Những câu hỏi về khả năng nghe trong hoạt
động thường ngày, trong giao tiếp xã hội cũng
như đánh giá về khả năng của chính bản thân và
những người xung quanh đều có thể sử dụng để
đánh giá sức nghe. Kết quả bảng bảng 4 cho thấy
câu 5 “Anh chị có cảm thấy khó nghe khi phải
nói chuyện với nhiều người cùng một lúc
không” có hệ số tải ở nhân tố 1 (0,55) là cao hơn
ở nhân tố 2 (0,45), nhưng chọn vào nhân tố 2 vì
nó phù hợp với tổng thể. Sau khi phân tích nhân
tố của bộ câu hỏi gồm 12 câu hỏi xác định hai
nhân tố chính trong đánh giá giảm thính lực của
công nhân là: “đánh giá khả năng nghe từ các
phương tiện giải trí và khả năng giao tiếp khi hết
ca làm việc” (bao gồm các câu hỏi 7, 8, 9, 10, 11)
và “đánh giá và cảm nhận khả năng nghe của
bản thân trong các hoạt động giao tiếp” (bao
gồm các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12). Những nghiên
cứu khác chỉ tập trung vào một câu hỏi nhằm
đánh giá khả năng nghe và đối tượng nghiên
cứu là cộng đồng dân cư. Độ nhạy và độ đặc
hiệu đều thấp hơn các nghiên cứu khác ở câu hỏi
“hiện tại anh chị có bị giảm sức nghe so với
trước kia(2,6,12‐14). Điều này có thể do đối tượng
nghiên cứu khác nhau.
Với thang đo hai lựa chọn và tiêu chí đánh
giá giảm thính lực khi có bất kỳ một câu trả lời là
“có” trong 12 câu hỏi và không bị giảm thính lực
khi tất cả các câu hỏi có lựa chọn là “không”. Kết
quả cho thấy ngoài độ tin cậy của thang đo (tin
cậy nội bộ, tin cậy lặp lại), còn cho thấy các giá
trị về nhân tố đánh giá sức nghe, đặc biệt là giá
trị tiên đoán thỏa mãn tiêu chí của một công cụ
tầm soát (bảng 5). Tuy nhiên phương pháp đo
lường là “tự điền” nên người lao động có xu
hướng lựa chọn câu trả lời “có” do đó hiện
tượng dương tính giả còn cao. Đồng thời nghiên
cứu cũng chưa so sánh kết quả theo phương
pháp “tự điền” và “phỏng vấn trực tiếp” nhằm
có kết luận đầy đủ hơn về bộ công cụ này. Do đó
rất cần một nghiên cứu tương tự trên một quần
thể lớn hơn với cả hai phương pháp thu thập
thông tin trên nhằm hoàn thiện về cách sử dụng
bộ công cụ.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của bộ câu hỏi tự điền trong tầm soát giảm thính lực ở người lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 518
GIÁ TRỊ CỦA BỘ CÂU HỎI TỰ ĐIỀN TRONG TẦM SOÁT
GIẢM THÍNH LỰC Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nguyễn Văn Chinh*, Hồ Hoàng Vân*, Phan Phúc Nguyên*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Kỹ thuật và chi phí tầm soát giảm thính lực bằng máy đo thính lực gặp nhiều khó khăn đặc biệt
đối với y tế doanh nghiệp. Do vậy việc tạo ra một công cụ tầm soát điếc nghề nghiệp phù hợp với người lao động
là cần thiết.
Mục tiêu: Xác định tính tin cậy, tính giá trị của bộ câu hỏi tự điền.
Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng bộ câu hỏi tầm soát giảm thính lực, sau đó đánh giá tính tin cậy nội
bộ (alpha cronbach), tin cậy lặp lại, phân tích nhân tố và đánh giá giá trị tiên đoán dựa theo chuẩn vàng xác định
giảm thính lực bằng máy đo thính lực.
