Ebook Chiến lược phát triển của các nước Ðông Nam Á

Tại các nước ASEAN khác, nhiều biện pháp đang được thực thi nhằm trả lại cho khu vực chúng ta một môi trường xanh, sạch như được hình dung trong Tầm nhìn 2020. Với tưcách là một tổchức hợp tác khu vực; ASEAN đã rất coi trọng việc thúc đẩy hợp tác vềmôi trường giữa các nước thành viên. Cốgắng đầu tiên theo hướng này là tuyên bốManila vềmôi trường khu vực ASEAN (ngày 30/4/1981). Trong bản tuyên bố đó, các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định mục tiêu hợp tác là bảo vệmôi trường khu vực ASEAN, duy trì tính b ền vừng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng sống của con người trong khu vực. Bản tuyên bốcũng đềra các biện pháp chung vềmôi trường, quyết định đưa các vấn đềmôi trường vào nỗlực phát triển và vào nội dụng giảng dạy ởcác trường học trong khu vực ASEAN. Sau Tuyên bốManila, nhiều tuyên bốvềcác vấn đềmôi trường nói chung và các vấn đềmôi trường cụthểnó riêng đã được thông qua như Tuyên bốBangkok vềmôi trường (ngày 29/1l/1984); Tuyên bốASEAN vềcác công viên di sản và khu bảo tồn (ngày 29/11/1984) Thỏa thuận Kualalumpur vềmôi trường và phát triển ngày 19/6/1990).

pdf357 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Chiến lược phát triển của các nước Ðông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng của việc nghiên cứu về văn hóa môi trương với tư cách là nền tảng của cải cách giáo dục. 1 Culture in ASEAN and the 21st.Century, Ibid. p. 123 326 Để cải cách giáo dục, Ekavidya Nsthalang cho rằng cần phải nhìn lại toàn bộ hệ thống giáo dục hiện nay và xác định đúng những phẩm chất mà chúng ta đang thiếu, những cái cần sửa chữa hoặc cần tăng thêm sức sống. Những gợi ý trên của các nhà khoa học đáng được các cơ quan vạch chính sách ở các nước ASEAN 6 xem xét, cân nhắc trong quá trình hoạch định đường lối cải cách giáo dục của nước họ trong những năm tới. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của các nước thành viên ban đầu đã cung cấp cho các nước thành viên mới, trong đó có Việt Nam, những bài học quý giá.. Từ thực tiễn của công tác giáo dục - đào tạo của mình trong những năm qua và rút kinh nghiệm của các nước đi trước, trong đó có kinh nghiệm của các nước ASEAN 6, Đảng và Nhà nước ta, vốn rất coi trọng công tác giáo dục đào tạo, nay lại càng quan tâm tới lĩnh vực này hơn nữa. Tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hỏi đất nước trong hoàn cảnh các nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp, Đảng ta đã nhận thức một cách sâu sắc rằng con người là nguồn lực nội lực quan trọng nhất của nước ta. Dân số Việt Nam hiện nay đã lên tới gần 77 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 7 trong số 42 nước châu Á - Thái Bình Dương, thứ hai trong ASEAN Trong giai đoạn từ 1991 - 1995, tốc độ tăng trưởng dân số của Việt Nam là 2% trong khi mức tăng trung bình của dân số thế giới là 1,5% và của các nước công nghiệp phát triển là 0,2%. Hàng năm, ở nước ta có khoảng 1 triệu thanh niên tham gia vào lực lượng lao động. Năm 327 1995, cả nước có 35 triệu lao động, tăng 6,2 triệu so với 1990. Lao động trẻ (từ 16 tới 35 tuổi) chiếm tới 65% nguồn nhân lực, 87% dân số Việt Nam đã biết đọc, biết viết Trong số 35 triệu lao động, có 4,8% đã qua đào tạo (chiếm trên 11 % tổng lực lượng lao động). Lao động Việt Nam được đánh giá là có khả năng tiếp thu nhanh, để đào tạo và cần cù, chịu khó. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của nước ta cũng có một số nhược điểm không nhỏ. Thứ nhất, có sự mất cân đối về trình độ cán bộ. Năm 1993, số người có bằng đại học chiếm 1,5% dân số, trong khi đó 5,28% có bằng công nhân kỹ thuật sơ cấp là trung học chuyên nghiệp. Thứ hai, mất cân đối trong việc phân bổ cán bộ có trình độ giữa khu vực sản xuất và phi sản xuất, giữa nông thôn và thành thị. Năm 1993, có tới 65,5% cán bộ có trình độ đại học làm việc trong khu vực phi sản xuất vật chất. Khu vực quốc doanh thu hút đại đa số cán bộ có trình độ đại học (95%). Cán bộ có trình độ chuyên môn cao cũng tập trung nhiều ở thành phố và các đô thị lớn (59,5% cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 42,8% cán bộ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp). Thứ ba, chất lượng lao động chưa cao. Phần lớn lao động hiện nay được đào tạo từ thời bao cấp nên khả năng thích ứng với cơ chế thị trường còn kém. Nguồn nhân lực trên là rất quý giá, nhưng chưa thể là động lực chính để 328 phát triển của đất nước như chúng ta mong đợi, nhất là trong thời đại ngày nay, khi sự giàu có của một quốc gia được quyết định bởi sự giàu có về tri thức của nước đó chứ không phải dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động cơ bắp như những thập niên trước. Một dân tộc nghèo về tri thức, nhất là tri thức về kinh tế, thì dù cố gắng đến đâu cũng không thể biến đất nước mình thành một quốc gia hùng cường. Với nhận thức rằng: "Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vi thế của mỗi quốc gia trên thế giới"1, Đảng và Nhà nước ta đang làm hết sức mình để biến dân tộc ta thành một dân tộc giàu tri thức. Ngay từ Đại hội VII (1991), Đảng đã khẳng định phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu của nước ta. Vấn đề giáo dục-đào tạo và xây dựng nền công nghệ quốc gia đã được thảo luận trong các Hội nghị Trung ương 4 và Hội nghị Trung ương 6, khóa VII. Sau Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12, 1996) đã được triệu tập để xem xét và đánh giá về công tác giáo dục-đào tạo ở nước ta trong những năm qua và đề ra định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Ở Hội nghị này, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: "Chúng ta chỉ có thể phát triển kinh tế xã hội lành manh và bền vững bằng việc chăm lo phát triển giáo d ục với tốc độ nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, hiệu quả lớn hơn và đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo". Do đó, "Phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản, quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đất nước” 2 . 1 Trích phát biểu khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai (Khóa VIII) của Tổng Bí thư Đỗ Mười. Xem: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành trung ương khóa VIII. Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, !997, tr.5. 