Giá trị lý luận và thực tiễn của học thuyết lợi nhuận

Giá trị lý luận và thực tiễn của học thuyết lợi nhuậnMục lục A. Đặt vấn đề B. Nội dung I. Một số vấn đề lý luận vê 3 1. Bản chất và các hình thức của lợi nhuận 2. Các quan điểm tư sản về lợi nhuận II. Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa Việt nam 1. Những tác động tích cực trong nền kinh tế 2. Giá trị thặng dư siêu ngạch - một trong những nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia trong điều kiện hiện đại 3.Vấn đề lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt nam III. Giá trị lý luận và thực tiễn của học thuyết lợi nhuận 1. ý nghĩa của học thuyết lợi nhuận - lịch sử và hiện tại 1. ý nghĩa của học thuyết lợi nhuận - lịch sử và hiện tại 2. ý nghĩa của lợi nhuận trong quá trình đi lên CNXH ở Việt Nam 3. Hậu quả của việc theo đuổi lợi nhuận C. Kết luận

doc35 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3671 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giá trị lý luận và thực tiễn của học thuyết lợi nhuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động (V). Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí bao nhiêu tư bản chứ không xem hao phí bao nhiêu lao động xã hội. C.Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất TBCN, và ký hiệu bằng K (K = C + V). Khi đó công thức giá trị hàng hoá (C + V + m) chuyển thành k + m b). Lợi nhuận. Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất TBCN luôn có một khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá, nhà tư bản không những bù đắp được lượng tư bản đã ứng ra, mà còn thu được số tiền lời ngang với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận. Vậy, giá trị thặng được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức chuyển hoá là lợi nhuận và ký hiệu là P. Khi đó giá trị hàng hoá (k + m) sẽ chuyển dịch thành k + p. Vấn đề đặt ra là P và m có gì khác nhau? Về mặt lượng: nếu hàng hoá bán đúng giá trị thì m = P; m và P giống nhau ở chỗ chúng đều có chung nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê. Về mặt chất: m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ V, còn P được xem như toàn bộ tư bản ứng trước đề ra. Do đó P đã che dấu quan hệ bóc lột TBCN, che dấu nguồn gốc thực sự của nó. c). Tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ suất tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là P' P' = . 100% = . 100%. Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. P' cao hay thấp là tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan như: tỷ suất giá trị thặng dư, sự tiết kiệm tư bản bất biến; cấu tạo hữu cơ của tư bản; tốc độ chu chuyển tư bản. 1.1.3. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. a). Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá đó có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch. Biện pháp cạnh tranh: Các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản, nâng cao năng suất lao động nhằm làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội của từng loại hàng hoá. b). Cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là tự phân phối tư bản (V và C) vào các ngành sản xuất khác nhau. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành dần tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá chuyển thành giá trị sản xuất. Như chúng ta đều biết, do các xí nghiệp trong nội bộ từng ngành, cũng như giữa các ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản không giống nhau, cho nên để thu được nhiều lợi nhuận thì các nhà tư bản phải chọn những ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao để đầu tư vốn. Xét 3 ngành sản xuất sau: Ngành sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị thặng dư với m' = 100% P'(%) Cơ khí 80C + 20V 20 20 Dệt 70C + 30V 30 30 Da 60C + 40V 40 40 Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Do đó nhà tư bản ở ngành cơ khí sẽ chuyển tư bản của mình sang ngành da, làm cho sản phẩm ở ngành da nhiều lên làm cho cung lớn hơn cầu, do đó giá cả của ngành da sẽ thấp hơn giá trị của nó, và tỷ suất ngành da sẽ hạ thấp xuống. Ngược lại, sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi, nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành. Kết quả hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư trong xã hội và tổng tư bản xã hội đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là `P `P = . 100% Quá trình bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận là sự hoạt động của quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội tư bản. Sự hoạt động của quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân là biểu hiện cụ thể của sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong thời kỳ tự do cạnh tranh của CNTB. 1.2. Các hình thức của lợi nhuận. 1.2.1. Lợi nhuận thương nghiệp. Đối với tư bản thương nghiệp trước CNTB thì lợi nhuận thương nghiệp được coi là do mua rẻ, bán đắt mà là kết quả của việc ăn cắp lừa đảo, mà đại bộ phận lợi nhuận thương nghiệp chính là do những việc ăn cắp và lừa đảo mà ra cả. Đối với thương nghiệp TBCN thì lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dự được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp được hình thành do sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá thấp hơn giá trị và khi bán thì anh ta bán đúng giá trị của nó. 1.2.2. Lợi tức cho vay. Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân, mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào món tiền mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư bản đi vay sử dụng. Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. 1.2.3. Lợi nhuận ngân hàng. Ngân hàng TBCN là tổ chức kinh doanh tư bản tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay. Ngân hàng có hai nghiệp vụ: nhận gửi và cho vay. Trong nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng trả lợi tức cho người gửi tiền vào, còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay. Lợi tức nhận gửi nhỏ hơn lợi tức cho vay. Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi trừ đi những khoản chi phí cần thiết về nghiệp vụ ngân hàng, cộng với các khoản thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng ngang bằng với lợi nhuận bình quân. 1.2.4. Địa tô. Chúng ta đều thấy rằng, cũng như các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp, nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng muốn kinh doanh trong nông nghiệp thì họ phải thuê ruộng đất của địa chủ. Vì vậy ngoài lợi nhuận bình quân ra, nhà tư bản phải thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân đó, tức là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài và họ phải trả cho chủ ruộng đất dưới hình thái địa tô TBCN. Vậy địa tô TBCN là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Có hai loại địa tô là địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối. + Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận thừa ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quy định trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất hạng trung bình và tốt. Thực của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch, đó là một phần giá trị thặng do do công nhân nông nghiệp tạo ra. Có hai loại địa tô chênh lệch. Địa tô chênh lệch I, là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có độ mầu mỡ tự nhiên thuận lợi, có vị trí gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông. Địa tô chênh lệch II, là địa tô thu được nhờ thâm canh mà có. + Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản và giá cả sản xuất chung. 2. Các quan điểm tư sản về lợi nhuận. 2.1. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong điều kiện lịch sử là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ tích luỹ nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản (CNTB), khi kinh tế hàng hoá và ngoại thương đang trên đà phát triển. Mặc dù thời kỳ này chưa biết đến các qui luật kinh tế và còn nhiều hạn chế về tính quy luật nhưng hệ thống quan điểm học thuyết kinh tế trọng thương đã tạo ra nhiều tiền đề về kinh tế xã hội cho các lý luận kinh tế thị trường sau này phát triển. Những người theo chủ nghĩa trọng thương rất coi trọng thương nghiệp và cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có. Theo họ không một người nào thu được lợi nhuận mà không làm thiệt hại kẻ khác, dân tộc này làm giàu trên sự hy sinh lợi ích của dân tộc khác, trong trao đổi phải có một bên lợi một bên thiệt. Những người theo chủ nghĩa trọng thương coi đồng tiền là đại biểu duy nhất của của cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức của nghề nghiệp. Họ cho rằng khối lượng tiền đề chỉ có thể tăng bằng con đường ngoại thương thông qua chính sách xuất siêu (xuất nhiều, nhập ít) điều này được thể hiện qua câu nói của Montchritan: "Nội thương là ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dần của cải qua nội thương". Như vậy quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng thương chưa lý giải được nguồn gốc của lợi nhuận. Khi phê phán chủ nghĩa trọng thương (trong bộ tư bản quyển I, tập 1) Mác đã viết: "Người ta trao đổi hàng hoá với hàng hoá, hàng hoá vớ tiền tệ có cùng giá trị với hàng hoá đó, tức là trao đổi giữa các vật ngang giá, rõ ràng là không ai rút ra được từ trong lưu thông nhiều giá trị hơn số giá trị đã bỏ vào trong đó. Vậy giá trị thặng dư tuyệt nhiên không thể hình thành ra được". 2.2. Quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông. Cũng như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông ra đời trong thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) nhưng ở giai đoạn kinh tế phát triển hơn. Những người theo chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được chẳng qua là nhờ các khoản tiết kiệm chi phí thương mại, họ cho rằng thương mại chỉ đơn thuần là trao đổi ngang giá trị này lấy giá trị khác vì vậy mà không bên nào có lợi. Thương nghiệp không sinh ra của cải, trao đổi không làm cho tài sản tăng lên vì tài sản được tạo ra trong quá trình sản xuất còn trong trao đổi chỉ đơn thuần là trao đổi giá trị mà thôi. Vì vâỵ chủ nghĩa trọng nông cho rằng giá trị thặng dư hay sản phẩm thuần tuý là quà tặng vật chất của thiên nhiên và nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm thuần tuý. Như vậy chủ nghĩa trọng nông đã chỉ ra được là trao đổi không sinh ra của cải. 2.3. Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh. Do sự phát triển của sản xuất và tính chuyên môn hoá ngày càng cao thì quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trong nông ngày càng tỏ rõ tính chất khiến nó không đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra. Do đó đòi hỏi phải có những học thuyết mới phù hợp hơn vì vậy kinh tế chính trị học tư sản cổ điển anh ra đời. Một số đại biểu của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh. + William Petty (1623 - 1687): là nhà kinh tế học người Anh được Mác đánh giá là cha đẻ của kinh tế học cổ điển, Ông đã tìm thấy phạm trù địa tô mà chủ nghĩa trọng thương đã bỏ qua, ông cho rằng địa tô là số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm và chi phí sản xuất (tiền lương, tiền giống...) còn về vấn đề lợi tức ông coi nó cũng như tiền thuê ruộng. + Adam Smith (1723 - 1790): Ông là người đầu tiên tuyên bố rằng "Lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư". Theo ông lợi nhuận là "Khoản khấu trừ thứ 2" vào sản phẩm lao động. Theo cách giải thích này của ông thì lợi nhuận, địa tô và lợi tức chỉ là các hình thức khác nhau của giá trị do công nhân tạo ra ngoài tiền lương. Và chính ông cũng đã khẳng định rằng "giá trị hàng hoá bao gồm: tiền công + Lợi nhuận + Địa tô". + Davit Ricardo (1772 - 1823): Ông cho rằng "lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân". Ông đã thấy được xu thế hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận, ông giải thích nguyên nhân của sự giảm sút này nằm trong sự vận động biến đổi giữa 3 giai cấp: địa chủ, công nhân, nhà tư bản. Ông cho rằng do qui luật mầu mỡ đất đai ngày càng giảm, làm cho tiền lương công nhân và địa tô tăng lên còn lợi nhuận không tăng. Theo ông thì địa chủ là người có lợi, công nhân thì không có lợi cũng không bị thiệt, chỉ có nhà tư bản là bị hại vì tỉ suất lợi nhuận giảm xuống. Hạn chế của ông là chưa phân biệt được phạm trù giá trị thặng dư tuy nhiên ông vẫn khẳng định rằng: Giá trị do công nhân tạo ra lớn hơn tiền công mà họ nhận được và đó cũng chính là nguồn gốc sinh ra tiền lương, lợi nhuận và địa tô. II: vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việt nam 1. Những tác động tích cực trong nền kinh tế 1.1. Lợi nhuận thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Như đã biết, các nhà tư bản, các doanh nghiệp đầu tư để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh với mục tiêu là thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt và cũng chính khoản lợi nhuận thu được này cũng là nguyên nhân chính quyết định sự tồn tại phát triển hay sự phá sản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tức là thu được lợi nhuận thì một phần lợi nhuận này sẽ được sử dụng để tái đầu tư để tái mở rộng sản xuất và doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển. Ngược lại nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì nó sẽ bị đào thải theo qui luật của sự phát triển. Vì vậycác nhà tư bản, các doanh nghiệp tìm mọi cách để tạo ra càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Để đạt được điều đó thì thời kỳ ban đầu họ kéo dài ngày lao động của người công nhân nhưng phương pháp này có nhiều hạn chế và bị sự phản đối gay gắt của nghiệp đoàn và giai cấp công nhân do đó để thu được lợi nhuận cao thì chỉ có cách nâng coa năng suất lao động bằng áp dụng những kỹ thuật mới, những phát minh mới vào trong sản xuất. Chính mục đích áp dụng những kỹ thuật mới đã làm cho các nhà tư bản đầu tư ngày càng nhiều vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Những phát minh khoa học lần lượt ra đời đặc biệt là ở thế kỷ 19 và 20 đã đưa lực lượng sản xuất phát triển một cách nhanh chóng. Và chính việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật này vào sản xuất đã giúp cho các nhà tư bản không chỉ thu được lợi nhuận đơn thuần mà còn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Người công nhân chính là người trực tiếp sử dụng vận hành công nghệ mới do đó đòi hỏi họ phải có một trình độ nhất định nào đó thì mới có thể sử dụng được các trang thiết bị kỹ thuật mới đó. Chính vì vậy mà mỗi người công nhân phải tự học hỏi để nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề nếu không chính họ sẽ bị đào thải. Còn về phíâ nhà tư bản thì họ cũng hiểu rằng để đạt được hiệu quả cao và tận dụng được hết công suất của các trang thiết bị kỹ thuật mới đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề với trình độ cao vì vậy quá trình đầu tư cho chiến lược nâng cao trình độ tay nghề của công nhân của nhà tư bản đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành một yêu cầu tất yếu. Qua đó trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao và nó đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển lên một tầm cao mới. 1.2. Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất xã hội là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội: Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ kinh tế xã hội và quan hệ kinh tế - tổ chức. Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau thông qua quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Như đã trình bày ở phần trên, mục tiêu hàng đầu của các nhà sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa. Chính mục tiêu này đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và nó kéo theo sự phát triển của quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận đòi hỏi các nhà kinh tế, các tổ chức kinh tế phải bảo đảm được tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tức là phải làm thế nào để với một chi phí bỏ ra là ít nhất sẽ thu về được số lợi nhuận lớn nhất. Điều đó đòi hỏi phải có tính chuyên môn hoá cao trong công tác tổ chức quản lý. Các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất bắt đầu cắt giảm biên chế, thu gọn bộ máy quản lý làm cho bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn nhưng lại hoạt động rất có hiệu quả. Cùng với nó là quá trình phân bố lại lực lượng lao động một cách cân đối, có kế hoạch để đảm bảo khai thác một cách có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên. tất cả các vấn đề trên đều xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận và chính nó đã cho thúc đẩy quá trình phân phối theo lao động dẫn ra một cách hết sức mạnh mẽ theo nguyên tắc làm nhiều hướng nhiều, làm ít hướng ít. Sự phân chia lợi nhuận đã diễn ra dưới rất nhiều hình thức khác nhau một cách chặt chẽ giữa các bên tham gia vào quá trình phân chia làm cho chế độ sở hữu ngày càng được củng cố và phát triển. Quan hệ sở hữu từng bước được phát triển hơn, rõ ràng hơn giữa các nhà tư bản và người lao động nói riêng, giữa các cá nhân trong xã hội nói chung. Như vậy với mục tiêu theo đuổi lợi nhuận đã thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển bắt đầu từ quan hệ sản xuất tự suất tự cung và cho đến nay thì quan hệ sản xuất XHCN đã rất phát triển. 1.3. Lợi nhuận là động lực phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ theo nhu cầu của thị trường và xã hội với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận hay là thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. Có thể nói lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu của thị trường cho tới khi tổ chức sản xuất ra hàng hoá dịch vụ và bán nó ra thị trường. Kinh doanh tốt sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận, khi lợi nhuận nhiều sẽ tạo ra khả năng để đầu tư tái sản xuất mở rộng làm cho quy mô của quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, lợi nhuận sẽ ngày càng nhiều hơn. Ngược lại nếu doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả tức là quá trình sản xuất kinh doanh không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì dấn đến phá sản là một tất yếu. Chính vì vậy, lợi nhuận là động lực kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả xử dụng hợp lý các nguồn lực, nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao đồng thời việc thu được lợi nhuận cao sẽ kết thúc các doanh nghiệp phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường. Lợi nhuận của doanh nghiệp không những là bộ phận quan trọng trong thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp mà nó còn là nguồn lực thu quan trọng của ngân sách nhà nước, là cơ sở để tăng thu nhập quốc dân của mỗi nước. Bởi vì thu nhập thuần tuý (hay còn gọi là tích luỹ tiền tệ) của doanh nghiệp là cơ sở để tăng thu nhập quốc dân. Thu nhập thuần tuý càng lớn thì khả năng tăng thu nhập quốc dân càng cao. Măt khác, nhờ có lợi nhuận thu được các doanh nghiệp không những thực hiện được nghĩa vụ đóng góp quan trọng trong nguồn thu của NSNN thông qua các sắc thuế theo luật định mà còn tạo điều kiện tiền đề cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Như vậy lợi nhuận có một vai trò cực kỳ quan trọng không những đối với doanh nghiệp mà nó còn là nguồn thu quan trọng đối với NSNN. Với mục tiêu lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất và kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chung của toàn xã hội. Ngoài ra, nhà nước, chính phủ phải tạo ra hành lang pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế. Lợi nhuận là lý do phát sinh và phát triển nền kinh tế thị trường. Nó thúc đẩy quá trình mở cửa của nền kinh tế nhằm mở rộng việc trao đổi hàng hoá, trao đổi khoa học kỹ thuật. Các nước tiến hành mở cửa nền kinh tế nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài và phát huy nguồn lực bên trong làm thay đổi mạnh mẽ trình độ kỹ thuật công nghệ trong nước. Đồng thời đầu tư ra nước ngoài sẽ mang lại mức lợi nhuận cao hơn ở trong nước. Như vậy để thu được lợi nhuận cao hơn đòi hỏi các nước phải tăng cường liên doanh liên kết, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. 