Văn hóa là bản sắc riêng của mỗi
cộng đồng dân cư. Hoạt động du lịch, đặc
biệt là hình thức du lịch cộng đồng có vai
trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống
của địa phương. Nhờ du lịch, người dân
nhận thấy những giá trị văn hóa cốt lõi
mang bản sắc quê hương không chỉ là
niềm tự hào mà còn mang lại nguồn thu
nhập khá lớn cho gia đình và địa phương
nơi mình sinh sống. Do vậy, người dân sẽ
ý thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống bản địa như: nếp sống, sinh hoạt
văn nghệ, ẩm thực, trang phục truyền
thống Bên cạnh đó, các mối quan hệ
giữa những người dân địa phương với
nhau và với khách du lịch không những
được duy trì ổn định mà còn trở nên thân
thiện hơn, gắn bó chặt chẽ với nhau hơn
để xây dựng môi trường sống lành mạnh,
xanh, sạch.
Với bức tranh tộc người đa dạng,
Tây Bắc có thế mạnh trong việc khai thác
các giá trị văn hóa dân tộc để phục vụ
mục đích phát triển du lịch cộng đồng,
trong đó, bản sắc văn hóa tộc người Thái
giữ vai trò quan trọng. Để đẩy mạnh phát
triển du lịch ở các làng bản người dân tộc
Thái ở Tây Bắc đạt hiệu quả cao và bền
vững, đồng thời giữ gìn và phát huy được
các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc, cần phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp như: nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực du lịch, gia tăng chất lượng dịch
vụ du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch,
xúc tiến du lịch văn hóa cộng đồng tạo
điều kiện cho du khách khám phá bản sắc
văn hóa phong phú, độc đáo, đặc sắc của
vùng Tây Bắc nói chung và của các làng
bản dân tộc Thái nói riêng.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở tây bắc phục vụ cho mục đích phát triển du lịch cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư liệu tham khảo Số 60 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
190
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC
PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
ĐẶNG THỊ NHUẦN*, DƯƠNG QUỲNH PHƯƠNG**, PHẠM THANH TÂM***
TÓM TẮT
Du lịch cộng đồng là một trong những loại hình du lịch phát triển khá nhanh trong
những năm gần đây. Ở Việt Nam, loại hình du lịch này đã xuất hiện và mang lại hiệu quả
kinh tế cao ở một số vùng miền, trong đó có Tây Bắc. Là vùng đất nằm ở phía Tây của Tổ
quốc, nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người với bản sắc văn hóa truyền thống đa
dạng, đặc biệt là dân tộc Thái, nên Tây Bắc có nhiều ưu thế cho việc phát triển du lịch
cộng đồng. Hơn nữa, vấn đề khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc Thái phục vụ cho phát triển loại hình du lịch này đang là hướng đi đúng nhằm phát
huy lợi thế của vùng.
Từ khóa: du lịch cộng đồng, giá trị văn hóa, dân tộc Thái.
ABSTRACT
Traditional cultural values of the Thai ethnics in northwest of Vietnam
for developing community-based tourism
Community-based tourism is one of the types of tourism that has been developing
quickly in recent years. In Vietnam, this type has brought out high economic values in
some regions, including the Northwest. Located in the west of the country, a place
inhabited by ethnics with a variety of traditional cultural values, especially the Thai
ethnics, the Northwest possesses many advantages for developing community-based
tourism. Moreover, effectively exploiting traditional cultural values of the Thai ethnics for
developing this type of tourism is a right trend to exploit the advantages of the region.
Keywords: community-based tourism, cultural values, Thai ethnics.
* ThS, Trường Đại học Tây Bắc
** TS, Trường Đại học Sư phạm, ĐH Thái Nguyên
*** HVCH, Trường Đại học Sư phạm, ĐH Thái Nguyên
1. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập và phát triển,
văn hóa truyền thống của các dân tộc đã
trở thành yếu tố quan trọng, là điều kiện
tiên quyết để phát triển du lịch, đặc biệt
là du lịch cộng đồng. Thực tế cho thấy
trong những năm gần đây, ở Việt Nam,
hình thức du lịch cộng đồng đang được
quan tâm, chú trọng phát triển và được
nhìn nhận như là một trong những động
lực góp phần phục hồi yếu tố văn hóa dân
tộc tại nhiều bản làng cũng như cách
giảm nghèo hiệu quả.
