Giá trị của triệu chứng nghe phổi trong chẩn đoán sớm bệnh viêm phổi ở trẻ em

Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: 1. Phương pháp nghe phổi nhằm phát hiện ra để chẩn đoán viêm phổi, tuy có độ đặc hiệu cao (những trường hợp phát hiện được có tỷ lệ đúng cao) nhưng độ nhạy thấp (có nhiều trường hợp âm tính giả, nghĩa là bỏ sót rất nhiều trường hợp viêm phổi không chẩn đoán được). Do đó, phương pháp này chỉ phù hợp cho các tuyến trên, dùng để chẩn đoán, rà soát lại những trường hợp viêm phổi đã được chẩn đoán sơ bộ ở tuyến dưới, hoặc để theo dõi và đánh giá tiến triển cũng như những biến chứng của viêm phổi ở các tuyến trên. Mặt khác, phương pháp này có độ nhạy, và nhất là độ đặc hiệu càng thấp nếu người ghi nhận chưa có đủ kinh nghiệm cần thiết. 2. Phương pháp đếm tần số thở có độ nhạy cao, nên rất phù hợp cho chẩn đoán sàn lọc trên diện rộng trong môi trường cộng đồng. Tuy độ đặc hiệu có thấp, nghĩa là những trường hợp chẩn đoán được có thể gặp nhiều dương tính giả (không thực sự bị viêm phổi). Những dẫu vậy, nó rất phù hợp với mục tiêu của chương trình ARI là nhằm chẩn đoán sớm và không thể bỏ sót các trường hợp viêm phổi ở tuyến cơ sở, để có thể xử trí sớm nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ em. Mặc khác, phương pháp này còn có một ưu điểm nổi bậc là dễ huấn luyện cho những người bình thường (nhân viên y tế cơ sở, bố mẹ của trẻ, người chăm sóc trẻ v.v. ) chưa trải qua một huấn luyện đặc biệt nào. Mức độ chính xác của phương pháp này ít bị thay đổi theo trình độ cũng như kinh nghiệm của người áp dụng nó.

doc11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của triệu chứng nghe phổi trong chẩn đoán sớm bệnh viêm phổi ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003 GIÁ TRỊ CỦA TRIỆU CHỨNG NGHE PHỔI TRONG CHẨN ĐOÁN SỚM BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM Nguyễn Thanh Long, Lê Văn Ngọc Cường Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho trẻ em ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, công tác chống các bệnh phổi do nhiễm khuẩn là một vấn đề rất đáng quan tâm. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là một trong ba nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế Giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em chết tại các nước đang phát triển. Trong số 14 triệu này có khoảng một phần ba là do viêm phổi. Các số liệu ban đầu đó cho thấy rõ ràng là các bệnh phổi cấp tính, trong đó chủ yếu là viêm phổi, thực sự là một loại bệnh phổ biến ở trẻ em. Thời gian mất đi để trông nom trẻ ốm đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và ngày công của các bà mẹ.[1]. Để một lần nữa minh họa cho những mặt hạn chế của phương pháp chẩn đoán viêm phổi truyền thống bằng ống nghe, mà hiện nay đã không còn thích hợp cho công tác chống viêm phổi trẻ em trên quy mô cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị của những triệu chứng trong viêm phổi trẻ em được cung cấp nhờ ống nghe, thông qua việc đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của triệu chứng này. Đồng thời, chúng tôi cũng so sánh những chỉ số này với những chỉ số của phương pháp đếm tần số thở để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em. ĐỐI TƯỢNG, CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: Để có thể phát hiện tất cả các trường hợp viêm phổi ở giai đoạn sớm, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm tất cả các bệnh nhi có tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi, nhập viện tại Phòng Hô Hấp, Khoa Nhi, Bệnh Viện Trung ương Huế vì lý do sốt, ho, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 kể từ lúc khởi bệnh. Tất cả bệnh nhi này được: 1. Nghe phổi bởi một sinh viên năm thứ 6 và được kiểm tra lại bởi một bác sĩ (công việc này được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu bởi cùng một sinh viên và một bác sĩ). Một bệnh nhi được xem là có triệu chứng thực thể của viêm phổi khi có ran ẩm nhỏ hạt, ran nổ khô, hay âm thổi ống. 2. Đếm tần số thở: Đếm liên tục trong một phút, và trong điều kiện trẻ hoàn toàn yên tĩnh. Việc đếm tần số thở được thực hiện bởi sinh viên và được kiểm tra sau đó bởi bác sĩ. 3. Chụp X quang phổi để phát hiện hình ảnh bệnh lý của viêm phổi. Kết quả đọc phim phổi dựa trên phiếu trả lời của bác sĩ Khoa X quang. Những trường hợp có ít nhất một dấu hiệu bất thường. (Khi nghe phổi, tần số thở nhanh hoặc dấu hiệu viêm phổi trên X quang) mới được chọn vào nhóm nghiên cứu. Để đánh giá tần số thở theo chương trình ARI/Bộ Y Tế [5] như sau: Tần số thở được xem là nhanh khi: + Trẻ dưới 2 tháng tuổi: 60 lần / phút + Trẻ từ 2 tháng - 1 tuổi: 50 lần / phút + Trẻ từ 1 - 5 tuổi: 40 lần / phút 2. Chất liệu: + Ống nghe: Sử dụng một ống nghe hiệu Lithmann (sản xuất tại Hoa Kỳ) + Đếm tần số thở với đồng hồ có kim giây. + Chụp X quang phổi: Phim được đọc kết quả bởi các bác sĩ chuyên khoa X quang. 3. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phương pháp tiền cứu: + Lập phiếu nghiên cứu theo đề cương. + Chọn bệnh nhi phù hợp với tiêu chuẩn +Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học Để quyết định một trẻ có thực sự bị viêm phổi hay không chúng tôi sử dung kết quả X quang (+) như là tiêu chuẩn vàng (gold standard) để đánh giá. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 11/1997 đến 11/2000, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các bệnh nhi vào điều trị tại Phòng Hô Hấp, Khoa Nhi BVTWH. Kết quả cụ thể như sau: Tổng số 132 trẻ. 87 trẻ nam, 45 trẻ nữ. Tuổi trung bình là 14,5 ± 10,8 tháng (tối đa là 48 tháng và tối thiểu là 2 tháng). Bảng 6: Các đặc điểm của nhóm bệnh nhi được chọn Tổng số bệnh nhi được chọn 132 Giới: Nam: 87 Nữ: 45 Tuổi: 14,5± 10,8 tháng Tối đa: 48 tháng Tối thiểu: 2 tháng * Kết quả thu nhận được do sinh viên và được bác sĩ kiểm tra: + Phân tích kết quả nghe phổi: Trong 132 trẻ được nghiên cứu, có 64 trẻ có triệu chứng nghe phổi (+). Trong đó 62 trường hợp đồng thời có kết quả X quang (+) (dương tính thật), 2 trường hợp kết quả X quang âm tính (dương tính giả). 68 trẻ có triệu chứng nghe phổi (-), trong đó có 62 trường hợp có X quang (+) (âm tính giả), và 6 trường hợp có kết quả X quang (-) (âm tính thật). + Phân tích kết quả của triệu chứng tần số thở nhanh: Có 122 trẻ có tần số thở nhanh, trong đó 118 trẻ là thực sự bị viêm phổi trên X quang phổi (dương tính thật), 6 trường hợp không viêm phổi trên X quang (dương tính giả). Số có tần số thở nhanh chỉ có 10 trường hợp, trong đó 8 trường hợpû bị viêm phổi trên X quang (âm tính giả) và 2 trường hợp không bị viêm phổi trên X quang (âm tính thật). Tỷ lệ trẻ có triệu chứng nghe phổi dương tính chung là 48,48% và tỷ lệ trẻ có tần số thở nhanh chung là 92,42%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về phương diện thống kê (P< 0,01). Nếu xét về tỷ lệ dương tính thật của 2 triệu chứng, thì triệu chứng nghe phổi là 