Giải pháp chủ yếu phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh hoá

- Ba là, nền nông nghiệp hiện đại đòi hỏi phải tập trung chuyên môn hoá trên cơ sở phát triển tổng hợp, đa dạng để vừa tận dụng tối đa các yếu tố sản xuất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Các mô hình sản xuất tổng hợp trên thực tế đã tỏ rõ hiệu quả kinh tế - xã hội và sinh thái của nó cao hơn so với các mô hình sản xuất chuyên môn hoá độc canh. Một nền nông nghiệp tổng hợp đa dạng phát triển bền vững chỉ có thể có được khi mọi quá trình sản xuất, sinh học đều được kiểm soát chặt chẽ, tỉ mỉ. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi quy mô sản xuất trong một đơn vị không quá lớn và nhờ tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người lao động tham gia vào quá trình sản xuất sinh học đó. Vì thế chỉ có trang trại gia đình mới có thể đáp ứng được cả hai yêu cầu nói trên.

doc57 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp chủ yếu phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết hợp 68.097 112.28 52.62 74.926 0.8846 2.094 Tổng hợp 115.03 183.46 184.5 231.73 0.6097 1.319 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Nếu kết quả phản ánh quy mô của những gì đã đạt được sau một thời gian sản xuất kinh doanh thì hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực để tạo ra kết quả đó. Đối với chủ trang trại, mặc dù mục tiêu là tối đa hoá thu nhập nhưng để biết nên lựa chọn phương án nào để có kết quả cao nhất thì phải biết hiệu quả của việc đầu tư đó. Do vậy, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm và là động lực quan trọng thúc đẩy các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất theo hướng trang trại. Số liệu biểu 01 cho thấy, bình quân một trang trại có thu nhập hỗn hợp đạt 53,29 triệu đồng/năm và hiệu quả sử dụng chi phí trung gian là 1,735 (có nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian tạo ra được 1,735 đồng VA và một đồng chi phí tạo ra được 0,6318 đồng MI. Trong ba loại hình trang trại thì trang trại sử dụng chi phí có hiệu quả cao nhất là trang trại nông lâm kết hợp (một đồng IC tạo ra được 2,094 đồng VA và một đồng chi phí tạo ra được 0,88 đồng MI). Tuy trang trại thuần nông có hiệu quả một đồng chi phí trung gian cao hơn loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp nhưng nếu xét về hiệu quả một đồng chi phí để xem trang trại quyết định đầu tư ở mức thâm canh hay đầu tư tổng hợp là có lợi nhất. Kết quả trên cho thấy, các trang trại nên đầu tư phát triển tổng hợp và nông lâm kết hợp là có lợi hơn cả. Nếu phát triển thuần nông thì hiệu quả kinh tế là thấp nhất (MI/TC: 0,4902) trong khi trang trại nông lâm kết hợp MI/TC là 0,8846 và trang trại kinh doanh tổng hợp là 0,6097. Giữa hai khối, hiệu quả kinh tế đều tuân theo quy luật trên. Nhưng có điều khác nhau là các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của khối nông lâm trường đều cao hơn khối xã từ 1,42 lần (VA/IC) đến 1,74 lần (MI/TC). Để nhìn nhận sâu sắc hơn hiệu quả của đồng chi phí ta xem xét hiệu quả chi phí của từng cây trồng trong các trang trại cụ thể. * Hiệu quả kinh tế các cây trồng và dịch vụ tại các trang trại Từ kết quả ở biểu 02 trên cho thấy tuy có khác nhau về mức tuyệt đối nhưng hiệu quả các loại cây trồng và vật nuôi ở các loại hình trang trại có sự khác nhau thể hiện: cây dài ngày có hiệu quả kinh tế cao hơn cây ngắn ngày. Trong dịch vụ thì trừ dịch vụ vật tư, dịch vụ làm đất hiệu quả hơn dịch vụ vận tải. Tất cả điều này thể hiện ở chỉ tiêu VA/IC. Xét về hiệu quả sử dụng đất thì cây vải thiều cho hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện: Cây vải thiều cho VA 9,61triệu đồng/ha ( khối xã) và 10,7 triệu đồng/ha (khối nông lâm trường). Thấp nhất là cây mía VA đạt 5,78 triệu đồng/ha (khối nông lâm trường ) và 5,15 triệu đông/ha ( khối xã). Hiệu quả sử dụng chi phí là chỉ tiêu phản ánh trình độ đầu tư của từng trang trại. Cây trồng cho hiệu quả sử dụng chi phí lớn nhất là cây rừng (VA/IC: 3,27 khối nông lâm trường và 3,06 khối xã). Cây trồng kém hiệu quả nhất là cây mía VA/IC: 1,33 và 0,9. Tỉ suất thu nhập cho biết khi tăng quy mô sản xuất có làm tăng thu nhập hay không. Cây trồng có tỉ suất thu nhập cao nhất là cây rừng và thấp nhất là cây mía. Biểu 02: Một số chỉ tiêu tinh toán cho các loại cây trồng, vật nuôi và dịch vụ tại các trang trại TT Chỉ tiêu Quy mô GO (trđ/ha) IC (trđ) VA (trđ) KHTSCĐ Nộp XN Lãi vay MI (trđ/ha) VA/GO (%) VA/IC I Khối nông lâm trường 1 Cây mía 1 ha 13,46 7,67 5,78 1,40 0,30 4,08 42,94 1,33 2 Cây vải thiều 1 ha 16,00 5,29 10,70 3,09 0,80 0,18 6,63 66,88 2,02 3 Cây rừng trồng 1 ha 8,16 1,91 6,25 2,04 4,21 76,59 3,27 4 Dịch vụ vận chuyển 1 xe IFA W-50 50,40 25,85 24,55 0,65 0,40 0,51 13,78 48,71 0,95 5 Dịch vụ làm đất 1 máy cày MTZ-80 60,50 29,82 30,67 4,50 2,75 2,42 21,00 50,69 1,03 II Khối xã 1 Cây mía 1 ha 10,86 5,71 5,15 0,40 0,40 3,59 47,42 0,9 2 Cây vải thiều 1 ha 13,75 4,13 9,61 2,78 0,40 0,36 6,07 69,89 2,33 3 Cây rừng trồng 1 ha 8,16 2,00 6,15 2,04 4,11 75,37 3,06 4 Dịch vụ vận chuyển 1 xe IFA W-50 56,70 35,36 21,33 0,65 0,40 0,70 9,57 37,62 0,6 5 Dịch vụ làm đất 1 máy cày MTZ-80 59,0 29,82 29,18 4,50 2,75 2,42 19,51 49,46 0,98 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ * Hiệu quả kinh tế các cây trồng theo từng trang trại khác nhau. Biểu 03: Hiệu quả kinh tế của cây mía ở các loại trang trại ( Tính cho một ha) TT Chỉ tiêu DT(ha) GO IC VA MI VA/IC I Khối nông lâm trường Thuần nông 5,2 14 7.85 6.15 4.45 0.78 Nông lâm kết hợp 4,6 13.6 7.24 6.36 4.72 0.88 Tổng hợp 7,4 14.4 8.82 5.58 3.56 0.63 II Khối xã Thuần nông 6,1 10.6 7.69 2.91 1.85 0.38 Nông lâm kết hợp 4,7 11.2 7.57 3.63 3.31 0.48 Tổng hợp 17,1 12.4 8.23 4.17 3.65 0.51 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ * Hiệu quả kinh tế cây vải thiều ở các trang trại Biểu 04: Hiệu quả kinh tế của cây vải thiều ở các loại trang trại ( Tính cho một ha) TT Chỉ tiêu DT(ha) GO IC VA MI VA/IC I Khối nông lâm trường Thuần nông 0.6 17.5 4.52 12.98 11.22 2.87 Nông lâm kết hợp 2.2 18.75 4.77 13.98 12.24 2.93 Tổng hợp II Khối xã Thuần nông Nông lâm kết hợp 1.5 13.75 3.84 9.91 6.49 2.58 Tổng hợp 0.7 15 4.78 10.22 6.84 2.14 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Thực tế cây vải thiều là cây chiếm diện tích rất khiêm tốn trong các trang trại của huyện Cẩm Thuỷ bởi nó là cây dài ngày(từ khi trồng đến