Giữa văn hóa truyền thống và phát
triển du lịch cộng đồng luôn có mối liên
hệ mật thiết, bởi lẽ các di sản văn hóa,
giá trị văn hóa chính là nguồn lực cho
phát triển du lịch. Văn hóa cung cấp tri
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đặng Thị Nhuần và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
191
thức, các phép ứng xử văn minh, lịch sự
cho hoạt động du lịch. Nói cách khác,
văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực
phát triển du lịch. Đồng thời, hoạt động
du lịch cũng có tác động trở lại, thúc đẩy
giao lưu văn hóa phát triển. Trong mối
quan hệ với văn hóa, du lịch là yếu tố
quan trọng, đẩy mạnh giao lưu văn hóa
giữa các vùng miền trong nước và giữa
các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Việc tiếp cận, đánh giá và phân tích
những giá trị của văn hóa truyền thống và
mối quan hệ với việc phát triển du lịch
cộng đồng sẽ là cơ sở quan trọng trong
việc triển khai nghiên cứu thực tiễn,
trong đó có trường hợp của các bản người
dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc.
2. Đôi nét về vùng Tây Bắc
Vùng Tây Bắc có diện tích tự nhiên
là 37.414,8 km2, chiếm 11,33 % diện tích
cả nước. Bao gồm 4 tỉnh: Điện Biên, Lai
Châu, Sơn La và Hòa Bình. Phía Bắc của
vùng giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp
Lào, phía Đông và Đông Bắc của vùng
tiếp giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú
Thọ vùng (Đông Bắc) và Hà Nội, Hà
Nam, Ninh Bình (vùng Đồng bằng sông
Hồng). Phía nam của vùng tiếp giáp với
tỉnh Thanh Hóa. Tây Bắc có địa hình núi
cao, hiểm trở với dãy Hòang Liên Sơn
chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam, cắt xẻ mạnh. [5]
Dân số của vùng là 2.822.700
người, chiếm 3,21% dân số cả nước (năm
2011). Mật độ dân số toàn vùng rất thấp
và phân bố dân cư không đồng đều. Nơi
tập trung đông nhất là các thành phố, thị
xã, thị trấn, các điểm dân cư tập trung
(nông, lâm trường), các thị tứ và trên các
trục đường giao thông. Trái lại, ở các khu
vực núi cao, đường giao thông ít, đi lại
khó khăn... thường chỉ có các dân tộc ít
người sinh sống, nên mật độ dân cư rất
thấp.[5]
Người Thái ở Việt Nam có dân số
1.550.423 người, là dân tộc có số dân
đứng thứ 3 tại Việt Nam, có mặt trên tất
cả 63 tỉnh, thành phố, trong đó dân tộc
Thái cư trú tập trung chủ yếu ở vùng Tây
Bắc.[6]
Bảng 1. Dân số dân tộc Thái ở Tây Bắc năm 2009
(Đơn vị: người)
Tỉnh Số người
Điện Biên 186.270
Lai Châu 119.805
Sơn La 572.441
Hòa Bình 31.386
Tổng số 909.902
Nguồn:[6]
Tư liệu tham khảo Số 60 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
192
Về tên gọi, người Thái tự gọi mình
là Phủ Tay hay Cồn Tay, đều có nghĩa là
người. Người Thái chia làm các nhóm
sau: nhóm Thái Đen (Táy Đăm) cư trú ở
khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên; nhóm
Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao) cư
trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên
và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh
Nhai, Bắc Yên, Phù Yên); nhóm Thái
Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú
chủ yếu ở một số huyện như Mộc Châu
(Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình).
3. Những khía cạnh văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái ở Tây Bắc có
giá trị phát triển du lịch cộng đồng
3.1. Bản làng, nhà ở
Về mặt tổ chức xã hội, người Thái
sống định cư, cư trú thành bản ở các
thung lũng màu mỡ ven các sông, suối,
cánh đồng giữa núi. Họ cư trú trong các
nhà sàn thành từng cụm, vài cụm thành
một bản có khoảng 40 đến 50 nóc nhà.
