Kết luận
Sự hình thành G-quadruplexes đóng vai
trò quan trọng trong các quá trình sinh học
của tế bào như: sao chép DNA, phiên mã,
dịch mã và ức chế sự kéo dài của telomere.
Kiểm soát được sự hình thành G-quadruplex
được xem là nhân tố quan trọng trong việc
kiểm soát quá trình hoạt động của tế bào. Đặc
biệt sự ức chế các quá trình phiên mã, dịch mã
và kéo dài telomere đóng vai trò quan trọng
trong việc ức chế sự phát triển của ung thư.
Do đó, cấu trúc G-quadruplex được xem là
mục tiêu tiềm năng cho việc phát triển các
phân tử nhỏ hay protein có khả năng bám đặc
hiệu vào cấu trúc này. Hiện nay chỉ một số
lượng ít các phân tử nhỏ hay protein đã được
tìm ra có khả năng bám đặc hiệu vào
G-quadruplex, tuy nhiên phần lớn các phân tử
này còn nhiều mặt hạn chế về những tác dụng
phụ và mức độ bám đặc hiệu cũng như ái lực
bám chưa cao hoặc kích thước lớn. Do đó việc
sàng lọc, tổng hợp những phân tử nhỏ hay
protein bám đặc hiệu các dạng G-quaduplex
khác nhau với ái lực cao được xem là hướng
nghiên cứu tiềm năng nhằm tạo ra và phát
triển những sản phẩm thuốc có thể điều trị các
bệnh ung thư
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu G-Quadruplex: Mục tiêu tiềm năng cho những phân tử nhỏ và protein trong việc tạo thuốc trị ung thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ. T. Dũng và N. T. Thu Thảo. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 3-12 3
G-QUADRUPLEX: MỤC TIÊU TIỀM NĂNG CHO NHỮNG PHÂN
TỬ NHỎ VÀ PROTEIN TRONG VIỆC TẠO THUỐC TRỊ UNG THƯ
ĐẶNG THANH DŨNG
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - dung.dthanh@ou.edu.vn
NGUYỄN THỊ THU THẢO
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - 1653010282thao@ou.edu.vn
(Ngày nhận: 02/04/2018; Ngày nhận lại: 07/06/2018; Ngày duyệt đăng: 10/07/2018)
TÓM TẮT
G-quadruplex DNA hay RNA là cấu trúc bậc hai xuất hiện ở những vùng giàu Guanine có cấu trúc 4 sợi được
hình thành bởi những G-tetrad xếp chồng lên nhau. Sự hình thành cấu trúc G-quadruplex trong DNA hay RNA đóng
vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học của tế bào như: sao chép DNA, phiên mã, dịch mã và đặc biệt trong
quá trình kéo dài của telomer. Do đó, G-quadruplex được xem là mục tiêu quan trọng cho các quá trình điều hòa và
kiểm soát các hoạt động của tế bào có liên quan gen. Hiện nay, hầu hết những hoạt động bất thường của gen đều có
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình gây ra bệnh ung thư. Hiểu và kiểm soát được quá trình hình thành G-quadruplex là
một trong những hướng để tìm ra cách chữa trị ung thư. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển những phân tử nhỏ
hay protein có tương tác trực tiếp với G-quadruplex sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chế thuốc chữa các
bệnh ung thư và hơn nữa phương pháp điều trị ung thư hướng mục tiêu hiện đang là tâm điểm của nhiều nghiên cứu.
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung phân tích và thảo luận về sự tương tác giữa các phân tử nhỏ hay protein với
G-quadruplex cũng như đánh giá tiềm năng của các ligands trong việc điều trị ung thư.
Từ khóa: G-quadruplex; Protein; Phân tử nhỏ; Ung thư.
G-quadruplex: A potential target for small molecules and proteins in anti-cancer drug
investigation
ABSTRACT
DNA or RNA G-quadruplexes are secondary structures that occur in four-stranded Guanine-rich regions
formed by stacked G-tetrads. The formation of DNA or RNA G-quadruplex structures plays a key role in many
cellular biological processes such as DNA replication, transcription, translation, and telomeric maintenance. As
such, G-quadruplex is considered a potential target for the regulation of genes in cellular processes. Most of the
abnormal gene activities cause cancer. Understanding and controlling the formation of G-quadruplex is one of the
approaches for cancer treatment. Therefore, research and development of small molecules or proteins that can
directly target G-quadruplex will play a key role in the development of cancer treatments and further therapeutic
approaches. In this research, we will focus on analysis and discussion of interaction between G-quadruplex and its
ligands (small molecules or proteins) as well as potentials of these ligands in cancer treatment.