khi cho thu hoạch là 4 năm) trong khi đó yêu cầu vốn đầu tư lại lớn. Giá trị sản xuất của nó đạt được khá cao mặc dù vài năm trở lại đây giá cả không ổn định và thấp so với những vùng vải lớn của nước ta. Tuy nhiên ở cả hai khối nông lâm trường và xã loại hình trang trại nào có diện tích vải thiều càng lớn thì ở đó hiệu quả của cây trồng đó cao hơn mặc dù giá trị tạo ra trên một ha có thể thấp hơn. Qua số liệu biểu 04 cho thấy, trang trại nông lâm kết hợp ở khối nông lâm trường giá trị một ha trồng vải thiều đạt tới 18,75 triệu đồng, MI tạo ra 12,24 triệu đồng và hiệu quả một đồng chi phí tạo ra được 2,93 đồng VA. Tất cả các chỉ tiêu đều cao hơn trang trại thuần nông. Còn ở trang trại nông lâm kết hợp tuy hiệu quả sử dụng đất (13,75 triệu đồng/ha) thấp hơn so với trang trại kinh doanh tổng hợp (15 triệu đồng/ha) nhưng hiệu quả một đồng chi phí lại cao hơn 2,58/2,14. Điều này cho thấy, nếu trồng cây này phải trồng với diện tích từ 1,5 ha trở lên các trang trại mới tập trung thâm canh nâng cao hiệu quả. * Hiệu quả kinh tế cây rừng ở các loại hình trang trại Qua biểu 05 cho thấy, ở các trang trại chuyên và thiên về lâm nghiệp với diện tích lớn thì hiệu quả cây rừng tốt hơn các loại hình trang trại còn lại. Khối nông lâm trường, một ha cây rừng của loại hình trang trại nông lâm kết hợp có giá trị 7,5 triệu đồng/năm, tạo ra 5,59 triệu đồng VA và một đồng chi phí tạo ra 3,27 đồng VA. Trong khi đó, các chỉ tiêu tương ứng ở loại hình trang trại tổng hợp là 6,5 - 4,96 - 3,22. Ở khối xã, trang trại nông lâm kết hợp có các chỉ tiêu tương tự như ở khối nông lâm trường nhưng thấp hơn. Điều này cho thấy với quy mô diện tích cây rừng càng lớn thì hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại càng tốt hơn. Biểu 05: Hiệu quả kinh tế của cây rừng trồng ở các loại trang trại ( Tính cho một ha) TT Chỉ tiêu DT(ha) GO IC VA MI VA/IC I Khối nông lâm trường Thuần nông . Nông lâm kết hợp 7.5 7.3 1.71 5.59 3.76 3.27 Tổng hợp 2 6.5 1.54 4.96 3.32 3.22 II Khối xã Thuần nông Nông lâm kết hợp 4.6 6.9 1.91 4.99 3.56 2.61 Tổng hợp 1.4 6.4 1.85 4.55 3.22 2.46 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ * So sánh hiệu quả của trang trại trồng trọt ở xã và ở nông lâm trường: Biểu 06: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai khối Đơn vị khối lượng: Triệu đồng TT Chỉ tiêu GO VA MI VA/IC NLT Xã % NLT Xã % NLT Xã % NLT Xã % 1 Cây mía 14 11.1 79.37 6.11 3.36 54.99 4.37 2.65 60.64 0.78 0.43 55.13 2 Cây vải 17.9 14.1 78.73 13.31 10 75.13 11.55 6.59 57.06 2.89 2.46 85.12 3 Cây rừng 6.99 6.76 96.71 5.34 4.87 91.20 3.59 3.47 96.66 3.25 2.57 79.08 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Kết quả của biểu 06 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu của khối nông lâm trường đều cao hơn khối xã. Trong giá trị các loại cây trồng sản xuất ra, loại thấp nhất là cây vải thiều bằng 78,73% khối nông lâm trường. VA đạt 54,99% (cây mía). Nhưng có một vấn đề đặt ra là do phần nộp của các hộ trang trại khối nông lâm trường lớn nên MI của khôí xã cũng đạt từ 57,06% (cây vải) đến 96,66% (cây rừng) so với khối nông lâm trường. Hiệu quả của một đồng chi phí tuy vậy nhưng khối xã vẫn thấp hơn khối nông lâm trường. Điều này cho thấy, hiệu quả kinh tế của các trang trại thuộc khối nông lâm trường cao hơn khối xã. Đây chính là điểm khác biệt về trình độ sản xuất giữa khối nông lâm trường với khối xã nói chung và các hộ trang trại của hai khối nói riêng. Qua phân tích hiệu quả các cây trồng ở các trang trại cho thấy, hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại không những ảnh hưởng bởi hiệu quả của từng loại cây trồng, quy mô sản xuất, khối sản xuất mà còn bị ảnh hưởng của các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau làm cho hiệu qủa kinh tế khác nhau. Nhìn chung, các trang trại đã tập trung cho thâm canh các cây ăn quả theo hướng sản xuất lớn có hiệu quả. Tuy nhiên, cây mía là nguồn thu chính hàng năm do điều kiện nguồn vốn hạn hẹp và trình độ khoa học kỹ thuật bị hạn chế nên năng suất và hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường và để phù hợp với điều kiện hiện tại, các trang trại có xu hướng phát triển tổng hợp, đa dạng hoá cây trồng, để tránh được rủi ro và tối đa hoá thu nhập là điều cần thiết. * Một số chỉ tiêu khác đánh giá HQKT của các loại hình trang trại Biểu 07: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại điều tra: TT Chỉ tiêu GO/ha GO/lđ GO/Vốn VA/ha VA/lđ VA/Vốn MI/lđgđ I Khối nông lâm trường 13.21 26.18 1.28 8.283 16.35 0.81 22.63 Thuần nông 14.59 29.58 1.29 8.276 16.78 0.73 16.25 Nông lâm kết hợp 10.74 20.61 1.21 8.191 15.71 0.92 29.83 Tổng hợp 12.63 23.86 1.35 8.449 15.96 0.90 32.00 II Khối xã 12.41 19.45 1.12 6.863 10.73 0.62 11.21 Thuần nông 11.09 17.37 0.97 6.192 9.704 0.54 3.495 Nông lâm kết hợp 11.18 17.19 1.05 7.212 11.09 0.68 11.27 Tổng hợp 20.1 32.35 1.86 8.236 13.26 0.76 37.32 III Bình quân 12.89 23.47 1.22 7.712 14.09 0.74 18.04 Thuần nông 13.29 25.07 1.17 7.506 14.17 0.66 11.54 Nông lâm kết hợp 10.95 18.97 1.13 7.720 13.49 0.80 20.89 Tổng hợp 15.30 26.89 1.53 8.373 14.99 0.85 33.90 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Hiệu quả chi phí mới chỉ phản ánh được trình độ sử dụng chi phí của các trang trại. Trên thực tế để đạt được kết quả, trang trại đã sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác. Vì vậy, để phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của các loại hình trang trại một cách khách quan hơn cần phải bổ sung một số chỉ tiêu hiệu quả khác như: hiệu quả sử dụng đất, lao động, vốn...