Ebook Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật

Lời nói đầu Chương 1 Các phương pháp nghiên cứu thành phần loài thực vật Chương 2 Các phương pháp nghiên cứu dạng sống thực vật Chương 4 Nghiên cứu sinh sản sinh dưỡng và sự phục hồi các cá thể trong quần xã Chương 5 Xác định tuổi của cây gỗ và của các loài trong quần xã Chương 6 Nghiên cứu vật hậu của thực vật Chương 7 Nghiên cứu phần dưới đất của từng cá thể và cả quần xã thực vật Chương 8 Nghiên cúu năng suất sinh học của quần xã Chương 9 Những phương pháp nghiên cúu quần xã thực vật

pdf117 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa lớn trong kinh tế nông nghiệp. 9.2.7. Thể khảm hay vi thực vật quần Để nghiên cứu các vi thực vật quần trong giới hạn của ô thí nghiệm là điều rất khó, ví như ô thí nghiệm ở thảo nguyên hay đồng cỏ thường là trong giới hạn của mét vuông, việc mô tả theo phương pháp tuyến hay dải cũng vậy. Vì vậy, những diện tích tính khoảng 1m2 đó nên phân bố thế nào đó trong quần xã để nó phản ánh đúng thực trạng, nghĩa là có các vi thực vật quần trong quần xã khi bố trí ô thí nghiệm, không nên chỉ dồn vào một số vi thực vật quần, mỗi ô thí nghiệm nhỏ này cũng cần có chụp ảnh hay vẽ hình chiếu phân bố của nó, trong mỗi ô đó phải xác định loài ưu thế trong đó và các điều kiện môi trường cơ bản như vi địa hình, độ ẩm đất, lớp cỏ chết và một số loài ưu thế phụ... Việc mô tả các vi thực vật quần theo tuyến đi cũng rất quan trọng ở những nơi có địa hình đặc biệt. Trong trường hợp này cũng cần có ảnh chụp hay vẽ vi địa hình, dưới dạng lát cắt theo bình độ mặt bằng nào đó. Khi đó cần có mô tả thành phần loài trên từng phần của lát cắt đó cùng các yếu tố khác của vi thực vật quần theo chiều thẳng đứng (phẫu diện đứng), dùng phương pháp này sẽ cho ta số liệu khá chính xác về từng kiểu vi thực vật quần trên các vi địa hình khác nhau, chúng ta cũng dễ dàng hiểu về đặc điểm sinh thái của các vi thực vật quần khác nhau. Trong rừng, các vi thực vật quần phải có sự tham gia đầy đủ của các tầng, kể cả tầng cây gỗ cao và các vi thực vật quần của các vùng không có cây gỗ. Trong rừng việc vẽ thể khảm không thể làm ở các ô tính nhỏ mà phải làm trên ô tiêu chuẩn lớn. Trước tiên xác định ranh giới của vi thực vật quần, sau đó liên kết nó lại thành vi quần hợp, trong bảng mô tả này tên cây gỗ được ghi trước sau tên cây là con số độ phủ để trong ngoặc, sau đó là cây dưới tán, những cây có độ ưu thế như nhau được nối bằng dấu (-), còn loài ưu thế lớn nối với ưu thế phụ bằng dấu (+). Thí dụ : Imperata cylindrica (0,4) - Ischaemum indicum (0,2) - Fimbristyhis an ma. 9.2.8. Tính chu kì Để nghiên cứu tính chu kì khi mô tả quần xã cần mô tả các pha của chu kì của mỗi loài. Để làm điều đó người ta dùng các từ viết tắt như s = trạng thái sinh dưỡng, rn= ra nụ, h = ra hoa rộ, q = có quả, ha = hạt chín, c = cây chết già. Alêkhin cũng đề nghị một loạt dấu hiệu sử dụng trong bảng danh lục để mô tả như: - Kí hiệu trạng thái sinh dưỡng đến khi ra nụ λ = bắt đầu có nụ, ϑ = hoa nở, 0 = hoa nở rộ, C = hoa bắt đầu tàn, + cây đã có hoa rụng hết nhưng hạt chưa chín, hạt đã chín (có sự rung hạt), ∞ = trạng thái sinh dưỡng sau khi hạt chín và rụng. Cũng có thể sử dụng thang bảng khác để chỉ như: 1 - thời kì sinh dưỡng, 2 - có nụ, 3 - hoa đang nở, 4 - có hoa, 5 - kết thúc thời kì sinh dưỡng, 6 - trạng thái hay thời kì nghỉ. Tính chu kì có thể đề cập đến trong nghiên cứu định vị hay nghiên cứu điều tra. Từ nghiên cứu định vị ta sẽ có được số liệu về sự phát triển qua các mùa, các năm 96 của quần xã đó. Trường hợp nghiên cứu điều tra sẽ cho ta vật hậu của các quần xã trong thời điểm nghiên cứu. Trong nghiên cứu định vị cũng như trong điều tra cần lưu ý vấn đề là khi đề cập đến tính chu kì của các loài đã tạo thành quần xã ở tất cả các ô thí nghiệm hoặc trong quần xã trên một số diện tích thí nghiệm, thường diện tích này không nhỏ hơn 4m2 ở quần xã cỏ và không nhỏ hơn 100m2 quần xã rừng, trên 1 ha cần làm không ít hơn 10 cái ô như vậy. Với số lượng như vậy nó cho ta thấy được mối quan hệ số lượng giữa các cá thể trong cùng một loài ở các trạng thái vật hậu khác nhau của cùng thời điểm trong quần xã đó. Còn với ô định vị cần đánh số cố định cả ô thí nghiệm và ô tiêu chuẩn. Trong nghiên cứu chi tiết người ta còn chia trạng thái sinh dưỡng ra các cá thể mầm, cây con, cây trưởng thành. Điều này có ý nghĩa rất lớn đến đánh giá tái sinh loài. Trong đồng cỏ phần trên mặt đất chết hằng năm, để đánh giá tái sinh hay động thái và diễn thế đồng cỏ được chính xác Rabốtnốp đã đề ra phương pháp tính tuổi cây thuộc thảo bằng hệ rễ. Ông cũng cho biết cây thảo trong đồng cỏ đại bộ phận sống trên 10 năm. 9.2.9. Ngoại mạo Dấu hiệu này được đề cập đến trong tất cả các quần xã khi mô tả và được biểu hiện bằng lời. Một thí dụ điển hình về việc mô tả này là bức tranh của Aleokhin mô tả thảo nguyên từ sau tuyết bắt đầu tan : "Những mầm xanh đầu tiên nhú lên trên thảm cỏ chết màu vàng xám, một tuần sau bắt đầu xuất hiện những chồi hoa đầu tiên, những chồi hoa sớm xuất hiện ngày càng nhiều, những cây họ hành, cây họ cói có hoa sớm, phát triển mạnh tạo ngoại mạo của thảo nguyên vào đầu mùa xuân, dần dần thay đổi bởi các loài khác..." - đó là mô tả ngoại mạo. 9.2.10. Những dấu hiệu về nơi sống Tất cả những yếu tố đã đề cập đến ở trên là các yếu tố của cấu trúc quần xã, nhưng ngoài chúng ra khi nghiên cứu quần xã cần phải tính đến các dấu hiệu của nơi sống. + Trước tiên đó là yếu tố địa hình, nếu ô tiêu chuẩn nằm trên núi cần phải đề cập đến độ cao so với mặt nước biển, sau đó là đặc điểm chung của địa hình : dãy núi, thung lũng, bình nguyên, đỉnh núi... Nếu ô tiêu chuẩn ở trên sườn đồi (núi) thì cần đề cập đến hướng phơi và độ dốc sườn đồi, thường sử dụng địa bàn để xác định và đo độ dốc, cũng có thể xác định độ dốc bằng mắt. Trong nhiều trường hợp không chỉ xác định hướng và độ dốc của vi địa hình mà còn phải xác định cả hướng phơi, độ dốc của đại địa hình. + Tiếp theo là xác định đặc điểm của đất, trong nhiều trường hợp chỉ nghiên cứu lớp đất mặt 25 - 30cm. Những đặc điểm sau của đất cần chú ý : - Màu sắc của đất : Có ý nghĩa quan trọng vì quan hệ với nó là thành phần hoá 97 học của đất. Khi xác định màu nếu có khó khăn và không chuẩn xác thì dùng liên từ nâu - xám, nâu - sẫm... mỗi màu có một tập hợp đặc tính và