96,87%, còn triệu chứng tần số thở nhanh là 95,08%. (P > 0,05. Sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê). Xét về tỷ lệ dương tính giả của hai triệu chứng thì triệu chứng nghe phổi là 3,12%, triệu chứng tần số tăng là 4,91% (P > 0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa về phương diện thống kê). Xét về tỷ lệ âm tính giả của hai triệu chứng nghe phổi và tần số thở tăng: Tỷ lệ âm tính giả của triệu chứng nghe phổi là 91,17% và của triệu chứng tần số thở nhanh là 89% (P > 0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa về phương diện thống kê). Bảng 7: Phân tích kết quả của triệu chứng nghe phổi bằng ống nghe Nghe phổi X quang (+) X quang (-) Tổng cộng Có T/C 62 2 64 Không có T/C 62 6 68 Tổng cộng 124 8 132 Se = 50% Sp = 75% Bảng 8: Phân tích kết quả của triệu chứng tần số thở nhanh. Tần số thở X quang (+) X quang (-) Tổng cộng Nhanh 116 6 122 Không nhanh 8 2 10 Tổng cộng 124 8 132 Se = 93,54% Sp = 25% * Chú thích: Se: Độ nhạy Sp: Độ đặc hiệu Biểu đồ1: Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp nghe phổi và đếm tần số thở Bảng 9: So sánh tỷ lệ dương tính thật và giả, âm tính thật và giả của hai triệu chứng Triệu chứng Thật/Giả Tỷ lệ % P Nghe Phổi (+) thật (+) giả (-) thật (-) giả 98,87 3,12 8,82 91,17 P > 0,05 trong tất cả so sánh giữa các tỷ lệ tương ứng giữa hai triệu chứng Tần số thở tăng (+) thật (+) giả (-) thật (-) giả 95,08 4,91 20 80 Phân tích tình hình dương tính và dương tính thật của hai triệu chứng theo độ tuổi (< 12 tháng và ³ 12 tháng) chúng tôi nhận thấy: + Triệu chứng dương tính: Trong triệu chứng nghe phổi: ở độ tuổi dưới 12 tháng là 51,56%, và ở độ tuổi ³ 12 tháng tuổi là 48,43%. (p > 0,05 khác biệt không có ý nghĩa) Trong triệu chứng tăng tần số thở: ở độ tuổi < 2 tháng là 50%, và ở độ tuổi ³ 12 tháng là 50% (không có sự khác biệt). + Triệu chứng dương tính thật: Trong triệu chứng nghe phổi: có độ tuổi dưới 12 tháng là 50,82%, và ở độ tuổi ³ 12 tháng là 49,13% (p > 0,05 khác biệt không có ý nghĩa). Bảng 10: Phân tích tình hình dương tính và dương tính thật của hai triệu chứng theo độ tuổi Triệu chứng Tỷ lệ % P < 12 tháng 12 tháng P > 0,05 Nghe phổi (+) 51,56 48,43 Trong Mọi So sánh Nghe phổi (+) thật 51,61 48,38 Tăng TST (+) 50 50 Tăng TST (+) thật 50,82 49,13 * Kết quả nghe phổi và đếm tần số thở do sinh viên thực hiện: + Phân tích kết quả nghe phổi Trong số 132 trẻ được nghiên cứu, có 58 trẻ có triệu chứng nghe phổi (+). Trong đó, 52 trường hợp đồng thời có kết quả X quang (+) (dương tính thật), 6 trường hợp kết quả X quang âm tính (dương tính giả). Số trẻ có triệu chứng nghe phổi (-) gồm 74 trẻ, trong đó 72 trường hợp có X.quang(+) (âm tính giả), và 2 trường hợp có kết quả X.quang (-) (âm tính thật) +Phân tích kết quả của triệu chứng tần số thở nhanh: Có 107 trẻ có dấu tần số thở nhanh, trong đó 102 trẻ là thực sự bị viêm phổi trên X quang phổi (dương tính thật), 5 trường hợp không thực sự viêm phổi trên X quang (dương tính giả). Số trường hợp không có tần số thở nhanh có 25 trường hợp, trong đó 22 trường hợp thực sự bị viêm phổi trên X quang (âm tính giả), và 3 trường hợp không bị viêm phổi trên X quang (âm tính thật). Tỷ lệ trẻ có triệu chứng nghe phổi dương tính chung là 43,94% và tỷ lệ trẻ có tần số thở nhanh chung là 81,06%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa về phương tiện thống kê (p < 0,01). Nếu xét về tỷ lệ dương tính thật của 2 triệu chứng, thì triệu