Giá trị, hạn chế của triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó tại nước ta hiện nay

Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay và tồn tại từ rất lâu đời (từ khoảng thế kỷ VI trước công nguyên). Hệ thống giáo lý rất đồ sộ và số lượng Phật tử đông đảo được phân bố trên nhiều nước. Lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo hiện nay được mở rộng, ngoài việc nghiên cứu giáo lý, kinh điển, lịch sử Phật giáo ra còn đề cập đến các lĩnh vực Triết học, Tâm lí học, Khảo cổ học, Xã hội học Phật học đã trở thành một khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội. Hay như Tôn Trung Sơn nói: “Phật học là mẹ của triết học, nghiên cứu Phật học có thể bổ khuyết cho khoa học” [7]. Mặc dù Phật giáo có những giá trị sâu sắc như vậy nhưng cũng có những mặt hạn chế, không phù hợp cần hoàn thiện. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều ăn sâu vào tư tưởng tình cảm của một bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử, giáo lý và sự tác động của đạo Phật vào thế giới quan, nhân sinh quan là rất cần thiết. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỉ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên Chúa. Vậy nên có thể nói quá trình Phật giáo phát triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, đạo đức Việt Nam không thể không đề cập đến Phật giáo và những ảnh hưởng, mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng. Tóm lại, nghiên cứu: “Những giá trị, hạn chế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay” là rất cần thiết và quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của đại bộ phận người Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước.

docx21 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4844 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giá trị, hạn chế của triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó tại nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho họ một nhân cách chính, đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe niềm tin của quần chúng nhân dân. Vì vậy em đã chọn đề tài “Giá trị và hạn chế của Phật giáo. Ảnh hưởng của Phật giáo đến Việt Nam”, để có thể hiểu biết thêm kiến thức về lĩnh vực này. Tuy nhiên là một sinh viên năm thứ nhất,mặc dù đã được sự chỉ dẫn tận tình của thầy, nhưng với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên nội dung bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của thầy MAI XUÂN HỢI. Điều này sẽ giúp em bổ sung kiến thức, kinh nghiệm, nhằm không ngừng hoàn thiện mình, xứng đáng với sự mong muốn của nhà trườngvà của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Em chân thành cảm ơn. B-NỘI DUNG 1.KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO: 1.1.Sự hình thành phật giáo: Đạo Phật mang tên người sáng lập là Đà ( hay buddha ). Đạo phật chính là giáo lý mà Phật Đà đã thuyết giảng. Sau khi ra đời ở ấn Độ vào thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc gia trong khu vực á - Phi, gần đây được truyền tới các nước Âu - Mỹ. Trong quá trình truyền bá của minh, đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng, tập tục, dân gian, văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái, có tác động vô cùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều quốc gia. Buddha vốn là một thái tử tên là Tất Đạt Đa ( Siddharta), con trai của Trịnh Phạn Vương ( Suđhodana) vua nước Trịnh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc ấn Độ ( nay thuộc đất Nê Pan ) ông sinh ra vào khoảng năm 623 trước công nguyên. Cuộc đời của Phật Thích Ca được kể lại ở trong truyền thuyết như sau: “ Vào một đêm Mahamaia, người vợ chính của Suđhodana, Vua của người Saia mơ thấy mình được đưa tới hồ thiêng Anavatápta ở Himalaya. Sau khi các thiên thần tắm rửa cho bà ở trong hồ thiêng, thì có một con voi trắng khổng lồ có đoá hoa sen ở vòi bước tới và chui vào sườn bà. Ngày hôm sau các nhà thông thái được vời tới để giải mơ của Hoàng hậu. Các nhà thông thái cho rằng giấc mơ là điềm Hoàng hậu đang có mang và sẽ sinh hạ được một Hoàng tử tuyệt vời, người sau này sẽ trở thành vị chúa tể của thế giới hoặc người thầy của thế giới. Đến ngày, đến tháng, Hoàng hậu Mahamaia trở về nhà cha mình để sinh con. Thế nhưng vừa đến khu vườn Lumbini, cách thủ đô Capilavastu của người Sakia không xa, Hoàng hậu trở dạ và vị Hoàng tử đã ra đời. Vừa ra đời, vị Hoàng tử tí hon đã đứng ngay dậy, đi bảy bước và nói: “ Đây là kiếp cuối cùng của ta, từ nay ta không phải luôn hồi một kiếp nào nữa!”. Đến ngày thứ năm một nghi thức trọng thể được tổ chức và Hoàng tử được đặt tên là Siđhartha. Để ngăn cản Hoàng tử không nghĩ tới việc tu hành, đức vua cha đã tìm mọi cách tạo ra quanh người con trai mình một cuộc sống vương giả. Hoàng tử được học mọi kiến thức để sau này trở thành một vị vua tài ba anh minh trị vì một đất nước ấn Độ bao la. Thế rồi, nhà vua và quần thần đã kén cho Hoàng tử một người vợ kiều diễm. Nhưng cuộc đời vương giả không cán dỗ được Hoàng tử trẻ tuổi. Bốn sự việc do các thần tạo ra đã làm thay đổi hẳn cuộc đời Hoàng tử Siddhartha. Đó là một lần khi đang dạo chơi trong vườn, Hoàng tử thấy một ông già gày còm, ốm yếu rồi nhận ra một điều rằng mọi người rồi ai cũng phải già yếu như thế. ít lâu sau Hoàng tử lại được chứng kiến người ốm và người chết. Ba hoàn cảnh trên làm cho Hoàng tử băn khoăn, lo nghĩ về kiếp người và muốn cứu con người khỏi những trầm luôn đau khổ của kiếp luôn hồi: Sinh, lão, bệnh, tử chính sự việc thứ tư đã đem đến cho Hoàng tử niềm hi vọng và an ủi. Lần đó, Hoàng tử nhìn thấy một vị hành khất dáng vẻ bần hàn nhưng lại ung dung tự tại. Vừa nhìn thấy vị hành khất Hoàng tử như bừng tỉnh và quyết định sẽ ra đi trở thành nhà hành khất như thế. Được tin, đức vua Suddhôđana tìm mọi cách ngăn cản Hoàng tử. Thế nhưng Hoàng tử không thể nào xua đi được bốn sự kiện mà mình đã chứng kiến khiến lòng dạ của Hoàng tử không lúc nào được thanh thản. Ngay cả tin mừng công chúa Yashôdhara sinh cho chàng một Hoàng nam cũng không làm cho Hoàng tử Sidhartha vui. Ngày đêm khi đứa con ra đời, khi mọi người ngủ say, Hoàng tử lặng lẽ đến nhìn vợ và con lần cuối rối đánh thức người đánh xe dậy cùng minh cưỡi con ngựa Canthaca yêu quý rời khỏi cung. Khi đã rời khỏi đô thành Hoàng tử trút bộ áo Hoàng tộc và mặc lên người bộ quần áo thường dân. Hoàng tử dùng kiếm cắt bộ tóc dài của mình và nhờ người đánh xe mang mớ tóc và quần áo về trao lại cho đức vua. Còn con ngựa Canthana vì đau khổ phải chia tay với ông chủ của nó nên đã lăn ra chết ngay tại chỗ. Rời hoàng cung, dứt áo ra đi, Hoàng