thành phần xác định : màu đen thường chứa trong chúng nhiều mùn, màu đỏ thường có nhiều oxít sắt... - Cấu trúc đất : Là đặc điểm của đất có kết hạt như thế nào, thường đất có kết hạt hay thành hỗn hợp cũng có thể đất không có cấu tượng. Những dạng cơ bản của cấu trúc là : Dạng hạt thô (hạt đất không đều kích thước 5 - mềm hay hơn). Dạng hạt (kích thước hạt nhỏ hơn 5cm), dạng hạt nhỏ (kích thước hạt 0,5 – 1cm hay hơn). Dạng hạt mịn (kích thước hạt dưới 0,5cm hay nhỏ hơn)... Cấu trúc của đất phụ thuộc vào thành phần cơ giới và chất kết dính chứa trong thành đó, còn đặc điểm thuộc về cấu trúc thì phụ thuộc vào chế độ nhiệt và ẩm độ cung như từ sự có mặt hay vắng mặt các muối vô cơ. Ngoài ra, cấu trúc đất còn phụ thuộc từ thành phần cơ giới ; đúng vậy, đất cát, cát pha, cũng như đất sét thường không có cấu trúc, đất phù sa thường có cấu trúc. Đổ dầy lớp đất và các tầng của nó : đất phát triển thường biểu thị các tầng sau : A1 - Tầng tích luỹ và chuyển tiếp, thường có màu đen. A2 - Tầng chuyển tiếp hay tàn tích (tầng bị rủa trôi). B - Tầng tích tụ. C - Hầu như chưa bị biến đổi trong quá trình hình thành đất còn có thể gọi tầng đá mẹ. Ngoài ra, còn có chia tầng A0 đó là tầng thảm mục, tầng thảm thực vật chết (tất nhiên trong đó còn có nhiều động vật, rễ). Để nghiên cứu độ dầy của lớp đất có thể tận dụng các di tích cửa tự nhiên như sụt, bờ đường, trước đó cần dùng xẻng sửa lại cho mới để dễ quan sát. Trong nhiều trường hợp phải đào phẫu diện. - Bộ xương của đất : Những hòn đá tảng hay đá cuội nằm trong đất gọi là bộ xương của đất. Đất thường không có bộ xương, có thể có rất ít hay nhiều dạng đá lồi đầu ở nơi này nơi khác. Dạng hình tròn của nó tạo ra do tác dụng của nước và đôi khi cả gió. Dạng vuông cạnh của đá được hình thành ở những nơi nước sói mòn đất, hoặc được mang đến từ trên núi bởi các dòng nước tạm thời. Theo kích thước hòn đá trong đất mà người ta đưa ra chỉ số phân loại... Đặc điểm bộ xương của đất Dạng hạt Kích thước hạt Vuông Tròn 1 – 3mm Cát thô Cát thô 3mm – 3cm Sạn Sạn 3cm – 10cm Hòn Cuội Hơn 10cm Tầng, khối Đá Thành phần cơ giới : Đất có hạt nhỏ hơn 1 mm - 0,25mm gọi là cát, gọi là bụi khi 98 có kích thước 0,001 - 0,25 mm, sét có kích thước nhỏ hơn 0,001 mm. Còn nếu lớn hơn 1 tâm thì gọi là xương trong đất. Đất có các hạt nhỏ gọi là đất cát, nếu cát này trộn với các phần từ nhỏ khác (bụi, sét) gọi cát pha (cát nhiều), nếu sét nhiều gọi là sét pha, nếu không có cát gọi là đất sét hay bụi. Trong thiên nhiên thường có nhiều dạng đất cát pha vì loại này rất thuận lợi cho cây sinh trưởng, còn đất cát thì lớp mặt sẽ bị khô mạnh khi trời khô, nhưng ở những lớp dưới lại ẩm, nước dễ chảy xuống nên rất khó đưa ẩm lên các lớp trên. Ngược lại đất sét nước rất khó ngấm qua, nó bị tích tụ mạnh nên nước dễ dàng được nâng lên tầng trên, khi bị phơi khô lớp mặt trở nên cứng rắn, rất có hại cho thực vật. Thành phần cơ giới vì thế có quan hệ chặt chẽ với độ phì của đất. Xác định thành phần cơ giới đất được tiến hành trong phòng thí nghiệm. - Các mẩu hữu cơ : Các mẩu hữu cơ luôn có trong đất cũng như ở trên lớp mặt. Tr6ng trường hợp ở trên lớp mặt thường tạo thành lớp thảm mục. Lớp này có thể dầy hay mỏng tuỳ thuộc ống quần xã cụ thể. Nếu không bị phân huỷ hết nó có thể trở thành than bùn hay bán than bùn (nơi ẩm). Để nghiên cứu nó người ta lấy mẫu theo ô diện tích là 50 x 50cm, phơi khô sau đó phân chia thành các nhóm. - Đánh giá về giá trị nông học hay lâm học : Trong phần kết luận của mô tả đất phải cho ý kiến đánh giá về khả năng nông lâm nghiệp của nó, nghĩa là đất thuộc kiểu gì, tính đa dạng của nó như thế nào. Chú ý : Tất cả những đặc điểm của đất cần được làm sáng tỏ ở hai tầng trên của nó (cần nghiên cứu chi tiết). Trong một số trường hợp cần được nghiên cứu ở tất cả các tầng (đến đá mẹ). Trong phòng thí nghiệm có thể làm theo nhiều ý đồ khác nhau, nhưng chủ yếu cần làm là : thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, hàm lượng cacbonát canxi, pH, thường có dụng cụ xác định pH ngoài trời. Với yêu cầu chi tiết cần phân tích cả thành phần hoá học của đất, nấm, vi sinh vật và động vật đất, với vi sinh vật cần làm sáng tỏ nhóm yếm khí, hiếu khí và số lượng trong khối lượng đất. - Mực nước ngầm : Rất quan trọng cho sự xác định loại hình rừng hay đồng cỏ thuộc loại ẩm hay lầy... cần xác định mực nước ngầm trong các quần hợp và so sánh mực nước ngầm ở các quần xã khác nhau, từ đó có thể cho ta hiểu xu hướng biến đổi thảm thực vật khi biến động mực nước ngầm, cũng như sự tác động của con người đến mực nước ngầm hay qua lớp phủ đến mực nước ngầm. Để xác định cần làm vào những thời điểm mà nó ít biến động và làm vài nơi cho một quần hợp. Cách làm là : đào thành 1 cái giếng để nước chảy ra, qua mực nước xác định.. - Đánh giá về giá trị kinh tế : Đó là chỉ số quan trọng trong nghiên cứu địa thực vật. Ngoài thực địa nêu tóm tắt nhưng chính xác về đặc điểm của đất, xu hướng có thể tác động để làm tốt lên. + Những đặc điểm kinh tế của quần xã rừng cần được làm sáng tỏ bởi từ cấp lượng gỗ và khả năng phục hồi từ hạt của nó. Nếu cấp lượng gỗ quá thấp cần tìm cách 99 thay đổi thành phần cây gỗ bằng cách đưa giống vào, những giống này phải phù hợp với điều kiện sống. Nếu khả năng phục hồi từ hạt kém hay không có, cần tìm cách tác động để các giống này có khả năng phục hồi từ hạt, các phương pháp chặt tỉa, hoặc đưa giống vào, đều chỉ thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của vùng này. Đặc điểm kinh tế của đồng cỏ cắt và chăn thả gồm ba chỉ số cơ bản cần so sánh : tỉ lệ tham gia trong thảm cỏ của các nhóm cây có lợi và có hại ; trạng thái của thảm cỏ trong mối quan hệ với sự mất đi do chăn thả, cũng như mối quan hệ về sản lượng của các phần ; độ phì của đất. Với đồng cỏ cắt cần đề cập đến các chướng ngại trong đồng cỏ khi sử dụng cơ giới. Đánh giá về giá trị chăn thả của thảm cỏ cần phải tính đến độ ăn được của cây cỏ (từng loài) với từng loại gia súc khác nhau. Phương pháp đánh giá có nhiều, có thể dùng phương pháp Larinna. Cần nhấn mạnh là độ ăn được không phải luôn luôn quan hệ với giá trị dinh dưỡng của cây cỏ, đặc biệt là những loài thực vật trong loại hình khô, trạng thái có giá trị chăn thả của nó thường kém. Độ ăn được của mỗi loài cung khác nhau theo mùa vụ, thường ở trạng thái non thì tốt hơn, hoặc ở một số loài