được tập hợp tại biểu 07. * Hiệu quả kinh tế các trang trại có cùng điều kiện nguồn lực Biểu 08: Hiệu quả các trang trại có cùng quy mô đất đai TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Vốn (trđ) GO ( trđ/ha) VA (Trđ/ha) MI (trđ/ha) MI/GO VA/GO MI/Vốn I Quy mô từ 3 - 5 ha 1 Thuần nông 3.56 45.16 16.06 9.83 5.87 0.36 0.61 0.129 2 Nông lâm kết hợp 3 Tổng hợp 4.20 101.20 19.71 10.76 5.60 0.28 0.55 0.055 II Quy mô từ 5-10ha 1 Thuần nông 6.10 77.10 18.15 9.86 5.97 0.32 0.54 0.077 2 Nông lâm kết hợp 7.35 104.85 16.96 9.55 6.08 0.35 0.56 0.057 3 Tổng hợp 8.50 154.50 18.43 9.05 5.81 0.31 0.49 0.038 III Quy mô trên 10 ha 1 Thuần nông 12.00 158.80 14.67 9.22 4.94 0.34 0.63 0.031 2 Nông lâm kết hợp 13.40 199.95 18.77 12.22 6.03 0.37 0.65 0.035 3 Tổng hợp 17.30 236.40 19.91 13.73 7.65 0.38 0.69 0.037 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Hiệu quả kinh tế của trang trại phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực như quy mô đất đai, lao động, vốn...nhưng qua điều tra khảo sát cho thấy, địa bàn huyện Cẩm Thuỷ có nguồn lao động khá dồi dào. Vì vậy, lao động không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn nên phát triển kinh doanh theo loại hình nào mà yếu tố ảnh hưởng lớn là quy mô đất đai và vốn tự có của chủ trang trại. Trong cùng một điều kiện như nhau về đất đai, vốn thì việc bố trí phương án sản xuất kinh doanh khác nhau cũng cho kết quả và hiệu quả kinh tế khác nhau. Điều này thể hiện ở biểu 08. * Điều kiện đất đai: Với quy mô từ 3 - 5 ha, trang trại thuần nông cho hiệu quả kinh tế cao nhất (MI/ha: 5,87 triệu đồng), các chỉ tiêu MI/GO, VA/GO và MI/vốn đều cao hơn trang trại kinh doanh tổng hợp mặc dù doanh thu ít hơn. Với quy mô từ 5 - 10 ha, trang trại thuần nông và nông lâm kết hợp có hiệu quả cao nhất. Thấp nhất là trang trại tổng hợp. Với những trang trại có trên 10 ha, trang trại kinh doanh tổng hợp là có hiệu quả kinh tế cao nhất và vượt trội so với các loại hình trang trại còn lại (MI/ha: 7,65 triệu đồng, VA/ha: 13,73 triệu đồng) trong khi đó, các trang trại còn lại MI/ha dao động từ 4,94 triệu đồng(thuần nông) đến 6,03 triệu đồng (nông lâm kết hợp) * Xét về vốn đầu tư Kết quả tại biểu trên cũng cho thấy, với mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng thì trang trại thuần nông có hiệu quả kinh tế cao hơn cả. Với mức vốn từ150 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì trang trại nông lâm kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Với mức vốn từ 200 triệu đồng thì trang trại kinh doanh tổng hợp có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tóm lại, trong điều kiện nguồn lực có hạn ( từ 3-5ha đất và vốn dưới 100 triệu đồng) thì phương án sản xuất thuần nông với cây mía, cây ăn quả là cho kết quả và hiệu quả kinh tế cao nhất. Mức vốn từ 150 đến dưới 200 triệu đồng và có từ 5- 10 ha đất, các trang trại nên phát triển theo hướng nông lâm kết hợp. Ở mức vốn trên 200 triệu đồng và có trên 10 ha thì phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp là có hiệu quả kinh tế cao hơn cả. Đây chính là điểm mà các trang trại cần nghiên cứu lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá thu nhập dựa vào nguồn lực có hạn hiện có của mình. 2.2.3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại * Cơ cấu giá trị sản xuất của các loại hình trang trại: Biểu 09: Giá trị sản xuất bình quân của các ngành trong các trang trại TT Ngành Thuần nông Nông lâm kết hợp Tổng hợp Bình quân Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (Tr.đ) Cơ cấu (%) Tổng số 81.0 165.0 367.9 157.5 1 Nông nghiệp 81.0 100.00 117.7 71.33 204.6 55.61 113.9 72.32 2 Lâm nghiệp 47.3 28.67 14.4 3.91 15.8 10.03 3 Dịch vụ 149.0 40.50 27.8 17.65 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Qua biểu 09 cho thấy, tổng giá trị sản xuất bình quân một trang trại ở huyện Cẩm Thuỷ là 157.5 triệu đồng, cao hơn mức bình quân chung của trang trại ở Thanh Hoá là 2,28 lần (157.5/69). Trong đó, trang trại kinh doanh tổng hợp có mức cao nhất ( 367,9 triệu đồng), thấp nhất là trang trại thuần nông (81 triệu đồng). Trong tổng giá trị sản xuất thì thu từ ngành nông nghiệp là chủ yếu chiếm tới 72,32%, thấp nhất là ngành lâm nghiệp 10,03%. Cơ cấu nguồn thu của ba loại hình trang trại thể hiện phù hợp với tên gọi của nó, trang trại thuần nông có tỉ trọng thu từ ngành nông nghiệp là 100%, trang trại nông lâm kết hợp có tỉ trọng thu từ ngành nông nghiệp 71,33%, ngành lâm nghiệp 28.67% và trang trại kinh doanh tổng hợp có tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ lần lượt là 55,61%: 3,91%: 40,5%. Đi sâu vào từng khối cho thấy, khối nông lâm trường (biểu 09), giá trị bình quân một trang trại tạo ra trong năm là 144,1 triệu đồng. Trong đó, thu từ ngành nông nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm tới 79,88%), tiếp đến là ngành lâm nghiệp (13,47%) và cuối cùng là thu từ dịch vụ chỉ có 6,67%. Biểu 09a: Giá trị sản xuất từ các ngành trong các trang trại khối NLT ( Tính bình quân cho một trang trại) TT Chỉ tiêu Thuần nông Nông lâm kết hợp Tổng hợp Bình quân Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tổng số 87.6 201.9 236.3 144.1 I Nông nghiệp 87.6 100 140.6 69.64 164.1 69.45 115.1 79.88 Trồng trọt 82.3 93.95 107.2 76.24 140.1 85.37 99.0 86.01 a Cây hàng năm 71.8 87.24 66 61.57 139.2 99.36 81.9 82.72 b Cây lâu năm 10.5 12.76 41.2 38.43 0.9 0.64 17.1 17.28 Vải, nhãn 10.5 41.2 16.9 99.09 Cao su 0.9 0.2 0.91 II Lâm nghiệp 61.3 30.36 16.8 7.11 19.4 13.47 Rừng trồng 54.8 89.40 8.3 49.40 16.2 83.41 Rừng khoanh nuôi 6.5 10.60 8.5 50.60 3.2 16.59 III Dịch vụ 55.5 23.49 9.6 6.67 Làm đất, vận chuyển 55.5 9.6 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Khối xã cũng vậy, các loại hình trang trại có cơ cấu về thu từ các ngành gần như trong trang trại khối nông lâm trường. Tuy nhiên, trang trại tổng hợp của khối xã có tỉ trọng ngành dịch vụ cao hơn do loại hình này có lượng dịch vụ vật tư khá lớn. Đây chính là điểm khác biệt giữa loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp khối xã và khối nông lâm trường. Qua biểu 09a cho thấy nếu trang trại kinh doanh tổng hợp khối nông lâm trường cơ cấu các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ lần lượt là 69,45%, 7,11% và 23,49% thì ở biểu 09b, cơ cấu các ngành của khối xã là 45,88%, 1,69% và 52,44%. Với tỉ lệ các ngành như cơ cấu trên, trang trại thuộc loại hình kinh doanh tổng hợp không những mang lại kêt quả và hiệu quả cao mà còn chống được rủi ro - Đây là điều lo nhất của kinh doanh nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Biểu 09b: Giá trị sản xuất từ các ngành trong các trang trại khối xã ( Tính bình quân cho một trang trại) TT Chỉ tiêu Thuần nông Nông lâm kết hợp Tổng hợp Bình quân Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tổng số 69.8 125.2 604.9 177.3 I Nông nghiệp 69.8 100 93 74.28 277.5 45.88 112.0 63.16 Trồng trọt 61.2 87.68 74.6 80.22 242.8 87.50 96.2 85.93 a Cây hàng năm 61.2 100.00 54 72.39 232.3 95.68 88.9 92.35 Mía 61.2 51.7 95.74 212 91.26 84.7 95.35 Dứa 2.3 4.26 20.3 8.74 4.1 4.65 b Cây lâu năm 20.6 27.61 10.5 4.32 7.4 7.65 Vải, nhãn 20.6 5.5 75.32 Cao su 10.5 1.8 24.68 II Lâm nghiệp 32.2 25.72 10.2 