Keywords: G-quadruplex; Proteins; Small molecules; Cancer.
1. Giới Thiệu
DNA thường được xem như là 1 phân tử
xoắn kép có 2 sợi tự bắt cặp bổ sung với nhau
bằng các cặp bazơ (A-T, G-C) theo mô hình
Watson–Crick. Tuy nhiên, những trình tự
DNA hay RNA giàu purine và chứa nhiều
guanine (G) liên tục có thể hình thành cấu
trúc 4 sợi được gọi là G-quadruplex (Gellert,
Lipsett, & Davies, 1962; Sen & Gilbert,
1988; Smith & Feigon, 1992). G-quadruplex
có cấu trúc đa hình khác nhau: 4 sợi của lõi
G-tetrad có thể xếp song song (theo cùng một
hướng) hoặc là không song song được chia
làm 2 dạng: (1) 3 sợi chạy cùng hướng và sợi
4 Đ. T. Dũng và N. T. Thu Thảo. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 3-12
còn lại chạy ngược hướng, (2) 2 sợi chạy
cùng hướng và 2 sợi còn lại chạy ngược
hướng (Hình 1B) (Wang & Patel, 1993). G-
quadruplex được ổn định bởi ion dương hóa
trị một như K+ hoặc Na+nên giữa các mặt
phẳng của G-tetrads là không gian cho ion
dương như K+ và Na+ được phối hợp bởi lực
hút tĩnh điện mạnh của tám gốc phân tử
carbonyl (F. M. Chen, 1992; Laughlan và
cộng sự, 1994).
Hình 1. Cấu trúc của G-quadruplex. A) Cấu trúc G-quadruplex được hình thành trong DNA hay
RNA với sự hiện diện của ion dương K+ hoặc Na+. B) G-quadruplex với những cấu trúc hay hình
dạng khác nhau: song song và không song song
Theo mô phỏng bởi phần mềm máy tính
thì có khoảng 300.000 trình tự có thể hình
thành cấu trúc G-quadruplex trong bộ gene
người (Lipps, 2015; Vicki S Chambers và
cộng sự; Zlotorynski, 2015 ). G-quadruplex
cũng hiện diện trong DNA của vi khuẩn
hay RNA của virus và của người (Norseen,
2009; Sundquist, 1993). Trong bộ gene,
G-quadruplex tồn tại nhiều ở các telomere
nơi chứa khoảng 5.000 đến 10.000 trình tự
lập lại giàu Guanine (TTAGGG) (B. Heddi;
Luu, Phan, Kuryavyi, Lacroix, & Patel,
2006; Ma, Che, & Yan, 2009; Neidle, 2003;
Parkinson, Lee, & Neidle, 2002; Phan,
Kuryavyi, Luu, & Patel, 2007; Phan, Luu, &
Patel, 2006). Bên cạnh đó, G-quadruplex
cũng tồn tại trong promoter của một số gene
(Balasubramanian, Hurley, & Neidle, 2011;
Cogoi & Xodo, 2006; Patel, Phan, &
Kuryavyi, 2007). Trong RNA, G-quadruplex
được tìm thấy trong những vùng không dịch
mã của RNA thông tin (Bugaut &
Balasubramanian, 2012; Patel và cộng sự,
2007). Sản phẩm phiên mã từ telomere,
TERRA, cũng có thể hình thành nên cấu trúc
G-quadruplex (Lu và cộng sự, 2011;
Martadinata, Heddi, Lim, & Phan, 2011;
Takahama và cộng sự, 2013). Trong hệ
thống tế bào, sự hình thành G-quadruplex có
liên quan đến nhiều quá trình sinh học như
sự duy trì telomere, sao chép, phiên mã và
dịch mã (Lipps, 2015) (Hình 2).
Đ. T. Dũng và N. T. Thu Thảo. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 3-12 5
Hình 2. Sự hình thành cấu trúc G-quadruplex trong quá trình sinh học:
A) Phiên mã, B) Duy trì telomere, C) Sao chép DNA và D) Dịch mã (Lipps, 2015).