tử Sidhartha đã trở thành nhà tu hành. Thoạt đầu, Hoàng tử đi lang thang đây đó, sống theo kiểu khổ hạnh. Sau đó, ngài vào rừng tu. Nhà hiền triết Alara Calama dạy cho chàng các phép thiền định và những triết lý của upanishad. Học thuyết và thực hành giải thoát cá nhân của Upanishad không hấp dẫn Hoàng tử. Chàng đi tiếp và nhập vào nhóm năm người tu khổ hạnh. Suốt sáu năm trường ép xác Hoàng tử gần như chỉ còn bộ xương khô mà vẫn chưa tìm ra chân lý của sự giải thoát. Ngài bèn bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh và trở lại ăn uống bình thường. Khi Hoàng tử Sidhartha 35 tuổi, một hôm ngài đến ngồi dưới gốc cây bồ đề ở ngoại vi thành phố Gaia thuộc vùng đất của vua Bimbisura, vua nước Magadha. Cho đến một hôm có nàng Sudjata, con gái của một nông dân trong vùng đem cho ngài một bát cơm to nấu bằng sữa. Ăn xong, ngài xuống sông tắm rửa, rồi trở lại gốc cây bồ đề. Ngài ngồi thiền định và nguyện sẽ không đứng dậy nếu không tìm ra sự giải thoát về điều bí ẩn của sự đau khổ. Và Hoàng tử đã ngồi dưới gốc cây bồ đề suốt 49 ngày đêm. Bảy tuần lễ đó là cả một chuỗi ngày đầy thử thách. Để phá sự thiền định của Hoàng tử, con quỹ dữ Mara tìm mọi cách làm chàng nản chí. Thoạt đầu, quỷ Mara biến thành một sứ giả đến báo cho Hoàng tử một tin bịa đặt là em trai Hoàng tử là Đevađatta nổi loạn, bắt nhốt đức vua cha vào ngục và chiếm nàng Yashodrara làm vợ. Thế nhưng tin dữ đó không làm cho Hoàng tử bận tâm. Mara bèn cho gọi các quỷ dữ tới làm ra mưa to, gió lớn gây ra động đất, lụt lội nhưng Hoàng tử vẫn ngồi bình thản dưới gốc cây bồ đề, cảm phục trước ý chí kiên định của Hoàng tử, rắn thần Naga dùng thân làm tán cho mưa gió cho Hoàng tử ngồi. Thấy thế quỷ dữ Mara bèn dùng biện pháp quyết liệt và tinh tế hơn để công phá vào thành trì kiên định của Hoàng tử Sidhartha. Nó cho gọi ba cô con gái xinh đẹp của mình là các nàng Khát vọng, khoái lạc và Dục vọng tới múa nhảy mê hoặc nhà tu hành trẻ tuổi. Thế nhưng biện pháp cuối cùng của quỷ Mara cũng thất bại và lũ quỷ phải dời khỏi gốc cây bồ đề. Rạng sáng ngày 49, Siddhartha đã tìm ra bí mật của sự đau khổ, đã tìm ra được vì sao thế giới lại tràn đầy khổ đau và đã tìm ra được cách để chiến thắng sự đau khổ. Siddhartha đã hoàn toàn giác ngộ và trở thành Buddha (Đấng giác ngộ). Sau khi giác ngộ Đức phật còn ngồi tiếp bảy ngày nữa dưới cây bồ đề suy ngẫm về những chân lý diệu kỳ mà mình đã khám phá. Ngài phân vân không biết có nên phổ biến đạo pháp của mình cho thế giới không vì có huyền diệu quá khó hiểu quá đối với mọi người. Chính thượng đế Brahma phải giáng trần để khích lệ Đức phật truyền bá đạo pháp của mình cho thế gian. Chỉ khi đó Phật mới dời khỏi gốc cây bồ đề đi đến khu vườn Lộc Uyển gần Varanasi để giảng bài thuyết pháp đầu tiên cho năm người bạn tu khổ hạnh của mình. Sự kiện này được ghi chép lại như một sự kiện quan trọng nhất của Đạo phật và được gọi là Phật quay bánh xe Đạo pháp ( chuyển Pháp Luân ). Giáo pháp mới của Đạ phật đã gây ấn tượng mạnh đối với năm nhà tu, họ nhanh chóng trở thành những môn đồ đầu tiên của Đức Phật. Vài ngày sau số môn đồ của Phật đã tăng lên 60 người, theo thời gian số môn đồ Đạo Phật ngày càng tăng và các tổ chức tăng gia đã ra đời. Đến năm 80 tuổi, biết mình tuổi cao, sức yếu, Đức Phật cùng các môn đồ trở về chân núi Hymalaya nơi ngài sinh ra và lớn lên. Trên đường Phật đã chuẩn bị mọi thứ cho các môn đồ để họ có thể tự lập được sau khi ngàu viên tịch. Và, tại một nơi thuộc ngoại vi thành phố Cusinagara, Phật đã ra đi. Câu nói cuối cùng của Phật là: “ Hỡi các tì kheo tất cả những gì đang tồn tại rồi sẽ qua đi. Vậy các người càng không nên ngừng gắng sức!”. 1.2.Nội dung sơ lược của triết học Phật giáo Tư tưởng triết lý Phật giáo được tập trung trong một khối lượng kinh điển rất lớn, được tổ chức thành ba bộ kinh lớn gọi là tam tạng gồm: - Tạng Luận: Gồm toàn bộ những giới luật của Phật giáo qui định cho cả năm bộ phái Phật giáo như: “ Tứ phần luật” của thượng toạ bộ, Maha tăng kỷ luật của “Đại chúng bộ”, căn bản nhất thiết hữu bộ luật” ... Sau này còn thêm các Bộ luật của Đại Thừa như An lạc, Phạm Võng. - Tạng kinh: Chép lời Phật dạy, trong thời kỳ đầu tạng kinh gồm nhiều tập dưới dạng các tiền đề, mỗi tập được gọi là một Ahàm. - Tạng luận: Gồm những bài bình chú, giải thích về giáo pháp của Phật giáo. Tạng luận gồm bảy bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về giáo pháp của Phật giáo. Tư tưởng triết học Phật giáo trên hai phương diện, về bản thể luận và nhân sinh quan, chứa đựng những tư tưởng duy vật và biện chứng chất phác. Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện tượng trong vũ trụ (chử pháp) là vô thuỷ, vô chung (vô cùng, vô tận). Tất cả thế giới đều ở quá trình biến đổi liên tục (vô thường ) không có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật cả. Tất cả các Pháp đều thuộc về một giới ( vạn vật đều nằm trong vũ trụ) gọi là Pháp giới. Mỗi một pháp ( mỗi một sự v iệc hiện tượng, hay một lớp sự việc hiện tượng) đều ảnh hưởng đến toàn Pháp. Như vậy các sự vật, hiện tượng hay các quá trình của thế giới là luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại và qui định lẫn nhau. Tác phẩm “ thanh dung thực luận” của kinh phật viết rằng: “ Có người cố chấp là có Đại tự nhiên là bản thể chân thực bao khắp cả, lúc nào cũng thường định ra chu pháp(1 (1) DÉn theo §oµn ChÝnh - L­¬ng Minh Cõ - LSTH Ên §é cæ ®¹i 1921 ) đạo Phật cho rằng toàn bộ chư pháp đều chi chi phối bởi luật nhân quả, biến hoá vô thường, không có cái bản ngã cố định, không có cái thực thể, không có hình thức nào tồn tại vĩnh viễn cả. Tất cả đều theo luật nhân quả biến đổi không ngừng và chỉ có sự biến hoá ấy là thường còn ( vĩnh viễn ). Cái nhân nhờ có cái duyên mới sinh ra được mà thành quả. Quả lại nhờ có duyên mà thành nhân khác, nhân khác lại thành quả. Quả lại nhờ có duyên mà thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thành quả mới ... Cứ thế nối nhau vô cùng vô tận mà thế giới, vạn vật, muôn loài, cứ sinh sinh, hoá hoá mãi. Như vậy ngay từ đầu Phật giáo đã đặt ra mục đích giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học một cách biện chứng và duy vật. Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo thế giới của các “đấng tối cao” của “Thượng đế” và cho rằng bản thể của thế giới tồn tại khách quan và không do vị thần nào sáng tạo ra cả. Cái bản thể ấy chính là sự thường hằng trong vận động của vũ trụ, là muôn ngàn hình thức của vạn vật trong vận động, nó có mặt trong vạn vật nhưng nó không dừng lại ở bất kỳ hình thức nào. Nó muôn hình vạn trạng nhưng lại tuân hành nghiêm ngặt theo luật nhân quả. Do qui luật nhân quả mà vạn vật ở trong quá trình biến đổi không ngừng, thành, trụ, hoại, diệt ( sinh thành, biến đổi, tồn tại, tan rã và diệt vong). Quá trình đó phổ biến khắp vạn vật, trong vũ trụ, nó là phương thức thay đổi chất lượng của sự vật và hiện tượng. Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hoá vô thường của vạn vật, đã xây dựng nền thuyết “ nhân duyên”. trong thuyết “nhân duyên” có ba khái niệm chủ yếu là Nhân, Quả và Duyên. - Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó, được gọi là Nhân. - Cái gì tập lại từ Nhân được gọi là Quả. - Duyên: Là điều kiện, mối liên hệ, giúp Nhân tạo ra Quả. Duyên không phải là một cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự tương hợp, điều kiện để giúp cho sự biến chuyển của vạn Pháp. Ví dụ hạt lúa là cái quả của cây lúa đã thành, mà lại là cái nhân của cây lúa sắp thành. Lúa muốn thành cây lúa có bông lại phải nhờ có điều kiện và những mối liên hệ thích hợp như đất, nước, không khí, ánh sáng. Những yếu tố đó chính là Duyên. Trong thế giới sinh vật, khi đã giải thích về nguyên nhân biến hoá vô thường của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện đại tới tương lại. Phật giáo đã trình bày thuyết “ Thập Nhị Nhân Duyên” ( mười hai quan hệ nhân duyên) được coi là cơ sở của mọi biến đổi trong thế giới hiền sinh, một cách tất yếu của sự liên kết nghiệp quả. + Vô minh: ( là cái không sáng suốt, mông muội, che lấp cái bản nhiên sáng tỏ). + Hành: ( là suy nghĩ mà hành động, do hành động mà tạo nên kết quả, tạo ra cái nghiệp, cái nếp. Do hành động mà có thức ấy là hành làm quả cho vô minh và là nhân cho Thức). + Thức: ( Là ý thức là biết. Do thức mà có Danh sắc, ấy là Thức làm quả cho hành và làm nhân cho Danh sắc). + Danh sắc: ( Là tên và hành ta đã biết tên ta là gì thì phải có hình và tên của ta. Do danh sắc mà có Lục xứ, ấy danh sắc làm quả cho thức và làm nhân cho Lục xứ). + Lục xứ hay lục nhập: ( Là sáu chỗ, sáu cảm giác: Mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và tri thức. Đã có hình hài có tên phải có Lục xứ để tiếp xúc với vạn vật. Do Lục nhập mà có xúc - tiếp xúc. ấy là Lục xứ làm quả cho Danh sắc và làm nhân cho Xúc.) + Xúc: ( Là tiếp xúc với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác gây nên cmở rộng xúc, cảm giác. Do xúc mà có thụ ấy là xúc làm quả cho Lục xứ và làm nhân cho Thụ.) + Thụ: (Là tiếp thu, lĩnh nạp, những tác động bên ngoài tác động vào mình. Do thụ mà có ái. ấy là thụ làm quả cho Xúc và làm nhân cho ái.) + ái: (Là yêu, khát vọng, mong muốn, thích. Do ái mà có Thủ. Do ấy, ái làm quả cho Thụ và làm nhân cho Thủ.) + Thủ: ( Là lấy, chiếm đoạt cho minh. Do thủ mà có Hữu. Do vậy mà Thủ làm quả cho ái và làm nhân cho Hữu.) + Hữu: ( Là tồn tại, hiện hữu, ham, muốn, nên có dục gây thành cái nghiệp. Do Hữu mà có sinh, do đó Hữu là quả của Thủ và làm nhân của Sinh). + Sinh: ( Hiện hữu là ta sinh ra ở thế gian làm thần thánh, làm người, làm súc sinh. Do sinh mà có Tử, ấy là sinh làm quả cho Hữu và làm nhân cho Tử). + Lão tử: ( Là già và chết, đã sinh ra là phải già yếu mà đã già là phải chết. Nhưng chết - sống là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan đi là hết nhưng linh hồn vẫn ở trong vòng vô minh. Cho nên lại mang cái nghiệp rơi vào vòng luân hồi ( khổ não). Thập nhị nhân duyên như nước chảy kế tiếp nhau không bao giờ cạn, không bao giờ ngừng, nên đạo Phật là Duyên Hà. Các nhân duyên tự tập nhau lại mà sinh mãi mãi gọ là Duyên hà mãn. Đoạn này do các duyên mà làm quả cho đoạn trước, rồi lại do các duyên mà làm nhân cho đoạn sau. Bởi 12 nhân Duyên mà vạn vật cứ sinh hoá vô thường. - Mối quan hệ Nhân - Duyên là mối quan hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa vạn vật. Mối quan hệ đó bao trùm lên toàn bộ thế giới không tính đến cái lớn nhỏ, không tính đến sự giản đơn hay phức tạp. Một hạt cát nhỏ được tạo thành trong mối quan hệ nhân quả của toàn vũ trụ. Cả vũ trụ hoà hơp tạo nên nó. Cũng như nó hoà hợp tạo nên cả vũ trụ bao la. Trong một có tất cả trong tất cả có một. Do nhân Duyên mà vạn vật sinh hay diệt. Duyên hợp thì sinh, Duyên tan thì diệt. Vạn vât sinh hoá vô cùng là do ở các duyên tan hợp, hợp tan nối nhau mà ra. Nên vạn vật chỉ tồn tại ở dạng tương đối, trong dòng biến hoá vô tận vô thường vô thực thể, vô bản ngã, chỉ là hư ảo. Chỉ có sự biến đổi vô thường của vạn vật, vạn sự theo nhân duyên là thường còn không thay đổi. Do vậy toàn bộ thế giới đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ cũng chỉ là dòng biến hoá hư ảo vô cùng, không có gì là thường định, là thực, là không thực có sinh, có diệt, có người, có mình, có cảnh, có vật, có không gian, có thời gian. Đó chính là cái chân lý cho ta thấy được cái chân thế tuyệt đối của vũ trụ. Thấy được điều đó gọi là “ chân như” là đạt tới cõi hạnh phúc, cực lạc, không sinh, không diệt, niết bàn. Thế giới của chúng sinh (loài người) cũng do nhân duyên kết hợp mà thành. Đó là sự kết hợp của hai thành phần: Phần sinh lý và phần tâm lý. - Cái tôi sinh lý tức là thể xác, hình chất với yếu tố “ sắc” ( địa, thuỷ, hoá, phong ) tức là cái cảm giác được. - Cái tôi tâm lý ( tinh thần ) linh hồn tức là “tâm” với 4 yếu tố chỉ có tên gọi mà không có hình chất gọi là “ Danh”. Trong “Sắc’ gồm những cái nhìn thấy được cũng như những thứ không nhìn thấy được nếu nó nằm trong quá trình biến đổi của “sắc” gọi là “vô biến sắc” như vật chất chuyển hoá thành năng lượng chẳng hạn. Bốn yếu tố do nhân duyên tạo thành phần tâm lý ( tinh thần ) của con người là: + Thụ: Những cảm giác, cảm thụ về khổ hay sướng, đưa đến sự xúc chạm lĩnh hội thân hay tâm. + Tưởng: Suy nghĩ, tư tưởng. + Hành: ý muốn thúc đẩy hành động. + Thức: Nhận thức, phân biệt đối tượng tâm lý ta là ta. Hai thành phần tạo nên từ ngũ uẩn do Nhân - Duyên tạo thành mỗi sinh vật cụ thể có danh và có sắc. Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta. Duyên tan ngũ uẩn thì là diệt. Quá trình hợp tan ngũ uẩn do Nhân - Duyên là vô cùng tận. - Các yếu tố của ngũ uẩn cũng luôn luôn biến hoá theo qui luật nhân hoá không ngừng không nghỉ, nên mọi sinh vật cũng chỉ là vụt mất, vụt còn. Không có sự vật riêng biệt, cố định, không có cái tôi, cái tôi hôm qua không còn là cái tôi hôm nay. Kinh Phật có đoạn viết “ Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc là không, không là sắc. Thụ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế”. Như vậy thế giới là biến ảo vô thường, vô định. Chỉ có những cái đó mới là chân thực, vĩnh viễn, thường hằng. Nếu không nhận thức được nó thì con người sẽ lầm tưởng ta tồn tại mãi mãi, cái gì cũng thường định, cái gì cũng của ta. Do đó, mà con người cứ khát ái, tham dục cứ mong muốn và hành động chiếm đoạt tạo ra kết quả mà kết quả đó có thể tốt, có thể xấu gây nên nghiệp báo, rơi vào bể khổ triền miên không bao giờ dứt. Sở dĩ có nỗi khổ là do qui định của Luật nhân quả. Vì thế mà ta không thấy được cái luật nhân bản của mình ( bản thể chân thực ). Khi đã mắc vào sự chi phối của Luật Nhân - Duyên, thì phải chịu nghiệp báo và kiếp luân hồi, luân chuyển tuần hoàn không ngừng, không dứt. Nghiệp và luân hồi không những chỉ là những khái niệm của Triết học Phật giáo mà có từ trong Upanishad. Nghiệp chữ phạn và Karma là cái do những hoạt động của ta, do hậu quả việc làm của ta, do hành động của thân thể ta. Được gọi là “ thân nghiệp”, còn hậu quả của những lời nói của ta, phát ngôn của ta thì được gọi làg “ khẩu nghiệp”. Hay những cái do ý nghĩ của ta, do tâm tue của ta gây nên được gọi là ‘ý nghiệp”. Tất cả những thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp là do ta tham dục mà thành, do ta muốn thoả mãn tham vọng của mình gây nên. Sở dĩ ta tham dục vì ta chưa hiểu đươc chân bản vốn có của ta cũng như vạn vật là luôn luôn biến đổi không có gì là thường định và vĩnh viễn cả. Cuộc đời con người là sự ghánh chịu hậu quả của nghiệp đương thời và các kiếp sống trước rồi nó tiếp tục chi phối cả đời sau. Nghiệp báo trong một đời là sự tổng hợp của các nghiệp gây ra trong hiện tại cộng với các nghiệp gây ra trong quá khứ, nó quyết định đời sau xấu hay tốt, thiện hay ác. Luân hồi: Chữ phạn là Samsara. Có nghĩa là bánh xe quay tròn. Đạo phật cho rằng, sau khi một thể xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và đầu thai vào một sinh vật khác nhập vào một thể xác khác (có thể là con người, loài vật thậm chí cỏ cây). Cứ thế mãi do kết quả, quả báo hành động của những kiếp trước gây ra. Đó cũng là cách lý giải căn nguyên nỗi khổ ở đời con người. Sau khi lý giải được nỗi khổ ở cuộc đời con người là do “ thập nhị nhân duyên” làm cho con người rơi vào bể trầm luân. Đạo Phật đã chủ chương tìm con đường diệt khổ. Con đường giải thoát đó không những đòi hỏi ta nhận thức được nó mà cao hơn ta phải hành động, phải thấm nhuần tứ diệu đế. Tứ diệu đế: Là bốn sự thật chắc chắn, bốn chân lý lớn, đòi hỏi chúng sinh phải thấu hiểu và thực hiện nó. Tứ diệu đế gồm: 1. Khổ đế: Con người và vạn vật sinh ra là khổ, ốm đau là khổ, già yếu là khổ, chết là khổ, ghét nhau mà phải sống gần nhau là khổ, yêu nhau mà phải chia lìa nhau là khổ, mất là khổ mà được cũng là khổ. .... Những nỗi khổ ấy từ đâu? chúng ta tiếp tục tìm hiểu Tập đế. 2. Tập đế: Tập là tập hợp, tụ tập lại mà thành. Vậy do những gì tụ tập lại mà tạo ra nỗi khổ cho chúng sinh? Đó là do con người có lòng tham, dâm (giận dữ ), si ( si mê, cuồng mê, mê muội) và dục vọng. Lòng tham và dục vọng của con người xâu xé là do con người không nắm được nhân duyên. Vốn như là một định luật chi phối toàn vũ trụ. Chúng sinh khômg biết rằng mọi cái là ảo ảnh, sắc sắc, không không. Cái tôi tưởng là có nhưng thực là không. Vì không hiểu được ra nỗi khổ triền miên, từ đời này qua đời khác. 3. Diệt đế: Là phải thấu hiểu được “ Thập nhị nhân duyên” để tìm ra được căn nguyên của sự khổ - để dứt bỏ từ ngọn cho đến gốc rễ của cái khổ. Thực chất là thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, sinh tử. 4. Đạo đế: Là con người ta phải theo đế diệt khổ, phải đào sâu suy nghĩ trong thế giới nội tâm ( thực nghiệm tâm linh ). Tuy luyện tâm trí, đặc biệt là thực hành YOGA để đạt tới cõi siêu phàm mà cao nhất là đạt tới cõi phận là đạt tới trình độ giác ngộ bát nhã. Tới chừng đó sẽ thấy được chân như và thanh thản tuyệt đối, hết ham muốn, hết tham vọng tầm thường, tức là đạt tới cói “niết bàn” không sinh, không diệt. Thực hiện Đạo đế là một quá trình lâu dài, kiên trì, giữ nguyên giới luật tập trung thiên định cao độ Phật giáo đã trình bày 8 con đường hay 8 nguyên tắc ( Bát chính Đạo - buộc ta phải tuân thủ bát chính đạo gồm: - Chính kiến: Phải nhận thức đúng, phân biệt được phải trái, không để cho những cái sai che lấp sự sáng suốt. - Chính tư duy: Suy nghĩ phải, phải chính, phải đúng đắn. - Chính nghiệp: Hành động phải chân chính, phải đúng đắn. - Chính ngữ: Nói phải đúng, không gian dối, không vu oan cho người khác. - Chính mệnh: Sống trung thực, không tham lam, vụ lợi, gian tà, không được bỏ điều nhân nghĩa. - Chính tịnh tiến: Phải nỗ lực, siêng năng học tập, có ý thức vươn lên để đạt tới chân lý. - Chính niệm: Phải luôn luôn hướng về đạo lý chân chính, không nghĩ đến những điều bạo ngược gian ác. - Chính định: Kiên định tập trung tư tưởng vào con đường chính, không bị thoái chí, lay chuyển trước mọi cán dỗ. Muốn thực hiện được “ Bát chính đạo” thì phải có phương pháp để thực hiện nhằm ngăn ngừa những điều gian ác gây thiệt hại cho mình và những người làm điều thiện có lợi ích cho mình và cho người. Nội dung của các phương pháp đó là thực hiện “ Ngũ giới” ( năm điều răn ) và “Lục độ” (Sáu phép tu ). - “Ngũ giới” gồm: + Bất sát: Không sát sinh + Bất đạo: Không làm điều phi nghĩa. + Bất dâm: Không dâm dục. + Bất vọng ngữ: Không bịa đặt, không vu oan giáo hoạ cho kẻ khác, không nói dối. - “Lục độ” gồm: + Bố thí: Đêm công sức, tài trí, của cải để giúp người một cách thành thực chứ không để cầu lợi hoặc ban ơn. + Trí giới: Trung thành với điều răn, kiên trì tu luyện. + Nhẫn nhục: Phải biết kiên nhẫn, nhường nhịn, chịu đựng để làm chủ được mình. + Tịnh tiến: Cố gắng nỗ lực vươn lên. + Thiền định: Tư tưởng phải tập trung vào điều ngay, chính không để cho cái xấu cho lấp. + Bát nhã: Trí tuệ thấy rõ hết, hiểu thấu hết mọi chuyện trên thế gian. Tóm lại: Phật giáo cho rằng chỉ có bằng sự kiên định để thực hiện “Bát hành đạo”, “Ngũ giới”, “Lục độ” thì chúng sinh mới có thể giải thoát mình ra khỏi nỗi khổ. Phật giáo không chủ trương giải phóng bằng cách mạng xã hội. Mặc dù Phật giáo lên án rất gay gắt chế độ người bóc lột người, chống lại chủ nghĩa duy tâm cua Bàlamôn giáo. Đó là một trong những nhược điểm đồng thời cũng là ưu điểm nửa vời của Đạo phật. Đứng trước bể khổ của chúng sinh Phật giáo chủ trương cải tạo tâm linh chứ không phải cải tạo thế giới hiện thực. Như vậy Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, phủ nhận đấng sáng tạo ( vô ngã, vô tạo giả) và có tư tưởng biện chứng ( vô thường, lý thuyết Duyên khởi ). 