chứng nghe phổi là 89,65%, còn triệu chứng tần số thở nhanh là 95,32%. (P > 0,05. Sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê). Xét về tỷ lệ dương tính giả của hai triệu chứng thì triệu chứng phổi là 10,34%, triệu chứng tần số thở tăng là 4,67% (P > 0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa về phương tiện thống kê). Xét về triệu chứng âm tính thật của hai triệu chứng nghe phổi và tần số thở tăng: Tỷ lệ âm tính thật của triệu chứng nghe phổi là 2,70% và của triệu chứng tần số thở nhanh là 12% ( p > 0,05. Sự khác biệt không có y nghĩa về phương tiện thống kê). Xét về triệu chứng âm tính giả của hai triệu chứng nghe phổi và tần số thở tăng: Tỷ lệ âm tính giả của triệu chứng nghe phổi là 97,29% và của triệu chứng tần số thở nhanh là 88% ( p > 0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa về phương tiện thống kê). Bảng 11: Phân tích kết quả của triệu chứng nghe phổi (do sinh viên nghe nhận) Nghe phổi X quang (+) X quang (-) Tổng cộng Có T/C 52 6 58 Không có T/C 72 2 74 Tổng cộng 124 8 132 Se = 41,93% Sản phẩm = 25% Bảng 12: Phân tích kết quả của triệu chứng tần số thở nhanh (do sinh viên ghi nhận) Tần số thở X quang (+) X quang (-) Tổng cộng Nhanh 102 5 107 Không nhanh 22 3 25 Tổng cộng 124 8 132 Se = 82,25% S p = 37,5% Chú thích: Se: Độ nhạy Sp: Độ đặc hiệu Bảng 13: So sánh tỷ lệ dương tính , âm tính của hai triệu chứng (do sinh viên ghi nhận) Triệu chứng Thật/Giả Tỷ lệ (%) P Nghe Phổi (+) thật (+) giả (-) thật (-) giả 89,65 10,34 2,7 97,29 P > 0,05 Trong Tất cả So sánh Giữa các Tỷ lệ tương ứng Giữa hai Triệu chứng Tần Số Thở tăng (+) thật (+) giả (-) thật (-) giả 95,32 4,67 12 88 BÀN LUẬN * Về triệu chứng nghe phổi Nghiên cứu của các tác giả Trần Quy, Nguyễn Tiến Dũng, Ngô Thị Bích, Nguyễn Phương Chi, ở Bệnh viện Bạch Mai không phân tích về độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu nghe ran nổ trong chẩn đoán viêm phổi. Trong nghiên cứu có ran nổ có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối cao (lần lượt 66% và 73%) [6] Wafula và cộng sự cho thấy ran nổ phát hiện được trong 62% trẻ bị phế quản phế viêm, 53% trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp và 16% trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên [7] Grossman LK và Caplan SE , Ohio, Baltimore, Maryland, cho 155 trẻ được chẩn đoán là viêm phổi trong vòng 7 tháng cho thấy ran nổ có độ nhạy 43%, độ đặc hiệu 77% [8] Trong khi đó, độ nhạy và độ đặc hiệu ran nổ trong chẩn đoán viêm phổi theo Zukin và cộng sự tại Bệnh viện Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ lần lượt là 50% và 68% [9] Một nghiên cứu khác của Leventhal JM ở bệnh viện Yele - New Haven, New Haven, Connectlcut (Hoa Kỳ) cho thấy dấu hiệu nghe phổi có ran nổ các độ nhạy trong chẩn đoán viêm phổi là 33%, thấp hơn dấu hiệu tần số thở nhanh (81%) nhưng độ đặc hiệu lại cao hơn. Bảng 14: Độ nhạy và độ đặc hiệu của triệu chứng nghe phổi của một số tác giả Địa điểm Độ nhạy Độ đặc hiệu Baltimore, Maruland (Hoa Kỳ) 1988 43% 77% New Haven, Connecticut (Hoa Kỳ) 1982 33% Nairobi, Kenya 1989 66% 73% Boston, Massachusetts (Hoa Kỳ) 1986 50% 68% Nguyễn Tấn Viên, Bùi Bích Bảo Sơn 45,28% Khoa Nhi Bệnh Viện Trung Ương Huế 60% 75% Theo nghiên cứu "So sánh các phương pháp chẩn đoán viêm phổi của trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi" của Tổ chức Y Tế Thế Giới: [11] Bảng 15: Độ nhạy và độ đặc hiệu của nghe phổi và tần số thở trong chẩn đoán viêm phổi Phương pháp Độ nhạy Độ đặc hiệu Ran nổ (WHO) 53% 59% Các loại ran (Khoa Nhi BVH)mặc 50% 75% Ran nổ có thể là một dấu hiệu có giá trị nhưng các thầy thuốc thường không nhất trí với nhau về các tiếng ồn lúc nghe phổi trẻ em. Nhiều thầy thuốc, thậm chí sau nhiều năm hành nghề vẫn nhầm lẫn giữa những tiếng ồn do đường hô hấp trên, hay ran ngáy với ran nổ. Việc nghe phổi có thể bỏ sót viêm phổi thùy ở trẻ nhỏ.