Trong các nhiễm sắc thể người, sợi đơn ở
đầu 3' của telomer (khoảng 100 đến 280 nt)
được cho là rất thuận lợi để hình thành cấu
trúc G-quadruplex. Việc hình thành cấu trúc
G-quadruplex có thể gây ức chế hoạt tính của
telomerase, dẫn đến telomere càng lúc càng
ngắn lại (F. M. Chen, 1992; Gomez và cộng
sự, 2004; Laughlan và cộng sự, 1994; Mergny
& Helene, 1998). Kiểm soát chiều dài của
telomere gần đây được xem là chìa khóa trong
liệu pháp chữa trị ung thư. Ngoài ra,
G-quadruplex cũng có vai trò quan trọng
trong phiên mã và dịch mã. Có khoảng 50%
gene người có cấu trúc G-quadruplex gần
vùng promoter liên quan đến điều hòa biểu
hiện của gen (Z. Chen, Xiu, Li, & Xu, 2010).
Kiểm soát cũng như làm ổn định cấu trúc
G-quadruplex bởi những phân tử nhỏ hay
protein là tiền đề quan trọng điều hòa các quá
trình sinh học của tế bào. Trong bài báo này,
chúng tôi phân tích và thảo luận về sự tương
tác giữa các phân tử nhỏ hay protein với
G-quadruplex cũng như tiềm năng của chúng
trong việc điều trị ung thư.
2. Sự tương giữa G-quadruplex và protein
G-quadruplex có thể được xem là mục
tiêu cho sự tương tác đặc hiệu với protein
trong các quá trình sinh học. Trong hoạt động
tế bào, hệ thống protein được tổng hợp
để nhận diện và tháo xoắn cấu trúc
G-quadruplex. Hệ thống protein này thuộc
nhóm helicase (Vaughn và cộng sự, 2005). Ở
người, protein RHAU gồm có 1008 amino
acids. RHAU là protein thuộc nhóm RNA
helicase có liên kết với vùng trình tự giàu
Adenine và Uracil của RNA (Lattmann,
Stadler, Vaughn, Akman, & Nagamine, 2011;
Vaughn và cộng sự, 2005) (Hình 3). Khi tế
bào chịu ái lực căng thẳng (stress), protein
RHAU sẽ liên kết với RNA thông tin
(mRNA) và tạo thành phức hợp protein và
RNA có nồng độ cao để giúp bảo vệ RNA
khỏi bị phân hủy từ những điều kiện không
thuận lợi đối với tế bào (Chalupnikova và
cộng sự, 2008). Ngoài ra, những nghiên cứu
gần đây cho thấy protein RHAU có vai trò
quan trọng trong việc nhận diện và bám vào
mục tiêu cấu trúc song song DNA và RNA
G-quadruplex và protein RHAU thực hiện
chức năng là mở xoắn cấu trúc G-quadruplex
này trong điều kiện có sự hiện diện của ATP
(Lattmann và cộng sự, 2011).
Hình 3. Protein RHAU ở người gồm có 1008 amino acid chứa các đoạn helicase tập trung ở đầu
C, và chứa trình tự RSM bám đặc hiệu vào G-quadruplex ở đầu N.
6 Đ. T. Dũng và N. T. Thu Thảo. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 3-12
Protein RHAU nhận diện và bám vào cả
DNA và RNA với áp lực cao thông qua trình
tự peptide đặc hiệu ngắn (RSM, RHAU54-66)
ở vùng đầu N của protein (Lattmann, Giri,
Vaughn, Akman, & Nagamine, 2010). Đoạn
RHAU peptide này đủ khả năng nhận biết và
bám đặc hiệu vào cấu trúc song song của
G-quadruplex DNA hoặc RNA. Nghiên cứu
về cấu trúc của phức hợp giữa đoạn RHAU
peptide dài 18 amino acid ở đầu N (có chứa
trình tự bám đặc hiệu) với G-quadruplex
(T95-2T) đã cho thấy cơ chế bám của
peptide này vào G-quadruplex (Heddi,
2015). RHAU peptide bám bao phủ bề mặt
G-tetrad và kẹp vào G-quadruplex bằng
tương tác tĩnh điện giữa những nhóm
phosphate của DNA và những amino acid
mang điện tích dương (Hình 4) (Heddi,
2015). Với các đặc tính vật lý này, RHAU
peptide có thể được xem là phân tử ligand
tiềm năng đặc hiệu cho cấu trúc
G-quadruplex song song.
Hình 4. Nghiên cứu về cấu trúc của phức hợp RHAU peptide (18 amino acids) và G-quadruplex
(T95-2T). A) góc nhìn bên cạnh và B) Sự tương tác phân tử giữa peptide và những guanine của
DNA của đầu 5' G-tetrad, các mạch nhánh mang điện tích dương của các amino acid và khung
phosphate của DNA (Heddi, 2015).
