+ Trị số trung bình (XTB) các xét nghiệm
Bạch cầu huyết, CRP và NEO ở nhóm bệnh nhân
sốt xuất huyết:
XTBBC = 4547,25 ± 3665,03 /mm3
XTBCRP = 2,98 ± 3,82 mg/l
XTBNEO = 28,11 ± 9,66 nmol/l
So sánh kết quả giữa nhóm sốt xuất huyết
với nhóm người tình nguyện khỏe mạnh:
FBC = 7,394; PBC = 0,008 Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (với P < 0,05
FCRP = 10,805; PCRP = 0,002 Sự khác biệt co ý
nghĩa thống kê (với P < 0,05).
FNEO = 159,742; PNEO < 0,001 Sự khác biệt co
ý nghĩa thống kê (với P < 0,001)
+ Theo một số tác giả:
- Chan CP, Choi JW, Cao KY, Wang M(2):
Neopterin trong sốt xuất huyết dengue: 48,2
nmol/L; sởi: 36,3 nmol/L; cúm: 18,8 nmol/L;
nhóm chứng (người khỏe mạnh): 6,7 nmol/L.
Trong sốt xuất huyết dengue: neopterin tăng
cao khi có triệu chứng lâm sàng khởi bệnh,
tăng cao nhất vào ngày thứ 4 (54,3 nmol/L),
nồng độ tăng cao liên quan đến sốt và giảm
khi triệu chứng lâm sàng giảm. Điều này cũng
phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, khảo
sát động học 10/40 trường hợp sốt xuất huyết
cho thấy nồng độ neopterin tăng lên đỉnh cao
ở ngày thứ 3 của bệnh, sau đó nồng độ
neopterin giảm dần đến ngày thứ 7, 8 thì trở
về gần bình thường; Tương ứng với thời điểm
này (khoảng ngày thứ 5) là bệnh nhân bắt đầu
hạ sốt và huyết thanh chẩn đoán sốt xuất
huyết dengue IgM và IgG dương tính.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị chẩn đoán của Neopterin trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Nội Khoa 1
GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA NEOPTERIN
TRÊN BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Lê Xuân Trường*, Phan Thị Danh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu là đánh giá giá trị chẩn đoán của neopterin (NEO) trong các trường
hợp nhiễm siêu vi, đặc biệt trong sốt xuất huyết dengue.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang. Định lượng neopterin bằng phương pháp ELISA của Hãng
B.R.A.H.M.S (Đức) tại Khoa Sinh hóa Bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2007 đến tháng
10 năm 2008 tại Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy. Gồm 3 nhóm: Nhóm 1: người tình nguyện khỏe mạnh
(n = 30). Nhóm 2: bệnh nhân sốt xuất huyết dengue (n = 40). Nhóm 3: bệnh nhân nhiễm siêu vi (n = 11).
Kết quả: Nồng độ trung bình của các xét nghiệm ở nhóm 1: Bạch cầu huyết = 6.383,33 /mm3; CRP = 0,65
mg/l; NEO = 5,49 nmol/l; Nồng độ trung bình của các xét nghiệm ở nhóm 2: Bạch cầu huyết = 4.547,25 /mm3;
CRP = 2,98 mg/l; NEO = 28,11 nmol/l; Nồng độ trung bình của các xét nghiệm ở nhóm 3: Bạch cầu huyết =
6.359,09 /mm3; CRP = 19,66 mg/l; NEO = 35,26 nmol/l. So sánh kết quả giữa nhóm 2 với nhóm 1: FBC = 7,394,
PBC = 0,008 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). FCRP = 10,805, PCRP = 0,002 Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P < 0,05). FNEO = 159,742 , PNEO < 0,001 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). So sánh kết
quả giữa nhóm 3 với nhóm 1: FBC = 0,001, PBC = 0,973 Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). FCRP =
7,296 PCRP = 0,010 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). FNEO = 79,571, PNEO < 0,001 Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P < 0,001).
Kết luận: Neopterin tăng cao trong sốt xuất huyết và nhiễm siêu vi; Nồng độ neopterin tăng cao nhất vào
ngày thứ 3 và bắt đầu giảm khi hạ sốt cũng như khi IgM, IgG của huyết thanh chẩn đoán dengue dương tính.
CRP cũng tăng trong nhiễm siêu vi và sốt xuất huyết nhưng so với neopterin thì tăng chậm hơn.
