Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật dù kê khmer Nam Bộ phục vụ cộng đồng

Dù kê là một loại hình nghệ thuật sân khấu ẩn chứa những giá trị văn hoá tinh thần vô cùng độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Việc quan trọng và cần làm hiện nay là định hướng bảo tồn phát triển nghệ thuật Dù kê có trọng tâm, trọng điểm cần tránh đầu tư như vết dầu loang không xác định mục tiêu cụ thể sẽ rất khó thành công. Việc bảo tồn và phát huy đúng, kịp thời sẽ giống như liều thuốc kháng sinh làm tăng sức đề kháng đối với giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng ngăn ngừa, làm lu mờ sự xâm nhập một cách ồ ạt của các loại hình giải trí ngoại lai, không phù hợp thuần phong mỹ tục xuất hiện ngày càng nhiều vào đời sống văn hóa xã hội của dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật dù kê khmer Nam Bộ phục vụ cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014102 Soá 13, thaùng 3/2014 103 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT DÙ KÊ KHMER NAM BỘ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG Sơn Chanh Đa1 Tóm tắt Trong suốt quá trình hình thành, phát triển, nghệ thuật Dù kê đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần và góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa của người Khmer. Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng quá trình toàn cầu hóa diễn ra một cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nghệ thuật Dù kê dần bộc lộ rõ những khó khăn, hạn chế do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan trước sự phát triển của thời đại và sự cạnh tranh của nhiều loại hình nghệ thuật mới đang chiếm dần thị hiếu giải trí của khán giả. Bài viết tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ phục vụ cộng đồng. Từ khóa: nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ, thực trạng, nguyên nhân, bảo tồn, phát huy, phục vụ cộng đồng. Abstract During the formation and development, Du ke art plays an important role in enriching Khmer ethnic minority group’s cultural and spiritual life. However, industrialization, modernization and globalization are happening extensively in all aspect of social life, Du ke art gradually reveals its difficulties and limitations due to many objective and subjective factors before the development of the times and the competition of many new forms of arts occupying tastes of the audience. This paper focuses on analyzing the situation, causes, and proposes the solutions to preserve and promote Du ke art of Southern Khmer for serving community. Keywords: Du ke art of the Southern Khmer, the situation, causes, preserve,promote, serving community 1 Thạc sĩ, Khoa Dự bị Dân tộc, Trường Đại học Cần thơ 1. Vài nét về nghệ thuật Dù kê Nghệ thuật biểu diễn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền văn hóa của mỗi dân tộc. Trình độ nhận thức, văn hóa thẩm mỹ càng cao càng tạo ra nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, góp phần thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần trong đời sống cộng đồng, dân tộc. Trong văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ, nghệ thuật biểu diễn Dù kê xuất hiện tương đối muộn so với các loại hình nghệ thuật truyền thống khác, đến những thập niên đầu của thế kỉ XX do quá trình cộng cư và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, người Khmer đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc trưng riêng của dân tộc mình. Nghệ thuật Dù kê là một loại hình có sự kết hợp độc đáo giữa ca hát, đối thoại, diễn xuất dân gian với sự nâng đỡ, phụ họa của âm nhạc với nhiều loại nhạc cụ truyền thống như dàn nhạc ngũ âm, đàn cò, thổi sáo, thổi kèn, cây đonvêng và có đề tài, cốt truyện rõ ràng. Những vở diễn Dù kê thường giản dị về cốt truyện, sâu sắc về nội dung và nhẹ nhàng chuyển tải ý đồ giáo dục, làm cho người xem, người thưởng thức không cảm thấy bị đưa vào khuôn phép. Quá trình hình thành và phát triển cùng văn hóa dân tộc, nghệ thuật biểu diễn Dù kê đã đóng góp một số lượng đồ sộ các đề tài, kịch bản đã dàn dựng trình diễn được rút ra từ các trường ca Ream kê, Sângsalachi, Praleakchinavong, Tup sangva; những truyền thuyết, huyền thoại dân tộc như Linhthôn, Mapthiđongkeo, Sackinhni; các thể loại kịch bản dân gian như Cha Sanh Chao Thung, Chao Sro Tốp Chếc, Môranăk mêđa đã được văn nghệ sĩ thể hiện thành công, tạo dấu ấn nhất định trong lòng khán giả người Khmer. Hiện nay, chưa có một số liệu thống kê cụ thể về số lượng các đoàn nghệ thuật có biểu diễn nghệ thuật Dù kê Khmer ở Nam Bộ. Nhưng dựa vào hoạt động thực tiễn của các đoàn hiện nay có thể chia làm bốn nhóm: Một là, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp như Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh, Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Khmer tỉnh Bạc Liêu hoạt động dựa vào nguồn ngân sách của Nhà nước là chủ yếu; Hai là, Đội Thông tin Văn nghệ Khmer của Cà Mau, Trung tâm Văn hóa tỉnh Vĩnh Long và một số đội văn nghệ xã ở một số tỉnh, hoạt động chủ yếu vào ngân sách địa phương; Ba là, Đoàn Nghệ thuật tư nhân như Đoàn Ánh Bình Minh (xã Tham Đôn), Ron Ron (xã Phú Tân), Đờ Đập (xã Viên An) thuộc tỉnh Sóc Trăng và một số đoàn tư nhân ở các tỉnh thành, hoạt động dựa trên cơ sở bán vé lấy thu bù chi; Bốn là, các câu lạc bộ hoặc các nhóm văn nghệ của các phum sróc hoạt động dựa trên cơ sở chi phí đóng góp tự nguyện của người dân hoặc của cá