Ðoạn ngắn peptide RHAU còn được ứng
dụng trong việc phát hiện cấu trúc của
G-quadruplex. Ðể nghiên cứu chức năng của
G-quadruplex cũng như điều hòa kiểm soát
cấu trúc này, việc phát hiện sự hình thành
G-quadruplex trong in vitro và in vivo là rất
cần thiết. Chính vì vậy, Dang và cộng sự
(Dang, 2016) đã sử dụng kỹ thuật protein tái tổ
hợp để tạo ra những protein dò huỳnh quang
RHAU-CFP bằng cách dung hợp giữa protein
CFP (cyan fluorescent protein) và các đoạn
ngắn khác nhau của peptide RHAU (Hình 5).
Hình 5. Xây dựng những mẫu dò protein huỳnh quang nhận biết đặc hiệu G-quadruplex.
Nhũng peptide RHAU có chiều dài khác nhau (23 aa, 53 aa và 140 aa) được dung hợp với
protein huỳnh quang CFP.
Đ. T. Dũng và N. T. Thu Thảo. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 3-12 7
RHAU-CFP cho tương tác đặc hiệu với
cấu trúc G-quadruplex song song với ái lực
cao (Hình 6). Ðiều thú vị là mẫu dò RHAU-
CFP huỳnh quang có thể nhận biết được cấu
trúc G-quadruplex song song bằng mắt thường
(kết quả hình ảnh không được trình bày).
Hình 6. Ái lực bám của mẫu dò huỳnh quang đối với cấu trúc G-quadruplex song song. Ðồ thị
được dựng và giá trị ái lực bám (Kd) được tính dựa vào phần mềm origin 8 (RHAU23-CFP
Kd=433 nM; RHAU53-CFP Kd=124 nM; RHAU140-CFP Kd=62 mM, RHAU53CFP (without
linker) Kd=115 nM; CFP-RHAU53 Kd=185 nM)
Nghiên cứu tạo ra những protein mới
bám đặc hiệu vào cấu trúc G-quadruplex
đang được quan tâm hiện nay. Kháng thể
(BG4) bám đặc hiệu với G-quadruplex đã
được tạo ra khi sử dụng công nghệ phage
display (Biffi, Tannahill, McCafferty, &
Balasubramanian, 2013b; Biffi, Tannahill,
Miller, Howat, & Balasubramanian, 2014).
Kháng thể BG4 có thể nhận biết và bám đặc
hiệu các G-quadruplex với ái lực cao với
hằng số phân ly Kd khoảng 1 nM. BG4
được ứng dụng cho việc phát hiện sự hình
thành G-quadruplex trong các giai đoạn
phân chia của tế bào người. Kết quả chứng
minh được khả năng tự hình thành cấu trúc
G-quadruplex trong bộ gene người ở những
chu kỳ khác nhau của tế bào. Từ đó có thể
xác định vị trí của cấu trúc G-quadruplex
trong hệ thống bộ gen, cung cấp một cơ sở
quan trọng giúp củng cố vai trò sinh học
và tiềm năng quan trọng của cấu trúc
G-quadruplex.
Hình 7. Ái lực bám đặc hiệu của kháng thể BG4 đối với các G-quadruplex khác nhau
(Biffi, Tannahill, McCafferty, & Balasubramanian, 2013a).
8 Đ. T. Dũng và N. T. Thu Thảo. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 3-12
Kháng thể BG4 bám đặc hiệu
G-quadruplex với ái lực rất cao, đây được
xem là ưu thế của kháng thể này trong việc
làm ổn định cấu trúc của G-quadruplex trong
tế bào. Tuy nhiên, kích thước lớn của kháng
thể gây bất lợi trong thao tác cũng như trong
việc vận chuyển nội bào nhằm ứng dụng kiểm
soát các quá trình sinh học. Chính vì vậy, hiện
nay nhóm chúng tôi đang nghiên cứu tạo ra
những đoạn peptide ngắn bám đặc hiệu
G-quadruplex với ái lực cao. Ðây cũng được
xem là hướng nghiên cứu tiềm năng trong lĩnh
vực phát triển peptide dùng như thuốc trong
việc điều trị ung thư.