ABSTRACT
DIAGNOSTIC VALUE OF NEOPTERIN IN PATIENTS WITH DENGUE FEVER
Le Xuan Truong, Phan Thị Danh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 222 - 226
Background The aim of the study is to evaluate diagnostic value of neopterin (NEO) in viral infections,
especially in dengue fever.
Material and method: Series of prospective study are described from September 2007 to October 2008 at
Department of Tropical Diseases in Cho Ray hospital. Neopterin quantitative analysis by ELISA method at
Department of Biochemistry in Cho Ray hospital. There are three groups, group 1: healthy volunteers (n = 30),
group 2: dengue fever (n = 40), group 3: viral infection (n = 11).
Results: Mean concentration of tests group 1: white cell count = 6,383.33 /mm3; CRP = 0.65 mg/l; NEO =
5.49 nmol/l. Mean concentration of tests group 2: white cell count = 4,547.25 /mm3; CRP = 2.98 mg/l; NEO =
28.11 nmol/l. Mean concentration of tests group 3: white cell count = 6,359.09 /mm3; CRP = 19.66 mg/l; NEO =
35.26 nmol/l. Compare results between group 2 and group 1: FBC = 7.394; PBC = 0.008. There is a diffence (P <
0.05). FCRP = 10.805 PCRP = 0.002. There is a diffence (P < 0.05). FNEO=159.742, PNEO < 0.001 There is a diffence
(P
* Bộ môn Hóa Sinh Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. ** Khoa Sinh hóa Bệnh viện Chợ Rẫy.
Chuyên Đề Nội Khoa 2
0.05). FCRP = 7.296, PCRP = 0.010 There is a diffence (P < 0.05). FNEO = 79.571, PNEO < 0.001 There is a
diffence (P < 0.001).
Conclusion: Neopterin increases highly in dengue fever and viral infections. Serum neopterin levels
increases maximum at the 3rd day and decreases when low temperature also positive IgM, IgG diagnostic serum.
CRP also increases but slower neopterin.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Neopterin (NEO) là chỉ tố sinh học được
phát hiện trong những năm gần đây, là chất có
phân tử lượng nhỏ, được tổng hợp từ guanosin
triphosphat (GTP) ở monocytes/macrophages do
sự hoạt hóa của interferon gamma (IFN gamma)
cytokine khi cơ thể bị nhiễm siêu vi như HIV,
SARS, sởi, cúm, sốt xuất huyết dengue...
Bình thường nồng độ NEO trong huyết
thanh < 10 nmol/L tăng cao trong nhiễm siêu
vi như sốt xuất huyết dengue, sởi, cúm, HIV,
SARS. Một số nghiên cứu trên thế giới ghi
nhận NEO có thể tăng trong một số bệnh tự
miễn, ung bướu...
Đo nồng độ của NEO trong các dịch cơ thể
như huyết thanh, dịch não tủy hoặc nước tiểu có
thể giúp phát hiện sớm và tầm soát nguyên nhân
bệnh từ siêu vi trùng.
Khi kết hợp xét nghiệm NEO với các xét
nghiệm khác như bạch cầu. CRP có thể giúp
chẩn đoán phân biệt giữa nhiễm trùng và siêu vi
trùng (1,2,3,4,5,6,7). CRP tăng cao trong nhiễm trùng,
không tăng trong nhiễm siêu vi trùng. Ngược
lại, NEO tăng trong nhiễm siêu vi, không tăng
trong nhiễm trùng.
Hiện nay xét nghiệm này được áp dụng tại
một số phòng xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm
siêu vi ở một số nước như Đức, Nhật.
Riêng ở Việt Nam, xét nghiệm này chưa thấy
nghiên cứu và triển khai trong thời gian qua.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 81 người, chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Gồm những người tình nguyện
khỏe mạnh (không có bệnh nhiễm trùng và viêm
gan siêu vi B, C); Số lượng n = 30 người.
- Nhóm 2: Gồm những bệnh nhân sốt xuất
huyết (chẩn đoán dựa vào huyết thanh Dengue
IgM và IgG dương tính); Số lượng n = 40 người.
- Nhóm 3: Gồm những bệnh nhân nhiễm
siêu vi (chẩn đoán dựa vào lâm sàng và cận lâm
sàng: sốt, bạch cầu/máu và kết quả điều trị: chỉ
điều trị triệu chứng và bồi dưỡng, không dùng
kháng sinh); Số lượng n = 11 người.
Tất cả bệnh nhân trên điều trị tại khoa
Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy trong
khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2007 đến
tháng 10 năm 2008.
Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang hàng loạt trường hợp.
