Gia nhập cộng đồng Asean cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng là một thực tế đáng lo ngại: Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đánh giá theo thang điểm 10 chỉ đạt 3,79 điểm. Theo số liệu điều tra lao động - việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2014: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong nền kinh tế quốc dân đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm 18,2% trong tổng số lực lượng lao động đang làm việc, trong đó lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 7,6% tổng số lao động được đào tạo. Trong sản xuất và trao đổi thương mại, ngoài nền kinh tế Singapore và Việt Nam có thể bổ sung cho nhau (như: Singapore có thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho Việt Nam và ngược lại Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều loại sản phẩm mà Singapore không sản xuất). Nhưng đối với 8 nước ASEAN còn lại, đa số sản phẩm hàng hóa sản xuất và trao đổi thương mại là cùng chủng loại và đang cạnh tranh gay gắt với Việt Nam. Có thể nhận biết ngay những mặt hàng như: các sản phẩm chăn nuôi, rau quả, mía đường, thậm chí cả lúa gạo, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện lạnh, điện tử, hàng may mặc, giầy dép, ô tô, sau năm 2015 Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các hàng hóa cùng loại nhưng giá cả phù hợp, mẫu mã đẹp và chất lượng cao hơn trong các nước ASEAN. Những khó khăn, thách thức nêu trên đòi hỏi Việt Nam, nếu không muốn thua ngay trên sân nhà thì phải tích cực hoàn thiện thể chế và luật pháp cho phù hợp với Cộng đồng ASEAN, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng trưởng bền vững, mở rộng liên doanh liên kết trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để vượt lên trong cạnh tranh và hội nhập trong Cộng đồng ASEAN.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia nhập cộng đồng Asean cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỐNG KÊ QUỐC TẾ VÀ HỘI NHẬP SỐ 01 – 2016 23 23 GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG ASEAN CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Nguyễn Hòa Bình* Ngày 22/11/2015, tại Hội nghị cấp cao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 27 diễn ra ở Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, lãnh đạo của 10 thành viên ASEAN23 đã đặt bút ký 2 văn kiện lịch sử: Tuyên bố về việc chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31-12-2015 và tuyên bố về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Đây là một bước ngoặt lịch sử đánh dấu kết quả của gần nửa thế kỷ (1967 - 2015) phấn đấu bền bỉ của 10 quốc gia ASEAN vì hòa bình, an ninh, tiến bộ xã hội và thúc đẩy các lợi ích, lý tưởng và nguyện vọng các mục tiêu và nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN. Quá trình hình thành Cộng đồng ASEAN được tiến triển từ Hiệp hội ban đầu với 5 nước thành viên là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, thành lập vào ngày 8/8/1967 với Tuyên bố: “tích cực hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được các mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa” * Nguyên Phó Vụ trưởng, Vụ Thống kê Nông, lâm nghiệp và thủy sản 24 Bao gồm: Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Malaysia, Cộng hòa Liên bang Myanmar, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tuyên bố Bangkok 1967). Trải qua bước phát triển tiếp theo: Brunei gia nhập ASEAN vào năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanmar năm 1997 và Campuchia năm 1999 đã mở rộng ASEAN hội tụ đủ 10 nước thành viên Đông Nam Á như hiện nay. Ý tưởng về xây dựng “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các dân tộc đùm bọc lẫn nhau” được khởi nguồn rõ nét từ việc thông qua văn kiện: “Tầm nhìn ASEAN năm 2020” tại Hội nghị cấp cao không chính thức tại Malaysia nhân kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN vào tháng 12/1997. Quá trình hoàn thiện Cộng đồng ASEAN từng bước trải qua các dấu ấn lịch sử quan trọng sau đây: Hội nghị cấp cao ASEAN 6 (Hà Nội, tháng 12/1998) đã thông qua Chương trình hành động Hà Nội (HPA) cho giai đoạn 1999-2004 đề ra các biện pháp và hoạt động cụ thể thúc đẩy hợp tác