2 Tài liệu trên, tr 20 329 Để phát triển giáo dục, Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã vạch ra "Định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa và nhiệm vụ tới năm 2000". Trong định hướng đó, Đảng ta chỉ rõ rằng nguồn nhân lực mà nước ta cần phát triển là: "người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với nền khoa học, công nghệ hiện đại". Như vậy, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta là đào tạo lực lượng lao động có kỹ năng, chứ không phải là đào tạo nguồn lao động giản đơn, chỉ thích hợp với các ngành công nghiệp tập trung lao động. Để có được một nguồn nhân lực như vậy, Hội nghị Trung ương hai nhấn mạnh "Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ lao động cho khoa học công nghệ". Những biện pháp được đề ra nhằm đạt tới mục tiêu trên là: - Tạo điều kiện cho hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi đều được học các chương trình nhà trẻ, mẫu giáo chuẩn bị đủ sức cần thiết để vào các trường tiểu học. - Đảm bảo 60% trẻ em ở độ tuổi 11 - 15 tuổi được học hết các trường cơ sở, 40% trong độ tuổi từ 16 tới 18 tuổi học hết phổ thông trung học. Sau đó, cố gắng phân phối hợp lý số lượng học sinh tốt nghiệp trung học vào đại học vào các trường trung cấp, các trường chuyên nghiệp theo tỷ lệ 50/50. - Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động được đào tạo lên 20 - 25% trong tổng 1ực lượng lao động (hiện nay tỷ lệ này là 10% ). - Thực hiện phổ cập tiểu học trong cả nước vào năm 2000, phổ cập phổ thông cơ sở năm 2010 và phổ cập trung học vào năm 2020. - Phấn đấu từ năm 2020 đưa quy mô giáo dục đạt mức tương đương các nước phát triển trong khu vực. 330 Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai, khóa VIII của Đảng về công tác giáo dục-đào tạo, trong những năm qua ngành giáo dục- đào tạo của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước ở Kỷ nguyên toàn cầu hóa, cần tiến hành những cải cách sâu rộng hơn nữa để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay của nước ta. Trên bình diện khu vực, ASEAN cũng quyết tâm đẩy mạnh hợp tác trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Trong Chương trình Hành động Hà Nội, các nhà lãnh đạo Hiệp hội dự định: "Củng cố mạng lưới các trường đại học ASEAN và thúc đẩy quá trình chuyển mạng lưới này thành Trường đại học ASEAN" và "củng cố hệ thống giáo dục ở các nước thành viên vào năm 2001 để tất cả mọi tầng lớp nhân dân, kể cả những người bị thiệt thòi, bình đẳng tiếp cận giáo dục cơ sở, đại cương và trung học. Ngoài ra, ASEAN còn dự định thực hiện vào năm 2000 chương trình ASEAN về nguồn nhân lực trong khoa học và công nghệ để giải quyết nhu cầu của các ngành công nghiệp và giới kinh doanh... Những biện pháp như vậy nhằm thiết lập một sự hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Điều này là hoàn toàn cần thiết và có ích cho ASEAN nói chung và các nước thành viên nói riêng. Bởi vì, nó sẽ giúp ASEAN tiến tới những tiêu chuẩn chung về giáo dục đào tạo, tiết kiệm chi phí và đặt nền móng cho sự liên kết khu vức toàn diện và sâu sắc hơn trong tương lai. Vì những mục đích trên, nên chăng thiết lập một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chung cho toàn ASEAN Những người được đào tạo ở trung tâm này có thể được tuyển dụng làm việc ở bất cứ nước ASEAN nào, nếu nước cử đi cho phép họ làm như vậy. 331 2.1.4 - Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trong nước. Ngoài việc dành ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực, ASEAN còn phải nỗ lực phấn đấu để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, nếu Hiệp hội này muốn nhìn thấy một ASEAN phát triển bền vững trong những năm sắp tới. Bởi vì, sự phát. triển không đồng đều đã và đang phá vỡ những cố gắng phát triển của nhiều nước ASEAN trong những năm qua và gây nên tình trạng bất ổn định chính trị ở thột số nước thành viên ASEAN. Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị trong mỗi quốc gia, các nước ASEAN đang cố gắng phi tập trung hóa các cơ sở công nghiệp tại thủ đô và các thành phố lớn bằng cách xây dựng những trung tâm phát triển mới ở các vùng nông thôn hẻo lánh nhăm lôi cuốn những vùng đó vào luồng phát triển chung của đất nước và tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số sống ở các khu vực trên được chia sẻ các lợi ích của sự phát triển. Chẳng hạn, ở Malaysia, chính phủ đã đề ra một kế hoạch hành động nhằm phát triển Hành lang phía Đông để phát triển công nghiệp tại các bang kém phát triển. Các vùng tăng trưởng đặc biệt đã được xác định trong Hành lang bao gồm phát triển công nghiệp hóa dầu tại Gebeng, Pahang, Kerteh và Trenganu. Kế hoạch phát triển bán đảo Klias ở Sa ba sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của bang này, nhất là của vùng duyên hải phía Tây và các vùng phụ cận. Để triển khai kế hoạch phát triển Hành lang phía Đông, chính phủ sẽ cung cấp kết cấu hạ tầng công nghiệp như đường sá, điện, viễn thông, hải cảng... Ngân sách dành cho kế hoạch phát triển trên lên tới 551 triệu Ringít. 332 Cùng với việc phát triển các cơ sở công nghiệp tại những vùng hẻo lánh, các nước ASEAN còn có nhiều cố gắng để phân phối một cách đồng đều hơn các phúc lợi xã hội cho nhân dân ờ những vùng trên. Theo hướng này, Chính phủ Thái Lan đã vay tiền của Ngân hàng phát triển châu Á và Ngân hàng thế giới để lập ra Chương trình khu vực xã hội và Dự án đầu tư xã hội. Chương trình được thực hiện trong bốn năm, với số vốn ban đầu là 300 triệu USD, bao trùm lên các lĩnh vực sau: thị trường lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục và sức khỏe. Để triển khai Dự án đầu tư xã hội, chính phủ đã lập ra Quỹ đầu tư xã hội (Social Investment Fund - SIF). Quỹ có nhiệm vụ tài trợ cho các tổ chức đặt cơ sở trên cộng đồng để tiến hành các hoạt động do các tổ chức đó vạch ra và thực hiện. Mực đích của SIF là: - Khôi phục nền kinh tế cộng đồng bằng một quá trình phi tập trung hóa có khả năng tạo ra mối quan hệ đối tác giữa các cộng đồng phát triển. - Thúc đẩy khả năng quản lý giữa các xã hội dân sự và bộ máy hành chính địa phương vì mục tiêu tự túc ở tầm dài hạn. - Thúc đẩy và khuyến khích nền kinh tế tự túc. - Khuyến khích quan hệ đối tác hoặc sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển xã hội bằng cách xây dựng các xã hội dân sự bền vững và một sự quản lý tốt. Quỹ được chia thành hai phần: Kênh I do các vụ của chính phủ quản lý để tiến hành các công trình tạo việc làm. Vốn tài trợ của kênh này được quản lý theo cách thông thường giống như các dự án được tài trợ của 333 nước ngoài. Kênh tị bao gồm 