2.GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 2.1.Giá trị của triết học Phật Giáo Giá trị về mặt giáo dục: Những bài pháp của Đức Phật thường được trình bày chi tiết và tỉ mỉ. Tính rõ ràng, trong sáng và trình bày có logic đã làm nỗi bật các bài pháp dài của Ngài, những bài pháp được tuyên giảng theo chủ đích riêng. Dù thuyết giảng cho vài người hay cho một hội chúng, Ngài cũng đều tìm cách hướng dẫn người nghe tiến dần từng bước đến ý tưởng Ngài muốn thành lập. Kinh chuyển Pháp Luân (Dhammacakkapavattana) và Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna) là những bài kinh tiêu biểu có một vài đặc điểm dễ nhận biết, vì Ngài thường bắt đầu bài kinh bằng lời giáo huấn gợi sự chú tâm, chẳng hạn như: "Có hai cực đoan người tìm chân lý cần nên tránh." Hoặc "Có một con đường thẳng tắt và đảm bảo đến đích…" v.v…  Ngài phân tích một khái niệm ra thành nhiều thành tố và trình bày tư tưởng dưới dạng thống kê, nhằm giúp trí nhớ cho người học. Đức Phật thường sử dụng phép so sánh và phép suy diễn một cách nhuần nhuyễn, được rút ra từ nếp sống hằng ngày của quần chúng, chẳng hạn như công việc của người nông dân, người đồ tể, người bán hoa, người dân chài, người chiến sĩ và quan chức. Ngài lập đi lập lại những khái niệm quan trọng và quay lại những khái niệm đó bất cứ khi nào quần chúng có thể chấp nhận. Sự trình bày những khái niệm như vậy hầu như phát triển đến mức trở thành những công thức tiêu chuẩn, mẫu mực và sẽ tái diễn bất cứ khi nào khái niệm được đề cập đến trong cấu trúc biểu đạt tương tự. Bài pháp tuần tự đưa thính giả đi đến kết thúc bằng những lời cầu thỉnh tha thiết, xin được Quy Y với Ngài, để đi theo con đường giải thoát do Ngài giới thiệu. Trong các cuộc đàm thoại với cá nhân Ngài thường sử dụng một vài phương pháp học thuật làm cho cuộc đàm thoại trở nên sinh động: thường Ngài làm cho người tranh luận trình bày rõ quan điểm của mình và chấp nhận một lập trường tư tưởng nào đó. Nhưng đức Phật sẽ không tiến hành cuộc thảo luận, trừ khi Ngài chắc chắn đã hiểu rõ quan điểm người tranh luận. Ngài hết sức thận trọng trong việc khai thông tiền đề vào lúc khởi đầu mỗi cuộc bàn luận. Nếu không đồng ý, Ngài không chê bai cũng không bài bác ý tưởng của đối phương, mà Ngài bắt đầu đặt câu hỏi. Những câu hỏi này luôn là những câu hỏi thăm dò, được sắp xếp cẩn thận nhằm chinh phục đối phương nhận ra những lý lẽ ngụy biện của chính mình. Vị ấy được đưa dần đến chỗ nhượng bộ và bỏ hẳn quan điểm ban đầu của mình. Nét độc đáo nhất của đức Phật là Ngài đã khéo sắp xếp lại tiên trình suy nghĩ của người tranh luận b ằng cách đặt câu hỏi nhanh và liên tục. Phép so sánh và loại suy được sử dụng trong việc làm rõ thêm chi tiết và giải thích những câu hỏi này. Những giai thoại về truyền thuyết và lịch sử là hình ảnh nổi bậc trong bài giảng của Ngài. Chỉ trong một vài trường hợp, Đức Phật mới phơi bày hết tất cả quan điểm ban đầu của người tranh luận là lố bịch và sai lầm nghiêm trọng, khi người tranh luận đã chịu từ bỏ lý lẽ của mình và sẵn sàng đồng ý với Ngài. Cho đến lúc đó, đức Phật mới bắt đầu giảng giải ý tưởng riêng của Ngài về vấn đề đang tranh luận. Bất cứ đề tài bàn thảo nào, đức Phật cũng tuần tự hướng dẫn người tranh luận đi đến một sự phân tích tỉ mỉ về con đường giải thoát.  Dù là thuyết giảng, phân tích hay đàm thoại, tranh luận, đức Phật đều sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục thực hành tiêu chuẩn. Ngài nhắm vào trình độ trí thức của người học và tuyên giảng cùng một ý tưởng bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo bản tánh và thể chất của người nghe. Ngài bắt đầu bằng những điều đã hiểu biêt  và nhấn mạnh vào điều ấy như một nguyên tắc căn bản trong tất cả các lời Ngài dạy. Ngài không đề cập đến những điều suy đoán làm lãng phí thời gian và khuyên nhủ ta nên cố gắng "biết về sự vật như nó thực sự đang là." Ở đây tầm quan trọng nhắm vào cả sự hiểu biết lẫn sự thực. Giá trị thiết thực, nhân bản của Phật giáo Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là chân thực gần gũi, phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Bởi lẽ, con người là đối tượng giáo dục của Phật giáo mà mục đích của giáo dục Phật giáo là hướng con người đến chân hạnh phúc, đến để thấy giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại. Vì thế, kinh điển đạo Phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao: “Khi sự trung thực hướng về con người mô tả phát hiện, soi sáng bao tình cảm khát vọng chính đáng của con người, giúp con người hiểu thêm về con người, về cuộc sống để mà mến yêu, trân trọng thì chính đó là nhân bản”. Giá trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện thực một cách khách quan, đánh giá con người và quốc độ mà con người đang hiện hữu rất cụ thể. Giáo dục nhân bản là giúp con người giao tiếp với thực tại, với cái chất người đang tràn trong hiện tại và tại đây. Theo Phật giáo, quá khứ và tương lai đều phi thực, đều ảo giác; càng truy tìm quá khứ lại càng rối rắm thêm, càng suy nghĩ vọng tưởng tương lai càng đau đầu uổng công mà vẫn không có giải pháp nào đúng cả. Vạn pháp duyên sinh trùng trùng, điệp điệp, không có đầu mối cũng không có chung cuộc. Đức Phật không muốn giải quyết những câu hỏi hay những việc làm không cần thiết cho con người, mà Ngài luôn dạy rõ chúng ta phải nhận chân sự thật khổ đau và con đường đoạn tận khổ đau, tiếp nhận sự thật để tự giải cứu mình ra khỏi khổ đau. Ví như người trúng độc kia, đừng hỏi gì quanh co bằng những câu hỏi vô ích hại mạng mà hãy nhanh chóng rút mũi tên để chữa trị vết thương, cứu sống mạng người. Thế nên, giáo dục Phật giáo luôn mang đậm giá trị nhân bản, cái giá trị của sự sống vượt lên giá trị suy tư và cả giá trị văn hóa truyền thống. Hệ thống kinh điển của đạo Phật luôn giáo dục con người sống trong hiện tại, an trú trong hiện tại, nhận chân được sự thật của cuộc đời khổ đau để lìa khỏi khổ đau, đó là giá trị sống tâm linh của con người hiện tại. Đạo Phật đã đem lại một sự an tịnh trước nỗi khủng hoảng tâm hồn của con người và kêu gọi hãy trở lại với sự sống thực, rất thực để tự gánh lấy trách nhiệm của cuộc đời, nên giáo dục Phật giáo là: “Một nền giáo dục như thế hẳn sẽ tạo nên những mẫu người làm chủ, sống lơi ích cho bản thân và cho xã hội, đập vỡ mọi ách trói buộc bên trong và bên ngoài”. Con người tự làm chủ mình bằng lý trí, bằng trí tuệ không nô lệ bất cứ một hoàn cảnh đối tượng nào, không bị dục vọng, tham ái chi phối. Vì sao vậy? Tham dục là nguồn gốc của mọi vô minh, ngu muội, là tập khởi của khổ đau; đừng lầm tưởng rằng đạt được thỏa mãn trong tham dục là hạnh phúc. Hạnh phúc ấy chỉ là sự tập khởi của khổ đau, đã ngầm chứa khổ đau. Cho nên giáo dục Phật giáo dạy cho chúng ta nhận ra được một nguồn hạnh phúc chân thật, là nếp sống đạo đức bằng sự tự chủ: “Hãy là nơi nương tựa của chính mình”, đó là giá trị giáo dục nhân bản rất nhân bản. Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Nhưng trong bất cứ tình huống nào thì con người cũng phải “làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối tượng nào hay một sự vật nào cả. “Làm chủ” không có nghĩa là nêu cao bản ngã, nuôi dưỡng bản ngã hay độc quyền, độc đoán. Mà “làm chủ” có nghĩa là tự mình làm chủ mình trước mọi hoàn cảnh, trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh. BS. Victor Pauchet nói rằng: “Muốn thành công trên đường đời, chúng ta phải làm chủ thời cuộc, chúng ta phải làm chủ được người xung quanh. Muốn làm chủ được những người xung quanh, chúng ta phải làm chủ được chính mình”. Chúng ta thấy đó, muốn thành công trên đường đời đã phải làm chủ mình, huống hồ để thành tựu được an lạc giải thoát lại là một quá trình rèn luyện tu tập làm người. Muốn độ người, độ đời, muốn biến Ta bà thành cõi Tịnh độ, trước tiên, nhất thiết phải độ mình, tự quay lại với chính mình, soi rọi tận tâm để tu tập, để sửa đổi, chuyển hóa tâm thức của mình, nên nói: “Phương châm hướng nội, quay về với chính mình, với con người thật của mình... là phương châm sống động nhất và thiết thực nhất để cải tạo xã hội... và xây dựng Niết bàn ngay trên thế gian này”. Đó là cả một quy trình sống “sống với chính mình” ngay trong hiện tại và tại đây. Hiện tại luôn mới mẻ, đầy ý nghĩa sống. Đây là thời gian thích hợp nhất để con người giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Vì thế, Đức Phật luôn quan tâm đến hạnh phúc thực tại của người đệ tử. Lời dạy của Ngài không phải là lời hứa hẹn về cuộc sống tốt đẹp trong tương lai mà là những phương pháp tu tập để thành tựu đời sống hạnh phúc ngay trong hiện tại. Lời nhận định sau nói lên rất rõ ý nghĩa ấy: “Đức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ ngay đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực, được ứng dụng ngay trong hiện tại. Ngài không đề cập đến những triết lý mơ hồ, trừu tượng, viển vông, trái lại lời dạy của Ngài rất thiết thực với cuộc sống con người, ứng dụng ngay trong nếp sống hiện tại” (HT.Thích Minh Châu, Bốn phương pháp đưa đến hạnh phúc, Tập văn Phật đản, PL 2533, tr.26). Và Đức Phật dạy: “Hãy tự là ngọn đèn cho chính mình, không y tựa một cái gì khác. Dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác”. Lời dạy vô cùng thiết thực, Ngài không bao giờ nói là các con phải tin theo Ngài, không ép buộc ai mà Ngài khuyến khích chúng ta hãy đến để mà thấy. Hãy suy nghĩ cho đúng rồi mới tin mà thực hành. Ngài dạy: “Này các Kalamas, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo một lập trường, chớ có tin vì đánh giá hời hợt các dữ kiện, chớ có tin vì phù hợp với các định kiến, chớ có tin vì phát xuất nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa môn là bậc đạo sư của mình. Này Kalamas, khi nào các ngươi biết rằng những việc này là tốt, những việc này là thiện, những việc này được mọi người tán thán. Những việc này nếu thuận theo và thực hành sẽ mang lại lợi ích tốt đẹp thì các ngươi hãy chấp nhận chúng” Với phương pháp giáo dục này, Đức Phật muốn con người tự làm chủ mình, tự tại, không nô lệ vào bất cứ đối tượng nào; bằng trí tuệ, bằng kiến thức, bằng quan điểm đúng đắn, bằng cái nhìn chân thật, con người tự định hướng cho chính mình, tự mình đi ra khỏi khổ đau. Cái giá trị lớn lao là đánh giá trong thực tại cuộc sống của con người, hướng con người đến chỗ an lạc, chỉ có con người xác quyết một niềm tin chân chánh, tin tưởng chính mình, mình chính là hòn đảo không bị chìm đắm trong đại dương phiền muộn của dục vọng, không bị chôn vùi trong hiện tại. 2.2.Hạn chế của Phật Giáo Vì mục dích đặt ra là không tham doanh lợi, không buôn bán nên làm thế nào để có được một nguồn ngân quỹ to lớn, cố định không bị ảnh hưởng của việc kêu gọi cúng dưỡng, quyên góp là vấn đề bị hạn chế rất lớn. Mặt khác, sự cạnh tranh với các đoàn thể khác Phật giáo bộc lộ nhiều nhược điểm như chuyên môn và phương hướng phục vụ Phật giáo không bằng các đoàn thể tôn giáo khác. Cộng thêm vào đó là hình thức phục vụ của Phật giáo thường là truyền thống và không hiện đại. Sự hạn chế trong lãnh vực nhân sự cũng cần được khắc phục và để phát triển nguồn nhân lực Phật giáo cần có kế hoạch bổ dưỡng xây dựng nguồn nhân lực không hạn cuộc trong nội bộ tu sĩ và tín đồ của mình. Phải mở ra nhiều phương hướng và kế hoạch mới nhằm thu hút và bổ sung nguồn nhân lực. Trên phương diện giới luật và giáo nghĩa đôi khi cũng đưa đến sự hạn chế trong việc phục vụ xã hội của Phật giáo như làm thế nào để kinh doanh nguồn tài sản của Phật giáo nhằm khắc phục sự ảnh hưởng trong vấn đề kêu gọi đóng góp thường bị chi phối bởi hoàn cảnh kinh tế cá nhân và đôi khi bị ảnh hưởng tác dộng của các cơ quan thông tin báo chí.. . mà vẫn phù hợp với giáo nghĩa và giới luật của Phật giáo. 3.ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ I sau công nguyên kết hợp với phong tục, tập quán truyền thống dân tộc Việt Nam hình thành nên Phật giáo Việt Nam. Trải qua một khoảng thời gian dài, Phật giáo ở Việt Nam không ngừng phát triển, lớn mạnh và đã tạo nên một dấu ấn sâu đậm trong việc hình thành đạo đức, nhân cách con người Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam. Những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo vẫn đang được con người Việt Nam phát huy để phục vụ cuộc sống. Song bên cạnh đó, Phật giáo cũng có những ảnh hưởng tiêu cực. Trong chương này chúng ta sẽ đi sâu phân tích các vấn đề trên. 3.1.Đạo phật với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam. Phật giáo là một tôn giáo, như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng gồm có giáo lý và hoạt động tín ngưỡng. Giáo lý là một hệ thống các quan điểm về thế giới và con người, về cách thức tu luyện và hoạt động tín ngưỡng, là những hành vi, những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới ước nguyện. Cả hai đều có ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách của các tín đồ. Hơn lúc nào hết, trong mấy chục năm qua người Phật từ Việt Nam hiện nay rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình. Họ chăm chú lên chùa trong những ngày sóc, vọng; họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các nghi lễ; họ siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm thiện. Mặt khác, nhà chùa luôn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của họ như giải oan, cầu siêu. Tất cả những điều đó vừa củng cố niềm tin vào giáo lý, vừa quy định tư duy và hành