Giải pháp hạn chế gian lận thuế tại Việt Nam trong bối cảnh sự phát triển của công nghệ thông tin

- Thứ năm, nâng cao năng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý thuế: Trong bối cảnh sự phát triển của CNTT, năng lực của cán bộ quản lý thuế góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ,và phẩm chất, đạo đức của công chức quản lý thuế là yếu tố có tác động không nhỏ đến ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT và khả năng gian lận thuế của họ. Nội dung này tác động trực tiếp đến nhân tố cơ hội và áp lực nêu trên. Trong môi trường làm việc mà công chức thuế mẫu mực, liêm chính, thủ tục công khai, rõ ràng thì ý thức tuân thủ của NNT sẽ được đảm bảo, các hành vi gian lận sẽ khó có cơ hội thực hiện và ngược lại. Đặc biệt, cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ sử dụng CNTT mới trong công tác quản lý thuế nói chung và chống gian lận thuế nói riêng, có như vậy mục tiêu hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế mà Nhà nước đặt ra mới có hiệu quả, tránh lãng phí trong đầu tư công nghệ mới [8]. - Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng trong công tác chống gian lận thuế: Việc phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng như Thuế, cơ quan Hải Quan, Ngân hàng, Tài chính sẽ hạn chế được các kẽ hở trong pháp luật cũng như khai thác triệt để các yếu tố kỹ thuật, CNTT trong việc chống gian lận thuế. Khi ban hành chính sách quản lý mới hoặc ứng dụng CNTT mới cần có sự áp dụng thống nhất giữa các ban ngành, nâng cao khả năng đối chiếu chéo và kiểm soát hành vi gian lận thuế của các đối tượng vi phạm.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hạn chế gian lận thuế tại Việt Nam trong bối cảnh sự phát triển của công nghệ thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
66 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 Giải pháp hạn chế gian lận thuế tại Việt Nam trong bối cảnh sự phát triển của công nghệ thông tin Solutions to limit tax fraud in Vietnam in the context of the development of information technology Đinh Thị Kim Thiết, Vũ Thị Lý, Nguyễn Thị Quỳnh Email: duongkhanh2010@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 9/3/2020 Ngày nhận bài sau phản biện: 28/6/2020 Ngày chấp nhận đĕng: 30/6/2020 Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghệ số của nhân loại đang tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác quản lý thuế nói chung và hạn chế gian lận thuế của Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác chống gian lận thuế. Việc vận dụng tối đa lợi ích của công nghệ thông tin (CNTT) trong nhận diện, kiểm soát và chống gian lận thuế của các doanh nghiệp (DN) là yêu cầu tất yếu không những đối với Việt Nam mà cả các nước trên thế giới. Trong phạm vi bài báo, tác giả đề cập đến thực trạng gian lận thuế tại Việt Nam, tác động của CNTT đến chống gian lận thuế, từ đó có những giải pháp nhằm hạn chế gian lận thuế tại các DN Việt Nam trong bối cảnh sự phát triển của CNTT. Từ khóa: Công nghệ thông tin; gian lận thuế; quản lý thuế. Abstract The digital revolution of mankind is creating many advantages for tax administration in general and limiting tax fraud in Vietnam in particular. Besides, there are also significant challenges for the fight against tax fraud. Making full use of the benefits of science and technology in identifying, controlling and combating tax fraud of enterprises is an indispensable requirement not only for Vietnam but also for other countries in the world. Within the scope of the article, the author mentions the situation of tax fraud in Vietnam, the impact of information technology on tax fraud prevention, from which there are solutions to limit tax fraud in Vietnam in the context of the development of information technology. Keywords: Information technology; tax fraud; tax administration 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN), đóng vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô, kích thích nền kinh tế phát triển và phân phối lại các nguồn tài chính, đảm bảo công bằng xã hội. Do đó, việc chống gian lận thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm hạn chế thất thoát nguồn thu NSNN cũng như đạt được các mục tiêu về kinh tế xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù công tác quản lý thuế ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ hơn nhưng các hành vi gian lận thuế trong các DN ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi với quy mô lớn và phạm vi rộng. Đặc biệt trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế nhưng đồng thời cũng gây ra những khó khĕn nhất định và là yếu tố để các DN lợi dụng trong gian lận thuế. Theo tổng kết công tác thanh kiểm tra của Tổng cục Thuế, trong số hơn 35.300 cuộc thanh tra, kiểm tra toàn hệ thống đã thực hiện trong 6 tháng đầu nĕm 2019, có 185.842 hồ sơ tại trụ sở cơ quan thuế. Tổng số kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra hơn 20.545 tỷ đồng, tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là hơn 3.299 tỷ đồng, số thuế tĕng thu qua thanh tra, kiểm tra và tĕng 109,49% so với cùng kỳ nĕm 2018. Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu nĕm 2019, ngành Thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 150 DN có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn và phạt hơn 693 tỷ đồng; giảm lỗ hơn 2.488 tỷ đồng; giảm khấu trừ hơn 9 tỷ đồng và điều chỉnh tĕng thu nhập chịu thuế hơn 2.661 tỷ đồng. Người phản biện: 1. PGS.TS. Trần Vĕn Thuận 2. TS. Nguyễn Minh Tuấn 67 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 Toàn hệ thống thuế cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế giá trị gia tĕng là 2.642 quyết định, tương ứng với số tiền hoàn là gần 13.562 tỷ đồng. Tổng số tiền truy hoàn và phạt là 75,83 tỷ đồng, trong đó truy hoàn 54,33 tỷ đồng, phạt 21,5 tỷ đồng. Số tiền bị truy hoàn đã nộp vào NSNN là 42,08 tỷ đồng [1]. Trong công tác chống gian lận thuế trên thế giới đã có nhiều quốc gia thành công trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế, giảm thiểu được tình trạng gian lận thuế của các DN. Vấn đề đặt ra cho các cơ quan chức nĕng của Việt Nam là làm thế nào để khai thác tối đa CNTT trong công tác quản lý thuế, đồng thời hạn chế được gian lận thuế, tạo môi trường lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. THỰC TRẠNG GIAN LẬN THUẾ TẠI VIỆT NAM VÀ VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHỐNG GIAN LẬN THUẾ CỦA NGÀNH THUẾ Tình hình gian lận thuế hiện nay khá phổ biến và xảy ra ở nhiều DN trên phạm vi cả nước. Theo báo cáo tổng kết các nĕm của Tổng cục Thuế cho thấy, các hành vi gian lận thuế ngày càng đa dạng và tinh vi, tập trung ở 2 loại thuế chủ yếu là thuế giá trị gia tĕng (GTGT) và thuế thu nhập DN (TNDN). Thông qua hoạt động kiểm toán cho thấy tình trạng người nộp thuế (NNT) kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí dẫn đến tính thuế TNDN, GTGT... vẫn còn diễn ra khá phổ biến và có xu hướng vi phạm gia tĕng trong những nĕm gần đây. Kết quả cho thấy số thuế giảm khấu trừ tĕng từ 1.800 tỷ đồng nĕm 2016 lên 2.701 tỷ đồng nĕm 2019, giảm lỗ thuế TNDN từ 37.600 tỷ đồng tĕng lên 43.000 tỷ đồng nĕm 2019 (bảng 1) [2]. Bảng 1. Tổng hợp kết quả thanh kiểm tra thuế ĐVT: Tỷ đồng Năm Tổng số cuộc thanh tra Tiền thuế tăng thu Giảm khấu trừ Vi phạm Thuế TNDN (giảm lỗ) 2017 103.211 19.109 1.800 37.600 2018 90.394 17.302 1.978 34.411 2019 96.343 18.875 2.701 43.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng cục Thuế) Bên cạnh đó, việc gian lận thuế GTGT chủ yếu thông qua các hành vi: Hạch toán thiếu doanh thu (không hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản doanh thu, ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế, việc này làm giảm thu nhập chịu thuế và giảm thuế TNDN phải nộp), thường xảy ra ở các loại hình DN như: Dịch vụ ĕn uống, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, xĕng dầu, xây dựng, trang trí nội thất, kinh doanh xe gắn máy, xe điện, ôtô, xe phục vụ thi công công trình...; không xuất hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, sản phẩm dùng để biếu tặng... Hạch toán, kê khai theo hướng tĕng thuế GTGT đầu vào như là việc mua khống hóa đơn GTGT đầu vào. Thậm chí việc chiếm đoạt tiền thuế thông qua việc lập chứng từ khống để hoàn thuế GTGT... (chủ yếu xảy ra ở các DN có hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông lâm sản, hành vi này được thực hiện ở cả DN “ma” và DN đang hoạt động bình thường). Đối với thuế thu nhập cá nhân, gian lận thuế chủ yếu thông qua hành vi: Kê khai sai thu nhập chịu thuế, kê khai khống số lượng người phụ thuộc để được khấu trừ thu nhập chịu thuế [3]. Tại thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn như TP. HCM với vị thế là trung tâm kinh tế của cả nước, là nơi tập trung đông đảo số lượng DN đa dạng ngành nghề nên cũng không tránh khỏi hiện tượng gian lận thuế, không tuân thủ thuế xảy ra tập trung trên những địa bàn này. Cụ thể trong 5 nĕm từ 2013 đến nĕm 2017 tại Cục thuế TP. HCM, qua thanh tra kiểm tra các DN, cán bộ thuế đã phát hiện và xử lý về thuế như: Hoá đơn giả, mua hoá đơn đầu vào để tĕng chi phí, mua hàng hoá dịch vụ trên 20 triệu đồng không thanh toán qua ngân hàng nhưng lại hạch toán khấu trừ thuế, che giấu doanh thu, hạch toán đẩy chi phí đầu vào cao hơn doanh thu với mục tiêu giảm lợi nhuận để đóng thuế ít. Do đó, tuy số thu thuế GTGT theo thống kê từ nĕm 2013 đến 2017 tĕng nhưng tỷ trọng số thu thuế TNDN lại giảm chứng tỏ vấn đề nộp thuế tại các DN hiện nay tồn tại những trường hợp không tuân thủ thuế dẫn đến gian lận, trốn thuế làm thất thu NSNN. Bởi lẽ bản chất nghĩa vụ thuế GTGT tại DN là thuế gián thu, trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc nộp thuế GTGT của DN là nộp thuế thay cho người mua, người tiêu dùng. Đó không phải là số thuế nộp thực chất từ lợi nhuận tạo ra của DN. Vì vậy, vấn đề gian lận thuế thường tồn tại ở sắc thuế TNDN do tâm lý của DN đó là số tiền trích từ lợi nhuận họ có được mà phải đóng góp cho NSNN. Hằng nĕm, cơ quan thuế đều thực hiện công tác thanh tra kiểm tra việc kê khai thuế của DN. Bảng 2 bên dưới trình bày kết quả số thu thuế và phạt qua các hành vi vi phạm pháp luật thuế của DN đã được cơ quan thuế phát hiện [4]. 