giá trị chăn thả từng phần có khác nhau đa số lá có giá trị cao hơn. 9.3. NHỮNG BẢNG ĐỂ MÔ TẢ Ô TIÊU CHUẨN Tuỳ thuộc vào từng kiểu thảm thực vật mà bảng mô tả ô tiêu chuẩn có đặc điểm khác nhau. Bảng mô tả các ô tiêu chuẩn của thảm cỏ giống bảng mô tả thảm cỏ dưới rừng. Còn bảng mô tả các loài cây gỗ thì có những nét khác. Sau đây là một lsố bảng mẫu mô tả cho các thực vật quần đồng cỏ và rừng. Đối với các thực vật quần thảo nguyên cần chú ý đến lớp cỏ chết và mức độ được phủ của mặt đất. Đối với các loại hình đầm lầy cần nhấn mạnh độ ẩm và các vi địa hình. Vòi thảm cỏ diện tích mô tả là 1m2 hay 50 x 50cm và để nghiên cứu thảm cây mục (chết) trong rừng cũng dùng diện tích tương tự. 1. Bảng mô tả thực vật quần đồng cỏ No................................. ngày...... tháng..... năm 200..... Tên thực vật quần Nước, hay vùng.......................................................miền Kinh, vĩ tuyến............................................ tên địa điểm Xung quanh.................................................................... Độ cao so với mặt biển................................ hướng phơi Độ dốc (độ)............................. đặc điểm chung địa hình ……………………………………………………………… Tiểu địa hình và nguồn gốc............................................ 100 Đặc điểm đất................................................................... Độ ẩm và mực nước ngầm.............................................. Diện tích ô thí nghiệm (ô tiêu chuẩn)............................ Danh mục các loài trong ô tiêu chuẩn Tên cây N Tên Latinh Tên Việt Nam Độ nhiều Độ Phủ (% của hình chiếu) Chiều cao Vật hậu Ghi chú 1 2 Độ phủ chung của thực vật bậc cao (độ phủ chiếu, độ phủ thật)... Độ phủ của rêu, địa y... Độ phủ của từng nhóm (đặc biệt % của hoà thảo, sa thảo)... Chiều cao của cỏ : tối đa : chiều cao của khối lượng cơ bản. Đặc điểm phân tầng : Trạng thái ngoại mạo : Các vi thực vật quần và quan hệ của nó với điều kiện : Lớp cỏ chết : Ảnh hưởng của con người : Ảnh hưởng của động vật hoang : Giá trị kinh tế của thảm cỏ : Các đặc điểm khác (quần xã điển hình, lịch sử của nó, đặc điểm tái sinh của từng loài...) Kí tên Khi mô tả ô tiêu chuẩn trong rừng, bảng mô tả có sự thay đổi chút ít, đó là chỗ để mô tả độ nhiều sẽ thay bằng độ phủ thân, hay độ đầy của cây gỗ, ngoài ra còn có thêm các cột như tiết diện thân ở độ cao ngang ngực, tuổi. Như vậy bảng mô tả quần xã rừng cần phải chia thành hai phần : cho tầng cây gỗ và tầng thấp, tầng thấp sử dụng ô nhỏ tương xứng cho thảm cây bụi riêng, thảm cỏ riêng. Các ô nhỏ được bố trí trong ô lớn theo đường chéo góc số lượng từ 4 - 5. Ngoài ra trong rừng cần phải đề cập đến khả năng tái sinh của từng loại cây. Thường dùng phương pháp đo từ 1 điểm ngẫu nhiên đến 6 cây gần nhất với n = 36 theo Thomasius. Cũng cần có các ô thí nghiệm để nghiên cứu lớp thực vật chết, hay nghiên cứu cây tái sinh (mầm, cây con) của từng loại cây gỗ, nghiên cứu về hạt, sinh sản sinh dưỡng của các cây rừng. 2. Bảng mô tả quần xã rừng (ô tiêu chuẩn) No......................... ngày........ tháng........ năm 200.... - Kiểu rừng hay quần hợp : - Vị trí địa lí (vùng, miền...) 101 - Địa hình (sườn, độ dốc, hướng phơi, độ cao...) - Đặc điểm chung của địa hình. - Vi địa hình và nguồn gốc của nó. - Đá mẹ loại. - Đất (tên kiểu, dạng, độ dầy, màu, thành phần cơ giới, cấu tượng, đá lẫn (xương), độ ẩm) các dấu hiệu này ở các tầng hay ở tầng 1 và 2. - Lớp cây cỏ chết (độ dày, % độ phủ). - Xung quanh (các kiểu rừng khác, đồng cỏ, đất trồng trọt...). - Ảnh hưởng của con người. - Ảnh hưởng của động vật hoang. - Diện tích ô thí nghiệm. Bảng mô tả cây gỗ Tên cây Đường kínhthân (cm) Chiều cao (m) La tinh Việt Nam Tầng Thành phần (theo độ phủ thân/10) Trung bình Tối đa Trung bình Tối đa Tuổi trung bình Vật hậu Ghi chú Bảng mô tả tái sinh Tên cây Thành phần (trong 10 phần) Độ nhiều Chiều cao (cm) Tuổi Nguồn gốc (hạt, chồi) Trạng thái (sức sống) Bảng mô tả cây dưới rừng Chiều cao Tên cây Thành Phần (trong phần/10) Trung bình Tối đa Trạng thái (sức sống) Vật hậu Ghi chú Độ khép tán của cây dưới rừng :..................................... Bảng mô tả lớp phủ mặt đất Đặc điểm chung :.................................:.......................... 102 Mức che phủ trong % (độ phủ chiếu, độ phủ thật)....... Sự phân tầng và chiều cao của nó. Các vi thực vật quần và quan hệ của nó với các điều kiện (đặc điểm của địa hình, mức độ chiếu sáng, độ lớn của thảm chết và...) và thành phần của các tầng. Tên loài Độ nhiều Độ phủ chiếu % hay phần 10 Sức sống Vật hậu Ghi chú Lớp phủ rêu và địa y trên mặt đất (mức độ che phủ theo %, độ dày của lớp sống và lớp chết)............................ Thực vật ngoại tầng (dây leo, bì sinh, thành phần và độ nhiều của nó).................................................:.......... Trạng thái của lớp phủ thuộc cây bụi, cây thảo, rêu và địa y (đặc điểm ngoại mạo)................................................. Những vấn đề khác của quần xã (kiểu quần xã, động thái, đặc điểm nhất thời, nổi bật về giá trị kinh tế)............. Kí tên Để làm tốt ngoài thực địa cần thu thập thành phần loài của vùng nghiên cứu trước và lập thành danh lục, sau đó đến thực địa đối chiếu, ghi chép tiếp, bổ sung mới và sử dụng các biện pháp máy ảnh, ghi âm... 9.4. MÔ TẢ THEO PHẪU DIỆN (HÌNH ĐỒ CẮT ĐỨNG THEO TUYẾN) Cùng với việc mô tả theo ô tiêu chuẩn cần phải làm mô tả theo phẫu diện, mô tả phẫu diện có ý nghĩa cực kì lớn với loại hình đồi núi, nó sẽ cho kết quả rất tốt về mối quan hệ giữa thực bì và địa hình. Trước tiên là việc chọn hướng đi sau khi xác định điểm xuất phát, theo địa bàn sẽ đi, ghi chép mọi sự biến đổi trên đường đi của lớp phủ thực vật đồng thời phải đo khoảng cách (bằng bước đi hay thước) và đánh dấu ranh giới của các quần xã (trên phẫu diện) đã gặp theo tuyến đi. Cũng cần ghi rõ độ dốc bằng độ. Nếu dùng ảnh chụp thì không cần phải ghi chi tiết mà chỉ ghi số lượng và bổ sung mô tả thêm bằng lời cho từng ô tiêu chuẩn, bảng mô tả phẫu diện. Cần có số liệu ghi về khoảng cách và độc dốc của từng phẫu diện và các phẫu diện nên ghi tách biệt, ghi những đặc điểm thể hiện ra, các vi thực vật quần và dấu hiệu tạm thời (không bền về thời gian) của quần xã. Ví dụ về mô tả phẫu diện (Theo Iarosenko, 1969) 103 Khoảng cách (m, bước đi) Độ dốc (độ) Thực vật quần Những