1.5. Lợi nhuận thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Muốn mở rộng sản xuất càng ngày càng hiện đại thì đòi hỏi phải tích luỹ nhiều vốn. Như đã biết quá trình tái sản xuất mở rộng là sự lập lại quá trình sản xuất cũ với quy mô lớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn trước. Muốn như vậy thì phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Do đó để tiến hành được quá trình tái sản xuất xã hội mở rộng thì đòi hỏi trong quá trình sản xuất phải tạo ra được lợi nhuận, lợi nhuận tạo ra được càng nhiều thì quá trình tái sản xuất mở rộng càng diễn ra nhanh hơn và với quy mô lớn hơn. Ngược lại, việc thu được lợi nhuận cao sẽ kích thích các chủ doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất để thu được lợi nhuận cao hơn. 1.6. Vai trò của lợi nhuận đối với các mặt khác của đời sống xã hội. Phân phối theo lao động và phân phối theo tài sản vốn là một điều tất yếu khách quan, đó chính là một phần thu nhập của những người đóng góp sức lao động hay vốn tài sản của mình vào quá trình sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những người này còn có những người vì một lý do nào đó mà không thể tham gia vào lao động được, đời sống của những người này là do gia đình họ hoặc xã hội đảm bảo. Mặt khác, đời sống của CBCNVC nhà nước và tất cả những người đang lao động ở tất cả các thành phần kinh tế cũng không phải dựa vào tiền công cá nhân mà nó còn dựa vào các quỹ phúc lợi công cộng của nhà nước, của các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Nó nhằm mục đích đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội đều có mức sống bình thường tối thiểu. Phân phối thù lao ngoài lao động còn kích thích lao động sản xuất, kích thích sự phát triển của mọi thành viên trong xã hội. Mặt khác mỗi quốc gia đều có một bộ máy hành chính nhà nước, việc nuôi sống bộ máy nhà nước tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn. Bên cạnh đó, vấn đề an ninh quốc phòng và vấn đề giáo dục luôn đòi hỏi được ưu tiên hàng đầu. Tất cả các khoản chi tiêu trên đều lấy từ NSNN, lấy từ phần vốn tích luỹ của các doanh nghiệp, các nguồn này đều được hình thành từ lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Lợi nhuận thu được càng nhiều thì phần dành cho các vấn đề trên càng nhiều. Ngoài ra khi lợi nhuận cao sẽ có điều kiện đầu tư phát triển nhân tố con người cả về mặt lý luận và thực tiễn, đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Tất cả những điều trên đều góp phần nâng cao đời sống xã hội và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, phát triển giáo dục, quốc phòng của quốc gia. 2. Giá trị thặng dư siêu ngạch - một trong những nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia trong điều kiện hiện đại. Dưới tác động của qui luật giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản đã vận động phát triển qua ba giai đoạn từng bước thực hiện các cuộc đảo lộn... có tác dụng đẩy nhanh tăng năng suất lao động xã hội để giảm thời gian lao động tất yếu xuống mức tối thiểu cần thiết tăng tối đa thời gia cho việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Bước đầu của quá trình đó diễn ra trong buổi "bình minh" của CNTB (cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI). Khi đó, các nhà tư bản chỉ có số vốn liếng ít ỏi và công cụ lao động thủ công lạc hậu, nhưng có khát vọng thu được nhiều giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản đã khắc phục mâu thuẫn này bằng cuộc cách mạng hoá tổ chức lao động biến lao động cá thể manh mún thành lao động hiệp tác phù hợp với yêu cầu tất yếu kinh tế tạo ra sức lao động "cộng thể" một mặt làm cho năng suất lao động xã hội được nâng cao, cho phép giảm lao động tất yếu, tăng lao động thặng dư, do đó tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Mặt khác, tạo tiền đề cho CNTB tiến lên một giai đoạn cao hơn bằng quá trình cách mạng hoá sức lao động, từ đó hình thành nên công trường thủ công. Công trường thủ công TBCN đã tạo nên bước phát triển mới về năng suất lao động xã hội nhờ đó mà giảm thấp đáng kể thời gian lao động tất yếu, tăng thêm tương ứng thời gian lao động thặng dư, đem lại nhiều lợi nhuân cho nhà tư bản. Chính các công trường thủ công đã tạo ra cho CNTB có đủ các điều kiện tiền đề về kinh tế kỹ thuật, xã hội để tiến lên thực hiện một bước đảo lộn toàn diện và sâu sắc quá trình lao động cũng như bản thân phương thức sản xuất TBCN. Từ đó chuyển nền sản xuất này nên giai đoạn công nghiệp cơ khí, thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc, tạo nên bước nhảy vọt cho năng suất lao động, cho phép CNTB tiến hành bóc lột chủ yếu theo phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư nhiều, lợi nhuận lớn, lại kích thích lòng thèm khát của các nhà tư bản làm sao thu được nhiều hơn nữa. Bản thân các nhà tư bản này mở rộng được sử dụng máy móc, các nhà tư bản khác cũng đua tranh sử dụng máy móc để thu được nhiều giá trị thặng dư. Kết quả là máy móc trửo thành phổ biến trong các công xưởng và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của máy móc như vậy đã làm phát sinh giá trị thặng dư tương đối bằng cách: trực tiếp làm cho sức lao động giảm giá, gián tiếp làm cho sức lao động rẻ đi nhờ tăng năng suất lao động xã hội, làm cho những hàng hoá cấu thành giá trị sức lao động giảm xuống. Do đó, người ta chỉ cần dùng một phần ít hơn của ngày lao động để bù đắp lại giá trị sức lao động làm cho việc sản xuất giá trị thặng dư tương đối trở thành phương