Kết luận
Vỉa hè có một đóng góp quan trọng đối với
chủ sở hữu nhà ở riêng lẻ trong đô thị trên các
tuyến đường tập trung nhiều cửa hàng có khả
năng kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, độ rộng vỉa hè của hầu hết các tuyến
đường là không đồng đều, thậm chí có một số
tuyến đường không có vỉa hè. Kế hoạch mở
rộng và cải thiện vỉa hè nên được coi là chiến
lược trọng tâm của Thành phố Hồ Chí Minh
trong quá trình nâng cấp các tuyến đường chính
có đầy đủ tiện nghi. Một lý do có thể làm tăng
chi tiêu công cho việc mở rộng đường phố và
vỉa hè vì nó sẽ làm tăng giá nhà ở riêng lẻ tại
các tuyến đường tập trung nhiều cửa hàng có
khả năng kinh doanh. Về mặt lý thuyết, độ rộng
vỉa hè có thể ảnh hưởng đến giá nhà ở riêng lẻ
vì người mua sẽ sẵn lòng trả giá cao hơn cho
những ngôi nhà tiếp cận trực tiếp với vỉa hè
nhằm phục vụ chính cho mục đích kinh doanh
của họ, hoặc có thể chỉ phục vụ cho mục đích
sinh hoạt của hộ gia đình. Mặt khác, một vỉa hè
rộng rãi sẽ giúp cho giao thông thuận lợi, giảm
ùn tắc giao thông, kẹt xe vào giờ cao điểm,
giảm tiếng ồn giao thông ở một số tuyến đường
chính, giảm khói bụi và ô nhiễm môi trường,
chính những yếu tố này cũng tác động đến
quyết định lựa chọn mua nhà của người tiêu
dùng và do đó sẽ ảnh hưởng đến giá nhà. Do
đó, những yếu tố này có tác động tích cực đến
giá nhà ở riêng lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu ứng dụng mô hình định giá
Hedonic nhằm xem xét tác động của độ rộng
vỉa hè đến giá nhà ở riêng lẻ tại Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn giữa năm 2018 đến
giữa năm 2019. Với dữ liệu được thu thập dựa
vào khảo sát mười ba quận tại Thành phố Hồ
Chí Minh, cùng với kết quả nghiên cứu, bài báo
cũng biến động và chênh lệch giá nhà ở riêng
lẻ giữa mỗi quận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng độ rộng vỉa hè có tác động tích cực đến
giá nhà ở riêng lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, mối tương quan tích cực giữa độ
rộng vỉa hè và giá trị nhà cho thấy rằng người
mua nhà ở sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho ngôi
nhà có vỉa hè rộng hơn và trong các tuyến
đường có khả năng kinh doanh.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị kinh tế của vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83 73
GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA VỈA HÈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG THU1,*
1Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
*Email: thunguyen@ueh.edu.vn
(Ngày nhận: 05/08/2019; Ngày nhận lại: 29/08/2019; Ngày duyệt đăng: 23/09/2019)
TÓM TẮT
Vỉa hè ở Việt Nam có một số điểm nổi bật so với các nước khác trên thế giới vì có rất nhiều
hoạt động kinh doanh diễn ra trên vỉa hè phía trước nhà. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu
xem xét tác động trực tiếp giữa độ rộng vỉa hè và giá nhà ở riêng lẻ tại một số quốc gia trên thế
giới mà trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng mô hình định giá Hedonic xem xét tác
động của độ rộng vỉa hè đến giá nhà ở riêng lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã sử dụng dữ
liệu thu thập được của 283 nhà ở riêng lẻ bao gồm thông tin về giá bán, khảo sát hiện trạng sử
dụng nhà, đặc điểm của vỉa hè và các tiện ích xung quanh. Kết quả cho thấy độ rộng vỉa hè có tác
động làm tăng giá trị nhà ở. Cụ thể, nếu độ rộng vỉa hè trước nhà tăng thêm một mét, giá trị nhà
tăng khoảng 4%. Kết quả này có thể được coi là một gợi ý cho các nhà quản lý đô thị để xem xét
việc thực hiện chiến lược chỉnh trang và cải tạo vỉa hè để phục vụ cho việc phát triển đô thị, thu
phí đối với việc sử dụng vỉa hè.
Từ khóa: Mô hình định giá Hedonic; Nhà ở riêng lẻ; vỉa hè
The economic value of sidewalk space in Ho Chi Minh City
ABSTRACT
In Vietnam sidewalk space has some salient points compared to other countries because there
are many business activities on sidewalk space in front of a house. However, nowadays there are
no peer review studies that estimate the direct effect of a sidewalk space on a single-family house
value in some countries in the world. This study uses the hedonic pricing model to examine the
impact of sidewalk space on single-family house prices. The author uses primary data of 283 Ho
Chi Minh City single-family houses including selling prices, surveys of current housing
conditions, features of sidewalks and surrounding amenities. The result shows that sidewalk space
has significant statistic and positive effects on single-family house prices in Ho Chi Minh City.
Specifically, if a sidewalk space increases by one meter, a house price increases by approximately
4 percent. This result provides a suggestion for urban planners to consider the implementation of
urban development strategies and improve sidewalk conditions.
Keywords: Hedonic pricing model; Sidewalk; Single-family house
1. Giới thiệu
Vỉa hè ở phần lớn các nơi trên thế giới chủ
yếu được sử dụng cho mục đích giao thông như
là nơi dành cho người đi bộ, đi xe đạp, hay là
chỗ ngồi để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, vỉa hè ở Việt
Nam có nhiều đặc điểm nổi bật và mọi người
dân có thể sử dụng vỉa hè làm tài sản riêng của
họ (Drumond, 2000). Một số lượng lớn Chủ sở
hữu nhà ở riêng lẻ trong đô thị tại Việt Nam sử
dụng vỉa hè vào các hoạt động kinh doanh mặc
dù họ không có quyền sở hữu (Deacon, 2013;
Loukaitou-Sideris & Ehrenfeucht, 2009; Rupa,
74 Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83
2015). Có nhiều hoạt động kinh doanh diễn ra
trên vỉa hè trước nhà như trưng bày bảng hiệu
và hàng hóa, bãi đậu xe cho khách hàng, người
bán hàng rong, ghế ngồi tại quán cà phê và một
số hình thức khác.
