LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa đã và đang tác động ngày càng sâu sắc đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới, các quốc gia muốn phát triển phải tham gia vào quá trình hội nhập. Đứng trước những đòi hỏi cấp bách của hội nhập, phát triển kinh tế, chúng ta đã thực hiện những cải cách mở cửa trong các ngành nghề và lĩnh vực của cuộc sống. Ngành Ngân hàng tài chính là một trong những ngành kinh tế trụ cột của quốc gia cũng đã có rất nhiều điều chỉnh, thay đổi để bắt kịp với nhu cầu hội nhập. Một trong những thay đổi mamg tính bước ngoặc đó là khi chúng ta tham gia vào lộ trình mở cửa của ngành tài chính ngân hàng khi Việt Nam gia nhập WTO.
Thực hiện mở cửa ngành ngân hàng đồng nghĩa chúng ta chấp nhận những cạnh tranh ngày một gây gắt hơn giữa các ngân hàng nước ngoài, cạnh tranh của các ngân hàng, đặc biệt là các NHTM nhà nước phải thực hiện đa dạng hóa khách hàng, thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp, nâng cao chất lượng các dịch vụ . Khách hàng của các NHTM quốc doanh sẽ không chỉ tập trung vào khối các doanh nghiệp nhà nước mà còn mở rộng sang đối tượng khách hàng đầy tiềm năng là khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là khách hàng hứa hẹn những khoản thu nhập lớn cho các NH trong thời gian tới, nhất là khi chúng ta hội nhập toàn diện và đầy đủ của nền kinh tế Thế giới.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là ngân hàng có truyền thống lâu đời và được nhiều thành tựu trong 53 năm hoạt động vừa qua. Trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại NH Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam, tôi nhận thấy doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Tam kỳ tỉnh Quảng Nam chiếm 80% thị phần trên tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với NH Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam là một thị trường đầy tiềm năng. Vì vậy, Chi nhánh cần phải đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với thị trường khách hàng này. Thực tế trên đã khiến cho tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là phân tích rõ thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của BIDV Chi nhánh Quảng Nam từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là tập trung nghiên cứu lý luận cơ bản về cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của NHTM, nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thực trạng hoạt động cho vay của BIDV - Chi nhánh Quảng Nam đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh. Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê làm phương pháp nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề còn có các phần sau:
Phần I: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng và hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Phần II: Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại BIDV - Chi nhánh Quảng Nam.
Phần III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại BIDV – Chi nhánh Quảng Nam.
Với những kiến thức còn mới mẽ, kinh nghiệm chưa nhiều, việc tiếp xúc với công việc thực tiễn còn hạn chế, bản thân rất mong sự đóng góp chân thành từ quý Thầy cô giáo hướng dẫn, những anh chị Cán bộ của cơ quan thực tập và sự quan tâm tạo điều kiện liên hệ thực tiễn của Ban giám đốc NH Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn chỉnh, có ý nghĩa thiết thực hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
52 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách cấp tín dụng đối với khách hàng là Doanh nghiệp. Ngoài ra, Chi nhánh tham khảo thêm thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng.
- Phân tích, đánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư, khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
- Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành của BIDV.
- Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro:
+ Rủi ro khách quan.
+ Rủi ro xuất phát từ chủ quan khách hàng.
+ Rủi ro xuất phát từ BIDV.
+ Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng.
+ Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
- Lập báo cáo đề xuất tín dụng.
- Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng.
c. Thẩm định rủi ro
- Tiếp nhận hồ sơ: phòng QLRR tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng QHKH và phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh.
- Thẩm định rủi ro:
+ Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro, kèn theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng QLRR.
+ Ban lãnh đạo QLRR thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
d. Phê duyệt cấp tín dụng
- Các trường hợp cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên báo cáo đề xuất tín dụng.
- Các trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro:
+ Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của giám đốc hay phó giám đốc QLRR tín dụng: khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của phó giám đốc QHKH trên báo cáo đề xuất tín dụng và giám đốc hay phó giám đốc QLRR tín dụng trên báo cáo thẩm định rủi ro.
+ Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Chi nhánh: Cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng.
e. Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt
- Soạn thảo quyết định cấp tín dụng.
- Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền các bộ QHKH tiến hành:
+ Trường hợp từ chối cấp tín dụng: cán bộ QHKH soạn thảo văn bản từ chối cấp tín dụng, trình cấp có thẩm quyền ký và giao cho khách hàng.
+ Trường hợp đồng ý cấp tín dụng: cán bộ QHKH thực hiện thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Soạn thảo hợp đồng: căn cứ nội dung điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các hợp đồng mẫu, bộ phận QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng tín dụng và các văn bản tín dụng có liên quan khác. Đối với các trường hợp thuê tư vấn luật để soạn thảo các hợp đồng có giá trị lớn, bộ phận QHKH chịu trách nhiệm rà soát, đảm bảo nội dung hợp đồng phù hợp với nội dung phê duyệt tín dụng và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
- Ký kết hợp đồng: Các hợp đồng phải được ký kết bởi nguời đại diện có thẩm quyền của BIDV và khách hàng theo quy dịnh của pháp luật.
- Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân:
+ Cán bộ QHKH có trách nhiệm đàm phán với khách hàng để hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân theo quy định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền.
+ Cán bộ QKHK thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo hoặc thủ tục công chứng; là đầu mối giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo giữa BIDV và khách hàng.
- Lưu hồ sơ, nhập thông tin vào hệ thống.
f. Giải ngân
- Tiếp nhận và lập đề xuất giải ngân:
+ Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm:
Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, chịu trtách nhiệm đầy đủ về kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân.
Phối hợp với bộ phận nguồn vốn để xem xét cân đối khả năng vay vốn đối với các khoản vay lớn, mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với những khoản vay cần chuyển đổi ngoại tệ hoặc vay ngoại tệ.
Lập đề xuất giải ngân.
Trả chứng từ căn cứ giải ngân cho khách hàng.
Chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận QTTD để thực hiện các bước tiếp theo.
- Trình duyệt giải ngân.
- Phê duyệt giải ngân.
- Thực hiện giải ngân và lưu giữ hồ sơ.
g. Giám sát và kiểm soát
Cán bộ QHKH có trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản vay đã được giải ngân, nghĩa vụ của khách hàng đối với BIDV đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá theo các nội dung:
+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết.
+ Kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV.
+ Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư, hiệu quả việc cấp tín dụng cho khách hàng.
- Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV.
- Đầu mối thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cấp tín dụng của BIDV.
- Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản, tài sản đảm bảo của khách hàng đã kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn.
Khi phát hiện các dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu, cán bộ QHKH phải báo cáo ngay bằng văn bản các dấu hiệu rủi ro kèm theo các đề xuất phòng ngừa cho lãnh đạo Phòng QHKH thông qua và báo cáo tiếp lên cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo. Cán bộ QHKH lập bảng theo dõi nợ vay, sổ theo dõi công trình đối với cho vay đầu tư dự án.
- Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc lãi (kể cả khoản nợ đã chuyển ngoại bảng, nợ xấu, phí đến khi tất toán hợp đồng).
- Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm:
+ Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu.
+ Đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng (xử lý tài sản, xóa nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp).
h. Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh.
k. Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay.
i. Giải chấp tài sản bảo đảm.
j. Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay.
2.3.3 Đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh
2.3.3.1 Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh trong 2 năm 2009 – 2010.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là doanh nghiệp không có vốn của Nhà nước đầu tư vào. Tuy không có vốn đầu tư của Nhà nước nhưng những doanh nghiệp này phải hoạt động trong khuôn khổ Pháp luật của Việt Nam (hoặc nước khác nếu doanh nghiệp lập chi nhánh ở nước ngoài).
Sự khác nhau giữa DNQD và DNNQD là DNQD do nhà nước đầu tư vốn, còn DNNQD thì do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn.
Dư nợ cho vay là số dư bên nợ của tài khoản cho vay thể hiện khoản nợ của khách hàng còn phải trả cho NH.
Tình hình dư nợ cho vay DNNQD
Bảng 4: Dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh
Đvt: Triệu đồng
Nội dung
2009
2010
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
%
1.Tổng dư nợ cho vay
1.351.297
100%
1.529.236
100%
177.939
13
- Dư nợ cho vay DNNQD
1.055.903
78%
1.078.265
70%
22.362
2
2.Tổng nợ xấu
69.076
100%
2.402
100%
-66.674
-96
- Nợ xấu cho vay DNNQD
35.278
51%
1.573
65%
-33.705
-95
3.Tỷ lệ nợ xấu DNNQD/ Dư nợ cho vay DNNQD
3,34%
0,14%
-3,2%
(Nguồn: Phòng QHKH I NH BIDV – Chi nhánh Quảng Nam)
Qua bảng trên, cho thấy tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong 2 năm qua chiếm hơn nữa dư nợ cho vay tại Chi nhánh và có chiều hướng tăng dần. Năm 2010 dư nợ cho vay DNNQD là 1.078.265 triệu, tăng 22.362 triệu, tỷ lệ tăng là 2%. Từ thị phần 78% ở năm 2009 đến năm 2010 dư nợ cho vay khách hàng DNNQD chiếm 70%, còn lại là dư nợ cho vay DNQD và dư nợ cho vay cá nhân cá thể. Đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh trong thời gian qua, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân... kinh doanh trên các lĩnh vực vận chuyển, xây dựng, thương mại, nhìn chung các doanh nghiệp này phần lớn hình thành từ hộ sản xuất kinh doanh hoặc chi nhánh, đơn vị phụ thuộc các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, đa số năng lực tài chính còn yếu, vốn chủ sở hữu nhỏ nên khả năng tự tài trợ thấp. Nhu cầu vay vốn của đối tượng này là rất lớn, nhằm để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh đã làm cho dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng.
Mặc khác, trong thành phần kinh tế tỉnh Quảng Nam thì DNNQD chiếm 80% thị phần, và DNNQD cũng là khách hàng chủ yếu của chi nhánh trong thời gian qua. Đồng thời, trong những năm qua chi nhánh có những chiến lược kinh doanh hợp lý, các chính sách lãi suất và giảm bớt các thủ tục không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho DNNQD vay vốn đã góp phần nào làm tăng trưởng dư nợ cho vay.
Về tình hình nợ xấu, cuối năm 2010 nợ xấu cho vay khách hàng DNNQD là 1573 triệu, giảm 33.705 triệu, tương ứng giảm 95% so với năm 2009. Qua đây, cho ta thấy nợ xấu năm 2010 có xu hướng giảm mạnh, nguyên nhân làm nợ xấu năm 2010 giảm là việc tiếp cận những khoản tín dụng của Chi nhánh giúp các DNNQD có thể hoạt động kinh doanh tốt hơn, đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, năm 2010 là năm mà nền kinh tế nước ta chuyển biến theo chiều hướng tốt, sự phục hồi của nền kinh tế đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNQD có phần cải thiện và tăng trưởng. Với phương châm chia sẻ cơ hội hợp tác thành công và hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV đã làm cho quan hệ tín dụng giữa Chi nhánh và khách hàng ngày càng phát triển. Năm 2009 do sự biến động và ảnh hưởng của nền kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp ngày càng khó khăn, ngân hàng đối đầu với tình hình khan hiếm nguồn vốn huy động để giải ngân cho các dự án đã cam kết... nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Một số doanh nghiệp vì tình hình tài chính yếu, sự chậm trễ trong thanh quyết toán các khoản nợ đúng hạn cho ngân hàng, vì vậy nợ xấu cao. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2010 là 0,14% giảm 3,2% so với cuối năm 2009. Mặc dù nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp, dưới mức cho phép nhưng chủ yếu nợ xấu thuộc đối tượng cho vay DNNQD (chiếm 65%) điều này chúng ta cũng dễ hiểu bởi cho vay DNNQD chiếm phần lớn trong tổng cho vay. Đồng thời theo kết quả phân loại nợ thì các khoản nợ xấu này phần lớn là do sự chậm thanh toán theo kỳ hạn.
b. Tình hình dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo thời hạn
Bảng 5: Dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo thời hạn
Đvt: Triệu đồng
Nội dung
2009
2010
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
%
1.Dư nợ DNNQD
1.055.903
100%
1.078.265
100%
22.362
2
-Ngắn hạn
467.607
44%
507.919
47%
40.312
9
-Trung, dài hạn
588.296
56%
570.346
53%
-17.950
-3
2.Nợ xấu DNNQD
35.278
100%
1.573
100%
-33.705
-95
-Ngắn hạn
21.130
60%
815
52%
-20.315
-96
-Trung, dài hạn
14.148
40%
758
48%
-13.390
-95
3.Tỷ lệ
nợ xấu DNNQD
3,34%
0,14%
-3,2%
-Ngắn hạn
2%
0,07%
-1,93%
-Trung, dài hạn
1,34%
0,07%
-1,27%
(Nguồn: Phòng QHKH I NH BIDV – Chi nhánh Quảng Nam)
Biểu đồ dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo thời hạn
Bảng 5 và biểu đồ cho ta thấy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh trong 2 năm qua tương đương nhau. Năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng nhanh hơn (tăng 9%) và có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong dư nợ cho vay đối với DNNQD, nguyên nhân do năm 2010 Chi nhánh mở rộng các sản phẩm cho vay ngắn hạn nên tỷ trọng ngắn hạn tăng. Tùy theo đối tượng cho vay mà Chi nhánh áp dụng các thời hạn cho vay phù hợp, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn theo dòng tiền thu về của phương án hay dự án hoặc khả năng trả nợ của khách hàng. Tại Chi nhánh BIDV – Quảng Nam trong năm 2010 cho vay trung dài hạn là 570.346 triệu giảm 17.950 triệu tương ứng giảm 3% so với năm 2009, đều này chứng tỏ trong năm 2010 các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chú trọng đầu tư vào các dự án đầu tư ngắn hạn như vay để mua phương tiện vận tải, mua nguyên vật liệu… phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Như vậy, sau khi phân tích hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh BIDV – Quảng Nam trong 2 năm qua, ta thấy ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp này loại hợp đồng thường ký kết là hợp đồng 6 tháng. Tuy nhiên, đối với việc bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh thì thấy ngân hàng đôi khi quá đặt nặng mục tiêu an toàn, quá thận trọng, do vậy có thể bỏ qua nhiều cơ hội cho vay đối với DNNQD. Biết rằng bảo đảm tiền vay bằng hình thức cầm cố thì chứa đựng rủi ro nhiều hơn là thế chấp tài sản. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn thì có thể kiểm soát được một số rủi ro, song để có thể kiểm soát được thì cần phải tăng cường thêm về vấn đề thông tin cho các bộ tín dụng. Để ngoài việc xem xét đánh giá thẩm định khoản vay còn phải xem xét thật kỹ tài sản đảm bảo về sự biến động và xu hướng biến động giá cả, và cả về thị trường của tài sản đảm bảo…
Một điều nữa là ngân hàng cũng phải xem xét việc xác định giá cả của tài sản thế chấp sao cho phù hợp hơn. Thời hạn cho vay đối với các DNNQD tại Chi nhánh Ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, vì vậy giá cả của bất động sản thường ít biến động. Hiện nay tại Quảng Nam giá cả của bất động sản có xu hướng tăng lên.
