Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái

Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Yên Bái trong bối cảnh mới Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân bằng nhiều h nh thức phù hợp với từng đối tượng để nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá tr nh tổ chức thực hiện. Thứ hai, tăng cường nhân rộng những cách làm hay, mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới để phổ biến ra diện rộng; khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức và cá nhân làm tốt, có nhiều đóng góp cho Chương tr nh. Thứ ba, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo, Bộ phận giúp việc BCĐ Chương tr nh xây dựng NTM các cấp và bộ máy cán bộ xã, xóm theo quy định của Trung ương và của tỉnh. Thứ tư, khuyến khích phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp ở nông thôn theo mô h nh sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản giữa nông dân - hợp tác xã (tổ hợp tác) - nhà khoa học - doanh nghiệp - Nhà nước. Hướng dẫn đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu để gia tăng giá trị sản phẩm. Thứ năm, nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục và đào tạo y tế, xã hội; xây dựng, củng cố các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng nếp sống văn minh, phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp, t nh làng nghĩa xóm, tổ chức nhân dân tham gia bảo đảm an ninh trật tự, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng xóm, làng xanh, sạch đẹp. Thứ sáu, đối với các xã đã đạt chuẩn NTM cần: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thứ bảy, ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn nhằm tăng thu nhập cho người dân nông thôn một cách bền vững. Thứ tám, thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng cấp ủy, chính quyền cơ sở luôn trong sạch, vững mạnh; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, quy hoạch đội ngũ kế cận và đề xuất việc tuyển dụng, bổ sung, thay thế công chức cấp xã còn thiếu, không đáp ứng yêu cầu. Thứ chín, nâng cao chất lượng đời sống văn hoá và giữ gìn an ninh trật tự: Gắn xây dựng nông thôn mới với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thứ mười, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng NTM. 5. K

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 25 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH YÊN BÁI Đỗ Thị Thúy Phương1, Trần Đình Tuấn2 Tóm tắt Tỉnh Yên Bái đang khẩn trương hoàn thành quá trình xây dựng nông thôn mới. Sau tám năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rất sôi động ở nông thôn, đã tác động tích cực trên tất cả các mặt của đời sống xã hội làm cho cuộc sống ở nông thôn văn minh hơn, phát triển hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn một số hạn chế, đó là: Tiến độ thực hiện chương trình vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu đặt ra; một số tiêu chí mức độ đạt còn thấp, kém bền vững... Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng thành công nông thôn mới ở tỉnh Yên Bái. Từ khóa: Chương trình, nông nghiệp, nông thôn mới, tiêu chí, xây dựng. SOLUTIONS TO ENHANCING NEW RURAL CONSTRUCTION IN YEN BAI PROVINCE Abstract Yen Bai province is in a rush to finish the process of developing new rural areas. After 8 years implementing new rural area programmes, this province has gained such remarkable acchievements in many aspects. Developing new rural areas which has drawn people’s concern and been highly approved by dwellers has a huge effect on every field of society and correspondingly made country life more well- developed and civilized. Despite its achievements, there are some drawbacks. Firstly, the progess of the programme has stayed slow. Secondly, some critera have been unmet or unsustainably met. In the study, several solutions are suggested to make the programmes in Yen Bai Province more successful. Key words: Programme, agriculture, new rural areas, criterion, develop JEL classification: O; O12 1. Đặt vấn đề Nước ta là một nước nông nghiệp. Hiện nay, tuy quá tr nh đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng phần lớn dân số sinh sống và lao động làm việc ở nông thôn.Trong thời kỳ nào, Đảng ta cũng chăm lo đến phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Một thực tế đang diễn ra là do nông thôn chậm phát triển nên áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn, làm ảnh hưởng đến quá trình ổn định và phát triển của đô thị [3]. Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập như: Triển khai thực hiện chương tr nh đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn (Chương tr nh 135) và đầu tư cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Tổng dân số của tỉnh Yên Bái là 807.287 người, trong đó có 641.265 người sinh sống và lao động ở vùng nông thôn, chiếm tỷ lệ 79,43% trên tổng dân số của tỉnh [1]. Cũng như cả nước, hiện nay tỉnh Yên Bái đang khẩn trương hoàn thành quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) để làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nông dân.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM theo chuẩn NTM, tỉnh Yên Bái vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như xuất phát điểm của một số huyện còn thấp, tr nh độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đời sống của nhân dân còn khó khăn; Tiến độ thực hiện chương tr nh NTM vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu đặt ra; một số tiêu chí mức độ đạt còn thấp, kém bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá quá tr nh xây dựng NTM ở tỉnh Yên Bái trong điều kiện hiện nay là rất có ý nghĩa. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nguồn số liệu Bài báo sử dụng nguồn số liệu thứ cấp lấy từ Báo cáo tổng kết các năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2011-2018); phương hướng, nhiệm vụ thực hiện giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này để mô tả, phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng NTM tỉnh Yên Bái. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh công tác xây dựng NTM qua các giai đoạn tại tỉnh Yên Bái. Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 26 Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được áp dụng thông qua trao đổi, tham vấn ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học đang thực hiện công tác quản lý trực tiếp và đang nghiên cứu về xây dựng NTM tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2018, từ đó đánh giá được những hạn chế, đồng thời có cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM tỉnh Yên Bái trong thời gian tới. 3. K t quả nghiên cứu và thảo luận Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung du Bắc bộ. Yên Bái có phạm vi giới hạn ở toạ độ địa lý từ 21024’ - 22 016’ vĩ độ Bắc; 103056’ - 105003’ kinh độ Đông. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai; Phía Tây Nam giáp các tỉnh Sơn La và Lai Châu; Phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Tỉnh Yên Bái có 9 đơn vị hành chính, gồm 7 huyện, 1 thị xã và 01 thành phố với 180 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Yên Bái là 688.767 ha, dân số 792.710 người với 30 dân tộc cùng sinh sống [2]. Yên Bái là một tỉnh có trên 80% dân số sống ở nông thôn nên phát triển nông thôn là mặt trận hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo, giao các sở, ban, ngành của tỉnh phụ trách, giúp đỡ các xã xây dựng NTM, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chương tr nh mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở thành lập các Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Văn phòng điều phối các cấp để tổ chức triển khai thực hiện hiện chương tr nh theo hướng phân cấp, gắn trách nhiệm của các cấp trong quản lý, điều hành từ đó đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp trong xây dựng NTM. Sau gần 8 năm thực hiện Chương tr nh, tính đến 31/12/2018 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có 48 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (Kế hoạch đến năm 2020 là 25 xã đạt chuẩn NTM), chiếm 30,6%, trong đó: Giai đoạn 2011 - 2015 có 06 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; Giai đoạn 2016 - 2018 đã có 48 xã được công nhận đạt chuẩn NTM [5]. Bảng 01: Tình hình xây dựng NTM tỉnh Yên Bái (Giai đoạn năm 2011 – năm 2018) TT Nội dung ĐVT Mục tiêu đ n năm 2020 K t quả đ n 31/12/2018 Điều chỉnh mục tiêu đ n năm 2020 Lý do, căn cứ đề xuất 1 Huyện đạt chuẩn NTM Huyện 0 0 1 Căn cứ các chủ trương, chính sách và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương tr