150 triệu USD lại được chia thành hai phần: một phần gọi là Quỹ phát triển khu vực thành thị (RUDP), với tổng số vốn là 30 triệu USD. Quỹ này được sử dụng để cho chính quyền các thành phố vay l20 triệu USD còn lại được gọi là Quỹ đầu tư xã hội (SIF). Quỹ đó được dùng để tài trợ cho các tổ chức cộng đồng trên khắp đất nước. Bộ Tài chính Thái Lan đã phân công cho Ngân hàng tiết kiệm của chính phủ (GSB) thực hiện các dự án thuộc cả hai phần của Kênh II. Ngân hàng tiết kiệm của chính phủ đã lập ra Văn phòng Quỹ xã hội (SOFO) để quản lý cả RUDP và SIF. Bắt đầu từ tháng 9-1998, SOFO đã bắt đầu nhận các dự án đầu tư của các tổ chức cộng đồng. Ở Thái Lan, khái niệm "các tổ chức cộng đồng" được diễn dịch một cách rộng rãi để bao gồm cả những nhóm cá nhân tồn tại ít nhất một năm cho tới lúc gửi đơn xin tài trợ, được lôi cuốn vào các hoạt động tập thể với kết quả khả thi. Nó cũng có thể bao gồm những tổ chức chính thức hơn như Hội đồng xã, nhà thờ, chùa chiền, tu viện. Các dự án của họ phải phù hợp với năm lĩnh vực sau: a) Nâng cao năng lực về thể chất để phát triển kinh tế cộng đồng. b) Sự thịnh vượng và an ninh cho cộng đồng. c) Duy trì tài nguyên thiên nhiên, môi trường văn hóa d) Phát triển nguồn lực con người cho các tổ chức cộng đồng hoặc các mạng lưới của họ. e) Nâng cao năng lực cho mạng lưới các tổ chức cộng đồng. Sau một năm chính thức hoạt động, SOFO đã nhận được 8.293 đơn xin 334 tài trợ, trong đó 1.626 dự án nhỏ đã nhận được tài trợ với tổng sổ tiền là 1.607 triệu bạt (tương đương 43 triệu USD). Các dự án nhỏ đó được phân bổ khắp 75 tỉnh bao gồm 2000 làng được hưởng lợi từ các dự án trên. Trong số các dự án đó, có 39,9% thuộc lĩnh vực (a); 21.5% thuộc lĩnh vực (b); 20,3% thuộc lĩnh vực (d); 16,4% thuộc lĩnh vực (e). Ở các nước ASEAN khác, chính phủ cũng đề ra nhiều chương trình nhằm giảm bớt sự chênh lệch về phúc lợi xã hội giữa các vùng. Chương trình Mạng lưới an sinh xã hội đang được thực hiện ở Indonesia hiện nay là một ví dụ. Chương trình được triển khai từ 1998, có mục đích: - Đảm bảo an toàn những thực- phẩm cơ bản cho người nghèo với giá phù hợp. - Tạo việc làm để tặng sức mua cho người nghèo. - Cung cấp các dịch vụ giáo dục và y tế cho người nghèo. - Tạo các hoạt động kinh tế ở cấp cộng đồng. Tuy nhiên, trong năm hoạt động đầu tiên, chương trình đã không thu được mấy kết quả do lựa chọn sai mục tiêu và các hoạt động trút kinh nghiệm của năm trước, chương trình Mạng lưới an sinh xã hội năm 2000 được tập trung vào năm lĩnh vực sau: a) An ninh lương thực bao gồm các hoạt động cung cấp gạo giá rẻ, phát triển chăn nuôi gia súc và nuôi tôm. b) Giúp đó xã hội trong lĩnh vực giáo dục cấp học bổng, tài trợ cho các trường phổ thông và đại học, đặc biệt là các trường tiểu học. c) Tạo việc làm ở khu vực thành thị, đặc biệt là cho phụ nữ. d) Tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ. 335 Ở Philippines, những cố gắng xóa đói giảm nghèo cũng đang được xúc tiến mạnh mẽ. Chẳng hạn, trong chiến lược phát triển được gọi là "Philippines năm 2000", chính phủ nước này đã đề ra ba ưu tiên: - Giảm nghèo đói báo gồm giảm nghèo tuyệt đối và tương đối. - Tăng cường công ăn việc làm. - Tăng cường hội nhập xã hội, tạo điều kiện cho các nhóm xã hội khác nhau được sống trong sự hài hòa có tính chất hợp tác và tích cực. Việc thực hiện những chương trình như vậy đang góp phần thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, các khu vực khác nhau trong mỗi nước ASEAN. Với tư cách tổ chức hợp tác khu vực, ASEAN cũng đang tích cực hỗ trợ cho những cố gắng phát triển đồng đều của các nước thành viên. Hiện nay, Kế hoạch khung của ASEAN về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo đang được thực hiện với sự giúp đỡ của UNDP. Chính phủ Ốxtrâylia cũng dành cho các nước ASEAN những giúp đỡ đáng kể trong nỗ lực nâng cao phúc lợi cho mọi tầng lớp xã hội của mỗi nước. Một trong những ví dụ về sự giúp đỡ đó là Mạng lưới an sinh xã hội ASEAN - Ốxtrâylia được chính thức triển khai từ tháng 5-2001. Tuy nhiên, những cố gắng thực hiện công bằng xã hội của các nước ASEAN sẽ không đưa lại kết quả mong đợi nếu không khắc phục được tình trạng tham nhũng hối lộ ngày càng trầm trọng ở các nước này. 336 2.1.5 - Cải cách chính trị, hạn chế ảnh hưởng "chủ nghĩa tu bản thân hữu”. Tham nhũng hối lộ không phải là căn bệnh xã hội riêng của các nước ASEAN mà là căn bệnh chung của tất cả các xã hội, đã phát triển hay đang phát triển. Căn bệnh đó cũng không phải chỉ là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản mà đã có mặt trong chế độ phong kiến hàng ngàn năm về trước. Ở các nước Đông Nam Á, cội nguồn của bệnh tham nhũng là chế độ phong kiến chuyên chế và các quan hệ xã hội được chi phối bằng quan hệ chủ - khách (patron - client), quan hệ giữa người bảo hộ và người được bảo hộ. Khi các nước thực dân châu Âu tới xâm lược Đông Nam Á và thiết lập ách cai trị thuộc địa ở các nước này, họ đã không xóa bỏ các quan hệ xã hội phong kiến tồn tại ở đây mà lại tìm cách lợi dụng những quan hệ đó để phục vụ cho nền thống trị của họ. Những gốc rễ của nạn tham nhũng đã không hề bị xóa bỏ cả khi các nước ASEAN đã giành được độc lập. Các đảng phái, các người hùng chính trị đã tìm cách duy trì chúng để làm lợi cho mình. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong nền chính trị Thái Lan hiện đại. Để trở thành những “người hùng" chính trị, một quan chức Thái Lan, với sự ủng hộ của một số tập đoàn kinh tế, sẽ đứng ra lập một chính đảng. Phần lớn những chính đảng đó đều chỉ là các phe nhóm chính trị, không có cương lĩnh rõ ràng và cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Chính đảng này có thể đăng ký tham gia vào các cuộc bầu cứ ở bất kỳ cấp nào, nếu họ muốn. Để có tiền vận động bầu cử, các chính khách phải dựa vào sự ủng hộ tài chính của các tập đoàn kinh tế lớn, kể cả các tập đoàn nước ngoài. Về phần mình, các tập đoàn kinh tế cũng cần tới sự che chắn bảo vệ và những hợp đồng kinh tế béo bở của chính phủ. Do đó, họ sẵn sàng rút hầu bao, nếu thấy ứng cứ viên mà họ ủng hộ có triển vọng. Khi đã thu gom được tiền của các tập đoàn kinh tế, các chính khách sẽ tìm cách mua phiếu bầu của cử tri. Hiện tượng mua phiếu bầu là một hiện tượng rất phổ biến ở Thái Lan và nhiều nước ASEAN khác. Nhận xét về 337 tình trạng gian lận trong bầu cứ ở Thái Lan, Tạp chí "Những vấn đề đối ngoại" số ra tháng 9 và 10-1998 đã viết: "…các chính trị gia thường vay tiền để mua phiếu. Sau khi