3. Sự tương tác giữa G-quadruplex và
những phân tử nhỏ
Gần đây G-quadruplex được tiếp cận
như một mục tiêu cho việc nghiên cứu và phát
triển những phân tử nhỏ có khả năng bám đặc
hiệu vào cấu trúc G-quadruplex này. Sự hình
thành cấu trúc G-quadruplex gây ảnh hưởng
đến các quá trình sinh học như duy trì
telomere, sao chép, phiên mã và dịch mã. Cụ
thể, sự hình thành G-quadruplex ở đầu 3' của
telomere sẽ ngăn cản sự bám của enzyme
telomerase vào telomere, dẫn đến kết quả là
ngăn cản sự kéo dài của telomere (Paeschke,
Simonsson, Postberg, Rhodes, & Lipps, 2005;
Sissi & Palumbo, 2014; Tan, Tang, Kan, &
Hao, 2015). Sự ức chế của các quá trình kéo
dài telomere, sao chép, phiên mã và dịch mã
rõ ràng là liên quan rất nhiều vào các quá trình
tuổi thọ cũng như phát triển ung thư. Do đó,
kiểm soát (có tính chất đặc hiệu) sự hình
thành cấu trúc G-quadruplex sẽ giúp tạo ra
những phương pháp hữu ích cho việc phát
triển thuốc đặc hiệu với G-quadruplex.
Nghiên cứu phát triển những phân tử nhỏ có
khả năng tương tác đặc hiệu và ái lực cao với
G-quadruplex sẽ tạo ra những thuốc cho việc
chữa trị bệnh ung thư. Cụ thể, những phân tử
nhỏ có khả năng bám đặc hiệu và ổn định cấu
trúc G-quadruplex có thể được sàng lọc nhằm
ứng dụng ức chế quá trình kéo dài telomere,
phiên mã và dịch mã của gene, dẫn đến kết
quả là tiêu diệt tế bào ung thư (Hình 8) (Anne
De Cian, 2007; Salvati và cộng sự, 2007; Sissi
& Palumbo, 2014).
Hình 8. Sự ức chế enzyme telomerase bởi những phân tử nhỏ (ligands). Hình ảnh mô tả
G-quartet (trái) và sự ức chế telomerase trực tiếp bởi những phân tử nhỏ bám vào cấu trúc
G-quadruplex (phải) (Anne De Cian, 2007).
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu và phát triển những phân tử nhỏ
có khả năng bám vào G-quadruplex như:
CX-3543, piper, piper derivatives, TMPyP4,
Hoechst 33258, Se2SAP, [Pt(Dip)2](PF6)2 và
Quindolines (Duchler, 2012). Trong đó,
TMPyP4 được xem là ligand tiêu biểu cho
G-quaduplex và được chú trọng nhiều hơn vì
những đặc tính vật lý cũng như hóa học của
chúng như bề mặt lớn, những vòng đối xứng
và dễ tối ưu hóa để có thể tương tác tốt hơn
trên bề mặt của G-tetrad. Những phân tử nhỏ
Đ. T. Dũng và N. T. Thu Thảo. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 3-12 9
có khả năng bám và làm ổn định cấu trúc
G-quadruplex ngày càng được phát triển với
số lượng lớn và những ứng dụng khác nhau
(Bảng 1) (Duchler, 2012).
Bảng 1
Những phân tử nhỏ có khả năng bám và ổn định cấu trúc G-quadruplex. Một vài mục tiêu và ảnh
hưởng của những phân tử nhỏ đã được nghiên cứu (Duchler, 2012).
10 Đ. T. Dũng và N. T. Thu Thảo. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 3-12
Những phân tử nhỏ này có thể được sử
dụng như sản phẩm thuốc tiềm năng trong
việc ức chế sự biểu hiện gene và sự kéo dài
telomer (Han & Hurley, 2000; Mergny &
Helene, 1998). Tuy nhiên, những phân tử này
còn có mặt hạn chế vì ảnh hưởng phụ gây độc
với tế bào và khả năng phân biệt cấu trúc
G-quadruplex đa hình khác nhau còn kém.
Sàng lọc hay tổng hợp những phân tử nhỏ có
tương tác đặc hiệu và làm ổn định cấu trúc
G-quadruplex đang rất được quan tâm hiện
nay cho ứng dụng trong điều chế thuốc chữa
trị ung thư.
4. Kết luận
Sự hình thành G-quadruplexes đóng vai
trò quan trọng trong các quá trình sinh học
của tế bào như: sao chép DNA, phiên mã,
dịch mã và ức chế sự kéo dài của telomere.
Kiểm soát được sự hình thành G-quadruplex
được xem là nhân tố quan trọng trong việc
kiểm soát quá trình hoạt động của tế bào. Đặc
biệt sự ức chế các quá trình phiên mã, dịch mã
và kéo dài telomere đóng vai trò quan trọng
trong việc ức chế sự phát triển của ung thư.