pháp chủ yếu trong việc tăng giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Bằng những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại nắm giữ được, chủ nghĩa tư bản đã thực hiện sự bóc lột tinh vi gắn quyện và rất hiệu nghiệm ở cả ba phương pháp. Nhưng chủ yếu là bóc lột giá trị thặng dư siêu ngạch. ở các nước tư bản phát triển nhờ áp dụng một cách phổ biến khoa học phương tiện kỹ thuật hiện đại trong tất cả các ngành sản xuất và dịch vụ mà năng suất lao động xã hội tăng cao. Do đó làm cho giá trị của hàng hoá đều giảm xuống thì nó do giá trị các hàng hoá liên quan đến tái sản xuất sức lao động quyết định. Cho nên trong các nước này động lực trực tiếp, thường xuyên thúc đẩy các nhà tư bản chăm lo tổ chức sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật là giá trị thặng dư siêu ngạch. Nhưng phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối là chủ yếu. Vì giá trị thặng dư tương đối tăng lên cùng với sự tăng lên và giảm xuống của sức sản xuất lao động. Ngày nay khối lượng lợi nhuận kếch sù mà các nước tư bản có được chủ yếu là do bóc lột giá trị thặng dư siêu ngạch thông qua kinh tế với thị trường nông thôn chính quốc và đặc biệt là mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, nhất là các nước kém phát triển. Trong điều kiện của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, các nước tư bản phát triển nhất là các Công ty độc quyền xuyên quốc gia và đa quốc gia có ưu thế hơn hẳn trong việc áp dụng những thành tựu khoa học mới nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Do đó các nước tư bản và các tổ chức độc quyền đó có nhiều khả năng sản xuất ra GTTTD siêu ngạch, đây là nguồn rất to lớn và khá ổn định của lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ mà các nước tư bản phát triển và các tổ chức độc quyền thu được trong quan hệ kinh tế với các nước kém phát triển. Chẳng hạn như thông thường họ bán những mặt hàng công nghệ phẩm với mức giá hàng năm tăng từ 15% đến 17% trong khi đó họ mua hàng khoáng sản và nông - lâm - hải sản của các nước kém phát triển với mức giá hàng năm chỉ tăng từ 3- 5% thậm chí có một số mặt hàng giá trị giảm nghĩa là, CNTB hiện đại đang sử dụng giá cả “ canh kéo” độc quyền trong quan hệ kinh tế “ Đông Tây” để bóc lột gián tiếp giai cấp công nhân và quần chúng lao động ở các nước kém phát triển. Hậu quả của quá trình trên là các nước tư bản thu được lợi nhuận siêu ngạch kếch xù và giầu lên nhanh chóng. Trái lại các nước kém phát triển thì tài nguyên ngày một cạn kiệt, sức người mòn mỏi, nợ chồng chất và nạn đói liên miên… 3. Vấn đề lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. 3.1 Vài nét về hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp Việt Nam từ 1975 đến trước đổi mới(1986) Sau khi thống nhất đất nước (1975) cả nước ta bắt tay vào xây dựng nền kinh tế với mục tiêu đưa cả nước tiến lên CNXH. Để đạt được mục tiêu đó, trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã áp dụgn mô hình kinh tế “ chỉ huy tập trung”. Có thể nói, mô hình “ kinh tế chỉ huy tập trung” nói trên xét về thực chất là mô hình kinh tế tự cấp tự túc “phát triển ở trình độ cao, với quy mô lớn. Với mô hình này nhà nước kiểm soát hầu hết các phương tiện sản xuất kinh doanh, kiểm soát giá cả, tiền lương và toàn bộ quá trình phân phối hàng hoá, dịch vụ trong nề kinh tế. Riêng về phía các doanh nghiệp thì nhà nước cấp phát vốn hoàn toàn sau đó của năm, các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ kết quả hoạt đông sản xuất của xí nghiệp mình cho nhà nước, nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì nhà nước thu, còn nếu doanh nghiệp làm ăn thu lỗ thì nhà nước bù. Hình thức này đã triệt tiêu mọi động lực sản xuất của doanh nghiệp hiện tượgn “tái giá, lỗ thật”là khá phổ biến. Các doanh nghiệp hoạt động không lấy mục tiêu lợi nhuận làm chính, cán bộ công nhân thì luôn được hưởng một mức lương cứng, mọi phát minh, nỗ lực của họ chỉ được khen thưởng về mặt tinh thần. Tất cả các yếu tố trên đẫ thủ tiêu mọi động lực lợi ích của nền kinh tế nói chung, của các chủ thể kinh tế và người lao động nói riêng làm cho nền kinh tế hoạt động thiếu sinh khí và kếm năng động. Về tình hình các doanh nghiệp có thể tóm tắt một vài nét sau. - Các doanh nghiệp quốc doanh bị mai một, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tự chủ, hoàn toàn ỷ lại cấp trên và nhà nước. Vì các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế: sản xuất , kinh doanh theo chỉ tiêu của nhà nước giao; được nhà nước cung cấp các yếu tố đầu vào ( máy móc thiết bị, vốn, vật tư…) và bao tiêu hàng hoá ở đầu ra cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì nộp cho nhà nước còn lỗ thì nhà nước chịu do đó các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động rất kém hiệu quả. Theo đánh giá sơ bộ các doanh nghiệp nhà nước thì cho tới năm 1988 chỉ có 20.25% doanh nghiệp làm ăn có lãi, 30- 35% doanh nghiệp hoà vốn, còn lại khoảng 40% doanh nghiệp bị lỗ vốn. Các doanh nghiệp quốc doanh quản lý và sử dụng khoảng 70% tổng số vốn và giá trị vật tư của toàn xã hội và 26,3% thu nhập quốc dân. Hơn nữa, tài sản và vốn nhà nước giao cho các doanh nghiệp này không được bảo tồn, năng lực sản xuất không được tấi tạo và mở rộng, trái lại, bị thất thoát, mất mát nhiều nhưng trách nhiệm này không biết quy cho ai: - Các doanh nghiệp tư nhân không được thừa nhận hợp pháp, không được nhà nước tạo điều kiện sản xuất doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ. Do cơ sở vật chất kỹ thuật kém, lại không được sự khuyến khích đầu tư của nhà nước nên hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là yếu kém, tỷ suất lợi nhuận thấp. Do chính sách phân biệt đối xử của nhà nước, đặc biệt là về thuế nên để đảm bảo nguồn lợi nhuận thu được thì họ kinh doanh chủ yếu dưới dạng trái phép trốn thuế, do đó, lợi nhuận thu được hầu hết là xuất phát từ hoạt động kinh tế ngầm. Như vậy “cơ chế kinh tế tập trung bao cấp” không quan tâm đến lợi nhuận và lợi ích của doanh nghiệp và người lao động đã triệt trên mọi động lực sản xuất , khiến cho nên kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội bắt đầu từ những năm 70, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hầu như bị đình đốn, giá cả tăng nhanh và thường tăng đột biến; tiền tệ bị mất giá bởi tình trạng siêu lạm phát, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng… làm cho cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Về mặt xã hội. số người thất nghiệp tăng, người dân hoài nghi, lo lắng, buồn chán, ít quan tâm đến lý tưởng và thể chế nhất là tầng lớp trẻ. Đứng trước tình hình như vậy, đảng và nhà nước đã chủ trương đổi mới cơ chế kinh tế (vào năm 1986) và đã thu được những thành tựu đáng kể. 3.2 Vai trò của lợi nhuận trong công cuộc đổi mới ở nước ta (từ 1986 đến nay). 