Kết quả: Bộ câu hỏi đánh giá giảm thính lực gồm 12 câu hỏi, hệ số alpha cronbach của bộ câu hỏi là 0,89,
đánh giá thính lực lần 1 và lần 2 bằng bộ câu hỏi khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Có hai nhân tố đế đánh giá
khả năng nghe trong bộ câu hỏi là “đánh giá khả năng nghe từ các phương tiện giải trí và khả năng giao tiếp khi
hết ca làm việc” (bao gồm các câu hỏi 7, 8, 9, 10, 11) và “đánh giá và cảm nhận khả năng nghe của bản thân
trong các hoạt động giao tiếp” (bao gồm các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12)với độ nhạy của bộ câu hỏi là 80,2 (70,2‐
88,0) và độ đặc hiệu là 56,2(51,2‐62,0).
Kết luận: Bộ câu hỏi có tính tin cậy và giá trị sử dụng trong tầm soát giảm thính lực trên người lao động.
Từ khóa: Bộ câu hỏi, giá trị, độ nhạy, độ đặc hiệu, tin cậy, alpha cronbach.
ABSTRACT
THE VALIDITY OF SELF‐ADMINISTERED QUESTIONAIRE FOR SCREENING
HEARING IMPAIRMENT IN WORKERS
Nguyen Van Chinh, Ho Hoang Van, Phan Phuc Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 518 – 524
Background: Occupational health workers offen faced difficulties in conducting hearing impairment
screening at their workplace due to lacking of equipments. Thus, a valid tool for screeing hearing impairment at
workplaces is needed.
Objectives: Examine reliability and validity of hearing impairement self‐admistered questionnaire sentences
tool for screening hearing loss in worker.
Methods: A self‐administered questionnaire for screening occupational hearing impairement was developed,
then, evaluated internal consistency, repeating reliability, factor anylasis and predictive value based on the
goldstandardinidentifyinghearing loss by audiometer.
Result: The self‐administered questionnaire includes 12 sentences with Cronbach alpha indicator is 0.89.
Repeating measurement showed no significant difference between two measurements. The questionnaire contains
two main components namely “measuring ability of hearing fromtherecreational facilitiesandthe ability to
communicateat the end ofthe work shift (questions from 7 to11)” and “Self-evaluate hearing ability when
comunicating with others (questions from 1 to 6, and 12)”. Compared with audiological results, self‐administered
questionnaire had sensitivity of 80.2% (95%CI: 70.2‐88.0), and specificity of 56.2% (95% CI: 51.2‐62.0).
* Trung tâm sức khỏe lao động môi trường tỉnh Bình Dương
Tác giả liên lạc: Ths. Nguyễn Văn Chinh ĐT: 0988341427 Email: vanchinhcc@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 519
Conclusion: Self‐administered questionnaire has an acceptablereliabilityandvalidity forscreeninghearing
impairementinworkers.
Key words: Questionaire, validity, sensitivity, specificity, reliability, Cronbach’salpha.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh điếc nghề nghiệp là bệnh khá phổ biến
trong số những bệnh nghề nghiệp được công
nhận tại Việt Nam. Tuy vậy công việc tầm soát
giảm thính lực gặp không ít khó khăn không chỉ
về nhân lực mà còn thiếu thốn trang thiết bị đặc
biệt là với y tế doanh nghiệp. Hiện tại chỉ có
trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động từ cấp tỉnh
trở lên mới có khả năng thực hiện công việc tầm
soát cũng như xác định điếc nghề nghiệp. Trong
khi đó Y tế doanh nghiệp chưa thực hiện được
điều này bởi thiếu trang thiết bị, nhân lực cũng
như chi phí khá cao khi khám phát hiện giảm
thính lực bằng máy đo thính lực. Các nghiên cứu