Hiện tại chưa có nghiên cứu thực nghiệm
nào đánh giá trực tiếp tác động của độ rộng vỉa
hè và giá nhà ở riêng lẻ. Tuy nhiên, có một số
nghiên cứu liên quan sử dụng mô hình định giá
Hedonic để xem xét tác động giữa vấn đề hạ
tầng đô thị như đường có được trải nhựa bằng
phẳng, thiết kế đường bộ, khả năng đi bộ, phát
triển định hướng quá cảnh (TOD) đối với giá
nhà ở riêng lẻ. Trong nghiên cứu này, tác giả
sử dụng mô hình định giá Hedonic để xem xét
tác động của độ rộng vỉa hè đến giá nhà ở riêng
lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các mô hình
định giá Hedonic để xem xét giá nhà ở riêng lẻ
bằng cách dựa vào việc phân tích các yếu tố tác
động đến nhà ở riêng lẻ. Những yếu tố này bao
gồm các khía cạnh như diện tích đất, diện tích
sàn sử dụng và độ rộng của mặt tiền nhà, cũng
như các đặc điểm của khu vực xung quanh như
độ rộng vỉa hè, khoảng cách từ nhà đến vỉa hè.
Dựa trên dữ liệu khảo sát của 283 nhà ở
riêng lẻ tại một số tuyến đường tập trung kinh
doanh trong năm 2018-2019, nghiên cứu này
xem xét tác động của độ rộng vỉa hè đối với giá
nhà phố tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời,
tác giả cũng phân tích biến động và chênh lệch
giá nhà ở giữa mỗi quận trong khu vực khảo sát,
bằng cách sử dụng biến giả. Kết quả cho thấy
độ rộng vỉa hè có tác động tích cực đến giá nhà
ở riêng lẻ và có ý nghĩa thống kê. Phát hiện này
ngụ ý rằng giá trị của độ rộng vỉa hè đã trở nên
quan trọng hơn trong một số tuyến đường có
khả năng kinh doanh trong đô thị.
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, các
phần còn lại của bài báo được cấu trúc như sau:
Mục 2 trình bày lý thuyết mô hình định giá
Hedonic; Mục 3 lượt khảo một số nghiên cứu
thực nghiệm có liên quan đến chủ đề nghiên
cứu; Mục 4 mô tả dữ liệu sử dụng trong quá
trình nghiên cứu và mô hình hồi quy và các
biến số được trình bày ở Mục 5; Mục 6 trình
bày và thảo luận kết quả nghiên cứu và Mục 7
nêu kết luận và một số hàm ý rút ra từ kết quả
nghiên cứu.
2. Lý thuyết mô hình định giá Hedonic
Mô hình định giá Hedonic trong những
ngày đầu tiên hoàn toàn không phải là một ứng
dụng trong nghiên cứu về bất động sản. Trong
những thập niên gần đây, nhiều học giả khác
nhau mà sơ khởi là Houthakker (1952), Becker
(1965), Muth (1966) và Lancaster (1966) và
gần đây nhất là Rosen (1974) đã phát triển lý
thuyết mô hình định giá Hedonic và ứng dụng
vào ước tính giá trị bất động sản.
Về bản chất, mô hình định giá Hedonic
phát sinh do tính không đồng nhất của hàng hóa
trên thị trường. Nhà ở là một ví dụ điển hình về
hàng hóa khác biệt. Những người mua và người
bán trên thị trường cho rằng các loại hàng hóa
khác nhau thì có giá khác nhau và giá này phụ
thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng loại hàng
hóa. Lancaster (1966) đã cung cấp nền tảng lý
thuyết để ước tính giá trị của các đặc điểm của
hàng hóa nhằm tạo ra độ hữu dụng tối đa cho
người tiêu dùng, trong khi đó Rosen (1974) tập
trung vào các đặc điểm chính tác động đến giá
hàng hóa hơn là nhấn mạnh đến độ hữu dụng.
Hơn nữa, Rosen đã chỉ ra nền tảng cõ bản cho
các mô hình định giá Hedonic phi tuyến tính.
Độ hữu dụng của người tiêu dùng được
xác định khi người tiêu dùng lựa chọn giữa hai
nhóm hàng hóa gồm Z là hàng hóa khác biệt và
x là hàng hóa tổng hợp đại diện cho tất cả các
hàng hóa khác (nghĩa là, thu nhập còn lại sau
khi mua Z). Nói chung, bất kỳ một cãn nhà nào
thì có thể mô tả bởi các vectơ,
z = (z1, z2, , zk)
trong đó zi (i = 1 đến k) là một trong các
đặc điểm của nhà. Vectơ z là những đặc điểm
vốn có của nhà mà đáp ứng nhu cầu của một hộ
gia đình. Khi các hộ gia đình chọn một cãn nhà
ở một vị trí cụ thể, tức là họ đang chọn một tập
hợp các đặc điểm trong mỗi zi. Người tiêu dùng
j, với đặc điểm nhân khẩu học j có mức hữu
dụng được định nghĩa là:
Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83 75
Uj (x; z1, z2,, zk; j)
Giới hạn ngân sách là yj = x + P (z). Người
tiêu dùng tìm cách tối đa hóa tiện ích bằng cách
chọn mô hình của sản phẩm Z khác biệt và số
lượng x để mua, tuân theo điều kiện về ràng
buộc ngân sách này.