nhân tham gia. Quá trình hình thành và phát triển cùng với một thời kì dài của lịch sử dân tộc, nghệ thuật Dù kê vẫn đang sống trong lòng khán giả người Khmer Nam Bộ, thì nay quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ làm cho nghệ thuật Dù kê nói riêng các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung có nhiều vấn đề được đặt ra, cần phải suy ngẫm và cần có định hướng đúng đắn để nghệ thuật sân khấu Dù kê luôn đứng vững trước các làn sóng cạnh tranh từ nhiều loại hình giải trí hiện đại khác. 2. Thực trạng nghệ thuật Dù kê Khmer hiện nay Những năm gần đây, những người trực tiếp làm công tác sáng tạo và quản lí sân khấu đang thực sự lúng túng khi đứng trước một thực tế khách quan phũ phàng là sân khấu Dù kê thường ít người xem ở các khu vực thành thị và thưa dần khán giả ở một số phum sróc của người Khmer. Có thể thấy được một số thực trạng vẫn đang tồn tại đối với sân khấu Dù kê hiện nay như sau: Về công tác quản lí, đội ngũ các nhà quản lí các cấp chưa có cái nhìn toàn diện về nghệ thuật sân khấu Dù kê, chưa có sự đổi mới mạnh mẽ về cơ chế quản lí hoạt động đặc thù trong lĩnh vực biểu diễn. Cán bộ làm công tác quản lí vẫn chưa khai thác, phát huy hết khả năng sở trường, sở đoản của các nghệ sĩ diễn viên trong đoàn, chưa thực sự biết tổ chức định hướng đúng đắn khuynh hướng nghệ thuật của đoàn nghệ thuật của mình trong hiện tại và tương lai. Chưa thể dự báo được thị hiếu hiện nay của khán giả, chưa xây dựng thương hiệu riêng của từng đoàn nghệ thuật trong đời sống văn hóa tinh thần của khán giả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng diễn viên nghệ sĩ, hiện tượng khá phổ biến đối với các loại hình nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ hiện nay “tre đã già nhưng măng vẫn chưa kịp mọc” là một thực tế đáng báo động, số diễn viên, nghệ sĩ có tay nghề và trụ với nghề hàng chục năm nay ở các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thì ngày một già đi như Nghệ sĩ Ưu tú Thạch Thị Thane, Thạch Sung, Lâm Vĩnh Phương, Kim Nghinh, diễn viên múa Kim Thị Chanh Tha,... Một bộ phận nghệ sĩ hiện nay có khiếu nghệ thuật trình diễn nhưng lại hạn chế về việc đọc chữ Khmer cũng gây khó khăn trong việc đọc kịch bản. Xuất phát từ hạn chế về trường lớp đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Nên các Đoàn nghệ thuật Dù kê Khmer hiện nay vẫn truyền dạy theo kiểu cha truyền con nối, người đi sau học hỏi kinh nghiệm biểu diễn, ca hát, đọc kịch bản và kinh nghiệm sử dụng nhạc cụ dân tộc từ những người đi trước. Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên nghiệp còn chậm, yếu và thiếu. Chính sách đãi ngộ đối với loại hình nghệ thuật Dù kê, người diễn viên đến với nghệ thuật Dù kê bằng lòng đam mê nghệ thuật, nhưng loại hình nghệ thuật này vẫn chưa thể nuôi sống được niềm đam mê của văn nghệ sĩ. Với cơ chế hiện nay, thì việc đãi ngộ xứng đáng đối với công lao thành quả nghệ thuật giới văn nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia biểu diễn còn gặp nhiều khó khăn và trở thành thử thách lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các đoàn nghệ thuật. Hơn nữa, các đoàn nghệ thuật của tỉnh thường chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí hạn hẹp của Nhà nước phân giao hàng năm nên còn nhiều vấn đề đặt ra, như việc giải quyết chế độ chính sách cho những nghệ nhân, nghệ sĩ người đã nghỉ hưu, nơi ăn, chốn ở. Do đó, giới văn nghệ sĩ vẫn trăn trở với nghề, đây cũng là một vết gợn vô hình hạn chế sự sáng tạo để có thể tạo ra những tác phẩm hay đến công chúng. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014102 Soá 13, thaùng 3/2014 103 GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NGHỆ THUẬT DÙ KÊ KHMER NAM BỘ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG Sơn Chanh Đa1 Tóm tắt Trong suốt quá trình hình thành, phát triển, nghệ thuật Dù kê đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần và góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa của người Khmer. Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng quá trình toàn cầu hóa diễn ra một cách sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nghệ thuật Dù kê dần bộc lộ rõ những khó khăn, hạn chế do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan trước sự phát triển của thời đại và sự cạnh tranh của nhiều loại hình nghệ thuật mới đang chiếm dần thị hiếu giải trí của khán giả. Bài viết tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ phục vụ cộng đồng. Từ khóa: nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ, thực trạng, nguyên nhân, bảo tồn, phát huy, phục vụ cộng đồng. Abstract During the formation and development, Du ke art plays an important role in enriching Khmer ethnic minority group’s cultural and spiritual life. However, industrialization, modernization and globalization are happening extensively in all aspect of social life, Du ke art gradually reveals its difficulties and limitations due to many objective and subjective factors before the development of the times and the competition of many new forms of arts occupying tastes of the audience. This paper focuses on analyzing the situation, causes, and proposes the solutions to preserve and promote Du ke art of Southern Khmer for serving community. Keywords: Du ke art of the Southern Khmer, the situation, causes, preserve,promote, serving community 1 Thạc sĩ, Khoa Dự bị Dân tộc, Trường Đại học Cần thơ 1. Vài