Qua xem xét nợ xấu cho vay đối với DNNQD khoản nợ xấu ngắn hạn chiếm 52% nợ xấu DNNQD. Trong năm 2010 xu hướng nợ xấu giảm mạnh, cả về nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu trung, dài hạn; trong năm 2010 tổng nợ xấu là 1.573 triệu giảm 33.705 triệu, tương ứng giảm 95% so với năm 2009. Điều này cho thấy tình hình thu nợ của Chi nhánh đạt kết quả cao, vốn cho vay được sử dụng hiệu quả, việc theo dõi nợ tương đối tốt. Cán bộ tín dụng của Chi nhánh khá năng động, nắm bắt kịp thời các thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đôn đốc doanh nghiệp trả nợ cả gốc và lãi khi đến hạn… đã góp phần nào vào việc thu nợ có hiệu quả, làm cho nợ xấu giảm mạnh.
Tình hình dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo một số ngành nghề chủ yếu
Bảng 6: Dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo một số ngành nghề chủ yếu.
Đvt: Triệu đồng
Nội dung
2009
2010
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
%
Dư nợ cho vay
DNNQD
1.055.903
100%
1.078.265
100%
22.362
2,12
- Công nghiệp chế biến
391.880
37%
349.641
32%
-42.239
-10,77
- Ngành điện
102.796
10%
272.348
25%
169.550
164,94
- Xây dựng
143.347
14%
121.150
12%
-22.197
-15,48
- Thương mại, dịch vụ
201.707
19%
120.729
11%
-80.978
-40,14
- Khác
216.173
20%
214.397
20%
-1.776
-0,82
(Nguồn: Phòng QHKH I NH BIDV – Chi nhánh Quảng Nam)
Biểu đồ dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo một số ngành nghề chủ yếu
Qua bảng và biểu đồ phân loại theo ngành nghề, cho thấy Chi nhánh đầu tư cho vay ngành điện và công nghiệp chế biến là chủ yếu trong năm 2010, còn năm 2009 Chi nhánh chủ yếu cho vay ngành công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của ngành điện là tăng 169.550 triệu tương ứng tăng 164,94%, các ngành còn lại đều có xu hướng giảm và giảm mạnh nhất là ngành thương mại dịch vụ, giảm 80.978 triệu tương ứng giảm 40,14%.
Tình hình cho vay của Chi nhánh đối với DNNQD phân theo một số ngành nghề chủ yếu trong 2 năm qua có những phân hóa không đồng đều và có xu hướng giảm mạnh ở đa số các ngành nghề chủ yếu. Tỷ trọng cho vay trong năm 2009 cao hơn so với tỷ trọng năm 2010. Cụ thể ngành công nghiệp chế biến năm 2009 là 391.880 triệu chiếm 37%/ tổng dư nợ, nhưng đến năm 2010 thì chỉ còn 349.641 triệu chiếm 32%/ tổng dư nợ. Sự giảm của ngành được xem là đỉnh cao trong cho vay năm 2009 phải chăng là do các doanh nghiệp trong ngành này ít đầu tư, mua sắm tài sản, hay nguyên vật liệu nên không cần các khoản tín dụng của Chi nhánh. Hay do một số nguyên nhân khác như sự ảnh hưởng của nền kinh tế các doanh nghiệp trong ngành sử dụng các nguồn vốn khác cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Ngành xây dựng năm 2010 là 121.150 triệu giảm 22.197 triệu tương ứng giảm 15,48%, tốc độ tăng trưởng của ngành có xu hướng giảm nhưng không mạnh.
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà thì ngành thương mại dịch vụ có tỷ trọng tương đối lớn chiếm 38,4%. Vì vậy, mà dư nợ cho vay tại Chi nhánh cũng tương đối lớn trong năm 2009, nhưng lại giảm mạnh trong năm 2010. Nguyên nhân của việc giảm vay vốn của ngành này chính là trong năm 2010 tình hình kinh tế có sự ổn định, ngành thương mại dịch vụ có sự tăng trưởng hơn nên dư nợ cho vay của ngành giảm. Ngành điện là ngành độc quyền tại Việt Nam, trong năm 2010 tập trung đầu tư xây dựng các dự án lớn như hệ thống hóa mạng lưới điện quốc gia đến các vùng nông thôn và vùng núi… đã làm cho dư nợ cho vay các ngành tăng cao. Năm 2010 là 272.348 triệu tăng 169.550 triệu tương ứng tăng 164,94% so với năm 2009.
Nhìn chung, dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo một số ngành nghề chủ yếu có xu hướng giảm, hầu hết các ngành đều giảm. Hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với các DNNQD trong lĩnh vực xây dựng trong vài năm gần đây đã có sự phát triển đáng kể, nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn. Ngoài ra trong vài năm gần đây, với chính sách ngày càng thông thoáng tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư hơn của tỉnh đối với các khu công nghiệp sẽ thu hút được một lượng lớn các doanh nghiệp đầu tư vào đây. Vì vậy, Chi nhánh nên có những chiến lược kinh doanh phù hợp để thu hút các doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh.
d. Tình hình dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo loại hình doanh nghiệp
Công ty TNHH là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiêp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Bảng 7: Dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo loại hình doanh nghiệp
Đvt: Triệu đồng
Nội dung
2009
2010
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
%
Dư nợ cho vay
DNNQD
1.055.903
100%
1.078.265
100%
22.362
2,12
1. TNHH
496.274
47%
517.567
48%
-21.293
- 4,29
2. Công ty cổ phần
158.386
15%
161.740
15%
3.354
2,11
3. DNTN
401.243
38%
398.958
37%
-2.285
-0,56
(Nguồn: Phòng QHKH I NH BIDV – Chi nhánh Quảng Nam)
Biểu đồ dư nợ cho vay DNNQD tại Chi nhánh phân theo loại hình doanh nghiệp
Năm 2009 Năm 2010
Qua các nội dung phân tích nghiên cứu tình hình cho vay đối với DNNQD theo các nội dung tại các bảng trên đây ta thấy được thị phần đặc điểm cơ cấu của từng đối tượng trong cho vay DNNQD tại Chi nhánh.
