Đường tần suất mực nước tổng hợp

I. CƠ SỞ KHOA HỌC I.1 Cơ sở số liệu Các số liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng các đường tần suất đảm bảo độ cao mực nước biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Quảng Nam gồm: - Các bản đồ địa hình chi tiết tỷ lệ 1:25.000 cho toàn đoạn bờ và ra đến độ sâu 20 m nước; các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000 và 1:1.000.000 cho vùng Biển Đông. - Các tham số của các cơn bão hoạt động trên Biển Đông và có ảnh hưởng đến Việt Nam từ năm 1951 đến 2007, gồm 349 cơn (nguồn từ: Cục Dự báo Khí tượng, Nha khí tượng Nhật Bản (JMA), Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Nga). - Số liệu đo đạc liên tục nhiều năm về mực nước 29 trạm thủy văn cửa sông (Bến Triều, Đò Tranh, Mũi Chùa, Cửa Cấm, Đông Xuyên, Ba Lạt, Định Cư, Ngô Xá, Hành Thiện, Phú Lễ, Như Tân, Cửa Hội, Hoàng Tân, Lạch Sung, Lèn, Vạn Thắng, Bến Thủy, Cửa Hội, Hộ Độ, Lương Yên, Thanh Khê, Cửa Việt, Hiền Lương, Thạch Hãn, Huế, Sông Hàn, Câu Lâu, Cẩm Nhượng, Hội An) và tại 8 trạm hải văn ven bờ (Cửa Ông, Hòn Gai, Hòn Dáu, Cửa Hội, Cửa Gianh, Cửa Việt, Đà Nẵng, Quy Nhơn) (nguồn từ: Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Biển). - Số liệu mực nước từng giờ trong thời gian có bão hoạt động (5 ngày hoặc 7 ngày) tại các trạm trên (nguồn từ: Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Biển). - Số liệu khảo sát nước dâng do bão ngay sau khi bão đổ bộ (15 cơn) (nguồn từ: Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Biển và Trung tâm Khảo sát Nghiên cứu Tư vấn Môi trường Biển). Các số liệu về địa hình đáy biển được số hóa và thiết lập bản đồ độ sâu biển và đường bờ cho mô hình số trị. Các số liệu về tham số bão được tổng hợp thành một bộ thống nhất. Ngoài việc sử dụng các số liệu này trong việc hiệu chỉnh, kiểm tra mô hình số trị (bài toán nước dâng bão), còn tiến hành phân tích thống kê, tìm ra các quy luật phân của các tham số bão như tốc độ di chuyển, cường độ, vị trí đổ của bão để xây dựng các cơn bão giả định. Số liệu đo đạc mực nước từng giờ nhiều năm tại các trạm thủy, hải văn ven bờ được phân tich để xá định các hằng số điều hòa (biên độ và pha) của các sóng triều thành phần. Các giá trị phân tích này được sử dụng trong việc hiệu chỉnh mô hình số trị (bài toán thủy triều), cũng như sử dụng để mô tả giá trị độ cao thủy triều từng giờ trong chu kỳ 19 năm. Số liệu đo đạc trong thời kỳ có bão và khảo sát sau bão được sử dụng trong việc hiệu chỉnh, kiểm tra mô hình số trị (bài toán nước dâng bão).

doc62 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đường tần suất mực nước tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC A ĐƯỜNG TẦN SUẤT MỰC NƯỚC TỔNG HỢP PHỤ LỤC A Đường tần suất đảm bảo độ cao mực nước biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Quảng Nam phục vụ thiết kế đê biển I. CƠ SỞ KHOA HỌC I.1 Cơ sở số liệu Các số liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng các đường tần suất đảm bảo độ cao mực nước biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Quảng Nam gồm: - Các bản đồ địa hình chi tiết tỷ lệ 1:25.000 cho toàn đoạn bờ và ra đến độ sâu 20 m nước; các bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000 và 1:1.000.000 cho vùng Biển Đông. - Các tham số của các cơn bão hoạt động trên Biển Đông và có ảnh hưởng đến Việt Nam từ năm 1951 đến 2007, gồm 349 cơn (nguồn từ: Cục Dự báo Khí tượng, Nha khí tượng Nhật Bản (JMA), Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Nga). - Số liệu đo đạc liên tục nhiều năm về mực nước 29 trạm thủy văn cửa sông (Bến Triều, Đò Tranh, Mũi Chùa, Cửa Cấm, Đông