nét về nghệ thuật Dù kê Nghệ thuật biểu diễn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền văn hóa của mỗi dân tộc. Trình độ nhận thức, văn hóa thẩm mỹ càng cao càng tạo ra nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, góp phần thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần trong đời sống cộng đồng, dân tộc. Trong văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ, nghệ thuật biểu diễn Dù kê xuất hiện tương đối muộn so với các loại hình nghệ thuật truyền thống khác, đến những thập niên đầu của thế kỉ XX do quá trình cộng cư và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, người Khmer đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật biểu diễn đặc trưng riêng của dân tộc mình. Nghệ thuật Dù kê là một loại hình có sự kết hợp độc đáo giữa ca hát, đối thoại, diễn xuất dân gian với sự nâng đỡ, phụ họa của âm nhạc với nhiều loại nhạc cụ truyền thống như dàn nhạc ngũ âm, đàn cò, thổi sáo, thổi kèn, cây đonvêng và có đề tài, cốt truyện rõ ràng. Những vở diễn Dù kê thường giản dị về cốt truyện, sâu sắc về nội dung và nhẹ nhàng chuyển tải ý đồ giáo dục, làm cho người xem, người thưởng thức không cảm thấy bị đưa vào khuôn phép. Quá trình hình thành và phát triển cùng văn hóa dân tộc, nghệ thuật biểu diễn Dù kê đã đóng góp một số lượng đồ sộ các đề tài, kịch bản đã dàn dựng trình diễn được rút ra từ các trường ca Ream kê, Sângsalachi, Praleakchinavong, Tup sangva; những truyền thuyết, huyền thoại dân tộc như Linhthôn, Mapthiđongkeo, Sackinhni; các thể loại kịch bản dân gian như Cha Sanh Chao Thung, Chao Sro Tốp Chếc, Môranăk mêđa đã được văn nghệ sĩ thể hiện thành công, tạo dấu ấn nhất định trong lòng khán giả người Khmer. Hiện nay, chưa có một số liệu thống kê cụ thể về số lượng các đoàn nghệ thuật có biểu diễn nghệ thuật Dù kê Khmer ở Nam Bộ. Nhưng dựa vào hoạt động thực tiễn của các đoàn hiện nay có thể chia làm bốn nhóm: Một là, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp như Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh, Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Khmer tỉnh Bạc Liêu hoạt động dựa vào nguồn ngân sách của Nhà nước là chủ yếu; Hai là, Đội Thông tin Văn nghệ Khmer của Cà Mau, Trung tâm Văn hóa tỉnh Vĩnh Long và một số đội văn nghệ xã ở một số tỉnh, hoạt động chủ yếu vào ngân sách địa phương; Ba là, Đoàn Nghệ thuật tư nhân như Đoàn Ánh Bình Minh (xã Tham Đôn), Ron Ron (xã Phú Tân), Đờ Đập (xã Viên An) thuộc tỉnh Sóc Trăng và một số đoàn tư nhân ở các tỉnh thành, hoạt động dựa trên cơ sở bán vé lấy thu bù chi; Bốn là, các câu lạc bộ hoặc các nhóm văn nghệ của các phum sróc hoạt động dựa trên cơ sở chi phí đóng góp tự nguyện của người dân hoặc của cá nhân tham gia. Quá trình hình thành và phát triển cùng với một thời kì dài của lịch sử dân tộc, nghệ thuật Dù kê vẫn đang sống trong lòng khán giả người Khmer Nam Bộ, thì nay quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ làm cho nghệ thuật Dù kê nói riêng các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung có nhiều vấn đề được đặt ra, cần phải suy ngẫm và cần có định hướng đúng đắn để nghệ thuật sân khấu Dù kê luôn đứng vững trước các làn sóng cạnh tranh từ nhiều loại hình giải trí hiện đại khác. 2. Thực trạng nghệ thuật Dù kê Khmer hiện nay Những năm gần đây, những người trực tiếp làm công tác sáng tạo và quản lí sân khấu đang thực sự lúng túng khi đứng trước một thực tế khách quan phũ phàng là sân khấu Dù kê thường ít người xem ở các khu vực thành thị và thưa dần khán giả ở một số phum sróc của người Khmer. Có thể thấy được một số thực trạng vẫn đang tồn tại đối với sân khấu Dù kê hiện nay như sau: Về công tác quản lí, đội ngũ các nhà quản lí các cấp chưa có cái nhìn toàn diện về nghệ thuật sân khấu Dù kê, chưa có sự đổi mới mạnh mẽ về cơ chế quản lí hoạt động đặc thù trong lĩnh vực biểu diễn. Cán bộ làm công tác quản lí vẫn chưa khai thác, phát huy hết khả năng sở trường, sở đoản của các nghệ sĩ diễn viên trong đoàn, chưa thực sự biết tổ chức định hướng đúng đắn khuynh hướng nghệ thuật của đoàn nghệ thuật của mình trong hiện tại và tương lai. Chưa thể dự báo được thị hiếu hiện nay của khán giả, chưa xây dựng thương hiệu riêng của từng đoàn nghệ thuật trong đời sống văn hóa tinh thần của khán giả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng diễn viên nghệ sĩ, hiện tượng khá phổ biến đối với các loại hình nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ hiện nay “tre đã già nhưng măng vẫn chưa kịp mọc” là một thực tế đáng báo động, số diễn viên, nghệ sĩ có tay nghề và trụ với nghề hàng chục năm nay ở các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thì ngày một già đi như Nghệ sĩ Ưu tú Thạch Thị Thane, Thạch Sung, Lâm Vĩnh Phương, Kim Nghinh, diễn viên múa Kim Thị Chanh Tha,... Một bộ phận nghệ sĩ hiện nay có khiếu nghệ thuật trình diễn nhưng lại hạn chế về việc đọc chữ Khmer cũng gây khó khăn trong việc đọc kịch bản. Xuất phát từ hạn chế về trường lớp đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Nên các Đoàn nghệ thuật Dù kê Khmer hiện nay vẫn truyền dạy theo kiểu cha truyền con nối, người đi sau học hỏi kinh nghiệm biểu diễn, ca hát, đọc kịch bản và kinh nghiệm sử dụng nhạc cụ dân tộc từ những người đi trước. Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên nghiệp còn chậm, yếu và thiếu. Chính sách đãi ngộ đối với loại hình nghệ thuật Dù kê, người diễn viên đến với nghệ thuật Dù kê bằng lòng đam mê nghệ thuật, nhưng loại hình nghệ thuật này vẫn chưa thể nuôi sống được niềm đam mê của văn nghệ sĩ. Với cơ chế hiện nay, thì việc đãi ngộ xứng đáng đối với công lao thành quả nghệ thuật giới văn nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia biểu diễn còn gặp nhiều khó khăn và trở thành thử thách lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các đoàn nghệ thuật. Hơn nữa, các đoàn nghệ thuật của tỉnh thường chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí hạn hẹp của Nhà nước phân giao hàng năm nên còn nhiều vấn đề đặt ra, như việc giải quyết chế độ chính sách cho những nghệ nhân, nghệ sĩ người đã nghỉ hưu, nơi ăn, chốn ở. Do đó, giới văn nghệ sĩ vẫn trăn trở với nghề, đây cũng là một vết gợn vô hình hạn chế sự sáng tạo để có thể tạo ra những tác phẩm hay đến công chúng. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014104 Soá 13, thaùng 3/2014 105 Kịch bản các vở diễn, kịch bản là khâu đầu tiên, quyết định sự thành bại của vở diễn, nhưng hiện nay chúng ta đang thiếu một đội ngũ soạn giả chuyên nghiệp, các soạn giả kỳ cựu đang qua đi trong khi lớp kế cận thì chưa thấy nhiều. Vì vậy, những năm gần đây, sân khấu truyền thống ngày càng thiếu vắng kịch bản hay, có chất lượng. Phần lớn kịch bản vẫn sáng tác theo lối mòn. Nhiều vở diễn vẫn nặng nề về nội dung và chủ đề tư tưởng, nặng về tính giáo dục mà chưa thực sự chú ý tới mục đích giải trí và nâng cao thẩm mỹ cho khán giả. Hoạt động biểu diễn không chuyên ở phum sróc, các câu lạc bộ tồn tại dưới hình thức văn nghệ quần chúng với quy mô nhỏ sau một thời gian hoạt động phục vụ bà con địa phương dần bị mai một hoặc tan rã. Nguyên nhân đa phần là do không có kinh phí, các diễn viên nhạc công phục vụ đều là nông dân địa phương, có người làm thuê, làm mướn chỉ diễn xuất khi có thời gian nhàn rỗi và đặc biệt ở các địa phương thường thiếu phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ hoạt động. Sự phát triển của các loại hình giải trí hiện đại, sự phát triển của khoa học công nghệ đem lại nhiều loại hình giải trí hiện đại len lỏi vào từng địa phương, phum sróc đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân nhưng đồng thời cũng làm giảm đi sự say mê đối với môn nghệ thuật biểu diễn Dù kê truyền thống. Sự hạn chế về mặt thông tin và truyền thông, ở Nam Bộ chỉ trừ hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có người Khmer tập trung đông ở thành phố, các tỉnh còn lại người Khmer phần lớn tập trung ở các huyện và vùng nông thôn, nên công tác thông tin, giới thiệu đến công chúng các tác phẩm mới hay, đặc sắc của nghệ thuật Dù kê vẫn còn có những hạn chế nhất định. Các đài phát thanh, truyền hình, báo chí hay tạp chí chưa có chuyên mục giới thiệu các vở diễn Dù kê nói riêng và các vở diễn nghệ thuật Khmer nói chung sắp được trình diễn ở các địa phương. 3. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật Dù kê Từ sau quá trình đổi mới đến nay, Đảng ta nhận rõ vai trò ngày càng to lớn của văn hóa, văn nghệ trong đời sống của nhân dân, nên đã ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết thông tư, chỉ thị chỉ đạo công cuộc xây dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa văn nghệ ở nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đề ra nhiệm vụ “xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra đời sống văn hóa tinh thần cao đẹp”; đến Nghị quyết Trung ương lần thứ tư của Đảng đề ra quan điểm “xã hội hóa các hoạt động văn hóa” và đến Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII đề ra những nhiệm vụ cụ thể, trong đó đã nêu rõ quan điểm “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa”, “bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để có cách nhìn tích cực trong việc đổi mới phương thức quản lí, biện pháp bảo tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật Dù kê, một loại hình nghệ thuật tryền thống của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và nghệ thuật biểu diễn truyền thống của các dân tộc nói chung. Thứ nhất về cơ chế chính sách và công tác quản lí Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng cũng cần phải phù hợp với từng loại hình nghệ thuật biểu diễn. Từng bước đề ra chủ trương, chính sách đặc thù trong lĩnh vực sân khấu biểu diễn đặc biệt là của các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ chế hoạt động quản lí phù hợp và nó phải phù hợp với từng vùng, từng miền, từng địa phương để khai thác thế mạnh thực sự của mỗi nơi để từ đó nghệ thuật biểu diễn Dù kê đi sâu vào lòng công chúng. Cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lí và chăm lo tốt hơn đời sống của đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân và những người trực tiếp tham gia công tác bảo tồn, phát triển để họ có thể chuyên tâm dành trọn thời gian đầu tư sáng tạo nghệ thuật và cống hiến hết mình với nghệ thuật. Đồng thời, vận dụng khéo léo các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác hiện đại hóa các sân khấu Dù kê, để tạo môi trường tốt hơn cho đội ngũ làm nghệ thuật Dù kê. Có chính sách hỗ trợ cho các đoàn kịch tư nhân có điều kiện hoạt động ngày một tốt hơn. Đối với các tỉnh, thành như Trà Vinh, Sóc trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu có đoàn nghệ thuật Dù kê chuyên nghiệp đang hoạt động cần có những đơn đặt hàng các tác phẩm nghệ thuật thật sự có chất lượng, đưa ra khảo sát trước công chúng yêu nghệ thuật và phải có quan điểm