1.69 10.4 5.88 Rừng trồng 27.4 85.09 7.5 73.53 8.7 83.14 Rừng khoanh nuôi 4.8 14.91 2.7 26.47 1.8 16.86 III Dịch vụ 317.2 52.44 54.9 30.96 Làm đất, vận chuyển 117.2 36.95 20.3 36.95 Vật tư 200 63.05 34.6 63.05 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Đi sâu vào các trang trại thì ở ngành nông nghiệp, cây trồng chủ lực là cây mía. Cây này chiếm tới trên 90% ở ngành trồng trọt và trên 85% ở ngành nông nghiệp. Phần còn lại là chăn nuôi. So sánh giữa hai khối thì biểu 09c thể hiện giá trị sản xuất bình quân một trang trại của khối xã lớn hơn khối nông lâm trường là 23,04%. Phần tăng này chủ yếu nằm ở ngành dịch vụ mà dịch vụ vật tư là chủ yếu. Dịch vụ vật tư của khối xã tăng tới 471,88% so với khối nông lâm trường. Điều này cũng phản ảnh một thực tế là các trang trại thuộc khối nông lâm trường được Ban quản lý của doanh nghiệp cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm trong khi ở khối xã các chủ trang trại phải đảm nhận toàn bộ quá trình sản xuất của mình. Biểu 09c: So sánh giá trị sản xuất của hai khối NLT và xã: ( Tính bình quân cho một trang trại) TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Trong đó Nông nghiệp Lâm nghiệp Dịch vụ Tổng số Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi I Thuần nông 81 81 74.5 6.5 Khối N LT Tr.đ 87.6 87.6 82.3 5.3 Khối xã Tr.đ 69.8 69.8 61.2 8.6 So sánh % 79.68 79.68 74.36 162.3 II Nông lâm KH 165.1 117.7 91.5 26.2 47.3 Khối N LT Tr.đ 201.9 140.6 107.2 33.4 61.3 Khối xã Tr.đ 125.2 93 74.6 18.4 32.2 So sánh % 62.01 66.15 69.59 55.09 52.53 III Tổng hợp 367.9 204.6 176.8 27.8 14.4 149.0 Khối N LT Tr.đ 236.3 164.1 140.1 24 16.8 55.5 Khối xã Tr.đ 604.9 277.5 242.8 34.7 10.2 317.2 So sánh % 255.99 169.1 173.3 144.58 60.71 571.53 Bình quân 157.5 113.9 97.9 16.0 15.8 27.8 Khối N LT Tr.đ 144.1 115.1 99 16.1 19.4 9.6 Khối xã Tr.đ 177.3 112 96.2 15.8 10.4 54.9 So sánh % 123.04 97.31 97.17 98.14 53.61 571.88 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Đi sâu so sánh giữa các loại hình thì giá trị hai loại hình thuần nông và nông lâm kết hợp của khối xã thấp hơn giá trị của hai loại hình trang trại cùng loại khối nông lâm trường (chỉ đạt từ 62,01% loại thuần nông và 79,68% loại nông lâm kết hợp). Riêng trang trại kinh doanh tổng hợp khối xã hơn khối nông lâm trường tới 155,99%. Trang trại thuần nông rất rủi ro vì gần như độc canh. Đây là điều mà các trang trại phải sớm có biện pháp khắc phục nếu muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. * Kết quả cây trồng của từng trang trại. * Loại hình thuần nông Biểu 10: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của trang trại thuần nông TT chỉ tiêu GO IC VA CPVC LĐ thuê KH Lãi vay Thuế MI I Khối nông lâm trường 87.6 30.44 57.16 24.7 9.09 14.81 1.78 8.12 32.45 Mía 71.76 27.58 44.18 22.14 8.73 11.96 1.56 7.28 23.38 Nhãn, vải 10.5 2.71 7.79 2.49 0.36 2.34 0.22 0.84 4.39 II Khối xã 69.84 30.83 39.01 20.56 10.88 17.87 4.42 2.74 13.98 Mía 61.24 28.3 32.94 19.15 9.15 17.02 4.03 2.44 9.45 III Bình quân chung 81.04 30.58 50.45 23.17 9.75 15.94 2.76 6.13 25.62 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005 phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Kết quả từng cây trồng, vật nuôi của trang trại thuần nông ở biểu 10 cho thấy mặc dù thâm canh cây công nghiệp ngắn ngày là chính nhưng để tận dụng tối đa nguồn lực , tăng thu nhập. Điều này cho thấy, dù sản xuất ở mức độ cao trang trại vẫn mang dáng dấp của hộ nông dân ( sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường và nhu cầu của bản thân gia đình). Tại trang trại thuần nông, tuy ở hai khối có sự quan tâm đến ngành chính đó là cây mía, thu nhập từ cây mía ở các trang trại khối nông lâm trường là 81,92%, khối xã 87,69% , các nguồn thu khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ nguồn chi cho tiêu dùng của gia đình trong năm, phục vụ cày kéo chăm sóc mía và hỗ trợ lượng phân chuồng cho cây trồng. * Trang trại nông lâm kết hợp Biểu 11: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của trang trại nông lâm KH TT chỉ tiêu GO IC VA CPVC LĐ thuê KH Lãi vay Thuế MI I Khối nông lâm trường 201.80 60.26 141.54 31.29 24.64 21.4 5.94 24.72 89.48 1 Mía 58.22 22.94 35.28 15.6 7.34 9.84 0.91 5.74 18.79 2 Dứa 7.75 3.28 4.47 1.43 1.85 0.83 0.23 3.41 3 Vải, nhãn 41.25 10.72 30.53 8.69 1.27 8.59 0.53 3.1 18.31 4 Rừng trồng 54.75 14.35 40.40 0.86 13.5 15.3 25.10 5 Rừng khoanh nuôi 6.47 0.2 6.27 0.2 6.27 II Khối xã 125.17 44.4 80.77 22.84 18.31 18.5 5.04 12.16 45.07 1 Mía 51.7 23.29 28.41 14.76 8.54 12.41 2.36 1.88 11.76 2 Dứa 2.28 1.09 1.19 0.35 0.74 0.29 0.12 0.78 3 Vải, nhãn 20.63 5.75 14.88 5 0.75 4.18 0.36 0.6 9.74 4 Rừng trồng 25.33 8.8 16.53 0.52 8.28 9.38 7.15 5 Rừng khoanh nuôi 6.83 0.26 6.57 0.26 6.57 III Bình quân chung 164.90 52.62 112.28 27.22 21.59 20.00 5.51 18.67 68.10 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2005; phòng thống kê H.Cẩm Thuỷ Khác với trang trại thuần nông, trang trại nông lâm kết hợp là mẫu hình khá hợp lý về sự phát triển có tính đến lợi thế về điều kiện của trang trại loại hình này. Biểu 11 cho thấy, phần VA của trang trại có một tỉ lệ các ngành khá hợp lý đặc biệt là các trang trại thuộc khối nông lâm trường. Sự hợp lý thể hiện: trong phần giá trị sản xuất có sự tương đối về tỉ lệ giữa ngành trồng cây ngắn ngày, cây dài ngày, trồng rừng và không những nâng cao thu nhập mà còn cung cấp một lượng phân đáng kể cho trồng trọt. Sự phát triển của loại hình trang trại này sẽ chống được rủi ro nếu một trong các loại sản phẩm bị giảm giá làm cho ngành sản xuất đó bị thua lỗ. 2.2.4 Một số điển hình tiên tiến về kinh doanh trang trại trồng trọt: 2.2.4.1 Trang trại Ông Trương Hồng Thái: Thuộc xã Cẩm Châu là xã khó khăn thuộc diện vùng 135, Ông thái đã quyết tâm làm trang trại. Trang trại Ông Thái có 173 ha, đất đồi, trong đó: + Diện tích trồng cây hàng năm ( trồng mía) là: 4 ha. + Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm là: 3,7 ha. + Diện tích trồng cây lâm nghiệp là: 9,6 ha. Hộ Ông Thái có 5 lao động, Ông đã đầu tư vốn (của gia đình và vay ngân hàng) 92,6 triệu đồng. Trồng cây hàng năm để lấy ngắn nuôi dài nên năm 2007 đã có giá trị sản phẩm sản xuất là 108 triệu, và giá trị sản phẩm hàng hóa là 92 triệu đồng ( cây lâm nghiệp chưa đến kỳ khai thác) Như vậy: vốn đầu tư 5,4 triệu/ha (kể cả cây lâm nghiệp); giá trị sản phẩm sản xuất là 11,6 triệu/ha; giá