Mô hình định giá Hedonic thường được
phân tích theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn
thứ nhất, mô hình được ước tính bằng cách sử
dụng thông tin về giá của một loại hàng hóa
khác biệt và các đặc điểm của hàng hóa. Mục
đích của giai đoạn này là xác định giá ẩn của
các đặc điểm và bộc lộ được sở thích ẩn của
người tiêu dùng thông qua các đặc điểm này.
Sau khi hoàn thành phân tích giai đoạn thứ
nhất, tác giả có thể sử dụng giá ẩn trong giai
đoạn thứ nhất để ước tính hàm cầu cho các đặc
điểm của hàng hóa (giai đoạn thứ hai).
Ứng dụng phổ biến nhất của mô hình định
giá Hedonic là liên quan đến việc đo lường
mức giá sẵn lòng trả cho nhà ở. Trong bối cảnh
này, mỗi ngôi nhà được coi là một sự kết hợp
các đặc điểm riêng biệt để xác định mức giá mà
người mua hoặc người thuê tiềm năng sẵn sàng
trả. Nói chung, hầu hết các nghiên cứu liên
quan tới giá trị nhà cần xem xét tới ba nhóm
thuộc tính: (i) cấu trúc của ngôi nhà, (ii) đặc
điểm của khu phố, (iii) vị trí của ngôi nhà.
3. Nghiên cứu thực nghiệm
Trong quá trình lược khảo các nghiên cứu
thực nghiệm, tác giả nhận thấy chưa có nghiên
cứu thực nghiệm xem xét tác động trực tiếp của
độ rộng vỉa hè và đến giá nhà ở riêng lẻ tại Việt
Nam. Do đó, tác giả sẽ điểm qua một số nghiên
cứu thực nghiệm có liên quan gần nhất với vấn
đề nghiên cứu này.
Một số nghiên cứu xem xét mối quan hệ
giữa cõ sở hạ tầng, thiết kế của đường xá và giá
trị bất động sản (Gonzalez-Navarro, 2010; Seo
và cộng sự, 2018; Fullerton & Villalobos,
2011). Sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô
hình với biến công cụ (IV) ứng dụng với giá
giao dịch nhà ở riêng lẻ thực tế tại Mexico
trong giai đoạn 2006 - 2010, kết quả nghiên
cứu cho thấy bề mặt đường bằng phẳng sẽ làm
tăng giá trị nhà ở riêng lẻ từ 21 đến 25%
(Gonzalez-Navarro, 2010). Trong nghiên cứu
này, các tác giả cũng ước tính mức độ ảnh
hưởng lan tỏa đến các đường có bề mặt không
bằng phẳng và sử dụng kết quả ước tính này để
cung cấp một phân tích lợi ích - chi phí của đầu
tư công vào việc cải tạo bề mặt đường. Tương
tự, kết quả nghiên cứu tương tự của Seo và
cộng sự (2018) khi sử dụng dữ liệu từ những
năm 1970 và 1980 tại Hạt Solano, California.
Vấn đề hạ tầng giao thông của đường phố,
vấn đề tiếng ồn đô thị ảnh hưởng đến giá nhà ở
riêng lẻ cũng được tập trung nghiên cứu.
Larsen (2014) thực hiện phân chia đường phố
thành hai nhóm gồm đường giao thông chính
và đường nội bộ và so sánh tác động khác biệt
của hai nhóm đường này dựa vào số lượng xe
lưu thông trong 24 giờ đến giá nhà. Kết quả cho
thấy, các ngôi nhà nằm liền kề với các đường
giao thông chính được bán với giá giảm trung
bình 7,8%, so với các ngôi nhà nằm trên các
đường nội bộ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã
điều tra tác động của tiếng ồn giao thông đối
với các giá trị nhà (Bateman và cộng sự, 2001;
Nelson, 1978, 1982). Tiếng ồn giao thông liên
quan chặt chẽ với điều kiện đường phố vì một
trong hai thành phần chính của tiếng ồn giao
thông là tiếp tuyến giữa lốp xe và mặt đường
được lát gạch (Mun và cộng sự, 2007). Tiếp
tuyến này tăng lên khi bề mặt đường xuống cấp
và có bằng chứng rõ ràng rằng tiếng ồn giao
thông tăng lên khi điều kiện mặt đường xuống
cấp (Bendtsen và cộng sự, 2010; Donovan và
cộng sự, 2013; Donovan và cộng sự, 2012).
Thêm nữa, độ rộng đường phố cũng là một
trong những vấn đề cần được xem xét tác động
đến giá nhà. Một vấn đề gây tranh cãi trong
chính sách mở rộng đường gần đây ở El Paso
với bộ dữ liệu gồm 564 nhà ở riêng lẻ tại Texas,
cũng đã được phát hiện có tương quan âm
(Fullerton & Villalobos, 2011). Kết quả này
cho thấy các đường phố rộng hơn 1 feet vuông
làm giảm giá trị nhà xuống 0,08% và kết quả
cũng phù hợp với các lập luận về đường hẹp,
76 Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83
có thể tắc nghẽn giao thông hoặc giảm chỗ đậu
xe trên đường. Xiao (2014) cũng đề cập đến
mối quan hệ động giữa bố cục đường phố, độ
rộng đường phố, vấn đề tắc nghẽn giao thông
và giá nhà ở riêng lẻ từ năm 2005 đến năm
2010 tại Nam Kinh, Trung Quốc. Nhìn chung,
khả năng tiếp cận hay đường phố thông thoáng
thì làm cho giá nhà cao hơn như mong đợi.
Nhưng nghiên cứu này cũng tìm thấy một mối
quan hệ tiêu cực đối với đường phố thường
xuyên bị tắc nghẽn.
Một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan
đến vỉa hè thường được đề cập liên quan tới vị
trí địa lý (Cho và cộng sự, 2008; Shin và cộng
sự, 2011; Li và cộng sự, 2015). Sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy có trọng số,
biến số khoảng cách gần nhất đến vỉa hè có tác
động âm đến giá nhà ở riêng lẻ vào năm 2000
tại quận Tennessee (Cho và cộng sự, 2008).