rõ ràng không chọn tác phẩm nếu không đạt về mặt chất lượng nội dung. Cần có quy hoạch và định hướng phát triển cho hoạt động loại hình nghệ thuật Dù kê trong những năm tới phù hợp với xu hướng vận động của thời đại nhưng vẫn mang đậm hơi thở nghệ thuật Dù kê truyền thống. Tạo điều kiện cho loại hình nghệ thuật Dù kê phát triển toàn diện, cân đối và phát huy tối đa nguồn lực trong nước; nhà nước và nhân dân; các thành phần kinh tế. Trong bối cảnh mới, nghệ thuật Dù kê muốn phát triển phải có những chuyển đổi phù hợp với xu hướng và quy luật khách quan để đáp ứng yêu cầu vừa đề cao giá trị tốt đẹp của đất nước và con người, vừa làm nhiệm vụ phục vụ nhu cầu giải trí lành mạnh cho người xem. Cần có cái nhìn bao quát hơn đối với hoạt động biểu diễn Dù kê nói chung hiện nay và tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá thị hiếu của từng nhóm đối tượng khán giả trong đồng bào Khmer Nam Bộ. Qua đó, đưa ra những dự báo trong ngắn hạn cũng như dài hạn dành cho đội ngũ tác giả để họ có thể nắm bắt được xu hướng của thời đại và điều chỉnh tư duy sáng tác kịch bản phù hợp. Đồng thời, giúp đạo diễn và diễn viên biết linh hoạt hơn, tìm phương cách để tự đổi mới chính mình nhằm phù hợp với môi trường và luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ để hoàn thiện bản thân hơn khi diễn xuất trước công chúng. Cần cơ chế phối hợp để thường xuyên tổ chức các buổi biễn giao lưu giữa các đoàn nghệ thuật và giữa địa phương với nhau, giúp người làm nghệ thuật có nhiều chỗ diễn xuất, để vừa nuôi sống được bản thân vừa trau dồi kinh nghiệm nghệ thuật. Đối với các địa phương có đoàn nghệ thuật Dù kê chuyên nghiệp, sở văn hóa cần trang bị những xe biểu diễn lưu động, giúp các đoàn nghệ thuật có điều kiện phục vụ bà con các phum sróc nhiều hơn trong các dịp lễ hội của dân tộc. Cần tăng cường giao lưu biểu diễn văn hóa nghệ thuật giữa các địa phương có đông người dân Khmer sinh sống và có thể giao lưu văn hóa nghệ thuật với các tỉnh Campuchia giáp biên giới với Việt Nam, nhằm kích thích sự học hỏi lẫn nhau, khơi gợi lòng đam mê và sự sáng tạo trong các cá nhân trực tiếp tham gia và đội ngũ quản lí. Thứ hai về công tác sưu tầm nghiên cứu Đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép các cốt truyện có nội dung hay về đề tài truyện dân gian, đề tài mang tính xã hội đương đại để dàn dựng thành tác phẩm. Sưu tập các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc và phát huy tối đa ưu điểm của từng loại nhạc cụ để đưa vào phụ họa cho các buổi diễn Dù kê thêm phần sinh động. Tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm khoa học và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về nghệ thuật Dù kê, cùng các loại nhạc cụ truyền thống gắn bó với loại hình biểu diễn của môn nghệ thuật này một cách hệ thống và toàn diện ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thứ ba xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ Về ngắn hạn, cần xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn hoặc các khóa bồi dưỡng, tập huấn thường niên đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, diễn viên trẻ, lớp kế cận có tiềm năng và say mê với nghề. Tạo cơ hội cho họ có điều kiện học tập, giao lưu, tiếp cận với các bậc truyền nhân, những người say mê, có kinh nghiệm với loại hình nghệ thuật Dù kê, từ đó học hỏi tiếp thu kiến thức và hăng say hơn đối với loại hình nghệ thuật mình theo đuổi. Cần phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ kế cận, vì nguồn nhân lực bao giờ cũng quyết định sự thành bại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong công tác đào tạo, cần có một môi trường chuyên nghiệp đối với nghệ thuật Dù kê nói riêng và các môn nghệ thuật truyền thống của người Khmer Nam Bộ nói chung. Chương trình đào tạo phải dựa vào nhu cầu thực tế của xã hội để đảm bảo sau khi đào tạo phải có môi trường làm việc ổn định, phù hợp với nghề nghiệp của mình. Về dài hạn, xây dựng chương trình đào tạo chuyên nghiệp kết hợp giữa việc giảng dạy ngôn ngữ Khmer gắn với việc giảng dạy sử dụng các loại nhạc cụ và nghệ thuật biểu diễn truyền thống của dân tộc. Nên có mô hình thí điểm tập trung đầu tư có trọng tâm việc phát triển công tác giảng dạy nghệ thuật Dù kê tại Trường Đại học Trà Vinh, nơi có số lượng con em người dân tộc Khmer đang sống, học tập rất đông và có hẳn Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ. Trường Đại học Trà Vinh là môi trường tốt để đầu tư phát triển, và Trà Vinh là nơi có truyền thống Dù kê phát triển Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014104 Soá 13, thaùng 3/2014 105 Kịch bản các vở diễn, kịch bản là khâu đầu tiên, quyết định sự thành bại của vở diễn, nhưng hiện nay chúng ta đang thiếu một đội ngũ soạn giả chuyên nghiệp, các soạn giả kỳ cựu đang qua đi trong khi lớp kế cận thì chưa thấy nhiều. Vì vậy, những năm gần đây, sân khấu truyền thống ngày càng thiếu vắng kịch bản hay, có chất lượng. Phần lớn kịch bản vẫn sáng tác theo lối mòn. Nhiều vở diễn vẫn nặng nề về nội dung và chủ đề tư tưởng, nặng về tính giáo dục mà chưa thực sự chú ý tới mục đích giải trí và nâng cao thẩm mỹ cho khán giả. Hoạt động biểu diễn không chuyên ở phum sróc, các câu lạc bộ tồn tại dưới hình thức văn nghệ quần chúng với quy mô nhỏ sau một thời gian hoạt động phục vụ bà con địa phương dần bị mai một hoặc tan rã. Nguyên nhân đa phần là do không có kinh phí, các diễn viên nhạc công phục vụ đều là nông dân