trên thế giới chỉ ra rằng phương pháp phỏng vấn
được sử dụng như một công cụ phát hiện giảm
thính lực(1,6,8,11‐14). Tuy nhiên các nghiên cứu
thường chỉ sử dụng một câu hỏi tự đánh giá về
khả năng nghe nhưng chưa quan tâm câu hỏi
đánh giá về khả năng nghe trong các giao tiếp xã
hội, câu hỏi về những khả năng nghe trong các
hoạt động thường ngày, những câu hỏi về khả
năng nghe khi giao tiếp trong công việc, những
câu hỏi đánh giá tự nhận thức khả năng nghe
của bản thân cũng như từ người thân của tượng
được điều tra. Do vậy việc tạo ra một công cụ
tầm soát điếc nghề nghiệp phù hợp với người
lao động tại Việt Nam là hết sức cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tính tin cậy (nội bộ, tin cậy lặp lại),
tính giá trị (nhân tố, độ nhạy, độ đặc hiệu) của
bộ câu hỏi tự điền trên cơ sở so sánh kết quả đo
thính lực bằng máy đo thính lực trên những
công nhân kiểm tra thính lực tại Trung tâm bảo
vệ sức khỏe lao động môi trường tỉnh Bình
Dương.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả được sử
dụng thông qua việc chọn toàn bộ công nhân
kiểm tra thính lực tại Trung tâm Sức khỏe lao
động môi trường tỉnh Bình Dương với tiêu chí
loại ra là từ chối trả lời câu hỏi hoặc không có
khả năng trả lời câu hỏi. Tất cả đối tượng tham
gia nghiên cứu được hướng dẫn tự trả lời những
câu hỏi soạn sẵn về tuổi, giới, trình độ học vấn,
thời gian làm việc, thói quen sử dụng bảo hộ lao
động, nhận định mức ồn tại nơi làm việc, thói
quen sử dụng tai nghe, các triệu chứng về tai và
12 câu hỏi đánh giá khả năng nghe (30 đối tượng
được yêu cầu trả lời lần thứ 2 sau lần trả lời thứ
nhất 15 phút), sau đó được kiểm tra thính lực
bằng máy đo thính lực ở các tần số 1 và 4 kHz.
Người đo thính lực bằng máy được làm mù về
kết quả trả lời của đối tượng nghiên cứu. Tất cả
các đối tượng tham gia nghiên cứu được thông
báo kết quả cũng như tham vấn điều trị.
Bộ câu hỏi phỏng vấn để đánh giá thính lực
được xây dựng trên cơ sở lý thuyết cũng như các
nghiên cứu trước đây trên thế giới(4,6,8‐15), sau đó
đánh giá tính hằng định trên chỉ số Alpha
cronbach cũng như phân tích nhân tố. Có 12 câu
hỏi được xét đến:
Câu 1: Mọi người có thường than phiền về khả năng nghe
của anh chị không?
Câu 2: Anh chị có thường xuyên yêu cầu “người khác nhắc
lại những câu nói của họ” khi nói chuyện ngay cả khi môi
trường xung quanh yên tĩnh không?
Câu 3: Anh chị có cảm thấy “dường như mọi người nói quá
nhỏ” khi nói chuyện với anh chị không?
Câu 4: Anh chị có thấy khó nghe ở những nơi công cộng
như rạp chiếu phim, nhà sách không?
Câu 5: Anh chị có cảm thấy khó nghe khi “phải nói chuyện
với nhiều người cùng một lúc” không?
Câu 6: Anh chị có thường xuyên phải “lắng tai để nghe
“những gì mọi người nói không?
Câu 7: Anh chị có cảm thấy âm lượng chuông điện thoại
của anh chị rất nhỏ mặt dù đã bật hết âm lượng không?
Câu 8: Anh chị có thường xuyên khó nghe khi nghe điện
thoại (hoặc xem tivi, nghe nhạc) không?
Câu 9: Anh chị có thường xuyên bị than phiền là có thói
quen mở ti vi, radio quá lớn không?
Câu 10: Khi hết ca làm việc, anh chị có thường xuyên yêu
cầu mọi người nói lớn hơn không?
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 520
Câu 11: Anh chị có thường xuyên nghe thấy tiếng lạ trong
tai (tiếng như gió rít, tiếng chuông reo, tiếng ù ù) sau mỗi
ca làm việc không?
Câu 12: Anh chị có cảm thấy mình bị giảm khả năng nghe
so với trước kia không?
