Giải pháp giảm tỷ lệ xuất khẩu
nguyên liệu thô và gia tăng tỷ lệ sản phẩm
cao su xuất khẩu
Đến nay trên 80% cao su thiên nhiên của
Việt Nam được tiêu thụ tại các thị trường quốc
tế. Điều này cho thấy sự phát triển và lớn
mạnh của ngành cao su Việt Nam cho đến nay
chủ yếu là do động lực của thị trường xuất
khẩu nguyên liệu thô. Giá xuất khẩu quyết
định đến sự thu hẹp hoặc mở rộng diện tích
cao su, tới quy mô của khối chế biến mủ cao
su và tác động đến sinh kế hàng trăm nghìn lao
động tham gia nhiều khâu khác nhau của
chuỗi cung và các hộ gia đình tham gia khâu
sản xuất. Đây là giải pháp mới mà Nhà nước
cần có chính sách khuyến khích các công ty
cao su xây dựng các nhà máy chế biến cao su
thành các sản phẩm phục vụ các ngành công
nghiệp khác như săm, lốp xe máy, ô tô, các
sản phẩm y tế, bao bì
7. Kết luận
Chuỗi cung ứng ngành cao su Việt Nam
đã hình thành và phát triển cùng với ngành cao
su Việt Nam. Từ khâu cây giống, trồng trọt,
thu hoạch, chế biến và bán sản phẩm. Hầu hết
các khâu đã được chuyên môn hóa, nhưng vẫn
bộc lộ những hạn chế như trồng tiểu điền, thu
gom ép giá, xuất thô bị ép giá. Ngành cao su
cần bốn nhóm giải pháp để hoàn thiện chuỗi
cung ứng cũng như hiệu quả hoạt động của
ngành. Trong tình hình biến động kinh tế hiện
nay trên thế giới, ngành cao su toàn cầu sẽ còn
phải chịu cảnh được mùa rớt giá trong ít nhất
năm năm nữa. Chính vì vậy các giải pháp đề
xuất sẽ có thể áp dụng ngay trong thời gian
tới
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 32-05/2019
99
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH CAO SU
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
SOLUTIONS TO IMPROVE SUPPLY CHAIN OF VIETNAM RUBBER
INDUSTRY IN INTERNATIONAL INTEGRATION NOWADAYS
Phạm Văn Tài
Trường Cao Đẳng Kinh tế đối ngoại
Tóm tắt: Ngành sản xuất cao su Việt Nam là một ngày nông nghiệp mũi nhọn của đất nước, có lịch
sử hình thành và phát triển trên 100 năm, tạo công ăn việc làm cho trên 90 nghìn người lao động tại
nhiều địa phương từ Nam chí Bắc. Trong những năm gần đây ngành cao su Việt Nam đang bị tác động
lớn bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên
cứu nào được công bố nghiên cứu về chuỗi cung ứng trong ngành cao su Việt Nam nhằm phân tích tất
cả các khâu trong chuỗi cung ứng của ngành này nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện chuỗi cung
ứng ngành cao su Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Chuỗi cung ứng, ngành cao su, Việt Nam, giải pháp.
Chỉ số phân loại: 3.2
Abstract: Vietnam rubber industry one of many critical industries of the country, which has been
shaped and developed for more than 100 years. It created jobs for over 90,000 labourers in many
localities nationwide. In recent years, Vietnam rubber industry has been affected by global economic
crisis and the US - China trade war. However, there is no published research on the supply chain of
Vietnam rubber industry to analyze all phases of the industry supply chain so that there will be solutions
to be offered to improve the supply chain of Vietnam rubber industry in the future.
Keywords: Supply chain, rubber industry, Vietnam, solutions.