- Kỹ thuật xét nghiệm
Định lượng neopterin của Hãng
B.R.A.H.M.S (Đức); Phương pháp: ELISA
(Enzyme immuno-assay) tại Khoa Sinh hóa Bệnh
viện Chợ Rẫy; Mẫu thử: huyết thanh (serum).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nhóm 1
Gồm những người tình nguyện khỏe mạnh
(n = 30)
Stt Số hồ sơ nhập viện Họ và tên Sinh năm Bạch cầu (mm3 ) CRP (mg/l) NEO (nmol/l)
01 THHS-07 Nguyễn Hoàng D. 1968 5800 3,30 6,0
02 THHS-07 Huỳnh Tấn N. 1982 6900 0,20 5,3
03 THHS-07 Nguyễn Hữu P. 1948 6100 1,40 4,6
04 THHS-07 Lê Minh S. 1976 6700 0,20 5,8
05 THHS-07 Dương Thị Thu S. 1977 6600 0,30 4,6
06 THHS-07 Nguyễn Hồng T. 1962 6200 0,30 4,9
Chuyên Đề Nội Khoa 3
Stt Số hồ sơ nhập viện Họ và tên Sinh năm Bạch cầu (mm3 ) CRP (mg/l) NEO (nmol/l)
07 THHS-07 Hoàng Thị Thái T. 1983 6800 0,20 5,2
08 THHS-07 Lê Văn T. 1972 6600 1,90 4,8
09 THHS-07 Trần Thị Anh T. 1982 5300 0,20 4,9
10 THHS-07 Nguyễn Văn T. 1983 6400 0,30 6,3
11 THHS-07 Đặng Đức T. 1981 7100 0,20 5,3
12 THHS-07 Nguyễn Vũ U. 1979 6800 0,20 3,4
13 THHS-07 Nguyễn Thị Cao V. 1979 6900 0,20 12
14 THHS-07 Vũ Đức Đ. 1974 7100 0,70 4,4
15 Tổ 28. Y06 Lê Quyết C. 1988 6300 0,20 4,6
16 Tổ 2. Y07 Nguyễn Thị Phương L. 1982 6800 0,40 10,3
17 Tổ 29. Y06 Nguyễn Văn C. 1987 6800 0,20 5,2
18 Tổ 20. Y06 Nguyễn Huy H. 1988 5300 1,90 6,2
19 Tổ 17. Y06 Phạm Thị Phương A. 1988 6300 0,90 6,1
20 Tổ 22. Y06 Lê Hoàng S. 1988 5800 0,20 5,2
21 Tổ 9. Y06 Quan Kim H. 1984 6700 0,20 4,8
22 Tổ 7. Y06 Đặng Thị Ngọc D. 1988 6300 0,90 4,4
23 Tổ 2. Y07 Huỳnh Thế Phước V. 1989 5100 0,20 4,8
24 Tổ 14. Y06 Trần Thị Kim H. 1988 6800 0,20 4,7
25 Tổ 6. Y06 Nguyễn Thị Ngọc Y. 1988 6200 0,20 4,9
26 Tổ 18. Y06 Nguyễn Thị Phương D. 1988 6200 0,20 4,3
27 Tổ 14, Y06 Hoàng Thị Ngọc B. 1987 6400 0,20 6,5
28 Tổ 36. Y06 Kim Thị Minh Y. 1987 6300 1,70 6,1
29 Tổ 36. Y06 Lê Thị Thu T. 1988 6500 0,40 6,3
30 Tổ 29. Y06 Nguyễn Thái D. 1988 6400 2,00 2,9
+ Trị số trung bình (XTB) các xét nghiệm
Bạch cầu huyết, CRP và NEO ở nhóm người tình
nguyện khỏe mạnh:
XTBBC = 6383,33 ± 512,65 /mm3
XTBCRP = 0,65 ± 0,78 mg/l
XTBNEO = 5,49 ± 1,76 nmol/l
Nhóm 2
Gồm những bệnh nhân sốt xuất huyết có xét
nghiệm huyết thanh chẩn đoán Dengue IgM và
IgG dương tính (n = 40):
Stt Số hồ sơ nhập viện Họ tên Bạch cầu (mm3 ) CRP (mg/l) NEO (nmol/l)
01 07-85161 Trịnh Thị Ánh H. 1,570 0,2 11,2
02 07-86351 Au Thị Yến X. 8,600 0,2 5,2
03 07-86164 Vương Hữu P. 3,700 2 52,2
04 07-88775 Đoàn Đăng H. 2,960 8,1 24,7
05 07-89822 Hoàng T Thùy D. 20,100 1,5 33,5
06 07-90163 Nguyễn Thành L. 3,540 9,5 32,5
07 07-91922 Bùi Minh T. 5,900 0,35 26,9
08 07-93998 Nguyễn Văn Quốc T. 3,850 1,5 40,0
09 07-95077 Phạm Ngọc T. 3,100 1,8 35,6
10 07-89659 Đậu Thị T. 6,400 6,5 27,9