68 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 Bảng 2. Kết quả số thuế truy thu và phạt về các hành vi vi phạm pháp luật thuế qua thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của Cục Thuế TP. HCM ĐVT: Triệu đồng Hành vi vi phạm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Gian lận sử dụng hóa đơn 42.557 45.884 48.541 50.448 58.403 Khai tăng chi phí đầu vào 32.975 25.003 50.664 54.458 61.560 Che giấu doanh thu 7.816 4.126 6.479 24.682 26.917 Vi phạm hành chính về kế toán 1.296 1.550 1.865 2.024 2.197 (Nguồn: Báo cáo của Cục thuế TP.HCM) ĐVT: triệu đồng Nguồn: Báo cáo của Cục Thuế TP.HCM Hình 1. Số truy thu và phạt về thuế TNDN của Cục Thuế TP. HCM giai đoạn 2013-2017 Đối với loại hình quảng cáo trực tuyến bằng Google, Facebook, nhiều tổ chức cá nhân chưa kê khai, nộp thay thuế GTGT và thuế TNDN đối với thu nhập phát sinh của Google và Facebook tại Việt Nam. Theo nhận định của chuyên gia, trong số 35% DN đang bán hàng trên MXH, có thể tới hàng triệu cá nhân, hộ kinh doanh đang bán, trao đổi hàng hoá trên Facebook, trong đó có trường hợp có doanh thu lớn nhưng không nộp thuế. Hình 2. Thị trường E-Commerce B2c ở Việt Nam và tỷ lệ tương ứng trong giá trị tổng doanh số bán lẻ từ 2013 đền năm 2020 (%) Cùng với sự phát triển của CNTT, trong những nĕm qua ngành Thuế đã có những đổi mới tích cực trong việc vận dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả chống gian lận thuế. Cụ thể, ngành Thuế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích, xác định đối tượng, nội dung rủi ro cao, có khả nĕng xử lý truy thu thuế lớn để tập trung giám sát kê khai, thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chống gian lận thuế. Triển khai phần mềm ứng dụng hỗ trợ giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra, kiểm tra thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại DN. Thực hiện ứng dụng nhật ký thanh tra, kiểm tra điện tử giúp các cấp lãnh đạo quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình chấp hành pháp luật, tuân thủ quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của công chức thuế. Ứng dụng phân tích rủi ro NNT (NNT) phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra góp phần đảm bảo khách quan, chọn đúng đối tượng thanh, kiểm tra...[6]. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống gian lận thuế vẫn còn gặp một số vướng mắc. Điển hình như: Phần mềm Phân tích thông tin rủi ro của NNT mặc dù cơ quan thuế đã hỗ trợ cho công tác xây dựng kế hoạch thanh tra nhưng việc kết xuất dữ liệu lại mất khá nhiều thời gian và phải kéo dữ liệu theo từng địa bàn quản lý; Việc đánh giá rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra mới chỉ dựa trên thông tin nội bộ ngành, chưa có sự kết nối thông tin bên ngoài Bên cạnh đó, còn nhiều cuộc thanh, kiểm tra thời gian bị kéo dài, còn tồn một số quyết định thanh tra còn dở dang nĕm trước chuyển sang chưa được giải quyết kịp thời; còn tồn tại các hồ sơ phối hợp với các cơ quan công an, cơ quan hữu quan chưa được giải quyết dứt điểm. Một số đơn vị còn chưa chú trọng công tác phối hợp, chưa chủ động đề xuất các giải pháp giải quyết những vướng mắc khó khĕn trong quá trình phối hợp. Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh, kiểm tra chưa đồng đều Đối với phương thức thanh tra, kiểm tra hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh qua mạng xã hội (MXH) cũng đòi hỏi những yêu cầu rất khác so với thanh tra, kiểm tra theo phương thức truyền thống. Chẳng hạn, để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, cán bộ thuế cần phải có trình độ cao về tin học, ngoại ngữ và phải giỏi về các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ để truy lần dấu vết giao dịch, kết xuất dữ liệu 69 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 lịch sử giao dịch làm bằng chứng đấu tranh đối với các hành vi vi phạm của NNT. Trên thực tế, trình độ công nghệ và điều kiện của cán bộ thuế hiện nay chưa thể để bao quát được nhiệm vụ này. Công tác quản lý thuế nhà thầu đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới hiện nay cũng vẫn còn nhiều vướng mắc. Trong khi đó, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một bộ phận kinh doanh TMĐT, kinh doanh qua MXH chưa cao, các hình thức thu thuế hiện nay vẫn chủ yếu là tổ chức, cá nhân tự khai, tự tính và tự nộp cho Nhà nước. Lợi dụng quy định này, hầu hết các cá nhân và DN kinh doanh qua mạng internet tìm mọi cách để “lách”, để tránh nộp thuế, cho dù cơ quan thuế đã có nhiều giải pháp quản lý nhằm giảm thất thu NSNN. 3. TÁC ĐỘNG CỦA CNTT ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG GIAN LẬN THUẾ Với sự ra đời của internet và các mạng viễn thông tiên tiến, cách con người giao tiếp, giao dịch, học hỏi và chia sẻ ý tưởng đã thay đổi khi khoảng cách và thời gian không còn là rào cản trong giao tiếp. Ngân hàng trực tuyến hoạt động hai mươi bốn giờ; xã hội mạng cho phép những khoảnh khắc được chia sẻ giữa một nhóm người khác nhau trải dài các khu vực địa lý; bỏ phiếu có thể được thực hiện bằng điện tử; tư vấn y tế có thể được thực hiện thông qua cuộc gọi video và khai thuế hiện có thể được gửi bằng điện tử [5]. Từ góc độ quản lý thuế, CNTT đã được sử dụng để hiện đại hóa quản lý thuế, cải thiện thu ngân sách và tuân thủ thuế. Nói cách khác là giảm mức độ gian lận thuế để tĕng cường tự nguyện và thực thi tuân thủ. Công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế như xây dựng cơ sở dữ liệu về NNT bao gồm: Thông tin định danh và các thông tin liên quan đến việc tuân thủ pháp luật thuế làm cĕn cứ phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro trong quản lý thuế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, với cơ sở dữ liệu NNT được quản lý tập trung. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nhận diện, xâu chuỗi, phân nhóm để xác định các rủi ro về thuế được chính xác, đầy đủ hơn, giúp xử lý sàng lọc dữ liệu để nắm bắt, dự báo tình hình sản xuất kinh doanh, khả nĕng nộp NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thu cũng như giám sát thường xuyên, phát hiện kịp thời các vấn đề vi phạm, gian lận thuế của NNT. Cĕn cứ cơ sở dữ liệu thực hiện giám sát hồ sơ khai thuế của NNT để đôn đốc kịp thời với mục tiêu đối với các NNT có rủi ro về thuế để kịp thời cảnh báo, đôn đốc nhằm nâng cao chất lượng kê khai thuế, đảm bảo sát và đúng thực tế, nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện hiện nghĩa vụ thuế của NNT trên địa bàn. Việc kê khai, nộp thuế qua mạng còn giúp giảm sự tương tác trực tiếp giữa NNT và cơ quan thuế từ đó giảm được gian lận thuế thông qua sự bắt tay giữa NNT và cán bộ thuế. Bên cạnh đó, hiện nay hóa đơn điện tử đã được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ. Bởi sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua, hạn chế việc người mua sử dụng phải hóa đơn của các DN ma. Đối với cơ quan thuế và cơ quan khác của Nhà nước, hóa đơn điện tử giúp xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn, từ đó giảm chi phí, thời gian đối chiếu hoá đơn giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác của Nhà nước như hiện nay. Đồng thời, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để NNT, DN tra cứu, nắm bắt. Với độ an toàn, chính xác cao của hóa đơn điện tử, tình trạng gian lận thuế, trốn thuế của các DN bỏ trốn, mất tích kịp thời được các cơ quan quản lý nhà nước ngĕn chặn. Đối với xã hội, sử dụng hóa đơn điện tử góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên). Khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn góp phần tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các DN. Giúp việc triển khai TMĐT được hoàn thiện hơn từ việc đặt hàng trên mạng, giao hóa đơn điện tử qua mạng, thanh toán qua mạng; góp phần kiểm soát tốt hơn tình trạng gian lận thuế trong lĩnh vực TMĐT. Công nghệ giúp bổ sung cho ngành Thuế các công cụ nhằm giám sát và theo dõi việc sử dụng vật liệu đầu vào, ước tính doanh thu và lợi nhuận từ đó ước tính số thuế phải nộp của các DN, giúp hạn chế tình trạng gian lận thuế. Tuy nhiên, công nghệ thông tin phát triển bên cạnh những mặt tích cực thì ngành thuế cũng phải đối mặt với các hành vi gian lận Thuế tinh vi hơn. Tội phạm mạng có thể truy cập vào tài khoản mục tiêu, sử dụng thông tin cá nhân NNT để sử dụng khai khống thuế. Loại lừa đảo này, chủ yếu dựa vào lừa đảo và trộm danh tính, khác với gian lận của người khai thuế, trong đó người khai thuế cố tình thực 70 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 hiện hành vi lừa đảo, thay vì vô tình xâm phạm dữ liệu của họ. Công nghệ phát triển trong khi đội ngũ cán bộ thuế có trình độ chưa đồng bộ và chưa kịp thích ứng, việc đào tạo mất nhiều thời gian và kinh phí dẫn đến không đủ khả nĕng kiểm soát các hành vi gian lận thuế ngày càng tinh vi của NNT. Công nghệ phát triển cũng làm cho công tác chống gian lận thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, MXH ngày càng khó khĕn. Giao dịch TMĐT, kinh doanh trên MXH có đặc điểm ảo, dựa trên nền tảng công nghệ, khó kiểm chứng thông tin nhận dạng, dễ dàng xóa bỏ, thay đổi nên tạo sự khó khĕn trong việc nắm bắt các giao dịch. Đơn cử như nhiều DN sử dụng website để quảng bá sản phẩm, hàng hóa kết hợp với bán hàng trực tuyến cho người tiêu dùng là cá nhân nhưng không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai doanh thu tính thuế giá trị gia tĕng (GTGT) và thu nhập DN (TNDN). Bên cạnh đó, nhiều DN, hộ và cá nhân kinh doanh bán hàng thu tiền mặt hay sử dụng dịch vụ giao hàng thu tiền hộ, chỉ sử dụng website, trang MXH để thực hiện quảng cáo sản phẩm nhưng việc bán hàng lại thông qua điện thoại tin nhắn. Trong khi đó, các đơn vị cho thuê máy chủ lại chưa hợp tác đầy đủ với cơ quan thuế trong việc cung cấp đầy đủ thông tin về các DN vận hành các website bán hàng khiến cơ quan thuế gặp nhiều khó khĕn trong việc thu nhập thông tin. Trên cơ sở những tác động của CNTT, ngành Thuế đã thấy được yêu cầu cần thiết phải có những cải cách trong công tác quản lý thuế gắn liền với việc ứng dụng CNTT. Ngày 17/5/2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại Quyết định 732/ QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược là: “Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tĕng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho NNT; nâng cao nĕng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của NNT; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào nĕm 2020”. Cụ thể: - Giai đoạn 2011-2015 + Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đến nĕm 2015 là một trong nĕm nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế; + Đến nĕm 2015 tối thiểu có: 60% DN sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% DN đĕng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 70% số NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp; + Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95%. - Giai đoạn 2016-2020 + Thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế đến nĕm 2020 là một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế; + Đến nĕm 2020 tối thiểu có: 90% DN sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% DN đĕng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp; + Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế là 100%. Quá trình thực hiện chiến lược cải cách thuế đã đạt được một số thành công nhất định. Về khai thuế, đối với NNT là DN, ngành Thuế đã triển khai dịch vụ khai thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc. Về nộp thuế, Tổng cục Thuế đã phối hợp với 50 ngân hàng thương mại đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử và tuyên truyền, vận động DN tham gia sử dụng dịch vụ tại 63/63 tỉnh, thành phố, số lượng DN hoàn thành đĕng ký dịch vụ với ngân hàng chiếm tỷ lệ 96,33% trên tổng số DN đang hoạt động. Trong nĕm 2018, các DN đã nộp tiền thuế thông qua 3.028.980 giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền là 583.597 tỷ đồng. Về hoàn thuế, ngành Thuế đã triển khai hoàn thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong nĕm 2018 (tính đến ngày 30/11/2018), cơ quan thuế các cấp đã giải quyết hoàn thuế bằng phương thức điện tử cho NNT đối với 15.823 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 91,7% hồ sơ hoàn thuế GTGT đã giải quyết của trường hợp hoàn xuất khẩu và đầu tư). Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc và đã có 99,83% DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận trên 56,6 triệu hồ sơ. 71 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 Tổng cục Thuế đã phối hợp với 50 ngân hàng thương mại hoàn thành kết nối với Tổng cục Thuế và 63 cục thuế triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Tổng cục Thuế đã triển khai dịch vụ khai thuế điện tử đối với tờ khai cho hoạt động thuê nhà tại 20 cục thuế và các chi cục thuế trực thuộc và đã kết nối dữ liệu thành công với 3 ngân hàng thương mại (Vietcombank, Vietinbank, Agribank). Đồng thời, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thuế: các ứng dụng đáp ứng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra (TTR, TPR); ứng dụng cơ sở dữ liệu tập trung (TMS); nâng cấp kho cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành Thuế; hệ thống Quản lý tài chính và kế toán nội bộ; nâng cấp quy hoạch các hệ thống ứng dụng trao đổi thông tin với các đơn vị, tổ chức bên ngoài ngoài hiện tại của ngành Thuế theo kiến trúc và hạ tầng công nghệ mới; nâng cấp kiến trúc cổng thông tin trao đổi thông tin với các đơn vị, tổ chức bên ngoài giai đoạn 2 (ngân hàng, T-Van, kho bạc nhà nước, hải quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ công an, Tổng cục Thống kê, Bảo hiểm xã hội...); bước đầu thực hiện việc xây dựng ứng dụng ký điện tử tập trung ngành Thuế cho các tỉnh/thành phố áp dụng trước cho các giao dịch điện tử và thông báo điện tử phục vụ NNT. Tổng cục Thuế đã nâng cấp hạ tầng kỹ thuật lưu trữ (Storage) và sao lưu cho hệ thống TMS đáp ứng yêu cầu xử lý tập trung. Hệ thống máy chủ hiện tại được triển khai trên nền tảng ảo hóa giúp việc quản lý cấp phát tài nguyên được linh động hơn, giảm thời gian downtime của ứng dụng khi thực hiện. Hệ thống điện toán đám mây được Tổng cục Thuế nghiên cứu và phát triển nhằm chuẩn hóa hệ thống ảo hóa tập trung tại trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự phòng; thực hiện nâng cấp hệ thống máy chủ ảo hoá đáp ứng các yêu cầu xử lý mới và tính nĕng dự phòng bằng quản trị vận hành hàng ngày đảm bảo cập nhật các bản vá hãng cung cấp và khuyến cáo, hạn chế tối đa các lỗ hổng về an toàn thông tin cho máy chủ. Triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật thông tin tại cơ quan thuế các cấp đảm bảo hoạt động ổn định, ngĕn chặn các nguy cơ xâm nhập, mất an ninh thông tin [7]. Trên thực tế, mặc dù đã có những thành công nhất định trong công tác quản lý thuế, nhưng việc áp dụng CNTT vẫn còn gặp nhiều khó khĕn do Việt Nam là nước đang phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hoạt động sản xuất kinh doanh phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn dẫn đến khó áp dụng được đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin mới. Các hoạt động trao đổi, mua bán giữa khu vực này với các DN khó kiểm soát tạo cơ hội cho hành vi gian lận thuế gia tĕng. 4. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ GIAN LẬN THUẾ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay, công tác chống gian lận thuế đòi hỏi cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng những công nghệ phù hợp cũng như sự hợp tác chặt chẽ của các ban ngành, cụ thể các giải pháp như sau: - Thứ nhất, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, hệ thống máy chủ, đường truyền, hạ tầng mạng. Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc sử dụng hóa đơn điện tử một cách toàn diện trong các DN, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện, Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ các DN thuộc địa bàn kinh tế khó khĕn, đặc biệt về kinh phí đào tạo thậm trí trang thiết bị ban đầu để họ có điều kiện triển khai áp dụng hóa đơn điện tử. Đối với thuế đánh trên thu nhập/lợi tức, hiệu quả thu thuế của ứng dụng kỹ thuật số là tự động tính toán dồn tích làm tròn số. Trên thực tế, khi thu nhập và lợi tức được tính bằng cách cộng dồn các giao dịch trong một khoảng thời gian xác định. Mô hình hiện tại NNT đưa các số liệu đầu vào liên quan, phân tích và điều chỉnh, sau đó chuyển gói thông tin kê khai thuế tới cơ quan thuế. Nếu áp dụng công nghệ, cơ quan quản lý thuế có lợi thế thu thuế thông qua cách sử dụng định dạng gói thông tin kê khai thuế, và bắt buộc NNT sử dụng các giải pháp như gắn nhãn ngôn ngữ lập báo cáo DN eXtensible (eXtensible Business Reporting Language XBRL), để từ đó thu thập được nhiều dữ liệu và phân tích tự động các tờ khai thuế có rủi ro cao đưa vào diện kiểm tra. Đối với các loại thuế đánh trên các giao dịch như thuế giá trị gia tĕng (GTGT), các loại thuế hàng hóa và dịch vụ, lợi thế nâng cao hiệu quả thu thuế của ứng dụng kỹ thuật số lớn hơn nhiều. Hiện nay, nhiều quốc gia yêu cầu các DN, cửa hàng bán lẻ sử dụng loại máy tính tiền cà thẻ (POS) lưu giữ bộ nhớ giao dịch đã thực hiện, và chỉ cơ quan thuế có mã truy cập được gọi là fiscal tills (tránh NNT tự điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng). Song với các tiến bộ công nghệ, những dữ liệu doanh thu bán hàng này có thể truyền tải thẳng tới hệ thống thông tin của cơ quan quản lý thuế. Cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ cho phép cập nhật liên 72 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 tục dữ liệu doanh thu vào hệ thống cơ quan thuế, do đó giảm thiểu quy mô sai sót và gian lận thuế. Trong tương lai, công nghệ sẽ cho phép chuyển thẳng thuế GTGT vào hệ thống cơ quan thuế khi xảy ra giao dịch bán hàng, không cần đến DN hay người bán hàng nộp tờ khai hay nộp thuế cho cơ quan thuế. Trường hợp tội phạm thuế được tạo điều kiện bởi công nghệ, một phản ứng công nghệ là cần thiết. Công cụ chống gian lận thuế phổ biến nhất được sử dụng để giải quyết trong bán hàng điện tử là công nghệ ghi dữ liệu. Công cụ này ghi lại và bảo mật dữ liệu bán hàng ngay lập tức khi giao dịch xảy ra và lưu trữ nó theo cách có nghĩa là nó là bằng chứng giả mạo. Điều này nó không thể bị thao túng bởi phần mềm ảo hoặc nếu việc giả mạo đã xảy ra, nó có thể theo dõi và phát hiện được. Dữ liệu nên được lưu trữ an toàn và được bảo quản ngay cả khi mất điện. Có nhiều loại công cụ khác nhau đang được sử dụng để thực hiện chức nĕng này, được các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau gọi là đơn vị điều khiển fiscal, thiết bị fiscal điện tử, thiết bị bộ nhớ fiscal, bộ điều khiển dữ liệu bán hàng hoặc môđun ghi âm bán hàng. Loại công nghệ này sẽ có thể được sử dụng trong bất kỳ loại máy tính tiền nào, chẳng hạn như máy tính tiền điện tử truyền thống (ECR), hệ thống bán hàng dựa trên máy tính hoặc các hệ thống dựa trên máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Các giải pháp khác nhau có sẵn có thể được đưa vào như một phần tích hợp của máy tính tiền hoặc là một tiện ích bổ sung được cài đặt với máy tính tiền hiện có. Là một tính nĕng bổ sung, các loại công cụ này cũng đang được sử dụng để gửi dữ liệu tự động đến cơ quan thuế, kết nối máy tính tiền trực tuyến với hệ thống máy chủ dữ liệu của chúng. Điều này có thể xảy ra hoặc trong thời gian thực hoặc chuyển khoản theo lịch hàng loạt, chẳng hạn như vào cuối ngày hoặc mỗi tháng. Cơ quan thuế sau đó có cơ hội truy cập dữ liệu từ xa cho mục chống gian lận thuế và kiểm soát. Để tránh thất thu thuế trong thời đại 4.0, ngành thuế phải ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, nhằm đem lại trải nghiệm tốt cho NNT cũng như củng cố nĕng lực người quản lý thuế. Đối với thuế đánh vào tài sản, hiệu quả thu thuế của ứng dụng kỹ thuật số không quá lớn. Cụ thể, khi các thông tin đĕng ký đất đai được lưu trữ trực tuyến, việc phối hợp giữa các cơ quan công quyền cho phép thu thuế kịp thời hơn. Nhưng nếu các giao dịch đất đai và bất động sản (BĐS) có thể sử dụng ứng dụng công nghệ sổ cái phi tập trung (blockchain), các cơ quan công quyền đều có quyền truy cập được vào hợp đồng giao dịch đất đai, BĐS trên mạng. Như vậy, sẽ đơn giản hóa thủ tục hành chính đĕng ký đất đai, BĐS và giảm nguy cơ sai sót hoặc trì hoãn đóng thuế trước bạ và các loại thuế phát sinh khác. Chẳng hạn cơ quan quản lý thuế ở Anh đã tạo ra hồ sơ cho mỗi NNT. Bộ phận rà soát và phân tích dữ liệu có thể xác định được hồ sơ nào cần xác minh, kiểm tra và thanh tra. Hệ thống hình ảnh dữ liệu địa chính trên mạng cũng cho phép đối chiếu với tờ khai thuế tài sản giúp cơ quan quản lý thuế phát hiện kê khai thiếu thuế đánh trên tài sản. Bên cạnh đó có thể xem xét vận dụng kinh nghiệm tại một nước phát triển sử dụng camera và theo dõi tiền thông qua các kênh ngân hàng, kết hợp video công nghệ với chứng minh thư thông minh để theo dõi sự chuyển động của các cá nhân, ví dụ như giao dịch