Classifition number: 3.2
1. Giới thiệu
Ngành cao su Việt Nam là một ngành tạo
nhiều công ăn việc làm trong ngành nông
nghiệp và cũng là ngành đem về nhiều ngoại
tệ cho đất nước. Tuy nhiên, từ năm 2008,
ngành cao su đang đứng trước quá nhiều thách
thức tồn tại và phát triển vì giá bán mủ cao su
trên thế giới phụ thuộc chủ yếu vào thị trường
Trung Quốc, nhưng sản xuất của Trung Quốc
đã chựng lại và sụt giảm trong khi các nước
sản xuất cao su lại đang được mùa. Sản xuất,
chế biến và bán cao su là những công đoạn
chính trong chuỗi cung ứng của ngành này.
Tập đoàn cao su Việt Nam là một doanh
nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc
hình thành, vận hành chuỗi cung ứng ngành
cao su. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm
hiểu toàn diện về chuỗi cung ứng ngành cao
su để tìm các nguyên nhân nội tại của ngành
từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện chuỗi cung
ứng ngành cao su trong thời gian tới. Bài viết
của tác giả nhằm mục tiêu trên và nghiên cứu
được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm
2019.
2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính thông qua thu thập dữ liệu thứ cấp
và thu thập dữ liệu sơ cấp. Nội dung nghiên
cứu chủ yếu là đánh giá tình hình hoạt động
xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm cao su để
đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng thông
qua năm tác nhân tham gia trong chuỗi: Nhà
cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
bán lẻ và khách hàng. Số liệu thứ cấp được thu
thập và dựa vào các tài liệu sẳn có của Hiệp
hội Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Cao su
Việt Nam và các tài liệu từ nguồn Internet.
3. Một số công trình nghiên cứu trước
đây
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về chuỗi
cung ứng như là:
Nguyễn Thị Hồng Vân (2011) định nghĩa
về các công đoạn của quản trị chuỗi cung ứng
và giới thiệu những cơ sở lý thuyết về chuỗi
cung ứng, đặc điểm của nó và cách thức vận
hành. Tác giả Hồ Tiến Dũng (2015) cũng đưa
ra các cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng nói
chung mà chưa đề cập đến chuỗi cung ứng
100
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 32, May 2019
trong một ngành kinh doanh cụ thể. Huỳnh
Thị Thu Sương (2017) nêu lên quản trị chuỗi
cung ứng bao gồm việc hoạch định và quản lý
mọi hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung
cấp, thu mua, chuyển hóa và tất cả các hoạt
động quản trị Logistics. Huỳnh Thị Tuyết
(2018) nghiên cứu về chuỗi cung ứng củi trấu
tại một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một
doanh nghiệp trong khu vực tỉnh mà chưa đi
sâu nghiên cứu ở khu vực vùng.
Hầu hết các nghiên cứu mà các tác giả đã
công bố trước đây đều đề cập đến cơ sở lý luận
vầ chuỗi cung ứng hoặc một mặt hàng của một
công ty mà chưa có nghiên cứu nào nói đến
chuỗi cung ứng của một ngành. Đây chính là
lỗ hổng mà nghiên cứu này thực hiện.
4. Cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng
ngành cao su Việt Nam
Cung ứng là quá trình đảm bảo nguyên
vật liệu, máy móc, thiết bị, dịch vụ, cho hoạt
động của tổ chức hoặc doanh nghiệp được tiến
hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả [1].
Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng là tổng
hợp các hoạt động thiết kế, vận hành và cải
tiến các hệ thống giúp sản xuất và phân phối
các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Để hiểu
được quy trình chuỗi cung ứng, tốt nhất ta nên
bắt đầu từ việc vẽ phác thảo mạng lưới từ đầu
đến cuối. Sản phẩm được làm ra thông qua các
quy trình vận hành, sản phẩm được vận
chuyển và lưu trữ thông qua các quy trình
chuỗi cung ứng. Quản trị chuỗi cung ứng là
khoa học quản lý tích hợp các quy trình trong
vận hành chuỗi cung ứng, chuyển hóa các
nguyên vật liệu đầu vào thành các thành phẩm
đầu ra. Các công ty đóng vai trò khác nhau
trên một chuỗi cung ứng. Ứng với mỗi vị trí,
họ đều đòi hỏi tất cả các khâu: Hoạch định,
cung ứng, sản xuất, vận chuyển và đổi trả sản
phẩm có lỗi hoặc bị hỏng [2]. Từ các định
nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về
chuỗi cung ứng: “Quản lý chuỗi cung ứng là
sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và
vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi
cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu
quả các nhu cầu của thị trường” [3]. Như vậy
chuỗi cung ứng là mối liên kết thành dòng
chảy của các bên liên quan, để nguyên vật liệu
được chuyển thành sản phẩm và phân phối đến
tay người tiêu dùng. Để quá trình này diễn ra
trôi chảy, cần xây dựng được mối quan hệ chặt
chẽ giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, khách
hàng. Ngày nay do toàn cầu hóa, thị trường
cạnh tranh cao, thay đổi nhanh về công nghệ
kéo theo sự tiến triển của chuỗi cung ứng
trong đó các công ty kết hợp với nhau và mỗi
công ty tập trung vào những hoạt động mà
mình làm tốt nhất. Mỗi công ty có thể theo kịp
tỷ lệ thay đổi và học hỏi được những kỹ năng
mới cần thiết để cạnh tranh trong kinh doanh
[4]. Chuỗi cung ứng của công ty là phần thiết
yếu trong phương pháp tiếp cận đến thị trường
mà công ty phục vụ. Chuỗi cung ứng cần phải
đáp ứng yêu cầu của thị trường và đáp ứng
chiến lược kinh doanh của công ty. Chiến lược
kinh doanh công ty sử dụng xuất phát từ nhu
cầu khách hàng mà công ty phục vụ hay sẽ
phục vụ. Dựa vào nhu cầu khách hàng, chuỗi
cung ứng phải thể hiện tính đáp ứng nhanh và
tính hiệu quả. Cùng với mức chi phí, chuỗi
cung ứng của công ty nào đáp ứng nhu cầu
khách hàng càng hiệu quả thì công ty đó sẽ
giành được thị phần cũng như có lợi nhuận
nhiều hơn [4].
Trong mô hình chuỗi cung ứng điển hình,
nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều
nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở
một hoặc nhiều nhà máy, sau đó được chuyển
đến công ty sản xuất. Sản phẩm được phân
phối đến nhà bán sỉ, qua nhà bán lẻ đến tay
người tiêu dùng. Các mối quan hệ này được
liên kết với nhau thành một mạng lưới. Dòng
sản phẩm, dịch vụ và thông tin lưu chuyển liên
tục trong cả chuỗi [5].
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 32-05/2019
101
Sơ đồ 1. Chuỗi cung ứng cũ - mới [4].
Sơ đồ 2. Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng [6].
Ở hình thức đơn giản nhất, một chuỗi
cung ứng bao gồm một công ty, nhà cung cấp
và các khách hàng của công ty đó. Đây là một
nhóm các bộ phận cơ bản của một chuỗi cung
ứng đơn giản. Những chuỗi cung ứng mở rộng
chứa ba nhóm thành viên. Đầu tiên là nhà cung
cấp của đơn vị cung cấp hay nhà cung cấp cuối
cùng trong giai đoạn cuối của một chuỗi cung
ứng mở rộng. Cuối cùng là một danh sách gồm
toàn bộ các công ty cung cấp dịch vụ giao
nhận, tài chính, marketing và công nghệ thông
tin cho những công ty khác trong chuỗi cung
ứng [4]. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng
là “tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng
thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Theo
định nghĩa này, thông lượng chính là tốc độ
mà hệ thống tạo ra doanh thu từ việc bán cho
khách hàng – khách hàng cuối cùng. Tùy
thuộc vào thị trường đang được phục vụ,
doanh thu hay lượng hàng bán ra có nhiều lý
do khác nhau. Trong một vài thị trường, khách
hàng sẽ chi trả cho mức độ phục vụ cao hơn.