Với bảng 7 “Dư nợ cho vay đối với DNNQD phân theo loại hình doanh nghiệp” và qua biểu đồ thì dư nợ cho vay đối với công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất với 48% dư nợ cho vay DNNQD. Trong các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì công ty TNHH và công ty cổ phần tình hình vay nợ trong 2 năm qua có chiều hướng tăng lên nhưng không cao cụ thể năm 2010 công ty TNHH là 517.567 triệu tăng 21.293 triệu tương ứng tăng 4,29%, công ty cổ phần là 161.740 triệu tăng 3.354 triệu tương ứng tăng 2,11% so với năm 2009. Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân dư nợ cho vay giảm trong 2 năm qua tuy nhiên giảm không nhiều năm 2010 là 398.958 triệu giảm 2.285 triệu tương ứng giảm 0,56% so với năm 2009.
Dư nợ cho vay DNNQD phân theo loại hình doanh nghiệp trong 2 năm qua có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, nhìn chung vẫn ổn định.
2.3.3.2 Tình hình rủi ro, phân loại và sử dụng dự phòng rủi ro đối với DNNQD tại BIDV – Chi nhánh Quảng Nam
a. Đánh giá tình hình rủi ro cho vay DNNQD:
- Rủi ro tín dụng: Rủi ro lớn nhất trong cho vay đối với DNNQD hiện nay là thiếu thông tin về khách hàng.
- Rủi ro lãi suất: Trong năm 2010 Chi nhánh cho DNNQD vay theo lãi suất thoả thuận nên rủi ro lãi suất rất hạn chế.
- Rủi ro tỷ giá: Không xảy ra vì Chi nhánh thực hiện cho vay bằng VNĐ.
- Rủi ro đạo đức: Trong thời gian gần đây, tại một số ngân hàng xảy ra tình trạng cò tín dụng câu kết với cán bộ ngân hàng làm giả hồ sơ vay vốn, vay đảo nợ. Nhưng tại Chi nhánh không xảy ra trường hợp nào vì cán bộ của Chi nhánh thường xuyên được giáo dục tư tưởng đạo đức, giám sát chặt chẽ, có chế độ lương thưởng, phụ cấp tương xứng.
b. Công tác phân loại nợ, xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay DNNQD
Việc phân loại nợ các khoản cho vay theo tiêu chí từng nhóm nợ tại Chi nhánh được thực hiện theo Hệ thống xếp hạng nội bộ. Các tiêu chí phân nhóm nợ được phân định tại Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi, bổ sung Quyết định 493.
Bảng 8: Tình hình phân loại các khoản nợ cho vay đối với DNNQD
Đvt: Triệu đồng
Nội dung
2010
Số tiền
Tỷ trọng
Dư nợ cho vay DNNQD
1.078.265
100%
- Nhóm 1: “Nợ đủ tiêu chuẩn”
1.039.016
96,36%
- Nhóm2: “Nợ cần chú ý”
37.739
3,50%
- Nhóm 3: “Nợ dưới tiêu chuẩn”
1.078
0,10%
- Nhóm 4: “Nợ nghi ngờ”
432
0,04%
- Nhóm 5: “Nợ có khả năng mất vốn”
0
-
Tổng nợ xấu (Nhóm 3+4+5)
1.510
(Nguồn: Phòng QHKH I NH BIDV – Chi nhánh Quảng Nam)
Như vậy, với kết quả phân loại nợ cho thấy nợ xấu cho vay DNNQD tại Chi nhánh chủ yếu tập trung vào Nhóm 3 “nợ dưới tiêu chuẩn” 1.078 triệu, chiếm 71,4% trong nợ xấu; nợ nhóm 4 “nợ nghi ngờ” 220 triệu, chiếm 28,6%. Kết quả này được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phân nhóm theo nguyên tắc định tính, trong đó chủ yếu là phân theo ngày quá hạn và việc chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chưa tính đến yếu tố định lượng như đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong thời gian tới...
Việc xử lý rủi ro được tập trung tại Hội đồng xử lý rủi ro tại Chi nhánh BIDV- Quảng Nam. Tuy nhiên, tại Chi nhánh trong 2 năm qua chưa có trường hợp nào phải xử lý tài sản để thu hồi nợ, cũng như sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với khoản nợ cho vay DNNQD.
2.3.3.3 Những thuận lợi và tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động cho vay DNNQD tại BIDV – Chi nhánh Quảng Nam.
Qua quá trình phân tích tình hình cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh BIDV - Quảng Nam, ta có thể nhận thấy được những thuận lợi, hạn chế cũng như những tồn tại trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay này tại Ngân hàng như sau:
a. Những thuận lợi
Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam là một trong 4 Chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, với thời gian hoạt động tương đối dài nên đã xây dựng được cho mình một uy tín vững chắc, đồng thời cũng tích luỹ những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian hoạt động. Đây là một lợi thế có thể nói là rất lớn mà không phải một ngân hàng nào cũng có được.
Ngân hàng lại nằm ở một vị trí rất thuận lợi, ngay trung tâm thành phố Tam Kỳ, nơi tập trung rất nhiều các DNNQD nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Điều này cũng giúp cho ngân hàng thuận lợi khi thu hút các khách hàng này, vì mọi người ngày nay luôn ưa thích sự thuận lợi nên thường đến giao dịch với ngân hàng gần trụ sở của mình. Và cũng từ lợi thế này cho phép ngân hàng huy động nguồn vốn tốt hơn, do mức sống của người dân trong khu vực này cao hơn nên lượng vốn huy động từ đây cũng đáng kể.
Hơn nữa, ngân hàng cũng có một quy mô khá lớn, cùng với đội ngũ nhân viên tương đối trẻ, có trình độ cao, năng động trong công việc, đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng và tạo được lòng tin trong các khách hàng khi đến giao dịch.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam còn được đánh giá là một trong những ngân hàng áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động, các quá trình phát vay, quản lý và thu nợ điều được xử lý bằng máy tính với phần mềm luôn được đổi mới cho phù hợp. Từ đó tăng khả năng quản lý của ngân hàng, rút ngắn được thời gian thu hồi nợ gốc và lãi, nên giảm được thời gian chờ đợi của khách hàng đến mức thấp nhất.
Trong vài năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đang tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng nên nhu cầu vốn là rất lớn để mua sắm trang thiết bị, phương tiện cũng như để thực hiện thi công các dự án. Đây là một thuận lợi cho ngân hàng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp này.