Mỗi bản của người Thái đều có nhiều gia
đình, dòng họ khác nhau, có đất thổ canh,
thổ cư, bãi cỏ chăn nuôi. Bản của người
Thái thường lui vào chân núi, nơi có độ
dốc thoải. Các bản nằm trên đường vành
đai các thung lũng, nhiều bản hợp thành
mường. Người Thái quy định các ngôi
nhà trong một bản phải được thiết kế sao
cho đòn dông của mỗi nhà chạy theo một
hướng nhất định, tối kị đòn dông nhà này
đâm thẳng vào mặt nhà kia. Mọi nhà
trong bản đều quay mặt xuống cánh đồng
và quay lưng vào núi. Về mặt xã hội, bản
là một lãnh thổ của một cộng đồng tộc
người, mường là một lãnh thổ của nhiều
cộng đồng tộc người nhưng trong đó
người Thái chiếm đa số. Đơn vị hạt nhân
cấu thành nên bản người Thái là gia đình,
gia đình người Thái là gia đình nhỏ phụ
hệ, chủ yếu là hai thế hệ với chế độ một
vợ một chồng. [2]
Nhà ở truyền thống của người Thái
ở tất cả các vùng đều là nhà sàn làm bằng
gỗ, đẹp và chắc chắn, các ngôi nhà đều
dựng theo những quy định chặt chẽ. Nhà
sàn của người Thái Đen thường là 3-5
gian, cột chôn, hình khum mai rùa, hai
đầu nóc hồi được trang trí khau cút - biểu
tượng mang ý nghĩa chỉ vai trò, địa vị của
các tầng lớp trong xã hội (vùng Tây Bắc),
hình voi, hình đầu mèo (vùng Thanh
Hóa, Nghệ An). Khau cút là hai tấm ván
đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc,
những gia đình quý tộc xưa còn làm thêm
bông sen cách điệu ở giao điểm hai tấm
ván và tám hình trăng khuyết hướng vào
nhau so le trên khau cút. Nơi thờ tổ tiên
của người Thái Đen chỉ có chủ nhà và
thầy mo mới được phép vào, còn những
người khác kể cả con dâu cũng không
được đến. [3]
Nhà sàn của người Thái Trắng ở
Lai Châu, Sơn La có hai mái phẳng, có
góc giao tuyến rõ rệt, có các lan can bằng
gỗ ở phía trước hoặc bao quanh nhà. Một
điều rất dễ phân biệt nhà sàn của người
Thái Trắng là ngoài mái phẳng còn ở hai
đầu hồi không có khau cút. Khác với
người Thái Đen, nơi thờ tổ tiên của người
Thái Trắng ai cũng có thể ra vào.
Trong nhà sàn của người Thái, cầu
thang dành riêng cho nam giới gọi là tang
quản ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với
7 vía. Còn cầu thang ở cuối nhà, bên trái
dành cho phụ nữ, gọi là tang chan. Ngoài
ra còn có Chan – là phần sàn nhà được
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đặng Thị Nhuần và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
193
nối dài ra ngoài trời, nơi phụ nữ Thái
thường múa hát, thêu thùa Gầm sàn
vừa là nơi giã gạo, vừa để nhốt gia súc.
Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt
của nhà người Thái khá độc đáo: các gian
đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia
thành hai phần: một phần dành làm nơi
ngủ cho các thành viên trong gia đình,
một nửa dành cho bếp. Mỗi nhà của
người Thái thường có 2 bếp.
Có thể thấy, nghệ thuật trang trí hoa
văn đến cách bố trí, sắp xếp sinh hoạt của
gia đình đều được duy trì theo truyền
thống dù đã có ít nhiều thay đổi cho phù
hợp với đời sống mới. Du khách đến với
vùng Tây Bắc, vào các bản làng, lên các
ngôi nhà sàn Thái đều rất thích “Bảo tàng
dân tộc học” tự nhiên, sống động của
đồng bào.
3.2. Y phục, trang sức
Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại
phân biệt khá rõ theo hai ngành Thái Tây
Bắc là Thái Trắng (Táy khao) và Thái
Đen (Táy đăm). [2]
+ Thái Trắng: Thường nhật, phụ nữ
mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), váy màu
đen không trang trí hoa văn. Áo thường
là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình
bướm, ve, ong, cổ áo hình chữ V. Thân
áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo
dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào
trong cạp váy. Váy là loại váy kín (ống),
màu đen, phía trong gấu đáp vải đỏ. Khi
mặc xửa cóm và váy, phụ nữ Thái còn
chòang tấm khăn ở ngoài được trang trí
nhiều màu. Khăn đội đầu không có hoa
văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên
dưới 2 mét... Trong các dịp lễ tết họ mặc
áo dài màu đen. Đây là loại áo đầu thụng
thân thẳng, không lượn nách, được trang
trí bằng vải “khít” ở giữa thân có tua vải
phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí
theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố
cục hình tam giác.
+ Thái Đen: Thường nhật, phụ nữ
Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối
(chàm hoặc đen), cổ áo khác với của
người Thái Trắng là loại cổ tròn, đứng.
Đầu đội khăn gọi là “piêu”, thêu nhiều
hoa văn, mô-típ trang trí mang phong
cách từng mường. Lối để tóc khi có
chồng (búi lên đỉnh đầu) gọi là “tằng
cẩu”, khi chồng chết có thể búi tóc thấp
xuống sau gáy, chưa chồng thì không búi
tóc. Trong các dịp lễ tết, áo dài của dân
tộc Thái Đen rất đa dạng với các loại xẻ
nách, chui đầu, trang trí hoa văn, màu sắc
phong phú. Trang sức của phụ nữ gồm:
vòng cổ, vòng tay, khuyên tai bằng bạc
hay nhôm.