ASEAN; Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II vào tháng 10/2003 (còn gọi là Tuyên bố Ba-li II) đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020; Chương trình hành động Viên Chăn (VAP) đề ra các Kế hoạch hành động để xây dựng Cộng đồng ASEAN cho giai đoạn 2004-2010; Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12 diễn ra ở Philippines (01/2007), ASEAN đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối hình thành Cộng đồng Thống kê Quốc tế và Hội nhập Gia nhập cộng đồng ASEAN 24 SỐ 01– 2016 24 ASEAN vào năm 2015, thay vì vào năm 2020 như thỏa thuận trước đây; Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 (tháng 11/2007) đã ký Hiến chương ASEAN (có hiệu lực ngày 15/12/2008) tạo hành lang pháp lý và khuôn khổ thể chế cho gia tăng liên kết khu vực; Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 (tháng 2/2009) thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN (về chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội) và Kế hoạch công tác về Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) giai đoạn 2 (2009-2015); Vượt qua nhiều chia rẽ và khác biệt, thậm chí là nghi kỵ đối đầu giữa các nước trong khu vực, sự hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015 là bước chuyển mới về chất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ gắn kết chặt chẽ hơn về chính trị - an ninh, liên kết cao về kinh tế, cùng chia sẻ trách nhiệm xã hội, thực sự hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, mang lại lợi ích chung cho tất cả các nước thành viên. Điều này thể hiện tầm nhìn chiến lược cũng như ý chí, quyết tâm chính trị thức thời của 10 nước thành viên Đông Nam Á để kịp thời ứng phó và thích ứng trước các cơ hội và thách thức mới đang nổi lên trong khu vực và trên thế giới. Nhưng đây không phải là một tổ chức siêu quốc gia, một liên minh quân sự hoặc liên kết toàn diện cao như Liên minh châu Âu (EU) mà chủ yếu mang tính liên kết sâu rộng giữa 10 nước thành viên và mở rộng hợp tác với các nước bên ngoài trên cơ sở pháp lý ràng buộc là Hiến chương ASEAN. Nội dung chính của Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột sau đây: - Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC): Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh, đóng vai trò trung tâm trong việc định hình cấu trúc an ninh khu vực, làm sâu sắc quan hệ với các đối tác bên ngoài. Trên cơ sở giải quyết các tranh chấp và khác biệt bằng các biện pháp hòa bình, xây dựng lòng tin chiến lược, tăng cường an ninh và hợp tác hàng hải (như: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông - DOC và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông - COC). Kế hoạch hành động xây dựng APSC tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 vào tháng 11/2004 đã đề ra 6 lĩnh vực hợp tác chính gồm: Hợp tác chính trị; Xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử; Ngăn ngừa xung đột; Giải quyết xung đột; Kiến tạo hòa bình sau xung đột; và Cơ chế thực hiện. Kèm theo đó là danh mục 75 hoạt động cụ thể để xây dựng APSC. - Cộng đồng Kinh tế (AEC): Nhằm tạo ra một cộng đồng liên kết kinh tế chặt chẽ và năng động; thúc đẩy kinh tế phát triển cao và bền vững, gia tăng thương mại, đầu tư và tạo việc làm; nâng cao năng lực nội khối đồng thời hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. ASEAN đã nhất trí tạo thành một Cộng đồng kinh tế với các đặc trưng: Một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của các loại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; Một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI); Một khu vực hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. - Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC): Nhằm xây dựng một cộng đồng xã hội đùm Thống kê Quốc tế và Hội nhập Gia nhập cộng đồng ASEAN SỐ 01 – 2016 25 25 bọc và chia sẻ, năng động và hài hòa, thúc đẩy phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, thông qua các cơ chế hiệu quả để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của người dân ASEAN. Nội dung về ASCC đã xác định các lĩnh vực hợp tác chính là : Tạo dựng cộng đồng xã hội đùm bọc; Giải quyết những tác động xã hội của hội nhập