Do đó, cấu trúc G-quadruplex được xem là
mục tiêu tiềm năng cho việc phát triển các
phân tử nhỏ hay protein có khả năng bám đặc
hiệu vào cấu trúc này. Hiện nay chỉ một số
lượng ít các phân tử nhỏ hay protein đã được
tìm ra có khả năng bám đặc hiệu vào
G-quadruplex, tuy nhiên phần lớn các phân tử
này còn nhiều mặt hạn chế về những tác dụng
phụ và mức độ bám đặc hiệu cũng như ái lực
bám chưa cao hoặc kích thước lớn. Do đó việc
sàng lọc, tổng hợp những phân tử nhỏ hay
protein bám đặc hiệu các dạng G-quaduplex
khác nhau với ái lực cao được xem là hướng
nghiên cứu tiềm năng nhằm tạo ra và phát
triển những sản phẩm thuốc có thể điều trị các
bệnh ung thư
Lời cám ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số
108.02-2017.305.
Tài liệu tham khảo
Anne De Cian, G. C., Patrick Reichenbach, Elsa De Lemos, David Monchaud, Marie-Paule Teulade-Fichou, Kazuo
Shin-ya, Laurent Lacroix, Joachim Lingner, and Jean-Louis Mergny. (2007). Reevaluation of telomerase
inhibition by quadruplex ligands and their mechanisms of action. PNAS, 104, 17347–17352.
B. Heddi, V. V. C., H. Martadinata, A. T. Phan (2015). Insights into G-quadruplex specific recognition by the
DEAH-box helicase RHAU: Solution structure of a peptide-quadruplex complex. Submitted.
Balasubramanian, S., Hurley, L. H., & Neidle, S. (2011). Targeting G-quadruplexes in gene promoters: a novel
anticancer strategy? Nature Reviews Drug Discovery, 10(4), 261-275. doi: Doi 10.1038/Nrd3428
Biffi, G., Tannahill, D., McCafferty, J., & Balasubramanian, S. (2013a). Quantitative visualization of DNA
G-quadruplex structures in human cells. Nature Chemistry, 5(3), 182-186. doi: 10.1038/nchem.1548
Biffi, G., Tannahill, D., McCafferty, J., & Balasubramanian, S. (2013b). Quantitative visualization of DNA
G-quadruplex structures in human cells. Nature Chemistry, 5(3), 182-186. doi: Doi 10.1038/Nchem.1548
Biffi, G., Tannahill, D., Miller, J., Howat, W. J., & Balasubramanian, S. (2014). Elevated levels of G-quadruplex
formation in human stomach and liver cancer tissues. PLoS One, 9(7), e102711. doi:
10.1371/journal.pone.0102711
Bugaut, A., & Balasubramanian, S. (2012). 5 '-UTR RNA G-quadruplexes: translation regulation and targeting.
Nucleic Acids Research, 40(11), 4727-4741. doi: Doi 10.1093/Nar/Gks068
Chalupnikova, K., Lattmann, S., Selak, N., Iwamoto, F., Fujiki, Y., & Nagamine, Y. (2008). Recruitment of the
RNA Helicase RHAU to Stress Granules via a Unique RNA-binding Domain. Journal of Biological
Chemistry, 283(50), 35186-35198. doi: DOI 10.1074/jbc.M804857200
Đ. T. Dũng và N. T. Thu Thảo. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 3-12 11
Chen, F. M. (1992). Sr2+ facilitates intermolecular G-quadruplex formation of telomeric sequences. Biochemistry,
31(15), 3769-3776.
Chen, Z., Xiu, M. H., Li, S. F., & Xu, M. (2010). [The biological functions of G-quadruplex]. Sheng Li Ke Xue Jin
Zhan, 41(5), 329-334.
Cogoi, S., & Xodo, L. E. (2006). G-quadruplex formation within the promoter of the KRAS proto-oncogene and its
effect on transcription. Nucleic Acids Research, 34(9), 2536-2549. doi: Doi 10.1093/Nar/Gkl286
Dang, D. T. a. P. A. T. (2016). Development of Fluorescent Protein Probes Specific for Parallel DNA and RNA
G-Quadruplexes. Chembiochem, 17(1), 42-45.