trị sản phẩm hàng hóa 5,4 triệu/ha. Kể cả vốn trồng cây lâm nghiệp, nhưng chỉ 1 năm đã thu lại 100% vốn. 2.2.4.2 Trang trại Ông Quách Ngọc Giang (xã Cẩm Tân): Trang trại có 10,5 ha trong đó: + Trồng cây hàng năm 4 ha (mía đường) + Trồng cây công nghiệp lâu năm: 3 ha. + Trồng cây lâm nghiệp : 3,5 ha. Hộ Ông Giang có 2 lao động, và thuê lao động thời vụ vốn đầu tư 149 triệu đồng. Bình quân 14 triệu/ha ( cả cây lâm nghiệp) Năm 2007 đã có giá trị sản phẩm sản xuất ra : 110 triệu; bình quân 10,4 triệu/ha; giá trị sản phẩm hàng hóa : 104 triệu đồng, bình quân 10 triệu/ha. Như vậy kể cà vốn trồng cây lâm nghiệp, nhưng năm 2007 đã gần thu hồi gần 70% vốn 2.2.5 Đánh giá chung kết quả, hạn chế và nguyên nhân 2.2.5.1 Đánh giá chung: * Đánh giá: Trong những năm trước 2001, trang trại trên địa bàn huyện Cẩm Thuỷ bước đầu khơi dây được tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho người lao động, một phần bảo vệ được môt trường sinh thái, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Nhưng chủ yếu là tự phát; phát triển chưa theo quy hoạch, kế hoạch. Đất sử dụng để phát triển trang trại chủ yếu là đất trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Sản phẩm thu nhập chủ yếu từ kinh tế trang trại la khai thác cây lâm nghiệp như luồng, xoan, bạch đàn đã trông từ những năm trước; hoặc thu nhập về sản phẩm cây ăn quả như nhã, vải thiều, na, xoài. Một só ít trang trại thu nhập từ sản phẩm cây nông nghiệp như mía, ngô, đậu các loại và sản phẩm từ chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, Trang trại hiện nay trên địa bàn huyện phát triển mang tính tự cấp, tự túc, nhỏ lẻ, sản xuất theo kiểu chắp vá, chưa đồng bộ và thiếu tập trung, chưa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá. Phần lớn trang trại ở loại hình kết hợp. Số trang trại đủ tiêu chuẩn tiêu chí về quy mô diện tích và mức thu nhập chủ yếu là các trang trại trồng mía. Còn lại số trang trại phát triển chăn nuôi gia súc, gia cẩm và nuôi trồng thuỷ sản còn quá ít. Khả năng đầu tư của các trang trại về lao động, về vốn và đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất con hạn chế. Việc lựa chọn, bố trí các loại cây trồng chưa thích hợp, mang tính kinh nghiệm, tuỷ tiện. Chưa tuân thủ nguyên tắc đất nào, cây ấy. Chưa thực hiện đúng phương châm lấy ngắn nuôi dài hoạc thực hiện nông – lâm kết hợp. Chưa chú trọng đầu tư thâm canh. Tuy có một số trang trại đã có lái trong sản xuất kinh doanh; nhưng cũng có số ít trang trại báo cáo lãi mang tính hình thức để làm thủ tục vay vốn. Khả năng đầu tư của các trang trại về lao động, về vốn và đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế. Hầu hết các chủ trang trại chưa qua lớp đào tạo. Chủ trang trại thuê lao động chủ yếu là lao động phổ thông. Việc lựa chọn bố trí các loại cây trồng chưa thích hợp, mang tính kinh nghiệm; chưa tuân thủ cây nào đất ấy; chưa cú trọng đầu tư thâm canh. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức thực hiện Nghị quyết 05 của huyện uỷ, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức về phát triển trang trại là phát triển kinh tế tư nhân, phát triển trang trại nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện cho CNH – HĐH nông nghiệp, nông thông, thu hút và tập trung các nguồn lực để mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Trong những năm qua; Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và các ngành chức năng, kinh tế của huyện có bước tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật, tài chính, tín dụng Nhiều chủ trang trại phát triển về quy mô loại hình trang trại, tăng tỏng số đầu con gia súc đạt chất lượng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh vào trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản. Do đó nhiều trang trại thu nhập giá trị đạt hơn 100 triệu đồng trở lên/năm; nhiều chủ trang trại đã mua sắm được đồ dùng đắt tiền, có tiền nuôi con an học và tích luỹ Một số cán bộ, Đảng viên đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phát triển trang trại có hiệu quả. Điển hình một số cán bộ chủ chốt của các xã, thị trấn đã đầu tư phát triển trang trại có thu nhập cao như: Ông Hoàng tiến Nhân(Cẩm tú); Ông Bùi Minh Thông(Cẩm Quý) * Nguyên nhân kết quả đạt được: + Dưới sụ lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành của UBND các cấp, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với lòng dân và xua thế phát triển kinh tế trang trại hiện nay. + Tác dụng của các mô hình kinh tế trang trại thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các lớp tập huấn và các đợt tham quan học tập kinh nghiệm do huyện và một số xã tổ chức đã thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. + Nhận thức và tư duy kinh tế của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở và nhân dân trong nền kinh tế thị trường được nâng lên rõ rệt. + một số cán bộ, đảng viên và hộ nông dân gương mẫu đi đầu dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại để phát triển kinh tế. + Khơi dậy tiềm năng về lao động, đất đai hiện có của địa phương và thu hút lao động trên địa bàn huyện phục vụ sản xuất cho các trang trại. 2.2.5.2 Những hạn chế tồn tại: + Tốc độ phát triển trang trại ở Huyện chậm, quy mô, loại hình còn hạn chế và manh mún. + Việc quy hoạch đất trồng cỏ để phát triển trang trại đã được UBND huyện phê duyệt, nhưng việc tổ chức trồng cỏ còn nhỏ lẻ ( DT quy hoạch trồng cỏ đến năm 2010 là 611,05 ha, nhưng đến nay toàn huyện mới tròng được 93,0 ha ) + Các xã, thị trấn khi xây dựng quy hoạch đã có định hướng số các loại hình trang trại nhưng việc tổ chức thực hiện quy hoạch kế hoạch còn rất yếu. Một số đơn vị có điều kiện về đất đai để xây dựng phát triển trang trại nhưng chưa được quan tâm để phát triển trai trại nên số trang trại còn thấp như các xã : Cẩm Lương, Cẩm Sơn, Đặc biệt đến nay còn có xã chưa xây dựng được trang trại nào. + Vệ sinh môi trường ở một số trang trại chưa đảm bảo, làm ảnh hưởng môi trường khu dân cư. + Vốn vay cho các trang trại đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh còn khó khăn. + Đào tạo nghề cho nông dân và các chủ trang trại còn yếu, kiến thức của các chủ trang trại còn nhiều hạn chế, phần lớn các chủ trang trại chưa qua đào tạo chuyên môn, sản phẩm thu nhập hàng năm của các trang trại còn thấp. + Việc kiểm tra nắm bắt tình hình và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các