Một người được đánh giá giảm thính lực khi
có bất kỳ “một câu trả lời là có” trong tất cả
những câu hỏi được hỏi, thính lực bình thường
khi tất cả các câu hỏi đều trả lời là không. Chuẩn
vàng được xây dựng trên cơ sở kết quả đo thính
lực bằng máy. Một người được xem là giảm
thính lực khi khả năng nghe đường khí của hai
tai ở tần số 1 kHZ hoặc 4 kHZ là trên 25 dB. Kết
quả được mã hóa và nhập liệu bằng phần mềm
Epidata, xử lý bằng Stata 10.0, khoảng tin cậy
95% được sử dụng.
Nghiên cứu thử bộ câu hỏi với thang đo 3
lựa chọn (thường xuyên, thỉnh thoảng, không)
trên 120 đối tượng cho thấy bộ câu hỏi không có
giá trị bởi ROC của từng câu hỏi và của cả bộ
câu hỏi đều nhỏ hơn 0,5. Do đó, quyết định sử
dụng thang đo 2 lựa chọn (có và không) để
nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ người tham gia nghiên cứu từ 26 tuổi
chiếm gần 2/3, nam (60%) cao hơn nữ, học vấn
từ cấp 3 trở xuống chiếm đa số (86%), đa số làm
việc trong lĩnh vực cơ khí, dệt may và giày da
(98%) và nơi làm việc ồn (80%) (theo nhận định
của đối tượng tham gia nghiên cứu) với thời
gian làm việc trên 1 năm chiếm 74% nhưng vẫn
còn 30% không bao giờ sử dụng bảo hộ lao động
và 14% thỉnh thoảng sử dụng. Chỉ 4% thường
xuyên sử dụng tai nghe, 23% thỉnh thoảng sử
dụng. Đáng chú ý là 15% có cảm giác ù tai, 4%
đau tai và 1% chảy mủ tai.
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu
(n=432)
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nhỏ hơn 26 tuổi 148 35
Nam giới 257 60
Học vấn trên cấp 3 60 14
Ngành nghề làm
việc
Cơ khí 24 6
Dệt may 176 41
Giày da 223 51
Khác 9 2
Nơi làm việc ồn 343 80
Thời gian làm việc trên 1 năm 305 74
Sử dụng bảo hộ
lao động
Thường xuyên 241 56
Thỉnh thoảng 61 14
Không 129 30
Thói quen nghe
nhạc bằng
headphone
Thường xuyên 15 4
Thỉnh thoảng 98 23
Không 316 73
Triệu chứng về
tai
Đau tai 16 4
Chảy mủ tai 4 1
Ù tai 62 15
Bình thường 343 80
Tỷ lệ giảm thính lực kết quả đo thính lực bằng máy (chuẩn vàng)
Hình 1: Tỷ lệ giảm thính lực theo kết quả kiểm tra bằng máy (n=432)
Tỷ lệ bị giảm thính lực chung là 20%, trong
đó thì tỷ lệ giảm thính lực tai trái ở tần số 1 Hz
và 4 Hz là 10%, tỷ lệ giảm thính lực tai phải ở tần
số 1 Hz 6% và tần số 4 Hz là 9%.