nét đặc trưng 0-30 5-10 Đất trống, chuyển sang đồng cỏ Echium vulgare Cop2 Falcaria vulgaris Cop1 Độ phủ đất của thảm thực vật 80% (độ phủ chiếu) 30-96 25 Đồng cỏ tiếp cận rừng (Xem bảng mô tả ô tiêu chuẩn) 96-110 18 Rừng thưa Quercus macranthera Cop2 Prunus Spinosa Sp Viburnum lantana Sp Rosa lanina Sol Trung gian giữa cây gỗ và cây bụi có thảm cỏ (đồng - cỏ) như kiểu trên. Cây sồi có chồi tái sinh, cây khác cao 2 - 3m 110-… 15-20 Rừng - sồi và mận (xem bảng mô tả ô tiêu chuẩn số 29) Lớp thảm chết là lá khô khá dầy (10 – 12) phủ kín mặt đất. 9.5. PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC VÀ SINH LÝ HỌC TRONG NGHIÊN CỨU CÁC THỰC VẬT QUẦN Như Sukhatrép (1957) đã nói, trong số các cấu tử tạo thành sinh địa quần lạc, thực vật quần là yếu nhạo ra sinh địa quần lạc và có thể coi như một phòng thí nghiệm, ở đó đã xảy ra quá trình tích luỹ và sự biến đổi vật chất và năng lượng. Do vậy, việc nghiên cứu từng khâu trong đó là rất quan trọng, nói cách khác những nghiên cứu thuộc hoá học, sinh lí học của thực vật quần là rất quan trọng. Những nghiên cứu thuộc về hoá học của các quần xã thực vật có thể làm với nhiều hướng khác nhau : Nghiên cứu về sự tích luỹ của các loại muối trong các loài của các quần xã, nghiên cứu sự tích luỹ của các loài riêng biệt trong quần xã về các hợp chất hữu cơ - thoát, mỡ, hydrat - cacbon, alcaroid, vitamin..., nghiên cứu sự tích luỹ của chất này, khác ở các loài khác nhau, trong các kiểu thảm khác nhau hoặc của cả quần xã (không phân biệt loài) hoặc nghiên cứu nó chỉ ở phần trên hay phần dưới mặt đất. Nghiên cứu ảnh hưởng hoá học bằng chất bài tiết của loài này trên loài khác, cũng có thể nghiên cứu chu trình chuyên hoá vật chất của từng yếu tố trong các quần xã. Phương pháp nghiên cứu thuộc về hoá học gồm hai khâu đoạn : Thứ nhất là lấy mẫu ngoài thiên nhiên, lấy đủ và đúng đối tượng, cất giữ và bảo quản đúng phương pháp, nhanh chóng mang về phòng thí nghiệm để xử lí và phân tích theo từng hệ phương pháp cụ thể. Khâu đoạn thứ hai là phân tích thành phần hoá học trong phòng thí nghiệm (xem các phương pháp phân tích hoá thực vật). Những nghiên cứu thuộc sinh lí học trong các quần xã có thể hiểu đó là nghiên cứu các quá trình sinh lý ngoài thực địa ở thực vật, những loài đã tạo nên quần xã nào 104 đó, cũng như những nghiên cứu tổng hợp các loài ở tất cả các quần xã. Trong trường hợp này sẽ sử dụng các phương pháp riêng với những trang bị của nó để nghiên cứu những vấn đề thuộc về sinh lí trong ô tiêu chuẩn. Phương pháp này sẽ thu được kết quả tất hơn nếu ta tiến hành đồng thời với nghiên cứu giải phẫu trong các kiểu quần xã. Các phương pháp nghiên cứu của phần này sẽ không trình bày ở đây nó là của phần sinh thái học thực nghiệm. 9.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU CỦA NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA Cần xác định kiểu thảm này, khác qua đặc điểm ô tiêu chuẩn nên không thể sử dụng một ô tiêu chuẩn, mà phải có một số lượng đáng kể, cũng tương tự như vậy với bảng mô tả theo phẫu diện; Để xác định quy luật của mối quan hệ giữa thảm thực vật và địa hình số lượng các bảng phẫu diện càng nhiều thì kết luận thu được càng chính xác. 9.6.1. Quan niệm về hằng số ổn định và khu phân bố tối thiểu Mỗi quần hợp mà chúng ta gặp trong thiên nhiên là những thành phần hay quần xã riêng biệt của nó. Những phần như vậy Braun - Branker gọi là các cá thể của quần hợp, tất nhiên sự giống nhau của các phần đó trong một quần hợp chỉ là tương đối (không hoàn toàn). Bởi vậy giữa các loài thực vật trong quần xã cũng có đặc điểm như vậy, một số loài gặp ở tất cả các ô tiêu chuẩn, một số loài chỉ gặp ở một số ô. Loài nào đó có độ gặp là 90 - 100% trong tổng các ô của một quần hợp gọi là hằng số độ gặp, Duriet cũng chia 10 bậc trong bảng hằng số độ gặp. Ông quy định : bậc X là hằng số độ gặp từ 91 - 100%. IX - từ 81 – 90%, VIII - từ 71 - 80 và tiếp tục đến 1. Như vậy, độ gặp là biểu thị sự phân bố của một loài nào đó trong một ô tiêu chuẩn của quần hợp, còn hằng số độ gặp là biểu thị sự có mặt của loài đó trong các ô tiêu chuẩn trong quần hợp đó (người ta không đề cập đến số lượng nhiều hay ít). Khi xác định hằng số độ gặp thường không sử dụng diện tích thí nghiệm quá lớn, người ta xác định diện tích tính cho nó bằng cách làm từ nhỏ lên (trong một quần hợp) đến khi nào hằng số độ gặp đạt tối đa, và từ đó nó ổn định mặc dù diện tích vẫn tăng. Người ta lấy diện tích đạt tối đa ban đầu đó Ví dụ : ở diện tích 0,5m2 hằng số độ gặp cấp X, IX có hai loài, 1m2 có ba loài, 2m2 có năm loài, đến 3,4m2 cũng chỉ năm loài. Như vậy, diện tích tính 2m2 là thích hợp. Diện tích nhỏ nhất đạt được hằng số cao nhất gọi là khu phân bố tối thiểu của quần hợp. Duriet và cs (Thuỵ Sĩ) đã bằng thực nghiệm chỉ ra rằng diện tích khu phân bố tối thiểu của nhiều quần hợp ở Thuỵ Sĩ là 2 - 4m2. Diện tích ô tiêu chuẩn nghiên cứu phải bằng hay lớn hơn diện tích khu phân bố tối thiểu này. Giá trị hằng sống gặp của loài có thể được biểu thị bằng %, cũng như độ gặp vậy. Hằng số độ gặp được biểu thị bằng chữ K. 9.6.2. Diện tích biểu thị và mảnh (mẩu) quần hợp Ramenski đề nghị dùng khái niệm diện tích biểu thị thay cho khu phân bố tối thiểu của quần hợp, đó là diện tích nhỏ nhất biểu thị đầy đủ các đặc điểm có trong 105 quần xã đó. Việc xác định diện tích biểu thị có ý nghĩa lớn hơn việc xác định khu phân bố tối thiểu. Vì khu phân bố tối thiểu nó chỉ cho biết hằng số độ gặp của loài, còn ở đây nó tính đến tất cả các đặc điểm của quần xã. Điều này đã được Ramenski giải thích bằng hình vẽ (Hình 36) ở đây ta thấy rõ diện tích biểu thị cho hằng số của loài nào đó là A nhỏ hơn nhiều so với diện tích biểu thị độ nhiều là B. Hình 35 : So sánh giữa diện tích biểu thị và khu phân bố tối thiểu (Theo Ramensku) A- Khu phân bố tối thiểu (diện tích biểu thị hằng số gặp của loài nào đó) B- Diện tích biểu thi đô nhiều của chính loài đó Vậy diện tích biểu thị là diện tích nhỏ nhất nhưng nó bao hàm được tất cả các kiểu vi thực vật quần đặc trưng của quần hợp đó. Iarosenkô (1931) đã xác định diện tích biểu thị của quần hợp hàn đới là 1 - 2m2, quần hợp rừng là 2.000m2 hay hơn. Phương pháp xác định diện tích biểu thị của bất kì quần hợp nào là sự tăng dần diện tích lên đến khi nào diện tích tăng nhưng các đặc điểm của quần xã không tăng nữa, diện