thắng cứ giành một chức trong nội các rồi tìm cách trả nợ chính trị của mình bằng quỹ đen. Khoảng 20 tỷ bạt (800 triệu USD) đã được huy động vào cuộc bầu cử 11/1996". Chính mối quan hệ cộng sinh giữa chính trị và giới tài chính" là nguồn gốc của cải gọi là "chủ nghĩa tư bản thân hữu" ở Thái Lan và nhiều nước ASEAN khác "Sự pha trộn giữa hoạt động tài chính và chính trị đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế Thái Lan" và làm cho nhân dân mất niềm tin vào chính phủ. "Công chúng Thái Lan nhìn các chính khách như những người bị điều khiển bởi sự ích kỷ, thiếu trung thực, lạm đụng quyền lực và tham nhũng. Các chính khách đã lợi dụng địa vị của họ để kinh doanh và giành lấy độc quyền... Sự vắng mặt của những khác biệt về tư tưởng và chính sách giữa các đảng phái chính trị đã làm cho nền chính trị Thái Lan trở thành không gì khác hơn là một trò chơi giành quyền lực”1. Tình hình tương tự cũng diễn ra ở nhiều nước ASEAN khác. Tiếp tục duy trì những nền chính trị như vậy thực chất là duy trì những bất công xã hội, là để cho tiền của đất nước, của những người đóng thuế tiếp tục chảy vào túi bọn quan liêu, tham nhũng. Nhận thức được điều đó, chính phủ nhiều nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia đang xúc tiến nhiều biện pháp quyết liệt nhằm xóa bỏ dần chủ nghĩa "tư bản thân hữu”, nguồn gốc của nạn tham ô, hối lộ ở nước họ. Ngay sau khi trở thành Thủ tướng Thái Lan, ông Chuan Leekpai đã tiến 1 Asian Survey, vol. XL, N.o, January/ February 2000, P.93 338 hành nhiều biện pháp cải cách hệ thống chính trị ở nước ông. Hiến pháp 1997 là một trong những biển pháp đó. Hiến pháp mới được thiết kế nhằm làm cho Thượng viện của Quốc hội gồm hai viện của Thái Lan trở thành một cơ quan trung lập về chính trị và trong sạch về đạo đức. Các thượng nghị sĩ không được phép có quan hệ với bất kỳ đảng phái chính trị nào, phải có độ tuổi trên 40 và có ít nhất là bằng cử nhân. Các thành viên của Thượng viện cũng phải do dân cử thông qua bầu cử chứ không phải đo chỉ định như trước. Với mục đích làm cho các cuộc bầu cử của Thái Lan trở thành những cuộc bầu cử trong sạch phản ánh đúng ý nguyện của nhân dân; trong Hiến pháp 1997, Thái Lan đã lập ra một cơ quan phụ trách các công việc liên quan tới bầu cử gói là Cơ quan bầu cử quốc gia (NEC). NEC có quyền tuyên bố không đủ tư cách đối Với bất kỳ thành viên Thượng viện hoặc Hạ viện nào, nếu phát hiện thấy các bằng chứng phạm tội gian lận bầu cử Và Vận động chính trị. Hiến pháp mới cũng trao quyền nhiều hơn cho nhân dân. Theo Hiến pháp 1997, một số cơ quan mới đã được thành lập như hệ thống Tòa án hành chính, Luật Thông tin chính thức và Uỷ ban chống thám nhũng quốc gia (NCCC), Văn phòng Thanh tra. Mục đích thành lập các cơ quan Ôn là tạo điều kiện cho nhân dân tham gia nhiều hơn vào việc kiểm soát các công việc của chính phủ và bộ máy quan liêu. Những cơ quan trên đã được trao những quyền lực đáng kể. Chẳng hạn, trong năm 1999, chín thành viên của NCCC đã được trao quyền để kiểm tra về những lời tố cáo tham nhũng và xem xét tài sản của các chính trị gia và các quan chức chính phủ Những kết quả điều tra của NCCC đã được trình lên Thượng viện. 339 Mặc dù, cuộc đấu tranh nhằm làm trong sạch bộ máy nhà nước của Thủ tướng Chuan Leekpai còn chưa mang lại những kết quả chờ đợi, nhưng nó đã góp phần lấy lại niềm tin của nhân dân Thái Lan và của các nhà đầu tư nước ngoài khuyến khích họ mạnh dạn bỏ vốn vào nền kinh tế nước này. Cuộc đấu tranh chống "chủ nghĩa tư bản thân hữu” ở Indonesia gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn: Bởi vì, chế độ độc tài quân sự đã kéo dài liên tục suốt 30 năm. Trong 30 năm đó, "chủ nghĩa tư bản thân hữu” ở nước này đã xây dựng được những gốc rễ khá bền chắc, không dễ gì phá nổi. Khi mới lên cầm quyền (5/1998), do sức ép của các lực lượng dân chủ, Tổng thống Habibi đã tiến hành một số biện pháp nhằm tước bỏ bớt thế lực của gia tộc Xuháctô và dân chủ hóa đời sống chính trị của đất nước. Kết quả của những cố gắng đó là cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên được tiến hành ở Indonesia vào ngày 7/6/1999, 44 năm sau kể từ khi cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên được tổ chức vào 1955. Để thanh toán nạn tham nhũng một cách triệt để, thì chỉ việc xóa bỏ những cơ đế làm nảy sinh thám nhũng còn chưa đủ. Các nước ASEAN cần cố găng nâng cao trình độ dân trí nói chung và trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân nói riêng. Sự hiểu biết về pháp luật sẽ giúp nhân dân lao động tìm đến sự giúp đỡ của luật pháp nhiều hơn là trông cậy vào sự bảo lãnh được mua bằng tiền của các quan chức chính phủ bị tha hóa. 2.1.6 - Những cố gắng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên cũ và mới 340 Để phát triển bền vững ASEAN còn phải phấn đấu để giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên, đặc biệt là giữa các nước thành viên cũ và các nước thành viên mới. Một ASEAN phát triển đồng đều còn là nhà nhân tố quan trọng đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực. Nhận thức được điều đó, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34 tổ chức tại Hà Nội (từ ngày 23 tới ngày 25/7/2001) đã tập trung thảo luận các biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên. Kết quả thảo luận đã đưa tới "Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN". Trong bản Tuyên bố trên, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ "quyết tâm thúc đẩy hợp tác có hiệu quả và giúp đỡ lẫn nhau thông qua các nỗ lực chung nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN"1. Để thực hiện hóa quyết tâm trên, ASEAN cam kết dành nguồn lực đặc biệt để thúc đẩy sự phát triển của Campuchia, Lào, Mianmar và Việt Nam. Sự trợ giúp của ASEAN cho các nước trên được ưu tiên cho ba lĩnh vực sau: Phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và viễn thông. Sở dĩ những lĩnh vực trên được đặt ở vị trí ưu tiên vì đây chính là những khâu yếu nhất của các nền kinh tế mới của Hiệp hội. Đẩy nhanh sự phát triển các lĩnh vực trên, chẳng những ASEAN có thể gắn kết, Campuchia, Lào, Mianmar và Việt Nam (CCLMV) vấn các nước thành viên cũ một cách chặt chẽ hơn nhờ hệ thống giao thông xuyên Đông Nam Á mà còn tạo điều kiện cho họ nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ và xây dựng cơ sở cho việc chuyển sang xây đựng nền kinh tế tri thức, vẫn được xem là con đường ngắn nhất để đuổi kịp trình độ phát triển của các nước