LECTRA là một phần mềm tiêu biểu đại diện cho nghành may mặc trên toàn thế giới, được hình thành và phát triển tại Pháp bao gồm hai nội dùng lớn, LECTRA hình thành và phát triển theo hướng đơn nghành, chuyên sâu với tư cách một nghành khoa học thực thụ, có tính ứng dụng cao đáp ứng được mọi yêu cầu của các nhà thiết kế, những doanh nghiệp đòi hỏi sát sao về thời gian và chất lượng sản phẩm.
Giáo trình này nhằm cung cấp cho bạn tài liệu tham khảo tương đối đầy đủ về các câu lệnh giao tác LECTRA sử dụng trong tất cả các hệ điều hành.
Giáo trình gồm 4 chương:
Chương 1: Modaris (Thiết kế)
Chương 2: Diamino (Sơ đồ)
Chương 3: VigiPrint (Máy in)
Chương 4: Digit (Bàn số hoá)
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng giáo trình không thể tránh được những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý đóng góp của các bạn để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến xin gửi về : xuanbinh.kido@gmail.com
26 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook lectra diamino, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁC SƠ ĐỒ DIAMINO
Phần mềm này giúp người sử dụng có thểt tính toán định mức của một mã hàng dựa vào khổ vải,
loại vải của từng size được cung cấp và sắp xếp chi tiết để tìm định mức tối ưu
Phần mềm này cho phép làm việc với các định dạng IBA, VET, MDL
Sơ đồ sau khi lưu sẽ tạo ra 2 kiểu định dạng : PLX và PLA
Khổ vải trong sơ đồ cho phép khai báo tối đa là 3 mét; chiều dài tối đa là 900 mét
Có 2 cách mở Diamino như sau:
1) Đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình
2) Vào Start\ All Progame\Lectra Systems\ Diamino V5\ Diamino V5 (tùy theo phiên
bảng đang sử dụng) Hoặt nhấp chuột 2 lần ở ngoài màn hình .
> Vùng Logo : Biểu tượng màu đỏ, nằm phía trên góc trái cho biết phiên bản phần mềm đang sử
dụng
> Vùng Menu chính : Gồm có Files, Edit, Display…chứa các chức năng mở, tạo, lưu và quản lý
sơ đồ
> Vùng chọn : Trình bày chi tiết trước khi giác sơ đồ
> Vùng thông tin : Cho biết tên sơ đồ, khổ vải, hiệu suất….
> Vùng Biểu tượng : Hổ trợ giác sơ đồ
> Vùng giác sơ đồ : Chứa các chi tiết đã hoặc đang sắp xếp thành một sơ đồ
Để thoát khỏi giao diện, vào menu File chọn Quit, xong OK
A) CÁCH CHỌN ĐƯỜNG DẪN
1) KHAI BÁO MỘT SƠ ĐỒ MỚI : Bấm File giữ trái chuột kéo xuống New, xuất hiện 2 hộp
thoại
@ Hộp thoại bên trái: Marker generalities gồm có
_ Khung Marker
1) Khung name : Nhập tên sơ đồ tối đa 32 ký tự không có khoảng cách
2) Khung Code : Mã sơ đồ (khg cần nhập)
3) Importance : Thứ tự ưu tiên của sơ đồ liên quan đến sơ đồ khác (khg cần nhập)
4) of order : Của sơ đồ
5) Comment : Dòng ghi chú, tối đa 120 ký tự (khg cần nhập)
_ Khung Width
1) Width : Khổ vải
2) Maximum length : Chiều dài bàn cắt (mặc định là 100m)
3) Selvage value : Giá trị biên vải, sẽ tự động trừ đi khổ vải trong ô Width để ra khổ
thực tế sơ đồ
_ Khung Fabric
1) Ô Plain : Khai báo chu kỳ sọc, khi kích hoạt sẽ xuất hiện hộp thoại khai báo sọc và ô
Plain sẽ đổi tên thành Motif
2) Name : Khai báo ràng buộc tính chất vải (khg cần nhập)
3) Code : Mã vải (khg cần nhập)
4) Type : Khai báo loại vải giống với cột Fabric trong bảng chi tiết đã được lập trong
phần Modaric
5) Biểu tượng hình thoi màu xanh lá : Biểu tượng trải vải gồm có, trải đơn, đối xứng,
trải vải ống và trải mặt úp mặt
6) Required efficiency : Hiệu suất giả định (như tiêu hao bao nhiêu %) (khg cần nhập)