Tiếp nữa, Shin và cộng sự (2011) sử dụng mô
hình tuyến tính phân cấp (HLM) để xem xét
yếu tố kết nối vỉa hè tác động đến giá nhà ở
riêng lẻ, kết quả nghiên cứu cho thấy có tác
động tích cực giữa hai biến số này. Bên cạnh
đó, Li (2015) kiểm tra ảnh hưởng của khả năng
di chuyển trên các tuyến đường đô thị, được đo
bằng chỉ số Street Smart Walk Score (SSWS)
và chiều dài vỉa hè, đến giá nhà ở từ năm 2010-
2012 tại Austin, Texas. Tác giả sử dụng mô
hình hồi quy tự tương quan không gian và kết
quả cho thấy giá nhà ở riêng lẻ sẽ tăng 4,57 đô
la nếu một ngôi nhà nằm trong khu vực chỉ có
thể di chuyển bằng ô tô, so với tăng 15,38 đô la
nếu một ngôi nhà nằm trong khu vực mà cơ sở
hạ tầng có thể tạo cho người dân không gian để
đi bộ được.
4. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành
phố Hồ Chí Minh, trước đây được gọi là
Sài Gòn, là một thành phố phát triển nhanh
chóng và được coi là trung tâm kinh tế, vãn
hóa, khoa học và công nghệ của Việt Nam.
Tổng diện tích của Thành phố Hồ Chí Minh là
2.056 km2 và dân số gần 8,7 triệu người. Khu
vực đô thị gồm 19 quận có diện tích 140 km2
và khu vực nông thôn gồm 5 huyện chiếm hơn
ba phần tư diện tích là 1.916 km2.
Thành phố Hồ Chí Minh được chia thành
một khu đô thị chính với bốn khu đô thị vệ tinh
xung quanh, cụ thể như sau: Trung tâm khu đô
thị sẽ bao gồm 13 quận chính là Quận 1, Quận
3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 10,
Quận 11, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thành,
Quận Tân Bình, Quận Tân Phú; Khu đô thị phía
Bắc như huyện Học Môn, Quận 12, huyện Củ
Chi; Khu đô thị phía Nam như Quận 7, Huyện
Nhà Bè, Huyện Cần Giờ; Khu đô thị phía Tây
như quận Bình Chánh, Quận Bình Tân; Khu đô
thị phía Đông như Quận 2, Quận 9, Thủ Đức.
Nghiên cứu này sẽ tiến hành thu thập dữ liệu
của mười ba quận. Cụ thể, dữ liệu được thu
thập từ mýời một quận trong khu đô thị trung
tâm và thêm hai quận ở khu đô thị phía Đông
và phía Tây (xem Bảng 2).
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có tổng cộng
4.869 đường phố có độ rộng từ 5,0 mét trở lên,
với tổng chiều dài 4.044km do Sở Giao thông
vận tải và Hội đồng nhân dân các quận quản lý.
Theo Sở Giao thông vận tải năm 2017, Thành
phố Hồ Chí Minh có 2.598 tuyến đường không
có vỉa hè với chiều dài 2.074km, và 2.271
tuyến đường còn lại có vỉa hè, chỉ có 772
đường có độ rộng vỉa hè từ 3 mét trở lên với
chiều dài 451km. Do đó, hơn một nửa số tuyến
đường không có vỉa hè nên tình trạng dừng đỗ
xe trên đường, tình trạng kẹt xe, hành lang an
toàn giao thông cho người đi bộ là những vấn
đề khó khăn mà các nhà chức năng cần giải
quyết. Một điểm độc đáo khác, người đi xe máy
thường đi xe trên vỉa hè trong giờ cao điểm,
khiến bề mặt vỉa hè bị hư hỏng nghiêm trọng.
Để tiến hành nghiên cứu này, tác giả cần
thu thập một số thông tin gồm giá bán của 283
nhà ở riêng lẻ nằm trên các tuyến đường lớn,
đặc điểm của nhà ở riêng lẻ và vỉa hè trước nhà
khảo sát. Dữ liệu thu thập về giá bán nhà ở
riêng lẻ đến từ nhiều nguồn như chính chủ sở
hữu nhà cung cấp, các trang web mua bán nhà
hoặc thông tin từ các báo mua bán trong giai
đoạn từ cuối năm 2018 đến giữa năm 2019.
Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83 77
Đồng thời, các thông tin như đặc điểm của nhà
ở riêng lẻ, thông tin về vỉa hè và một số vấn đề
về tiện ích của các khu vực xung quanh được
tác giả thu thập bằng cách tới trực tiếp từng
ngôi nhà ở riêng lẻ để khảo sát và ghi nhận lại
các dữ liệu cần thiết.
5. Mô hình
Các dạng hàm của mô hình định giá
Hedonic có thể là dạng tuyến tính, semi-log
hoặc log-log (Chin & Chau, 2002; Malpezzi,
2003; Sirman và cộng sự, 2005; Xiao, 2017).
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy dạng hàm
semi-log có một số lợi thế so với dạng hàm
tuyến tính (Follain & Malpezzi, 1980). Nghiên
cứu này được thực hiện theo dạng hàm semi-
log được viết ở phương trình (1), chỉ ra ba loại
biến độc lập bao gồm các đặc điểm cấu trúc
nhà, vị trí và khu vực.