Khác với phụ nữ dân tộc Thái
Trắng, phụ nữ dân tộc Thái Đen mang
một nét riêng thật hấp dẫn, độc đáo với
chiếc khăn Piêu dùng để đội trên đầu.
Piêu có nhiều loại khác nhau, có loại
được thêu hoa văn bằng chỉ màu sặc sỡ,
có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm
chàm. Tùy từng vùng, từng địa phương
mà Piêu có những sắc thái riêng. Piêu có
tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm
đầu khi mùa đông giá lạnh... Piêu còn là
vật trang sức quan trọng của các cô gái
trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong
lúc đi chơi hay dự lễ hội... Việc học dệt
vải và học thêu khăn Piêu là bài học phổ
thông, tất yếu của mọi thành viên nữ
trong đời sống của cộng đồng dân tộc
Thái, bởi vậy Piêu còn là một tiêu chuẩn
Tư liệu tham khảo Số 60 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
194
xã hội để đánh giá phụ nữ. Qua chiếc
Piêu có thể biết được chủ nhân của nó là
người tài hoa, siêng năng, chịu khó hay là
người lười nhác, vụng về. Khăn Piêu của
phụ nữ Thái không chỉ mang giá trị thẩm
mĩ mà còn mang tính xã hội, góp phần
tạo nên một nét đẹp, một sắc thái riêng,
hấp dẫn du khách về trang phục truyền
thống của dân tộc Thái.
3.3. Ẩm thực
Với người Thái ở Tây Bắc, có lẽ
không có dạng thức văn hóa nào phong
phú như ẩm thực. Người Thái là một tộc
người rất giỏi trong chế biến thức ăn.
Văn hóa ẩm thực của người Thái vùng
Tây Bắc không quá cầu kì, kiểu cách
nhưng mang đậm bản sắc tộc người, các
món ăn luôn để lại ấn tượng khó quên
cho du khách.
Trước kia, lương thực chính của
người Thái là gạo nếp. Gạo nếp được đồ
thành xôi và người Thái chỉ ăn xôi nếp đồ
cách thủy. Khẩu cẳm hay còn gọi là xôi
nếp ngũ sắc, là loại xôi được nhuộm màu
bằng lá cây với nhiều màu khác nhau như
đỏ, trắng, vàng, tím Ngoài khẩu cẳm,
còn có cơm lam (khẩu lam). Cơm lam là
loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo
nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho
vào ống tre, giang, nứa và nướng chín
trên lửa. Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy
đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho
đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một
lớp lạt giang mỏng. Xắt mỗi ống ra thành
năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ
lớp lạt giang bên ngoài. Cơm lam được
dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn
rừng nướng (những thứ thịt này cũng
được nướng trong ống tre). Tuy nhiên,
cơm lam ngon nhất khi ăn với muối
vừng.
Đối với dân tộc Thái, thói quen ăn
cơm tẻ chỉ phổ biến từ khoảng sau năm
1960 trở lại đây. Các món ăn của người
Thái chủ yếu là: cá nướng, cá đồ, cá vùi
tro, cá chua, cá moọc (trộn tấm, gói lá
dong rồi đồ chín), cá lạp, gỏi, thịt nướng,
thịt vùi tro, thịt chua, thịt gác bếp hoặc
làm gỏi, lạp sườn...; món mắm chế bằng
ruột non động vật, có vị đắng, được pha
thêm các loại gia vị nặm pịa rất hợp khẩu
vị của họ; các loại rau, măng thường đồ
hay luộc, làm nộm ít khi xào mỡ; các
loại tôm, tép, cá nhỏ thì nấu canh, làm
chẻo để chấm xôi nếp. Đặc biệt có món
“Pa pỉnh tộp” (cá úp nướng) là một món
ăn mang đậm bản sắc dân tộc của người
Thái. Để làm được món “'Pa pỉnh tộp”,
người ta chọn loại cá chép khoảng 0,5kg
trở lên, béo và còn tươi sống. Trước khi
mổ phải cạo vảy để gia vị ướp ngấm đều
vào cá, không mổ cá đằng bụng mà phải
mổ đằng dọc sống lưng để khi gấp úp,
con cá mềm mại dễ gấp hơn và để phần
gia vị nhồi trong bụng cá khi tiếp xúc với
than hồng sẽ tỏa mùi thơm ngấm vào thịt
cá.
Trong các dịp lễ tết, cưới xin, vào
nhà mới, người Thái thường uống rượu
cần. Rượu cần là một thứ rượu trắng cất
từ sắn hoặc gạo, được uống trực tiếp qua
cần trúc. Rượu cần người Thái làm khá
cầu kì, gọi là “láu xá”. Men rượu làm
toàn bằng những thứ lá, quả sẵn có trong
rừng (gọi là men lá) như: “bơ hinh ho”,
“khi mắc cái”, củ riềng, lá trầu không,
quả ớt... Những thứ này được giã cho thật
nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đặng Thị Nhuần và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
195
từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ
với rơm, xếp từng lớp đều nhau. Với
quan niệm con trâu là đầu cơ nghiệp,
người Thái dùng sừng trâu để làm vật đo
lường khi uống rượu, hàm ý tôn thờ con
vật quý trong nhà.