7) Global spacing : Qui định khoảng cách giữa các chi tiết (hở hay không)
8) Fabric edge : Khai báo 4 mặt cạnh của sơ đồ
9) Moving tolerence : Giá trị dịch chuyển trong sơ đồ
10) Fine rotation : Khai báo độ đá canh chi tiết
@ Hộp thoại bên phải : Marker composition gồm có
1) Cột Mode name : Đúp chuột, xuất hiện hộp thoại, chọn tên mã hàng, OK
2) Cột Variant name : Đúp chuột, xuất hiện hộp thoại, chọn tên bảng chi tiết, OK
3) Cột Size : Đúp chuột, xuất hiện hộp thoại, chọn 1 size nhớ xoá 2 dấu chấm phía sau,
4) Cột Dir : Nhập số 0 hoặc 1, là chiều lên, xuống của chi tiết, OK
5) Cột Group : Nhập số thứ tự trang của 1 size, nếu đi sơ đồ ghép (nhập số 1), nếu đi
cụm thì nhập theo thứ tự 1, 2, 3, 4 …
6) Cột Qty : Nhập số lượng cần đi bao nhiêu size
7) Cột Comment : Ghi chú (khg cần nhập)
Nếu muốn thêm size, thì làm các thao tác như trên cho từng hàng
Phía dưới gồm :
_ Close : Sau khi Save, bấm close để đóng hộp thoại
_ Restore : Khôi phục lại tình trạng ban đầu
_ Paths : Chỉ định đường dẫn
_ Save : Sau khi khai báo, bấm Save, xuất hiện hộp thoại, chỉ định đường dẫn để lưu lại
Nếu đồng ý bấm OK
@ Hoặc bấm vào số đứng trước dòng khai báo xuất hiện hộp thoại
_ Chọn 1 trong 4 biểu tượng phía trên (từ trái qua phải)
_ Copy 1 dòng thành nhiều dòng
_ Tạo một dòng trắng
_ Xoá một dòng
_ Xoá toàn bộ
@ Marker creation : Khai báo nhiều sơ đồ cùng một lúc (đây là một phần mềm tiện ích riêng của
Lectra chỉ có trong phiên bản chính thức)
Thao tác :
Bước 1 : Mở Marker creation, xuất hiện hộp thoại
Bước 2 : Bấm chuột vào biểu tượng Acces Paths, xuất hiện hộp thoại
Bước 3 : Bấm chuột vào biểu tượng Extract a save range…,xuất hiện hộp thoại, chọn tên
mã hàng, Open, xuất hiện hộp thoại, chọn tên bảng chi tiết, OK. Sẽ tự động trình bày
trong khung trắng bên dưới gồm có cột name ….
Bước 4 : Đặt tên sơ đồ
+ Đặt tên tự động : _ Chọn Auto Marker naming
_ Ô Single Size marker : Sơ đồ chỉ có 1 size
_ Ô Multi Size marker : Sơ đồ có nhiều size
_ Nhập tên cố định trong khung : Prefix
_ Nhập số bắt đầu trong khung : Start Index
+ Đặt tên theo ý người sử dụng : Bỏ chọn Auto Marker naming, bấm chuột vào
cột name, rồi nhập tên, OK
Bước 5 : Mỗi dòng sơ đồ bấm chuột vào ô size tương ứng đã khai báo
+ khai báo trong khung loại vải Fabric
+ khai báo chiều đi của size trong cột size direction
+ khai báo khổ vải mình muốn cho từng dòng sơ đồ
Bước 6: Bấm biểu tượng, OK để lưu lại sơ đồđã khai báo, xuất hiện hộp thoại,chọn Creat
the marker files và all, rồi bấm OK, xuất hiện hộp thoại, bấm close
2) CÁCH CHỈNH SỬA THÔNG TIN TRÊN SƠ ĐỒ
Để chỉnh sửa một thông tin của sơ đồ đã được khai báo, vào File\ Modify…xuất hiện
hộp thoại
+ Khung Library : Trình bày đường dẫn đang được chọn, để đổi đường dẫn bấm nút
Access paths
+ Bấm nút Selector xuất hiện hộp thoại
bấm chọn tên sơ đồ muốn chỉnh, OK, sẽ trình bày lại 2 hộp thoại Marker generalities và
Marker composition. Chỉnh những thông tin mình muốn trong 2 hộp thoại này
+ Chỉnh xong bấm Save để lưu lại, bấm close
3) CÁCH CHỌN ĐƯỜNG DẪN
Để đổi đường dẫn vào File\ Access path modification, xuất hiện hộp thoại
+ Đúp chuột vào khung Import, xuất hiện hộp thoại,
chọn đường dẫn đến thư mục có chứa sơ đồ hoặc mã hàng chuẩn bị giác,OK
+ Bấm vào 2 biểu tượng và 2 biểu tượng để copy cho các khung bên dưới
+ Khung Geometry format : Phải chọn 3 định dạng IBA, VET, MDL