xã, thị trấn về trang trại chưa nghiêm túc, một số đơn vị có báo cáo gửi về huyện, nhưng số liệu và nội dung trong báo cáo chưa đạt yêu cầu. 2.2.5.3 Nguyên nhân tồn tại: + Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển trang trại còn hạn chế. Vai trò lãnh đạo của một số các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa có biện pháp cụ thể chỉ đạo thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. + Một số cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết 05 của huyện uỷ chưa tích cực, công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mới dừng lại ở đội ngũ cán bộ xã, thị trấn. Vì vậy một bộ phận nhân dân không nắm được các chính sách về phát triển trang trại; do vậy việc phát triển trang tại còn hạn chế. + Chưa xây dựng được quy hoạch phát triển kinh tế trang trại và chưa thực hiện việc dồn điền đổi thửa, nên không có diện tích đất để xây dựng trang trại. + Trên địa bàn huyện chưa có nhà máy chế biến nông sản, thị trường đầu ra bấp bênh. + Việc phối kết hợp của các cấp, các ngành để tham mưu cho huyện về phát triển trang trại chưa đồng bộ, vì vậy chưa tạo thành sức mạnh tổng hợp để tổ chức, chỉ đạo và thực hiện trên địa bàn huyện. + Nguồn vốn để mở trang trại cũng khó khăn, số lượng trang trạ hạn chế, nhất là việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn, đã ảnh hưởng đến việc phát triển trang trại. Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN CẨM THỦY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1 Quan điểm cơ bản về phát triển trang trại trồng trọt ở Huyện Cẩm Thủy: Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thuỷ “Nguyễn Văn Thành” cho biết: Ðể thực hiện nhất quán quan điểm phát triển kinh tế trang trại theo Nghị quyết 05 của Huyện uỷ. Những năm tới, kinh tế trang trại dựa trên dựa trên một số quan điểm sau:  Một là, quan tâm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa và gắn với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài, giấy chứng nhận trang trại để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển trang trại, có thể xem xét sửa đổi tiêu chí trang trại cho phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh.    Hai là, hoàn thiện quy hoạch đất đai của huyện, tiến hành kiểm kê phân loại các loại đất làm cơ sở để bố trí sản xuất theo hướng khai thác lợi thế của từng vùng sinh thái. Khuyến khích tập trung tích tụ đất đai, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún.    Ba là, đầu tư phát triển trang trại, quan tâm cho vay ưu đãi từ các chương trình tín dụng phát triển.    Bốn là, nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh và khoa học, kỹ thuật của chủ trang trại. Tổ chức đào tạo nghề phù hợp cho bộ phận lao động làm thuê, nhất là lao động kỹ thuật.    Năm là, khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ giữa các trung tâm, viện nghiên cứu với các chủ trang trại.    Sáu là, Nhà nước đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, liên doanh liên kết các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản và kịp thời cung cấp thông tin thị trường cho các chủ trang trại.   Phát triển kinh tế trang trại ở Cẩm Thuỷ, con đường xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập; ổn định đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa và các xã thuộc Chương trình 135 để tạo ra cách làm ăn mới trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Huyện. 3.2 Định hướng, mục tiêu phát triển trang trại trồng trọt đến năm 2015: 3.2.1 Định hướng: Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Cẩm Thủy lần thứ 22 đã coi việc phát triển trang trại gắn với phát triển vườn tạp là một trong 4 chương trình kinh tế lớn của Huyện. Nghị quyết nêu rõ: “Tiếp tục phát triển kinh tế nông lâm nghiệp toàn diện đảm bảo lương thực an toàn trên địa bàn Huyện, hỗ trợ kinh tế rừng phát triển theo hướng nông lâm kết hợp, coi trọng kinh tế trang trại. Tập trung trồng rừng, chăm sóc rừng trồng kết hợp với khoanh nuôi bảo vệ, chăn nuôi đại gia súc, phát triển cây công nghiệp hàng năm ( Mía đường), cây công nghiệp lâu năm(Cao su) cây ăn quả, cây nguyên liệu cho công nghiệp giấy.v.v...Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu sau: Tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp: 30% Tông sản lượng lương thực: 29.000 tấn Diện tích mía: 2.000 ha. Sản lượng: 100.000 tấn Tỉ lệ che phủ rừng từ 37% năm 2005 lên 45% năm 2010” Kế hoạch triển khai kinh tế trang trại của huyện trong giai đoạn 2005 đến 2015 tập trung cho một số mục tiêu được nghị quyết 07NQ/TU của Ban thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá đề ra, cụ thể như sau: “1/ Tập trung đầu tư nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả của các trang trại hiện có; khuyến khích phát triển trang trại mới ở tất cả các vùng, miền thu hút và tập trung các nguồn lực để mở rộng sản xuất, đầu tư thâm canh, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất hàng hoá nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2/ Củng cố và phát triển các trang trại gia đình trồng mía nguyên liệu cho các nhà máy đường, tổ chức xây dựng hệ thống trang trại trồng cây nguyên liệu giấy, cao su, phát triển mạnh các trang trại trồng cây ăn quả đa loài tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu tăng thu nhập cho người lao động, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích. 3/Thúc đẩy sự hình thành và phát triển trang trại lâm nghiệp theo quy mô thích hợp, kêt hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, lấy ngắn nuôi dài đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của chủ rừng với lợi ích của địa phương và nhà nước. Hướng vào phát triển cây nguyên liệu, cây kinh tế đa mục đích, phát huy hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. 4/ Khuyến khích các chủ trang trại tổ chức các hình thức kinh tế hợp tác mở rộng liên doanh liên kết giữa các khâu sản xuất, thu gom, chế biến, tiêu thụ nông lâm sản giữa các vùng đô thị: nông thôn, miền núi, trung du, giữa người có vốn và người có đất để tăng thêm năng lực sản xuất và phát triển phong phú đa dạng”. 