tích đạt tối đa đầu tiên đó gọi là diện tích biểu thị. Kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu có thể cho phép xác định diện tích biểu thị cho từng loại hình bằng mắt. Về phần này nó giống với xác định diện tích của khu phân bố tối thiểu. Ý nghĩa thực tiễn của phân chia diện tích biểu thị cũng như diện tích khu phân bố tối thiểu. Diện tích ô tiêu chuẩn phải không nhỏ hơn diện tích biểu thị. Song chúng ta cũng biết rằng diện tích biểu thị là kết quả tính toán nhiều mặt của quần xã, còn khu phân bố tối thiểu chỉ đề cập đến một đặc điểm. Đôi khi diện tích cụ thể các quần hợp (phần) trong giới hạn của ranh giới tự nhiên trở nên nhỏ hơn diện tích biểu thị, phần này sẽ không phản ánh đầy đủ các đặc điểm có được của quần hợp này, người ta gọi nó là mảnh quần hợp. Mảnh quần hợp có thể bao hàm 1 hay 1 vài vi thực vật quần, nhưng không bao giờ có được tất cả các vi thực vật quần của quần hợp này. 9.6.3. Đặc điểm biến động mùa của các quần xã thực vật Những tư liệu nghiên cứu về động thái của các pha vật hậu ở các loài và các quần xã có thể gọi là phổ vật hậu. Nguyên tắc thành lập phổ vật hậu có thể xem ở hình 36 Sự phân bố của hình thể nói lên sự phát triển của thực vật qua các thời kì sinh dưỡng rồi tiếp theo đến thời kì ra 106 hoa. Độ rộng và dài của màu đen tương ứng thời kì sinh dưỡng, sau đó hình thể thu nhỏ lại, tương ứng thời kì ra hoa, tạo hạt. Chiều rộng của hình thể (phân bố trong hình vẽ) tương ứng độ nhiều của loài trong thời gian ra hoa rộ. Phổ vật hậu của Sennhicốp (Hình 36) biểu thị của từng loài, có dạng hình chữ nhật dài, chiều cao của nó biểu thị Hình 36 : Các pha vật hậu của một số loài trong quần xã cỏ (Theo Salứt, 1946) a- Trạng thái sinh dưỡng ; b - Có nụ ; c- Hoa nở ; d- Quả chín ; e - Quả rụng ; f - Bắt đầu chết Các số 1, 2, 3, 4, 5 là chỉ các loài. độ gặp của loài trong quần xã đó, từng đoạn của nó biểu thị từng pha của vật hậu. Qua hình đồ không những biết được các pha vật hậu mà còn biết được độ lớn (số cá thể) của độ gặp trong đó : chiều dài cho biết pha đó kéo dài bao lâu. Người ta cũng có thể biểu thị nó bằng trọng lượng (sinh vật lượng) theo độ lớn (Salứt - 1946), nó vừa cho giá trị lí luận vừa cho biết giá trị sử dụng. 9.6.4. Một số phương pháp xử lí số liệu thống kê Các số liệu nghiên cứu có thể được xử lí trên phần mềm excel của máy tính điện tử, có thể sử dụng các phương pháp thống kê sinh học. Xác định hệ số tổ thành loài cây được tính theo công thức : P = n/N x 100% trong đó : P là hệ số tô thành loài (%) n : là số cá thể của loài N: là số cá thể của tất cả các loài Theo Daniel Mannilod, chỉ những loài có P ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa sinh thái trong lâm phần (được tham gia vào công thức tổ thành), nếu P < 5% thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành. - Xác định mật độ cây (cây/ha) được tính theo công thức : N = n/S x 10.000 trong đó : n : là số lượng cây theo loại hay mật độ chung. 107 S là diện tích ô điều tra Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang. Để nghiên cứu cây tái sinh trên bề mặt đất rừng có thể sử dụng phương pháp đo khoảng cách từ một điểm ngẫu nhiên đến 6 cây tái sinh gần nhất. Khi đó phân bố Poisson được sử dụng tiêu chuẩn U của Clark và Evan để đánh giá, khi dung lượng mẫu đủ lớn (n = 36) qua đó dự đoán được giai đoạn phát triển của quần xã thực vật trong vùng : U tính theo công thức : Trong đó : r là giá trị trung bình khoảng cách gần nhất n lần quan sát λ: là mật độ cây tái sinh trên đơn vị diện tích (cây/ha) n : là số lần quan sát. và nếu U≤1% thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm. U≥ 1,96% thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều. còn -1,96 < U < 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên. - Nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo cấp đường kính (n/D13) và theo cấp chiều cao (n/Hvn) đối với rừng. Sử dụng công thức Hopman để chia cự li cấp chiều cao và cấp đường kính : trong đó : H là chiều cao cây cao nhất, h là chiều cao cây thấp nhất D đường kính lớn nhất ở l,3m và d là đường kính nhỏ nhất. Trên cơ sở số liệu định hướng lại để tìm quy luật phân bố thực nghiệm cần chia chiều cao và đường kính thành các cấp, mỗi cấp lệch nhau 50cm với chiều cao và 0,5cm với đường kính. - Để tính mức độ đa dạng về loài trong các quần xã sinh học người ta thường sử dụng các công thức sau (theo Trần Đình Lí 2006). a) Công thức tính chỉ số đa dạng của nhiều tác giả đề xướng kí hiệu d : trong đó : S là số lượng loài trong quần xã N là số cá thể các loài có trong quần xã Có thể tính đơn giản hơn là : S d = 1000 cá thể b) Công thức tính tổng chỉ số đa dạng của Shannon (1949) kí hiệu : 108 trong đó : H là chỉ số tổng đa dạng. n là giá trị vai trò (số lượng sinh khối) của mỗi loài. N là tổng giá trị vai trò của các loài. Công thức này vừa chỉ ra tính đa dạng về số lượng loài vừa chỉ ra mức độ và vai trò của các loài trong quần xã. c. Dùng chỉ số bình quân E để biểu thị tính đa dạng của quần xã sinh vật trong hệ sinh thái, kí hiệu E : trong đó : H là chỉ số đa dạng của Shannon. E là chỉ số bình quân có giá trị từ 0 - 1. S tổng số các loài của quần xã. Nếu E = 0 thì quần xã chỉ có một loài. Nếu E = 1 thì quần xã nhiều loài nhưng tất cả các loài có số lượng bằng nhau. 9.7. PHÂN TÍCH NHỮNG BIẾN ĐỔI TỪNG PHẦN CỦA QUẦN XÃ THỰC VẬT Đó là sự biến đổi qua không gian của các quần xã và biến đổi qua thời gian ở một quần xã. Sự biến đổi không gian này có thể thấy ở vùng đất trẻ mới bắt đầu bị xâm chiếm bởi thực vật rồi từ đất trẻ chuyển sang đất thành thục hơn, như vùng đất mới bồi ven sông đi dần vào trong là phù xa cổ, chúng ta sẽ thấy sự biến đổi không gian của các thực vật quần. Sự thay đổi này về đặc điểm chung cũng lặp lại biến đổi qua thời gian. Tương tự như vậy cũng có thể quan sát thấy sự biến đổi không gian ở vùng ven biển, từ bãi cát mới hình thành - ổn định hơn (hơi mặn hay lợ) - bãi cát ổn định - kèm theo là thảm thực vật tương ứng. Để nghiên cứu sự biến đổi qua thời gian cần nghiên cứu định vị, chọn một ô tiêu chuẩn và quan sát (mô tả nó) theo tháng hay theo năm (cây thảo theo tháng) hay tuần. Số liệu thu được cho phép ta so sánh và tìm ra sự biến đổi qua năm, tháng của quần xã hay loài. Khi lập ô nghiên cứu định vị còn có thể nghiên cứu về tái sinh từ hạt hay sinh