3.2.1 vài nét về nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN Nước ta từ sau cuộc cải cách 1986, đã và đang từng bước thể hiện quá trình mang tính quy luật đó là việc chuyển đổi từ cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Cơ chế này phát huy vai trò điều tiết của thị trường từng bước hình thành một thị trường cạnh tranh làm cho hàng hoá lưu thông ,cung cầu cân đối, giá cả ổn định… đến đây một vấn đề cơ bản đặt ra là “ thế nào là vốn kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN” Trước tiên ta phải hiểu thế nào là nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó những vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai được giải quyết thông qua thị trường. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế của các cá nhân, caca doanh nghiệp đều biểu thị qua mua, bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Mục địch của mọi thành viên kinh tế đều là lợi nhuận, dó đó, mọi mối quan hệ giữa các thành viên tham gia vào thị trường là hướng vào tiền kiếm lợi ích của chính minhf theo sự dẫn dắt của những quy luật kinh tế thị trường hay “ bàn tay vô hình” Cơ chế thị trường là tổng thể các nhâ tố, các quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường, trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nhân tố cơ bản trong cơ chế thị trường là cung, cầu và giá cả thị trường. Cơ chế quản lý kinh tế mới hiện nay ở nước ta là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước đóng vai trò điều hành kinh tế vĩ mô( định hướng và điều tiết nhằm phát huy vai trò tích cực, hạn chế và ngăn ngừa các mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Theo cơ chế này, nguyên tắc quản lý là “ tập trung dân chủ” hình thức quản lý là phát huy vai trò của hoạch toán kinh tế, phương thức quản lý bằng hệ thống các công cụ vĩ mô (pháp luật, chiến lược, các chính sách, hệ thống ngân hàng - tài chính). Trong công cuộc đổi mới và cải cách hành chính hiện nay, các công cụ vĩ mô Đảng được đổi mới và ngày càng trở nên hoàn thiện. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là định hướng cơ bản cho sự vận động của cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay. Chúng ta đang đẩy nhanh, đẩy mạnh việc xây dựng các hệ thống luật, các thế chế kinh tế, tăng cường việc sử dụng các công cụ tài chính và tiền tệ để điều tiết thị trường. Như vậy nền kinh tế hàng hoá đặc biệt là kinh tế thị trường đòi hỏi tăng cường chứ không làm giảm nhẹ vại trỏ quản lý của nhà nước, bất luận là nhà nước TBCN hay XHCN. Hơn nữa chúng ta xây dựng “nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lú của nhà nước theo định hướng “XHCN”và mở rọng quan hệ quốc tế, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, thì càng đòi hỏi sự quản lý của nhà nước và coi trọng mối quan hệ giữa cải cách bộ máy nhà nước và cải cách kinh tế trong giai đoạnh quá độ lên CNXH. Vấn đề đặt ra là phương thức quản lý của nhà nước như thế nào để vận dụng đầy đủ các quy luật kinh tế và những yêu cầu khách quản của bản thân nền kinh tế thị trường vận động tự thân theo quy luật nội sunh của nó nhưng phải đảm bảo định hướng XHCN với vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, không để cho nền kinh tế vận động một cách tự phát theo con đường TBCN. Tất cả những vấn đề trên tạo cái khung của nhà nước về chính trị pháp luật, hành chính… để cho nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thực sự dân chủ nhưng rất có trật tự trong hệ thống chính trị và chế đọ kinh tế được hiến pháp và pháp luật 3.2.2 Lợi nhuận trong nền kinh tế Việt Nam . Sau cuộc cải cách kinh tế (12/1986). Đảng và nhà nước ta đã thay đổi quan điểm về vấn đề lợi nhuận. Đảng ta đã khẳng định rằng lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này thì đảng và nhà nước đã chuyển đổi cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quy định lại quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp để đảm bảo cho mục tiêu theo đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp. Với những thay đổi đó thì chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành công. Với việc mở cửa nền kinh tế, hàng hoá từ nước ngoài tràn vào rất nhiều với mẫu mã và chủng loại rất đa dạng với giá cả thấp nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng. Đứng trước tình hình đó, để đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển của mình thì các doanh nghiệp , các đơn vị tổ chức sản xuất trong nước đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại các sản xuất cùng với nó là quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ cộng nhân viên chức. Nhiều trường đại học và cao đẳng được hình thành hàng năm dầo tạo rất nhiều cán bộ được gửi ra nước ta rất nhiều cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh được trang bị máy móc hiện đại được nhập từ nước ngoài. Việc trú trọng đến lợi ích là thúc đẩy đội ngũ cán bộ khoa học trong nước không ngững tìm tòi sáng tạo và đã có rất nhiều phát minh sáng chế ra đời đã mang lại nhiều tỷ đồng cho nhà nước và các doanh nghiệp. Với mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu thì từ sau cải cách đến nay hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ. Trước đây với cơ chế bao cấp, nhà nước chỉ chấp nhận loại hình doanh nghiệp duy nhất đó là doanh nghiệp này trong thời kỳ đó hoạt động lại rất kém hiệu quả. Nhưng từ sau cải cách với những sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp này có những bước chuyển maình rõ rệt. Để đạt được lợi nhuận thì các doanh nghiệp nhà nước dần dần chuyển đổi cách thức sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất . Cho đến nay cả nước có 91tổng Công ty nhà nước gồm 1400 đơn vị sản xuất ra 67% tổng sản phẩm xã hội đây là một sự tiến bộ rõ rệt điều đó thể hiện hướng đi đúng đắn của nhà nước. Cùng với doanh nghiệp nhà nước thì hệ thống doanh nghiệp tư nhân cũng phát triển hết sức mạnh mẽ, nhiều hình thức doanh nghiệp tư nhân ra đời góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân. Việc xoá bỏ mô hình hợp tác xã tập trung thực hiện giai đất, giao ruộng cho nông dân đã khuyến khích bà con nông dân, vì lợi ích của mình mà hăng hái lao động. Chính điều này đã đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực, đói ăn trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Cùng với việc mở cửa nền kinh tế, chúng ta cũng đồng thời mở rộgn quan hệ với các nước nhằm thu hút vốn đầu tư của nứơc ngoài. Trong những năm qua hàng chục tỷ đô la đã được đầu tư vào Việt Nam, nhiều khu công nghiệp ra đời và đang hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, ngoài việc hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế chúng ta còn ký kết được các nước phát triển giúp đỡ đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi. Việc mở rộng quan hệ các nước phát triển đã giúp chúng ta phát triển niều ngành mới như điện tủ, công nghệ thông tin, ô tô… tạo ra một tiền để cho nên công nghiệp phát triển. Những thay đổi trên đã làm cho đời sống của toàn xã hội được tăng lên rõ rệt, mức thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên. Chúng ta không chỉ có nhu cầu “ăn no, mặc ấm” mà bây giờ là chu cầu “ăn ngon, mặc đẹp”. Nhiều nhà cao tầng mọc lên, phương tiện đi lại đã đưa cơ giới hoá mặt hàng dân trí đã được nâng lên… III: giá trị lý luận và thực tiễn của học thuyết lợi nhuận 1. ý nghĩa của học thuyết lợi nhuận- lịch sử và hiện tại. Việc Mác kế thừa và phát triển triệt để lý luận tạo ra giá trị và lý luận sản xuất hàng hoá cá tác dụng quyết định đối với việc phát hiện giá trị thặng dư, tạo ra bước ngoặt cách mạng trong nhiều phát hiện quan trọng trong lịch sử khoa học có mang tên Mac, phải kể đến hai điểm: nhận thức duy vật về lịch sử và sự phát hiện giá trị thặng dư, sự phát hiện này làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế” Phát hiện ra giá trị thặng dư được LêNin coi là” hòn đá tảng của lý luận kinh tế của Mác”, mà học thuyết kinh tế - cũng theo LêNin là nội dung chủ yếu của chủ nghĩa Mác, nó là bằng chứng sâu sắc nhất và tỉ mỉ nhất của lý luận Mac- Xit nói chung. Trong bộ “ tư bản”, Mác đã luận chứng toàn diện quy luật vận động của CNTB là quy luật giá trị thặng dư; sản xuất giá trị thặng dư là phương thức sản xuất TBCN. Công lao vĩ đại nhất của Mac là từ phát hiện giá trị mà đi sâu nghiên cứu bản chất tác dụng của nó trong sự phát triển CNTB và cũng từ đó Mac có một cống hiến mới theo LêNin - cựu lỳ quan trọng là sự phân tích về việc tích luỹ tư bản tức là quá trình biến giá trị thặng dư thành tư bản , quá trình làm cho giá trị tăgn thên giá trị thặng dư với khối lượng ngày càng tăng. Từ các vòng tuần hoàn và chu chuyển của giá trị thặng dư mà vang dội kết luận cách mạng của Mac trong bộ “tư bản rằgn: các quy luật kinh tế của CNTB tất yếu dẫn đến, một mặt, sự giảm bớt thường xuyên số trùm tư bản chiếm đoạt và lũng loạn hết cả mọi nguồn lợi của nền sản xuất xã hội, mặt khác, làm tăng thêm số quần chúng bị bán cùng, bị áp bức, bị nô dịch, đồng thời làm tăng sự phẫn nộ của giai cấp này được cơ cấu của chính quá trình sản xuất TBCN ren luyện, liên kết và tổ chức lại; sự độc quyền của tư bản trở thành xiềng xích của phương thức sản xuất lớn lên cùng với nó. Sự tập trung tư liệu sản xuất và sự xã hội hoá lao động đã đạt tới mức không còn phù hợp cái vỏ TBCN của cách mạng xã hội do chính giai cấp mà CNTB đã rèn luyện, đã liên kết và tổ chức lại thực hiện- giai cấp công nhân. Lịch sử đã chứng minh cho học thu yết giá trị thặng dư của Mac. Đó là thắng lợi của cuộc cách mạng XHCN tháng 10 Nga vĩ đại. CNXH thành tựu và hệ quả của nó chính là sản phẩm của sự vận dụng, phát triển sáng tạo học thuyết giá trị thặng dự của Mac. Một trong những nhân tố cơ bản để nhận thức rõ đánh giá một cách khách quan ý nghĩa thời đại của học thuyết giá trị thặgn dư của Mac là phân tích CNTN hiện đại. Đã có nhiều luận văn về CNTB hiện đại, về những biến đổi về chính sách xã hội… đã chứng tỏ rằng : học thuyết giá trị thặng dư của Mác vẫn mang đầy đủ ý nghĩa thời đại của nó. Các quy luật tuyệt đối của CNTB. Duy có điều giai cấp tư bản ngày nay. - Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ - chủ yếu bóc lột những người lao động bằng hình thức bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Những người lao động làm thuê bị bóc lột ngày càng nhiều. Cái gọi là “trung lưu hoá” một số bộ phận lao động làm thuê, về thực chất, cũng chỉ là một hình thức biểu hiện mới của sự bóc lột TBCN. Như vậy học thuyết lợi nhuận của Mác không những vẫn giữ nguyên ý nghĩa thời đại của nó và là điểm xuất phát để phân tích tính chất thời đại hiện này, phân tích và nhận dạng chúng CNTB hiện đại, mà còn có ý nghĩa thực tiễn cực kỳ quan trọng đối với nước ta ở thời kỳ quá độ trong việc “sáng tạo ra những điều kiên vật chát cho chủ nghĩa cộng sản”. 2. ý nghĩa của lợi nhuận đối với quá trình đi lên CNXH ở Việt Nam Là 1 nước tiên tiến lên CNXH chưa và “không đi qua giai đoạn phát triển TBCN” ( cụ thể hơn là không qua đoạn thống trị của giai cấp tư sản) chúng ta không được kế thừa tất cả những tiền đề nảy sinh một cách tự phát như những sáng tạo cho dù chúng ta là “những nhân tố vô cơ” ( Mác - SĐD) Điểm xuất phát để nhận thức tầm quan trọng của lợi nhuận chính là điểm: sản phẩm của lao động thừa vượt qua những chi phí để duy trì lao động và việc xây dựng, tích luỹ quỹ sản xuất xã hội và dự trữ “ tất cả những cái đó đã và mãi mãi vẫn là cơ sở cho mọi sự tiến bộ về xã hội, về chính trị và tinh thần” . “Nó sẽ là điều kiện và động cơ kích thích sự tiến bộ hơn nữa” Chúng ta lựa chon con đường đi lên CNXH từ điểm xuất phát là nước tiểu nông cũng có nghĩa là từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hoá mặc dù có sản xuất hàng hoá. Các thiếu của đất nước ta theo cách nói của Mác- không phải chủ yếu là cái đó, mà chính là chưa trải qua sự ngự trị của cách thức tổ chức kinh tế của kinh tế xã hội theo kiểu TBCN. Nói đến CNTB là nói đến một nền kinh tế thị trường cực thịnh mà biểu hiện tập trung là trình độ chuyên môn hoá và hiệp tác hoá hết sức sâu sắc và chặt chẽ không chỉ trong mỗi quốc gia riêng biệt. Đó chính là nên sản xuất đa xã hội hoá ở trình độ cao trong thực tế, là “ Cơ sở thực tế làm cho tất cả những cái gì tồn tại độc lập với các cá nhân đều không thể có được” Theo tinh thần đó có thể nói: Nền kinh tế thị trường cực thịnh là phòng chờ đi vào