Ngoài ra, những quy định hiện nay trong hoạt động cho vay của ngân hàng đã có sự thông thoáng hơn, ngân hàng được tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Điều này giúp cho ngân hàng thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
b. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh rất nhiều yếu tố thuận lợi cả về khách quan và của bản thân ngân hàng thì vẫn còn một số hạn chế, tồn tại nhất định. Cụ thể:
- Hoạt động cho vay DNNQD tại Chi nhánh mặc dù đã có nhiều chuyển biến, phát triển rõ rệt, nhưng vẫn chưa đáng kể so với nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm cho vay DNNQD tại Chi nhánh vẫn chưa đa dạng.
- Chi nhánh chưa chú trọng tới việc mở rộng danh mục cho vay. Các sản phẩm chưa có những đặc trưng nổi bậc tạo thế mạnh cạnh tranh so với các ngân hàng khác: So sánh các sản phẩm cho vay tại Chi nhánh với các sản phẩm cho vay hiện có chúng ta có thể thấy các sản phẩm của Chi nhánh chỉ là các sản phẩm truyền thống. Hiện nay một số NHTM cổ phần đưa ra một số sản phẩm tuy không mới về nội dung nhưng mới mẻ về hình thức, cùng với các hoạt động quảng cáo giới thiệu thì các sản phẩm đó cũng được khách hàng biết tới và sử dụng.
- Các chỉ tiêu quy mô hoạt động còn thấp, chất lượng hiệu quả hoạt động chưa cao.
- Nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng so với năm 2009 nhưng số tuyệt đối còn thấp, cơ cấu nguồn có sự mất cân đối giữa huy động dài hạn và ngắn hạn.Tăng trưởng huy động chưa cân xứng với việc tăng trưởng tín dụng Chi nhánh.
- Mặc dù dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng nhiều so với năm 2009 nhưng thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu do lãi vay không thu được do nợ quá hạn, nợ xấu.
- Cơ cấu dư nợ trung dài hạn / tổng dư nợ chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ tổng dư nợ chiếm tỷ trọng thấp.
- Phát triển dịch vụ trong việc phát triển sản phẩm mới tại Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Thu dịch vụ chủ yếu chỉ ở các sản phẩm dịch vụ truyền thống.
- Công tác xây dựng phân đoạn khách hàng để xây dựng chính sách khách hàng chi nhánh còn thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ. Nền khách hàng đang quan hệ tại Chi nhánh mỏng, năng lực tín dụng phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng. Công tác Marketing, tiếp thị các doanh nghiệp mới mẻ tài khoản giao dịch tại Chi nhánh trong năm 2009 - 2010 còn hạn chế.
- Yêu cầu quá khắt khe về tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo trong cho vay nói chung và trong cho vay DNNQD nói riêng được xem là việc ngân hàng quản lý quyền sở hữu, định đoạt, hay chuyển nhượng một tài sản nào đó của khách hàng. Để được các ngân hàng cấp vốn vay thì các ngân hàng cần có một đảm bảo bằng tài sản hay một hình thức đảm bảo nào đó để ngân hàng làm tin tưởng giao vốn của mình cho khách hàng vay.
Trên thực tế, cả ngân hàng lẫn khách hàng đều không muốn giải quyết các khoản nợ bằng việc xử lý các tài sản đảm bảo. Và qua hoạt động cho vay tại Chi nhánh, cho thấy trong các năm qua Chi nhánh chưa phải xử lý một khoản vay nào bằng tài sản đảm bảo. Vì vậy, thiết nghĩ tài sản đảm bảo chỉ nên xem nó là điều kiện cần trong cho vay đối với DNNQD. Tại Chi nhánh nên xem xét tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu vay vốn chính đáng, lấy hiệu quả của phương án/ dự án được vay vốn, sự uy tín và thiện chí trả nợ của khách hàng làm đảm bảo nợ vay. Việc yêu cầu ràng buộc về tài sản đảm bảo xem như là biện pháp bổ sung khi thấy cần thiết. Có như vậy thì chất lượng công tác cho vay DNNQD nói riêng tại Chi nhánh mới tăng trưởng và vững chắc, thu hút được đông đảo khách hàng đến với NH. Bởi lẽ, lượng khách hàng đến với NH phản ánh được phần nào sự thành công của NH trong việc thành công của NH trong việc cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần của mình.
c. Một số nguyên nhân
Hoạt động cho vay DNNQD sở dĩ chưa có được kết quả toàn diện là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Chất lượng hoạt động Marketing tại Chi nhánh chưa cao và chưa quan tâm đến việc quảng bá và thu hút khách hàng là DNNQD đến với Chi nhánh. Trong khi trên địa bàn có hơn 10 NH khác hệ thống, chưa kể các phòng giao dịch lớn nhỏ của các NH đó. Vì vậy, sự cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng diễn ra ngày một gây gắt thì đây có thể xem là một trong những nguyên nhân cơ bản.
- Quy trình thủ tục cho vay tại Chi nhánh đối với DNNQD chưa thật sự thuận tiện cho khách hàng đến xin vay vốn NH. Mặc dù khách hàng đến xin vay vốn nhưng cần tạo cho họ sự thỏa mái thân thiện trong giao dịch, để từ đó có những ấn tượng tốt về NH và trở thành khách hàng thân thiết của NH khi họ có nhu cầu xin vay.
- Cơ sở vật chất hạ tầng, cơ sở phục vụ cho giao dịch của khách hàng tuy đã được cải tạo nhưng vẫn còn chật hẹp, chưa được khang trang, chưa thực sự tạo thỏa mái cho khách hàng trong giao dịch. Khách hàng đến xin vay chưa có được chổ ngồi nghỉ trong khi chờ đợi cán bộ làm việc, vì vậy về mặt này Chi nhánh chưa gây được ấn tượng tốt cho khách hàng.
PHẦN III
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNNQD TẠI NH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG NAM.
3.1 Định hướng hoạt động và phát triển của chi nhánh trong năm 2011.
3.1.1 Về công tác huy động vốn
- Bám sát các quy định, yêu cầu quy chế điều chuyển vốn nội bộ, tập trung đẩy mạnh huy động vốn từ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các quỹ đầu tư, các ban quản lý… để khai thác những nguồn thu vốn có chênh lệch cao so với giá điều chuyển nội bộ để tăng thu nhập cho Chi nhánh.
- Thực hiện phân đoạn khách hàng để xác định phân công các phòng QHKH thực hiện quản lý khách hàng, xây dựng chính sách khuyến mại, chăm sóc cho phù hợp.
- Triển khai các sản phẩm huy động vốn mới kết hợp quy định lãi suất hợp lý cùng với các hình thức tặng quà, khuyến mại, phát triển và quảng bá hơn nữa các dịch vụ tiện ích cho các sản phẩm tiền gửi đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Thực hiện rà soát các khách hàng đang quan hệ tại Chi nhánh, yêu cầu thực hiện đúng cam kết chuyển tiền về BIDV. Nắm bắt kế hoạch kinh doanh năm 2011 của khách hàng để có phương án, kế hoạch huy động vốn từ nguồn thu của khách hàng.
- Thực hiện công tác giao kế hoạch và đánh giá việc thực hiện kế hoạch huy động vốn hàng tháng, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích động viên kịp thời đến tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác huy động vốn.