Ở một số thị trường, khách hàng đơn giản tìm
kiếm các mặt hàng có giá thấp nhất. Như
chúng ta biết, có năm lĩnh vực mà các công ty
có thể quyết định nhằm xác định năng lực của
chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm,
vận tải và thông tin. Các lĩnh vực này là tác
nhân thúc đẩy hiệu quả chuỗi cung ứng của
công ty [4].
Nhà cung cấp
khởi đầu
Nhà cung cấp Công ty Khách hàng
Khách hàng
cuối cùng
Nhà cung cấp
dịch vụ
102
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 32, May 2019
Sơ đồ 3. Các tác nhân thúc đẩy chuỗi cung ứng [4].
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước
hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗi tác nhân thúc
đẩy và cách thức hoạt động của nó. Mỗi tác
nhân thúc đẩy có khả năng ảnh hưởng trực tiếp
đến chuỗi cung ứng và tạo ra năng lực nào đó.
Bước tiếp theo là mở rộng sự đánh giá kết quả
đạt được do nhiều sự kết hợp khác nhau của
các trục điều khiển này. Chúng ta hãy bắt đầu
xem xét các tác nhân thúc đẩy này một cách
riêng lẻ [4].
5. Thực trạng chuỗi cung ứng ngành
cao su Việt Nam
Từ những hạt cao su đầu tiên di nhập
được trồng thành công tại Việt Nam năm
1897, tuy lịch sử phát triển ít hơn nhiều cây
trồng khác, nhưng đến nay, cây cao su đã có
vị thế vững chắc trong ngành nông nghiệp và
ngành công nghiệp Việt Nam, góp phần phát
triển kinh tế, nâng cao công nghệ chế biến, cải
thiện điều kiện xã hội vùng nông thôn và phủ
xanh gần 1 triệu ha. Ngành sản xuất và chế
biến sản phẩm cao su là một trong những
ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan trọng
nhất của Việt Nam. Đến năm 2017, diện tích
cao su của cả nước đạt 969.700 ha, với gần
67% diện tích đang trong giai đoạn cho thu
hoạch mủ. Hiện nay, có nhiều thành phần kinh
tế tham gia vào khâu sản xuất, bao gồm doanh
nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và các
hộ gia đình (cao su tiểu điền) trong đó diện
tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 51% trong
tổng diện tích. Xuất khẩu là trọng tâm của
ngành cao su. Ba nhóm sản phẩm xuất khẩu
chủ lực của ngành hiện nay là nguyên liệu cao
su thiên nhiên (cao su thiên nhiên), sản phẩm
cao su, gần đây là gỗ cao su và đồ gỗ được làm
từ gỗ cao su. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất
khẩu của ba nhóm mặt hàng này đạt trên 6,4
tỷ USD, đóng góp 5,4% vào tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước năm 2017. Bên cạnh
đó, tiêu thụ nội địa các sản phẩm của ngành
lớn và đang tiếp tục mở rộng. Về khía cạnh xã
hội, sự phát triển của ngành đã tạo công ăn
việc làm cho khoảng năm trăm nghìn lao động
tham gia trong các khâu khác nhau của chuỗi
cung và trên 260.000 hộ gia đình trực tiếp
tham gia khâu sản xuất.
Bảng 1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam.