𝑙𝑛𝑃𝑖 = 𝛽0 + 𝛽𝑘𝑺𝑘𝑖 + 𝛽𝑛𝑳𝑛𝑖 + 𝛽𝑚𝑵𝑚𝑖 + 𝜀𝑖 (1)
Với Pi là giá bán của nhà thứ i; 𝛽0 là hệ số
góc; Ski là đặc điểm cấu trúc k của nhà thứ i;
Lni là đặc điểm vị trí n của nhà thứ i; Nmi là đặc
điểm khu vực của nhà thứ i; 𝛽𝑘, 𝛽𝑛, 𝛽𝑚 hệ số
hồi quy của các biến độc lập lần lýợt là Ski, Lni,
Nmi; 𝜀𝑖 sai số độc lập của nhà thứ i.
Nghiên cứu này sử dụng dạng hàm semi-
log được minh họa trong phương trình (2) dưới
đây:
𝒍𝒏𝑷𝒓𝒊𝒄𝒆𝒊 = 𝛽0 + 𝛽1𝒍𝒏𝒍𝒐𝒕 + 𝛽2𝒍𝒏𝒇𝒍𝒐𝒐𝒓
+ 𝛽3𝒄𝒐𝒓𝒏𝒆𝒓 + 𝛽4𝒘𝒊𝒅𝒕𝒉
+ 𝛽5𝒓𝒆𝒏𝒕𝒂𝒍 + 𝛽6𝒎𝒊𝒙𝒆𝒅𝒖𝒔𝒆
+ 𝛽7𝒏𝒆𝒊𝒈𝒉𝒃𝒐𝒓 + 𝛽8𝒄𝒃𝒅
+ 𝛽9𝒉𝒐𝒔𝒑𝒊𝒕𝒂𝒍 + 𝛽10𝒎𝒂𝒓𝒌𝒆𝒕
+ 𝛽11𝒔𝒘_𝒘𝒊𝒅𝒕𝒉
+ 𝛽12𝒅𝒊𝒔𝒕_𝒕𝒐_𝒔𝒘
+ 𝛽13𝒅𝒊𝒔𝒕𝒓𝒊𝒄𝒕 + 𝜀 (2)
Trong phương trình (2), 𝑙𝑛𝑃𝑟𝑖𝑐𝑒𝑖 là
logarit tự nhiên của giá bán của nhà ở riêng lẻ
thứ i ở Thành phố Hồ Chí Minh, 𝛽0là hệ số gốc,
𝛽𝑖 là các hệ số hồi quy và 𝜀 là phần sai số.
Các biến số trong mô hình:
Biến phụ thuộc: giá bán của nhà ở riêng lẻ
Biến độc lập:
o diện tích đất (lnlot);
o diện tích sàn sử dụng (lnfloor);
o chiều rộng mặt tiền của nhà (width);
o nhà nằm ở vị trí góc (corner), bằng 1
nếu nhà nằm vị trí góc, nếu không thì
bằng 0;
o nhà cho thuê nguyên căn (rental), bằng
1 nếu nhà có khả năng cho thuê nguyên
căn, nếu không thì bằng 0;
o nhà sử dụng kết hợp kinh doanh và ở
(mixeduse), bằng 1 nếu nhà được sử
dụng kết hợp vừa kinh doanh vừa ở, nếu
không kinh doanh hoặc nhà chỉ sử dụng
để ở thì bằng 0.
o Số lượng nhà trong khu vực được sử
dụng để kinh doanh (neighbor) là số
lượng nhà có khả năng kinh doanh trong
nhóm tám nhà gồm nhà khảo sát, hai nhà
liền kề mỗi bên và ba nhà đối diện.
o Một số biến vị trí là cbd, hospital,
market tương ứng khoảng cách đến khu
trung tâm CBD, khoảng cách gần nhất
đến bệnh viện quận và khoảng cách gần
nhất đến chợ.
o độ rộng vỉa hè trước nhà (sw_width)
o khoảng cách đến vỉa hè gần nhất
(dist_to_sw).
o Một loạt các biến giả của giá nhà theo
quận (district) nhằm kiểm soát điều
kiện thị trường.
Các thống kê mô tả cho các biến chính
trong cơ sở dữ liệu nhà ở riêng lẻ sử dụng trong
nghiên cứu này được trình bày trong Bảng 1 và
Bảng 2 dữ liệu của từng quận.
78 Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83
Bảng 1
Thống kê mô tả
Biến số Đơn vị Trung bình Tối thiểu Tối đa
Giá bán Tỷ VND 16.09 1.9 205
Đặc điểm cấu trúc nhà
Diện tích đất m2 84.74 7.2 1200
Diện tích sàn sử dụng m2 251.57 15 5280
Lô góc (1 = góc) 1/0 (dummy) 0.09 0 1
Chiều rộng mặt tiền m 4.83 2.5 20
Nhà có khả năng cho thuê (1 = Có) 1/0 (dummy) 0.32 0 1
Nhà vừa ở vừa kinh doanh (1 = có) 1/0 (dummy) 0.39 0 1
Đặc điểm khu vực
Khu có khả năng kinh doanh Số nhà trong khu vực 3.66 0 8
Đặc điểm vị trí
Khoảng cách đến trung tâm (CBD) km 5.74 0.13 19.9
Khoảng cách gần nhất đến bệnh viện km 1.76 0.02 6.6
Khoảng cách gần nhất đến chợ km 0.63 0.01 1.8
Độ rộng vỉa hè m 2.02 0 7
Khoảng cách đến vỉa hè m 12.37 0 260
Trên thực tế, hầu hết các dữ liệu nhà ở
riêng lẻ trong nghiên cứu này liên quan đến
ngôi nhà nằm trên các tuyến đường chính có
khả năng kinh doanh. Hơn nữa, dữ liệu có 59
trong số 283 giao dịch trong các con hẻm với
khoảng cách tối đa đến vỉa hè là 260 mét. 270
quan sát ở các tuyến đường có vỉa hè, chỉ có 13
quan sát ở các tuyến đường không có vỉa hè.