CNXH. Chủ nghĩa cơ sở những tiền đề do CNTB sáng tạo ra nhờ sự phát triển mạnh mẽ lưu lượng sản xuất trên cơ sở đó tạo ra một khối tiến bộ vượt bậc, cho sự phát triển phân công lao động sản xuất trong thực tế trở thành hiện thực. Cong đường đi tới xã hội hoá sản xuất XHCN trong thực tế của nước ta cũng phải như vậy. Những năm về trước chúng ta đã phạm sai lầm là bỏ qua tính tuần tự của quá trình tất yếu khách quan là phải phát triển kinh tế hàng hoá. Từ sai lầm ấy chúng ta phải trở về với Lênin để tìm con đường ra cho nền kinh tế kém hiệu quả, một nền kinh tế mang lại quá ít, thậm chí không mang lại lợi nhuận. Thực chất của sự đổi mới về kinh tế của nước ta chính là : một mặt phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN; mặt khác, phát triển kinh tế hàng hoá tư nhân TBCN và “du nhập” CNTB từ bên ngoài vào dưới nhiều hình thức kinh tế khác nhau. Tuy nhiên nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế quá độ lên CNXH ( chứ không phải đi lên CNTB), do vậy “cách thức tổ chức kinh tế xã hội” theo kiểu sản xuất hàng hoá cũng mang tính chất quá độ. Nhưng dù nền kinh tế hàng hoá nào thì sản phẩm sản xuất ra đều nhằm mục tiêu là lợi nhuận. Có thế lợi nhuận với tư cách là phạm trù phản ánh mối quan hệ bình đẳng giữa những người đã làm chủ tư liệu sản xuất nằm trong các hình thức kinh tế thuộc sở hữu toàn dân có thế lợi nhuận phản ánh mối quan hệ bóc lột và bị bóc lột nhưng được coi là nhân tố “ trợ thủ của CNXH”, “xúc tiến CNXH” là các “ có ích” và “đáng mong đơi” Dù chúng phản ánh các quan hệ xã hội như thế nào đi nữa thì cốt lõi của vấn đề là phải tạo điều kiện, tạo môi trường cho sự gia tăng suất ngày càng cao. Duy có điều đối với lợi nhuận tư nhân TBCN thì nhà nước cần có chính sách hợp lý để không ngăn chặn sự phát triển của chung nhưng lại điều tiết được chúng đi vào “khuân phép”. Trong bất cứ hình thức quan hệ xã hôkị nào thì lợi nhuận luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu không có lợi nhuận thì cả bên này lẫn bên kia đều không có nguồn tích luỹ , mà không tích luỹ thì cho dù dó là quá trình để lai sản xuất mở rộng thì không có gì để tạo ra khối lượng gí trị ngày càng lớn, điều kiện tất yếu để mở rộng sự phân công lao động xã hội. Ngoài ra khi nhà nước thuộc về nhân dân thì lợi nhuận chính là phương tiện để xây dựng CNXH. Đất nước ta đang đứng trước nhiệm vụ cháy bỏng là tạo ra tiền đề thực tiến tuyệt đối cần thiết đó là sự phát triển của sức sx, phát triển nền kinh tế hàng hoá, tạo ra nhiều lợi nhuận. Đó đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải được diễn ra một cách tuần tự, đó cũng chính là những giai đoạn của một quá trịnh lịch sử tự nhiên mà chúng ta chỉ có thể rút ngắn chứ không thể bỏ qua. Và đây cũng là ý nghĩa thực tiễn được rút ra từ học thuyết lợi nhuận của Mac. 3. Hậu quả của việc theo đuổi lợi nhuận Ngoài những ưu điểm to lớn của lợi nhuận thì nó cũng không tránh khỏi những mặt tiêu cực, hạn chế. Như ta đã biết ở giai đoạn đầu của ché độ tư bản để thu được lợi nhuận nhiều hơn nữa các nhà tư bản tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất bằng cách tăng thời gian lao động của công nhân, cắt giảm mức lương, điều kện sống sinh hoạt và làm việc của họ. Bộ máy bóc lột công nghiệp đã bắt cả phụ nức và trẻ em làm việc không được nghỉ cho đến khi kiệt sức gục ngã. ở Anh vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XIX những người công nhân thuộc thế hệ lớn hơn, họ vẫn còn nhớ rành rọt những thời kỳ bóc lột phụ nữ và trẻ em một cách tàn nhẫn, vô liêm sỉ- một sự bóc lột đâu lòng, nào là phục nữ bị hành hạ đến chết… Nhiều người trong số họ vẫn giữ được các ký ức này dưới hình dáng cái cột sống bị vẹo hoặc tay chân bị tàn tật và đối với tất cả mọi người thì ký ức đó đều thể hiện sức khoẻ bị huỷ hoại không sao hồi phục được. Hàng loạt sinh mệnh con người bị hy sinh và hạnh phúc của con người bị tan nát trong phạm vi cả một nước, tất cả những điều đó không một chút bị đặt đó là sự thật, sự thật bướng bỉnh. Ngày nay chủ nghĩa tư sản cũng khộng từ bỏ được bản chất vốn có của nó đó là chạy theo lợi nhuận kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì phạm trù lợi nhuận mới được hiểu theo nghĩa đúng của nó mục đích cuả hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, họ tìm mọi cách để thu được lợi nhuận tối đa. Do đó dẫn đến tình trạng độc quyền, các tổ chức độc quyền lợi dụng ưu thế của mình để quy định gía. Chính điều đó đã làm mất tình trạng cạnh tranh hoàn hảo và làm mất tính hiệu quả kinh tế… Cũng vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp không chú ý dến những tác động tiêu cực của họ gây ra cho môi trường xung quanh như: làm ô nhiễm nguồn nước và không khí, khai thác đến cạn kiệt khoáng sản, chất thải, gây ô nhiễm cho thức ăn, thức uống, thiếu an toàn về chất phóng xạ.. Kết luận Như vậy trong đề án này em đã trình bày một cách hệ thống học những vấn đề cơ bản về lợi nhuận, đó là các quan điểm về lợi nhuận trước Mac; học thuyết về lợi nhuận của Mác với đầy đủ các yếu phạm trù về giá trị thặng dư: nguồn gốc, bản chất, các hình thức biểu hiện, cùng các vấn đề của lợi nhuận đối với nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường ta nói riêng. Rõ ràng lợi nhuận là một phạm trù không chỉ của riêng CNTB. Nhưng vấn đề là tạo ra và sử dụng nó như thế nào để vừa phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển nên kinh tế thị trường của chúng ta, vừa đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo công bằng xã hội. Vai trò tích cực của lợi nhuận đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là rất to lơn, tuy vậy tác hại của việc theo đuổi lợi nhuận cũng rất nguy hiểm, nhất là đối với một nước định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng còn kém phát triển như nước ta. Do đó vấn đề học tập, nghiên cứu, vận dụng vấn đề lợi nhuận cũng như các phạm trù khác của chủ nghĩa Mac nhằm góp phần xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thành công của công cuộc đổi mới là nhiệm vụ của mỗi người sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế chính trị tập 1, 2 2. Văn kiện Đại hội Đảng V, VI, VII, VIII. 3. Tư bản Mác (Quyển I - Tập 1), (quyển 2, tập 2, 3) 4. Lịch sử học thuyết kinh tế 5. Kinh tế học của Xamuen Xan, David Bed. 6. Giáo trình Lịch sử kinh tế quốc dân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCNXH (57).doc
Tài liệu liên quan