3.4. Văn nghệ
Người Thái có đời sống văn hóa
tinh thần phong phú, đa dạng. Về dân ca,
có làn điệu khắp phổ biến ở hầu hết các
địa phương. Khắp là lối ngâm thơ hoặc
hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa.
Làn điệu khắp nổi tiếng là khắp “Tiễn
dặn người yêu” (sống chụ son sao), tản
chụ siết sương; hát đối đáp trai gái (khắp
báo sao); hát lên nhà mới (khắp khửn
hươm mớ); hát mừng đám cưới (khắp
hặp đoong); hát mừng mùa vụ (khắp
chôm). Việc khắp đối thể hiện khả năng,
hiểu biết, độ nhạy bén và linh hoạt của
người trong cuộc. [2]
Về dân vũ của người Thái thì nổi
tiếng nhất là múa xòe. Nói tới xòe Thái là
phải nói tới các điệu xòe cổ:
+ Điệu “khắm khen” – quanh đống
lửa, mọi người nắm tay nhau nhảy múa.
Đây là điệu múa mang tính sơ khai, biểu
lộ sự gắn kết cộng đồng, mong ước một
cuộc sống ấm no, hạnh phúc vẹn tròn.
+ Điệu “khắm khăn mơi lẩu” –
nâng khăn mời rượu. Đây là điệu múa
đầy chất trữ tình và ấm áp tình người, thể
hiện lòng hiếu khách.
+ Điệu “phá xí” – bổ bốn, diễn tả
tình đoàn kết của cộng đồng, hướng về tổ
tiên, quê hương của mỗi thành viên.
+ Điệu “đổi hôn” – múa tiến lùi,
như muốn khẳng định dù đất trời có đổi
thay, cuộc sống có như thế nào thì tình
người vẫn luôn sắt son bền chặt.
+ Điệu “nhôm khăn” – tung khăn,
là điệu xòe tưng bừng nhất, hay dùng khi
mùa vụ bội thu, đám cưới, lên nhà mới...
Dần dần, từ các điệu xòe cổ, các
nghệ nhân dân gian xây dựng được tới 32
điệu xòe mang bóng dáng sinh hoạt
thường ngày: “xe cúp” – múa nón, “xe
tẳng chai” – múa chai, “xe kếp phắc” –
hái rau, “xe cáp” – múa sạp... Các điệu
xòe nhịp nhàng, sôi động trong tiếng
trống, chiêng, khèn, pí, tính tẩu, đôi khi
có cả các lời hát phụ họa cho thêm phần
sinh động. Các điệu xòe vòng sôi nổi bao
nhiêu thì các bài xòe điệu lại tinh tế,
duyên dáng bấy nhiêu. Triết lí âm –
dương, đất – trời, lửa – nước và ý nghĩa
nhân sinh cao cả luôn ẩn chứa trong các
điệu xòe. Người Thái có câu ca: “Không
xòe không tốt lúa/ Không xòe thóc cạn
bồ”. Theo truyền thống của dân tộc Thái
vào những ngày lễ, tết, ngày vui của dòng
họ, gia đình, nhất là nhà đón khách quý
vòng xòe thường được tổ chức như một
nghi lễ dân gian để đón mừng, bên ánh
lửa bập bùng, tay trong tay tình cảm, thể
hiện nét đẹp truyền thống nhân văn sâu
sắc. Vòng xòe có thể có số lượng lớn
người tham gia, có những vòng đại xòe
với số lượng đông tới hàng trăm người và
vô cùng sôi động.
Về nhạc có các loại sáo (pí), nhị (xi
xo), đàn môi (hưn mư), đặc biệt là khèn
bè (khen pe). Ngoài ra, còn có nhac khua
loỏng (quánh loòng), dùng những chiếc
chày giã gạo xếp thành đôi diễn tấu thành
giai điệu khác nhau.
Hạn khuống là một trong những nét
đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người
Tư liệu tham khảo Số 60 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
196
Thái Tây Bắc. Đây là sinh hoạt văn hóa
dân gian độc đáo, với hình thức diễn
xướng mang tính sân khấu sơ khai mang
tính cộng đồng. Người ta dựng cái sàn ở
nơi đất trống của bản, hài hòa giữa thiên
nhiên và cộng đồng. Hạn khuống thường
được tổ chức vào tiết thu đông, công việc
đồng áng đã nhàn rỗi.