Series1, Tai
trái ở tần số 1
Hz, 10 Series1, Tai
phải ở tần số
1 Hz, 6
Series1, Tai
trái ở tần số 4
Hz, 10
Series1, Tai
phải ở tần số
4 Hz, 9
Series1,
Chung, 20
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 521
Tính tin cậy của bộ câu hỏi với thang đo 2
lựa chọn (có và không)
Tất cả các câu hỏi đánh giá khả năng nghe
đều có hệ số Apha Cronbach khoảng 0,88, giá trị
hệ số Apha Cronbach của bộ câu hỏi là 0,88
Bảng 2: Tính tin cậy nội bộ
Câu hỏi Hệ số tương quan
giữa các câu
Hệ số Alpha
Cronbach
Câu 1 0,61 0,88
Câu 2 0,63 0,88
Câu 3 0,69 0,87
Câu 4 0,71 0,87
Câu 5 0,72 0,87
Câu 6 0,69 0,87
Câu 7 0,60 0,88
Câu 8 0,67 0,87
Câu 9 0,63 0,88
Câu 10 0,66 0,88
Câu 11 0,66 0,88
Câu 12 0,68 0,87
Chung 0,88
Bảng 3: Tính hằng định của bộ câu hỏi (n=33)
Câu hỏi Giá trị so sánh lần 1 và lần 2
Dương tính Âm tính Zero p*
Câu 1 1 2 30 0,56
Câu 2 2 0 31 0,16
Câu 3 2 1 30 0,56
Câu 4 2 0 31 0,16
Câu 5 0 2 31 0,16
Câu 6 1 2 30 0,56
Câu 7 2 0 31 0,16
Câu 8 1 1 31 1,0
Câu 9 0 0 33 1,0
Câu 10 1 0 32 0,32
Câu 11 0 1 32 0,32
Câu 12 0 2 31 0,16
*Kiểm định Wilcoxson Rank signed Test
Kết quả đánh giá sức nghe lần 1 và lần 2 của
bộ câu hỏi khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p >0,05).
Giá trị nhân tố của bộ câu hỏi kiểm tra
thính lực với thang đo 2 mức độ lựa chọn
Bảng 4: Tính giá trị nhân tố
Hệ số KMO là 0,92
Kiểm định Bartlett: p <0,001
Hệ số tải
Câu hỏi Nhân tố
1
Nhân
tố 2
Câu 1 Mọi người có thường than phiền về
khả năng nghe của anh chị không?
0,81
Câu 2 Anh chị có thường xuyên yêu cầu
“người khác nhắc lại những câu nói của
họ” khi nói chuyện ngay cả khi môi trường
xung quanh yên tĩnh không?
0,73
Câu 3 Anh chị có cảm thấy “dường như
mọi người nói quá nhỏ” khi nói chuyện với
anh chị không?
0,73
Câu 4 Anh chị có thấy khó nghe ở những
nơi công cộng như rạp chiếu phim, nhà
sách không?
0,55
Câu 5 Anh chị có cảm thấy khó nghe khi
phải nói chuyện với nhiều người cùng một
lúc không?
0,55 0,45
Câu 6 Anh chị có thường xuyên phải “lắng
tai để nghe “những gì mọi người nói
không?
0,53
Câu 7 Anh chị có cảm thấy âm lượng
chuông điện thoại của anh chị rất nhỏ mặt
dù đã bật hết âm lượng không
0,56
Câu 8 Anh chị có thường xuyên khó nghe
khi nghe điện thoại (hoặc xem tivi, nghe
nhạc) không?
0,70
Câu 9 Anh chị có thường xuyên bị than
phiền là có thói quen mở ti vi, radio quá
lớn không?
0,74
Câu 10 Khi hết ca làm việc, anh chị có
thường xuyên yêu cầu mọi người nói lớn
hơn không?
0,68
Câu 11 Anh chị có thường xuyên nghe
thấy tiếng lạ trong tai (tiếng như gió rít,
tiếng chuông reo, tiếng ù ù) sau mỗi ca
làm việc không?
0,63
Câu 12 Anh chị có cảm thấy mình bị giảm
khả năng nghe so với trước kia không?
0,53
Giá trị Eigenvalues 5,23 1,01
Phần trăm giải thích sự biến thiên của dữ
liệu
52,11
Bộ câu hỏi đủ tiêu chí phân tích nhân tố (hệ
số KHO >0,5), đồng thời các biến có tương quan
với nhau trong tổng thể (p <0,05).
Có hai nhân tố để đánh giá sức nghe: nhân tố
1 bao gồm các câu hỏi 7, 8, 9, 10, 11 và nhân tố 2
gồm bao gồm các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12.