Năm
Tổng diện tích
(ha)
DT thu hoạch
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Năng suất
(kg/ha/năm)
2010 748.700 439.100 751.700 1.712
2011 801.600 460.000 789.300 1.716
2012 917.900 510.000 877.100 1.720
2013 958.800 548.100 946.900 1.728
2014 978.900 570.000 966.600 1.696
2015 985.600 604.300 1.012.700 1.676
2016 973.500 621.400 1.035.300 1.666
2017 969.700 653.200 1.094.500 1.676
Nguồn. [7],[8]
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 32-05/2019
103
Năm 2017, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí
này với sản lượng 1.086.700 tấn trên diện tích
971.600 ha và xuất khẩu 1.395.000 tấn đến
hơn 80 thị trường, chiếm thị phần thế giới
khoảng 12%, chỉ sau Thái Lan (38%) và
Indonesia (27%). Nguồn cao su nhập từ các
nước lân cận đã giúp Việt Nam tăng cường
năng lực xuất khẩu trong những năm gần đây.
Năm 2018 sản lượng đạt 1.100.000 tấn tăng
1,2% so với năm 2017. Giá trị đóng góp vào
tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su
không chỉ từ nguồn nguyên liệu cao su thiên
nhiên, mà còn từ các sản phẩm cao su và sản
phẩm gỗ cao su của ngành công nghiệp chế
biến, đã đạt 4,847 tỷ USD năm 2016, đóng
góp 2,7% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước và có triển vọng vượt mức 5 tỷ USD
trong năm 2017. Sản phẩm cao su của Việt
Nam chủ yếu là xuất khẩu dạng thô, liên tục
bị sức ép về pháp lý của các khách hàng Âu -
Mỹ như là điều kiện lao động, môi trường, xã
hội. Không chỉ có vậy, sức ép về giá bán trong
và ngoài nước rất cao trong khi giá thành
không giảm.
Sơ đồ 4. Chuỗi cung ứng cao su Việt Nam.
Nhà cung cấp đầu vào
Giống cây cao su, hiện nay có các loại
giống phù hợp với khí hậu từng vùng miền
như sau: GT 1, RIM 600 thích hợp với những
nơi nắng nóng như Quảng Bình, VM 515 và
PB 235 được trồng rộng rãi ở các tỉnh Đồng
Nai, Daklak. Phân bón cung cấp cho các hộ
gia đình, nông trường được sản xuất trong
nước, hàng năm chúng ta cũng phải nhập khẩu
một lượng phân bón từ nước ngoài đặc biệt từ
Trung Quốc. Ngoài ra, nước là một yếu tố rất
quan trọng trong trồng trọt, các hộ có liên hệ
với các công ty hoặc các hộ kinh doanh gia
đình cung cấp dịch vụ đào giếng khai thác
nước ngầm. Yếu tố đầu vào bao gồm cả cao su
thiên nhiên được nhập từ các quốc gia khác
phục vụ cho sản xuất sản phẩm cao su với các
ưu thế như: Giá cạnh tranh, được ưu đãi thuế
nhập khẩu, phù hợp với quá trình sản xuất.
Hiện nay chu kỳ khai thác mủ cây cao su giảm
xuống còn 20 năm, nhờ có giống mới tiến bộ
và áp dụng khoa học kỹ thuật nên cho năng
suất cao, sản lượng vẫn đạt 35 - 40 tấn/ha. Khi
hết thời kỳ đầu tư khai thác cơ bản nếu vườn
cây có 70% số cây đạt vanh thân ở vị trí cách
mặt đất 1 m đạt 50 cm trở lên, vỏ cạo dày hơn
6 mm thì đưa vào khai thác lấy mủ, số cây còn
lại mở bổ sung vào năm sau.