4. Một số bản du lịch cộng đồng ở
Tây Bắc
4.1. Bản Lác (Hòa Bình)
Bản Lác, thuộc huyện Mai Châu,
thành phố Hòa Bình, là nơi sinh sống của
người dân tộc Thái với 5 dòng họ Hà, Lò,
Vì, Mác, Lộc. Theo Trưởng bản Hà Công
Tím, bản Lác đã có tuổi đời trên 700
năm. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu
chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho
phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong
bản. Cũng từ đó, cái tên bản Lác đã được
nhiều người biết như một “điểm sáng”
trên bản đồ du lịch Việt Nam. [9]
Hiện toàn bản có 25 “khách sạn” là
nhà sàn được xây cất theo quy hoạch,
mỗi “khách sạn” đều được đánh số theo
thứ tự từ 1 đến 25, “khách sạn” số 1, nơi
được dân du lịch “phong tặng” danh hiệu
“khách sạn 4 sao”. Đối với các hộ gia
đình trong bản, du lịch là một trong
những nguồn thu chính.
Nhà sàn ở bản Lác được dát bằng
tre, rộng, cao ráo, sạch sẽ và giữ được
truyền thống kiến trúc cổ, bên trong có
đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn
nắp, gọn gàng. Sát cạnh sàn ngủ - nghỉ là
sàn ngồi để ăn cơm và uống trà. Ghé
thăm bản Lác, du khách không thể bỏ qua
những món ăn đặc sản như gà bản, xiên
thịt rừng nướng, nếp Mai Châu, bát canh
rau rừng cùng chai rượu Mai Hạ...
Buổi tối du khách được đắm mình
trong men rượu cần và thưởng thức
những tiết mục ca nhạc đặc sắc của dân
tộc Thái ngay trên nhà sàn hoặc ngoài sân
của bản do thanh niên nam, nữ trong bản
biểu diễn.
4.2. Bản Áng (Sơn La)
Nằm trên cao nguyên Mộc Châu
(huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), bản Áng
không chỉ có khí hậu trong lành, mát mẻ;
cảnh sắc thơ mộng, hữu tình mà còn lưu
giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của dân tộc
Thái.
Từ thị trấn nông trường Mộc Châu,
du khách đi theo quốc lộ 43 khoảng 2km
về phía Nam sẽ đến bản Áng. Nhìn từ
trên cao, bản Áng đẹp như một bức tranh
thủy mặc với những nếp nhà sàn truyền
thống nằm thấp thoáng, ẩn hiện dưới bạt
ngàn tán lá xanh tươi. Cạnh bản là hồ
nước tự nhiên có diện tích 5ha được bao
quanh bởi rừng thông xanh trồng trên
những đồi đất feralít nâu đỏ. Khung cảnh
cao nguyên Mộc Châu, với những đồi
chè, đồng cỏ xanh mướt, hoa ban, hoa
mơ, hoa mận nở trắng rừng đã tô điểm
cho vẻ đẹp bản Áng thêm lung linh, thơ
mộng. Tuy nằm giáp thị trấn nông trường
Mộc Châu nhưng cư dân bản Áng vẫn
bảo tồn nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân
tộc đặc thù như kiến trúc nhà sàn truyền
thống, trang phục, những làn điệu dân ca
cổ, những lễ hội đặc trưng (lễ hội “Hết
Chá”, lễ mừng cơm mới) [8]
Những năm qua, nhằm phát triển du
lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát
huy nét đẹp thiên nhiên, văn hóa ở Mộc
Châu, tỉnh Sơn La đã đầu tư, khai thác
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đặng Thị Nhuần và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
197
loại hình du lịch cộng đồng tại một số
bản dân tộc, trong đó có bản Áng. Với
cảnh đẹp thiên nhiên mang đậm sắc màu
Tây Bắc cùng nét văn hóa độc đáo của
dân tộc Thái, bản Áng đã trở thành điểm
đến hấp dẫn đông khách du lịch trong
nước và quốc tế, góp phần không nhỏ vào
việc nâng cao đời sống cho dân bản, đồng
thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
truyền thống, trong đó phải kể đến nghề
dệt, thêu thổ cẩm. Hiện nay, các sản
phẩm thổ cẩm (khăn piêu, áo cóm, túi
xách, khăn trải bàn...) do dân bản làm ra
với mẫu mã đa dạng, hoa văn tinh tế đang
từng bước tạo được thương hiệu riêng.
4.3. Bản Him Lam 2 (Điện Biên)
Bản du lịch cộng đồng Him Lam 2
thuộc phường Him Lam, thành phố Điện
Biên Phủ, là bản có truyền thống dân tộc
Thái từ lâu đời với những phong tục tập
quán rất riêng mang đậm sắc màu Tây
Bắc.