địa phương, có người làm thuê, làm mướn chỉ diễn xuất khi có thời gian nhàn rỗi và đặc biệt ở các địa phương thường thiếu phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ hoạt động. Sự phát triển của các loại hình giải trí hiện đại, sự phát triển của khoa học công nghệ đem lại nhiều loại hình giải trí hiện đại len lỏi vào từng địa phương, phum sróc đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân nhưng đồng thời cũng làm giảm đi sự say mê đối với môn nghệ thuật biểu diễn Dù kê truyền thống. Sự hạn chế về mặt thông tin và truyền thông, ở Nam Bộ chỉ trừ hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có người Khmer tập trung đông ở thành phố, các tỉnh còn lại người Khmer phần lớn tập trung ở các huyện và vùng nông thôn, nên công tác thông tin, giới thiệu đến công chúng các tác phẩm mới hay, đặc sắc của nghệ thuật Dù kê vẫn còn có những hạn chế nhất định. Các đài phát thanh, truyền hình, báo chí hay tạp chí chưa có chuyên mục giới thiệu các vở diễn Dù kê nói riêng và các vở diễn nghệ thuật Khmer nói chung sắp được trình diễn ở các địa phương. 3. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật Dù kê Từ sau quá trình đổi mới đến nay, Đảng ta nhận rõ vai trò ngày càng to lớn của văn hóa, văn nghệ trong đời sống của nhân dân, nên đã ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết thông tư, chỉ thị chỉ đạo công cuộc xây dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa văn nghệ ở nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đề ra nhiệm vụ “xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra đời sống văn hóa tinh thần cao đẹp”; đến Nghị quyết Trung ương lần thứ tư của Đảng đề ra quan điểm “xã hội hóa các hoạt động văn hóa” và đến Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII đề ra những nhiệm vụ cụ thể, trong đó đã nêu rõ quan điểm “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa”, “bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để có cách nhìn tích cực trong việc đổi mới phương thức quản lí, biện pháp bảo tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật Dù kê, một loại hình nghệ thuật tryền thống của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và nghệ thuật biểu diễn truyền thống của các dân tộc nói chung. Thứ nhất về cơ chế chính sách và công tác quản lí Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng cũng cần phải phù hợp với từng loại hình nghệ thuật biểu diễn. Từng bước đề ra chủ trương, chính sách đặc thù trong lĩnh vực sân khấu biểu diễn đặc biệt là của các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ chế hoạt động quản lí phù hợp và nó phải phù hợp với từng vùng, từng miền, từng địa phương để khai thác thế mạnh thực sự của mỗi nơi để từ đó nghệ thuật biểu diễn Dù kê đi sâu vào lòng công chúng. Cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lí và chăm lo tốt hơn đời sống của đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân và những người trực tiếp tham gia công tác bảo tồn, phát triển để họ có thể chuyên tâm dành trọn thời gian đầu tư sáng tạo nghệ thuật và cống hiến hết mình với nghệ thuật. Đồng thời, vận dụng khéo léo các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác hiện đại hóa các sân khấu Dù kê, để tạo môi trường tốt hơn cho đội ngũ làm nghệ thuật Dù kê. Có chính sách hỗ trợ cho các đoàn kịch tư nhân có điều kiện hoạt động ngày một tốt hơn. Đối với các tỉnh, thành như Trà Vinh, Sóc trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu có đoàn nghệ thuật Dù kê chuyên nghiệp đang hoạt động cần có những đơn đặt hàng các tác phẩm nghệ thuật thật sự có chất lượng, đưa ra khảo sát trước công chúng yêu nghệ thuật và phải có quan điểm rõ ràng không chọn tác phẩm nếu không đạt về mặt chất lượng nội dung. Cần có quy hoạch và định hướng phát triển cho hoạt động loại hình nghệ thuật Dù kê trong những năm tới phù hợp với xu hướng vận động của thời đại nhưng vẫn mang đậm hơi thở nghệ thuật Dù kê truyền thống. Tạo điều kiện cho loại hình nghệ thuật Dù kê phát triển toàn diện, cân đối và phát huy tối đa nguồn lực trong nước; nhà nước và nhân dân; các thành phần kinh tế. Trong bối cảnh mới, nghệ thuật Dù kê muốn phát triển phải có những chuyển đổi phù hợp với xu hướng và quy luật khách quan để đáp ứng yêu cầu vừa đề cao giá trị tốt đẹp của đất nước và con người, vừa làm nhiệm vụ phục vụ nhu cầu giải trí lành mạnh cho người xem. Cần có cái nhìn bao quát hơn đối với hoạt động biểu diễn Dù kê nói chung hiện nay và tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá thị hiếu của từng nhóm đối tượng khán giả trong đồng bào Khmer Nam Bộ. Qua đó, đưa ra những dự báo trong ngắn hạn cũng như dài hạn dành cho đội ngũ tác giả để họ có thể nắm bắt được xu hướng của thời đại và điều chỉnh tư duy sáng tác kịch bản phù hợp. Đồng thời, giúp đạo diễn và diễn viên biết linh hoạt hơn, tìm phương cách để tự đổi mới chính mình nhằm phù hợp với môi trường và luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ để hoàn thiện bản thân hơn khi diễn xuất trước công chúng. Cần cơ chế phối hợp để thường xuyên tổ chức các buổi biễn giao lưu giữa các đoàn nghệ thuật và giữa địa phương với nhau, giúp người làm nghệ thuật có nhiều chỗ diễn xuất, để vừa nuôi sống được bản thân vừa trau dồi kinh nghiệm nghệ thuật. Đối với các địa phương có đoàn nghệ thuật Dù kê chuyên nghiệp, sở văn hóa cần trang bị những xe biểu diễn lưu động, giúp các đoàn nghệ thuật có điều kiện phục