nh mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; trên cơ sở kết quả thực hiện Chương tr nh mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2018 và sự đồng thuận của người dân trong xây dựng NTM. Tỉnh Yên Bái đề xuất phấn đấu 01 huyện đạt chuẩn NTM, 64 xã đạt chuẩn NTM vào năm 2020 2 Xã đạt chuẩn NTM Xã 2.1 Số xã đạt chuẩn NTM Xã 25 48 64 2.2 Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM % 15,9 30,57 40,76 3 B nh quân số tiêu chí xây dựng NTM đạt được/xã Tiêu chí/xã 12,03 11,42 14,0 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và tính toán của nhóm tác giả Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 27 3.1. Kết quả thực hiện các nội dung của chương trình nông thôn mới 3.1.1. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - Tiêu chí giao thông nông thôn, được xác định là một trong những tiêu chí khó trong quá trình triển khai thực hiện Chương tr nh, đặc biệt là đối với tỉnh miền núi như tỉnh Yên Bái. Do đó, để hỗ trợ các xã từng bước hoàn thành tiêu chí này, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển giao thông nông thôn, với cơ chế thực hiện là "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Trong 03 năm qua bằng nguồn vốn trực tiếp từ Chương trình, toàn tỉnh đã thực hiện được trên 152 công tr nh, bê tông hóa được gần 450 km. Việc xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh đã trở thành phong trào, được người dân nhiệt t nh hưởng ứng tham gia. Trên địa bàn tỉnh có 58 xã (chiếm 36,94% số xã) đạt Tiêu chí số 2 về Giao thông. - Về thủy lợi: Toàn tỉnh đã sửa chữa, nâng cấp, làm mới 158 công trình thuỷ lợi, với tổng mức vốn đầu tư trên 312 tỷ đồng. Hệ thống, công trình thủy lợi của tỉnh hiện có 3.403 công trình thuỷ lợi vừa, nhỏ và công trình tạm, cấp nước tưới cho hơn 17.000 ha lúa vụ đông xuân, 19.598 ha lúa vụ mùa. Trên địa bàn tỉnh có 127 xã (chiếm 80,89% số xã) đạt Tiêu chí số 3 về Thủy lợi. - Về điện nông thôn: Được đầu tư nâng cấp và mở rộng, tính đến nay tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn điện trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 80%, có 120/157 xã (chiếm 76,43% số xã) đạt Tiêu chí số 4 về Điện. - Về trụ sở làm việc: Xây dựng được 19 hạng mục công trình xây mới, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc của các xã với giá trị 13,5 tỷ đồng bao gồm: Xây dựng cổng, tường rào, nhà vệ sinh, nhà ăn... - Về sử dụng nước và vệ sinh môi trường: Bằng nguồn vốn của Chương tr nh toàn tỉnh đã xây mới 04 khu xử lý rác thải, 01 công trình nước sạch và 03 khu nghĩa trang; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 88% và có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 62,1%. - Cơ sở hạ tầng thông tin và Truyền thông: Được đầu tư nâng cấp và mở rộng về hệ thống thông tin di động và internet được phủ sóng hầu hết tất cả các vùng sâu, vùng xa trên toàn tỉnh; 100% xã có điểm phục vụ bưu chính. Đến hết tháng 6/2018 toàn tỉnh có 116/157 xã (chiếm 73,8% số xã) đạt Tiêu chí số 8 về Bưu điện. - Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Tỉnh Yên Bái đã xây dựng Quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Yên Bái đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; trong đó có 121 xã/157 xã được quy hoạch có chợ (còn 31 xã không có chợ trong quy hoạch), đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp được 40 công trình với giá trị là hơn 40 tỷ đồng, đến hết quý II/2018 toàn tỉnh có 96 xã (chiếm 61,15% số xã) đạt Tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. - Trường học các cấp: Từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hóa. Trong những năm qua triển khai thực hiện Chương tr nh, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các xã liên tục phát triển. Đến tháng 6/2018 đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp được 228 công trình với giá trị trên 428 tỷ đồng, toàn tỉnh có 50 xã (chiếm 31,84% số xã) đạt Tiêu chí số 5 về Trường học. - Cơ sở vật chất văn hóa: Trong 03 năm qua đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây mới 243 công tr nh trong đó có 12 nhà văn hóa xã, 37 nhà văn hóa thôn, và 06 khu thể thao xã, san gạt, xây dựng 12 sân vận động thể thao xã, xây dựng 01 trung tâm văn hóa du lịch cộng đồng tại bản Sà Rèn - xã Nghĩa Lợi - thị xã Nghĩa Lộ và 175 công tr nh nhà văn hóa, khu thể thao thôn. Tổng giá trị trên 145 tỷ đồng [5]. 