Xuyên, Ba Lạt, Định Cư, Ngô Xá, Hành Thiện, Phú Lễ, Như Tân, Cửa Hội, Hoàng Tân, Lạch Sung, Lèn, Vạn Thắng, Bến Thủy, Cửa Hội, Hộ Độ, Lương Yên, Thanh Khê, Cửa Việt, Hiền Lương, Thạch Hãn, Huế, Sông Hàn, Câu Lâu, Cẩm Nhượng, Hội An) và tại 8 trạm hải văn ven bờ (Cửa Ông, Hòn Gai, Hòn Dáu, Cửa Hội, Cửa Gianh, Cửa Việt, Đà Nẵng, Quy Nhơn) (nguồn từ: Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Biển). - Số liệu mực nước từng giờ trong thời gian có bão hoạt động (5 ngày hoặc 7 ngày) tại các trạm trên (nguồn từ: Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Biển). - Số liệu khảo sát nước dâng do bão ngay sau khi bão đổ bộ (15 cơn) (nguồn từ: Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Biển và Trung tâm Khảo sát Nghiên cứu Tư vấn Môi trường Biển). Các số liệu về địa hình đáy biển được số hóa và thiết lập bản đồ độ sâu biển và đường bờ cho mô hình số trị. Các số liệu về tham số bão được tổng hợp thành một bộ thống nhất. Ngoài việc sử dụng các số liệu này trong việc hiệu chỉnh, kiểm tra mô hình số trị (bài toán nước dâng bão), còn tiến hành phân tích thống kê, tìm ra các quy luật phân của các tham số bão như tốc độ di chuyển, cường độ, vị trí đổ của bão… để xây dựng các cơn bão giả định. Số liệu đo đạc mực nước từng giờ nhiều năm tại các trạm thủy, hải văn ven bờ được phân tich để xá định các hằng số điều hòa (biên độ và pha) của các sóng triều thành phần. Các giá trị phân tích này được sử dụng trong việc hiệu chỉnh mô hình số trị (bài toán thủy triều), cũng như sử dụng để mô tả giá trị độ cao thủy triều từng giờ trong chu kỳ 19 năm. Số liệu đo đạc trong thời kỳ có bão và khảo sát sau bão được sử dụng trong việc hiệu chỉnh, kiểm tra mô hình số trị (bài toán nước dâng bão). Hình I.1. 349 cơn bão lịch sử hoạt động trên Biển Đông. I.2. Phân tích và xử lý số liệu I.2.1 Hằng số điều hòa thủy triều Theo lý thuyết thủy triều điều hòa, mực nước thủy triều thiên văn có thể xác định bằng tổ hợp mực nước do các sóng triều thành phần gây lên, theo công thức: (1) Trong đó, Zt là độ cao thủy triều so với mực chuẩn nào đó, n – số lượng sóng triều thành phần, A0- hằng số tham chiếu đến mực biển trung bình, fi – hệ số suy giảm biên độ, (V0+u)i – pha ban đầu trên kinh tuyến Greenwich, Hi, qi và gi tương ứng là biên độ, vận tốc góc và pha của sóng triều thành phần thứ i. Trên cơ sở các số liệu mực nước từng giờ nhiều năm, sử dụng công thức (1) và phương pháp phân tích điều hòa [4] ta thu nhận được giá trị hằng số điều hòa Hi và gi của các sóng triều tại các trạm. Thực tế kết quả phân tích cho thấy trong khu vực biển nước ta, 10 sóng triều có biên độ đáng kể nhất đó là sóng M2, S2, K1, O1, N2, K2, P1, Q1, Sa và Ssa. Từ các hằng số điều hòa này dễ dàng tính toán được mực triều thiên văn tại trạm, ở thời điểm bất kỳ. Ngoài ra, các hằng số điều hòa này còn được sử dụng để hiệu chỉnh mô hình số trị (mô đun tính thủy triều). I.2.2 Nước dâng do bão Mực nước dâng do bão có thể được tách ra từ số liệu đo đạc mực nước trong thời gian có bão hoạt động bằng công thức: Znd = Zdo - Zt, với Znd là nước dâng do bão, Zt - mực nước đo đạc. Tại các trạm đã có các giá trị hằng số điều hòa, độ cao thủy triều Zt dễ dàng được xác định qua công thức (1); Tại các trạm chưa có các giá trị hằng số điều hòa sử dụng phương pháp phục hồi [1]. Từ các số liệu mực nước trong thời gian có bão hoạt động, đã phân tích và thu nhận được 2.200 chuỗi số liệu nước dâng tại 23 trạm đo do các cơn bão từ 1960 đến 2006 gây ra. Các kết quả này được dùng để hiệu chỉnh và kiểm chứng mô hình số trị (mô đun tính nước dâng do bão). I.2.3 Các tham số bão Trên cơ sở số liệu bão