[12] * Về dấu tần số thở nhanh Theo kết quả nghiên cứu của Trần Quy, Nguyễn Tiến Dũng, Ngô Thị Bích, Nguyễn Phương Chi, ở trẻ từ 2 -12 tháng tuổi dấu hiệu tần số thở nhanh (≥ 50lần/phút) có độ nhạy là 76,6% và độ đặc hiệu là 85,2%. Đối với trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi, dấu hiệu tần số thở nhanh (≥ 40 lần/phút) có độ nhạy là 77,2% vá độ đặc hiệu là 68,2%. Các tác giả nhận thấy rằng tần số thở nhanh là dấu hiệu quan trọng trong việc phát hiện các trường hợp viêm phổi. [13] Bảng 16: Độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu tần số thở nhanh. Tần số thở nhanh Khoa Nhi, BV Huế Khoa Nhi BV Bạch Mai 2 - 12 tháng 12 th - 5 tuổi Độ nhạy 93,54% 76,6% 72,2% Độ đặc hiệu 25% 85,2% 86,2% Ở Philippines, nghiên cứu được tiến hành ở phòng khám ngoại trú bệnh viện San Lazaro. Manila trong thời gian 4 tuần (tháng 6 năm 1989) trong khi ở Swaziland, nghiên cứu được tiến hành trong 4 tuần (tháng 7/8 năm 1989) ở Bệnh viện Mbabane Government và ở phòng khám Salvation Army Clinic ở Mbabane.[14] Bảng 17: So sánh giá trị của tần số thở nhanh trong nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu ở Manila, Philippines và Mbabane, Swaziland Tần số thở nhanh Khoa Nhi, BV Huế Manila, Philippines Ngưỡng TST > 50 lần/ph* Ngưỡng TST > 40 lần/ph** 40/50*** Độ nhạy 93,54% 62% 83% 97% Độ đặc hiệu 25% 92% 68% 78% Tần số thở nhanh Khoa Nhi, BV Huế Mbabane, Swazlland Ngưỡng TST > 50 lần/ph* Ngưỡng TST > 40 lần/ph** 40/50*** Độ nhạy 93,54% 65% 77% 77% Độ đặc hiệu 25% 92% 96% 83% Ghi chú: *Ngưỡng tần số thở > 50 lần/phút áp dụng cho trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng ** Ngưỡng tần số thở > 40 lần/phút cho trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi *** Ngưỡng tần số thở > 50 lần/phút áp dụng cho trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng và > 40 lần/phút áp dụng cho trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi. Campbell và cộng sự [15] đã tiến hành một nghiên cứu cộng đồng trong vòng một năm ở Basse, một vùng nông thôn của Gambia cho 500 trẻ dưới 5 tuổi. Những điều tra viên được huấn luyện đã thăm khám trẻ hàng tuần, ghi nhận tần số thở, thân nhiệt và chuyển những trẻ có dấu hiệu suy hô hấp đến thầy thuốc lâm sàng phụ trách nghiên cứu. 154 trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính khi nghe được ran hoặc có bất thường phù hợp trên phim X quang hoặc cả hai. Các tác giả nhận thấy rằng ngưỡng tần số thở 50 lần / phút đối với trẻ dưới 1 tuổi, và 40 lần / phút đối với trẻ trên 1 tuổi, là những dấu hiệu tiên đoán viêm phổi có độ nhạy và độ đặc hiệu cao cho nhiễm khuẩn hô hấp dưới cấp tính. [16] Bảng 18: So sánh giá trị của tần số thở trong nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu ở Basse, Gambia Tần số thở Khoa Nhi, BVTW Huế Basse, Gambia Độ nhạy 93,54% 71% Độ đặc hiệu 25% 98% Một nghiên cứu gần đây của Redd và cộng sự [17] đã thăm khám cho 950 trẻ tại bệnh viện ở Lesotho vì các triệu chứng hô hấp. Các tác giả đã dùng dấu hiệu đông đặc