+ Khung Marker format luôn có định dạng Input = PLX và Output = PLX
+ Bấm OK đóng hộp thoại
4) CÁCH MỞ MỘT SƠ ĐỒ ĐỂ XEM HOẶC GIÁC
Để mở một sơ đồ vào File\ Open, xuất hiện hộp thoại
+ Trong ô Chart type : Trình bày cách chọn chi tiết vừa hình vừa số hoặc giống như sơ
đồ
+ Khung Library : Trình bày đường dẫn hiện tại, để đổi đường dẫn bấm nút Access
paths
+ Bấm nút Selector, xuất hiện hộp thoại
chọn sơ đồ muốn mở, bấm OK
5) CÁCH LẤY CHI TIẾT TỪ VÙNG CHỌN XUỐNG VÙNG GIÁC
Tuỳ theo cách trình bày chi tiết trên vùng chọn
+ Vừa hình vừa số : Bấm chuột vào số đứng dưới chi tiết tương ứng với size muốn lấy
đem xuống vùng giác
+ Trình bày giống như sơ đồ : Bấm chuột trực tiếp vào chi tiết muốn đem xuống vùng
giác
6) CÁCH SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG VÀ PHÍM TẮT ĐỂ GIÁC SƠ ĐỒ
A) CÁC BIỂU TƯỢNG
1) phím tắt : (0+7) : Trả toàn bộ các chi tiết từ vùng giác lên vùng chọn
Thao tác : Đặt chuột vào vùng giác, chọn chức năng (hoặc phím tắt), bấm vào
vùng giác, xong OK
2) phím tắt : (0+9) : Cho phép trả toàn bộ các chi tiết từ vùng chọn xuống
vùng giác; với điều kiện các chi tiết trước đó đã sắp xếp thành một sơ đò và đã lưu
lại
3) : Biểu tượng rơi tự do. Cho phép lấy chi tiết từ vùng chọn xuống vùng giác
đặt ở vị trí bất kỳ
4) : Bấm vào biểu tượng rơi tự do, xuất hiện bàn tay. Cho phép lấy chi tiết từ
vùng chọn xuống vùng giác đặt ở vị trí cố định theo ý người sử dụng
5) : Biểu tượng dấu cộng: Cho phép đặt chi tiết cách nhau đúng giá trị khoảng
cách ban đầu được cho
6) : Bấm vào biểu tượng dấu cộng, xuất hiện biểu tượng dấu X : Cho phép đặt
chi tiết khít nhau
7) : Bấm vào biểu tượng dấu X, xuất hiện biểu tượng dấu O : Tự động trừ đi
½ giá trị khoảng cách ban đầu được cho (phím tắt là F2)
8) ( F5) : Biểu tượng kết nối. Dùng để kết nối các chi tiết muốn di chuyển
Thao tác : Bấm chọn biểu tượng này (hoặc F5), sau đó bấm chuột vào các chi tiết
muốn kết nối (hoặc giữ chuột trái kéo vòng bao các chi tiết muốn kết nối). Kéo
chuột để di chuyển các chi tiết đã kết nối
9) (F7) : Phóng to một vị trí trong vùng giác
Thao tác : Bấm chọn biểu tượng này (hoặc F7), sau đó bấm chọn vào vị trí muốn
phóng to
10) (Shift +F4) : Kiểm tra các chi tiết có cấn chồng trên sơ đồ hay không
Thao tác : Bấm chọn biểu tượng này (hoặc Shift+F4), xuất hiện hộp thoại
thông báo số lượng chi tiết đã cấn và
xuất hiện các ô vuông của những chi tiết bị cấn, bấm close để đóng hộp thoại
11) (v) : Cho phép làm cây chỉ vị trí vải bị lổi sợi, hoặc cây đo độ cấn giữa 2 chi
tiết theo chiều dọc
Thao tác : + Cây lổi vải : Bấm vào biểu tượng, xuất hiện 1 đường thẳng dọc màu
vàng, di chuyển chuột về phía đầu sơ đồ (phía trái), sao cho khung Varip = 0, xong
kéo chuột về phía phải đến vị trí tương ứng vải bị lổi, bấm trái chuột để cố định
+ Đo vị trí cấn giữa 2 chi tiết : Bấm vào biểu tượng, di chuyển chuột
đến vị trí cấn thứ 1, bấm phải chuột, di chuyển tiếp đến vị trí cấn thứ 2,xuất hiện
hộp thoại cho biết giá trị cấn trong khung
Length, bấm chuột trái cố định cây
12) (h) : Cho phép làm cây chỉ vị trí vải bị lổi sợi, hoặc cây đo độ cấn giữa 2 chi
tiết theo chiều ngang. Thao tác giống như trên
13) (Shift+F3) : Luôn được chọn mặc định để chỉ vị trí của chi tiết cuối cùng trên
sơ đồ, cũng là định mức sơ đồ
14) (F4) : Biểu tượng phóng to hoặc thu nhỏ vùng sơ đồ theo ý người sử
dụng.