Duchler, M. (2012). G-quadruplexes: targets and tools in anticancer drug design. Journal of Drug Targeting, 20(5),
389-400. doi: Doi 10.3109/1061186x.2012.669384
Gellert, M., Lipsett, M. N., & Davies, D. R. (1962). Helix Formation by Guanylic Acid. Proceedings of the National
Academy of Sciences of the United States of America, 48(12), 2013-&. doi: DOI 10.1073/pnas.48.12.2013
Gomez, D., Lemarteleur, T., Lacroix, L., Mailliet, P., Mergny, J. L., & Riou, J. F. (2004). Telomerase
downregulation induced by the G-quadruplex ligand 12459 in A549 cells is mediated by hTERT RNA
alternative splicing. Nucleic Acids Research, 32(1), 371-379. doi: 10.1093/nar/gkh181
Han, H., & Hurley, L. H. (2000). G-quadruplex DNA: a potential target for anti-cancer drug design. Trends
Pharmacol Sci, 21(4), 136-142.
Heddi, B. C., V. V. Martadinata, H. Phan, A. T. (2015). Insights into G-quadruplex specific recognition by the
DEAH-box helicase RHAU: Solution structure of a peptide-quadruplex complex. Proc Natl Acad Sci U S A,
112(31), 9608-9613. doi: 10.1073/pnas.1422605112
Lattmann, S., Giri, B., Vaughn, J. P., Akman, S. A., & Nagamine, Y. (2010). Role of the amino terminal RHAU-
specific motif in the recognition and resolution of guanine quadruplex-RNA by the DEAH-box RNA helicase
RHAU. Nucleic Acids Research, 38(18), 6219-6233. doi: Doi 10.1093/Nar/Gkq372
Lattmann, S., Stadler, M. B., Vaughn, J. P., Akman, S. A., & Nagamine, Y. (2011). The DEAH-box RNA helicase
RHAU binds an intramolecular RNA G-quadruplex in TERC and associates with telomerase holoenzyme.
Nucleic Acids Research, 39(21), 9390-9404. doi: Doi 10.1093/Nar/Gkr630
Laughlan, G., Murchie, A. I. H., Norman, D. G., Moore, M. H., Moody, P. C. E., Lilley, D. M. J., & Luisi,
B. (1994). The High-Resolution Crystal-Structure of a Parallel-Stranded Guanine Tetraplex. Science,
265(5171), 520-524. doi: DOI 10.1126/science.8036494
Lipps, D. a. n. i. e. l. a. R. o. d. e. s. a. H. J. (2015). G-quadruplexes and their regulatory roles in biology. Nucleic
Acids Research, 43(18), 8627–8637.
Lu, Y. J., Yan, S. C., Chan, F. Y., Zou, L., Chung, W. H., Wong, W. L., . . . Wong, K. Y. (2011). Benzothiazole-
substituted benzofuroquinolinium dye: a selective switch-on fluorescent probe for G-quadruplex. Chemical
Communications, 47(17), 4971-4973. doi: Doi 10.1039/C1cc00020a
Luu, K. N., Phan, A. T., Kuryavyi, V., Lacroix, L., & Patel, D. J. (2006). Structure of the human telomere in K+
solution: An intramolecular (3+1) G-quadruplex scaffold. Journal of the American Chemical Society, 128(30),
9963-9970. doi: Artn Ja062791w Doi 10.1021/Ja062791w
Ma, D. L., Che, C. M., & Yan, S. C. (2009). Platinum(II) Complexes with Dipyridophenazine Ligands as Human
Telomerase Inhibitors and Luminescent Probes for G-Quadruplex DNA. Journal of the American Chemical
Society, 131(5), 1835-1846. doi: Doi 10.1021/Ja806045x
Martadinata, H., Heddi, B., Lim, K. W., & Phan, A. T. (2011). Structure of Long Human Telomeric RNA (TERRA):
G-Quadruplexes Formed by Four and Eight UUAGGG Repeats Are Stable Building Blocks. Biochemistry,
50(29), 6455-6461. doi: Doi 10.1021/Bi200569f
Mergny, J. L., & Helene, C. (1998). G-quadruplex DNA: A target for drug design. Nature Medicine, 4(12), 1366-
1367. doi: Doi 10.1038/3949
12 Đ. T. Dũng và N. T. Thu Thảo. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 3-12
Neidle, S. (2003). G-quadruplex formation at telomere ends: A strategy for selective interference with telomere
maintenance in tumour cells. British Journal of Cancer, 88, S5-S5.
Norseen, J., Johnson,F.B. and Lieberman,P.M. (2009). Role for G-quadruplex RNA binding by Epstein-Barr virus
nuclear antigen 1 in DNA replication and metaphase chromosome attachment. 83, 10336–10346.