thành viên cũ. 1 Trích Tuyên bố Hà Nội về “thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN". Xem: Tuần báo Quốc tế Số từ 26/7 đến 1/8/2001 . tr. 5 341 Với mục đích như vậy, trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, cố gắng của ASEAN được tập trung vào phát triển và thực hiện các dự án xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, việc đi lại của mọi người dân và tăng thu nhập cho họ. Ngoài ra, ASEAN còn dự định triển khai nhanh mạng lưới năng lượng xuyên ASEAN bao gồm dự án mạng lưới điện ASEAN và dự án đường dẫn khí đốt xuyên ASEAN Những dự án này sẽ góp phần bảo đảm sự an toàn và bền vững của các nguồn cung cấp năng lượng trong nội bộ ASEAN. Về phát triển nguồn nhân lực: Với quan điểm cho rằng phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và thành đạt của con người bên cạnh sự giúp đỡ của một số nước thành viên cũ cho các nước thành viên mới trên cơ số song phương, với tư cách là tổ chức hợp tác khu vực, ASEAN dự kiến thiết lập và tăng cường các cơ sở, các chương trình đào tạo tại các nước thành viên mới và liên kết với các cơ sở, các chương trình đào tạo ở các nước thành viên khác vì mục tiêu hỗ trợ lẩn nhau. Ngoài ra, ASEAN còn khuyến khích việc nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh, thiết lập các tiêu chuẩn, các lộ trình trong lĩnh vực giáo dục nhằm bảo đảm sự phát triển các kỹ năng và nhận thức của nhận dân mà nền kinh tế tri thức và thời đại thông tin đòi hỏi. Bên cạnh những dự kiến trên, việc giúp đỡ đào tạo công chức cho các nước thành viên mới cũng được đưa vào chương trình nghị sự của Hiệp hội trong những năm sắp tới. Trong quan điểm của ASEAN, công nghệ thông tin và viển thông ICT) là "một công cụ quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và khoảng 342 cách kỹ thuật số trong từng nước và giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN và các khu vực khác trên thế giới"1. Vì thế, trong Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, ASEAN tiếp tục khẳng định coi trọng việc thúc đẩy phát triển và sử dụng ICT để tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, cải thiện hệ thống giáo dục công cộng, tăng cường phúc lợi của y tế công cộng và chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo. Theo hướng này, ASEAN sẽ sớm triển khai Hiệp định khung về ASEAN điện tử và sáng kiến Vành đai công nghệ thông tin châu á (Asian IT Ben). Việc phổ biến và sử dụng rộng rãi các hàng hóa và dịch vụ ICT không đắt tiền, thúc đẩy thương mại điện tử trong khu vực cũng được Hiệp hội coi trọng. Đó là lý do giải thích vì sao ASEAN mong muốn đẩy nhanh tự do hóa và khuyến khích thương mại và đầu tư trọng lĩnh vực IIT. Cùng với việc giúp đỡ các nước thành viên mới rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước thành viên cũ, ASEAN còn quan tâm tới việc hỗ trợ cho Việt Nam, Lào; Cạmpuchia và Mianmar trong quá trình tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Vì mục đích này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã quyết định mở rộng quy chế đối xử ưu đãi mà sáu nước thành viên ASEAN cũ dành cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên mới trên cơ sở song phương. Với tư cách Hiệp hội, ASEAN kêu gọi nỗ lực của mỗi nước thành viên để hoàn thiện những thủ tục cần thiết nhằm thực hiện Hiệp định khung ASEAN về hàng hóa quá cảnh để tạo điều kiện thuận lợi và giảm giá thành vận tải trên bộ ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, ASEAN còn bày tỏ mong muốn sớm ký kết các thỏa thuận của ASEAN về vận tải đa phương thức và vận tải liên quốc gia. Việc mở rộng các dịch vụ có hiệu quả hơn nữa về hàng không trong khu 1 Trích: Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách…Tài liệu đã dẫn, tr.5 343 vực để tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa cũng được ASEAN quan tâm. Bởi vì, điều đó sẽ giúp tăng cường hội nhập khu vực, thúc đẩy giao dịch thương mại và sự giao lưu của nhân dân các nước trong khu vực kích thích các hoạt động kinh tế và tăng trưởng. Theo tinh thần trên, ASEAN khẳng định quyết tâm thực hiện chính sách dịch vụ Hàng không cạnh tranh để tiến dần tới chính sách bầu trời mở trong khu vực. Việc thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước thành viên cũ còn phụ thuộc vào sự tham gia của họ vào các quá trình liên kết kinh tế khu vực và quốc tế khác. Với nhận thức như vậy, ASEAN kêu gọi các nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thúc đẩy nhanh quá trình gia nhập WTO của Campuchia, Lào và Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho những nước này hướng quyền lợi đầy đủ hơn trong hệ thống thương mại đa phương của thị trường thế giới. Trong số 4 nước thành viên mới, cho tới hiện nay chỉ Việt Nam có cơ hội tham gia vào tiến trình kinh tế châu á Thái Bình Dương (APEC ) và hợp tác Á-Âu (ASEM). Ba nước còn lại hiện còn đứng ngoài các tiến trình trên. Điều này khiến cho Lào, Campuchia và Mianmar không thể khai thác được các cơ hội mà APEC và ASEM có thể đưa lại cho họ. Vì thế, trong Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, ASEAN cam kết: "Tăng cường các nỗ lực chung nhằm tạo điều kiện cho Campuchia, Lào và Mianmar tham gia các nhóm làm việc của APEC và ASEM để các nước này sớm trở thành thành viên đầy đủ của các diễn đàn này"1. 1 1 Trích: Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách…Tài liệu đã dẫn, tr.5 344 Bên cạnh các biện pháp trên, trong Chương trình Hành động Hà Nội cũng như trong Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, ASEAN còn chủ trương tiếp tục xây dựng các vùng tăng trưởng để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước, xóa đói, giảm nghèo và giảm thiểu sự cách biệt về kinh tế - xã hội trong khu vực. Cho tới nay, ASEAN đã xây dựng được một số tam giác tăng trưởng trong đó thành công nhất là Tam giác tăng trưởng phía Nam bao gồm Singapore, tỉnh Johor của Malaysia và tỉnh Riau của Indonesia. Tam giác này được xây dựng vào tháng 10/1989 theo sáng kiến của Phó Thủ tướng thứ nhất Singapore lúc đó là ông Gôchốctông. Tam giác tăng trưởng phía Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hợp tác phát triển Khu công nghiệp Batam do Indonesia và Singapore hợp tác xây dựng nằm trong khu tam giác này đã có nhiều xí nghiệp độc lập và liên doanh, trong đó hơn 30 xí nghiệp đã đi vào hoạt động. Tam giác tăng trưởng thứ hai được gọi là Tam giác tăng trưởng phía Bắc, bao trùm lên các tỉnh Phu két ở phía Nam Thái