Thao tác : Bấm vào mũi tên đỏ (hoặc bấm phím F4), đưa chuột vào vùng sơ đồ,
bấm chuột phải liên tục là: thu nhỏ; bấm trái phải liên tục là: phóng to; trai chuột
là: cố định
15) Biểu tượng đẩy dọc : Tách một khoảng trống trên sơ đồ theo chiều dọc
Thao tác : Bấm chọn biểu tượng, bấm chuột vào biên trên, biên dưới, bấm chuột
phải, xuất hiện hộp thoại nhập số
âm hoặc dương để tách ra hoặc khép lại khoảng trống
16) Biểu tượng đẩy ngang : Tách một khoảng trống trên sơ đồ theo chiều
ngang. Thao tác như trên
17) : Tự động sắp xếp toàn bộ chi tiết từ vùng chọn xuống vùng giác, để cho ra
một định mức sơ khởi
Thao tác : Bấm vào biểu tượng, lập tức có kết quả ngay
18) : Cho phép dồn từng cụm chi tiết
19) : Cho phép dồn toàn bộ chi tiết để tiết kiệm vải hơn
20) : Trở về đầu, cuối, trên, dưới trong sơ đồ
B) CÁC PHÍM TẮT
1) Bốn phím mũi tên : Cho phép dồn các chi tiết qua phải, trái, lên, xuống trong sơ đồ
2) Phím số 1 : Trả chi tiết trở về vị trí củ trước đó
Thao tác : Đặt chuột vào chi tiết, nhấn phím số 1
3) Phím số 2, 4, 6, 8 : Cho phép di chuyển từng bước sơ đồ về đầu, cuối, trên, dưới
Thao tác : Đặt chuột vào vùng giác, bấm phím 2, 4, 6 hoặc 8
4) Phím số 5 : Cho phép xoay chi tiết theo canh sợi được cho
5) Phím số 7 :
+ Trả từng chi tiết lên vùng chọn
Thao tác : Đặt chuột vào chi tiết, bấm phím 7
+ Hũy bỏ từng chi tiết đã được kết nối
Thao tác : Bấm vào biểu tượng kết nối, Đặt chuột vào chi tiết, bấm phím 7
6) Phím số 3, 9 :
+ Chỉnh khổ vải trực tiếp trong sơ đồ
Thao tác : Bấm chuột vào nút Width, sau đó nhấn phím 3 hoặc 9 để tăng hoặc
giảm khổ vải
+ Xoay đá canh chi tiết
Thao tác : Bấm chuột vào chi tiết, sau đó nhấn phím 3 hoặc 9 để xoay chi tiết
+ Phóng to hoặc thu nhỏ cửa sổ vùng giác
Thao tác : Bấm chuột vào biểu tượng , sau đó nhấn phím 3 hoặc 9
7) Phím dấu chia (/ ) :
+ Lấy một cho tiết khác cùng size đang giác, vẫn giữ chi tiết gốc
Thao tác : Đặt chuột vào chi tiết, bấm phím /
+ Lấy một cho tiết khác cùng size đang giác, nhưng trả chi tiết gốc lên vùng chọn
Thao tác : Bấm chuột vào chi tiết, bấm phím /
8) Phím * : Cho phép lấy toàn bộ số lượng của một chi tiết xuống vùng giác
Thao tác : Đặt chuột vào chi tiết, bấm phím *
9) Phím Del : Cho phép lấy từng chi tiết cùng size xuống vùng giác
Thao tác : Đặt chuột vào chi tiết, bấm phím Del
10) Phím – (dấu trừ): Cho phép lấy một chi tiết giống như chi tiết đang giác, có size
nhỏ hơn hoặc lớn hơn và trả chi tiết gốc lên vùng chọn hoặc không trả
Thao tác : : Đặt chuột vào chi tiết, bấm phím dấu trừ, xuất hiện chi tiết muốn lấy