Bảng 2
Phần trăm số quan sát ở các quận tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ký hiệu Tên quận Tần suất Phần trăm (%)
BT Bình Tân 6 2.12
BTh Bình Thạnh 25 8.83
D1 Quận 1 24 8.48
D10 Quận 10 35 12.37
D11 Quận 11 31 10.95
D3 Quận 3 20 7.07
D5 Quận 5 19 6.71
D6 Quận 6 15 5.30
D9 Quận 9 9 3.18
GV Gò Vấp 14 4.95
PN Phú Nhuận 31 10.95
TB Tân Bình 27 9.54
TP Tân Phú 27 9.54
Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83 79
Mô hình định giá Hedonic được sử dụng
trong nghiên cứu này để xem xét tác động của
độ rộng vỉa hè đối với giá nhà ở riêng lẻ tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, kết quả bài
báo sẽ phân tích bổ sung thêm để thấy rõ sự
biến động của giá nhà ở riêng lẻ theo các quận
khác nhau, thông qua các biến giả theo quận
trong mô hình hồi quy.
6. Kết quả nghiên cứu
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy các hệ số hồi
quy, độ lệch chuẩn, p-value và tầm quan trọng
của mô hình hồi quy này. Thống kê F rất có ý
nghĩa và mức độ phù hợp của mô hình cao với
R2 điều chỉnh đạt gần 83,8% biến động của giá
nhà. Hầu hết các biến giải thích đều có ý nghĩa
thống kê với độ tin cậy 99%.
Tác động của độ rộng vỉa hè đến giá nhà
ở riêng lẻ
Các biến giải thích về đặc điểm cấu trúc
của ngôi nhà như diện tích đất (lnlot) và diện
tích sàn sử dụng (lnfloor) có dấu như kỳ vọng
và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Diện tích đất
và diện tích sàn sử dụng có tác động tích cực
đến giá nhà ở riêng lẻ. Kết quả này phù hợp với
những phát hiện của Sirman và cộng sự (2005)
và Xiao (2017). Ví dụ, khi diện tích đất tăng
1% thì giá nhà tăng 0,6%. Ngược lại, biến
chiều rộng mặt tiền của nhà và biến nhà nằm ở
vị trí góc không có ý nghĩa thống kê trong
nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu này ngược
với kỳ vọng của tác giả và một số nghiên cứu
thực nghiệm.
Biến độ rộng của vỉa hè có tác động dương
đến giá nhà ở riêng lẻ mức ý nghĩa 5%. Giá trị
nhà sẽ tăng khoảng 4% nếu độ rộng vỉa hè thêm
1 mét. Theo các lập luận trên, nhà mặt tiền cũng
tập trung vào các tuyến đường chính và chủ sở
hữu thường thích trước nhà có vỉa hè rộng để
có chỗ đậu xe cho khách, chỗ trưng bày hàng
hóa và đặt bảng hiệu trên vỉa hè ở phía trước
ngôi nhà. Do đó, người mua nhà sẽ sẵn lòng trả
giá cao hơn cho những ngôi nhà tiếp cận được
với vỉa hè có độ rộng phù hợp. Phát hiện này
rất có ý nghĩa cho các nhà quy hoạch đô thị
xem xét vì độ rộng vỉa hè đóng góp quan trọng
làm tăng giá nhà ở riêng lẻ trong đô thị nhất là
trên các tuyến đường chính, nơi tập trung nhiều
cửa hàng kinh doanh. Các nhà mặt tiền tiếp cận
vỉa hè có độ rộng phù hợp có thể thuận lợi cho
việc kinh doanh và khách hàng tiếp cận dễ dàng
hơn khi có chỗ đậu xe trước cửa hàng, có không
gian bày bàn ghế cho khách hàng ngồi, tạo cho
vỉa hè tại các khu vực này sẽ sầm uất và sống
động hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những
nhà ở riêng lẻ tọa lạc trên các tuyến đường có
khả năng kinh doanh thì giá bán sẽ tăng 5,8%
so với nhà tọa lạc tại các khu vực chỉ để ở.
Nghĩa là, người mua nhà sẽ trả thêm 5,8% cho
một ngôi nhà nếu họ nhận ra rằng tất cả các
ngôi nhà xung quanh tọa lạc trong khu vực có
khả năng kinh doanh. Những kết quả nghiên
cứu này là một trong những phát hiện độc đáo
liên quan đến nhà ở riêng lẻ sử dụng kinh
doanh trong tuyến đường có khả năng kinh
doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hơn nữa, các biến đặc điểm vị trí nhà cho
ra kết quả hỗn hợp. Khoảng cách đến khu trung
tâm kết quả là dấu trừ, tức có tác động âm đến
giá trị nhà. Kết quả này cũng tương tự như hầu
hết các nghiên cứu thực nghiệm. Chẳng hạn,
khi khoảng cách nhà xa hơn CBD 1km, giá nhà
sẽ giảm 6,5%. Nhưng một kết quả bất ngờ khi
biến khoảng cách gần nhất đến bệnh viện lại
không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, khoảng
cách gần nhất đến chợ có tích cực đến giá trị
nhà và có mức ý nghĩa 10%. Điều này có nghĩa
là những ngôi nhà ở xa chợ thì giá nhà sẽ tăng,
nhưng có thể dự đoán rằng ở một khoảng cách
nhất định nếu nhà ở quá xa chợ thì giá nhà sẽ
giảm. Có một thực tế là khi ngôi nhà nằm gần
chợ, rất dễ bị ô nhiễm bởi tiếng ồn và mùi hôi
trong khu phố. Hơn nữa, người Việt Nam
thường đi chợ truyền thống để mua thực phẩm
mỗi ngày hơn là một hệ thống phân phối hiện
đại như siêu thị. Do đó, kết quả này cũng là một
trong những phát hiện độc đáo trong nghiên
cứu này.
80 Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83
Bảng 3
Kết quả hồi quy
Biến số Hệ số hồi quy
Robust
Std. Err.