Lan, các tỉnh Peris, Kedah, Butterworth. và Perak của Malaysia, một số đảo thuộc Xumatra của Indonesia. Tổng số dân cư của Tam giác tăng trưởng này lên tới 25 triệu người. Đây là một Tam giác tăng trưởng có nhiều triển vọng phát triển do nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí nằm ở Trung tâm Đông Nam Á. Ngoài hai tam giác tăng trưởng trên, ASEAN còn xây dựng các vùng tăng trưởng khác như Tứ giác tăng trưởng phía Đông. Tứ giác tăng trưởng này được xây dựng theo sáng kiến của Tổng thống Philippines Phiđen Ramốt 345 từ tháng 9/1993 và bao gồm đảo Minđanao của Philippines, vùng phía Đông các bang Saba và Sasawark của Malaysia, Brunây và một số đảo của Indonesia thuộc Sulavesi và Kalimantan. Đây là vùng rất giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực. Những nước tham gia vào vùng tăng trưởng này đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác với nhau trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư du lịch, nông nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải. Nếu hoạt động tốt, Tứ giác tăng trưởng phía Đông sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của những vùng nghèo nhất của ba nước thành viên là Indonesia, Malaysia và Philippines. Hợp tác phát triển dưới hình thức các tam, tứ giác tăng trưởng là một hình thức hợp tác năng động và hiệu quả. Nó giúp khai thác được những lợi thế so sánh của các bên tham gia và làm cho quá trình phân công lại lao động trong khu vực trở nên hợp lý hơn. Những tam, tứ giác tăng trưởng hiện tại đã trở thành địa bàn đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài và bổ sung cho hợp tác khu vực của ASEAN. Ngoài lợi ích kinh tế, các tam, tứ giác tăng trưởng trên còn tạo điều kiện cho nhân dân các nước trong vùng tăng cường. giao lưu với nhau. Trên cơ sở đó, những tình cảm khu vực sẽ nẩy mầm và phát triển. Chính những tình cảm này mới là chất keo gắn kết lâu bền các nước trong khu vực với nhau. Tuy nhiên, để các tam, tứ giác tăng trường có sức sống, các nước tham gia cần cố gắng làm cho sự hợp tác đó thật sự trở thành hợp tác ba bên, hợp tác bốn bên, chứ không phải là hợp tác song phương trong thực tế như tình trạng đang diễn ra ở Tam giác tăng trưởng phía Nam như hiện 346 nay. Trong những năm gần đây, ASEAN đặc biệt chú ý tới việc phát triển Tiểu vùng Mê Công, một khu vực không chỉ có tầm quan trọng về chiến lược mà còn rất giàu tiềm năng phát triển kinh tế. Tiểu vùng Mê Công hay còn gọi là Tiểu vùng Mê Công mở rộng là một vùng lãnh thổ bao trùm lên một phần lãnh thổ của năm quốc gia thuộc lưu vực Mê Công: Việt Nam, Lào, Campuchia Thái Lan, Mianmar và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Khu vực này có diện tích rộng chừng 2,23 triệu km2, trong đó 1/3 là lưu vực Mê Công. Dân số tiểu vùng vào năm 1988 là 250 triệu người. Thu nhập bình quân theo đầu người của cả tiểu vùng năm 1944 vào khoảng 80.7 USD. Nhưng nếu trừ Thái Lan, mức bình quân đầu người chỉ còn 235 USD 1 . Do vị trí địa lý quan trọng và tiềm năng phát triển của nó, cho tới nay đã có 6 chương trình và dự án phát triển Tiểu vùng. Chương trình Hợp tác phát triển vùng lưu vực Mê Công là chương trình của ASEAN. Chương trình được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ V, tổ chức ở Bạngkok tháng l2/1995. Mục đích của Chương trình là tạo nên một sự phát triển bền vững và lôi cuốn các vùng kém phát triển của các nước thành viên vào luồng phát triển chung của khu vực, xóa dần khoảng cách phát triển giữa ASEAN 6 và ASEAN 4. Trong kế hoạch phát triển tiểu vùng Mê Công, ASEAN đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng kết cấu hạ tầng, vốn còn kém phát triển ở vùng này. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN V, Malaysia và Singapore đã đề xuất sáng kiến xây dựng tuyến đường sắt 1 Những số liệu về kinh tế xã hội cũ Tiểu vùng Mê Công dùng ở đây, dược dẫn theo TS. Nguyễn Trần Quế, trong báo cáo: "Một số vấn đề hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công". Bài trình bày tại Hội theo quốc gia: "Chương trình Hành động Hà nội - Sáng kiến từ Việt Nam" do Viện nghiên cứu Đông Nam Á tổ chức, tháng 9/1998. 347 Singapore - Côn Minh. Mục đích của việc xây dựng tuyến đường này là tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Hợp tác phát triển nông – lâm nghiệp là một lĩnh vực quan trọng khác của hợp tác tiểu vùng Mê Công. Cho tới nay, 12 dự án hợp tác đã được vạch ra trong lĩnh vực này, trong đó có dự án khu vực rừng mẫu về quản lý bền vững khu vực tiểu vùng Mê Công; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống thông tin quản lý rừng tổng hợp; mạng lưới kiểm dịch động vật vùng lưu vực Mê Công; dự án thành lập trung tâm đào tạo cơ giới hóa nông nghiệp; thiết lập trung tâm hạt giống trong các nước được lựa chọn thuộc lưu vực Mê Công; khảo sát đa dạng sinh học và tiềm năng kinh tế về cá ở lưu vực Mê Công… Nhằm thúc đẩy Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, trong Tuyên bố Hà Nội tháng 7/2001, ASEAN dự kiến sẽ tổ chức một cuộc hội thảo tại Campuchia để “Xây dựng một chương trình toàn diện và chặt chẽ cho kế hoạch hợp tác phát triển sông Mê Công, đặc biệt là để hội nhập các nuớc CLMC vào xu thế phát triển kinh tế chung của ASEAN. Các nhà lãnh đạo Hiệp hội này cũng ủng hộ việc triệu tập một hội nghị ở Brunây Daruxalam về “Hỗ trợ Liên kết Khu vực thông quan các Tiểu vùng, khu vực/ Nhóm tăng trưởng như là BIMP-EAGA, IMS-GT, IMT-GT và tiểu vùng Mê Công mở rộng”. Hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công mới chỉ bắt đầu và đang thu hút được sự chú ý của nhiều nước và tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản. Vào năm 1993, Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến tổ chức diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương. Hội nghị lần thứ nhất của diễn đàn, tổ 348 chức ở Tokyo 2/1995, đã thu hút sự tham gia của 25 nước và tám tổ chức quốc tế. Hội nghị đã xác định mục tiêu phát triển toàn điện Đông Dương bao gồm: - Phát triển các nước Đông Dương dựa trên triển vọng của khu vực. - Hợp tác quốc trế trên cơ sở trao đổi thông tin giữa các quốc gia. - Thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. Trong hợp tác phát triển toàn diện Đông Dương, việc phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực thích ứng với kinh tế thị trường được xem là các vấn đề cấp bách, cần được ưu tiên. Theo hướng đó, chính phủ Nhật Bản, thông qua Ngân hàng phát triển châu Á, đang dành cho các nước Đông Dương nhiều khoản vay ưu đãi để phát triển kinh tế nói chung và tham gia vào hợp tác tiểu vùng nói riêng. Việc tham gia của các nước đối tác vào các chương trình phát triển của ASEAN trong đó có hợp tác Tiểu vùng Mê Công đang tạo điều kiện thuận lợi cho ASEAN triển khai các dự án phát triển của mình. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên cũ và mới, ASEAN và các bên có liên quan cần chú ý phân phối một cách đồng đều các dự án phát triển giữa các nước tham gia. Trong những chừng mực có thể, nên dành ưu tiên hơn cho các nước thành viên mới. Việc các nước ASSAN 4 sớm rút ngắn được khoảng cách phát triển của họ với các nước ASEAN 6 không chỉ có lợi cho bản thân họ mà còn có lợi cho cả các nước phát triển cao hơn trong Hiệp hội. Bởi vì, khi kinh tế phát triển, Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianmar sẽ góp phần không nhỏ vào việc mở rộng thị trường khu vực cho hàng hóa xuất khẩu của ASEAN 6. 349 Tuy nhiên, để xây dựng một ASEAN phát triển đồng đều thì chỉ những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội và sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế còn chưa đủ. Liệu ASEAN có thể hiện thực hóa đước mục tiêu cao đẹp đó hay không tùy thuộc chủ yếu vào nỗ lực của mỗi nước thành viên, đặc biệt là các nước thành viên mới, trong đó có Việt Nam. Là một nước thành viên mới, có trình độ phát triển vào loại thấp trong Hiệp hội, Việt nam có lợi ích to lớn trong một ASEAN phát triển bền vừng và đồng đều. Trong quá trình xây dựng một ASEAN như vậy, nước ta đã có những đóng góp nhất định. Sáng kiến của Việt Nam về hợp tác phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông Tây thuộc vực Mê Công nằm trên lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan đã được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI (tháng 12/1998) chấp nhận và đưa vào Chương trình hành động Hà Nội. Mục đích của sáng kiến đó là xóa đói giảm nghèo thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước và các vùng trong Hiệp hội. Nội dung hợp tác bao gồm 5 lĩnh vực: giao thông, vận tải, bưu chính, viễn thông; đầu tư khai thác và sử dụng tài nguyên; thương mại và dịch vụ; du: lịch, hợp tác lao động và giáo lưu văn hóa; môi trường và xã hội. Triển khai quyết định trên của Hội nghị cấp cạo ASEAN lần thứ VI, nước ta đã xây dựng Dự án phát triển hành lang Đông Tây tại khu vực Mê Công). Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN tổ chức tại Singapore tháng 9/1999 đã tán thành đề nghị lập Nhóm công tác về Chương trình tròng khuôn khổ Uỷ ban hợp tác kinh tế và công nghiệp ASEAN - MITI (Nhật Bản). Với tư cách là nước đề xướng sang kiến, Việt Nam được cử làm Chủ tịch nhóm và chủ trì cuộc họp đầu tiên của nhóm trong thời gian tới. 350 Sáng kiến WEC của nước ta đã được các nước liên quan như Thái Lan, Lào ủng hộ và các nhà tài trợ quốc tế: Ngân hàng phát triển châu Á, Ủy ban kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương ESCAP); chương trình phát triển của Liên hợp quốc UNDP) và Chính phủ Nhật Bản quan tâm. Khi Dự án phát triển Hành láng Đông Tây do Việt Nam đề xuất được triển khai, những lợi thế về kính tế của miền trung nước ta (các cảng nước sâu, các tuyến đường bộ nối Tây Nguyên với các nước láng giềng phía Tây, nhất là Lào) - sẽ được khai thác và đưa lại lợi ích phát triển cho nhân dân các dân tộc đang sinh sống ở khu vực còn nhiều khó khăn này. Tại các nước thành viên mới khác, nhiều chương trình nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội cũng đang được triển khai nhằm góp phần xây dựng một ASEAN phát triển đồng đều trong thế kỷ XXI. 2.1.7 - Phục hồi nguồn tài nguyên thiện nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái Một sự phát triển bền vững sẽ không thế có, nếu các vấn đề môi trường sinh thái trầm trọng hiện nay trong khu vực chúng ta không được sớm khắc phục. Các nước ASEAN đều nhận thấy điều đó và họ đã có nhiều cố gắng để phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ở mỗi nước hiện nay. Ở Thái Lan, ngay trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ VII (1992-1996), chính phủ đã chủ trương “phát triển chất lượng môi trường song song với phát triển kinh tế xã hội". Thực hiện chủ trương đó, chính phủ đã đề ra hàng loạt biện pháp như: hoàn thiện tổ chức, và trò và khuôn khổ pháp lý cho các cộng tác bảo vệ môi trường để nâng cao hiệu quả việc quản lý môi trường; huy động vốn đầu tư để giảm và kiểm soát ô 351 nhiễm dưới nhiều hình thức; cải thiện hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích nhân dân phối hợp với chính phủ trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Việc thực hiện những biện pháp đó đã bước đầu đưa lại kết quả đáng khích lệ. Trong những năm gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường ở Bangkok và các thành phố lớn đã giảm xuống. Ở Malaysia, việc khắc phục những vấn đề môi trường được tiến hành một cách bài bản hơn và do đó có hiệu quả hơn. Trong những năm sắp tớí những cố gắng sẽ được tiếp tục để giải quyết tình trạng xuống cấp của môi trường và nâng cao việc sử dụng bền vững tài nguyên mà không làm ảnh hưởng tới năng suất và tăng trưởng. Theo hướng này, Chính phủ Malaysia đặc biệt coi trọng việc tăng cao ý thức môi trường cho công dân của mình: Vụ Môi trường Malaysia đã được giao soạn thảo Kế hoạch về ý thức môi trường. Kế hoạch đó đề cập tới mọi phương diện của môi trường nhằm tạo ra một xã hội thân hữu tới môi trường. Ngoài ra, Bộ giáo dục còn đưa việc giảng dạy về môi trương vào các trường sư phạm nhằm giúp cho các giáo viên tương lai có khả năng giảng dạy môi trường cho học sinh, sinh viên. Theo quyết định của chính phủ, tháng 9/1997, Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ môi trường đã được thành lập. Trung tâm có nhiệm vụ khuyến khích những cố gắng hướng tới một môi trường khỏe khoắn bằng cách xác định, đánh giả và quản lý các ván đề về sức khỏe môi trường và tiến hành các nghiên cứu sâu. về các vấn đề trên. Ngoài ra, nhận thức được sự cần thiết phải tăng cường cơ sở khoa học cho việc ra các quyết định hướng tới một sự phát triển bền vững về môi trường, Cục Thống kê Malaysia đã xây dựng một khung về phát triển các số liệu thống kê và một bản trích yếu thống kê về môi trường. 