phối trên phim X quang để chẩn đoán viêm phổi và họ đã nhận thấy rằng độ nhạy và độ đặc hiệu của tần số thở nhanh trong nghiên cứu này thấp hơn các nghiên cứu khác, đặc biệt những nhóm trẻ có tần số thở ³ 50 lần/phút. Bảng 19: So sánh giá trị của tần số thở nhanh trong nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu ở Lesotho Tần số thở nhanh Khoa Nhi BVTW Huế Lesotho Ngưỡng TST > 50 lần/ph 40/50* Độ nhạy 93,54% 34% 60% Độ đặc hiệu 25% 77% 65% * Ngưỡng tần số thở > 50 lần/phút áp dụng cho trẻ từ 2 - 12 tháng và > 40 lần/phút áp dụng cho trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi. KẾT LUẬN Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: 1. Phương pháp nghe phổi nhằm phát hiện ra để chẩn đoán viêm phổi, tuy có độ đặc hiệu cao (những trường hợp phát hiện được có tỷ lệ đúng cao) nhưng độ nhạy thấp (có nhiều trường hợp âm tính giả, nghĩa là bỏ sót rất nhiều trường hợp viêm phổi không chẩn đoán được). Do đó, phương pháp này chỉ phù hợp cho các tuyến trên, dùng để chẩn đoán, rà soát lại những trường hợp viêm phổi đã được chẩn đoán sơ bộ ở tuyến dưới, hoặc để theo dõi và đánh giá tiến triển cũng như những biến chứng của viêm phổi ở các tuyến trên. Mặt khác, phương pháp này có độ nhạy, và nhất là độ đặc hiệu càng thấp nếu người ghi nhận chưa có đủ kinh nghiệm cần thiết. 2. Phương pháp đếm tần số thở có độ nhạy cao, nên rất phù hợp cho chẩn đoán sàn lọc trên diện rộng trong môi trường cộng đồng. Tuy độ đặc hiệu có thấp, nghĩa là những trường hợp chẩn đoán được có thể gặp nhiều dương tính giả (không thực sự bị viêm phổi). Những dẫu vậy, nó rất phù hợp với mục tiêu của chương trình ARI là nhằm chẩn đoán sớm và không thể bỏ sót các trường hợp viêm phổi ở tuyến cơ sở, để có thể xử trí sớm nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ em. Mặc khác, phương pháp này còn có một ưu điểm nổi bậc là dễ huấn luyện cho những người bình thường (nhân viên y tế cơ sở, bố mẹ của trẻ, người chăm sóc trẻ v.v... ) chưa trải qua một huấn luyện đặc biệt nào. Mức độ chính xác của phương pháp này ít bị thay đổi theo trình độ cũng như kinh nghiệm của người áp dụng nó. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đình Hường. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội (1989) 5 - 13. Ahmed Tariq, Parkin M. Why you can diagnose pneumonia without a stethoscope. ARI News, Số16 (4/1990) 7. Trần Quñy. Chương Trình ARI. Hà Nội (1994). Wafula E.M, Tindyebwa D.B. Onyango F.E. The diagnostic value of various features for acute lower respiratory infection among under five 66 (10), (1989) 678-684. Wafula E.M, Tukei P.M. Diagnosis of acute respiratory infection (ARI) among under five in the pediatric observation ward (POW), 64(4), (1987) 263-269. Grossman LK. Caplan SE. Clinical, laboratory and radiological information in the diagnosis of pneumonia in the children -Ann. Emer. Med. 7(1) (1988) 43-46. Zukin DD. Hoffman JR. Correlation of pulmonary signs and symptoms with chest radiographs in the pediatric age group - Ann. Emerg. Med. 15(7) (1986) 792-796. Leventhal JM. Clinical predictors of pneumonia as a guide for ordering chest roentgenograms - Clin. Peadiatr.