kinh tế; Phát triển môi trường bền vững; Nâng cao nhận thức và bản sắc ASEAN. Một số lĩnh vực ưu tiên trong ASCC gồm: văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, phúc lợi và bảo trợ xã hội, quyền và công bằng xã hội, phát triển môi trường bền vững,... Từ khi thành lập đến nay, ASEAN đã trở thành một mái nhà chung gắn kết 10 quốc gia với diện tích hơn 4,5 triệu km2, dân số đứng thứ ba thế giới với 625 triệu người và là nền kinh tế có quy mô lớn thứ 7 thế giới với GDP đạt hơn 2600 tỷ USD. Từ một Hiệp hội ban đầu với những nước nhỏ và vừa, ASEAN đã đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và thế giới. ASEAN hiện đang là đối tác chiến lược với 7 nước lớn24 và quan hệ đối tác toàn diện với Nga, EU và Canada; có 83 nước và tổ chức đã cử đại sứ tại ASEAN. Trong lĩnh vực kinh tế, từ khi gia nhập ASEAN mỗi nước thành viên đều gặt hái được nhiều thành công. Theo Báo cáo Đầu tư của ASEAN (AIR): Trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu bị suy giảm tới 16%, nhưng vốn FDI vào ASEAN vẫn tiếp tục tăng lên: năm 1996 vốn FDI đầu tư vào ASEAN chỉ gần 30 tỷ USD, đến năm 2007 tăng lên là 84 tỷ USD (chiếm 11% tổng số vốn FDI toàn 25 Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ cầu) và đến năm 2014 đã lên tới 136,2 tỷ USD, tăng 1,62 lần (trong đó vốn đầu tư giữa các nước nội khối ASEAN đạt 24,4 tỷ USD chiếm 17,9% tổng số vốn FDI). Kim ngạch thương mại 2 chiều của ASEAN từ 1.600 tỷ USD (2007) lên 2.500 tỷ USD (2013), tăng 1,56 lần; trong đó kim ngạch thương mại 2 chiều giữa các nước ASEAN từ 458,1 tỉ USD (2008) lên 608,6 tỉ USD (2013), tăng 33 %. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới từ năm 2007 đến nay bị suy giảm và phục hồi chậm, các nước ASEAN vẫn tăng trưởng ổn định bình quân khoảng 5%/năm. Cơ cấu kinh tế ASEAN trong những năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực: Khu vực dịch vụ tăng liên tục đến năm 2014 chiếm 51%, khu vực công nghiệp, xây dựng là 38% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ chiếm 11%. Theo Thủ tướng Malaysia Najib Razak: GDP của khối sẽ tăng trưởng 7,1%, đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020, dự báo ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2030 và lớn thứ 4 vào năm 2050. Lộ trình tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN, theo Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh đến nay đã thực hiện được 97% các biện pháp đề ra; trong đó: trụ cột Chính trị- An ninh và trụ cột Văn hóa - Xã hội đã thực hiện được 100% các biện pháp; trụ cột Kinh tế đã thực hiện được 506/611 biện pháp (đạt 93%). Như vậy, ASEAN đến cuối năm nay về cơ bản hoàn thành được hầu hết các biện pháp đề ra trong quá trình thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng và các biện pháp này vẫn tiếp tục được hoàn hiện hơn nữa vào sau năm 2015. Về lĩnh vực cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan, ASEAN tuyên bố đã xóa bỏ thuế đánh vào 97,3% số các sản phẩm giao dịch trong Thống kê Quốc tế và Hội nhập Gia nhập cộng đồng ASEAN 26 SỐ 01– 2016 26 khu vực và đã dỡ bỏ được 45/69 rào cản phi thuế quan; Sự hình thành Cộng đồng ASEAN là một bước ngoặt lịch sử đưa ASEAN bước sang một giai đoạn phát triển mới “liên kết chặt chẽ, năng động và thực chất hơn” vì hòa bình, ổn định, hợp tác, năng động và thịnh vượng. Năm 2015 là năm đánh dấu Việt Nam kỷ niệm 20 năm gia nhập ASEAN (vào ngày 28/7/1995). Việc gia nhập ASEAN thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá của hội nhập khu vực và quốc tế. Tham gia ASEAN là bước đột phá mở cánh cửa phá vỡ thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam và từng bước đưa nước ta hội nhập sâu vào đời sống khu vực và quốc tế. Trong 20 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam có rất nhiều đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và được lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch hành động triển khai của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực vận động ASEAN kết nạp thêm Lào, Myanmar, Campuchia vào Hiệp hội; đồng thời tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (1998), Chương trình Hành động Hà Nội đã góp phần định hướng phát triển