Bảng 5: Giá trị của bộ câu hỏi kiểm tra thính lực với
thang đo 2 mức độ lựa chọn (n=432)
Câu hỏi Độ nhạy (KTC
95%)
Độ đặc hiệu
(KTC 95%)
Giá trị ROC
Câu 1 17,4 (10,1-27,1) 91,3 (87,7-94,0) 0,54 (0,50-
0,59)
Câu 2 20,9 (12,9-31,0) 89,9 (86,2-92,8) 0,55 (0,51-
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 522
Câu hỏi Độ nhạy (KTC
95%)
Độ đặc hiệu
(KTC 95%)
Giá trị ROC
0,60)
Câu 3 23,3 (14,8-33,6) 90,4 (86,8-93,3) 0,57 (0,52-
0,62)
Câu 4 33,7 (23,9-44,7) 80,3 (75,7-84,4) 0,57 (0,52-
0,63)
Câu 5 38,4 (28,1-49,5) 79,7 (75,1-83,8) 0,59 (0,54-
0,65)
Câu 6 47,7 (36,8-58,7) 81,5 (77,0-85,5) 0,65 (0,59-
70,3)
Câu 7 20,9 (12,9-31,0) 91,3 (87,9-94,1) 0,56 (0,52-
0,61)
Câu 8 29,1 (19,8-39,9) 88,2 (84,3-91,4) 0,59 (0,54-
0,64)
Câu 9 27,9 (18,8-38,6) 86,1 (82,0-89,6) 0,57 (0,52-
0,62)
Câu 10 16,3 (9,2-25,8) 91,0 (87,5-93,8) 0,54 (0,50-
0,58)
Câu 11 37,2 (27,0-48,3) 85,3 (81,1-88,8) 0,61 (0,56-
0,67)
Câu 12 46,5 (35,7-57,6) 81,5 (77,0-85,5) 0,64 (0,58-
0,70)
Chung 80,2 (70,2-88,0) 56,6 (51,2-62,0) 0,68 (0,63-
0,73)
Nơi làm việc
ồn
81,8 (70,4-90,2) 51,6 (45,5-57,7) 0,67 (0,61-
0,72)
Nơi làm việc
không ồn
72,2 (46,5-90,3) 76,9 (64,8-86,5) 0,75 (0,63-
0,86)
Giá trị ROC của từng câu hỏi riêng để đánh
giá giảm thính lực đều trên 0,5, giá trị chung cho
các câu hỏi là 0,68 (0,63‐0,73), trong đó độ nhạy
của bộ câu hỏi là 80,2 (70,2‐88,0) và độ đặc hiệu
là 56,2 (51,2‐62,0).
BÀN LUẬN
Giá trị bộ của bộ câu hỏi với 3 mức độ lựa
chọn cho mỗi câu hỏi là “thường xuyên, thỉnh
thoảng, không bao giờ” là rất thấp bởi giá trị
ROC của từng câu hỏi và của cả bộ câu hỏi đều
nhỏ hơn 0,5, điều này có thể với thang đo 3 lựa
chọn, người tham gia nghiên cứu có xu hướng
chọn bất kỳ câu trả lời là “thỉnh thoảng” ở nhóm
người không giảm thính lực thực sự cũng như
tăng cao trong nhóm làm việc trong môi trường
có mức ồn cao, do đó làm tăng trường hợp âm
tính giả. Các nghiên cứu trên thế giới về đánh
giá khả năng nghe bằng một câu hỏi “hiện tại
anh chị có thấy giảm sức nghe so với trước kia
không” cũng sử dụng thang đo 3 lựa chọn (có,
không biết, không) hoặc 2 lựa chọn (có, không)
và câu hỏi này được đề nghị như một công cụ
trong tầm soát giảm thính lực trong cộng đồng
(2,6,11‐14). Nhưng đối tượng của nghiên cứu này là
công nhân, môi trường làm việc lại thường
xuyên tiếp xúc tiếng ồn (chỉ có 20% đối tượng
nghiên cứu nhận định là nơi làm việc là không
ồn) nên có xu hướng chọn câu trả lời là “có hoặc
thỉnh thoảng” có thể do họ nghĩ rằng sẽ nhận
được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu họ chọn
câu trả lời là “có hoặc thỉnh thoảng”. Do vậy, để
hạn chế tình trạng dương tính giả bộ câu hỏi đã
sử dụng thang đo 2 lựa chọn (có, không). Và
người dân khi được hỏi về khả năng nghe của
mình sẽ thận trọng trong đánh giá, trong khi đó
công nhân do đặc thù nghề nghiệp (tiếp xúc với
tiếng ồn) nên việc tầm soát giảm thính lực là
quan trọng. Mặc dù khả năng giá trị dương tính
giả cao khi kết quả đánh giá giảm thính lực tuân
thủ theo tiêu chí của nghiên cứu này, tuy nhiên
đó là việc làm cần thiết để tránh bỏ sót người lao
động bị giảm thính lực thật sự. Do đó nghiên
cứu sử dụng nhiều câu hỏi để đánh giá sức nghe
của người lao động.