P-value
Hệ số góc -1,626*** 0.247 0.000
Đặc điểm cấu trúc
Diện tích đất 0.682*** 0.060 0.000
Diện tích sàn sử dụng 0.184*** 0.034 0.000
Lô góc (1 = góc) -0.026 0.066 0.691
Chiều rộng mặt tiền 0.004 0.012 0.745
Nhà có khả năng cho thuê (1 = Có) 0.141*** 0.048 0.004
Nhà vừa ở vừa kinh doanh (1 = có) -0.097* 0.049 0.053
Thuộc tính khu vực
Khu có khả năng kinh doanh 0.058*** 0.008 0.000
Đặc điểm vị trí
Khoảng cách đến trung tâm (CBD) -0.065*** 0.015 0.000
Khoảng cách gần nhất đến bệnh viện 0.030 0.020 0.140
Khoảng cách gần nhất đến chợ 0.090* 0.054 0.094
Độ rộng vỉa hè 0.039** 0.018 0.029
Khoảng cách đến vỉa hè -0.002*** 0.001 0.000
Quận
Bình Thạnh 0.113 0.134 0.402
Quận 1 0.389** 0.177 0.029
Quận 10 0.384** 0.153 0.013
Quận 11 0.326** 0.130 0.013
Quận 3 0.418** 0.182 0.022
Quận 5 0.406** 0.159 0.012
Quận 6 0.233* 0.135 0.087
Quận 9 0.289* 0.157 0.067
Gò Vấp 0.041 0.122 0.739
Phú Nhuận 0.418*** 0.139 0.003
Tân Bình 0.333*** 0.125 0.008
Tân Phú 0.077 0.101 0.447
R2 điều chỉnh 0.838
Ghi chú: Tổng số quan sát: 283; Biến phụ thuộc: ln(price)
***, **, * mức ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức 1%, 5%, 10%.
Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83 81
Sự khác nhau của giá nhà ở mỗi quận
Bảng 2 và 3 trình bày thống kê mô tả cho
mười ba quận khảo sát và tóm tắt kết quả trong
mô hình hồi quy. Việc kiểm tra các số liệu
thống kê mô tả chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng
kể giá trị nhà giữa các quận tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Giá nhà của các quận khác nhau khi
so sánh với giá nhà ở Quận Bình Tân, kết quả
cho thấy giá nhà ở Bình Tân thấp hơn so với
các quận còn lại trong Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều này có thể giải thích rằng Quận Bình Tân
thường tập trung số lượng lớn người nhập cư,
những người thu nhập thấp, những ngôi nhà ở
đây thường xây tạm hoặc cũ kỹ và đặc biệt chất
lượng bề mặt vỉa hè kém hoặc có một số tuyến
đường không có vỉa hè. Phần lớn kết quả hồi
quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và
10%, tuy nhiên, kết quả của các Quận Bình
Thạnh, Gò Vấp và Tân Phú không có ý nghĩa
thống kê. Đặc biệt, Quận 9 cũng là một quận
xa trung tâm thành phố, Quận 9 có khoảng cách
đến khu trung tâm thành phố bằng Quận Bình
Tân, nhưng giá nhà đất Quận 9 vẫn cao hơn, do
Quận 9 đang được đầu tư làm khu đô thị phía
Đông được quy hoạch là trung tâm phát triển
công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết luận
Vỉa hè có một đóng góp quan trọng đối với
chủ sở hữu nhà ở riêng lẻ trong đô thị trên các
tuyến đường tập trung nhiều cửa hàng có khả
năng kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, độ rộng vỉa hè của hầu hết các tuyến
đường là không đồng đều, thậm chí có một số
tuyến đường không có vỉa hè. Kế hoạch mở
rộng và cải thiện vỉa hè nên được coi là chiến
lược trọng tâm của Thành phố Hồ Chí Minh
trong quá trình nâng cấp các tuyến đường chính
có đầy đủ tiện nghi. Một lý do có thể làm tăng
chi tiêu công cho việc mở rộng đường phố và
vỉa hè vì nó sẽ làm tăng giá nhà ở riêng lẻ tại
các tuyến đường tập trung nhiều cửa hàng có
khả năng kinh doanh. Về mặt lý thuyết, độ rộng
vỉa hè có thể ảnh hưởng đến giá nhà ở riêng lẻ
vì người mua sẽ sẵn lòng trả giá cao hơn cho
những ngôi nhà tiếp cận trực tiếp với vỉa hè
nhằm phục vụ chính cho mục đích kinh doanh
của họ, hoặc có thể chỉ phục vụ cho mục đích
sinh hoạt của hộ gia đình. Mặt khác, một vỉa hè
rộng rãi sẽ giúp cho giao thông thuận lợi, giảm
ùn tắc giao thông, kẹt xe vào giờ cao điểm,
giảm tiếng ồn giao thông ở một số tuyến đường
chính, giảm khói bụi và ô nhiễm môi trường,
chính những yếu tố này cũng tác động đến
quyết định lựa chọn mua nhà của người tiêu
dùng và do đó sẽ ảnh hưởng đến giá nhà. Do
đó, những yếu tố này có tác động tích cực đến
giá nhà ở riêng lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu ứng dụng mô hình định giá
Hedonic nhằm xem xét tác động của độ rộng
vỉa hè đến giá nhà ở riêng lẻ tại Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn giữa năm 2018 đến
giữa năm 2019. Với dữ liệu được thu thập dựa
vào khảo sát mười ba quận tại Thành phố Hồ
Chí Minh, cùng với kết quả nghiên cứu, bài báo
cũng biến động và chênh lệch giá nhà ở riêng
lẻ giữa mỗi quận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng độ rộng vỉa hè có tác động tích cực đến
giá nhà ở riêng lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, mối tương quan tích cực giữa độ
rộng vỉa hè và giá trị nhà cho thấy rằng người
mua nhà ở sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho ngôi
nhà có vỉa hè rộng hơn và trong các tuyến
đường có khả năng kinh doanh.