vụ bà con các phum sróc nhiều hơn trong các dịp lễ hội của dân tộc. Cần tăng cường giao lưu biểu diễn văn hóa nghệ thuật giữa các địa phương có đông người dân Khmer sinh sống và có thể giao lưu văn hóa nghệ thuật với các tỉnh Campuchia giáp biên giới với Việt Nam, nhằm kích thích sự học hỏi lẫn nhau, khơi gợi lòng đam mê và sự sáng tạo trong các cá nhân trực tiếp tham gia và đội ngũ quản lí. Thứ hai về công tác sưu tầm nghiên cứu Đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép các cốt truyện có nội dung hay về đề tài truyện dân gian, đề tài mang tính xã hội đương đại để dàn dựng thành tác phẩm. Sưu tập các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc và phát huy tối đa ưu điểm của từng loại nhạc cụ để đưa vào phụ họa cho các buổi diễn Dù kê thêm phần sinh động. Tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm khoa học và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về nghệ thuật Dù kê, cùng các loại nhạc cụ truyền thống gắn bó với loại hình biểu diễn của môn nghệ thuật này một cách hệ thống và toàn diện ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thứ ba xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ Về ngắn hạn, cần xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn hoặc các khóa bồi dưỡng, tập huấn thường niên đối với đội ngũ văn nghệ sĩ, diễn viên trẻ, lớp kế cận có tiềm năng và say mê với nghề. Tạo cơ hội cho họ có điều kiện học tập, giao lưu, tiếp cận với các bậc truyền nhân, những người say mê, có kinh nghiệm với loại hình nghệ thuật Dù kê, từ đó học hỏi tiếp thu kiến thức và hăng say hơn đối với loại hình nghệ thuật mình theo đuổi. Cần phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ kế cận, vì nguồn nhân lực bao giờ cũng quyết định sự thành bại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong công tác đào tạo, cần có một môi trường chuyên nghiệp đối với nghệ thuật Dù kê nói riêng và các môn nghệ thuật truyền thống của người Khmer Nam Bộ nói chung. Chương trình đào tạo phải dựa vào nhu cầu thực tế của xã hội để đảm bảo sau khi đào tạo phải có môi trường làm việc ổn định, phù hợp với nghề nghiệp của mình. Về dài hạn, xây dựng chương trình đào tạo chuyên nghiệp kết hợp giữa việc giảng dạy ngôn ngữ Khmer gắn với việc giảng dạy sử dụng các loại nhạc cụ và nghệ thuật biểu diễn truyền thống của dân tộc. Nên có mô hình thí điểm tập trung đầu tư có trọng tâm việc phát triển công tác giảng dạy nghệ thuật Dù kê tại Trường Đại học Trà Vinh, nơi có số lượng con em người dân tộc Khmer đang sống, học tập rất đông và có hẳn Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ. Trường Đại học Trà Vinh là môi trường tốt để đầu tư phát triển, và Trà Vinh là nơi có truyền thống Dù kê phát triển Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014106 Soá 13, thaùng 3/2014 107 lâu đời, có nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp không chuyên đang hoạt động, hơn hết đây là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với khoảng 317.2032 người Khmer, đó chính là nguồn khán giả to lớn đủ sức nuôi dưỡng và phát triển nghệ thuật biểu diễn Dù kê Khmer Nam Bộ hiện nay. Thứ tư xây dựng kế hoạch tìm kiếm tài năng nghệ thuật Phối hợp với ngành giáo dục, nơi có các trường dân tộc nội trú tạo điều kiện cho các đoàn nghệ thuật một năm trình diễn phục vụ cho các em ít nhất một lần để tạo điều kiện giao lưu, khơi gợi niềm đam mê nghệ thuật và cơ hội tìm kiếm tài năng trẻ từ những ngôi trường dân tộc nội trú nơi có đông học sinh người Khmer sinh sống và học tập. Xây dựng kế hoạch lâu dài trong công tác tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ, các cuộc thi sáng tác tác phẩm Dù kê đương đại thật bài bản với đề tài, tiêu chí cụ thể được diễn ra với qui mô rộng và có những giải thưởng xứng đáng dành cho người thắng cuộc. Hoạt động trên phải diễn ra thường niên để tạo được thương hiệu riêng giúp mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nắm bắt thông tin tham gia. Thứ năm sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông Hiện nay, để tạo thêm sự ấn tượng, thu hút nhiều đối tượng khán giả và để có được một vở diễn nghệ thuật thành công, đi vào lòng công chúng, cần phải có sự đầu tư những công nghệ hiện đại như sân khấu, âm thanh, ánh sáng, micrô... Việc tận dụng công nghệ vào diễn xuất trên sân khấu đòi hỏi các nhà quản lí, đạo diễn, diễn viên, nhạc công, phải lựa chọn một cách phù hợp, tránh sử dụng một cách tùy tiện thô thiễn dễ gây phản cảm, mất đi sự mộc mạc vốn có của loại hình nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ. Tận dụng công nghệ truyền thông hiện đại để phục vụ cho công tác quảng bá hình ảnh của các đoàn nghệ thuật Dù kê ở các địa phương. Lên chương trình và dàn dựng nhiều vở diễn có chất lượng đưa Dù kê truyền thống ngày càng đến gần với khán giả truyền hình, một loại hình nghệ thuật thân thiết với người dân Khmer. Cần có những giờ phát sóng cố định đối với chương trình Dù kê trong tuần hoặc trong tháng trên sóng truyền 2 Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Tổng cục Thống kê. thanh, truyền hình, nhằm tạo sân chơi cho các diễn viên và người làm nghệ thuật. Ngoài ra, cần tính đến công tác in thành đĩa, xuất bản các tác phẩm nghệ thuật Dù kê. Có thể nói, bảo tồn phát huy nghệ thuật Dù kê Khmer là vấn đề lý luận, thực tiễn đã và đang đặt ra. Để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật Dù kê cần đòi hỏi phải có sự đồng thuận, chung tay từ các cấp quản lí văn hóa, giới văn nghệ sĩ, nghệ nhân và các tầng lớp nhân dân. Các phương pháp đề ra cần thực hiện đồng bộ để hoạt động biểu diễn Dù kê nói riêng và nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung ngày càng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt hơn nữa của bà con Khmer. 