11 07-87043 Tô Thị Bích V. 4,100 1,9 13,7
12 07-94285 Vũ Thanh H. 4,480 0,2 17,5
13 07-93516 Nguyễn Văn C. 4,400 1,7 31,0
14 07-98812 Trần Lê Thanh 2,090 3,4 28,5
15 07-98870 Nguyễn Trí Đ. 3,400 0,4 37,7
16 07-98915 Trương Quang V. 1,300 2,5 38,6
17 07-99815 Phan Thanh T. 6,500 1,3 20,2
Chuyên Đề Nội Khoa 4
Stt Số hồ sơ nhập viện Họ tên Bạch cầu (mm3 ) CRP (mg/l) NEO (nmol/l)
18 07-100568 Hồ Thị Thùy A. 1,340 0,4 29,8
19 07-100873 Nguyễn Văn B. 2,840 2,9 38,6
20 07-101168 Ngyễn Thị Tuyết L. 3,900 0,2 18,3
21 07-101575 Trần Công M. 2,300 2,9 33,5
22 07-102480 Đỗ Mạnh T. 2,790 4,1 34
23 07-103176 Hồ Quốc V. 2,600 0,8 32,6
24 07-99875 Hoàng Ngọc D. 6,400 19 29,8
25 07-99517 Phạm Văn T. 2,300 1,0 33,5
26 07-99259 Vũ Anh V. 3,000 12 37,2
27 08-709 Phạm Hoàng Minh P. 13,900 2,4 15,5
28 08-1497 Nguyễn Thị Diêu H. 5,800 0,4 22,7
29 08-1905 Võ Thị Hồng H. 12,600 8,8 23,5
30 08-814 Huỳnh Hữu N. 3,420 2,6 15,9
31 08-3791 Vương Văn H. 3,600 1,7 20,2
32 08-4610 Hồ Thị Thu H. 2,810 1,7 41,2
33 08-4732 Nông M. 3,000 4,5 32,3
34 08-5020 Hồ Thị Thùy D. 2,600 2,6 26,5
35 08-4976 Nguyễn Mai My K. 2,000 4,3 35,0
36 08-6006 Phan Văn L. 5,000 1,1 21,2
37 08-5183 Bùi Kim N. 1,570 0,20 31,3
38 08-5839 Lê Thị H. 2,790 0,2 13,3
39 08-6269 Nguyễn Thị D. 3,600 0,37 26,3
40 08-2344 Nguyễn Hoàng Minh L. 5,740 2,1 35,2
+ Trị số trung bình (XTB) các xét nghiệm
Bạch cầu huyết, CRP và NEO ở nhóm bệnh nhân
sốt xuất huyết:
XTBBC = 4547,25 ± 3665,03 /mm3
XTBCRP = 2,98 ± 3,82 mg/l
XTBNEO = 28,11 ± 9,66 nmol/l
So sánh kết quả giữa nhóm sốt xuất huyết
với nhóm người tình nguyện khỏe mạnh:
FBC = 7,394; PBC = 0,008 Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (với P < 0,05
FCRP = 10,805; PCRP = 0,002 Sự khác biệt co ý
nghĩa thống kê (với P < 0,05).
FNEO = 159,742; PNEO < 0,001 Sự khác biệt co
ý nghĩa thống kê (với P < 0,001)
+ Theo một số tác giả:
- Chan CP, Choi JW, Cao KY, Wang M(2):
Neopterin trong sốt xuất huyết dengue: 48,2
nmol/L; sởi: 36,3 nmol/L; cúm: 18,8 nmol/L;
nhóm chứng (người khỏe mạnh): 6,7 nmol/L.
Trong sốt xuất huyết dengue: neopterin tăng
cao khi có triệu chứng lâm sàng khởi bệnh,
tăng cao nhất vào ngày thứ 4 (54,3 nmol/L),
nồng độ tăng cao liên quan đến sốt và giảm
khi triệu chứng lâm sàng giảm. Điều này cũng
phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, khảo
sát động học 10/40 trường hợp sốt xuất huyết
cho thấy nồng độ neopterin tăng lên đỉnh cao
ở ngày thứ 3 của bệnh, sau đó nồng độ
neopterin giảm dần đến ngày thứ 7, 8 thì trở
về gần bình thường; Tương ứng với thời điểm
này (khoảng ngày thứ 5) là bệnh nhân bắt đầu
hạ sốt và huyết thanh chẩn đoán sốt xuất
huyết dengue IgM và IgG dương tính.