- Tăng cường công tác quảng bá thông tin phục vụ cho công tác huy động, giúp khách hàng nắm được thông tin mới nhất về sản phẩm tiền gửi Chi nhánh đang triển khai thực hiện với chi phí hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Theo dõi thường xuyên nắm bắt kịp thời diễn biến lãi suất huy động vốn trên địa bàn để điều chỉnh chính sách huy động phù hợp.
- Tranh thủ các mối quan hệ hợp tác, tăng cường tính tiện ích, dịch vụ ưu đãi, kết hợp với các chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên, tư vấn kịp thời, giải quyết nhanh chóng nhất các khó khăn vướng mắt của khách hàng qua nắm bắt thông tin kịp thời của từng khách hàng để tiếp cận và đồng thời có những chính sách như áp dụng mức phí dịch vụ linh hoạt và hợp lý.
3.1.2 Về kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và chuyển dịch cơ cấu tín dụng.
- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, bám sát tình hình vay trả của khách hàng để có các biện pháp tích cực trong việc thu hồi nợ; tăng cho vay ngắn hạn, để có lộ trình giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn/tổng dư nợ theo yêu cầu của Hội sở chính.
- Ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng, đồng thời đánh giá, rà soát hiệu quả kinh doanh cho từng khách hàng đem lại.
- Gia tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ và đồng thời phải kiểm soát rủi ro về nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Luôn cải tiến về loại hình, chính sách có tính cạnh tranh về tín dụng bán lẻ nhằm hấp dẫn khách hàng tăng nhanh và chiếm thị phần bán lẻ trên địa bàn có mạng lưới hoạt động của Chi nhánh.
- Phát triển cho vay xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo chắc chắn nguồn vốn thu hồi kiểm soát các khoản cho vay hàng xuất, năng lực khả năng thanh toán của khách hàng và các Ngân hàng nhập khẩu.
- Bám sát định hướng, chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về mở rộng và kiểm soát các khoản cho vay đối với các lĩnh vực có triển vọng hoặc tiềm ẩn rủi ro.
- Thường xuyên theo dõi, giám sát và chủ động khống chế nợ xấu, nổ lực thu hồi nợ với mục tiêu phấn đấu giảm nợ xấu <4%.
- Thường xuyên rà soát đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tăng tối đa các tài sản của khách hàng để đảm bảo cho dư nợ vay, nâng dần tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo.
- Xây dựng lộ trình, biện pháp giải pháp cụ thể đối với việc thu nợ ngoại bảng treo.
- Một phần dư nợ kiến nghị Trung ương xử lý bằng dự phòng rủi ro.
3.1.3 Kết quả, hiệu quả kinh doanh, trích lập dự phòng rủi ro.
- Thực hiện công tác đánh giá phân tích hiệu quả công tác tín dụng huy động vốn dịch vụ… hằng tháng để có các chỉ đạo điều hành phù hợp, kịp thời theo hướng đạt hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận cao, kinh doanh cao nhất của Chi nhánh.
- Thực hiện đúng các quy định và định mức về quản lý thu chi tài chính, tiết kiệm chi phí quản lý công vụ theo kế hoạch đăng ký với Hội sở chính, hoàn thành nghĩa vụ với Ngân hàng nhà nước.
- Tiến hành phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Trung ương.
3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay DNNQD tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam.
3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing
Do hoạt động trên địa bàn nhỏ hẹp lại có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gây gắt. Do đó hoạt động Marketing phải được Chi nhánh quan tâm và phát triển hơn nữa. Hiện nay, tại Chi nhánh, hoạt động này được giao cho phòng QHKH phụ trách, chưa có phòng chuyên đề và con người chuyên mảng công tác này. Vì vậy hiệu quả của hoạt động còn thấp chưa phát huy được thế mạnh của Chi nhánh. Trong thời gian tới cần có một bộ phận hoặc phòng chuyên trách riêng về mảng Marketing cho hoạt động của Chi nhánh. Đây là xu hướng tất yếu của một Chi nhánh trong thời gian tới, và đặc biệt phù hợp đối với một Chi nhánh lớn trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Tỉnh quảng Nam.
3.2.2 Cải thiện quy trình thủ tục cho vay đối với DNNQD
Khi các DNNQD đến ngân hàng xin vay vốn là lúc mà doanh nghiệp thực sự cần đến khoản tiền mà doanh nghiệp xin vay ngân hàng. Ở đây tính thời điểm của khoản xin vay được thể hiện khá rõ ràng, vì vậy đáp ứng được các nhu cầu này của các DNNQD càng nhanh gọn thì còn để lại ấn tượng tốt cho khách hàng và đây cũng là một điểm mà các ngân hàng thường quan tâm tới để tạo thế mạnh cạnh tranh cho vay đối với DNNQD nói riêng và khách hàng đến xin vay vốn nói chung. Thời gian nhận được vốn vay được khách hàng quan tâm đến nhưng không chỉ có vậy, mà khách hàng còn quan tâm đến nhiều yếu tố khác nữa như: lãi suất áp dụng, phương thức hoàn trả, tài sản đảm bảo, các điều kiện quy tắc khác...
Nhìn chung tất cả các yếu tố đó đem lại cho các DNNQD sự thuận tiện, nhanh chóng bao nhiêu thì sự thắng lợi trong việc thu hút khách hàng của ngân hàng đó càng trở nên gần hơn. Vì vậy, Chi nhánh cần phối hợp với các Chi nhánh khác cùng hệ thống và Hội sở chính xây dựng một quy trình thủ tục cho vay đối với DNNQD hợp lý hơn nữa. Cụ thể cần xây dựng một quy trình thủ tục đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:
- Giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết.
- Tạo cho khách hàng sự thuận tiện, thỏa mái nhất trong việc giao dịch với ngân hàng.
- Hổ trợ và giúp đở khách hàng trong suốt quá trình giao dịch với ngân hàng.
- Chú trọng đến việc tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng trong đó vấn đề thời gian cần được tối giảm hóa để nhanh chóng đáp ứng được khách hàng.
Và đặc biệt Chi nhánh cũng cần xin phép NH Đầu tư và phát triển Việt Nam để nâng cao tính chủ động của Chi nhánh trong hoạt động cho vay của DNNQD, từ đó Chi nhánh có thể chủ động sáng tạo trong những trường hợp cụ thể, đem lại sự thỏa mãn cao cho khách hàng.
3.2.3 Phát triển mạnh dịch vụ và khai thác các sản phẩm dịch vụ
- Đẩy mạnh dịch vụ mới theo lộ trình của toàn ngành, chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh công tác thu dịch vụ thông qua chương trình quảng cáo, khuyến mại dịch vụ ngân hàng của BIDV.
- Khai thác tối đa dịch vụ ròng từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, ngân quỹ,... Và thực hiện giao kế hoạch chi tiết từng dòng sản phẩm dịch vụ, theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong Chi nhánh. Gắn trách nhiệm và các quyền lợi với việc hoàn thành kế hoạch dịch vụ.