352 Malaysia là một trong 12 nước được thế giới thừa nhận là cực kỳ đa dạng về sinh học. Để bảo vệ và duy trì sự giàu có về đa dạng sinh học của mình, tháng 4/1998, Chính phủ Malaysia đã ban bố Chính sách đa dạng sinh học quốc gia. Malaysia đã bắt đầu thực hiện Chính sách đa dạng sinh học, đặc biệt là ở khu vực Tabin và Hạ Kinabatangan. Chiến lược này được xem như một bước tiến tới quản lý một cách bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của bang Saba nói riêng và của Malaysia nói chung. Bên cạnh những biện pháp quản lý vĩ mô về môi trường, Malaysia còn tiến hành nhiều biện pháp nhằm quản lý tài nguyên nước, tài nguyên đất và các loại tài nguyên khác. Những biện pháp đó, nếu được thực hiện tốt, sẽ giúp Malaysia hiện thực hoá được mục tiêu phát triển bền vững của họ. Những vấn đề môi trường của Indonesia cũng tương tự như vấn đề môi trường ở các nước ASEAN khác. Tuy nhiên, do thiếu đất canh tác, nông dân Indonesia vẫn thường đốt rừng để mở rộng đất nông nghiệp. Tình trạng đó đã gây nên nạn cháy rừng phổ biến ở quốc gia quần đảo này. Một trong những trận cháy rừng nghiêm trọng đã xảy ra ở Indonesia vào cuối 1997 đầu 1998. Thiệt hại do cháy rừng và khói cháy rừng đối với Indonesia và các nước bị ảnh hưởng ước tính lên tới 20 tỷ USD. Để ngăn chặn nạn cháy rừng, vào năm 1997, Chính phủ Indonesia đã ra lệnh cấm hoàn toàn việc dùng lửa đã dọn đất trồng trọt. Những người vi phạm có thể bị phạt tù với mức tối đa là 15 năm và một khoản tiền phạt lên tới 250 triệu Rupiah. Các công ty vi phạm luật sẽ bị tịch thu tài sản và chấm dứt hoạt động. 353 Tuy nhiên, việc thi hành luật trên không thu được mấy kết quả do sự bất lực của các quan chức địa phương. Nạn phá rừng sẽ không chấm dứt nổi, chừng nào đời sống của nhân dân các vùng có rừng không được bảo đảm. Tại các nước ASEAN khác, nhiều biện pháp đang được thực thi nhằm trả lại cho khu vực chúng ta một môi trường xanh, sạch như được hình dung trong Tầm nhìn 2020. Với tư cách là một tổ chức hợp tác khu vực; ASEAN đã rất coi trọng việc thúc đẩy hợp tác về môi trường giữa các nước thành viên. Cố gắng đầu tiên theo hướng này là tuyên bố Manila về môi trường khu vực ASEAN (ngày 30/4/1981). Trong bản tuyên bố đó, các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định mục tiêu hợp tác là bảo vệ môi trường khu vực ASEAN, duy trì tính bền vừng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng sống của con người trong khu vực. Bản tuyên bố cũng đề ra các biện pháp chung về môi trường, quyết định đưa các vấn đề môi trường vào nỗ lực phát triển và vào nội dụng giảng dạy ở các trường học trong khu vực ASEAN. Sau Tuyên bố Manila, nhiều tuyên bố về các vấn đề môi trường nói chung và các vấn đề môi trường cụ thể nó riêng đã được thông qua như Tuyên bố Bangkok về môi trường (ngày 29/1l/1984); Tuyên bố ASEAN về các công viên di sản và khu bảo tồn (ngày 29/11/1984) Thỏa thuận Kualalumpur về môi trường và phát triển ngày 19/6/1990)... Hợp tác ASEAN về môi trường đã có bước tiến đáng kể với việc thông 354 qua Nghị quyết Singapore về môi trường và phát triển (ngày 18/2/1992). Trong bản nghị quyết đó các nước ASEAN cam kết: - Thực hiện các biện pháp chính sách, xây dựng các thiết chế nhằm gắn môi trường với phát triển. - Phối hợp chặt chẽ các vấn đề liên quan tới môi trường và phát triển. - Hợp tác xây dựng các tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng môi trường, phấn đấu đi đến thống nhất những tiêu chuẩn đó, xây dựng các mục tiêu lâu dài về chất lượng không khí, chất lượng nước sông. - Thống nhất các chiều hướng chính sách và mở rộng hợp tác kỹ thuật trong các vấn đề môi trường, phối hợp các biện pháp nhằm ngăn chặn khai thác bừa. bãi rừng nhiệt đới. Trong Nghị quyết Singapore, các nước ASEAN đã vạch ra một số chương trình hợp tác cụ thể về môi trường giữa các nước thành viên. Những chương trình đó bao gồm: khói mù đo cháy rừng gây ra; quản lý chất lượng nước và không khí; các khu rừng bảo tồn nằm trong lãnh thổ mỗi nước; mạng lưới khư vực nhằm bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường biển... Hợp tác ASEAN về môi trường đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế và các nước bạn bè trên thế giới. Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) đã tài trợ cho các chương trình môi trường 1, 2, 3 của ASEAN: Việc thực hiện những chương trình đó đã đưa lại những kết quả bước đầu, tuy còn khiêm tốn. Trong những năm sắp tới, hợp tác ASEAN về môi trường vẫn được tiếp tục thông qua những kế hoạch cụ thể. Trong Chương trình Hành động Hà 355 Nội, ASEAN dự định sẽ: - Xây dựng một kế hoạch hành động khu vực nhằm bảo vệ môi trương biển vào năm 2004. - Thực hiện khuôn khổ nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn về môi trường đối với chất lượng nước sông và khí quyển cho các nước ASEAN. - Tăng cường nỗ lực khu vực nhằm giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu. - Tăng cường giáo dục và thông tin nhằm nâng cao nhận thức và sự tham gia của công chúng vào những hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc triển khai các kế hoạch cụ thể tiên của toàn Hiệp hội sẽ hỗ trợ tích cực cho các cố gắng phục hồi và duy trì môi trường tự nhiên và hệ sinh thái của các nước thành viên trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, việc khắc phục những vấn đề môi trường ở Đông Nam Á không đơn giản. Bởi vì, chừng nào mô hình tăng trưởng dựa trên sự tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động hiện nay còn tiếp tục, chừng nào tình trạng nghèo khổ của đại đa số nhân dân các nước ASEAN chưa được giải quyết, chừng đó việc tàn phá môi trường vẫn sẽ tiếp tục. Kho tài nguyên thiên nhiên của khu vực chúng ta sẽ cạn kiệt dần. Muốn giải quyết triệt để các vấn đề môi trường sinh thái, các nước ASEAN cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng cũ và chuyển sang một mô hình tăng trường mới, trong đó tài nguyên thiên nhiên, sức lao động không phải là đầu vào chủ yếu như hiện nay. Mô hình tăng trưởng tương 356 lai phải là mô hình tăng trưởng của kinh tế tri thức. Chỉ khi nào các nền kinh tế mới ấy được xây dựng ở các nước thành viên ASEAN, viễn cảnh về một ASEAN xanh, sạch, mới được hiện thực hóa hoàn toàn. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Sách đã được Hội Đồng Khoa Học Khoa Đông Nam Á học thẩm định Tập thể tác giả 357 TS. : NGUYỄN THU MỸ (Chủ biên) TS. : PHẠM ĐỨC THÀNH TS. : HOA HỮU LÂN TS.Khoa Học. : TRẦN KHÁNH Biên tập kỹ thuật : Th.S CAO THỊ VIỆT HƯƠNG Chế bản – trình bày : CAO THỊ PHÚC Kỹ thuật in : -*Tài liệu lưu hành nội bộ *-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf971.pdf
Tài liệu liên quan