nếu không đúng size mình muốn bấm tiếp phím dấu trừ đếnlú chọn đúng size mình
muốn, bấm chuột trái cố định
11) Phím + (dấu cộng): Cho phép thêm số lượng của chi tiết nằm ngoài số lượng đã
khai báo
Thao tác : Đặt chuột vào con số nằm dưới chi tiết trên vùng chọn, bấm phím +, sẽ
xuất hiện ngay chi tiết muốn thêm, chuột trái cố định
12) Phím số 0 + Enter (bấm cả 2 phím) : Nhớ tắt phím Num Lock
+ Ép cứng chi tiết tại một vị trí mình muốn
Thao tác : Kéo chi tiết đến vị trí muốn ép, sau đó bấm phím số 0 và Enter
+ Tạo kết nối cùng lúc của tất cả các chi tiết trong sơ đồ
Thao tác : Bấm chọn biểu tượng kết nối, đặt chuột vào trong một chi tiết bất kỳ,
bấm phím số 0 và Enter, xuất hiện khung bao, kéo chuột để bao các chi tiết muốn
kết nối, xong nhấn Enter
13) Phím số 0 + 7 (bấm cả 2 phím) : Xoá kết nối tất cả cùng lúc
Thao tác : Bấm vào biểu tượng kết nối, bấm phím NumLock để tắt số, sau đó đặt
chuột vào một góc kết nối bất kỳ trong vùng giác, bấm phím số 0 và 7, lập tức sẽ
xoá hết các kết nối
14) Phím số 0 + / (bấm cả 2 phím số 0 và phím chia) : Cho phép tạo khoảng cách của
một chi tiết
Thao tác : Bấm chuột vào chi tiết muốn tạo khoảng cách, sau đó bấm phím số 0
và phím dấu chia, xuất hiện hộp thoại, nhập giá trị khoảng cách cho 4 bên chi tiết ,
bấm OK
15) Phím số 0 + Del : Cho phép cắt hoặc dán chi tiết trực tiếp trong vùng giác
Thao tác : Đặt chuột vào chi tiết muốn cắt hoặc dán, bấm phím số 0 và Del,xuất
hiện hộp thoại
Bấm chọn đường cắt theo ý muốn, bấm trái chuột. Để dán lại chi tiết, bấm chuột
vào biểu tượng (dán một chi tiết), (dán tất cả)
16) Phím Shift+F11 : Cho phép di chuyển chi tiết trong vùng giác từng ly một được
cho bởi lệnh Moving tolarance
Thao tác : Đặt chuột vào chi tiết, bấm Shift và F11, xuất hiện hộp thoại giống như
bàn cờ, bấm vào các mũi tên lên xuống hoặc trái phải để di chuyển chi tiết
17) Phím B : Tăng chi tiết trực tiếp trong sơ đồ
Thao tác : Đặt chuột vào chi tiết, bấm phím B, xuất hiện hộp thoại
Nhập giá trị tăng trong ô Y và X (hoặc cả 2 ô), sau đó bấm chọn vào biểu tượng
để tăng đều xung quanh hoặc tăng qua một phía, xong nhấn OK. Để trả lại
vị trí củ, làm lại thao tác như trên, nhưng nhập giá trị trong ô Y và X bằng 0
6) CÁCH LƯU SƠ ĐỒ ĐANG GIÁC hoặc ĐÃ GIÁC XONG
Để lưu sơ đồ vào File\ Save xuất hiện hộp thoại
thông báo một số thông
tin như sau:
_B.I number unplaced/ total number : Số lượng chi tiết đã giác
_Real cut perimeter : Tông số chu vi
_Overlapping B.I’s : Số chi tiết bị cấn
Nếu đồng ý lưu thì nhấn OK, xuất hiện hộp thoại
Nhấn Yes
7) CÁCH IN THÔNG TIN CỦA CÁC SƠ ĐỒ