- Tăng cường tính chủ động phân cấp ủy quyền các phòng nghiệp vụ, đảm bảo tách biệt nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cá nhân, bộ phận quản lý các sản phẩm dịch vụ. Xây dựng được các cơ chế khuyến khích khen thưởng động viên kịp thời các cán bộ có thành tích trong công tác dịch vụ.
- Thường xuyên cập nhập những thay đổi về sản phẩm dịch vụ, sử dụng thành thạo phần mềm hổ trợ công tác thu phí theo các văn bản chỉ đạo của phòng đào tạo cán bộ thực hiện công tác dịch vụ một cách chuyên sâu. Thành lập bộ phận tiếp xúc khách hàng có hiểu biết sâu về các sản phẩm dịch vụ để nắm bắt thông tin khách hàng, hướng dẫn thủ tục cho khách hàng...
- Bám sát lộ trình hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước của của kho bạc nhà nước Quảng Nam để triển khai thực hiện thu ngân sách nhà nước của ngân hàng.
- Tích cực tiếp cận giới thiệu, bám chéo các sản phẩm bảo hiểm của công ty Bic để vừa thực hiện tốt chỉ tiêu doanh thu khai thác phí bảo hiểm vừa có thể tăng thu phí dịch vụ.
- Tạo hình ảnh tốt về BIDV thông qua phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
3.2.4 Phải theo kịp xu thế phát triển công nghệ ngân hàng
- Nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm ứng dụng chung cho các báo cáo thông tin từ các tổ chức tín dụng, Chi nhánh tổ chức tín dụng thành một hệ thống, chuẩn mực chung. Hiện nay, tùy theo việc áp dụng công nghệ của từng tổ chức tín dụng mà có nhiều chương trình báo cáo khác nhau thậm chí có báo cáo bằng văn bản, nên chưa đảm bảo chuẩn chung và không chính xác đối với thông tin đầu vào.
- Nâng cấp sớm một số chương trình phần mềm phục vụ kiểm tra thông tin đầu vào, so sánh đối chiếu, xử lý thông tin trước khi cập nhập chương trình tự động trả lời thông tin, đổi mới chương trình phân tích xếp loại tín dụng doanh nghiệp, chương trình thu phí dịch vụ thông tin, chương trình theo dõi việc báo cáo thông tin của các tổ chức thông tin cho phù hợp với thực tiễn.
- Trên cơ sở ứng dụng phần mềm trong hệ thống để hổ trợ cho các phòng nghiệp vụ trong tác nghiệp và phục vụ cho việc quản trị điều hành một cách nhanh chóng.
- Trang bị mới và đầy đủ số lượng máy tính để đáp ứng công nghệ mới thay thế một số máy lạc hậu đặc biệt là máy chủ và hệ thống đường truyền dữ liệu.
- Đào tạo đội ngũ chuyên viên giỏi công nghệ thông tin, trang bị những kiến thức cơ bản về vận hành, sử dụng công nghệ tiên tiến.
- Trong xu thế đổi mới hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là một yêu cầu lớn và cần thiết đối với bất cứ một ngân hàng thương mại nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Chi nhánh cũng không nằm ngoài xu thế đó, luôn phải tiếp cận nhanh công nghệ ngân hàng hiện đại, đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian các quy trình nghiệp vụ, hoàn thành khối lượng công việc ngày càng nhanh chóng; đồng thời từ đó hoàn thành và phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cụ thể:
+ Hiện đại hóa công tác thanh toán: Chi nhánh đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nhằm mục tiêu thu hút các thành phần kinh tế đến giao dịch với ngân hàng. Chi nhánh có thể phát triển các sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Và việc khách hàng trả nợ ngân hàng cũng dễ dàng hơn thông qua khấu trừ vào tài khoản mà không cần phải đến ngân hàng nhiều lần.
+ Trang bị cơ sở vật chất và công nghệ thông tin để khách hàng thấy được tính hiện đại của ngân hàng. Cụ thể trang bị các loại máy tính, máy móc thanh toán ở trụ sở giao dịch, quầy giao dịch phù hợp cho giao tiếp. Ngoài việc mua sắm sửa chữa các thiết bị cơ sở vật chất củ hay hư hỏng Chi nhánh cũng nên quan tâm chú ý đến cách bố trí hình ảnh, áp phíp nhằm tạo ra một không gian hài hòa, tạo nên một sự thỏa mái và tiện nghi cho khách hàng. Vì các khách hàng đến làm thủ tục vay vốn cũng như thanh toán các khoản vay thường có một khoản thời gian đợi chờ không phải là ít. Để giúp cho khách hàng cảm thấy thỏa mái, không sốt ruột trong lúc chờ đợi, Chi nhánh có thể bố trí không gian tiếp khách với các tờ quảng cáo về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với những hình ảnh sôi động, ấn tượng. Bên cạnh đó, khách hàng có thể theo dõi thông tin trên các báo tạp chí hoặc các tờ tin tức về hoạt động của Chi nhánh, các sản phẩm dịch vụ mà Chi nhánh đang cung cấp.
3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng
Giải pháp mang tính truyền thống này luôn được đặt ra, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập mạnh như hiện nay. Bởi lẽ, cán bộ tín dụng là những người trực tiếp làm việc với khách hàng, trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn, là người ảnh hưởng lớn đến việc khách hàng có được vay vốn hay không. Vì thế có thể nói để mở rộng cho vay vai trò của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng mang tính chất quyết định.
Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ bản chất của từng phương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay, từ đó để có được những quyết định về hình thức cho vay và lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Để đạt được mục tiêu này Chi nhánh cần đẩy mạnh chương trình thi đua rèn luyện và nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ toàn Chi nhánh nói chung. Thông qua việc thường xuyên tổ chức các hội thi như hội thi thể thao, hội thi kiến thức ngân hàng, hội thi văn nghệ...nhằm khuyến khích các cán bộ thực hiện tốt công việc của họ, đặc biệt chú ý đến công tác khen thưởng cũng như các chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những thành tích lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên trau dồi kiến thức chuyên môn, học tập để nâng cao trình độ và những sáng kiến trong lao động. Xây dựng Chi nhánh BIDV- Quảng Nam thành một Chi nhánh mạnh so với các Chi nhánh của các NHTM khác.
3.2.6 Hoàn thiện chính sách tín dụng
Ngay từ đầu năm 2011, BIDV đã ban hành văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống, theo đó tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh năm 2011 không quá 19%. Hoàn thiện chính sách tín dụng theo các nguyên tắc:
- Chỉ tăng trưởng tín dụng khi huy động được nguồn vốn và tỷ lệ an toàn được đảm bảo.
- Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, gắn công tác tín dụng với nhiệm vụ huy động vốn, việc cấp tín dụng cho khách hàng phải nhằm phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
- Tập trung ưu tiên vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp nông thôn, nông thôn xuất khẩu, công nghiệp hổ trợ...
- Kiểm soát chặt chẽ cho vay nhập khẩu, chỉ cho vay đối với các mặt hàng thiết yếu.