Thật vậy, khi sử dụng thang đo 2 lựa chọn
cho thấy giá trị ROC của từng câu hỏi đều trên
0,5 và giá trị ROC của bộ câu hỏi là 0,68 (0,63‐
0,73) [độ nhạy là 80,2 (70,2‐88,0), độ chuyên là
56,6 (51,2‐62,0)], kết quả này thỏa mãn tiêu chí
của công cụ dùng để tầm soát sử dụng trong Y
Khoa. Nhưng trong quy trình đánh giá một công
cụ đo lường thì đánh giá tính tin cậy cần được
thực hiện trước tiên. Kết quả (bảng 3) cho thấy
tính tin cậy giữa các câu hỏi được sử dụng do hệ
số alpha cronbach của các câu hỏi khá cao (0,88)
cũng như các câu hỏi có sự liên quan lẫn nhau
(hệ số tương quan giữa các câu từ 0,6‐0,7)(5). Mặt
khác, tính hằng định của công cụ giữa lần đánh
giá giảm thính lực ở lần 1 và lần 2 (chỉ trên 33
đối tượng đầu tiên) khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (bảng 3) nên bộ câu hỏi sử dụng trong
nghiên cứu này là tin cậy.
Những câu hỏi về khả năng nghe trong hoạt
động thường ngày, trong giao tiếp xã hội cũng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 523
như đánh giá về khả năng của chính bản thân và
những người xung quanh đều có thể sử dụng để
đánh giá sức nghe. Kết quả bảng bảng 4 cho thấy
câu 5 “Anh chị có cảm thấy khó nghe khi phải
nói chuyện với nhiều người cùng một lúc
không” có hệ số tải ở nhân tố 1 (0,55) là cao hơn
ở nhân tố 2 (0,45), nhưng chọn vào nhân tố 2 vì
nó phù hợp với tổng thể. Sau khi phân tích nhân
tố của bộ câu hỏi gồm 12 câu hỏi xác định hai
nhân tố chính trong đánh giá giảm thính lực của
công nhân là: “đánh giá khả năng nghe từ các
phương tiện giải trí và khả năng giao tiếp khi hết
ca làm việc” (bao gồm các câu hỏi 7, 8, 9, 10, 11)
và “đánh giá và cảm nhận khả năng nghe của
bản thân trong các hoạt động giao tiếp” (bao
gồm các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12). Những nghiên
cứu khác chỉ tập trung vào một câu hỏi nhằm
đánh giá khả năng nghe và đối tượng nghiên
cứu là cộng đồng dân cư. Độ nhạy và độ đặc
hiệu đều thấp hơn các nghiên cứu khác ở câu hỏi
“hiện tại anh chị có bị giảm sức nghe so với
trước kia(2,6,12‐14). Điều này có thể do đối tượng
nghiên cứu khác nhau.