Để in thông tin của các sơ đồ đã làm (như tên sơ đồ, hiệu suất, khổ vải, tỷ lệ…)
Thao tác :
> Đổi đường dẫn
> Vào Edit chọn Print, xuất hiện hộp thoại
> Bấm chuột vào ô Selector, chọn sơ đồ muốn in thông tin , bấm OK
> Chọn biểu tượng (in nhiều thông tin), biểu tượng (ít thông tin)
> Chọn biểu tượng in ra màn hình, hoặc biểu tượng in ra máy
> Sau khi chọn lựa xong nhấn Process
> bấm Abort để đóng hộp thoại
8) CÁCH IN SƠ ĐỒ MINI VÀ SƠ ĐỒ THỰC TẾ
Để in sơ đồ, ta phải lưu trước khi in
Thao tác : Vào menu Edit\ Plot, xuất hiện hộp thoại. Để chọn loại máy in bấm configue,
xuất hiện hộp thoại, chọn loại máy in, bấm OK\ Abort, xong OK
9) CÁCH THỂ HIỆN HOẶC CHE DẤU THÔNG TIN TRONG VÙNG GIÁC (trong menu
Display)
> Internal line moving display : Thể hiện hoặc che dấu đường nội vi khi di chuyển trong
vùng giác
> Motif display : Thể hiện hoặc che dấu chu kỳ sọc đã khai báo
> Folded fabric display : Thể hiện hoặc che dấu đường xếp đôi của vải
> Message display : Thể hiện hoặc che dấu đường ghi chú trên chi tiết
> Analytical code display : Thể hiện hoặc che dấu mã của chi tiết
> Size display : Thể hiện hoặc che dấu size trong chi tiết
> Grain-line display : Thể hiện hoặc che dấu đường canh sợi trong chi tiết
> Spacing display : Thể hiện hoặc che dấu khoảng cách trên chi tiết
> Top chart shape filling : Thể hiện hoặc che dấu màu của chi tiết trên vùng chọn
> Main area shape filling : Thể hiện hoặc che dấu màu của chi tiết trên vùng giác
10) CÁCH CHỈNH SỬA MỘT SỐ THÔNG TIN TRÊN SƠ ĐỒ mà không ảnh hưởng đến cách
giác sơ đồ hiện hành
+ Để chỉnh thông tin của một sơ đồ, vào menu
Tools\ chọn Generality visu…,xuất hiện hộp thoại
Hoặc bấm chuột phải vào vùng giác. Chỉnh lại những thông tin mình muốn trong
khung màu trắng. Riêng 5 biểu tượng nằm hàng ngang có ý nghĩa như sau :
1_ : Cho phép xoay hoặc cấm xoay toàn bộ các chi tiết trong một size
2_ : Cho phép xoay hoặc cấm xoay toàn bộ các chi tiết trên trải vải đối
xứng xếp đôi
3_ : Cho phép xoay hoặc cấm xoay chi tiết 1800, 900
4_ : Cho phép lật hoặc cấm lật chi tiết được chọn
5_ : Định vị chi tiết trên đường trải vải xếp đôi
Thay đổi các thông tin xong, bấm OK, lập tức sẽ tác động lên sơ đồ
11) CÁCH SẮP XẾP DÒNG & CỘT CHI TIẾT TRÊN VÙNG CHỌN
Vào menu Tools, bấm chọn dòng thứ 3 (hoặc bấm chuột phải vào vùng chọn),xuất
hiện hộp thoại , nhập số cột trong ô: Column number, và số dòng trong ô: Line number, xong OK
12) CÁCH THÊM SỐ LƯỢNG CỦA SIZE ĐƯỢC CHỌN VÀO TRONG SƠ ĐỒ ĐANG GIÁC
Mở sơ đồ muốn thêm số lượng của size được chọn, vào Tools\ Additions/ Deletions..