Nhóm 3
Gồm những bệnh nhân nhiễm siêu vi (n = 11)
Stt Số hồ sơ
nhập viện
Họ tên Bạch cầu
(mm3)
CRP
(mg/l)
NEO
(nmol/l)
01 07-80770 Lã Thanh L. 3,680 0,6 46,5
02 07-81678 Tô M. 11,100 131 31,8
03 07-82802 Võ Anh D. 3,970 30,3 56,1
04 07-82956 Cao Quang T. 4,000 10 60
05 07-86765 Nguyễn Văn T. 12,200 0,2 17,6
06 07-96085 Huỳnh Quốc T. 3,800 1,0 33,1
07 07-97141 Hà Chí L. 5,800 40 33,5
08 07-102559 Nguyễn Thị
Kiều T.
13,100 0,6 15,2
09 07-99948 Nguyễn Thị T. 5,600 0,8 15,7
Chuyên Đề Nội Khoa 5
Stt Số hồ sơ
nhập viện
Họ tên Bạch cầu
(mm3)
CRP
(mg/l)
NEO
(nmol/l)
10 08-1153 Văn Tuấn D. 2,700 1,2 62,5
11 07-97983 Võ Thị T. 4,000 0,6 15,9
+ Trị số trung bình (XTB) các xét nghiệm
Bạch cầu huyết, CRP và NEO ở nhóm bệnh nhân
nhiễm siêu vi:
XTBBC = 6359,09 ± 3832,42 /mm3
XTBCRP = 19,66 ± 39,41 mg/l
XTBNEO = 35,26 ± 18,45 nmol/l
So sánh kết quả giữa nhóm bệnh nhân
nhiễm siêu vi với nhóm người tình nguyện khỏe
mạnh:
FBC = 0,001; PBC = 0,973 Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê(với P > 0,05).
FCRP = 7,296; PCRP = 0,010 Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (với P < 0,05).
FNEO = 79,571; PNEO < 0,001 Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (với P < 0,001).
KẾT LUẬN
Neopterin tăng cao trong sốt xuất huyết nói
riêng và nhiễm siêu vi nói chung; Nồng độ
neopterin tăng cao nhất vào ngày thứ 3 và bắt
đầu giảm khi hạ sốt và huyết thanh chẩn đoán
dengue IgM, IgG dương tính. CRP tăng trong
nhiễm siêu vi và sốt xuất huyết. Số lượng bạch
cầu không đổi trong nhiễm siêu vi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cesur S; 2005; Neopterin: a marker used for monitoring
infections; Mikrobiyol Bul. 2005 Apr; 39 (2): 251-60.
2. Chan CP, Choi JW, Cao KY, Wang M; 2006; Detection of
serum neopterin for early assessment of dengue virus
infection; J Infect 2006 Sep; 53 (3): 152-8 Epub 2006 Jan 18.
3. Kalkan A, Ozden M, Akbulut H; Serum neopterin levels in
patients with chronichepatitis B; Jpn J Infect Dis. 2005 Apr; 58
(2): 107:9
4. Kusnierz-Cabala B, Naskalski JW, Galicka-Latala D; 2005;
Role of neopterin in clinical diagnosis; Przegl Lek.2005; 62 (7):
716-9.
5. Hensler T, Sauerland S; 2003; The clinical value of
procalcitonin and neopterin in predicting sepsis and organ
failure after major trauma; Shock-2003 Nov; 20 (5): 420-6
6. Inci Fisenk B, Us D, Ozcebe OI, Hascelik G; 2005; The value of
increased neopterin levels in reducing tranusion – transmitted
virus infections: detection of a donation from a HBsAg
positive chronic carrier by screening of neopterin in Turkish
blood donors; Scand J Infect Dis. 2005; 37 (8): 599-604
7. Murr C, Widner B, Wirleiner B, Fuchs D; 2002; Neopterin as a
marker for immune system activation; Current drug
metabolism, 2002, 3: 175-187.
Chuyên Đề Nội Khoa 6
Chuyên Đề Nội Khoa 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_chan_doan_cua_neopterin_tren_benh_nhan_sot_xuat_huye.pdf