lịch sử do Cục dự báo khí tượng Việt Nam cung cấp, đã bổ sung thêm các cơn bão còn thiếu hoặc những thời điểm bão ngoài khơi chưa có số liệu từ các nguồn khác. Tiếp theo, tính toán bổ sung các tham số bão còn thiếu hoặc chưa có như vận tốc gió cực đại Wmax, hướng di chuyển của bão q, vận tốc di chuyển Vc và cấp bão tại từng thời điểm quan trắc (OBS), và vị trí bão đổ bộ (j vĩ độ, quỹ đạo bão cắt bờ) cho từng cơn bão bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS).. Xác định phạm vi ảnh hưởng khác nhau của bão tới vùng nghiên cứu: vùng 1, khi bão còn cách xa, cách bờ biển khoảng 500Km, ở vùng này bão hầu như chưa gây nước dâng ở vùng nghiên cứu; vùng 2, tiếp theo đến khi bão cách bờ khoảng 200Km, lúc này bão có thể gây nước dâng đáng kể đến vùng ven bờ; vùng 3, tiếp theo đến khi bão đổ bộ, đây là lúc bão gây nước dâng lớn nhất đến vùng ven bờ; vùng 4, sau khi bão đổ bộ, bão thường tan hoặc thay đổi lớn về cường độ (xem Hình I.2). Vùng 4 Vùng 3 Vùng 1 Vùng 2 Hình I.2. Vùng nghiên cứu và phân vùng gây ảnh hưởng của bão. Xác định các phân bố thông kê của từng tham số bão cơ bản: Po, Vf, q, j cho từng vùng theo công thức: (2) trong đó, Q có thể là 1 trong các đại lượng Po (áp suất tại tâm bão), Vf hoặcq, chỉ giá trị trung bình, chỉ số i là tại OBS thứ i; N - số lượng OBS tương ứng. Kết quả phân tích tương quan giữa các tham số bão trong Bảng 1 chỉ ra rằng các thông số bão hầu hết là độc lập với nhau. Đáng chú ý nhất chỉ là tương quan trung bình yếu (-0.32) giữa vị trí bão đổ bộ j và tháng đổ bộ. Điều này phù hợp với nhận định: đầu mùa, bão thường đổ bộ vào phía Bắc và chuyển dần vào phía Nam vào cuối mùa (Đào, 2002). Bảng 1. Hệ số tương quan (R) giữa các thông số bão (Vùng 3) Huớng di chuyển (θ) Vận tốc di chuyển (Vf) Áp suất tâm (Pmin) Vị trí đổ bộ (j) Thời gian đổ bộ Giờ Ngày Tháng Vf 0.15 Pmin -0.01 -0.20 λ 0.01 0.10 -0.17 Giờ 0.08 -0.07 0.01 0.05 Ngày 0.07 -0.09 0.06 0.02 0.00 Tháng 0.24 0.01 0.06 -0.32 -0.05 -0.22 Năm -0.12 -0.09 -0.08 -0.05 0.09 0.06 -0.05 I.3. Xây dựng các cơn bão giả định Xây dựng các hàm thống kê (phân phối xác suất) cho 4 tham số bão (vị trí bão đổ bộ - l, áp suất tâm bão - Po, hướng di chuyển - q và vận tốc di chuyển - Vf) của 313/349 cơn bão lịch sử đổ bộ vào vùng bờ từ 14°N đến 22°N (Hình I.3). Mỗi cơn bão giả định gồm 3 đoạn tương ứng với 3 vùng (vùng 1, vùng 2 và vùng 3+4); mỗi vùng có 4 tham số (tọa độ (vĩ độ) đổ bộ, hướng di chuyển (q), vận tốc di chuyển (Vf) và áp suất tâm (Po)) và các tham số này có giá trị như nhau trên từng đoạn; được xây dựng một cách ngẫu nhiên dựa trên hàm phân phối xác suất và hệ số tương quan của 4 tham số này (Hình I.3). Kết quả là đã xây dựng 5.490 cơn bão giả định (tương ứng với hơn 1.000 năm bão, trung bình 5,49 cơn/năm). Trong số này bao gồm cả những cơn bão đã xảy ra. Hình I.3. Hàm phân phối xác suất của các tham số bão trong vùng 3. Hình I.4. 5490 cơn bão giả định được tạo ra đổ bộ vào khu vực 14°N-22°N (thể hiện trong GIS). I.4. Xây dựng đường tần suất mực nước tổng hợp I.4.1 Mô hình số trị tính toán thủy triều và nước dâng bão Với số liệu thực đo có được rõ ràng không đủ để có thể xây dựng được các đường tần suất mực nước cho toàn bộ điểm ven bờ trong khu vực, để khắc phục tình trạng này, ở đây đã áp dụng mô hình số trị. Ở đay sử dụng mô hình số trị được xây dựng trên cơ sở: Hệ phương trình nước nông phi tuyến 2 chiều viết trong hệ tọa độ cầu, Phương pháp sai phân hữu hạn, sơ đồ sai phân xen kẽ quét luân hướng, Mô hình trường gió, trường áp giải tích, Lưới tính bao phủ toàn bộ Biển Đông với độ phân giải là 1/12 độ kinh, vĩ. Mô hình số trị này chính