dưỡng. Rõ ràng có mối quan hệ mật thiết giữa biến động mùa, biến động năm và biến đổi từng phần. Những quá trình của sự biến đổi sẽ soi sáng nhiều quy luật biến động của quần xã khi chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân của sự biến đổi từng phần, biến đổi liên tục, đột ngột, nhân chủng. Trong nhiều trường hợp nghiên cứu những đặc điểm chung của sự thay đổi theo mùa của thảm thực vật vùng này hay vùng khác sẽ 109 cho khái niệm về thay đổi từng phần cũng như biến đổi chung, những biến đổi này đã dẫn đến sự hình thành nó trong quá khứ, hiện tại : càng sáng tỏ hơn khi nghiên cứu sự biến động mùa hiện nay của các vi thực vật quần này khác, nó có thể giúp ta hiểu được sự biến đổi trong tương lai của quần xã. 9.8. BẢN ĐỒ ĐỊA THỰC VẬT VÀ MIỀN ĐỊA THỰC VẬT Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thảm thực vật là lập bản đồ phân bố của các quần xã thực vật vùng nghiên cứu - gọi là bản đồ địa thực vật. Những ghi chép hằng ngày của các nhà nghiên cứu địa thực vật về ô tiêu chuẩn về nghiên cứu biến đổi theo tuyến (phẫu diện) là tư liệu cơ bản để vẽ bản đồ. Trong khi ghi chép hằng ngày người nghiên cứu cần ghi đầy đủ những biến đổi của thảm thực vật những gì đã gặp trên đường đi nghiên cứu. Ngoài ra, những tư liệu ghi chép dùng phục vụ cho bản đồ địa thực vật còn có thể là những bản đồ của đất nông nghiệp và đất rừng. Vẽ bản đồ tỉ lệ lớn của thảm thực vật cần dùng bản đồ địa tình, để xác định địa điểm nơi đó trên bản đồ, nếu phạm vi của nó không tương ứng với bản đồ địa hình cần giới hạn nó lại. Bản đồ địa hình rất thuận lợi cho việc xác định đường cắt (đường đi), đường cắt này đi theo hướng nhỏ nhất của vùng đó, khoảng cách giữa hai đường cắt đó có thể là 100 - 200m hay 500m nếu tính đồng nhất của thảm thực vật cao, thậm chí thời l.000m, các đường này phải song song với nhau. Khi mà đi theo đường cắt đòi hỏi người nghiên cứu cần phải ghi khoảng cách (mét hay bước) đồng thời ghi sự biến đổi của thảm thực vật theo cả hai hướng của đường đi. Khi có sự biến đổi của quần hợp cần đánh dấu khoảng cách và mô tả ngắn gọn quần hợp đó và tên quần hợp. Sau đó tất cả cần thể hiện trên giấy kẻ lắm, xác định tỉ lệ trên bản vẽ đó và đánh dấu tuyến, các điểm. Nếu trên đường đi nhà nghiên cứu thấy một dải thực vật đặc thù,nhưng không phải là một quần hợp khác, thì đánh dấu và ghi nó trên bản đồ đúng theo hướng, độ lớn, khoảng cách từ tuyến đi đó. Tuỳ thuộc vào tỉ lệ bản đồ địa thực vật là lớn hay nhỏ mà dùng đơn vị của thảm thực vật cho phù hợp và trong trường hợp này vai trò địa hình vùng cụ thể cũng rất lớn. Thí dụ ở trong rừng địa hình thay đổi mạnh, nên nếu dùng đơn vị là quần hợp thì tỉ lệ rất lớn (bản đồ), do đó có thể dùng đơn vị nhóm quần hợp hay quần hệ để vẽ bản đồ. Đôi khi trên bản đồ địa thực vật có tỉ lệ kích thước nhỏ người ta vẽ riêng vùng nào đó với ý đồ của mình và với tỉ lệ lớn, người ta gọi đó là phương pháp chìa khoá. Trong trường hợp này vùng vẽ theo phương pháp chìa khoá thường là biểu thị hình thái ngoại mạo, lớp phủ đất, lớp phủ thực vật. Nếu phương pháp chìa khoá biểu thị thung lũng sông thì nó phải thể hiện được các bậc thềm. Khi vẽ bản đồ tổng hợp mà màu sắc quá phức tạp người ta có thể dùng phương pháp đường kẻ hay kí hiệu để vẽ. 110 Người ta cũng dùng ảnh máy bay để vẽ bản đồ các kiểu thảm như rừng thảo nguyên, đồng cỏ, hoang mạc... Cần phân biệt loại bản đồ địa thực vật hiện tại và bản đồ địa thực vật hồi tưởng, loại bản đồ hiện tại sử dụng các dấu hiệu hiện có của thảm để vẽ, còn bản đồ địa thực vật hồi tưởng nó mang đến những đặc điểm phân bố của thực vật đã có trước kia, trước khi có sự biến đổi do tác động của con người. Cơ sở để hình thành thảm thực vật giả tưởng là bản đồ thảm thực vật ngày nay, thảm cây trồng và thảm nguyên thuỷ sẽ được phục hồi lại trên cơ sở những tư liệu sau : những khóm của thảm nguyên thuỷ, những dải nhỏ giữa thảm cây trồng và đất trồng trọt, đặc điểm địa hình, đánh dấu từng vùng và đôi khi phải vạch ra thảm thực vật quá khứ bằng tư liệu của lịch sử, di tích. Thí dụ rừng liễu và bạch dương là kiểu thảm hiện nay của vùng ôn đới đã được hình thành từ rừng thông và sồi do chặt hạ và đốt, do tác nhân con người. Thí dụ đồng cỏ trong bản đồ nguyên thuỷ cũng không có ở vùng núi phía bắc Việt Nam, nó đã sinh ra do sự tàn phá rừng của nhân dân. Hình 37 : Bản đồ phân bố các kiểu savan của Venezuela (Theo Ramia, 1976) Trong bản đồ mỗi màu và hệ màu của nó biểu thị một loại hình và các kiểu phụ thuộc cũng như chuyển tiếp của chúng, hình 38 bản đồ địa thực vật của Venezuela về các kiểu savan. Ngày nay người ta đã sử dụng phương pháp vẽ bản đồ để vẽ nhiều dạng bản đồ khác nhau : 1. Bản đồ thảm thực vật hiện nay. 2. Bản đồ thảm thực vật hồi tưởng. 3. Bản đồ hướng cơ bản của diễn thế. 4. Bản đồ giá trị kinh tế của vùng, viễn cảnh sử dụng và cải tạo nó. 5. Bản đồ năng suất thảm thực vật. 111 Để vẽ bản đồ năng suất yêu cầu khoảng cách của các đường cắt là 50m, trên đường cắt cứ 50m là 1 ô mẫu. Tất cả đường cắt và ô mẫu phải được đánh dấu trên bản đồ. Trọng lượng thu được từng ô cắt tính ra trên 1m2. Từ số liệu các ô ta chia ra thành một số nhóm, thí dụ nhóm 1 < 50gr, nhóm 2 = 50 - 100g... đặt nhóm vào đúng ô của nó ta sẽ được bản đồ năng suất (hình 39). Hình 38 : Bản đồ năng suất (khối lượng xanh) stipa baicalensis (g/m2) trên diện tích 1km2 theo Drudinna, 1973) Miền địa thực vật về giới hạn (địa vật lí), trùng với miền cảnh quan. Sự khác nhau của miền địa thực vật với miền cảnh quan là trong miền (địa thực vật) có thảm thực vật, không chú ý đến đặc điểm của hình thái địa lý, khí hậu và đất. Còn miền cảnh quan có tất cả. Trong vùng núi các vi miền là đơn vị nhỏ nhất của miền địa thực vật, đơn vị lớn nhất của nó là vùng địa thực vật. Các vùng địa thực vật được phân chia ra thành đới thực bì, các đới lại chia đới phụ, các đới phụ lại chia ra tỉnh địa thực vật. Các tỉnh được chia thành miền địa thực vật. Thứ tự : Vùng địa thực vật, đới thực bì, đới phụ, tỉnh địa thực vật miền địa thực vật,vi miền. Thí dụ đới thực bì thảo nguyên có thể chia ra hai đới phụ là đới phụ thảo nguyên Bắc và đới phụ thảo nguyên Nam, khác nhau về thành phần loài và nhóm sinh thái (Bắc gần đồng cỏ hơn), đới phụ được chia ra các tỉnh, tỉnh chia ra miền. Trong điều kiện vùng núi xuất hiện yếu tố mới - đới theo chiều cao hay gọi đai, ở đây miền địa thực vật không phải là đai, mà thường gồm nhiều đai, ở vùng núi thường là một tỉnh hay một vài tỉnh, đơn vị cuối cùng có thể là vi miền địa thực vật, đơn vị nhỏ này có thể tương đương một đai. Tiêu chuẩn để phân chia quần hợp : - Điều kiện môi trường xác định (thay đổi môi trường thay đổi kiểu thảm). - Thành phần loài xác định thay đổi. 112 - Ngoại mạo xác định thay đổi. - Cấu trúc xác định thay đổi. - Quan hệ qua lại (tương hỗ) xác định. Phương pháp xác định : + Ô tiêu chuẩn mô tả Tư liệu để phân chia, cơ bản + Tuyến đi giống như vẽ bản đồ tha thực vật 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: : 1. Hoàng Chung, 2004. Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp. 2. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005. Các phương pháp nghiên cứu thực vật (bản thảo). 3. Trần Đình Lí, 2006, Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ, NXB Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam. TIẾNG NGA : 4. Badilevic H.I, Rođin L.E, 1968. Dự trữ chất hữu cơ trong môi trường đất của các quần xã thực vật trên cạn. Trong quyển : "Các phương pháp nghiên cứu năng suất của hệ rễ và của các cơ thể trong môi trường đất". Hội thảo quốc tế 1968 - M. 5. Bâyđơman I.N.1960. Phương pháp nghiên cứu sinh thái - Vật hậu ở vùng hoang mạc Kapkas. Trong quyển : "Các công trình nghiên cứu vật hậu.L. 6. Drudinna N.P, 1973. Khối lượng thực vật của các quần xã thảo nguyên Đông Nam Dabaican. NXB Khoa học. Nôvôxibir. 7. Gôlibép V.N, 1968. Nghiên cứu hình thái dạng sống hệ rễ của thực vật trong các quần xã cỏ với mục đích xác định năng suất của chúng. Trong quyển : "Các phương pháp nghiên cứu năng suất của hệ rễ và của các cơ thể trong môi trường đất". Hội thảo quốc tế, 1968.M. 8. Gortracôpski P.L.1958. Những thành tựu mới trong nghiên cứu biến động hạt của một số cây lá kín. Tạp chí Thực vật học, Liên Xô, tập 43, số 10. 9. Iarosenkô, P.D, 1969. Địa thực vật. NXB Giáo dục. 10. Iurkevích và Chêrviacốp, 1940. Phương pháp đánh giá năng suất hạt của cây sồi. Trong quyển : Các công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu rừng Bạch Nga. Tập 3. Minsk. 11. Karovin E.P. 1934. Thực bì Trung Á và Nam Kazactan. XOAGID.M.Taskent 12. Katrinski N.A. 1925. Hệ rễ của thực vật trong kiểu đất pốtdôn. Phần 1 : các công trình nghiên cứu của trạm nông nghiệp vùng ngoại ô Mạc Tư Khoa". Số 7. 13. Navalichina N.K. 1958. Những biến đổi thích ứng của hệ rễ Festuca sulcata trong đổi thảo nguyên rừng. Tạp chí thực vật học. Tập 43, số 3. 14. Panomarep A.N. 1954. Sinh thái nở hoa và truyền phấn ở hoà thảo và cây họ đậu. Tạp chí "Thực vật học - Liên Xô", tập 39, số 5. 15. Rabốtnốp T.A, 1947. Xác định tuổi và sự kéo dài đời sống ở thực vật thuộc thảo sống lâu năm. "Thành tựu sinh học hiện đại tập 24, số 1 (Tạp chí). 16. Ramenski A.G, 1938. Lời nói đầu trong tổ hợp nghiên cứu đất - địa thực vật. NXB Nông nghiệp.M 17. Razđorski V.F. 1949. Giải phẫu thực vật. NXB "Khoa học ngày nay.M. 114 18. Salứt.M.X. 1946. Các pha vật hậu. "Thực vật học Xô Viết", số 4. 19. Salứt.M.X. 1950. Phần dưới đất của thực vật và quần xã thực vật đồng cỏ, thảo nguyên, hoang mạc. Phần 1 - Thực vật thuộc thảo, nửa bụi và quần xã đổi thảo nguyên rừng. Tuyển tập công trình của Viện thực vật học Viện hàn lâm KH Liên Xô. Xêri III - Địa thực vật, tập 6. 20. Tônski A.P. 1932. Cơ sở làm sinh học của liên bang Xô Viết Phần 1 - Phục hồi rừng từ hạt. NXB Nông nghiệp. M. 21. Uchekhin V.Đ, Hoàng Chung, 1976. Cấu trúc và năng suất của quần xã thực vật thảo nguyên đồng cỏ. Trong quyển : "Vùng sinh địa của trung tâm thảo nguyên rừng. M. 22. Uchêkhin V.Đ, 1977. Năng suất sơ cấp sinh vật học của hệ sinh thái thảo nguyên rừng. NXB Khoa học. M. 23. Vưsêtski G.N, 1926. Một số dạng phục hồi bằng chồi rễ. Tạp chí "Nông nghiệp - Thực vật". T1, số 2. 24. Xerebriacốp I.G.1952, Hình thức của cơ quan sinh dưỡng thực vật bậc cao. NXB "Khoa học ngày nay. M. TIẾNG ANH : 25. Brummitt R.K, 1992. Vascular plant Families and Genera. Royal Botanic Gardens, Kew. 26. Greuter w. et al, 1994, International Code of Botanical Nomeclature (Tokyo code). Regum vegata- bile 131, Koeltz scientific Book, konigstein. 27. Gysel L.W, 1956. Measurement of acorn crops. Forest Sci, V.2, N04. 28. Ramia M, 1967. Tropical grazing 1and ecosystems of Venezuela. Trong quyển "Tropical Grazing Land Ecosystems. UNESCO, 1979". 29. Raunkiaer, 1937. Plant life forms. Oxford. 115 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................2 Chương 1 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT.................................................................................................................................3 1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGOÀI TỰ NHIÊN.............................3 1.1.1. Những trang bị phục vụ cho nghiên cứu .......................................................3 1.1 2. Nghiên cứu ngoài thiên nhiên........................................................................3 1.2. CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP..................................................................................6 1.2.1. Xử tí mẫu vật .................................................................................................6 1.2.2. Xác định tên khoa học ...................................................................................9 Chương 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DẠNG SỐNG THỰC VẬT.......13 2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DẠNG SỐNG THỰC VẬT...............13 2.2. PHÂN CHIA DẠNG SỐNG..............................................................................13 2.3. GIỚI THIỆU TÓM TẮT MỘT SỐ DẠNG "PHÂN LOẠI DẠNG SỐNG" .....13 Chương 3 NGHIÊN CỨU SINH SẢN HŨU TÍNH CỦA CÁC THÀNH PHẦN TRONG QUẦN XÃ ......................................................................................................17 3.1. NGHIÊN CỨU SỰ NỞ HOA VÀ SỰ THỤ PHẤN CỦA THỰC VẬT ...........17 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH SẢN HẠT THỰC VẬT THUỘC THẢO TRONG QUẦN XÃ......................................................................................19 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SINH SẢN HẠT CỦA CÂY GỖ VÀ QUẦN XÃ RỪNG.................................................................................................................21 3.4. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SINH SẢN HẠT Ở CÂY BỤI ..........30 3. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TÁN HẠT VÀ QUẢ ................31 Chương 4 NGHIÊN CỨU SINH SẢN SINH DƯỠNG VÀ SỰ PHỤC HỒI CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN XÃ .............................................................................................36 4. 1. SINH SẢN SINH DUỠNG VÀ SỰ PHỤC HỔI Ở THỰC VẬT BẬC CAO, NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NÓ ......................................................36 4.1.1. Sinh sản và phục hồi bằng những phần không chuyên hoá.........................38 4.1.2. Sinh sản sinh dưỡng và sự phục hồi thực vật bằng cơ quan chuyên hoá ....42 4.2. SINH SẢN SINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT THUỶ SINH................................47 4.3. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGOÀI ĐỒNG RUỘNG (THIÊN NHIÊN) .....................................................................................................................47 Chương 5 XÁC ĐỊNH TUỔI CỦA CÂY GỖ VÀ CỦA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ .................................................................................................................................48 5.1. XÁC ĐỊNH TUÓI CÂY GỖ THEO SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐỘ DÀY THÂN .48 5.2. XÁC ĐỊNH TUỔI VÀ TÍNH ĐỘ DÀI ĐỜI SỐNG Ở CÂY BỤI ....................51 5.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TUỔI VÀ SỰ KÉO DÀI ĐỜI SỐNG Ở THỰC VẬT THUỘC THẢO ................................................................................................51 Chương 6 NGHIÊN CỨU VẬT HẬU CỦA THỰC VẬT ..........................................55 6.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VẬT HẬU .............................................................55 6.1.1. Chọn đối tượng và nơi nghiên cứu ..............................................................55 6.1.2. Xác định thời gian nghiên cứu vật hậu........................................................56 6.1.3. Xác định nội dung nghiên cứu các yếu tố môi trường sống khi nghiên cứu vật hậu....................................................................................................................56 6.2. CÁC PHA VẬT HẬU CỦA THỰC VẬT, BẢNG GHI CHÉP VÀ TỔNG HỢP ...................................................................................................................................56 6.2. TỔNG HỢP SỐ LIỆU........................................................................................59 116 Chương 7 NGHIÊN CỨU PHẦN DƯỚI ĐẤT CỦA TỪNG CÁ THỂ VÀ CẢ QUẦN XÃ THỰC VẬT ............................................................................................................63 7.1. Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CÚU PHẦN DƯỚI ĐẤT CỦA THỰC VẬT VÀ CẢ QUẦN XÃ ..........................................................................................63 7.2. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẦN DƯỚI ĐẤT CỦA THỰC VẬT VÀ QUẦN XÃ THỰC VẬT ...........................................................................64 7.3. PHƯƠNG PHÁP LẤY KHỐI ĐẤT THEO TẦNG CỦA NÓ (PHƯƠNG PHÁP KHỐI ĐẤT)...............................................................................................................73 Chương 8 NGHIÊN CÚU NĂNG SUẤT SINH HỌC CỦA QUẦN XÃ...................77 8.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT SƠ CẤP ...................77 8.1.2. Những yếu tố bên ngoài của quá trình tạo năng suất sơ cấp .......................78 8.1.3. Những yếu tố bên trong của quá trình tạo năng suất thực vật.....................78 8.1.4. Loạt giá trị quần lạc của các loại và vấn đề sử dụng tài nguyên môi trường ...............................................................................................................................79 8.1.5. Những nguyên tắc của hiệu suất tối đa sử dụng tài nguyên môi trường và cấu trúc tối ưu của quần xã thực vật ......................................................................80 8.1.6. Sự biến đổi năng suất sơ cấp trong các loạt biến động và loạt diễn thế của các sinh địa quần lạc..............................................................................................81 8.1.7. Năng suất của các quần xã cây trồng...........................................................82 8.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................82 8.2.1. Những chỉ số của năng suất thảm thực vật..................................................82 8.2.2. Các phương pháp xác định năng suất ..........................................................83 Chương 9 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU QUẦN XÃ THỰC VẬT......88 9.1. ĐẶT VÀ MÔ TẢ TIÊU CHUẨN, DIỆN TÍCH TÍNH .....................................88 9.2. THỐNG KÊ THÀNH PHẦN LOÀI TRONG QUẦN XÃ THỰC VẬT...........88 9.3. NHỮNG BẢNG ĐỂ MÔ TẢ Ô TIÊU CHUẨN................................................99 9.4. MÔ TẢ THEO PHẪU DIỆN (HÌNH ĐỒ CẮT ĐỨNG THEO TUYẾN).......102 9.5. PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC VÀ SINH LÝ HỌC TRONG NGHIÊN CỨU CÁC THỰC VẬT QUẦN.......................................................................................103 9.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU CỦA NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA......................................104 9.7. PHÂN TÍCH NHỮNG BIẾN ĐỔI TỪNG PHẦN CỦA QUẦN XÃ THỰC VẬT.........................................................................................................................108 9.8. BẢN ĐỒ ĐỊA THỰC VẬT VÀ MIỀN ĐỊA THỰC VẬT..............................109 117 Chịu trách nhiệm xuất bản : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYÊN QUÝ THAO Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung : Giám đốc Công ty Cổ phần Sách dân tộc CẤN HỮU HẢI Biên tập nội dung và sửa bản in : NGUYỄN THANH THUỶ Trình bày bìa : NGUYỄN MẠNH HÙNG Chế bản : PHẠM THỊ PHƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU QUẦN XÃ THỰC VẬT Mã số : 7K731M8-CDT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPP_Nghien_cuu_QXTV.pdf
Tài liệu liên quan