xuất hiện hộp thoại
+ Bấm nút Addition
+ Chọn khai báo trong ô Model, Variant, Size, Dir, Qty tương tự như khai báo một sơ đồ
mới
+ Bấm biểu tượng để chuyển qua khung phải
+ Tương tự, khai báo thêm size khác, nếu muốn
+ Có thể thay đổi tên hoặc giữ nguyên tên sơ đồ củ trong khung Marker, bấm OK 2 lần để
cập nhật vùng khai báo được chọn
13) CÁCH XOÁ SỐ LƯỢNG CỦA SIZE ĐƯỢC CHỌN TRONG SƠ ĐỒ ĐANG MỞ
Thao tác : Mở sơ đồ muốn xoá những files không sử dụng, vào Tools\ Addition.. xuất
hiện hộp thoại như trên
+ Bấm nút Deletion
+ Bên trái trình bày những size đang giác, cột State có P là: size đã giác; NP là: chưa
giác; PP là: đang giác
+ Bấm chọn dòng muốn xoá
+ Có thể thay đổi tên hoặc giữ nguyên tên sơ đồ củ trong khung Marker, bấm OK 2
lần để cập nhật phần size bị xoá trong sơ đồ
14) SAO CHÉP NƯỚC GIÁC SƠ ĐỒ
Để sao chép nước giác của một sơ đồ cho size khác có cùng tỷ lệ. Mở sơ đồ đó ra,
vào Tools\ Diverse analogie, xuất hiện hộp thoại
+Đây là khung bên trái của hộp thoại, trình bày các size của sơ đồ hiện tại, đúp
chuột vào từng dòng, lập tức trình bày trong các khung Model, Varient và Size của hộp
thoại
+ Đổi size hiện tại trong khung size thành size mình muốn, sau đó bấm biểu tượng
mũi tên màu xanh, để chuyển qua khung bên phải, làm tương tự cho các dòng còn lại
+Có thể giữ nguyên hoặc thay đổi tên sơ đồ trong khung marker
+ Bấm OK, tự động cập nhật và thay đổi trong sơ đồ
15) CÁCH CẬP NHẬT NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CHI TIẾT TỪ THIẾT KẾ VÀO SƠ ĐỒ
ĐANG GIÁC
Sơ đồ đã giác xong nhưng chi tiết bên thiết kế thay đổi, yêu cầu bên thiết kế phải
cập nhật và lưu chi tiết của mã hàng vào sơ đồ này.
Sau đó mở sơ đồ này lên, vào Tools\ Diverse analogie, xuất hiện hộp thoại, bấm vào
biểu tượng , xong bấm OK để cập nhật vào sơ đồ
16) CÁCH NỐI ĐẦU SƠ ĐỒ
Mở sơ đồ muốn nối (phải cùng khổ vải với sơ đồ hiện hành)
Vào Tools\ Marker Addition.., xuất hiện hộp thoại
bấm vào
Selector để chọn sơ đồ muốn nối, xuất hiện hộp thoại trình bày hình dáng và thông tin sơ đồ trước khi nối
Muốn nối đầu hoặc đuôi sơ đồ bấm vào biểu tượng , xong rồi bấm nút Add
PHẦN III : PHẦN MỀM VigiPrint
Phần mềm này cho phép in rập hoặc sơ đồ ở dạng thực tế hoặc mini
Cách sử dụng:
Đúp chuột vào biểu tượng VigiPrint, xuất hiện hộp thoại với các vùng như sau :
1) Vùng ổ khoá: Cho phép mơ các tham số trước khi in (Pasword là: ls)
2) Khung Plotter: Chọn loại máy in
3) Khung Work mode: Chọn chế độ in (Rập, sơ đồ, bảng chi tiết ..)
4) Khung Parameter : Dùng để khai báo tham số đường nét trước khi in
- Vào biểu tượng cuốn sách .
* Chọn PLA in sơ đồ đạng đuôi PLA
* Chọn PLX in sơ đồ đạng đuôi PLX
* Chọn PLA/PLX in sơ đồ đạng đuôi PLA/PLX
* Chọn IBA/MDL là thể hiện cột in rập và in model
- Vào biểu tượng lá thư cây bút năm ngang.
Chọn OK
• Part info in những thông tin bean trong rập (Lún xuống là chọn ,nổi lên khôn chọn)
Vào biểu tượng Đồng tiền có quay treo để tạo đuôi .LAB , những thông tin in bên
trong chi tiết.
• Special text in những thông tin trên đường canh sợi.
• Heading in những thông tin ở đầu sơ đồ.
• Vào trong biểu tượng cây bút đứng ở ngang dòng heading chọn những thông tin
cần in ở đầu sơ đồ. Khi Chọn bấm giữ Shift
- Marker name : Tên sơ đồ
- Marker code : Số sơ đồ
- Garmaents List : Số lượng sản phẩm trên sơ đồ
- Length : Chiều dài sơ đồ
- Width : Khổ sơ đồ
- Date : Ngày Tháng
- Efficiency : %
- Marker comment : In chi chu ở sơ đồ
• Heading Position : trong lệnh này có 3 menu
- Beginning : In thông tin ở đầu sơ đồ
- Side : In thông tin bên hong sơ đồ
- End : In thong tin ở cuối sơ đồ
Chọn OK
- Vào menu cửa sổ mỡ:
- Part : Chọn đường dẩn để in , nhấp 2 lân chuột vào khung trống xuất hiện cửasổ
windos tới file có sơ đồ cần in
- Marker Info : Chọn đường dẩn file .LAB để in những thông tin bên trong sơ đồ
- Nhấp 2 lần chuột vào trong khung trống có mũi tên xanh xuất hiện hợp thoại
windows chọn tới C/lectra /Textlib/ lectra.lab Bấm chọn OK--- Chọn OK
- Vào biểu tượng cây thướt :
Line : Chọn đường để in
- Grain Line : Canh sợi dọc
- Gross line : Canh sợi ngang
- Cirsle : In lổ treo rập
- Channel : In đường bên trong rập nhưng trong modaris có tạo giá tri
channel.