là sự phát triển và hoàn thiện các chương trình tính toán thủy triều, nước dâng bão cho vùng biển Việt Nam trước đây [1]. I.4.2 Tính toán thủy triều Trước hết, mô hình số trị cần được hiệu chỉnh qua các giá trị hằng số điều hòa (biên độ, pha) của 10 sóng (M2, S2, K1, O1, N2, K2, P1, Q1, Sa và Ssa) tại các trạm đo trong khu vực. Sau khi đã hiệu chỉnh tốt, mô hình được sử dụng để tính toán các hằng số điều hòa tại các điểm ven ven bờ, và tiếp theo, các hằng số điều hòa này sẽ được sử dụng để tính độ cao mực triều từng giờ tại điểm đó trong chu kỳ 19 năm, qua công thức (1). Cuối cùng, các giá trị độ cao triều từng giờ này được sử dụng để xây dựng đường tần suất đảm bảo độ cao thủy triều [2]. I.4.3 Tính toán nước dâng bão Trước khi sử dụng mô hình số trị để tính giá trị nước dâng bão lớn nhất tại các điểm ven bờ do từng cơn bão (trong số 5.490 cơn giả định) gây ra, đã hiệu chỉnh và kiểm tra mô hình số trị này qua số liệu mực nước đo đạc của 66 cơn bão gây nước dâng đáng kể (> 50cm). Kết quả so sánh giữa tính toán và thực đo cho thấy mô hình đã mô tả tốt hiện tượng nước dâng do bão trong khu vực nghiên cứu [3]. Tiến hành tính toán nước dâng do cơn bão giả định gây ra, tại mỗi điểm ven bờ ta nhận được 5490 giá trị nước dâng cực đại. Các giá trị nước dâng này được sử dụng để xây dựng đường tần suất đảm bảo độ cao nước dâng do bão. I.4.4 Tính toán nước dâng tổng hợp (bão và thủy triều) Bão và thủy triều được coi là hai hiện tượng hoàn toàn độc lập với nhau. Một cơn bão đổ bộ vào đất liền có thể vào bất cứ pha triều: thấp nhất, cao nhất, lưng triều, ... Sơ đồ xây dựng đường tần suất mực nước tổng hợp tại từng điểm được chỉ ra trên Hình I.5. Hình I.5. Sơ đồ khối xây dựng đường tần suất mực nước tổng hợp. Tại mỗi điểm, xây dựng hàm phân phối xác suất độ lớn nước dâng bão và độ cao thủy triều (Hình I.6). Hàm phân phối xác suất độ lớn nước dâng bão là hàm phân bố toán học và được lựa chọn từ 40 hàm phân bố thông thường theo tiêu chuẩn Best-fitting của Anderson Darling. Hàm phân phối xác suất độ cao thủy triều là hàm phân bố thực nghiệm (Experience distribution). Đối với hàm phân phối xác suất độ lớn nước dâng bão, với dữ liệu 1.000 năm bão, tại hầu hết các điểm tính, rất khó tìm được hàm phân bố toán học đơn (một hàm) mô tả đủ tốt. Do vậy, trong nghiên cứu này đã sử dụng kết hợp 3 hàm phân bố tương ứng với 3 đoạn (Hình I.7). Hình I.6. Hàm phân phối xác suất (a) nước dâng bão, (b) mực nước thủy triều tại điểm (108°10', 21°30') (a) (b) Hình I.7. Đường tần suất nước dâng bão (a) sử dụng 1 hàm phân phối xác suất, (b) sử dụng kết hợp 3 hàm phân phối xác suất tại điểm (108°10', 21°30') Tại mỗi điểm, để có được giá trị mực nước tổng hợp với chu kỳ lặp lại lớn (100, 200 năm) đạt độ chính xác cao, 54.900 giá trị mực nước tổng hợp tương ứng với 10.000 năm bão được mô phỏng theo công thức (3): (3) trong đó, HTH là giá trị mực nước tổng hợp, HB - giá trị nước dâng do bão, HTr - giá trị mực nước thủy triều, i=1-54.900, j=1-5.490, k=1-55200. Giá trị nước dâng bão được xác định từ hàm phân phối thống kê toán học tương ứng như sau [8, 12]: (7) trong đó, F là hàm phân phối xác suất, PHB - xác suất phân phối (cummulative probability) của giá trị nước dâng bão, được lấy ngẫu nhiên trong khoảng 0-1 theo phân bố đều (uniform distribution), Inv - hàm ngược của F. Giá trị mực nước thủy triều được xác định trực tiếp từ đường phân phối thực nghiệm tương ứng bằng phương pháp tuyến tính cục bộ (Piecewise linear) với xác suất P được lấy ngẫu nhiên trong khoảng 0-1 theo phân bố đều. Chẳng hạn, giá trị mực nước thủy triều có xác suất 0,77 là 53cm (Hình I.8). Hình