Trong đó, chính sách lãi suất cho vay đối với DNNQD phải linh hoạt hơn nhằm thu hút các DNDQD đến vay vốn và tạo sự cạnh tranh đối với các NHTM trên địa bàn.
Các phương thức cho vay đối với DNNQD cần phải đa dạng hơn phù hợp với nhu cầu vay vốn của DNNQD.
3.3 Một số đề xuất kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
- Tiềm năng để các NH đẩy mạnh cho vay đối với các DNNQD là rất lớn. Tuy nhiên để đưa các sản phẩm dịch vụ, tiện ích của NH đến được với khách hàng, chỉ sợ nổ lực của bản thân các ngân hàng là không đủ, mà cần có sự chỉ đạo hổ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành và UBNN các cấp, cụ thể đối với các NHTM cần cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, hướng tới sự đơn giản thuận tiện dễ hiểu song vẫn đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Tăng cường tuyên truyền quảng bá cho hoạt động về lĩnh vực cho vay DNNQD, có chiến lược và chính sách khuyến khích khách hàng hấp dẫn.
- Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với DNNQD khi đi vay là đáp ứng được các điều kiện khi vay vốn, như tài sản thế chấp thường chưa hợp pháp theo quy định của pháp luật, nhất là thế chấp bằng bất động sản (nhà, đất). Đặc biệt là các thủ tục pháp lý trong trường hợp NH phải phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay, trong khi đó các thị trường về bất động sản và cầm cố chưa hình thành... Do đó, Chính phủ, các bộ ngành và UBNN các cấp cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách để hổ trợ cho hoạt động ngân hàng nói chung, lĩnh vực cho vay DNNQD nói riêng trong quá trình hoạt động.
- Việc ban hành những quy định, những điều luật cần có sự thảo luận giữa Chính phủ và các tổ chức tín dụng nhằm xây dựng một môi trường pháp lý ổn định tạo thuận lợi cho tổ chức tín dụng trong hoạt động của mình. Chính sự ổn định vĩ mô này là tiền đề tốt cho mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động cho vay DNNQD nói riêng của các tổ chức tín dụng.
3.3.2 Kiến nghị với NHNN và các cơ quan chức năng
- NHNN là cầu nối thường xuyên cho các tổ chức tín dụng và Chính phủ. Vì vậy NHNN cần bám sát thực tiễn hoạt động của các tổ chức tín dụng hơn nữa, để kịp thời có những điều chỉnh trong cơ chế chính sách và trình chính sách phê duyệt nhằm thay đổi những bất hợp lý phát sinh trong hoạt động thực tiễn của các tổ chức tín dụng (các NHTM).
- Hiện nay, nhu cầu vay vốn của các DNNQD là rất lớn. Điều kiện đầu tiên mà các tổ chức kinh tế, cá nhân phải thỏa mãn để được xin vay là phải có tài sản thế chấp, tài sản bảo đảm, một trong những tài sản thường để lựa chọn thế chấp đó là quyền sử dụng đất và nhà ở. Vì vậy, để tạo diều kiện cho việc xin vay và việc giải ngân vốn vay của ngân hàng được thực hiện nhanh chóng yêu cầu các cơ quan chức năng có liên quan giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà trong thời gian sớm nhất tạo điều kiện cho khách hàng xin vay hoàn thành thủ tục vay, đồng thời phải có biện pháp quản lý, tránh hiện tượng làm giả làm sai gây thiệt hại cho ngân hàng.
- Ngoài ra, Chính quyền địa phương nên tăng cường giúp đở ngân hàng thông qua việc triển khai kịp thời những chủ trương kế hoạch chương trình phát triển kinh tế của địa phương, đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước, quyền sở hữu tài sản... tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn thế chấp cho ngân hàng theo đúng quy định pháp luật.
- Chính quyền cần quan tâm hổ trợ công tác thu hồi nợ ngân hàng đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình có khả năng trả nợ nhưng không trả đúng kỳ hạn.
3.3.3 Kiến nghị đối với Chi nhánh BIDV - Quảng Nam
Ngân hàng cần chủ động có những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng hoạt động cho vay DNNQD. Cần đầu tư chú trọng vào việc nghiên cứu mở rộng các sản phẩm hiện có trên thị trường, tìm hiểu các nhu cầu mới của khách hàng để tìm ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đó của khách hàng.
Về phía Chi nhánh cần tăng cường sự phối hợp với các Chi nhánh khác cùng hệ thống BIDV để có những hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm cho vay DNNQD. Đồng thời xin phép ngân hàng cấp trên cho Chi nhánh thêm quyền chủ động sáng tạo trong kinh doanh để Chi nhánh có thể xây dựng cho mình được những sản phẩm đặc trưng mang dấu ấn của Chi nhánh.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập cùng kinh tế khu vực và thế giới, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đang ở cao trào. Vai trò các NHTM còn được nâng cao, quá trình phát triển các loại hình kinh tế nước ta trong giai đoạn mở rộng. Và đang mở ra một hướng đi tốt đẹp, nhưng phần lớn là các doanh nghiệp, tập đoàn còn nhỏ, năng lực tài chính chưa cao, trong đó thành phần kinh tế DNNQD chiếm tỷ trọng khá lớn, vì vậy vai trò của các NHTM ngày càng quan trọng hơn.
Từ những phân tích ở phần trước cho ta thấy sự tồn tại và phát triển kinh tế DNNQD là một tất yếu khách quan. Nó là một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường bởi sự ra đời và phát triển của nó không chỉ là sự phù hợp với xu thế phát triển kinh tế ở nước ta mà còn góp phần to lớn làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế.
Để hoạt động kinh doanh của khu vực này được hiệu quả thì ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Với chức năng là trung gian tài chính NH huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và đầu tư cho các đơn vị còn thiếu vốn. Vì vậy, NH chính là nơi hổ trợ vốn tốt nhất cho các DNNQD.
Tuy nhiên thực trạng hoạt động tín dụng nói chung và cho vay DNNQD nói riêng tại Chi nhánh BIDV - Quảng Nam vẫn còn hạn chế nhất là trong điều kiện cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng như hiện nay thì việc mở rộng hoạt động này phải được các ngân hàng chú trọng đầu tư hơn nữa. Vì vậy, là nhóm đối tượng khách hàng có tiềm năng rất lớn và các NH lớn đều đã khai thác tốt các mảng khách hàng này.
Với vai trò và tiềm năng sẵn có trong thời gian tới nhu cầu vay vốn của khu vực kinh tế ngày càng tăng là điều kiện thuận lợi để NH mở rộng cho vay, gia tăng thị phần tín dụng. Vì vậy, việc mở rộng cho vay đối với DNNQD đòi hỏi sự nổ lực lớn của mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng và bản thân các khách hàng và cũng như sự hổ trợ của Nhà nước để đảm bảo an toàn hiệu quả cho vốn đầu tư của NH.
Do thời gian nghiên cứu cũng như tìm hiểu thực tế chưa nhiều nên trong chuyên đề còn nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu kỹ. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn bổ sung cho chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Võ Thị Thu Ngân cùng các anh chị phòng QHKH I NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kilo60 .doc