- Contour : In đường xung quanh rập ( Bán Thành Phẩm )
- T4: In đường tròn lớn
- Int Cut (T7) : In đường bên trong rập nhưng trong mofaris co tao gia
tri Inter cut.
- T8: In đường tròn nhỏ
- Blocking : In giá trị tăng rập lớn hoặc nhỏ ở bên trong sơ đồ
- Sew line : In đường may ( Thàng Phẩm )
- Int Plot : In những đường bên trong không cần tạo giá trị Channel
hoặc Intercut.
- Quality :In chu vi
- Bấm OK
Sao khi tạo các thông số trong Parameters phải bấm mũi tên SAVE lại
5) Khung Follow up: Theo dõi tiến trình in
6) Khung phía dưới bên phải : Chọn đường dẫn và tập tin trước khi in
7) Khung phía dưới bên trái : Vùng chờ in
8) Biểu tượng hình vuông : Gởi lệnh in
A) CÁCH IN SƠ ĐỒ
> Chọn máy in trong khung Plotter
> Chọn chế độ in trong khung Work mode
> Chọn đường dẫn và sơ đồ trước khi in, bấm 2 lần vào khung Marker Lib xuất hiện
hộp thoại, chọn đường dẫn có chứa sơ đồ muốn in, bấm OK
> Bấm vào biểu tượng tam giác màu xanh để copy cho các khung phía dưới
> Đúp chuột vào khung Marker file xuất hiện hộp thoại, bấm chọn sơ đồ muốn in
> Bấm Add để chuyển qua vùng chờ in
Tương tự cho các sơ đồ khác. Xong rồi bấm vào biểu tượng hình vuông để in
Sao đó có muốn in chọn YES còn không in chọn NO
B) CÁCH IN CHI TIẾT
> Chọn máy in trong khung Plotter
> Chọn chế độ in trong khung Work mode
> Khai báo đường dẫn mã hàng, bảng chi tiết và chi tiết muốn in
> Đúp chuột vào khung Mode Lib, xuất hiện hộp thoại, chọn tên mã hàng, OK
> Đúp chuột vào khung Variant name xuất hiện hộp thoại, chọn tên bảng chi tiết, OK
> Đúp chuột vào khung Piece name, xuất hiện hộp thoại, chọn tên chi tiết, OK
Sao đó có muốn in chọn YES còn không in chọn NO
C) CÁCH CHỌN FILES MUỐN IN
> No nest : Cho phép in size chuẩn hoặc size bất kỳ được khai báo
Thao tác : Bấm chuột vào ô No nest, bấm phím $ ,rồi nhập size muốn in
> Complet nest : Cho phép in tất cả các size lồng lên nhau
> Partical nest : Cho phép in một vài size lồng lên nhau
Thao tác : Bấm chuột vào ô Partical nest, bấm phím $ ,rồi nhập size muốn in (ví dụ:
$38,$40,$42,$44…)
> Size serial : Cho phép in tất cả các size rời nhau (dùng để in rập)
Sau khi khai báo xong bấm nút Add để chuyển qua vùng chờ in, bấm vào biểu tương
hình vuông để in
Sao đó có muốn in chọn YES còn không in chọn NO
D) SƠ ĐỒ ĐANG IN DỪNG MÁY KHÔNG IN
Sơ đồ đang in muốn ngưng để in sơ đồ khác , Bấm vào biểu tượng lá thư ở coat Follow
Up xuất hiện khung trắng có những dòng thông tin đang in ,in bao nhiêu sơ đồ thì có
bao nhiêu dòng ,bấm giữ shift rồi bấm vào từng dòng 1 vào lệnh Batch chọn lệnh
Erase batch 2 lần , lần đầu máy dừng lần thứ 2 mất dòng thông tin dó .Muốn in lại
bấm lại biểu tương lá thư trong menu Follow Up trở lại rồi in lại từ đầu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- k Diamino.pdf