Bản Him Lam 2 nằm ở cửa ngõ của
thành phố, dân cư chiếm phần đa (98%)
là dân tộc Thái (chủ yếu là người Thái
đen), do đó bản mang dấu ấn của dân tộc
Thái một cách sâu sắc. Với vị trí khá đặc
biệt, nằm trong khu di tích chiến thắng
Điện Biên Phủ và ngày đêm soi bóng
xuống dòng Nậm Rốm xinh đẹp, năm
2004, bản Him Lam 2 đã là 1 trong 8 bản
được tỉnh Điện Biên lựa chọn để thí điểm
đầu tư xây dựng thành bản văn hóa, du
lịch. Đến nay, bản Him Lam 2 đã trở
thành điểm du lịch cộng đồng đạt tiêu
chuẩn với đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng
và phương tiện thiết yếu nhưng vẫn
không làm mất đi nét đẹp văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái đen. [10]
Trong những năm gần đây, nhằm
góp phần bảo tồn nền văn hóa truyền
thống, đặc biệt là bảo tồn dân ca, dân vũ
đồng thời phát huy giá trị của văn hóa
trong phát triển du lịch cộng đồng, bản đã
thành lập các đội văn nghệ cũng như tiến
hành tổ chức cho các nghệ nhân biểu
diễn, truyền dạy các loại hình nghệ thuật
dân gian. Các đội văn nghệ, các nghệ
nhân luôn sẵn sàng phục vụ, giao lưu văn
hóa với du khách ngay tại bản với nhiều
hình thức biểu diễn phong phú như thổi
Pí pặp, hát dân ca Thái, múa xòe...
Bên cạnh đó, bản du lịch cộng đồng
Him Lam 2 vẫn còn lưu giữ và tổ chức
thường xuyên các lễ hội dân tộc truyền
thống của mình như hội Hạn khuống, lễ
mừng cơm mới, ngày hội đoàn kết toàn
dân và các ngày lễ, tết âm lịch hàng năm.
Các ngày lễ, hội thường được tổ chức tại
nhà văn hóa của bản và diễn ra rất sôi
nổi, được nhân dân trong bản hưởng ứng,
tham gia nhiệt tình.
Đến với bản Him Lam 2, du khách
không những được giao lưu văn nghệ,
nghe hát dân ca Thái, chơi những trò chơi
dân gian và dạo quanh bản ngắm nhìn
những nếp nhà sàn duyên dáng hòa cùng
với dòng sông Nậm Rốm mà du khách
còn được thưởng thức các món ăn dân
tộc do chính bàn tay của những đầu bếp
là những người con sinh ra và lớn lên tại
bản chế biến phục vụ du khách. Tất cả
những nét đẹp đó đã tạo nên một bức
tranh đẹp, đậm đà sắc thái dân tộc vùng
cao của một bản du lịch cộng đồng và để
lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
4.4. Bản Vàng Pheo (Lai Châu)
Hiện nay trên địa bàn Lai Châu có 4
Tư liệu tham khảo Số 60 năm 2014
_____________________________________________________________________________________________________________
198
điểm du lịch cộng đồng được tỉnh công
nhận đó là bản Nà Luồng, bản Hon
(huyện Tam Đường), bản Gia Khâu I (thị
xã Lai Châu) và bản Vàng Pheo (huyện
Phong Thổ). Đây được xem là những
“hạt nhân” quan trọng để phát triển du
lịch cộng đồng ở Lai Châu, đem lại lợi
ích kinh tế cho người dân bản địa, làm
phong phú thêm sản phẩm du lịch Tây
Bắc.
Nằm cách trung tâm thị xã Lai
Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo được
nhắc đến như “thung lũng mĩ nhân”, một
trong những bản cổ xưa nhất của người
Thái trắng ở Lai Châu (90 hộ với hơn 400
nhân khẩu). Mang trong mình những nét
văn hóa đặc trưng, với cảnh sắc thiên
nhiên tươi đẹp và thơ mộng, bản Vàng
Pheo hội tụ nhiều điều kiện để phát triển
du lịch cộng đồng. [9]
Theo quan niệm của người Thái
trắng ở Tây Bắc, nhà sàn phải được dựng
theo tiêu chí “sơn chầu thủy tụ” (lưng tựa
vào đồi, núi; mặt hướng ra sông, suối
hoặc cánh đồng). Nhà được làm bằng gỗ
tốt, tre hoặc hóp với bốn mái thẳng gấp
góc được lợp bằng cỏ gianh, bao gồm hai
tầng. Tầng trên dành cho các sinh hoạt
của gia đình chủ nhà và để tiếp khách,
tầng dưới là nơi để các nông cụ sản xuất,
gỗ, củi... Hiện nay, dân bản đã xây thêm
một ngôi nhà sàn văn hóa phục vụ các
sinh hoạt cộng đồng. Đây là ngôi nhà có
kiến trúc giống nhà sàn truyền thống
nhưng mái nhà lợp ngói, gỗ làm nhà có
màu sáng hơn.