động của họ, tạo cơ sở để hình thành những nhân cách riêng biệt. Con người Phật giáo nhìn sự vật trong mối quan hệ nhân quả, xem cái gì cũng là kết quả của một cái trước và là nguyên nhân của cái sau. Mỗi khi gặp một sự việc hệ trọng có liên quan đến bản thân hay người nhà, họ đều nghĩ đến nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Học còn nhìn thế giới, xã hội con người ở trong dòng vận động không ngừng, ở đó không có cái gì là tồn tại mãi, cái gì cũng đang chuyển biến từ cái này sang cái khác. Khi người thân trong gia đình lão già, yếu đau, chết chóc, họ đều xem đó là điều không thể tránh khỏi và lấy đấy làm điều an ủi. Lý thuyết nhân duyên sinh, vô thường, vô ngã của nhà Phật đã chi phối ý nghĩ và hành động của họ. Nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay. Nhân cách đó có tác dụng hai mặt. Mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con người, sống có nền nếp, trong sạch, giản dị, quan tâm đến nỗi khổ của người khác, thương người, vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành động thì lấy tự giác làm đầu... Mặt tiêu cực là nhìn đời một cách bi quan, có pha trộn chất hư vô chủ nghĩa, nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép màu nhiệm của một vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tưởng năng lực hoạt động của con người, nếp sống thì khổ hạnh và không tránh khỏi nương theo những nghi lễ thần bí. Đặc biệt là có hiện tượng mê tín dị đoan như: Lên đồng, đốt vàng mã, những đồ dùng bằng giấy. Những tư tưởng mê lầm đó vừa phung phí tiền bạc, thời gian lại làm xuất hiện trong xã hội những loại người chỉ dựa vào những nghề nghiệp ấy mà kiếm sống gây ra một sự bất công trong xã hội. Tuy nhiên, nhân cách con người Phật giáo có những điều phù hợp với xã hội hiện nay. Nhưng những điều đó chỉ giới hạn trong những trường hợp nhất định và chúng ta phải phát huy những mặt đó. Vượt qua những giới hạn đó, nó sẽ có những mâu thuẫn với giáo lý và trở nên lạc lõng, mất hiệu quả. Vậy con người am hiểu đạo lý, mến đạo, mộ đạo không phải chỉ là con người tu hành một cách cần mẫn mà phải có cả phần trí tuệ để biết vận dụng giáo lý vào cuộc sống một cách hữu ích. Hiểu được và làm được như thế, con người sẽ thấy đạo đức Phật đẹp đẽ và cao thượng biết bao. 3.2.Đạo phật đối với việc phát triển nền văn hoá Việt Nam. Nhìn vào đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội Việt Nam trong những năm qua, ta thấy hiện tượng Phật giáo đang được phục hồi và phát triển. Bên cạnh sự phát triển ngày một lớn mạnh của kiến trúc hiện đại, Việt Nam vẫn phục hồi kiến trúc cổ xưa qua việc tu sửa lại những đền chùa, miếu mạo, những danh lam thắng cảnh. Đó là những nơi mà dấu ấn của đạo phật thể hiện rõ nhất. Ở thời nhà Lý, nghệ thuật kiến trúc đã đạt tới đỉnh cao với những công trình mang tính quy mô to lớn, vượt hẳn thời trước và cả những thời sau đó. Như nền chùa Quế Giạm ( Quế Võ- Hà Bắc) trải rộng trên một diện tích với những vết tích còn lại gồm ba cấp trải rộng trên một diện tích gần 120 mét, rộng 70 mét. Các ngôi tháp đời lý gồm nhiều tầng, cao chót vót: Tháp Bảo - thiên cao vài mươi trượng ( khoảng trên 60 mét) gồm 12 tầng, tháp Sùng-thiện-diên- linh ( chùa Đọi, Duy Tiên, Nam Hà) cao 13 tầng, tượng Phật Di-lặc chùa Quỳnh Lâm( Đông Chiều, Quảng Ninh) cao 6 trượng, khoảng 20 m. Chùa Một Cột là một sách tạo về nghệ thuật, tượng trưng cho 1 toà sen nở trên mặt nước. Những kiến trúc đó thường hoà hợp với cảnh trí thiên nhiên chung quanh tạo nên một khung cảnh kiến trúc hài hoà với ngoại cảnh. Nghệ thuật kiến trúc của đời Lý lại được đời Trần kế tục truyền thống và phát triển mang tính chất phóng khoáng, khoẻ và hiện thực hơn. Tháp Phổ Minh, Bình Sơn là những công trình kiến trúc có giá trị ở đời Trần, Tháp Bình Sơn cao 11 tầng, có bố cục chặt chẽ cân xứng. Sang đời nhà Nguyễn nghệ thuật kiến trúc có chiều hướng ngày càng sa sút, tuy nhiên cũng có những sáng tạo nhất định như Văn Miếu ( Hà Nội) và một số đình, chùa ở các làng. Đỉnh cao của kiến trúc nhà Nguyễn là chùa Tây Phương( Thạch Thất, Hà Tây) xây dựng thành ba lớp là lối kiến trúc phổ biến của các chùa trong nam. Chùa Tây Phương cũng là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị, trong đó nổi tiếng nhất là chùa Tuyết Sơn và mười tám vị La Hán. Các bức tượng lấy đề tài trong sự tích đạo Phật nhưng vẫn thế hiện những con người Việt Nam Hiện thực và gợi cảm. Ngày nay, những nghệ thuật, kiến trúc đó vẫn còn tồn tại và được trùng tu, sửa sang để làm nơi du lịch của khách thập phương và nơi lễ bái của nhân dân trong vùng. Những công trình đó tuy mang đậm dấu ấn Phật giáo nhưng vẫn là sáng tạo nghệ thuật dân gian phản ánh đời sống tinh thần của con người Việt Nam xưa. 3.3.Đạo phật với chiến tranh và hoà bình ở Việt Nam. Đạo Phật chủ trương từ, bi, hỷ, xả. Xã hội loài người thực hiện được bốn chữ từ, bi, hỷ, xả trong cuộc sống hàng ngày là một xã hội an lạc, hạnh phúc. Đạo Phật chủ trương một cuộc sống vị tha, một cuộc sống hoà hợp, loại trừ mọi oán thù. Lịch sử Phật giáo chứng minh, trong suốt 2500 năm truyền bá trong khắp cõi á Đông. Đạo Phật không làm rơ một giọt máu nào. Trong giáo lý Phật, ở phần giới luật, giới thứ nhất là giới sát: với giới luật này, chúng ta càng thấy rõ đạo Phật chủ trương ôn hoà, hoà bình và hoà hợp giữa các dân tộc, không muốn cho chúng sinh nói chung, loài người nói riêng tàn sát lẫn nhau. Nhưng ở đây chúng ta phải hiểu giới sát với đúng tinh thần trong giáo Phật. Giới sát có nghĩa là giới bất tàn sát. Tàn sát có nghĩa là giết hại chúng sinh một cách hung ác, tàn bạo. Giáo lý Phật căn cứ vào tâm ý để phân biệt thiện ác mà không căn cứ vào hành động. Nói thế có nghĩa là một hành động chỉ được coi là thiện, ác khi căn cứ vào hành động ấy mà mưu đồ làm hại cho người khác hay cứu giúp người khác. Trong kinh có câu: “ Nhất niệm khởi, thiện ác dĩ nhân. Muốn cho tâm niệm mỗi khi khởi lên là một tâm niệm thiện thì Phật dạy đệ tử luôn phải giữ tâm trong chính niệm “. Như vậy, chúng ta phải hiểu giới sát đúng với thần trong giáo lý Phật và áp dụng cho đúng. Nếu ta giết người với mục đích để diệt trừ quân xâm lăng hung ác để bảo vệ dân nước thì việc làm đó là việc thiện vì hành động của ta xuất phát từ một ý niệm thiện. Chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước chống xâm lược để mang lại hoà bình, hạnh phúc cho nhân dân, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc là một cuộc phóng sinh vĩ đại, là một việc thiện, một việc chính nghĩa. Trái lại, nếu chúng ta giết người để thỏa lòng tham ác, để mưu lợi ích kỷ cho bản thân ta thì việc chém giết ấy là một việc ác, hành động ấy xuất phát từ một ý niệm ác. Chiến tranh xâm lược do đế quốc tiến hành chống các nước yếu hơn, phá hoại độc lập, hoà bình, an ninh của các dân tộc, hủy diệt môi trường sống là một tội ác. Vấn đề căn cứ vào tâm, niệm để phân biệt thiện, ác là rất quan trọng. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh những điều nói trên bằng các gương người thực việc thực. Dưới triều Lý và Trần, giặc Nguyên kéo đại quân gồm 30 vạn rồi 50 vạn quân sang xâm lược nước ta tiến hành một cuộc chiến tranh đại dã man. Để chống quân xâm lược, Lý Thái Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, những ông vua rất sùng đạo, yêu nước này lại trở về sống tu hành ăn chay niệm Phật. Trong những năm gần đây, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp tiến hành hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thấm nhuần giáo lý Phật nói chung và luật giới sát nói riêng, Phật tử xuất gia ở 2 miền Nam - Bắc đã tham gia trực tiếp chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu chống giặc một cách anh dũng. Các đệ tử Phật đã nhận thức được đâu là chiến tranh xâm lược, đâu là chiến tranh vệ quốc và đã kiên quyết đứng về phía nhân dân. Đó chính là một việc thiện, một cuộc phóng sinh vĩ đại. 4.Đạo Phật với vấn đề chính trị. Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ vào đời sống chính trị xã hội. Ngày nay, người ta nhấn mạnh vai trò chính trị của các nhà sư thời Lý, Trần, nhấn mạnh ý nghĩa chính trị xã hội trong một số hoạt động của phật tử hiện đại. Dưới triều Lý, Trần, các nhà sư trở thành một tầng lớp phong kiến tăng lữ có thế lực trong xã hội. Nhiều nhà sư tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị và giữ những cương vị quan trọng trong triều đình. Như sư Vạn - Hạnh là người đã vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triều Lý. Sư Đa - Bảo và Viên - Thông được tham dự, bàn bạc và quyết định các việc trong triều như cố vấn của nhà vua. Ngày nay, các nhà sư giữ những chức vụ cao trong Giáo hội cũng tham gia vào hoạt động chính trị. Nhưng bên cạnh những công tác phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước thì cũng có một số phần tử đã lợi dụng chức vụ của mình để gây rối. Hay trường hợp của Lê Đình Nhàn ( tức Thích Huyền Quang ) thường xuyên gây phiền nhiễu với các nhà sư khác cùng tu trong chùa. Thêm vào đó, nhiều vụ tự tử của các nhà sư với những nguyên nhân ngoài đạo đã bị cách phe phái phản động đưa tin xấu, coi đó là những hành vi tử vì đạo. Và khi những người đại diện pháp luật can thiệp thì chúng cho đó là hành vi bắt bố sư sãi, đàn áp Phật giáo. Để trả lời những thông tin sai lầm đó, chính phủ Việt Nam đã khẳng định luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân nhưng những kẻ lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị cũng sẽ bị xử phạt như bất kỳ một công dân Việt Nam nào khác. Bởi lẽ bất kỳ một sư sãi của tổ chức nào thì trước hết cũng là công dân của nhà nước Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, những người theo đạo là một bộ phận khăngkhít của khối đại đoàn kết dân tộc đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, đối với Phật giáo, chính phủ Việt Nam là không có lý do gì để phân biệt đối xử Phật tử Việt Nam là những người yêu nước, luôn gắn bó với dân tộc qua mọi bước thăng trầm của lịch sử, luôn đứng về phía Tổ quốc đấu tranh chống ngoại xâm. Đạo Phật đối với Việt Nam không chỉ là một tôn giáo mà còn là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc truyền thống.  C.KẾT LUẬN: Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc ra đời của Phật giáo, hệ tư tưởng của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và người dân ta, đồng thời hiểu thêm về lịch sử nước ta. Đặc biệt đề tài này cho chúng ta thấy rõ vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đó là vấn đề xây dựng hình thành nhân cách và tư duy con người Việt Nam trong tương lai với sự hỗ trợ của những giá trị đạo đức nhân văn của Phật giáo, cũng như một số tư tưởng tôn giáo khác. Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Đặc trưng hướng nội của Phật giáo giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động của mình để không gây ra đau khổ bất hạnh cho người khác. Nó giúp con người sống thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình. Tuy nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ thì như thế vẫn chưa đủ. Bước sang thế kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách mà một thanh niên cần có đòi hỏi phải hoàn thiện cả về mặt thể xác lẫn tinh thần, phải có đủ khả năng chinh phục cả thế giới khách quan lẫn thế giới nội tâm. Đạo đức thế kỷ XXI do vậy có thể khai thác sự đóng góp tích cực của Phật giáo để xây dựng đạo đức nhân văn toàn thiện hơn, tự giác cao hơn vì sang thế kỷ XXI, bên cạnh sự phát triển kỳ diệu của khoa học, những mâu thuẫn, chiến tranh giành quyền lực rất có thể sẽ nổ ra và dưới sự hậu thuẫn của khoa học, các loại vũ khí sẽ được chế tạo hiện đại, tàn nhẫn hơn, dễ dàng thoả mãn cái ác của vài cá nhân và nguy cơ gây ra sự huỷ diệt sẽ khủng khiếp hơn. Khi đó đòi hỏi con người phải có đạo đức, nhân cách cao hơn để nhận ra được cái ác dưới một lớp vỏ tinh vi hơn, “ sạch sẽ” hơn. Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích cực hợp lý của Đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợp của xã hội - gia đình - nhà trường - bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả truyền thống và hiện đại. Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cường tráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, đạo đức tác phong trong sáng kế thừa truyền thống cha ông cũng như những giá trị nhân bản Phật giáo sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày càng ổn định, phát triển. D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguyễn Duy Cần - Tinh hoa Phật giáo ( NXB thành phố HCM) - 2006 2. Thích Nữ Trí Hải dịch - Đức Phật đã dạy những gì ( con đường thoát khổ) ( NNXB Tôn giáo - 2007 ) 3. PGS Nguyễn Tài Thư - ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia - 2007). - Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1 ( NXB quốc gia -2003) 4.Thích thiện Siêu dịch - Lời Phật dạy ( NXB Tôn giáo - 2005) 5. PTS. Phương Kỳ Sơn - Lịch sử Triết học ( NXB chính trị quốc gia - 2003) 6. Lý Khôi Việt - Hai nghìn năm Việt Nam và Phật giáo. 7. Viện triết học - Lịch sử Phật giáo Việt Nam ( NXB khoa học xã hội Hà Nội - 2003 ) 8. Nhiều tác giả - Mười tôn giáo lớn trên thế giới ( 2005)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTriet 14.docx