng do sự chênh lệch giữa kỳ hạn của nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn huy động. Sự khác biệt giữa các loại lãi suất (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi) cũng phát sinh rủi ro ngay cả khi tài sản và công nợ có cùng kỳ hạn. Để kiểm soát rủi ro lãi suất, SHB đã và đang hoàn thiện một số các giải pháp sau: − SHB quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng, sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro: biểu đồ lệch kỳ hạn, giá trị của tài sản nợ và tài sản có, hệ số nhạy cảm,… − Phân loại tín dụng, thực hiện kiểm soát, trích lập dự phòng tín dụng cho từng loại theo từng thời kỳ. Tuân thủ chặt chẽ quy định của NHNN về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Đồng thời theo dõi và giám sát, quản lý tài sản công nợ thông qua việc giám sát kỳ hạn lãi suất cho các kỳ hạn kế tiếp nhau. .− Ngân hàng cũng từng bước hoàn thiện hệ thống điều hành lãi suất, sử dụng tốt các nguồn vốn huy động, xây dựng mô hình, chỉ số quản lý rủi ro,… nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những rủi ro lãi suất tiềm tàng. − Thực hiện cho vay với lãi suất thả nổi, điều này cho phép SHB có những thay đổi tương ứng với lãi suất cho vay phù hợp với những biến động của thị trường. 5.2 Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng: Trong năm 2007, hoạt động tín dụng của SHB có sự tăng trưởng mạnh với dư nợ tín dụng đạt 4.183 tỷ đồng, trong đó dư nợ tiêu chuẩn đạt hơn 4.157 tỷ đồng, chiếm 99,38 % tổng dư nợ. Dư nợ nhóm 2,3,4 là 22,289 tỷ đồng chiếm 0,53 % tổng dư nợ, và dư nợ nhóm 5 là 3,8 tỷ đồng chỉ chiếm 0,09%. Tổng dư nợ tín dụng từ loại 2-5 chỉ chiếm 0,62% tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng, một tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ. Mức nợ xấu của SHB đang có xu hướng gia tăng, từ dưới 1% năm 2006 lên 2% trong quý I/2009. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp so với mức trung bình của toàn ngành ngân hàng là 3.5%. Hơn nữa, cũng cần nhìn nhận sự gia tăng trong nợ xấu là xu hướng chung cả hầu hết các Ngân hàng, nhất là trong giai đoạn tình hình khinh tế gặp khó khăn như một năm trở lại đây. Bên cạnh đó, để đảm bảo rủi ro cho hoạt động tín dụng theo quy định, SHB đã trích dự phòng rủi ro tín dụng với mức trích là 8,083 tỷ đồng cho tổng dư nợ (từ loại 2-5). Do vậy, rủi ro về hoạt động tín dụng của SHB là hoàn toàn có thể kiểm soát được. 5.3 Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ khác: 5.3.1. Rủi ro về ngoại hối Để hạn chế rủi ro về ngoại hối, SHB sẽ luôn duy trì một tỷ lệ cân xứng giữa tài sản nợ và tài sản có ngoại tệ, duy trì mức ngoại hối ròng ở mức hợp lý, xây dựng chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn có khả năng nghiên cứu, phân tích những biến động về tình hình ngoại hối, tỷ giá,…. nhằm đưa ra những quyết định mua bán các hợp đồng ngoại tệ đúng đắn và phù hợp. 5.1.2 Rủi ro về thanh khoản Do đặc thù hoạt động của ngành ngân hàng - tài chính, quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quan trọng hàng đầu. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi ngân hàng không cân đối một cách hợp lý giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn cả về kỳ hạn và khối lượng vốn dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả trong kinh doanh hoặc mất khả năng thanh toán. PHẦN III MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SHB 1. Đánh giá chung: 1.1 Trong tình hình kinh tế có nhiều biến độn tạo cho SHB có nhiều cơ hội và thách thức Cơ hội Sau sự kiện gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam được dự đoán là sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm tới nhờ sự gia tăng nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Có cơ hội làm việc liên doanh, liên kết với nước ngoài Cơ hội mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên Thế giới Những quan hệ trong thương mại khi hội nhập kinh tế toàn cầu với những ưu đãi do quan hệ song phương đem lại. Sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân Những cải cách mạnh mẽ của khối kinh tế nhà nước, những cơ hội từ Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung và SHB nói riêng. Cơ hội tăng cường năng lực về vốn và học hỏi được kinh nghiêm trong quản trị điều hành, quản trị rủi ro, được hỗ trợ phát triển công nghệ từ sự tham gia của NH nước ngoài vào thị trường Việt Nam. -Thêm vào đó, môi trường chính trị pháp luật ổn định, đã giúp cho môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng hơn, khuyến khích tính tự chủ cao hơn của doanh nghiệp. Cải cách ngân hàng sẽ được thúc đẩy nhanh hơn nhằm tạo điều kiện cho các NHTM đáp ứng được những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc tăng cường nội lực phát huy tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động thương mại, dịch vụ theo các nguyên tắc thị trường. Thách thức - Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của SHB là các NHTM cổ phần có cùng đối tượng khách hàng, các Ngân hàng TMCP này đang hoạt động có hiệu quả và tích cực tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh. - Trong lĩnh vực huy động vốn, SHB còn đang phải cạnh tranh với các công ty khác như công ty bảo hiểm, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán về nguồn vốn trung và dài hạn. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng có thể cung cấp các sản phẩm riêng lẻ hoặc hốn hợp cạnh tranh với các NHTM. - Nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái - Nguy cơ lạm phát và những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái. - Sự bùng nổ công nghệ mới và áp lực trong vấn đề đổi mới công nghệ. - Những thay đổi trong quy định của pháp luật cùng với đó là những chủ trương đổi mới của Chính phủ - Các sản phẩm dịch vụ thay thế ngày càng gia tăng: Sự phát triển của thị trường vốn, Công ty bảo hiểm và các hình thức tiết kiệm bưu điện làm ảnh hưởng đến nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân về dịch vụ NH 1.2. Lợi thế của SHB Với định hướng xây dựng SHB trở thành một trong mười ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô với các NHTMNN, SHB đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng... so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng trong những năm tới bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu và lợi nhuận để lại. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, SHB cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế, áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới vào hoạt động quản trị và kinh doanh. Các yếu tố đó thể hiện định hướng và chiến lược kinh doanh của SHB hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong thời gian qua, SHB đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoán sản Việt Nam và Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam. Theo thỏa thuận hợp tác này, TKV và VRG sẽ chuyển phần lớn giao dịch, thanh toán và các nguồn vốn qua hệ thống SHB. SHB sẽ trở thành Ngân hàng đầu mối hỗ trợ TKV và VRG nguồn tài chính trong nước và quốc tế, tham gia tài trợ và đồng tài trợ các dự án lớn. TKV, VRG và SHB cam kết cùng góp vốn thành lập Công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm, Công ty quản lý quỹ, Công ty cho thuê tài chính. Trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế và thế mạnh của các bên, hình thành liên minh Tập đoàn kinh tế lớn đa năng đáp ứng sự phát triển của các bên và nhu cầu của nền kinh tế. Ngày 21 tháng 11 năm 2007, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và tập đoàn tài chính Mỹ The Clearwater Capital Partners (CCP) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, CCP sẽ cùng SHB triển khai hợp tác trên các lĩnh vực như đồng tài trợ cho vay, cùng hợp vốn đầu tư các dự án kinh tế lớn, mua bán nợ, đầu tư chứng khoán và các lĩnh vực về quản trị và công nghệ ngân hàng. Đồng thời, CCP sẽ là cầu nối giữa SHB và các tập đoàn tài chính ngân hàng nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay, CCP cũng mong muốn được trở thành cổ đông của SHB với tỷ lệ góp vốn 5% vốn điều lệ theo giá thị trường OTC. SHB với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, được đào tạo bàn bản, có đạo đức nghề nghiệp, ban điều hành là những người có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 2. Một số kiến nghị: Năm 2009 khép lại với những sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và SHB nói riêng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới. Trước những khó khăn đó, Ngân hàng SHB đã tưng bước điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, cơ cấu tín dụng phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, của ngành đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; ưu tiên vốn cho các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án đầu tư có hiệu quả…. Đảm bảo đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng hợp lý, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Thời gian qua được thực tập tại ngân hàng SHB, tôi đã bước đầu tìm hiểu hoạt động của ngân hàng SHB, qua việc nắm bắt tìm hiểu đó tôi xin đưa ra một số kiến nghị để phát huy những ưu điểm hiện có của ngân hàng đồng thời khắc phục các nhược điểm còn tồn tại. 2.1. Về phát huy ưu điểm: Nguồn nhân lực Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt huyết và chuyên nghiệp Khă năng sáng tạo Với trình độ và sức khỏe của đội ngũ nhân viên, đã có rất nhiều sáng kiến của cán bộ nhân viên NH được áp dụng rộng rãi vào hoạt động thực tiễn của NH góp phần tăng tiện ích cho khách hàng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ áp dụng công nghệ NH, tăng hiệu suất lao động, tiết kiệm thời gian và tăng thu nhập cho NH. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi công nghệ hiện tại của SHB còn rất nhiều hạn chế. Văn hóa SHB SHB đã xây dựng được văn hóa riêng của NH bao gồm: Thiết kế đồng phục cho cán bộ nhân viên NH cùng với màu logo của NH; tham gia nhiệt tình cac phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao do ngành NH, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ; SHB đã xây dựng các nguyên tắc ứng xử giao dịch khách hàng: Giao dịch trực tiếp, giao dịch qua điện thoại và email…mang tính chuyên nghiệp cao. Quan hệ cộng đồng – danh tiếng SHB Qua 16 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB đã không chỉ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm, tin cậy của khách hàng, đối tác…mà còn được xã hội công nhận, được cơ quan chức năng, các tổ chức truyền thông trao tặng những giải thưởng, danh hiệu cao quý dành cho tập thể và cá nhân lãnh đạo SHB như: Sao vàng đất Việt 2008, doanh nghiệp bán lẻ xuất sắc 2008, nhà lãnh đạo xuất sắc 2008 trao cho Tổng giám đốc SHB; được NHNN VN xếp loại A năm 2007… SHB là một trong ba ngân hàng TMCP đã được niêm yết giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán ( từ 20/04/2009). Như vậy, danh tiếng của SHB sẽ ngày càng được củng cố nhờ “ hiệu ứng lên sàn”. Tất cả những điều trên đã khẳng định được những kết quả rất đáng kể trong công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, cac hoạt động từ thiên và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp khác nhằm xây dựng và định vị thương hiệu SHB trên thị trường; SHB cũng có những định hướng rõ ràng về lộ trình xây dựng và định vị thương hiệu SHB trên thị trường. • Định hướng phát triển rõ ràng, phù hợp với định hướng phát triển của ngành Với định hướng xây dựng SHB trỏ thành một trong mườ NH bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu trong hệ thống NHTMCP tại VN, SHB đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng…so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành…Các yếu tố đó thể hiện định hướng và chiến lược kinh doanh của SHb hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành NH, sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 2.2. Nhược điểm tồn tại cần khắc phục • Năng lực tài chính Thứ nhất: Quy mô vốn điều lệ còn khiêm tốn SHB la NHTM có quy mô vốn điều lệ trung bình cảu ngành (2000 tỷ đồng). Quy mô vốn điều lệ hiên tại của SHB có thể giúp cho NH đáp ứng cac tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư một cách kịp thời. Trong thời gian tới, với kế hoạch hiên đại hóa NH thì vốn chủ sở hữu cần được cải thiện nhằm đáp ứng các khoản chi phí từ dự án chuyển đổi công nghệ corebanking cũng như cac kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động. Thư hai, khả năng sinh lời của SHB chưa cao Bảng: Tỷ lệ ROE, ROA SHB giai đoạn 2006 – 2008: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Mức chất lượng của chỉ tiêu ROA 0.53% 0.74% 1.35% 1% ROE 1.01% 4.57% 9.74% 10%-15% Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của SHB còn thấp so với mức chất lượng thể hiện khả năng sinh lời của SHB chưa tốt và cần được cải thiện sớm. Thứ ba, chất lượng tài sản có còn yếu Chất lượng tài sản có của SHB còn thể hiện nhiều vấn đề cần khắc phục như tỷ lệ nợ xấu (2%) và nợ xấu tiềm tàng cao, ước tính trong năm 2009 tỷ lệ này còn tiếp tục tăng lên khoảng từ 3 – 4% tổng dư nợ ( hậu quả của một giai đoạn phát triển nóng tín dụng NH); tiêng mặt tại quỹ thường xuyên vượt định mức tồn quỹ do đó chưa tận dụng tối đa hiệu quả của đồng vốn, danh mục đầu tư chưa đa dạng… Công nghệ NH còn yếu Hiên nay, SHB đangg sử dung hệ thống Corebanking mang tên Smartbank do Công ty giải pháp công nghệ FPT cung cấp, khả năng quản lý dữ liệu và hỗ trợ phát triển dịch vụ còn nhiều hạn chế. Điều nay sẽ làm giảm chất lượng dịch vụ của SHB, đòng thời vấn đề quản lý dữ liệu và thông tin tài chính gặp nhiều khó khăn. Bộ máy tổ chức hoạt động chưa ưu việt SHB vẫn đang trong quá trình điều chỉnh và hoàn thiện bộ máy tổ chức, hiện tại thêr hiện nhiều bất cập. Một số phòng ban Hội sở có chức năng nhiệm vụ chồng chêos do đó cần có những điều chỉnh sớm nhất cho bộ máy SHB theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Năng lực quản lý điều hành của Ban lãnh đạo còn hạn chế Ban lãnh đạo cấp cao của SHB là những người am hiểu thị trường, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường nhưng thiếu kinh nghiệm quản trị kinh doanh NH do sự khác biệt lớn giữa nganh sản xuất kinh doanh thông thường với ngành kinh doanh tiền tệ là NH. Mạng lưới hoạt động chưa rông khắp So với các đối thủ cạnh tranh, mạng lưới hoạt động của SHB còn rất khiêm tốn dù đã nổ lực hết sức trong việc phát triển hệ thống. Tính đến 31/12/2008 tổng số điểm giao dịch của SHB mới chỉ đạt đến con số 57/9 tỉnh thành phố trên cả nước. Thị phần hoạt động nhỏ Do thời gian gia nhập thị trường chưa lâu, mạng lưới hoạt động công hạn chế, có thể nói rằng thị phần hoạt động của SHB còn rất nhỏ bé, chưa thể so sánh với các đối thủ đã hoạt động lâu năm. KẾT LUẬN Sau 16 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. Với quyết tâm trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện, đại đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính – công nghiệp – bất động sản lớn mạnh. Trên đây là những ghi nhận của em về các hoạt động, định hướng và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội. Dù thời gian thực tập chưa lâu và vẫn còn rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc công việc thực tế, được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ ngân hàng cùng sự hướng dẫn của Gs,ts.Thái Bá Cẩn, em đã học hỏi được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho tương lai sau này. Do thời gian thực tập còn ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội cùng các anh chị cán bộ tại cơ sở. Em xin chân thành cảm ơn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2005, 2006, 2007 và Báo cáo tài chính 30/6/2008 - Bản cáo bạch SHB Niêm yết Cổ phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội 2008 - Trang web shb.com.vn -Trang web sbv.gov.vn - Bản cáo bạch của ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà nội năm 2008 - Tài liệu hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh quí III-2008 và triển khai kế hoạch kinh doanh quí IV-2008 - Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007 và triển khai nhiệm vụ năm 2008 - Qui chế cho vay của SHB - Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại trương ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 Phần I: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội………………..2 1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.. 2 2. Chức năng, nhiêm vụ, mạng lưới hoạt động của ngân hàng SHB.......................2 2.1 Chức năng hoạt động của Ngân hàng SHB..........................................................3 2.2Mạng lưới hoạt động của SHB...............................................................................3 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đơn vị.........................................................................4 3.1 Về tổ chức bộ máy………………………………………………………………………..4 3.2 Về chức năng hoạt động của các phòng ban........................................................5 3.2.1 Phòng hành chính nhân sự................................................................................... 5 3.2.2 Phòng quản lý tín dụng .........................................................................................5 3.2.3 Trung tâm thanh toán và thanh toán quốc tế.........................................................6 3.2.4 Phòng phát triển sản phẩm, dịch vụ......................................................................6 3.2.5 Phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ................................................................6 3.2.6 Phòng Ngân quỹ....................................................................................................6 3.2.7 Phòng tài chính kế toán.........................................................................................6 3.2.8 Phòng Hành chính Quản trị..................................................................................7 3.2.9 Phòng Công nghệ thông tin...................................................................................7 3.2.10 Phòng Đầu tư......................................................................................................7 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thời gian qua..............................7 5. Kế hoạch và mục tiêu phát triển của đơn vị trong giai đoan tới..........................9 Phần II: Những nội dung và nghiệp vụ đã được thực tập………………………..12 1.Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng……………………….…12 1.1 Về hoạt động cho vay…………………………………………………………...12 1.2 Về hoạt động tín dụng khác: (bảo lãnh, L/C, chiết khấu, bao thanh toán…).13 2.Tìm hiểu và phân tích thực trạng tình hình huy động vốn…………………..…13 3 Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động khác (thẻ ATM…)………………13 4. Kết quả hoạt đông kinh doanh của SHB………………………………………..13 5. Tìm hiều và phân tích thực trạng tình hình quản lý rủi ro của NH…………..14 5.1 Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ huy động vốn………………………………...15 5.2 Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng………………………………………15 5.3 Quản lý rủi ro trong nghiệp vụ khác…………………………………………..16 5.3.1. Rủi ro về ngoại hối…………………………………………………………………….16 5.1.2 Rủi ro về thanh khoản………………………………………………………………...16 Phần III:Một số đánh giá chung và kiến nghị về hoạt động của SHB……………17 1. Đánh giá chung…………………………………………………………………...17 1.1 Trong tình hình kinh tế có nhiều biến động tạo cho SHB có nhiều cơ hội và thách thức……………………………………………………………………………17 1.2. Lợi thế của SHB…………………………………………………………….......18 2. Một số kiến nghị.....................................................................................................19 2.1. Về phát huy ưu điểm…………………………………………………………..20 2.2. Nhược điểm tồn tại cần khắc phục……………………………………………21 KẾT LUÂN………………………………………………………………………….24 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26196.doc
Tài liệu liên quan