I.8. Phương pháp tuyến tính cục bộ để xác định mực nước triều HTr từ hàm phân phối xác suất P. Đường tần suất mực nước tổng hợp được thể hiện theo đồ thị có 2 trục là x và y. Trục y là giá trị mực nước tổng hợp HTB, trục x là chu kỳ lặp lại Tr (năm) và suất đảm bảo năm P(%). Trục x ty lệ theo hàm logarit, log10(x) [12]. Chu kỳ lặp lại (return period) và suất đảm bảo năm (annual exceedance frequency) được xác định theo công thức [10, 12]: (4) trong đó, TrHTB là chu kỳ lặp lại của độ cao mực nước tổng hợp HTB, RankHTB - hạng của giá trị độ cao mực nước tổng hợp HTB (được tính theo giá trị mực nước giảm dần, RankHTB=1 tương ứng với Max{HTB}, RankHTB=48.900 tương ứng với Min{HTB}), L – độ dài chuỗi số liệu (năm), P - suất đảm bảo năm. Hình I.9. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm (108°10', 21°30') II. ĐƯỜNG TẦN SUẤT MỰC NƯỚC TỔNG HỢP TẠI 96 ĐIỂM VEN BỜ Hình II.0. Vị trí các điểm tính đường tần suất mực nước tổng hợp Hình II.1. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 1 (108°02', 21°28') Bình Ngọc, Móng Cái, Quảng Ninh Hình II.2. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 2 (107°51', 21°27') Bình Ngọc, Móng Cái, Quảng Ninh Hình II.3. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 3 (107°44', 21°23') Hải Tiến, Móng Cái, Quảng Ninh Hình II.4. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 4 (107°38', 21°18') Quảng Điền, Hải Hà, Quảng Ninh Hình II.5. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 5 (107°24', 21°12') Quảng Phong, Hải Hà, Quảng Ninh Hình II.6. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 6 (107°22', 21°02') Tân Bình, Đầm Hà, Quảng Ninh Hình II.7. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 7 (107°11', 20°57') Đầm Hà, Đầm Hà, Quảng Ninh Hình II.8. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 8 (107°03', 20°57') Tiên Lãng, Tiên Yên, Quảng Ninh Hình II.9. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 9 (106°53', 20°49') Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh Hình II.10. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 10 (106°47', 20°45') Cẩm Hải, Cẩm Phả, Quảng Ninh Hình II.11. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 11 (106°39', 20°38') Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh Hình II.12. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 12 (106°35', 20°30') Quang Hanh, Cẩm Phả, Quảng Ninh Hình II.13. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 13 (106°35', 20°20') Hà Phong, Hạ Long, Quảng Ninh Hình II.14. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 14 (106°31', 20°14') Hà Tu, Hạ Long, Quảng Ninh Hình II.15. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 15 (106°22', 20°11') Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh Hình II.16. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 16 (106°16', 20°05') Hà An, Yên Hưng, Quảng Ninh Hình II.17. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 17 (106°06', 19°56') Đồng Bài, Cát Hải, Hải Phòng Hình II.18. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 18 (105°56', 19°50') Tiền Phong, Yên Hưng, Quảng Ninh Hình II.19. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 19 (105°50', 19°40') Tân Thành, Kiến Thụy, Hải Phòng Hình II.20. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 20 (105°48', 19°30') Vạn Hương, Đồ Sơn, Hải Phòng Hình II.21. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 21 (105°49', 19°20') Đông Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng Hình II.22. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 22 (105°44', 19°10') Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình Hình II.23. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 23 (105°37', 19°02') Thái Đô, Thái Thụy, Thái Bình Hình II.24. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 24 (105°43', 18°49') Đông Hoàng, Tiền Hải, Thái Bình Hình II.25. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 25 (105°48', 18°40') Nam Thịnh, Tiền Hải, Thái Bình Hình II.26. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 26 (105°54', 18°30') Giao Thiện, Giao Thủy, Nam Định Hình II.27. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 27 (106°02', 18°20') Giao Lạc, Giao Thủy, Nam Định Hình II.28. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 28 (106°11', 18°15') Bạch Long, Giao Thủy, Nam Định Hình II.29. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 29 (106°26', 18°07') Giao Lâm, Giao Thủy, Nam Định Hình II.30. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 30 (106°29', 17°59') Hải Chính, Hải Hậu, Nam Định Hình II.31. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 31 (106°27', 17°50') Hải Hòa, Hải Hậu, Nam Định Hình II.32. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 32 (106°30', 17°40') Nghĩa Phúc, Nghĩa Hưng, Nam Định Hình II.33. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 33 (106°38', 17°30') Kim Đông, Kim Sơn, Ninh Bình Hình II.34. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 34 (106°46', 17°21') Minh Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá Hình II.35. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 35 (106°54', 17°14') Hoằng Thanh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá Hình II.36. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 36 (107°06', 17°06') Quảng Cư, Sầm Sơn, Thanh Hoá Hình II.37. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 37 (107°10', 16°56') Quảng Thái, Quảng Xương, Thanh Hoá Hình II.38. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 38 (107°22', 16°45') Quảng Nham, Quảng Xương, Thanh Hoá Hình II.39. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 39 (107°29', 16°40') Hải Lĩnh, Tĩnh Gia, Thanh Hoá Hình II.40. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 40 (107°41', 16°33') Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hoá .Hình II.41. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 41 (107°50', 16°25') Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hoá Hình II.42. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 42 (108°02', 16°19') Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu, Nghệ An Hình II.43. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 43 (108°08', 16°10') Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu, Nghệ An Hình II.44. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 44 (108°17', 15°60') Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu, Nghệ An Hình II.45. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 45 (108°24', 15°50') Diễn Kim, Diễn Châu, Nghệ An Hình II.46. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 46 (108°30', 15°40') Diễn Trung, Diễn Châu, Nghệ An Hình II.47. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 47 (108°34', 15°34') Nghi Thủy, Cửa Lò, Nghệ An Hình II.48. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 48 (108°43', 15°25') Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh Hình II.49. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 49 (107°58', 21°25') Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh Hình II.50. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 50 (107°46', 21°24') Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh Hình II.51. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 51 (107°38', 21°19') Thịnh Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh Hình II.52. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 52 (107°27', 21°17') Thạch Hải, Thạch Hà, Hà Tĩnh Hình II.53. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 53 (107°22', 21°05') Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh Hình II.54. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 54 (107°12', 20°58') Cẩm Dương, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh Hình II.55. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 55 (107°09', 20°57') Kỳ Xuân, Kỳ Anh, Hà Tĩnh Hình II.56. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 56 (106°53', 20°54') Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh Hình II.57. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 57 (106°50', 20°50') Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh Hình II.58. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 58 (106°48', 20°41') Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh Hình II.59. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 59 (106°36', 20°35') Kỳ Nam, Kỳ Anh, Hà Tĩnh Hình II.60. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 60 (106°35', 20°25') Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình Hình II.61. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 61 (106°34', 20°15') Quảng Hưng, Quảng Trạch, Quảng Bình Hình II.62. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 62 (106°26', 20°12') Quảng Thọ, Quảng Trạch, Quảng Bình Hình II.63. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 63 (106°17', 20°06') Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình Hình II.64. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 64 (106°11', 19°60') Trung Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình Hình II.65. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 65 (105°57', 19°55') Hải Thành, Đồng Hới, Quảng Bình Hình II.66. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 66 (105°55', 19°46') Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình Hình II.67. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 67 (105°49', 19°35') Hải Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình Hình II.68. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 68 (105°48', 19°25') Ngư Hòa, Lệ Thủy, Quảng Bình Hình II.69. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 69 (105°46', 19°15') Hải Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình Hình II.70. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 70 (105°43', 19°06') Ngư Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình Hình II.71. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 71 (105°38', 18°55') Vĩnh Kim, Vĩnh Linh, Quảng Trị Hình II.72. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 72 (105°47', 18°45') Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị Hình II.73. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 73 (105°50', 18°34') Gio Mỹ, Gio Linh, Thăng Bình Quảng Trị Hình II.74. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 74 (105°58', 18°24') Triệu Lăng, Triệu Phong, Quảng Trị Hình II.75. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 75 (106°04', 18°19') Hải Khê, Hải Lăng, Quảng Trị Hình II.76. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 76 (106°18', 18°10') Điền Hương, Phong Điền, Thừa Thiên Huế Hình II.77. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 77 (106°26', 18°03') Phong Hải, Phong Điền, Thừa Thiên Huế Hình II.78. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 78 (106°29', 17°55') Hải Dương, Hương Trà, Thừa Thiên Huế Hình II.79. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 79 (106°28', 17°45') Phú Thuận, Phú Vang, Thừa Thiên Huế Hình II.80. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 80 (106°34', 17°35') Vinh Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên Huế Hình II.81. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 81 (106°41', 17°26') Vinh An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế Hình II.82. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 82 (106°53', 17°15') Lộc Bình, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế Hình II.83. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 83 (106°58', 17°11') Lộc Vĩnh, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế Hình II.84. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 84 (107°07', 16°60') TT. Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế Hình II.85. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 85 (107°17', 16°49') Hòa hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng Hình II.86. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 86 (107°24', 16°44') Hải Châu , Sơn Trà, Đà Nẵng Hình II.87. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 87 (107°36', 16°35') Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng Hình II.88. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 88 (107°46', 16°29') Cẩm An, Hội An, Quảng Nam Hình II.89. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 89 (107°57', 16°21') Duy Hải, Duy Xuyên, Quảng Nam Hình II.90. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 90 (108°06', 16°13') Bình Minh, Thăng Bình, Quảng Nam Hình II.91. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 91 (108°15', 16°05') Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam Hình II.92. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 92 (108°21', 15°55') Tam Thanh, Tam Kỳ, Quảng Nam Hình II.93. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 93 (108°26', 15°46') Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam Hình II.94. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 94 (108°32', 15°37') Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam Hình II.95. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 95 (108°40', 15°29') Tam Nghĩa, Núi Thành, Quảng Nam Hình II.96. Đường tần suất mực nước tổng hợp tại điểm 96 (108°50', 15°25') Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi III. VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ tra cứu độ cao mực nước với chu kỳ lặp lại (hay tần suất) cho trước Xác định độ cao mực nước với chu kỳ lặp lại 125 năm tại Đồ Sơn, Hải Phòng. - Bước 1: chọn điểm gần với Đồ Sơn nhất, theo bảng I.1 và hình II.0, đó là điểm 20. - Bước 2: chọn hình vẽ đường tần suất mực nước tương ứng. Kết quả là hình II.20. - Bước 3: xác định độ cao mực nước tương ứng với chu kỳ lặp lại đã cho. Từ trục hoành (phía dưới) tại giá trị 125 kẻ đường song song với trục tung, cắt đường cong tần suất tại điểm A. Từ A kẻ đường song song với trục hoành, cắt trục tung tại điểm B, cho ta giá trị là 435 cm (xem hình phía dưới). Lưu ý: Nếu giá trị chu kỳ lặp cho trước trùng với 1 trong 7 giá trị liệt kê trong bảng phía dưới hình vẽ (dòng thứ 2), ta có thể biết ngay giá trị cao độ mực nước tương ứng (ở dòng thứ 3). Nếu cho trước giá trị tần suất năm, cách làm tương tự nhưng tham chiếu giá trị tần suất năm theo trục hoành, phía trên đồ thị. B A Ghi chú: Hình minh họa Copy từ hình II.20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhu-luc-A.doc
Tài liệu liên quan