Paeschke, K., Simonsson, T., Postberg, J., Rhodes, D., & Lipps, H. J. (2005). Telomere end-binding proteins control
the formation of G-quadruplex DNA structures in vivo. Nat Struct Mol Biol, 12(10), 847-854. doi:
10.1038/nsmb982
Parkinson, G. N., Lee, M. P. H., & Neidle, S. (2002). Crystal structure of parallel quadruplexes from human
telomeric DNA. Nature, 417(6891), 876-880. doi: Doi 10.1038/Nature755
Patel, D. J., Phan, A. T., & Kuryavyi, V. (2007). Human telomere, oncogenic promoter and 5'-UTR G-quadruplexes:
Diverse higher order DNA and RNA targets for cancer therapeutics. Nucleic Acids Research, 35(22), 7429-
7455. doi: Doi 10.1093/Nar/Gkm711
Phan, A. T., Kuryavyi, V., Luu, K. N., & Patel, D. J. (2007). Structure of two intramolecular G-quadruplexes
formed by natural human telomere sequences in K+ solution. Nucleic Acids Research, 35(19), 6517-6525. doi:
Doi 10.1093/Nar/Gkm706
Phan, A. T., Luu, K. N., & Patel, D. J. (2006). Different loop arrangements of intramolecular human telomeric (3+1)
G-quadruplexes in K+ solution. Nucleic Acids Research, 34(19), 5715-5719. doi: Doi 10.1093/Nar/Gkl726
Salvati, E., Leonetti, C., Rizzo, A., Scarsella, M., Mottolese, M., Galati, R., . . . Biroccio, A. (2007). Telomere
damage induced by the G-quadruplex ligand RHPS4 has an antitumor effect. J Clin Invest, 117(11), 3236-
3247. doi: 10.1172/JCI32461
Sen, D., & Gilbert, W. (1988). Formation of Parallel 4-Stranded Complexes by Guanine-Rich Motifs in DNA and
Its Implications for Meiosis. Nature, 334(6180), 364-366. doi: Doi 10.1038/334364a0
Sissi, C., & Palumbo, M. (2014). Telomeric G-quadruplex architecture and interactions with potential drugs. Curr
Pharm Des, 20(41), 6489-6509.
Smith, F. W., & Feigon, J. (1992). Quadruplex Structure of Oxytricha Telomeric DNA Oligonucleotides. Nature,
356(6365), 164-168.
Sundquist, W. I. a. H., S. (1993). Evidence for interstrand quadruplex formation in the dimerization of human
immunodefiiency virus 1 genomic RNA. Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A., 90, 3393–3397.
Takahama, K., Takada, A., Tada, S., Shimizu, M., Sayama, K., Kurokawa, R., & Oyoshi, T. (2013). Regulation of
Telomere Length by G-Quadruplex Telomere DNA- and TERRA-Binding Protein TLS/FUS. Chemistry &
Biology, 20(3), 341-350. doi: DOI 10.1016/j.chembiol.2013.02.013
Tan, Z., Tang, J., Kan, Z. Y., & Hao, Y. H. (2015). Telomere G-Quadruplex as a Potential Target to Accelerate
Telomere Shortening by Expanding the Incomplete End-Replication of Telomere DNA. Curr Top Med Chem,
15(19), 1940-1946.
Vaughn, J. P., Creacy, S. D., Routh, E. D., Joyner-Butt, C., Jenkins, G. S., Pauli, S., . . . Akman, S. A. (2005). The
DEXH protein product of the DHX36 gene is the major source of tetramolecular quadruplex G4-DNA
resolving activity in HeLa cell lysates. Journal of Biological Chemistry, 280(46), 38117-38120. doi: DOI
10.1074/jbc.C500348200
Vicki S Chambers, Giovanni Marsico, Jonathan M Boutell, Marco Di Antonio, Smith, G. P., & Balasubramanian, S.
High-throughput sequencing of DNA G-quadruplex structures in the human genome. Nature Biotechnology,
33, 877–881.
Wang, Y., & Patel, D. J. (1993). Solution structure of a parallel-stranded G-quadruplex DNA. J Mol Biol, 234(4),
1171-1183. doi: 10.1006/jmbi.1993.1668
Zlotorynski, E. (2015 ). Mapping DNA G-quadruplex structures. Nature Reviews Molecular Cell Biology, 16, 518.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- g_quadruplex_muc_tieu_tiem_nang_cho_nhung_phan_tu_nho_va_pro.pdf