3.2.2 Mục tiêu phát triển: 3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát Nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế các loại hình kinh tế trang trại hiện có trên cơ sở khai thác, hợp lý các nguồn lực hiện có về lao động, đất đai, vốn. Đẩy mạnh phát triển thêm các loại trang trại mới phù hợp nhất là trang trại lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tạo nhiều công ăn việc làm cho mọi tầng lớp lao động góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững môi trường sinh thái. 3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể: + Tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả các trang trại hiện có, thu hút và tập trung các nguồn lực để mở rộng sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất lao động và sản xuất hang hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Xây dựng mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp để tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và đóng góp cho các hoạt động xã hội, xây dựng nông thôn mới. + Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, phát triển vốn rừng, tăng tỷ lệ che phủ và hiệu quả nghề rừng. + Tiếp tục phát triển các trang trại trồng mía nguyên liệu phục vụ cho 2 nhà máy đường và trang trại mía đỏ phục vụ cho tiêu dung và hang hoá. + Thúc đẩy sự hình thành và phát triển các trang trại lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, lấy ngắn nuôi dài, đảm bảo và kết hợp hài hoà lợi ích giữa chủ rừng với địa phương và nhà nước. + Phấn đấu đến năm 2010 đạt 200 trang trại trở lên. Trong đó phấn đấu tăng số trang trại trồng trọt là 50 trang trại. 3.3 Các giải pháp chủ yếu 3.3.1 Giải pháp vĩ mô: Các giải pháp vĩ mô là hệ thống các biện pháp được thực hiện trước hết bởi các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp nhằm tạo tiền đề, điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho sự ra đời và phát triển trang trại theo đúng định hướng và quan điểm đã được xác định. 3.3.1.1 Giải pháp về đất đai Sự hình thành và phát triển của trang trại trước hết phải có một quy mô đất đai nhất định. Chính sách đất đai phù hợp là khâu đột phá để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và có hiệu quả của trang trại. 3.3.1.2 Giải pháp về khoa học công nghệ Thực chất các trang trại vùng đồi của huyện Cẩm Thủy chủ yếu là phát triển theo ba loại hình kinh tế khác nhau nhưng đều có hiệu quả thấp so với các khu vực khác trong tỉnh Thanh Hoá. Điều này được thể hiện ở các chỉ tiêu tính toán các phần trên. Mặc dù các trang trại là những mũi nhọn đột phá vào khoa học kỹ thuật nhưng năng suất bình quân chỉ dừng lại ở khối nông lâm trường đạt 68 tấn/ha và khối xã đạt 56 tấn/ha. Do vậy các trang trại cần được nhà nước quan tâm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng cách tập huấn, tổ chức các điểm trình diễn hoặc tham quan các mô hình sản xuất có ứng dụng kỹ thuật cao vào sản xuất... để các chủ trang trại học tập. Mặt khác cần phải khuyến khích các tổ chức, các nhà nghiên cứu tập trung đầu tư, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất. Các trang trại thuộc khối nông lâm trường trong cùng một điều kiện sản xuât như nhau nhưng lại tạo ra hiệu quả sản xuất cao hơn nên việc giao lưu học hỏi giữa hai khối là một việc làm cần thiết của các chủ trang trại. 3.3.1.3 Giải pháp về vốn Thực tế cho thấy các trang trại đều rất khan vốn cho phát triển sản xuất mặc dù đó là nguồn nào kể cả hiện tại đang phải vay với lãi suất 0.85%/tháng với mức khống chế và thời hạn ngắn( thường là 1 năm). Qua phân tích ta thấy các trang trại đều phải vay vốn của ngân hàng với lượng khá lớn và lãi suất cao chiếm tỉ lệ đáng kể trong chi phí sản xuất. Đây là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất của chủ trang trại trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và mở rộng phát triển sản xuất. Do vậy cần phải khẩn trương áp dụng chế độ tín dụng ưu đãi của nhà nước về chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại. Phần lớn ý kiến của các chủ trang trại đều cho rằng, trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, loại hình kinh tế trang trại có tính ưu việt trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, đó là sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và nguồn vốn trong nhân dân, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao trên thị trường đồng thời góp phần xóa đói, giảm nghèo. Song, để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của kinh tế trang trại cần phải đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận trang trại gắn với việc xây dựng quy hoạch đưa các trang trại ra khỏi khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn, an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm... Và có như vậy, kinh tế trang trại mới thực sự phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đồng thời góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. 3.3.1.4 Giải pháp về lao động Với một lượng diện tích khá lớn (14.13ha/trang trại) nhất là trồng các loại cây mang tính thời vụ cao thì việc thuê mướn lao động là điều đương nhiên. Do đó nhà nước cần phải có cơ chế cho việc hình thành các chợ lao động ở nông thôn và coi đây là một mảng không thể thiếu được trong việc phát triển trang trại. 3.3.1.5 Giải pháp về thị trường Cần khuyến khích các trang trại liên kết hợp tác với nhau nhất là các trang trại thuần nông và nông lâm kết hợp khối xã nhằm giảm chênh lệch giá đầu vào do tư thương ép giá làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất. Cần có chủ trương chính sách cụ thể về thị trường nông thôn như thị trường sức lao động, thị trường vốn, thị trường dịch vụ hàng hoá... nhằm tao thuận lợi cho việc nâng cao giá trị hàng hoá của trang trại 3.3.1.6 Giải pháp về đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho các chủ trang trại: Đa số các chủ trang trại đều thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật nên cần phải đào tạo cho họ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn bằng đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm... đặc biệt chú trọng hình thức tập huấn tại chỗ ngắn hạn. Mặt khác chính quyền cần chủ động trong việc in ấn tài liệu về kỹ thuật, quản lý một cách rộng rãi cho các trang trại ở huyện và có các chính sách khuyến khích các trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. 