Với thang đo hai lựa chọn và tiêu chí đánh
giá giảm thính lực khi có bất kỳ một câu trả lời là
“có” trong 12 câu hỏi và không bị giảm thính lực
khi tất cả các câu hỏi có lựa chọn là “không”. Kết
quả cho thấy ngoài độ tin cậy của thang đo (tin
cậy nội bộ, tin cậy lặp lại), còn cho thấy các giá
trị về nhân tố đánh giá sức nghe, đặc biệt là giá
trị tiên đoán thỏa mãn tiêu chí của một công cụ
tầm soát (bảng 5). Tuy nhiên phương pháp đo
lường là “tự điền” nên người lao động có xu
hướng lựa chọn câu trả lời “có” do đó hiện
tượng dương tính giả còn cao. Đồng thời nghiên
cứu cũng chưa so sánh kết quả theo phương
pháp “tự điền” và “phỏng vấn trực tiếp” nhằm
có kết luận đầy đủ hơn về bộ công cụ này. Do đó
rất cần một nghiên cứu tương tự trên một quần
thể lớn hơn với cả hai phương pháp thu thập
thông tin trên nhằm hoàn thiện về cách sử dụng
bộ công cụ.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Tóm lại, 12 câu hỏi dùng để đánh giá khả
năng nghe của công nhân có độ tin cậy và giá trị
cao trong việc tầm soát những công nhân bị
giảm thính lực với chi phí và kỹ thuật đơn giản
hơn so với tầm soát thính lực bằng máy đo thính
lực. Hiện tại có thể sử dụng công cụ này với việc
hướng dẫn người lao động tự trả lời câu hỏi và
đánh giá họ giảm sức nghe khi có bất kỳ một câu
hỏi nào có câu trả lời là “có”. Tuy nhiên cần
những nghiên cứu về cách thức triển khai cũng
như so sánh phương pháp thu thập thông tin là
“tự điền” và “phỏng vấn trực tiếp” nhằm hoàn
thiện hơn về cách thức sử dụng bộ công cụ này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baum JM (2008). Development of a high‐frequency hearing loss
questionnaire for children Washington university school of
medicine. Journal of Medicine. 9(1).23‐34.
2. Doundkamol S, Mitchell P., Smith W (2001) Validation of self‐
reported hearing loss. The blue mountains hearing study.
International epidemiological association. 30, 1371‐1378.
3. Ewertsen HW, Birk‐Nielsen H (1973). Social hearing handicap
index. Social handicap in relation to hearing impairedment.
Audiology. 12. 180‐187.
4. Giolas TG, Owens E (1979) Hearing performance inventory.
Journal speech Hear Disord. 44(6)12‐34.
5. Gliem AJ (2001) Midwest Research to Practice Conference in
Aldult, Continuing, and Community Education. Calculating,
Interpreting, and Reporting Cronbachʹs Alpha reliability coffient
for Likert‐type scales. Statistics. 3(4).77‐89.
6. Gomez MI, Hwang SA (2010) A comparition of self‐reported
hearing loss and audiometry in a cohort of New York farmers.
Journal Speech Lang Hear Res. 44(6) 1201‐8.
7. Truy
cập ngày 22 tháng 05 năm 2012
8. Ngô Ngọc Liễn (2006). Giãn Yếu Bệnh Học Tai Mũi Họng. Nhà
xuất bản y học. Hà Nội. Tr.1‐65.
9. Nguyễn Thị Bích Thủy (2012), Điếc và cách phát hiện.
10. Nguyễn Tư Thế (2011). Giáo trình Tai Mũi Họng. Nhà xuất bản
đại học Huế. Huế. Tr. 12‐54.
11. Nondahl DM (1998). Accuracy of Self‐reported hearing loss.
Audiology. 37(5) 295‐301.
12. Peter T, Catherine JM (2006). The accuracy of self‐reported
hearing loss in older Latino‐American adult. Internatinal Journal
of Audiology. 45(10) 559‐562.
13. Rosenhall U, Pedersen K (1987). Self‐assessment of hearing
problems in an elderly population, A longitudinal study. Scand
Audiol. 16(4), 211‐7.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 524
14. Valete‐Rosalino CM, Rozenfeld S (2005). Auditory screening in
elderly: Comparition between self‐reported and audiometry.
Brazian Journal Otorhinolaryngology. 71(2) 193‐200.
15. Ventry IM, Weinstein BE (1982). The hearing handicap
inventory for elderly: a new tool. Ear Hear. 3.128‐134.
Ngày nhận bài báo: 16/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_cua_bo_cau_hoi_tu_dien_trong_tam_soat_giam_thinh_luc.pdf