4. Kết luận Dù kê là một loại hình nghệ thuật sân khấu ẩn chứa những giá trị văn hoá tinh thần vô cùng độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Việc quan trọng và cần làm hiện nay là định hướng bảo tồn phát triển nghệ thuật Dù kê có trọng tâm, trọng điểm cần tránh đầu tư như vết dầu loang không xác định mục tiêu cụ thể sẽ rất khó thành công. Việc bảo tồn và phát huy đúng, kịp thời sẽ giống như liều thuốc kháng sinh làm tăng sức đề kháng đối với giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng ngăn ngừa, làm lu mờ sự xâm nhập một cách ồ ạt của các loại hình giải trí ngoại lai, không phù hợp thuần phong mỹ tục xuất hiện ngày càng nhiều vào đời sống văn hóa xã hội của dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Tài liệu tham khảo Đảng Cộng sản Việt Nam. 1998. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. Nhiều tác giả. 1988. Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Nhiều tác giả. 1998. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Sở Văn hóa Thông tin Sóc Trăng và Phân viện Văn hóa nghệ thuật TP.HCM xuất bản. Trần Văn Bính chủ biên. 2002. Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng. NXB Hà Nội. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ NAM BỘ - DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI Võ Thành Hùng1 Tóm tắt Bài viết khảo sát và hệ thống những thực trạng khó khăn đang vướng mắc của nghệ thuật diễn xướng Dù kê Khmer Nam Bộ, đồng thời tìm ra những nguyên nhân tích cực và hạn chế của loại hình nghệ thuật độc đáo này. Từ đó đề xuất những kiến nghị về việc bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ - di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại.... Từ khóa: sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, di sản văn hóa. Abstract This paper is to research and synthesize the actual situation of Southern Khmer Du ke theatre, and to find out its reasons and limitations. Then recommendations are proposed to preserve and develop Du ke theatre art in the South of Vietnam – the intangible cultural heritage of the nation and mankind. Keywords: Southern Khmer Du ke theatre, cultural heritage 1 Thạc sĩ, Phó Vụ trưởng Vụ Xây dựng Hệ thống Chính trị, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ 1. Đặt vấn đề Với lịch sử trên 300 năm hình thành và phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là người con út, “sinh sau đẻ muộn” của đất mẹ Việt Nam. Tuy nhiên, thiên nhiên trù phú cùng với sự cộng cư của nhiều dân tộc anh em đã tạo cho vùng đất này một bản sắc văn hóa riêng, phong phú, đa dạng và độc đáo mà không nơi nào có được. Những di sản văn hóa này kết tinh bằng trí tuệ, sức sáng tạo của biết bao thế hệ nhân dân lao động của vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa này, trong đó có nghệ thuật diễn xướng và sân khấu dân gian của các cộng đồng dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Theo thời gian và biến thiên của cuộc sống hiện đại, những loại hình văn hóa ấy đang đứng trước nguy cơ mai một. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ĐBSCL nói chung và nghệ thuật sân khấu Dù kê nói riêng đang đặt ra trách nhiệm cho thế hệ hôm nay. Xây dựng những giải pháp nào để bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê - Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại tiếp tục tỏa sáng là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn hiện nay. 2. Thực trạng và những giải pháp cơ bản 2.1. Một thời vàng son Có thể nói trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer, nghệ thuật và sân khấu dân gian là người bạn đồng hành không thể thiếu được, cùng gắn bó với họ theo những thăng trầm của cuộc sống. Nghệ thuật hiện diện mọi lúc, mọi nơi, từ gia đình cho đến cộng đồng, nhà chùa; từ lúc vào mùa, xong mùa, nghỉ ngơi đến lễ hội, ma chay, cưới hỏi Sau ngày miền Nam được giải phóng, những năm đầu phong trào văn nghệ của bà con dân tộc Khmer có cơ hội phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu thưởng thức rất cao của quần chúng. Đây là thời kỳ vàng son, phát triển hưng thịnh nhất của các loại hình sân khấu Khmer nói chung và của nghệ thuật sân khấu Dù kê nói riêng. Với ưu thế bởi lực lượng sáng tác, đội ngũ diễn viên tài năng, được Nhà nước bao cấp đến 80% kinh phí, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (ABM) “tung hoành” khắp vùng sâu vùng xa, vươn ra “lục tỉnh”. Cũng có thời điểm khó khăn nhưng đoàn vẫn tự biên soạn kịch bản, dàn dựng mới các vở ca kịch Dù kê (Công chúa Tứp-Săng-Va, “Ney-Đam-Mak-Phu- Vong-Keo) rồi lặn lội khắp nơi với hơn trăm suất diễn/năm. Sóc Trăng có Đoàn Rô băm Bưng Chông (Tài Văn - Trần Đề hiện nay) là đoàn hát “cha truyền con nối” đã có hàng trăm năm. Lúc còn sống vợ chồng ông bà Lâm Vel và Trần Thị Êl (đời thứ ba) dù phải bán hàng chục công đất để nuôi đoàn nhưng các vở diễn vẫn được lưu diễn khắp Vĩnh Châu, Thạch Trị, Mỹ Xuyên rồi sang các tỉnh lân cận Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu Cứ mỗi khi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_bao_ton_va_phat_huy_nghe_thuat_du_ke_khmer_nam_bo.pdf