(Phila), 21 (12) (1982) 730-734. WHO. Outpatient Management of Young Children with ARI: A Four Days Clinical Course. Slide 2.8, 2,9, 2.10 (1992). WHO/ ARI/ 90.5 - Assessement of (he child with cough or difficult breathing - Acute respiratory infection in the children: Case management in small hospital in developing countries - A manual for doctor and other Senior Health Worker ; p59. E.K Mutholland, AF. Simoes, Standardized diagnosis of pneumonia in developing countries. The Pediatric Infectious Disease Journal - Vol 11, No. 2 (Feb. 1992) 77- 81. Campbell H, Byass P, Greenwood BM. Simple clinical signs for diagnosis of acute lower respiratory infections (letter). Lancet, 2(8613), (1988) 742 - 743. E.K. Mutholland, E. A.F Simoes. Standardized diagnosis of pneumonia in developing countries. The Pediatric Infectious Disease Journal, Vol 11. No. 2 (Feb. 1992) 77- 81. TÓM TẮT Từ tháng 11/1997 đến tháng 6/2000 tất cả các bệnh vào điều trị tại Phòng Hô Hấp, Khoa Nhi, Bệnh Viện Trung ương Huế vì ho, sốt đều được nghe phổi, đếm tần số thở, và chụp X quang phổi để chẩn đoán sớm viêm phổi. Trong thời gian 8 tháng, 132 trẻ, tuổi từ 2 - 48 tháng, gồm 87 nam, 45 nữ đã được chẩn đoán viêm phổi dựa vào ít nhất 1 trong 3 triệu chứng: Tần số thở nhanh, có ran bệnh lý, có hình ảnh viêm phổi trên X quang. Lấy hình ảnh X quang làm tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán sớm viêm phổi, các tác giả đã xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của hai phương pháp chẩn đoán viêm phổi: + Phương pháp đếm tần số thở: Độ nhạy: 93,54%; Độ đặc hiệu: 25%. + Phương pháp nghe phổi: Độ nhạy: 50%: Độ đặc hiệu: 75%. Qua kết quả trên, các tác giả rút ra những kết luận sau: - Phương pháp đếm tần số thở có độ nhạy rất cao nhưng có độ đặc hiệu thấp nên phù hợp cho việc chẩn đoán sàng lọc trên quy mô cộng đồng, nhưng có độ chính xác hạn chế vì có nhiều trường hợp dương tính giả. - Phương pháp nghe phổi trái lại có độ nhạy thấp nhưng lại có độ đặc hiệu cao nên sẽ rất có ích để chẩn đoán và rà soát lại ở các tuyến cao hơn. THE VALUE OF LUNG AUSCULTATION METHOD IN EARLY DIAGNOSIS OF INFANTILE PNEUMONIA DISEASE Nguyen Thanh Long, Le Van Ngoc Cuong College of Medicine, Hue University SUMMARY From November 1997 to June 2000, all the patients admitted to the Respiratory Disease Ward, and Pediatric Department with fever and cough were auscultated, their respiratory rate counted and their lungs X-raedy film for early pneumonia diagnosis . During 8 months, 132 children, aged from 2 48 months, including 87 boys and 45 gifis were diagnosed as pneumonia, based on at least one of these three factors: Accelerated respiratory rate, pathologic rates on auscultation, and signs of pneumonia on X-ray film. Considering the signs of pneumonia on X-ray film as a gold standard in earfy diagnosis of pneumonia, the authors determined the sensitivity and the specificity of two methods of earty diagnosis of pneumonia: - Respiratory rate counting method: The sensitivity: 93.54%; the specificity: 25%, - Lung auscultation method: The sensitivity: 50%; the specificity: 75%, From the above results, the authors came to the following conclusions: + The sensitivity of Respiratory rate counting method is very high, while its specificity ; so it is is suitable for screening diagnosis on community scale, but the precision is limited due to having a lot of false positive cases. + The sensitivity of lung auscultation method is low, but its spcificity is high, which make the metod suitable for the control diagnosis in hospitals at higher levels.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgia_tri_cua_trieu_chung_nghe_phoi_trong_chan_doan_som_benh_v.doc
Tài liệu liên quan