3.3.2 Giải pháp vi mô cho từng loại hình trang trại Giãi pháp vi mô là những giãi pháp cụ thể áp dụng cho từng loại hình trang trại phù hợp với điều kiện của các loại hình trang trại đó. Căn cứ vào kết quả phân tích ở các phần trên, đưa ra một số giãi pháp cụ thể sau: 3.3.2.1 Loại hình trang trại thuần nông. Đây là loại hình sản xuất chủ yếu ở huyện Cẩm Thủy. Loại hình trang trại này hiện tại sản xuất kinh doanh có đầu ra ổn định, có quy mô đất đai vừa phải (bình quân 5,8ha đối với khối nông lâm trương và 6,1ha khối xã). Hiệu quả kinh tế của loại hình này tuy có mức đầu tư không cao (trên 30 triệu đồng/ha), giá trị làm ra bởi một trang trại cũng không lớn (80,46 triệu đồng/ha). Nhưng nó là cây trồng đang cho hiệu quả kinh tế khá ổn định và là cây xoá đói giảm nghèo của huyện. Nó đã tạo ra một khối lượng công ăn việc làm lớn cho các lao động trong nông thôn. Tuy nhiên, trang trại này sẽ gặp rủi ro rất lớn và năng suất cây trồng hiện đang thấp so với các loại hình này ở vùng khác. Do vậy, cần phải một mặt tăng cường đầu tư thâm canh và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng nhằm giảm giá thành sản phẩm. Mặt khác, để tránh rủi ro và lợi dụng ưu thế có các phế phụ phẩm của trồng trọt cần phát triển ở mức độ vừa phải chăn nuôi bò theo hướng thịt hoặc hướng sữa nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ trang trại này đồng thời lấy nguồn phân cung cấp cho trồng trọt. 3.3.2.2 Loại hình trang trại nông lâm kết hợp Đây là loại hình có đất đai vừa phải, đặc biệt là đất trồng cây lâm nghiệp. Do đó, có nhiều ưu thế trong việc phát triển cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Qua số liệu phân tích cho thấy, mặc dù giá trị làm ra trên một ha không cao và giá trị hàng hoá thấp do cây chưa đến kỳ khai thác, nhưng giá trị gia tăng tạo ra trên một ha lại khá cao. Các trang trại thuộc loại hình này ở huyện Cẩm Thủy đang là mẫu hình phổ biến vì nó có thể lấy ngắn là trồng cây nông nghiệp để nuôi cây dài ngày một phần vì đa phần vốn cho trang trại này trồng cây lâm nghiệp do các dự án của nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, năng suất cây trồng của loại hình này còn quá thấp, chăn nuôi chưa phát triển do thiếu các nguồn vốn hỗ trợ do vậy hiệu quả kinh tế chưa cao. Do đó loại hình này cần phải một mặt tăng cường đầu tư chăn nuôi, lấy ngành chăn nuôi đại gia súc là ngành chính cân đối với trồng trọt để tăng thu nhập và cung cấp phân bón là giảm giá thành sản phẩm trồng trọt tăng hiệu quả kinh tế. 3.3.2.3 Loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp Đây là loại hình phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi và dịch vụ. Loại hình trang trại này có vốn đầu tư lớn hiện kinh doanh có hiệu quả cao nhất và đảm bảo chống được rủi ro của cơ chế thị trường. Nhưng loại hình này chỉ chiếm 16,7% trong tổng số trang trại toàn huyện. Cần phải tăng loại hình này trong những năm trước mắt. Tuy nhiên, do đầu tư dàn trãi nên khâu quản lý đang trở thành vấn đề lưu tâm của loại hình này. Qua phân tích cho thấy, nếu cùng một lượng đầu tư như nhau cho một loại cây trồng nào đó thì trang trại kinh doanh tổng hợp có hiệu quả thấp hơn. Do vậy, các trang trại này cần phải được đào tạo về công tác quản lý để tránh thất thoát và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tóm lại, các giải pháp vi mô áp dụng trong phạm vi các trang trại là hệ thống đồng bộ đòi hỏi các chủ trang trại áp dụng đồng thời để mang lại kết quả và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại cây trồng và từng điều kiện cụ thể để xác định những giải pháp quan trọng hơn cần thực hiện trước, giải pháp ít quan trọng có thể thực hiện sau. Còn các giải pháp chung mà tất cả các trang trại quan tâm là vấn đề vốn, lao động, khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường. KẾT LUẬN Sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại nói chung và trang trai trồng trọt nói riêng, là biểu hiện của mô hình mới nảy sinh trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nó mang tính quy luật chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp của gia đình sang sản xuấ chuyên môn hoá quy mô lớn của nông nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này, cho thấy hoạt động sản xuất của trang trại trồng trọt trên địa bàn huyện Cẩm Thủy còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng trước cơ chế thị trường; một số khó khăn chủ yếu là: năng lực đội ngũ cán bộ thấp kém và chế độ đãi ngộ chưa có; chính sách về đất đai đối với trang trại chưa được thực hiện; các cấp, các ngành chưa tạo điều kiện hành lang , môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh cho trang trại để mở mang ngành nghề, phát triển mở rộng quy mô Bởi vậy, việc tìm ra những giải pháp khắc phục những khó khăn và việc nghiên cứu, xây dựng những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển trang trại đang mang tính cấp thiết. Chuyên đề đã đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để khắc phục những khó khăn đó, góp phần đưa trang trại trồng trọt trên địa bàn huyện Cẩm Thủy phát triển mạnh mẽ hơn nữa về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, do chưa có chuyên môn và kinh nghiệm, chuyên đề vẫn còn có những thiếu sót và hạn chế. Em mong muốn được các thầy cô trên khoa, thầy Vũ Đình Thắng, cũng như phòng quản lý kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Thuỷ góp ý và chỉnh sửa. Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Giáo trình kinh tế nông nghiệp; trường kinh tế quốc dân hà nội. giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp; trường kinh tế quốc dân. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở VN. NXB chính trị quốc gia hà nội 2000. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới về phát triển nông nghiệp – nông thôn. NXB nông thôn, NXB nông nghiệp hà nội 1993. Báo cáo tổng kết hang năm của Huyện Cẩm Thuỷ (từ năm 2003 đến 2007) Văn kiện ĐH Đảng bộ toàn tỉnh Thanh Hoá 2000-2005 và 2005-2010. Báo Cáo chính trị ( ban chấp hành Đảng bộ Huyện Cẩm Thuỷ khóa XXII (2001-2005) và lần thứ XXIII (2005-2010). Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện nghị quyết 05 của Huyện uỷ khoá XXII về phát triển kinh tế trang trại. Truyền thống 60 năm sản xuất, trồng trọt của Huyện Cẩm Thuỷ. kinh tế trang trại vùng đồi núi, tác giả: Trần Đức, NXB Thống kê, HN 1998. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU: Biểu2.125 Biểu 2.227 Biểu 2.328 Biểu 2.4....28 Biểu 2.5....30 Biểu 2.6....30 Biểu 2.7....31 Biểu 2.8....32 Biểu 2.9....34 Biểu 2.9a..35 Biểu 2.9b..36 Biểu 2.9c..37 Biểu 2.10..38 Biểu2.11....39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7716.doc
Tài liệu liên quan