3.1.2. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. - Tỷ lệ hộ nghèo: Trong hai năm 2016 - 2017 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 10,24%, trong đó: Năm 2016 giảm 5,24%, năm 2017 giảm 5%. Tỷ lệ giảm nghèo b nh quân là 5,12 % (kế hoạch giảm 4%). Riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm 15,58%. Trong đó: Năm 2016 giảm 8,26%, năm 2017 giảm 7,32%, b nh quân giảm 7,79%/năm (kế hoạch giảm 6,5%). Đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 21,97%. ớc đến hết quý II/2018, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn đa chiều) là 20,05%. Trên địa bàn tỉnh có 49 xã (chiếm 31,21% số xã) đạt Tiêu chí số 11 về Hộ nghèo. - Lao động có việc làm thường xuyên: Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp mỗi năm giảm 1-1,5%; đến cuối năm 2017 tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh còn 66,66%. Đến hết quý II/2018, trên địa bàn tỉnh có 136 xã (chiếm 86,62% số xã) đạt Tiêu chí số 12 về Lao động có việc làm thường xuyên. - Về tổ chức sản xuất: Đến hết quý II/2018, toàn tỉnh có 307 Hợp tác xã (HTX), trong đó HTX nông nghiệp là 166 HTX chiếm 54,07%. Thành lập mới và giải thể HTX theo Luật HTX năm 2012: số HTX thành lập mới là 02 HTX tại huyện Trấn Yên, số HTX đã giải thể là 04 HTX, tổng số HTX cần giải thể thời gian tới là 31 Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 28 HTX. Số lượng thành viên tham gia là 8.493 người với tổng vốn điều lệ 176.325 triệu đồng. Doanh thu bình quân của 01 HTX/năm là 860 triệu đồng; thu nhập bình quân của thành viên, người lao động trong HTX là 36 triệu đồng/người/năm. Lãi b nh quân của HTX/năm là 253 triệu đồng. Lũy kế đến hết quý II/2018, trên địa bàn tỉnh có 97 xã (chiếm 61,78% số xã) đạt Tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất. 3.1.3. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường - Về Giáo dục và Đào tạo: Công tác phổ cập giáo dục các cấp học được quan tâm chỉ đạo và duy trì vững chắc tạo điều kiện tốt nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tỷ lệ học sinh ra lớp ở các cấp học năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề), trong đó có trên 70% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tuyển sinh vào học trung học phổ thông; tỷ lệ lao động qua đào tạo: Tính đến năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 51% (kế hoạch 50,5%), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 03 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ công nhận tr nh độ đào tạo đạt 26,2%. Đến hết quý II/2018, toàn tỉnh có 102 xã (chiếm 64,99% số xã) đạt Tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo. - Về y tế: Việc khám chữa bệnh cho người dân nông thôn ngày càng được quan tâm, phục vụ tốt hơn, cơ sở vật chất y tế từng bước hiện đại hóa trang thiết bị. Đến hết tháng 6/2018 đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp trên 76 công tr nh, với tổng giá trị là trên 63 tỷ đồng. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% (kế hoạch năm 2018 là 90,2%). Tổng số xã trên địa bàn tỉnh đến nay có 82 xã (chiếm 52,2%) đạt Tiêu chí số 15 về Y tế. - Về văn hóa: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả, các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống được quan tâm, bảo tồn và phát huy. Đến hết quý II/2018, toàn tỉnh có 85 xã (chiếm 54,14% số xã) đạt Tiêu chí số 16 về văn hóa. - Về Môi trường: Thông qua các hoạt động tuyên truyền nhận thức của người dân được nâng lên và ảnh hưởng tích cực đến phong trào xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều cơ bản chấp hành và thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; cảnh quan môi trường được giữ g n xanh-sạch-đẹp; chất thải được thu gom, xử lý cơ bản đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, một số nơi vẫn còn t nh trạng xả chất thải rắn sinh hoạt bừa bãi; một số cơ sở sản xuất ở một số thời điểm xả chất thải chưa được xử lý đảm bảo ra ngoài môi trường; chất thải, mùi phế thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của một số hộ gia đ nh gây ảnh hưởng đến đời sống người dân và ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp...Việc duy tr , nâng cao các tiêu chí về môi trường của chính quyền địa phương và của người dân vẫn còn có mặt hạn chế nhất định, mới chú trọng tập trung vào giai đoạn đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, còn sau khi công nhận đã có hiện tượng lơ là thiếu kiểm tra, giám sát... Đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 51 xã (chiếm 32,48% số xã) đạt Tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm. 3.1.4. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội - Về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: Trên địa bàn tỉnh có 100% số xã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị theo quy định; tr nh độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã cơ bản đạt chuẩn theo quy định, bên cạnh đó vẫn còn một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tr nh độ chuyên môn còn bất cập và hạn chế. Đến hết quý II/2018, toàn tỉnh có 134 xã (chiếm 85,35% số xã) đạt Tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. - Về Quốc phòng và An ninh: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định, tội phạm về trật tự xã hội được kiềm chế và giảm so với cùng kỳ năm 2017, không xảy ra án đặc biệt nghiêm trọng. Đến hết quý II/2018 có 143 xã (chiếm 91,08% số xã) đạt Tiêu chí số 19 về quốc phòng và an ninh. 3.2. Đánh giá chung kết quả xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2018 Mặt đạt được Một là, công tác chỉ đạo, điều hành nhìn chung được triển khai quyết liệt, đồng bộ, cụ thể thông qua các văn bản chỉ đạo của tỉnh. Công tác tổng hợp, hướng dẫn luôn kịp thời, tích cực, đáp ứng được yêu cầu. Hai là, tập trung đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Xác định rõ phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập một cách bền vững cho người dân nông thôn. Ba là, các ngành, các địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng nông thôn mới. Bốn là, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tiếp tục phát huy hiệu quả và ảnh Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 29 hưởng lớn đến nhận thức của cán bộ các cấp và người dân. Năm là, các địa phương đã quan tâm hơn đến các nội dung trọng tâm của Chương tr nh, nâng cao chất lượng các tiêu chí, đi vào chiều sâu, tập trung khắc phục những hạn chế cơ bản của giai đoạn 2011 - 2015 (Về môi trường, tổ chức sản xuất, văn hóa, an ninh trật tự...). * Hạn ch , tồn tại Một là, sản xuất nông nghiệp mặc dù đã chuyển biến tích cực nhưng nh n chung vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa h nh thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; các chuỗi giá trị sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu bền vững nên đã ảnh hưởng nhất định đến thu nhập của người dân. Hai là, nhận thức tư tưởng về xây dựng NTM vẫn còn có những mặt tồn tại hạn chế, một số bộ phận kể cả cán bộ lãnh đạo và nhân dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Chưa thực sự phát huy được vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư. Ba là, trong lĩnh vực văn hóa xã hội còn những vấn đề tồn tại như: Công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; đào tạo nghề và chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn còn chậm. Bốn là, vấn đề ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát, tuy nhiên một số địa phương t nh trạng ô nhiễm môi trường đang có dấu hiệu tăng; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản vẫn đang là vấn đề nổi lên được xã hội quan tâm. Năm là, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều xã vẫn còn nằm trong danh mục xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự. Sáu là, tr nh độ đội ngũ cán bộ ở một số địa phương, nhất là ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế so với yêu cầu xây dựng nông thôn mới. 4. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Yên Bái trong bối cảnh mới Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân bằng nhiều h nh thức phù hợp với từng đối tượng để nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá tr nh tổ chức thực hiện. Thứ hai, tăng cường nhân rộng những cách làm hay, mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới để phổ biến ra diện rộng; khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức và cá nhân làm tốt, có nhiều đóng góp cho Chương tr nh. Thứ ba, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo, Bộ phận giúp việc BCĐ Chương tr nh xây dựng NTM các cấp và bộ máy cán bộ xã, xóm theo quy định của Trung ương và của tỉnh. Thứ tư, khuyến khích phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp ở nông thôn theo mô h nh sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản giữa nông dân - hợp tác xã (tổ hợp tác) - nhà khoa học - doanh nghiệp - Nhà nước. Hướng dẫn đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu để gia tăng giá trị sản phẩm. Thứ năm, nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục và đào tạo y tế, xã hội; xây dựng, củng cố các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng nếp sống văn minh, phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp, t nh làng nghĩa xóm, tổ chức nhân dân tham gia bảo đảm an ninh trật tự, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng xóm, làng xanh, sạch đẹp. Thứ sáu, đối với các xã đã đạt chuẩn NTM cần: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thứ bảy, ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn nhằm tăng thu nhập cho người dân nông thôn một cách bền vững. Thứ tám, thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng cấp ủy, chính quyền cơ sở luôn trong sạch, vững mạnh; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, quy hoạch đội ngũ kế cận và đề xuất việc tuyển dụng, bổ sung, thay thế công chức cấp xã còn thiếu, không đáp ứng yêu cầu. Thứ chín, nâng cao chất lượng đời sống văn hoá và giữ gìn an ninh trật tự: Gắn xây dựng nông thôn mới với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thứ mười, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng NTM. 5. K t luận Trong nỗ lực xây dựng NTM của cả nước, với quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm; bằng nỗ lực, phấn đấu, điều hành quyết liệt và năng động của Đảng bộ, chính quyền và sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trên địa bàn tỉnh; sau 08 năm thực hiện Chương tr nh xây dựng NTM đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 30 lĩnh vực. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rất sôi động ở nông thôn, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; đã tác động tích cực trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, từ học tập tới đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác đảm bảo an ninh quốc phòng,... làm cho cuộc sống ở nông thôn văn minh hơn, trách nhiệm hơn, nhiều mặt tích cực được phát huy, như phong trào hiến đất xây dựng hạ tầng nông thôn, xóa đói, giảm nghèo,... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn một số hạn chế, đó là: Tiến độ thực hiện chương tr nh vẫn còn chậm, một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu đặt ra; một số tiêu chí mức độ đạt còn thấp, kém bền vững như: Tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ ngheo còn cao (31,21%), tiêu chí số 15 về y tế vẫn ở mức độ thấp (đạt 52,2%), Tỷ lệ số xã sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường, nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 62,1%, ... Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng thành công NTM ở tỉnh Yên Bái trong điều kiện mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục Thống kê tỉnh Yên Bái. (2018). Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2018. Nhà xuất bản Thống Kê. [2]. Đề án Xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. [3]. Đỗ Thị Thúy Phương, Trần Quang Huy. (2016). Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện mới. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 498 tháng 7 năm 2017. [4]. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2010, phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. [5]. UBND tỉnh Yên Bái. (2018). Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2016-2018) - Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2018 – 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Thông tin tác giả: 1. Đỗ Thị Thúy Phương - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: Thuyphuongkt.tueba@gmail.com 2. Trần Đình Tuấn - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD Ngày nhận bài: 26/08/2019 Ngày nhận bản sửa: 17/09/2019 Ngày duyệt đăng: 25/9/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_day_manh_xay_dung_nong_thon_moi_tinh_yen_bai.pdf
Tài liệu liên quan