của Hiệp hội vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (nhiệm kỳ 2000 - 2001) và Chủ tịch ASEAN năm 2010. Trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chú trọng mở rộng quan hệ đối ngoại trong và ngoài khối thông qua các Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), vận động để đại diện ASEAN dự Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hàn Quốc và Canada. Việt Nam cùng các nước ASEAN đã chủ động đề xuất sáng kiến, hợp tác ưu tiên của ASEAN trong nhiều lĩnh vực: Y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu, thúc đẩy ngoại giao nhân dân, Dấu ấn đóng góp của Việt Nam 20 năm qua được thể hiện xuyên suốt trong các Hội nghị cấp cao, các Chương trình nghị sự, các Kế hoạch và Lộ trình phát triển cũng như trong các văn kiện mang tầm chiến lược của ASEAN. Thành công nổi bật hơn cả của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là trong lĩnh vực kinh tế. Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ các nước ASEAN. Từ năm 1988 đến năm 1995, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam 1620 dự án với số vốn đăng ký là 19,3 tỷ USD; sau khi gia nhập ASEAN vốn FDI của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam trong 5 năm (1996 - 2000) đã tăng lên là 1724 dự án với số vốn đăng ký là 26,3 tỷ USD (tăng 36,3% về vốn); đến tháng 6/2015 đã có 2632 dự án của các nước ASEAN với số vốn đăng ký là 54,6 tỷ USD (tăng 2,8 lần về vốn so với giai đoạn 1988-1995). Kim ngạch thương mại 2 chiều (xuất nhập khẩu) giữa Việt Nam với ASEAN tăng nhanh: Năm 1996 chỉ đạt hơn 4,1 tỷ USD thì đến năm 2014 đã tăng lên 42,1 tỷ USD (tăng 10,3 lần). Trong khi tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế giới sụt giảm và phục hồi chậm sau khủng hoảng kinh tế thế giới (chỉ đạt trên 3%) thì Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao trên thế giới (đạt từ 5 - 6%) và năm 2015 có thể đạt trên 6,5%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam chuyển mạnh Thống kê Quốc tế và Hội nhập Gia nhập cộng đồng ASEAN SỐ 01 – 2016 27 27 theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Khu vực công nghiệp, dịch vụ từ tỷ lệ 61,3% (1990) đến năm 2014 đã chiếm 72,2% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản từ 38,7% (1990) đến năm 2014 chỉ còn 17,7%. Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN (CEPT/AFTA/ATIGA), Việt Nam chấp nhận đưa 8579 dòng thuế xuất nhập khẩu (chiếm 90%) với mức 5% về 0% từ ngày 01/01/2015. Những dòng thuế còn lại (gồm ôtô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô - xe máy, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, dầu thực vật, hoa quả nhiệt đới, tủ lạnh, máy điều hòa, bánh kẹo, thức ăn gia súc, sản phẩm nhựa, phôi thép, lốp ôtô, vô tuyến, tàu thuyền) với 687 dòng thuế (chiếm 7%) sẽ xuống 0% vào năm 2018. Ngoại trừ mặt hàng xăng dầu có lộ trình riêng. Thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN với một thị trường mở rộng lớn đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất, đẩy mạnh tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ trong khối, thu hút vốn đầu tư và tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại cũng như phương pháp quản lý tiên tiến, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước ASEAN 625. Việc mở cửa thị trường và xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào các nước ASEAN cũng đồng nghĩa với Việt Nam phải mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của 9 nước trong khối. Điều này, tạo nên áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong khối, nhưng người tiêu dùng các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam được hưởng lợi từ các hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, chất lượng cao và giá rẻ đến từ các 26 Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia nước nội khối; đồng thời các doanh nghiệp nhập khẩu trong khối cũng hạ bớt được chi phí đầu vào, gia tăng năng lực cạnh tranh và lợi nhuận. Theo dự báo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), gia nhập AEC kinh tế Việt Nam có cơ hội tăng trưởng thêm 14,5% và số việc làm của Việt nam sẽ tăng lên 10,5% vào năm 2025. Trước mắt, các chuyên gia trình độ cao, thợ lành nghề và có 8 ngành nghề trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương (gồm: Kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch);... Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, gia nhập Cộng đồng ASEAN Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam là 1 trong 4 nước có nền kinh tế thị trường chưa hội nhập đầy đủ, trình độ phát triển sản xuất, năng suất lao động thấp nhất trong khối và GDP bình quân đầu người cũng chỉ bằng một nửa so với mức bình quân chung của ASEAN (khoảng hơn 4000 USD). Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, một lợi thế của Việt Nam trong hội nhập quốc tế vẫn chủ yếu là sản xuất quy mô nhỏ của hộ nông dân, ruộng đất manh mún, phân tán, năng suất một số cây trồng, vật nuôi còn thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều, việc sử dụng tràn lan phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất cấm trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản khiến cho vệ sinh an toàn thực phẩm đang ở mức báo động. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với hơn 500.000 doanh nghiệp đang giữ vai trò chủ lực trong cạnh tranh quốc tế, hiện có tới 97% thuộc loại nhỏ và vừa, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng Thống kê Quốc tế và Hội nhập Gia nhập cộng đồng ASEAN 28 SỐ 01– 2016 28 lực cạnh tranh quốc tế hạn chế. Theo điều tra của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) hiện có tới 65% doanh nghiệp Việt Nam còn chưa hiểu biết và nắm bắt được cơ hội khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN. Trong khi đó, mấy năm gần đây các nước ASEAN 6 đang có sự chuyển động tích cực từ phía các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của nhà nước để đón bắt cơ hội thành lập AEC. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng là một thực tế đáng lo ngại: Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đánh giá theo thang điểm 10 chỉ đạt 3,79 điểm. Theo số liệu điều tra lao động - việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2014: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong nền kinh tế quốc dân đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm 18,2% trong tổng số lực lượng lao động đang làm việc, trong đó lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 7,6% tổng số lao động được đào tạo. Trong sản xuất và trao đổi thương mại, ngoài nền kinh tế Singapore và Việt Nam có thể bổ sung cho nhau (như: Singapore có thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho Việt Nam và ngược lại Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều loại sản phẩm mà Singapore không sản xuất). Nhưng đối với 8 nước ASEAN còn lại, đa số sản phẩm hàng hóa sản xuất và trao đổi thương mại là cùng chủng loại và đang cạnh tranh gay gắt với Việt Nam. Có thể nhận biết ngay những mặt hàng như: các sản phẩm chăn nuôi, rau quả, mía đường, thậm chí cả lúa gạo, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện lạnh, điện tử, hàng may mặc, giầy dép, ô tô, sau năm 2015 Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các hàng hóa cùng loại nhưng giá cả phù hợp, mẫu mã đẹp và chất lượng cao hơn trong các nước ASEAN. Những khó khăn, thách thức nêu trên đòi hỏi Việt Nam, nếu không muốn thua ngay trên sân nhà thì phải tích cực hoàn thiện thể chế và luật pháp cho phù hợp với Cộng đồng ASEAN, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng trưởng bền vững, mở rộng liên doanh liên kết trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để vượt lên trong cạnh tranh và hội nhập trong Cộng đồng ASEAN. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Ngoại giao, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN), Cổng thông tin điện tử của Chính phủ ( Chinhphu.vn); 2. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê qua các năm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội; 3. Ban Thư ký ASEAN, Một số nét về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và cơ chế hợp tác kinh tế trong hiệp hội ( 4. Cộng đồng ASEAN sự khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgia_nhap_cong_dong_asean_co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_viet_n.pdf
Tài liệu liên quan