Cho đến nay, người Thái trắng ở
đây còn gìn giữ nguyên vẹn nhiều lễ hội
văn hóa đặc trưng, hình thành nên tập
quán riêng trong đời sống sinh hoạt cũng
như lao động sản xuất hàng ngày của họ.
Mỗi lễ hội là một bức tranh miêu tả đời
sống xã hội của đồng bào Thái trắng xứ
Mường So, tiêu biểu như: lễ hội Nàng
Han (15/2 âm lịch), lễ hội Then Kin Pang
(10/3 âm lịch), lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu
(15/9 âm lịch) Trong các lễ hội, ngoài
các nghi lễ truyền thống, còn có nhiều
hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi
dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của
người Thái trắng được tổ chức như: múa
quạt; múa xòe; trò chơi tó má lẹ, ném
còn, đẩy gậy, tù lu, đánh yến, bắt cá
suối
Với những tiềm năng sẵn có, Vàng
Pheo hiện đang là một điểm thu hút
khách du lịch. Du khách đến Vàng Pheo
thường tập trung vào hai ngày cuối tuần
và đông hơn là vào mùa lễ hội, sau tết
Nguyên Đán. Đến Vàng Pheo du khách
có thể tham quan, nghỉ đêm tại nhà sàn
của người Thái trắng, cùng làm những
công việc hàng ngày của người dân địa
phương hay tham gia các sinh hoạt văn
hóa cộng đồng.
Trong Quy hoạch phát triển Du lịch
Lai Châu đến 2015 tầm nhìn 2020, Vàng
Pheo trở thành một điểm đến du lịch
cộng đồng trọng điểm của Lai Châu và
Vùng Tây Bắc. Phát triển du lịch chắc
chắn sẽ đem lại lợi ích chung về văn hóa
xã hội và môi trường cho toàn dân bản.
5. Kết luận
Văn hóa là bản sắc riêng của mỗi
cộng đồng dân cư. Hoạt động du lịch, đặc
biệt là hình thức du lịch cộng đồng có vai
trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Đặng Thị Nhuần và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
199
của địa phương. Nhờ du lịch, người dân
nhận thấy những giá trị văn hóa cốt lõi
mang bản sắc quê hương không chỉ là
niềm tự hào mà còn mang lại nguồn thu
nhập khá lớn cho gia đình và địa phương
nơi mình sinh sống. Do vậy, người dân sẽ
ý thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống bản địa như: nếp sống, sinh hoạt
văn nghệ, ẩm thực, trang phục truyền
thống Bên cạnh đó, các mối quan hệ
giữa những người dân địa phương với
nhau và với khách du lịch không những
được duy trì ổn định mà còn trở nên thân
thiện hơn, gắn bó chặt chẽ với nhau hơn
để xây dựng môi trường sống lành mạnh,
xanh, sạch.
Với bức tranh tộc người đa dạng,
Tây Bắc có thế mạnh trong việc khai thác
các giá trị văn hóa dân tộc để phục vụ
mục đích phát triển du lịch cộng đồng,
trong đó, bản sắc văn hóa tộc người Thái
giữ vai trò quan trọng. Để đẩy mạnh phát
triển du lịch ở các làng bản người dân tộc
Thái ở Tây Bắc đạt hiệu quả cao và bền
vững, đồng thời giữ gìn và phát huy được
các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc, cần phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp như: nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực du lịch, gia tăng chất lượng dịch
vụ du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch,
xúc tiến du lịch văn hóa cộng đồng tạo
điều kiện cho du khách khám phá bản sắc
văn hóa phong phú, độc đáo, đặc sắc của
vùng Tây Bắc nói chung và của các làng
bản dân tộc Thái nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lí
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Phùng Quỳnh (2012), “Một số ý kiến về kinh tế, văn hóa, xã hội ruyền thống và hiện
đại của cộng đồng dân tộc Thái Vùng Tây Bắc”, Kỉ yếu Hội thảo Cộng đồng các tộc
người ngữ hệ Thái – Kadai ở Việt Nam: Truyền thống, hội nhập và phát triển (Hội
nghị Thái học toàn quốc lần thứ VI), Nxb Thế giới.
3. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
4. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội.
5. Lê Thông (chủ biên) (2009), Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam, Nxb Giáo dục.
6. Tổng cục thống kê (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 - Các
kết quả chủ yếu, Nxb Thống kê.
7.
8.
9.
10.
11.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 22-01-2014; ngày phản biện đánh giá: 17-02-2014;
ngày chấp nhận đăng: 18-7-2014)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_7493.pdf