bán hàng của khu vực DN cho các cá nhân Để ứng dụng các công nghệ thông tin mới vào công tác chống gian lận thuế, Nhà nước có thể liên kết với khu vực tư nhân cung cấp giải pháp công nghệ, giảm chi phí cho NNT. Việc thử nghiệm công nghệ mới có thể được áp dụng ở khu vực có nguy cơ gian lận thuế cao. Đối với hệ thống máy chủ, đường truyền, hạ tầng mạng: + Tĕng dung lượng hệ thống thư điện tử đáp ứng việc gửi nhận báo cáo thống kê và trao đổi công việc. + Nâng cấp hệ thống máy chủ và lưu trữ tại Trung tâm máy chủ nâng cấp đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ mới bảo đảm nĕng lực xử lý các cuộc Tổng điều tra, điều tra thống kê đặc biệt là ứng dụng phiếu điều tra điện tử. + Thay thế bổ sung hệ thống mạng bảo đảm duy trì kết nối ổn định và an toàn, an ninh. + Hệ thống kết nối dữ liệu hành chính: Xây dựng cầu nối chia sẻ dữ liệu giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê thực hiện kết nối dữ liệu thuế một các tự động và định kỳ phục vụ tốt cho điều tra doanh nghiệp hằng nĕm. Triển khai nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống ảo hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và hoàn thuế điện tử. + Triển khai nâng cấp hệ thống trục tích hợp nhằm nâng cao nĕng lực trao đổi thông tin, tích hợp và giao tiếp giữa các ứng dụng trong và ngoài ngành Thuế, đảm bảo an toàn thông tin. 73 NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 + Triển khai hệ thống dự phòng cho hệ thống xử lý giao dịch điện tử có yêu cầu tính sẵn sàng cao như hệ thống khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định, sẵn sàng, nâng cao nĕng lực xử lý, đặc biệt trong các kỳ cao điểm về quyết toán thuế. + Tiếp tục triển khai, nâng cấp hệ thống trang thiết bị địa phương cho toàn ngành đáp ứng yêu cầu về hiện đại hóa môi trường làm việc, nâng cao nĕng lực và hiệu suất làm việc của cán bộ thuế. - Thứ hai, tĕng cường triển khai quy định không dùng tiền mặt trong giao dịch thanh toán. Nền kinh tế tiền mặt tạo điều kiện cho các hình thức gian lận thuế như không khai báo hoặc khai báo giảm doanh thu, thu nhập, khai khống chi phí. Do đó, để chống gian lận thuế Nhà nước đã có những quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong một số giao dịch kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay quy định này còn nhiều bất cập mà các đối tượng vẫn có thể lợi dụng để trốn thuế. Để phát triển nền kinh tế không dùng tiền mặt, Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát trong TTKDTM; tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả nĕng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả. Đối với các chính sách vĩ mô, cần có sự hài hòa giữa các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ tài chính và chính sách quản lý và giám sát các dịch vụ tài chính hiện đại. Thay đổi thói quen và nhận thức của người dân, giúp cho mỗi người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện TTKDTM. Việc tuyên truyền một cách cụ thể cho các hoạt động TTKDTM hiện nay sẽ giúp khách hàng hiểu hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng phương thức thanh toán, từ đó tự quyết định chọn lựa hình thức thanh toán phù hợp nhất. Đưa ra quy chế thắt chặt việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán như: thanh toán tiền lương cho công việc trong lĩnh vực xây dựng không được chi trả hoặc chấp nhận bằng tiền mặt nếu nhân viên có tài khoản ngân hàng hoặc yêu cầu hợp pháp cho một người. Ở Phần Lan, việc rút tiền ATM được theo dõi. Rút tiền được tóm tắt bằng số thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ và chủ thẻ được xác định bằng số thẻ (thẻ phát hành trong nước) hoặc các phương tiện khác (thẻ phát hành ở nước ngoài). Một bức ảnh được chụp tại ATM để xác định người rút tiền mặt và điều này có sẵn cho cơ quan thuế thông qua kết nối trực tuyến. Nếu cần thiết, bức ảnh sẽ được sử dụng cho mục đích nhận dạng ở giai đoạn sau và điều này có thể được sử dụng như một chỉ báo rủi ro và/hoặc kết hợp với các thông tin khác trong quá trình điều tra. Ngành Ngân hàng tiếp tục cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ thanh toán; đồng thời, tĕng cường sự giám sát của cơ quan quản lý, sự phối hợp giữa ngân hàng với các đơn vị liên quan trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn. Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc hiện đại hoá công nghệ và các hệ thống thanh toán. Có cơ chế tạo tiền đề để ngân hàng và Fintech hợp tác thuận lợi, đảm bảo cung cấp đa dạng các phương thức thanh toán cho khách hàng. - Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, chính sách thuế nói chung và các vĕn bản pháp luật: Mục tiêu của giải pháp này là đảm bảo có được hệ thống thuế thống nhất, phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách, yêu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước, vừa phù hợp với khả nĕng đóng góp của các chủ thể trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh tĕng trưởng tĕng thu nhập của dân cư. Nội dung này sẽ tác động trực tiếp làm giảm các áp lực về gánh nặng thuế để dẫn đến hành vi gian lận thuế, đồng thời ngĕn chặn các cơ hội hay khả nĕng có thể gian lận thuế của NNT, giảm chi phí quản lý, chi phí tuân thủ, từ đó góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật, hạn chế hành vi gian lận trong tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các cơ chế phù hợp góp phần hiện đại hóa công tác quản lý thuế một cách toàn diện và hiệu quả như: Ưu đãi cho DN tự nguyện cài đặt công nghệ ghi dữ liệu như khấu trừ thuế, trợ cấp chi phí cài đặt. Đồng thời, có quy chế xử phạt hoặc hạn chế quyền lợi đối với những đơn vị gây khó khĕn hoặc thoái thác trách nhiệm trong việc ứng dụng công nghệ mới. - Thứ tư, tĕng cường nắm bắt thông tin về NNT, liên tục cập nhật các thủ đoạn gian lận thuế: Cơ sở dữ liệu về NNT là các thông tin rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế. Hệ thống thông tin về NNT giúp cho các cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình thành lập, hoạt động và chấp hành pháp luật thuế của NNT, từ đó có các giải pháp cụ thể đối với từng trường hợp khác nhau, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hạn chế các hành vi gian lận của NNT. Hệ thống thông tin về NNT cũng là cơ sở để cơ quan thuế và cơ quan hải quan áp dụng có hiệu quả kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. 74 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 Việc nhận diện các hành vi, thủ đoạn gian lận thuế của NNT là cơ sở để cơ quan quản lý thuế ngĕn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gian lận thuế. Trong trường hợp ngày càng phát sinh nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nhiều phương thức giao dịch như hiện nay, các thủ đoạn gian lận thuế cũng không ngừng gia tĕng, ngày càng đa dạng, tinh vi, nên việc cập nhật, nhận biết các thủ đoạn gian lận, phục vụ cho công tác quản lý thuế là rất cần thiết. Đặc biệt, trong bối cảnh sự phát triển của CNTT khi công nghệ là một lĩnh vực thay đổi nhanh chóng, và tội phạm sẽ tiếp tục đưa ra những cách tiếp cận mới và đòi hỏi sự phản ứng nhanh của cơ quan thuế. - Thứ nĕm, nâng cao nĕng lực và phẩm chất của cán bộ quản lý thuế: Trong bối cảnh sự phát triển của CNTT, nĕng lực của cán bộ quản lý thuế góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ,và phẩm chất, đạo đức của công chức quản lý thuế là yếu tố có tác động không nhỏ đến ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT và khả nĕng gian lận thuế của họ. Nội dung này tác động trực tiếp đến nhân tố cơ hội và áp lực nêu trên. Trong môi trường làm việc mà công chức thuế mẫu mực, liêm chính, thủ tục công khai, rõ ràng thì ý thức tuân thủ của NNT sẽ được đảm bảo, các hành vi gian lận sẽ khó có cơ hội thực hiện và ngược lại. Đặc biệt, cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ sử dụng CNTT mới trong công tác quản lý thuế nói chung và chống gian lận thuế nói riêng, có như vậy mục tiêu hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế mà Nhà nước đặt ra mới có hiệu quả, tránh lãng phí trong đầu tư công nghệ mới [8]. - Thứ sáu, tĕng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức nĕng trong công tác chống gian lận thuế: Việc phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức nĕng như Thuế, cơ quan Hải Quan, Ngân hàng, Tài chính sẽ hạn chế được các kẽ hở trong pháp luật cũng như khai thác triệt để các yếu tố kỹ thuật, CNTT trong việc chống gian lận thuế. Khi ban hành chính sách quản lý mới hoặc ứng dụng CNTT mới cần có sự áp dụng thống nhất giữa các ban ngành, nâng cao khả nĕng đối chiếu chéo và kiểm soát hành vi gian lận thuế của các đối tượng vi phạm. 5. KẾT LUẬN Việt Nam là một trong những nước đang phát triển nhưng có khả nĕng tiếp cận CNTT nhanh chóng. Công tác quản lý thuế nói chung và chống gian lận thuế ở Việt Nam nói riêng đã gặt hái được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, tình hình gian lận thuế trong các DN ngày càng diễn biến phức tạp. CNTT tạo ra thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức cho công tác quản lý thuế. Kết quả nghiên cứu dựa trên việc phân tích sự tác động của CNTT đến công tác chống gian lận thuế cũng như thực trạng gian lận thuế tại Việt Nam hiện nay từ đó có những giải pháp trong việc hạn chế gian lận thuế tại các DN Việt Nam trong bối cảnh sự phát triển của CNTT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] thue-voi-cuoc-song/2019-07-14/thanh-tra- kiem-tra-150-doanh-nghiep-co-hoat-dong- giao-dich-lien-ket-73867.aspx.ngày truy cập 14/3/2020. [2] h t tps : / /www.mof .gov .vn /webcen te r / p o r t a l / m t h a n h t r a / r / m / p h o d o t h t r / phodo th t rndp /phodo th t rndp_ch i t i e t ; jsessionid=wUn419KpPfOq ngày truy cập 28/02/2020. [3] Nguyễn Việt Hồng Anh (2019), Các yếu tố ảnh hưởng đến không tuân thủ thuế của Doanh nghiệp. [4] thue-gian-lan-thue-ngay-cang-tinh-vi-phuc- tap-241585/ ngày truy cập 14/3/2020.[4]: [5] Davidklas (2017), The Impact of Digital Technology on Tax Fraud and Cybercrime. [6] quan-ly-thue-doi-voi-hoat-dong-kinh-doanh- qua-mang-xa-hoi-145773.html. Ngày truy cập 16/3/2020. [7] su/2019-03-27/co-ban-da-bam-sat-duoc- muc-tieu-chien-luoc-cai-cach-he-thong- thue-69352.aspx, ngày truy cập 15/3/2020. [8] cac-hanh-vi-gian-lan-thue/, ngày truy cập 18/3/2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_han_che_gian_lan_thue_tai_viet_nam_trong_boi_canh.pdf
Tài liệu liên quan