Tài liệu Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở

Lợi thế tuyệt đối có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, và khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn. Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. Lợi thế so sánh xảy ra khi mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay có hiệu quả hơn các nước khác). Thuế quan là một thứ thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Thuế quan làm tăng giá cả hàng hóa, giảm khối lượng tiêu thụ, giảm khối lượng hàng và nhập khẩu và tăng khả năng sản xuất trong nước, tăng thu nhập cho Chính phủ. Thuế quan là biện pháp tạm thời để bảo vệ sản xuất của ngành công nghiệp non trẻ. Hạn ngạch là mức giới hạn mà Chính phủ quy định đối với khối lượng hàng hóa nhập khẩu. Tác động của hạn ngạch cũng gần giống như thuế quan. Cán cân thanh toán quốc tế là một bản đối chiếu giữa các khoán tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Cán cân thanh toán = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Sai số thống kê. Cán cân bội thu hay bội chi cho biết nước đó là chủ nợ hay đang mắc nợ nước ngoài. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế là: Cán cân thương mại, lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, sự ổn định chính trị, khả năng trình độ quản lý kinh tế của Chính phủ. Tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Tài khoản vốn là ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai. Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng. Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để tăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế  xã hội khác, do dó Chính phủ phải có biện pháp để giảm thiểu bội chi. Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối là khối lượng tiền mà người dân nước ngoài muốn mua và có khả năng mua (chuyển đổi) đồng tiền trong nước ở các mức giá khác nhau trên thị trường ngoại hối. Cung về tiền trên thị trường ngoại hối là khối lượng tiền mà người dân trong nước muốn và có khả năng chuyển đổi đồng tiền nước ngoài ở các mức giá khác nhau trên thị trường ngoại hối. Nếu xuất khẩu tăng lên, cầu tiền trên thị trường ngoại hối tăng lên, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên. Nếu nhập khẩu tăng lên, cung tiền trên thị trường ngoại hối tăng, đường cung tiền dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Một nền kinh tế nhỏ khi tham gia vào thị trường chung của thế giới, thì chính sách lãi suất của nước đó không ảnh hưởng được đến mức lãi suất chung của thế giới. Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, việc vốn lưu động hoàn hảo có thể hạn chế tháo lui đầu tư, khuyến khích tăng sản lượng.

pdf43 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xử lý vi phạm trên thị trường ngoại tệ tự do để ngăn chặn đầu cơ.  Giải pháp thứ hai là giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vốn đã kéo dài và hiện còn ở mức quá cao để ngăn chặn các nhà đầu cơ mua USD nhập khẩu vàng để hưởng chênh lệch giá. Điều này không chỉ là các nhà đầu cơ trên thị trường tự do, mà dư luận còn nghi ngờ cả với các tổ chức tín dụng. Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 261  Giải pháp thứ ba là thu hút mạnh hơn lượng ngoại tệ từ các nguồn, nhất là FDI, ODA, kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam... Đây là biện pháp không chỉ là thu hút nguồn lực mà còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá... Kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, cần kiểm soát, nhất là những hàng hiệu.  Giải pháp thứ tư là giữ chênh lệch giữa lãi suất huy động giữa VND và USD đủ lớn để tăng sức hấp dẫn đối với VND, để tăng việc chuyển đổi từ USD sang VND, tăng thu hút ngoại tệ từ kiều hối, du lịch...  Giải pháp thứ năm là các ngân hàng thương mại tiếp tục chuyển nhanh quan hệ tín dụng (gửi và cho vay bằng ngoại tệ) sang quan hệ mua bán đứt đoạn về ngoại tệ. Giải pháp này còn góp phần hạn chế tình trạng đô la hóa.  Giải pháp thứ sáu là thực hiện chặt chẽ hơn trong việc cung ứng ngoại tệ cho các đối tượng, kể cả nghiên cứu thẩm định kỹ hơn việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài đầu tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện Việt Nam cần thu hút ngoại tệ. Hạn chế chi ngoại tệ từ nguồn ngân sách cho việc đi công tác nước ngoài của công chức nhà nước.  Giải pháp thứ bảy là ngân hàng nhà nước bơm thanh khoản USD cho thị trường liên ngân hàng can thiệp khi cần thiết.  Giải pháp thứ tám là yêu cầu các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cung USD ra thị trường.  Giải pháp thứ chín là thực hiện phương thức “trườn bò” thay cho phương thức “giật cục” - tức là thông qua việc điều chỉnh tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, mà không điều chỉnh định kỳ một lần với tốc độ lớn, để hạn chế đầu cơ đón đầu tạo sóng.  Giải pháp thứ mười là ổn định tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia. Tâm lý, lòng tin vào đồng tiền quốc gia không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị; thường phải mất nhiều thời gian mới củng cố, cải thiện được. 7.5. Tổng cầu trong nền kinh tế mở 7.5.1. Cầu về xuất, nhập khẩu Trong mô hình này chúng ta mở rộng đến khu vực ngoại thương, tức là khu vực xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Xuất khẩu là những hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước để bán ra nước ngoài. Ngược lại, nhập khẩu là nhập những hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra nước ngoài, được nhân dân trong nước mua. Nếu đem giá trị hàng hóa xuất khẩu trừ đi giá trị hàng hóa nhập khẩu ta có khái niệm xuất khẩu ròng hay cán cân thương mại. Cán cân thương mại là giá trị xuất khẩu ròng. Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nền kinh tế có thặng dư cán cân thương mại. Khi nhập khẩu vượt xuất khẩu, nền kinh tế bị thâm hụt cán cân thương mại. Xuất khẩu ròng làm tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc dân. Nhu cầu về xuất khẩu ròng cũng làm tăng tổng nhu cầu của nền kinh tế. Mô hình tổng chi tiêu của nền kinh tế lúc này bằng: AE = C + I + G + NX Trong đó: NX = X - IM là xuất khẩu ròng, X là cầu về hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, IM là cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu. Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 262 X X Y0 X IM X IM .IM IM MPM Y  Xuất siêu Nhập siêu X = IM Hình 7.4. Đường xuất khẩu và đường nhập khẩu  Khi X > IM thì NX > 0 cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu).  Khi X < IM thì NX < 0 cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu).  Khi X = IM thì NX = 0 cán cân thương mại cân bằng. Yếu tố nào quyết định nhu cầu về xuất khẩu, nhập khẩu? Nhu cầu về xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài, phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái. Nhu cầu này chủ yếu không liên quan đến thu nhập và sản lượng trong nền kinh tế trong nước (nếu tỷ giá hối đoái cố định). Do vậy, chúng ta coi cầu về hàng xuất khẩu là độc lập và không đổi so với sản lượng: X X . Ngược lại, nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài có thể là nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất nội địa hay hàng hóa tiêu dùng của hộ gia đình. Trong cả hai trường hợp, nhập khẩu có thể tăng khi thu nhập và sản lượng trong nước tăng. Ta có: IM = MPM×Y hoặc IM = IM + MPM Y trong đó: MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên. MPM = IM/Y hoặc IMMPM Y    (với 0 < MPM < 1) Xu hướng nhập khẩu cận biên cho biết khi thu nhập (quốc dân tăng lên một đơn vị, công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu. Ví dụ: Thu nhập quốc dân của Việt Nam là 28 tỷ, Việt Nam thường dành khoảng 7 tỷ để nhập khẩu hàng hóa nước ngoài để tiêu dùng trong nước. Khi đó xu hướng nhập khẩu cận biên là: MPM = 7/28 = 0,25. 7.5.2. Hàm số và đồ thị tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở Hàm số tổng cầu trong nền kinh tế mở có dạng sau:  4AE C I G X MPC T MPC(1 t) MPM Y          Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 263 YY3’Y1 0 AE1 AE3 450 AE 1A 3 'A E1 E3’ 4A Y4 E4 AE4 Hình 7.5. Mô hình tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở Đồ thị hàm tổng cầu AE4, cho thấy độ dốc của đường AE4 lớn hơn độ dốc của đường AE3’. Có thể có 3 trường hợp xảy ra đối với điểm cân bằng:  Có thể E4 trước E3’ nếu X < IM và Y4 < Y3’.  Có thể E4 nằm sau E3’ nếu X > IM và Y4 > Y3’.  Có thể E4 trùng với E3’ nếu X = IM và Y4 = Y3’. 7.5.3. Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở khi có thuế phụ thuộc vào thu nhập quốc dân: T T t Y   . Khi đó hàm tổng cầu có dạng như sau: AE = C + I + G + NX. Hàm tổng chi tiêu có dạng:  4AE C I G X MPC T MPC(1 t) MPM Y          Sản lượng cân bằng của nền kinh tế được xác định khi Y = AE, do đó 4 1 Y (C I G X IM MPC T) 1 MPC(1 t) MPM           đặt: 1 m'' 0 1 MPC(1 t) MPM      thì ''m được gọi là số nhân trong nền kinh tế mở và '' t MPC m 0 1 MPC(1 t) MPM       thì '' tm được gọi là số nhân về thuế trong nền kinh tế mở, và 4A (C I G X IM)     . Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở Hàm tổng cầu:  4AE C I G NX MPC(1 t) MPM Y MPC T          Sản lượng cân bằng: 4 1 Y (C I G NX MPC T) 1 MPC(1 t) MPM          Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 264 Vì 1m '' 1 MPC(1 t) MPM     là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở, ta có thể suy ra '' t MPC m 0 1 MPC(1 t) MPM       , là số nhân về thuế trong nền kinh tế mở. Nếu hướng nhập khẩu cận biên MPM, khi MPM càng lớn thì m’’ càng nhỏ, điều này cho thấy, hàng hóa nhập khẩu có thể làm giảm sản lượng trong nước và do đó ảnh hưởng đến mức việc làm, thất nghiệp trong nước và ngược lại. Số nhân về thuế càng lớn thì sản lượng cân bằng trong nền kinh tế càng giảm. Khi đó sản lượng cân bằng có thể được viết lại bằng công thức:   ''4 4 4 tY m'' A MPC T m'' A m T       . 7.6. Tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau Một nền kinh tế nhỏ khi tham gia vào thị trường chung của thế giới, nhu cầu cung ứng vốn của nước đó không ảnh hưởng được đến mức lãi suất chung của thế giới. Trong một đất nước như vậy, lãi suất trong nước có xu hướng dao động xung quanh mức lãi suất của thế giới. Nói cách khác, chúng ta giả sử rằng, mức lãi suất của thế giới là cho trước, kí hiệu là r*, thì r = r* (trong đó r là lãi suất thực tế trong nước). Hình 7.6. Cán cân thanh toán cân bằng và vốn vận động hoàn toàn tự do Giả sử khi lãi suất trong nước tăng lên trên mức lãi suất của thế giới (r > r*), sẽ có nhiều công dân và các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào trong nước để có thể thu được một khoản tiền lãi cao hơn. Một luồng vốn sẽ “chảy” vào trong nước cho đến khi lãi suất trong nước cân bằng với mức lãi suất của thế giới (r = r*). Trường hợp ngược lại, khi lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất thế giới (r < r*), một số vốn trong nước sẽ “khóac áo ra đi”, cho tới khi cân bằng về lãi suất được lặp lại. Để mô tả tình huống trên chúng ta hãy sử dụng đường cán cân thanh toán cân bằng trong điều kiện luồng vốn vận động hoàn toàn tự do, một đường song song với trục hoành ở mức lãi suất r = r* (hình 7.6), bổ sung vào mô hình IS–LM. Sau đây, chúng ta sẽ xem Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 265 xét cơ chế tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau, tư bản vận động hoàn toàn tự do trong mô hình IS–LM với hệ trục tọa độ là lãi suất thực tế và sản lượng thực tế (r, Y). 7.6.1. Hoạt động của chính sách tài khóa dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau a. Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, vốn lưu động hoàn hảo Giả sử một nền kinh tế đang đạt mức sản lượng thấp, tiêu dùng giảm, đầu tư giảm, thất nghiệp gia tăng. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế đang ở điểm E0. Bây giờ Nhà nước quyết định sử dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng việc tăng chi tiêu của Chính phủ. Trong thời hạn ngắn, giá cả chưa kịp thay đổi, tổng cầu sẽ tăng lên. Đường IS0 dịch chuyển sang bên phải đến vị trí IS1, nếu nền kinh tế là đóng, cân bằng mới thiết lập tại E1 (hình 7.7). Hình 7.7. Tác động của chính sách tài khóa trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, vốn lưu động hoàn hảo Tuy nhiên, trong nền kinh tế mở, tại E1 lãi suất đã tăng trên mức lãi suất thế giới r1 > r*. Tư bản đổ dồn vào trong nước, tỷ giá hối đoái (e) tăng lên. NHTƯ can thiệp bằng cách mua dự trữ ngoại hối, đẩy nội tệ vào lưu thông. Dân chúng cũng chuyển từ tài sản nước ngoài sang tài sản trong nước. Cung tiền tệ thực tế tăng lên. Đường LM0 dịch chuyển sang LM1. Cân bằng mới được thiết lập tại E2 với sản lượng tăng lên, mức lãi suất cân bằng trên đường cán cân thanh toán cân bằng. Như vậy, Chính sách tài khóa trong trường hợp này có thể hạn chế tháo lui đầu tư, như là điều phải xảy ra trong nền kinh tế đóng, nhằm khuyến khích tăng sản lượng. Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở mạnh hơn tác động của nó trong nền kinh tế đóng, ít ra là về mặt ngắn hạn. Trong thời kỳ hạn dài, sự tăng lên của tổng cầu sẽ dẫn đến tăng mức giá chung, giảm khả năng cạnh tranh của các hàng hóa trong nước, giảm xuất khẩu ròng, sản lượng giảm. Quá trình sẽ tiếp tục cho đến khi trạng thái cân bằng cũ (E0) được thiết lập lại. Tuy vậy, lúc này cán cân thương mại bị thâm hụt. Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 266 Thực tế là trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, với mức lãi suất của thế giới đã cho, chính sách tài khóa không thể đạt được cùng lúc hai mục tiêu: Cân bằng trong nước và cân bằng ngoài nước. b. Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả nổi và vốn lưu động hoàn hảo Giả sử nền kinh tế đang cân bằng tại E0 (hình 7.8). Trong nền kinh tế đóng: Khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, tổng cầu sẽ tăng lên, lãi suất tăng và tỷ giá hối đoái cũng tăng (e tăng, E giảm), xuất khẩu giảm đi. Như vậy, có sự tháo lui hoàn toàn, không chỉ do đầu tư trong nước mà còn do lãi suất giảm từ r1  r*. Hình 7.8. Tác động của chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, vốn lưu động hoàn hảo Chính sách tài khóa mở rộng làm cho đường IS0 dịch chuyển đến vị trí IS1. Trong nền kinh tế mở, ở điểm cân bằng mới (E1) lãi suất cao hơn lãi suất thị trường thế giới. Tư bản tràn vào trong nước. Cán cân thanh toán thặng dư. Đồng tiền nội địa tăng giá, xuất khẩu giảm. Kết quả là đường IS1 dịch chuyển về vị trí ban đầu: Cân bằng được thiết lập ở vị trí ban đầu E0, sản lượng không tăng lên và cán cân thương mại xấu đi. Như vậy, tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn lưu động hoàn hảo, kém hiệu lực hơn so với chính sách tài khóa trong nền kinh tế đóng. 7.6.2. Hoạt động của chính sách tiền tệ dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau a. Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, vốn lưu động hoàn hảo Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng E0 (hình 7.9). Trong nền kinh tế đóng, Ngân hàng trung ương quyết định thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, với việc tăng cung tiền danh nghĩa. Với mức giá đã cho, cung tiền thực tế tăng lên, đường LM0 dịch phải đến LM1. Lãi suất giảm xuống mức lãi suất thế giới r1 < r*. Các nhà đầu tư trong nước sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Một luồng vốn sẽ chạy ra nước ngoài. Ngân hàng trung ương phải bán dự trữ ngoại tệ để giữ tỷ giá hối đoái không đổi. Quá Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 267 trình này kéo dài cho đến khi mức cung tiền và lãi suất trở lại mức ban đầu. Sản lượng cân bằng không đổi Y0, lãi suất cố định là r*. Hình 7.9. Tác động của chính sách tài khóa trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá linh hoạt, vốn lưu động hoàn hảo Như vậy, chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở tỏ ra kém hiệu lực hơn so với nền kinh tế đóng. Ở đây tác động của sự mở rộng tiền tệ đã bị triệt tiêu bởi luồng vận động của tư bản nước ngoài do lãi suất giảm đi, mặc dù đầu tư tư nhân trong nước có tăng lên. b. Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả nổi và vốn lưu động hoàn hảo Trên đồ thị mô tả tác động của việc tăng cung về tiền của NHTƯ trong nền kinh tế đóng. Mở rộng tiền tệ làm tăng cung tiền thực tế (hình 7.10), đường LM0 chuyển đến LM1. Lãi suất giảm làm giá hối đoái của đồng nội địa giảm (E giảm, E tăng). Mức lãi suất (r) 0 LM0 Y0 E0 r1 LM1 E2 E1 Mức sản lượng (Y)Y1 Y2 r* IS0 IS1 Hình 7.10. Tác động của chính sách tài tiền tệ trong một nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá linh hoạt, vốn lưu động hoàn hảo Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 268 Trong nền kinh tế mở: Với tác động của chính sách tài khóa, đồng tiền nội địa giảm giá làm tăng khả năng cạnh tranh. Xuất khẩu ròng tăng lên, làm đường IS0 dịch chuyển sang bên phải đến IS1. Lãi suất trở về mức lãi suất của thị trường thế giới. Cân bằng mới được thiết lập tại E2. Chính sách tiền tệ mở rộng làm sản lượng tăng lên từ Y0  Y2. Tuy nhiên về mặt dài hạn, sản lượng tăng làm giá cả và tiền lương tăng. Cân bằng tiền tệ thực tế giảm. Đường LM1 chuyển về vị trí ban đầu LM0. Lãi suất tăng dần, đồng tiền nội địa lại tăng giá đường IS1 dần trở lại vị trí ban đầu IS0. Cân bằng được thiết lập ở vị trí cũ. Như vậy, chính sách tiền tệ có tác động lớn hơn trong nền kinh tế mở, tỷ giá linh hoạt, tư bản chuyển động hoàn toàn tự do. Nhưng trong tác động đó bị hạn chế trong thời kì dài hạn, lúc mà giá cả tăng lên, sản lượng lại trở lại mức bình thường song tiền công thực tế và tỷ giá hối đoái đã tăng cùng với tốc độ tăng của giá cả. Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 269 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Lợi thế tuyệt đối có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, và khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn. Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. Lợi thế so sánh xảy ra khi mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay có hiệu quả hơn các nước khác). Thuế quan là một thứ thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Thuế quan làm tăng giá cả hàng hóa, giảm khối lượng tiêu thụ, giảm khối lượng hàng và nhập khẩu và tăng khả năng sản xuất trong nước, tăng thu nhập cho Chính phủ. Thuế quan là biện pháp tạm thời để bảo vệ sản xuất của ngành công nghiệp non trẻ. Hạn ngạch là mức giới hạn mà Chính phủ quy định đối với khối lượng hàng hóa nhập khẩu. Tác động của hạn ngạch cũng gần giống như thuế quan. Cán cân thanh toán quốc tế là một bản đối chiếu giữa các khoán tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Cán cân thanh toán = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Sai số thống kê. Cán cân bội thu hay bội chi cho biết nước đó là chủ nợ hay đang mắc nợ nước ngoài. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế là: Cán cân thương mại, lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, sự ổn định chính trị, khả năng trình độ quản lý kinh tế của Chính phủ. Tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ. Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Tài khoản vốn là ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai. Mục tiêu quan trọng trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là đảm bảo cán cân thanh toán được cân bằng. Khi cán cân bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để tăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Bội chi cán cân sẽ có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế của quốc gia, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế  xã hội khác, do dó Chính phủ phải có biện pháp để giảm thiểu bội chi. Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối là khối lượng tiền mà người dân nước ngoài muốn mua và có khả năng mua (chuyển đổi) đồng tiền trong nước ở các mức giá khác nhau trên thị trường ngoại hối. Cung về tiền trên thị trường ngoại hối là khối lượng tiền mà người dân trong nước muốn và có khả năng chuyển đổi đồng tiền nước ngoài ở các mức giá khác nhau trên thị trường ngoại hối. Nếu xuất khẩu tăng lên, cầu tiền trên thị trường ngoại hối tăng lên, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên. Nếu nhập khẩu tăng lên, cung tiền trên thị trường ngoại hối tăng, đường cung tiền dịch chuyển sang phải, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Một nền kinh tế nhỏ khi tham gia vào thị trường chung của thế giới, thì chính sách lãi suất của nước đó không ảnh hưởng được đến mức lãi suất chung của thế giới. Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, việc vốn lưu động hoàn hảo có thể hạn chế tháo lui đầu tư, khuyến khích tăng sản lượng. Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 270 Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở mạnh hơn tác động của nó trong nền kinh tế đóng, ít ra là về mặt ngắn hạn. Thực tế là trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, với mức lãi suất của thế giới đã cho, chính sách tài khóa không thể đạt được cùng lúc hai mục tiêu: Cân bằng trong nước và cân bằng ngoài nước. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả nổi và vốn lưu động hoàn hảo làm tổng cầu sẽ tăng lên, lãi suất tăng và tỷ giá hối đoái cũng tăng (e tăng), xuất khẩu giảm đi. Trường hợp này tỏ ra kém hiệu lực hơn so với trường hợp trong nền kinh tế đóng. Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, vốn lưu động hoàn hảo tỏ ra kém hiệu lực hơn so với nền kinh tế đóng. Ở đây tác động của sự mở rộng tiền tệ đã bị triệt tiêu bởi luồng vận động của tư bản nước ngoài do lãi suất giảm đi, mặc dù đầu tư tư nhân trong nước có tăng lên. Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá thả nổi và vốn lưu động hoàn hảo có tác động lớn hơn trong nền kinh tế mở. Nhưng trong tác động đó bị hạn chế trong thời kỳ dài hạn, lúc mà giá cả tăng lên, sản lượng lại trở lại mức bình thường song tiền công thực tế và tỷ giá hối đoái đã tăng cùng với tốc độ tăng của giá cả. Trong nền kinh tế mở, với tác động của các chính sách tài khóa, đồng tiền nội địa giảm giá làm tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu ròng tăng lên. Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 271 BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối là gì? Lấy ví dụ minh họa? 2. Lý thuyêt lợi thế so sánh là gì? Lấy ví dụ minh họa? 3. Nêu một số quan điểm hạn chế thương mại quốc tế? 4. Thuế quan là gì? Chỉ rõ một số tác dụng của nó? 5. Cán cân thanh toán quốc tế là gì? Lấy một ví dụ để xác định cán cân thanh toán của một quốc gia? 6. Nêu và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế? 7. Phân tích tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, vốn lưu động hoàn hảo? CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Công cụ thuế quan là công cụ duy nhất để hạn chế thương mại quốc tế. 2. Thuế quan là mức thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. 3. Đồng tiền nội tệ càng mất giá thì càng khuyến khích xuất khẩu của quốc gia đó. 4. Đồng tiền nội tệ càng có giá thì càng khuyến khích xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó ra nước ngoài. 5. Lạm phát tương đối là nhân tố duy nhất tác động đến tỷ giá hối đoái. 6. Tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Nói cách khác là tỷ giá mua bán (trao đổi) giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. 7. Khi nhập khẩu của một nước tăng thì tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ tăng. 8. Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, vốn lưu động hoàn hảo kém hiệu lực hơn so với chính sách tài khóa trong nền kinh tế đóng. 9. Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, vốn lưu động hoàn hảo thì chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở tỏ ra kém hiệu lực hơn so với trong nền kinh tế đóng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Lượng nhập khẩu của một quốc gia không phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Thu nhập quốc dân. B. Thu nhập của nước ngoài. C. Xu hướng nhập khẩu cận biên. D. Nhập khẩu tự định. 2. Việc Trung Quốc bán nhiều xe máy sang Việt Nam hàm ý điều gì? A. Trung Quốc trợ cấp cho việc xuất khẩu xe máy sang Việt Nam. B. Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam trong việc sản xuất xe máy. C. Trung Quốc có lợi thế so sánh so với Việt Nam trong việc sản xuất xe máy. Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 272 D. Người Việt Nam sính dùng hàng ngoại hơn hàng hóa sản xuất ở Việt Nam, cho dù đó là xe máy do hãng Honda sản xuất. 3. Cán cân tài khoản vốn đo lường khoản chêch lệch giữa các khoản nào? A. Giá trị ròng của cán cân thanh toán. B. Chênh lệch giữa luồng vốn chảy vào và luồng vốn chảy ra. C. Chênh lệch giá trị thương mại trong nước và tổng thương mại với nước ngoài. D. Chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. 4. Thị trường mà ở đó đồng tiền của nước này được trao đổi với đồng tiền của nước khác được gọi là thị trường: A. ngoại hối. B. tiền tệ. C. vốn. D. tài sản. 5. Những yếu tố nào sau đây KHÔNG làm tăng xuất khẩu ròng của Nhật Bản? A. Đồng tiền Yên Nhật giảm giá. B. Nền kinh tế các nước bạn hàng chủ yếu của Nhật Bản tăng trưởng nhanh. C. Đồng tiền Yên Nhật tăng giá. D. Các nước bạn hàng của Nhật Bản dỡ bỏ hàng rào thuế quan. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 Giả sử các phương trình sau đây mô tả hoạt động của thị trường hàng hóa và tiền tệ trong một nền kinh tế đóng có giá cả cố định: Thị trường hàng hóa: Tiêu dùng: C C MPC(Y T)   , đầu tư: I I br  , chi tiêu của Chính phủ: G G , thuế: T tY . Trạng thái cân bằng: Y C I G   (tức AS AD ). Thị trường tiền tệ: Cung ứng tiền tệ: M MS P  , nhu cầu tiền tệ: MD kY hr  , trạng thái cân bằng: MS MD . a. Giả sử C 700 ; I=380; MPC=0,8; G=450; t=0,2 , b = 9, k= 0, M 800 , h = 7, P = 1. Hãy viết phương trình của đường IS, LM và xác định mức thu nhập, lãi suất cân bằng. b. Hãy tính mức tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư và mức thâm hụt (hoặc thặng dư) ngân sách của Chính phủ tại mức thu nhập cân bằng. c. Hãy sử dụng phương pháp ngắn nhất để kiểm tra lại các kết quả tính toán. Bài tập 2 Giả sử hàm tiêu dùng là 100 0,75 DC Y  , hàm đầu tư là 150 10I r  , hàm chi tiêu của Chính phủ là 50G  , hàm thuế của Chính phủ là 10 0,1T Y  và hàm xuất khẩu ròng là 40 0,2NX Y  . a. Hãy viết phương trình và vẽ đồ thị của đường IS. b. Theo bạn, nếu chi tiêu của Chính phủ tăng lên 60, đường IS có còn ở vị trí cũ không? Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 273 c. Nếu Chính phủ không thay đổi chi tiêu mà giảm thuế và hàm thuế trở thành T 10 0,05Y  , đường IS sẽ thay đổi như thế nào? d. Bây giờ nhu cầu đầu tư ít nhạy cảm hơn đối với lãi suất và hàm đầu tư trở thành I 150 20r  . e. Bạn có nhận xét gì về độ dốc của đường IS mới? c. Theo bạn, với giả định nào đường IS trong câu a sẽ thẳng đứng? Với giả định nào nó nằm ngang? Bài tập 3 Giả sử hàm cầu tiền là MD 0,2Y 5r  , khối lượng tiền tệ danh nghĩa là 200 và mức giá P = 1. a. Hãy viết phương trình và vẽ đồ thị đường LM. Nếu cung ứng tiền tệ tăng lên 220 đường LM sẽ thay đổi như thế nào? b. Nếu khối lượng tiền tệ danh nghĩa vẫn như cũ trong khi mức tăng lên 120% (P = 1,2) đường LM sẽ thay đổi như thế nào? Bây giờ nhu cầu về tiền nhạy cảm hơn đối với lãi suất và hàm cầu tiền trở thành: MD 0,2Y 10r  c. Hãy viết phương trình của đường LM mới. d. Bạn có nhận xét gì về độ dốc của đường LM mới? e. Cuối cùng, chúng ta hãy xem xét độ nhạy cảm nhu cầu về tiền đối với thu nhập và hàm cầu tiền trở thành MD 0,4Y 5r  . Hãy viết phương trình của đường LM mới. f. Bạn có nhận xét gì về độ dốc của đường LM mới? g. Theo bạn, với giả định nào đường LM vẽ trong câu a sẽ thẳng đứng? Với giả định nào nó nằm ngang? Bài tập 4 Hình dưới đây vẽ đường cung (S) và đường cầu (D) về một hàng hóa trong trường hợp không có và có thuế quan. Mức giá quốc tế bằng OB. 0 D G Q D S P P0 C A E MJ R K N Q PB F H L S E a. Hãy xác định giá trong nước và lượng nhập khẩu khi có tự do thương mại. Bây giờ, Chính phủ đánh thuế nhập khẩu vào hàng hóa này. b. Hãy xác định giá trong nước và lượng nhập khẩu trong tình huống mới này. c. Mức sản xuất trong nước về hàng hóa này thay đổi bao nhiêu? Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 274 d. Hãy xác định phần diện tích biểu thị số tiền người tiêu dùng phải trả thêm cho số hàng hóa đã mua. e. Chính phủ nhận được bao nhiêu dưới dạng thuế và tiền tô tăng thêm mà các nhà sản xuất trong nước được hưởng. f. Hãy giải thích phần còn lại của số tiền người tiêu dùng phải trả thêm. g. Hãy xác định phần thặng dư ích lợi của người tiêu dùng so với chi phí xã hội cận biên mà xã hội phải bỏ qua khi cắt giảm mức tiêu dùng của mình về hàng hóa này. h. Tổng mức tổn thất về phúc lợi do khoản thuế này gây ra là bao nhiêu? Bài tập 5 Hình sau vẽ đường cung (S) và đường cầu (D) trong nước về một hàng hóa mà Chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu. Mức giá quốc tế bằng OA. 0 F Q D S P P0 A G ME Q0 H K J B E0 C a. Hãy xác định giá trong nước và lượng xuất khẩu khi có tự do thương mại. b. Hãy xác định giá trong nước và lượng xuất khẩu trong tình huống mới này. c. Mức sản xuất trong nước tăng bao nhiêu? d. Mức tiêu dùng trong nước giảm bao nhiêu? e. Hãy xác định mức giảm thặng dư của người tiêu dùng. f. Chi phí (hay tổn thất) xã hội của phần sản xuất tăng thêm là bao nhiêu? g. Tại sao Chính phủ lại muốn áp dụng chính sách này? h. Có thể đạt được mục tiêu như vậy bằng cách khác không? Bài tập 6 Một nước có thặng dư trong tài khoản vãng lai là 10 tỷ đô la, nhưng lại có thâm hụt trong tài khoản vốn là 6 tỷ đô la. a. Cán cân thanh toán của nước đó có thặng dư hay thâm hụt? b. Dự trữ ngoại tệ của nước này tăng lên hay giảm đi? c. Ngân hàng trung ương đang mua vào hay bán ra đồng nội tệ? Hãy giải thích? Bài tập 7 Giả sử rằng sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng nhanh hơn nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ. a. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam tính theo số đồng đô la Mỹ sẽ thay đổi như thế nào? Hãy minh họa bằng đồ thị. Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 275 b. Tỷ giá hối đoái của đồng đô la tính theo số đồng Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào? Hãy minh họa bằng đồ thị. c. Sự thay đổi trong thương mại như vậy sẽ tác động như thế nào tới sản lượng và mức giá của Việt Nam. Hãy minh họa bằng đồ thị AD–AS. Bài tập 8 Giả sử giá máy tính xách tay IBM giá US$2300 tại Mỹ và C$2600 tại Canada. a. Bạn sẽ mua máy tính ở đâu nếu tỷ giá hối đoái giữa đô la Canada và đô la Mỹ là 0,8 đô la Mỹ ăn một đô la Canada? Bạn sẽ bán máy tính ở đâu nếu bạn muốn kiếm lời? (Bỏ qua mọi loại thuế, chi phí vận tải và sự khác nhau về chất lượng). b. Nếu nhiều nhà đầu cơ hành động như bạn, và nếu tỷ giá hối đoái là cố định, điều gì xảy ra với máy tính ở mỗi nước? c. Nếu nhiều nhà đầu cơ hành động như bạn và nếu tỷ giá hối đoái là thả nổi, điều gì xảy ra với tỷ giá hối đoái? Xác định mức tỷ giá hối đoái cân bằng mới để đảm bảo sự ngang bằng sức mua đối với máy tính xách tay, nếu giá cả tính bằng đô la Mỹ và giá cả tính bằng đô la Canada không thay đổi? Bài tập 9 Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau: Tiêu dùng: C = 200 + 0,75(Y – T); Đầu tư: I = 245 – 25r; Chi tiêu của Chính phủ: G = 75; Thuế tự định: T = 90; Cung tiền danh nghĩa: MS = 1200; Cầu tiền thực tế: MD = Y – 100r; Mức giá: P = 3 a. Xây dựng phương trình và biểu diễn các đường IS và LM. b. Xác định mức thu nhập và lãi suất tại trạng thái cân bằng. c. Giả sử chi tiêu Chính phủ tăng thêm 50. Đường IS hay LM dịch chuyển, vì sao? Mức lãi suất và thu nhập cân bằng mới là bao nhiêu? d. Giả sử thay vì tăng chi tiêu, cung ứng tiền tệ tăng từ 1200 lên 1290. Đường IS hay LM dịch chuyển, vì sao? Lãi suất và thu nhập cân bằng mới là bao nhiêu? e. Với giá trị ban đầu của chính sách tài khóa và tiền tệ, giả sử rằng mức giá tăng lên từ 3 đến 6. Điều gì sẽ xảy ra và thu nhập cân bằng mới là bao nhiêu? f. Viết phương trình và vẽ đồ thị đường tổng cầu. Điều gì sẽ xảy ra đối với đường tổng cầu này nếu chính sách tài khóa hoặc tiền tệ thay đổi như các câu (d) và (e). Bài tập 10 Xét một nền kinh tế được mô tả bằng các phương trình sau: Y = C + I + G + NX C = 245 + 0,75(Y  T) Y = 5000 I = 1000  50r G = 1010 NX = 450  500 T = 1010 r = r* = 4 a. Tính tiết kiệm quốc dân, đầu tư, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái cân bằng. b. Nếu bây giờ G tăng lên 1200, hãy tính tiết kiệm quốc dân, đầu tư, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái cân bằng. Hãy giải thích kết quả tính được. c. Bây giờ giả thiết lãi suất thế giới tăng lên từ 4% đến 10% (G vẫn là 1010). Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 276 d. Hãy tính tiết kiệm quốc dân, đầu tư, cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái cân bằng. Giải thích kết quả mà bạn vừa tính được. Bài tập 11 Giả sử một nền kinh tế có đường Phillips 1 0, 45(u 0,07)     . a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ là bao nhiêu? b. Hãy vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 277 ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÚNG/SAI? 1. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Ngoài hàng rào thuế quan, còn có hàng rào phi thuế quan. 2. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Thuế quan là mức thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. 3. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Đồng tiền nội tệ càng mất giá thì càng khuyến khích xuất khẩu của quốc gia đó. 4. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Khuyến khích nhập khẩu 5. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Còn nhiều yếu tố khác như: cán cân thương mại, 6. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Nói cách khác là tỷ giá mua bán (trao đổi) giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. 7. Đáp án đúng là: Sai. Vì: Cung tiền trên thị trường ngoại hối tăng, tỷ giá hối đoái giảm. 8. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Tác động của chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, vốn lưu động hoàn hảo kém hiệu lực hơn so với chính sách tài khóa trong nền kinh tế đóng. 9. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Tác động của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở với hệ thống tỷ giá cố định, vốn lưu động hoàn hảo thì chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở tỏ ra kém hiệu lực hơn so với nền kinh tế đóng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Đáp án đúng là: B Thu nhập của nước ngoài Vì: Vì hàm nhập khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu tự định, xu hướng nhập khẩu cận biên và thu nhập quốc dân nên câu đúng là “thu nhập của nước ngoài”. 2. Đáp án đúng là: C. Trung Quốc có lợi thế so sánh so với Việt Nam trong việc sản xuất xe máy. Vì: Theo lý thuyết về lợi thế so sánh. 3. Đáp án đúng là: B. Chênh lệch giữa luồng vốn chảy vào và luồng vốn chảy ra. Vì: Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 278 trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia đó có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng). 4. Đáp án đúng là: A. ngoại hối. Vì: Thị trường ngoại hối là thị trường mà ở đó đồng tiền của nước này được trao đổi với đồng tiền của nước khác. 5. Đáp án đúng là: C. Đồng tiền Yên Nhật tăng giá. Vì: Khi đồng nội tệ (Yên Nhật) tăng giá thường khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, làm giảm xuất khẩu ròng. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1 a. Phương trình của đường IS: 1 Y (700 380 450 9r) 4250 25r 1 0,8(1 0, 2)         Phương trình của đường LM: 800 0,2Y 7r Y 4000 35r 1      Mức lãi suất cân bằng: 4350 25r 4000 35r; r* 4,17(%)    Mức sản lượng cân bằng: Y 4000 35 4,17; Y* 4145,95    b. Mức tiêu dùng C 700 0,8 (1 0,2) 4145,95 3353,95      Mức tiết kiệm: DS Y C (1 0, 2) 4145,95 3353, 41 36,65        Mức đầu tư: I 380 9 4,17 342, 47    Mức thâm hụt B G T 450 0, 2 4145,95 379,19       . Kết quả này hàm ý chính phủ có thặng dư ngân sách là 379,2. c. Các kết quả tính toán của chúng ta đều liên quan đến trạng thái cân bằng của nền kinh tế đóng, có chính phủ. Vì vậy, chúng ta có thể dùng đồng nhất thức tiết kiệm, đầu tư và ngân sách của chính phủ để kiểm tra lại các kết quả tính toán: Vì S – I luôn luôn bằng G – T, suy ra S* I* G * I*   (Ký hiệu * dùng để chỉ giá trị của các đại lượng tương ứng tại điểm cân bằng) Thử lại bằng số: 36,65 342,47 379,19    . Hai vế sẽ hoàn toàn bằng nhau nếu làm tròn kết quả tính toán tới 1 chữ số sau dấu phảy: 36,65 36,7;342,47 324,5;397,19 397, 2    . Bài tập 2 a. Từ những thông tin đã biết, chúng ta có thể thiết lập đường tổng cầu của nền kinh tế như sau: DAD C I G NX 100 0,75Y 150 10r 50 40 0,2Y           Vì: DY Y T Y 10 0,1Y 10 0,9Y        Nên AD 100 0,75( 10 0,9Y) 150 10r 50 40 0, 2Y         Rút gọn công thức này chúng ta được: Y 633 19i  Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 279 Vì đường IS là đường biểu thị các điểm cân bằng khác nhau của thị trường hàng hóa tại các mức lãi suất khác nhau hình thành trên thị trường tiền tệ, nên chúng ta có thể cho AD = Y (điều kiện cân bằng) và có phương trình của đường IS sau: Y 100 0,75( 10 0,9Y) 150 10r 50 40 0, 2Y         b. Nếu Chính phủ tăng chi tiêu thêm 10 (60 – 50), Y G   (trong đó  là nhân tử) tại mọi mức lãi suất cho trước. Vì 1 1 m 1,9 1 MPC(1 t) MPM 1 0,75(1 0,1) 0, 2          , đường IS sẽ dịch chuyển sang phải một đoạn theo phương nằm ngang bằng Y 1,9 10 19    và song song với đường IS cũ (đường IS” trong hình dưới đây). c. Khi đó giá trị của nhân tử sẽ thay đổi: 1 m ' 2,05 1 0,75(1 0,05) 0, 2      và Y (m ' m)A   trong đó A là phần tự chi tiêu trừ mức giảm tổng cầu do bộ phận thuế độc lập với thu nhập gây ra. Do vậy, Y (2,05 1,9)(100 7,5 150 50 40) 49,9        . Vì mức tăng sản phượng này đúng với mọi mức lãi suất, nên đường IS dịch chuyển song song với đường IS ban đầu một đoạn theo phương nằm ngang bằng Y 49,9  (tới IS’’). d. Làm tương tự như câu a, chúng ta được phương trình của đường IS mới như sau: Y 633 38,1r  Dựa vào phương trình này, chúng ta vẽ được hình IS1 như trong hình. e. So sánh hai đường IS và IS1, chúng ta thấy đường IS1 ít dốc hơn. Điều này hàm ý: do nhu cầu đầu tư phản ứng mạnh hơn với sự thay đổi của lãi suất, nên sự thay đổi (như nhau) của lãi suất dẫn tới quy mô thay đổi lớn hơn của sản lượng. Ta có thể kiểm tra lại nhận định về độ dốc của đường bằng cách chuyển phương trình của đường IS lãi suất (i) thành hàm hiện của thu nhập (Y). Ngoài ra, chúng ta cũng thấy rằng khi độ nhạy cảm của nhu cầu đầu tư đối với lãi suất thay đổi, đường IS sẽ dịch chuyển, nhưng không song song như hai trường hợp trên. f. Nếu nhu cầu đầu tư không nhạy cảm với lãi suất (b = 0), đường IS sẽ thẳng đứng. Khi đó phương trình của đường IS tính được trong câu a sẽ trở thành thẳng đứng tại điểm Y = 633. Ngược lại, nếu đầu tư cực kỳ nhạy cảm với lãi suất b = m, đường IS sẽ nằm ngang. Tuy nhiên, khi sử dụng giả định này, chúng ta cần chú ý rằng đường IS chỉ nằm ngang ở điểm có lãi suất bằng 0, vì từ phương trình của đường IS: vì 1 1 r A Y b b    chúng ta thấy ngay lãi suất r chỉ bằng 0 khi b = m. Bài tập 3 a. Từ số liệu đã cho, chúng ta xác định được hàm cung tiền M 200 MS 200 P 1    . Vì đường LM là đường biểu thị các điểm cân bằng khác nhau của thị trường tiền tệ tại các mức thu nhập khác nhau, nên chúng ta có thể xác định được phương trình đường LM bằng cách cho MS = MD. Cụ thể: 0, 2Y 5r 200  Đây chính là phương trình của đường LM. Tuy nhiên, chúng ta có thể viết lại phương trình này dưới một trong hai dạng thông dụng sau: Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 280 Y 1000 25r  Hay r 40 0,04Y   b. Phương trình đường LM sẽ trở thành Y 1100 25r  . Vì vậy, đường LM dịch chuyển song song ra phía ngoài tới đường LM’ trong hình vẽ trên. c. Phương trình đường LM sẽ trở thành Y 833,5 25r  và đường LM sẽ dịch chuyển song song vào phía trong tới LM’’ như trong hình vẽ trên. d. Phương trình của đường LM mới là r 20 0,02Y   hay Y 1000 50r  e. Đường LM ít dốc hơn. f. Phương trình đường LM sẽ trở thành r 40 0,08Y   hay Y 500 12,5r  g. Đường LM mới dốc hơn. Đường LM vẽ trong câu a thẳng đứng tại điểm Y = 1000 nếu chúng ta giả định độ nhạy cảm của nhu cầu về tiền tệ đối với lãi suất bằng 0. Ngược lại, nó nằm ngang khi phản ứng của nhu cầu về tiền tệ đối với lãi suất bằng vô cùng và mức lãi suất r = 0. Bài tập 4 a. Giá trong nước phải bằng giá quốc tế và bằng OB trong hình (chú ý: giả định không có chi phí vận chuyển...). Lượng nhập khẩu bằng FP (phần dôi ra của nhu cầu trong nước so với mức cung trong nước tại mức giá quốc tế). b. Khi chính phủ đánh thuế vào hàng nhập khẩu, giá của nó sẽ tăng. Ví dụ, giá thế giới là pw và thuế suất tính theo giá thế giới là t, thì mức giá hàng nhập khẩu có thuế sẽ là ' w w w wp p p t p (1 t)    . Do vậy, mức giá mới là OC và lượng hàng nhập khẩu giảm xuống chỉ còn bằng JM. c. Mức sản xuất trong nước tăng thêm một lượng bằng EG, vì bây giờ các nhà sản xuất với chi phí cao hơn cũng có khả năng cạnh tranh và cung ứng thêm hàng hóa cho thị trường. d. Phần diện tích biểu thị số tiền mà người tiêu dùng phải trả thêm cho số hàng đã mua là BCML (= thuế suất × lượng hàng hóa đã mua). e. Chính phủ thu thêm được số thuế bằng HIML (= thuế suất × lượng hàng nhập khẩu), các nhà sản xuất nhận được thêm số tiền tô là BCJF (thuế suất × sản lượng – chi phí sản xuất cao hơn). Chú ý: số tiền các nhà sản xuất được thêm gọi là tiền tô vì các nhà kinh tế cho rằng trong trường hợp này xã hội phải cống nạp cho các nhà sản xuất trong nước để họ sản xuất thêm sản lượng. f. Câu e cho thấy phần còn lại của số tiền người tiêu dùng phải thêm (FHJ) được dùng để trả cho chi phí sản xuất cao hơn. Xã hội (nói cụ thể hơn là người tiêu dùng) phải chịu khoản chi phí này để sản xuất hàng hóa mà chúng ta đang phân tích ở trong nước chứ không muốn nhập khẩu. g. Phần ích lợi của người tiêu dùng phải bỏ qua khi cắt giảm mức tiêu dùng là LMP. Chú ý: phần diện tích này khác với phần diện tích BCML ở chỗ ích lợi bị mất không tồn tại dưới dạng tiền phải trả thêm. Nói cách khác LMP là mức thỏa mãn bị giảm do mua ít hàng tiêu dùng hơn. Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 281 h. Tổng mức tổn thất về phúc lợi do khoản thuế này gây ra bằng FHJ (tổn thất phúc lợi đo bằng tiền) + LMP (tổn thất phúc lợi đo bằng ích lợi của người tiêu dùng bị giảm). Bài tập 5 a. Giá trong nước bằng OA, lượng xuất khẩu bằng GJ. b. Giá trong nước bằng OB và lượng xuất khẩu bằng EM. c. Mức sản xuất trong nước tăng một lượng bằng HK d. Mức tiêu dùng trong nước tăng một lượng bằng CF. e. Mức giảm thặng dư của người tiêu dùng bằng diện tích của hình ABEG, trong đó ABED là số tiền phải trả nhiều hơn do giá cao hơn và DEG là phần giảm ích lợi do tiêu dùng ít hơn. f. Chi phí xã hội của phần sản xuất tăng thêm bằng JLM + DEG. Chú ý: nếu phân tích toàn diện, chúng ta thấy mối lợi mà người sản xuất thu được bằng ABML – JML, người tiêu dùng mất ABEG, chính phủ mất DEML (dưới dạng trợ cấp). Phần chính phủ và người tiêu dùng mất, nhưng người sản xuất trong nước không được sẽ rơi vào tay người nước ngoài. g. Lý do chủ yếu là thị trường trong nước qua hẹp, cần mở rộng tổng cầu, đặc biệt khi chính phủ muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng khó kích thích nhu cầu trong nước. Ngoài ra, có thể có nguyên nhân ở thâm hụt cán cân thanh toán và thiếu hụt ngoại tệ để nhập khẩu những máy móc, nguyên liệu cần thiết cho nền sản xuất trong nước (chủ yếu là đối với các nước đang phát triển). h. Có thể áp dụng chính sách trợ cấp cho sản xuất. Chính sách này giữ cho giá trong nước vẫn ở mức OA, chi phí xã hội chỉ bằng JLM. Bài tập 6 a. BOP = Cán cân tài khoản vãng lai + cán cân tài khoản vốn. Do đó, BOP = 10 - 6 = 4 tỷ. Vậy cán cân thanh toán quốc tế của nước đó có thặng dư là 4 tỷ đô la. b. Dự trữ ngoại tệ của nước này tăng. c. Cán cân thanh toán có thặng dư 4 tỷ đô la Mỹ, điều này có nghĩa dòng ngoại tệ chảy vào (cung ngoại tệ) lớn hơn dòng ngoại tệ chảy ra (cầu ngoại tệ) 4 tỷ đô la. Để cân bằng thị trường ngoại hối, ngân hàng trung ương đã tung nội tệ ra để mua 4 tỷ đô la Mỹ dư thừa ra. Bài tập 7 a. Trên thị trường ngoại hối cả hai đường cung và cầu về VND đều dịch chuyển sang phải, song đường cầu dịch chuyển nhiều hơn vì xuất khẩu của Việt Nam tăng nhiều hơn nhập khẩu. Kết quả cho thấy đồng Việt Nam tăng giá. Xem phần A của hình sau. Q e e1 0 Q1 Q2 D2 D1 S1 S2 e2 Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 282 b. Cả hai đường cung và cầu về đô la Mỹ đều dịch chuyển sang phải, song đường cung đô la dịch sang phải nhiều hơn. Kết quả cho thấy đồng đô la giảm giá. Xem đồ thị sau: Q E E1 0 Q1 Q2 D2 D1 S1 S2 E2 c. Đối với Việt Nam, xuất tăng nhanh hơn nhập khẩu nên xuất khẩu ròng và tổng cầu tăng, đường tổng cầu ở đồ thị AD-AS dịch sang phải, kết quả là sản lượng và giá đều tăng. Bài tập 8 a. Giá máy tính ở Canada là 2340 đô la Mỹ (= C$2600 × US$0,90 ăn một C$). Do đó, sẽ có lợi khi mua máy tính ở Mỹ với giá 2300 đô la Mỹ và bán ở Canada với giá 2340 đô la Mỹ. b. Nhu cầu máy tính bổ sung ở Mỹ đẩy giá máy tính ở Mỹ tăng, còn cung máy tính bổ sung ở Canada đẩy giá máy tính ở Canada giảm. Hoạt động đầu cơ này có xu hướng đẩy giá máy tính cân bằng nhau ở cả hai nước. c. Nhu cầu máy tính bổ sung ở Mỹ sẽ có xu hướng làm tăng cầu về đô la Mỹ, làm cho đồng đô la Mỹ lên giá (và đồng đô la Canada giảm giá). Giá trị A của tỷ giá hối đoái đảm bảo sự ngang bằng sức mua phải thỏa mãn phương trình: US$2300 = C$2600 × A ăn một C$ và A sẽ là 0,8846. Bài tập 9 a. Đường IS có dạng: Y = C(Y-T) + I(r) = 200 + 0,75(Y-90) + 245 – 25r + 75 = 452,5 + 0,75Y – 25r Y = 1810 – 100r (1) Đường LM mô tả trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ: MS = MD = Y – 100r = 1200/3 = 400 Y = 400 + 100r (2) b. Giải hệ phương trình (1) và (2) chúng ta có được kết quả như sau: Y0 = 1105 và r0 = 7,05 (%) c. Việc chính phủ tăng chi tiêu 50 chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường hàng hóa và do đó làm thay đổi phương trình đường IS: Y = 2010 – 100r (3) So sánh (3) và (1), ta thấy đường IS đã dịch chuyển sang phải một lượng là 200. Giải hệ phương trình (2) và (3), chúng ta xác định được mức sản lượng và lãi suất cân bằng mới là: Y1 = 1205 và r1 = 8,05 Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 283 d. Nếu cung tiền tăng từ 1200 lên 1290 thì phương trình biểu diễn đường LM trở thành: Y – 100r = 430 hay Y = 430 + 100r (4) So sánh (4) và (2) ta thấy rằng đường LM dịch chuyển sang phải một lượng là 30 do sự gia tăng của số dư tiền thực tế. Để xác định thu nhập và lãi suất cân bằng, chúng ta đặt phương trình biểu diễn đường IS ở phần a và đường LM mới này và nhận được: 1810 – 100r = 430 + 100r r2 = 6,9 (%) Thế giá trị này vào đường IS hoặc LM chúng ta tìm được Y2 = 1120 Như vậy, tăng cung tiền làm giảm lãi suất từ 7,05% xuống 6,9%, trong khi mức sản lượng tăng từ 1105 lên 1120. e. Nếu mức giá tăng từ 3 lên 6, khi đó cung tiền thực tế giảm xuống từ 400 xuống còn 1200/6 = 200. Phương trình đường LM trở thành: Y = 200 + 100r Đường LM dịch chuyển sang trái một lượng bằng 200 vì tăng mức giá làm giảm số dư tiền thực tế. Để xác định thu nhập và lãi suất cân bằng, chúng ta đặt phương trình biểu diễn đường IS ở phần a và đường LM mới này và nhận được: 1810 – 100r = 200 + 100r r3 = 8,05 (%) Thế giá trị mới này vào đường IS hoặc LM chúng ta tìm được:Y3 = 1005 Như vậy, lãi suất cân bằng mới là 8,05% và sản lượng cân bằng mới là 1005 f. Đường tổng cầu biểu thị mối quan hệ giữa mức giá và mức thu nhập. Để xây dựng đường tổng cầu, chúng ta phải giải các phương trình biểu diễn đường IS và LM để tính Y theo P. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách giải các phương trình IS và LM theo lãi suất: IS: Y = 1810 – 100r 100r = 1810 - Y LM” M Y 100r P   hay M 100r Y P   Kết hợp hai phương trình này chúng ta tính được: 1810 – Y = Y – M/P 2Y = 1810 + M/P hay Y = 905 + M/2P Vì cung tiền danh nghĩa là 1200, phương trình trên trở thành: Y = 905 + 600/P Bạn đọc tự giải thích phần còn lại của đề bài. Bài tập 10 a. Sản lượng quốc dân là sản lượng không được chính phủ và các hộ gia đình mua cho tiêu dùng hiện tại. Ta đã biết Y và G, từ công thức của hàm tiêu dùng, ta có thể tính được tiêu dùng. Tiết kiệm quốc dân: Bài 7: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở ECO102_Bai7_v2.0018102208 284 S = Y – C – G = 5000 – 245 – 0,75(5000 – 1010) – 1010 = 752,5 Đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất. Ta có: r r* s  I = 1000 – 50r = 1000 – 200 = 800 Xuất khẩu ròng = S - I = 752,5 – 800 = -47,5 NX = 450 - 500 = -47,5   = 0,995 b. Tương tự, thay giá trị mới của G, ta được: S = Y - C - G = 5000 – 245 – 0,75.(5000 – 1010) – 1200 = 562,5 I = 1000 – 50r = 800 NX = S - I = 562,5 – 800 = - 237,5 NX = 450 - 500 = -237,5   = 1,375 Việc tăng mua hàng của Chính phủ làm giảm tiết kiệm quốc dân. Lãi suất thế giới không thay đổi nên đầu tư cũng không đổi. Do vậy, đầu tư trong nước lớn hơn tiết kiệm trong nước. Vì thế, một phần đầu tư cần vốn từ nước ngoài. Sự di chuyển vốn như vậy đi cùng với giảm xuất khẩu ròng. Do đó, đồng nội tệ phải lên giá. c. Lặp lại các bước với mức lãi suất mới: S = Y – C – G = 5000 – 245 – 0,75(5000 – 1010) – 1010 = 752,5 Đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất. Ta có: r r* s  I = 1000 – 50r* = 1000 – 500 = 500 Xuất khẩu ròng = S - I = 752,5 – 500 = 252,5 NX = 450 - 500 = 252,5   = 0,395 Tiết kiệm không đổi từ câu a nhưng lãi suất thế giới cao hơn làm giảm đầu tư. Lượng vốn trong nước chảy ra nước ngoài đi cùng với thặng dư thương mại. Điều này đòi hỏi đồng nội tệ phải xuống giá. Bài tập 11 Nền kinh tế có đường Phillips như sau: 1 0, 45(u 0,07)     a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ mà khi đó tỷ lệ lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến. Ở đây, tỷ lệ lạm phát dự kiến là tỷ lệ lạm phát thực tế trong thời kỳ trước đó. Cho tỷ lệ lạm phát bằng với tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ trước đó, tức là 1   ta tìm được u = 0,07. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bằng 7%. b. Trong ngắn hạn (có nghĩa là trong một thời kỳ nhất định) tỷ lệ lạm phát dự kiến được cố định ở mức lạm phát trong thời kỳ trước 1p . Vì vậy, mối liên hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp chính là đường Phillips: nó có hệ số góc là 0,45 và đi qua điểm mà ở đó 1   và u 0,07 . Điều này được minh họa trên hình vẽ. Trong dài hạn, lạm phát dự kiến bằng lạm phát thực tế, tức là 1   và sản lượng và thất nghiệp bằng mức tự nhiên của chúng. Đường Phillips dài hạn vì thế là một đường thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp 7%.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfeco102_bai7_v2_0018102208_7986_1_2336424.pdf
Tài liệu liên quan