Nghiên cứu này đóng góp vào vấn đề thực
nghiệm khá mới mẻ về tác động trực tiếp của
độ rộng vỉa hè đến giá nhà ở riêng lẻ tại các
nước đang phát triển. Bởi vì vỉa hè ở Thành phố
Hồ Chí Minh có nhiều điểm độc đáo so với các
quốc gia khác trên thế giới. Tại các tuyến
đường có khả năng kinh doanh, nơi cư dân luôn
có xu hướng chiếm dụng vỉa hè để phục vụ cho
mục đích kinh doanh như quầy hàng thực phẩm
hoặc trưng bày hàng hóa, chỗ ngồi cho khách
hàng, chỗ đậu xe cho khách hàng
82 Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83
Tài liệu tham khảo
Abidoye, R. B., & Chan, A. P. (2017). Critical review of hedonic pricing model application in
property price appraisal: A case of Nigeria. International Journal of Sustainable Built
Environment, 6(1), 250-259.
Bateman, I., Day, B., Lake, I., & Lovett, A. (2001). The effect of road traffic on residential property
values: a literature review and hedonic pricing study. Prepared for Scottish Executive and The
Stationary Office, Edinburgh, Scotland.
Brondino, N. C. M., & Silva, A. N. R. (1998). A comparison of land valuation methods supported
by GIS. In international conference on design and decision support systems in architeture
and urban planning (Vol. 4).
Chau, K. W., & Chin, T. L. (2002). A Critical Review of the Literature on the Hedonic Pricing
Model and Its application to the Housing Market in Penang. In The Seventh Asian Real Estate
Society Conference.
Cho, S. H., Clark, C. D., Park, W. M., & Kim, S. G. (2009). Spatial and temporal variation in the
housing market values of lot size and open space. Land Economics, 85(1), 51-73.
Deacon, L. A. (2013). Planning Sidewalks: Implications of Regulating Sidewalk Space in the East
Village (Doctoral dissertation, Columbia University).
Diao, M., & Ferreira Jr, J. (2010). Residential property values and the built environment: Empirical
study in the Boston, Massachusetts, metropolitan area. Transportation Research Record,
2174(1), 138-147.
Drummond, L. B. (2000). Street scenes: practices of public and private space in urban
Vietnam. Urban studies, 37(12), 2377-2391.
E. Larsen, J., & P. Blair, J. (2014). Price effects of surface street traffic on residential
property. International Journal of Housing Markets and Analysis, 7(2), 189-203.
Fullerton, T. M., & Villalobos, E. (2011). Street widths, international ports of entry and border
region housing values. Journal of Economic Issues, 45(2), 493-510.
Gonzalez-Navarro, M., & Quintana-Domeque, C. (2010, July). Public infrastructure, private
investment and residential property values: experimental evidence from street pavement.
In Labour & Population: Proceedings of an International Conference, Santa Monica on (Vol.
13, p. 3).
Gujarati, D. N., & Porter, D. C. (1999). Essentials of econometrics (Vol. 2). Singapore: Irwin/
McGraw-Hill.
Houthakker, H. S. (1952). Compensated Changes in Quantities and Qualities Consumed. Rev.
Econ. Studies, 19(3), 155-64.
Lancaster, Kelvin J. (1966). A New Approach to Consumer Theory. J.P.E., 74, 132-56.
Li, W., Joh, K., Lee, C., Kim, J. H., Park, H., & Woo, A. (2015). Assessing benefits of
neighborhood walkability to single-family property values: A spatial hedonic study in Austin,
Texas. Journal of Planning Education and Research, 35(4), 471-488.
Nguyễn Thị Hồng Thu. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2), 73-83 83
Loukaitou-Sederis, A., & Ehrenfeucht, R. (2009). Sidewalks: Conflict and Negotiation Over
Public Space. Cambridge, MA: MIT Press.
Maddala, G. S., & Lahiri, K. (1992). Introduction to econometrics (Vol. 2). New York: Macmillan.
Mahan, B. L., Polasky, S., & Adams, R. M. (2000). Valuing urban wetlands: a property price
approach. Land economics, 100-113.
Malpezzi, S. (2002). Hedonic pricing models: a selective and applied review. Housing economics
and public policy, 67-89.
Matthews, J. W., & Turnbull, G. K. (2007). Neighborhood street layout and property value: The
interaction of accessibility and land use mix. The journal of real estate finance and
economics, 35(2), 111-141.
Muth, Richard F. (1966). Household Production and Consumer Demand Functions. Econometrica,
34, 699-708.
Nase, I., Berry, J., & Adair, A. (2013). Hedonic modelling of high street retail properties: a quality
design perspective. Journal of Property Investment & Finance, 31(2), 160-178.
Rosen, S. (1974). Hedonic prices and implicit markets: product differentiation in pure
competition. Journal of political economy, 82(1), 34-55.
Rupa, C. K. (2015). Importance of public spaces in cities (Thesis of housing and urbanism,
Architectural association school of architecture UK).
Seo, K., Salon, D., Shilling, F., & Kuby, M. (2018). Pavement Condition and Residential Property
Values: A Spatial Hedonic Price Model for Solano County, California. Public Works
Management & Policy, 23(3), 243-261.
Shin, W. J., Saginor, J., & Van Zandt, S. (2011). Evaluating subdivision characteristics on single-
family housing value using hierarchical linear modeling. Journal of Real Estate
Research, 33(3), 317-348.
Xiao, Y. (2017). Hedonic housing price theory review. In Urban morphology and housing
market (pp. 11-40). Springer, Singapore.
Xiao, Y., Webster, C., & Orford, S. (2016). Identifying house price effects of changes in urban
street configuration: An empirical study in Nanjing, China. Urban Studies, 53(1), 112-131.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gia_tri_kinh_te_cua_via_he_tai_thanh_pho_ho_chi_minh.pdf