Thu gom mủ cao su và chế biến sản
phẩm từ mủ cao su
Mủ cao su của các tiểu điền (gia đình)
được mua gom và cung cấp cho các nhà máy
chế biến. Mủ cao su của các công ty cao su
được nhà máy của công ty tự thu gom về chế
biến. Hình thức thu gom mủ của các công ty
chuyên nghiệp hơn với sự tham gia của các
công ty ở các khâu sản xuất, thu gom mủ và
chuyển đến nhà máy chế biến. Đối với các
công ty đã giao khoán cho các hộ nông dân
tiểu điền, đến kỳ thu hoạch công ty sẽ đi thu
gom trực tiếp thông qua các đại lý thu gom
trực tiếp của công ty. Hiện nay các nhà máy
Nhà cung
cấp đầu
vào
Khách hàng Nhà máy
chế biến
mủ cao su
Nhà thu gom lớn
Công ty cao su (sản xuất)
Các hộ trồng cao su tiêu điều
( Sản xuất)
Nhà thu gom nhỏ
Nhà máy
sản xuất
sản phẫm
104
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 32, May 2019
chế biến cao su được phân bố ở các vùng Bắc,
Trung, Nam trên cả nước với các công ty cao
su quốc doanh đóng vai trò chủ đạo, nhưng
cũng có sự tham gia của một số công ty tư
nhân. Các nhà máy sản xuất sau khi thu mua
cao su thiên nhiên từ trong nước và nhập khẩu
từ nước ngoài sẽ sử dụng những nguyên liệu
này để sản xuất các sản phẩm như: Săm lốp,
băng tải, chấn cao su, nệm... Hiện nay có rất
nhiều công ty trên địa bàn cả nước chuyên sản
xuất các sản phẩm từ cao su bán rộng rãi trên
thị trường trong nước và nước ngoài điển hình
như: Caosumina, nệm Kim Đan....
Khách hàng
Khách hàng mua cao su thiên nhiên là các
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su
trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Mỹ và
Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu chủ lực
sản phẩm cao su từ Việt Nam. Theo thống kê
của tổng cục hải quan, tính chung từ đầu năm
đến hết tháng 9/2018 xuất khẩu nhóm hàng
này đã thu về 519,4 triệu USD, tăng 20,3% so
với cùng kỳ năm 2017. Trong đó Mỹ chiếm tỷ
trọng lớn 20,6% đạt 107 triệu USD, tăng
26,37% so với cùng kỳ, tính riêng tháng
9/2018 đã xuất khẩu 12 triệu USD, giảm
11,19% so với tháng 8/2018 nhưng tăng
24,01% so với tháng 9/2017. Với khoảng cách
vị trí địa lý gần với Việt Nam, thuận lợi trong
việc vận chuyển hàng hóa Trung Quốc là thị
trường lớn đứng thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản
nhập khẩu sản phẩm cao su từ Việt Nam đạt
kim ngạch 65,8 triệu USD trong 9 tháng đầu
năm 2018, tăng 24,06% so với cùng kỳ, riêng
tháng 9/2018 tốc độ xuất khẩu lại sụt giảm nhẹ
so với tháng 8/2018 giảm 0,36%, nhưng tăng
16,5% so với tháng 9/2017 đạt 7,4 triệu USD.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam
còn xuất khẩu sản phẩm từ cao su sang các thị
trường khác như: Anh, Italia, Pháp,
Singapore Với đặc thù lịch sử và lợi thế về
đất đai, ngành cao su Việt Nam hiện nay chủ
yếu phát triển mạnh ở hai khâu đầu tiên trong
chuỗi cung ứng cao su, đó là khâu trồng trọt
và khâu chế biến mủ.
6. Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng
ngành cao su Việt Nam
Giải pháp nâng cao năng lực sản
xuất của hộ nông dân tiểu điền
Các hộ tiểu điền có vai trò quan trọng
trong khâu sản xuất, nắm giữ trên 67% diện
trồng cao su hiện tại của cả nước và gần 62%
tổng lượng cung cao su thiên nhiên của cả
nước. Giá cao su thiên nhiên sụt giảm vào
những năm sau 2012, kéo theo diện tích cao
su của cả nước thu hẹp dần. Trong thời gian
gần đây, diện tích và sản lượng cao su tiểu
điền vẫn tiếp tục tăng dù giá xuất khẩu sụt
giảm, từ đó kéo theo sự gia tăng về sản lượng
ở quy mô quốc gia. Từ đó cho thấy việc sản
xuất của nông dân tiểu điền còn tự phát chưa
được quy hoạch theo định hướng phát triển
của Nhà nước. Vì vậy các cán bộ địa phương
cần tiếp cận và tư vấn định hướng cho bà con
về quy hoạch sản xuất như giảm diện tích
trồng và sản lượng. Hiệp hội cao su cần phổ
biến kiến thức đến nông hộ. Áp dụng kỹ thuật
thông qua huấn luyện, đào tạo kỹ thuật, nâng
cao năng lực kỹ thuật của xã và khuyến nông.
Đối với các dịch vụ sản xuất, cần đảm bảo các
dịch vụ sản xuất như: Cung cấp vật tư thường
xuyên và ổn định; cung cấp thông tin đầy đủ
cho các hộ về giá cả các yếu tố đầu vào; có
chính sách hỗ trợ một số yếu tố đầu vào cho
các hộ, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư thâm
canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; có
sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ trồng cao su
với các doanh nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào,
các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đảm bảo
sự hợp tác lâu dài, hài hoà lợi ích của các bên.
Giải pháp tăng cường quản lý các
kênh thu gom mủ cao su
Trên thực tế có hiện tượng tranh mua,
tranh bán mủ nguyên liệu diễn ra tương đối
phổ biến. Giá cả nhiễu loạn tác động tiêu cực
trước hết tới các nông hộ làm cao su tiểu điền
đối tượng khá yếu thế khi thương lượng giá
mủ bán ra do thường lạc hậu về thông tin và
chưa “có mặt” trong các tổ chức hội, đoàn
ngành cao su. Mặc dù gần đây Hiệp hội Cao
su Việt Nam và nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực
cung cấp thông tin thị trường trên các trang tin
điện tử nhưng nông dân tiểu điền chưa phải là
những người có thể tiếp cận với các thông tin
đó. Vậy nên, cần có những quy định rõ ràng
về mức giá thu mua mủ cao su để tránh tình
trạng trên như là đưa ra mức giá trần và giá
sàn. Cùng với đó sẽ có những chế tài xử phạt
đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm.
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 32-05/2019
105
Giải pháp giảm tỷ lệ xuất khẩu
nguyên liệu thô và gia tăng tỷ lệ sản phẩm
cao su xuất khẩu
Đến nay trên 80% cao su thiên nhiên của
Việt Nam được tiêu thụ tại các thị trường quốc
tế. Điều này cho thấy sự phát triển và lớn
mạnh của ngành cao su Việt Nam cho đến nay
chủ yếu là do động lực của thị trường xuất
khẩu nguyên liệu thô. Giá xuất khẩu quyết
định đến sự thu hẹp hoặc mở rộng diện tích
cao su, tới quy mô của khối chế biến mủ cao
su và tác động đến sinh kế hàng trăm nghìn lao
động tham gia nhiều khâu khác nhau của
chuỗi cung và các hộ gia đình tham gia khâu
sản xuất. Đây là giải pháp mới mà Nhà nước
cần có chính sách khuyến khích các công ty
cao su xây dựng các nhà máy chế biến cao su
thành các sản phẩm phục vụ các ngành công
nghiệp khác như săm, lốp xe máy, ô tô, các
sản phẩm y tế, bao bì
7. Kết luận
Chuỗi cung ứng ngành cao su Việt Nam
đã hình thành và phát triển cùng với ngành cao
su Việt Nam. Từ khâu cây giống, trồng trọt,
thu hoạch, chế biến và bán sản phẩm. Hầu hết
các khâu đã được chuyên môn hóa, nhưng vẫn
bộc lộ những hạn chế như trồng tiểu điền, thu
gom ép giá, xuất thô bị ép giá. Ngành cao su
cần bốn nhóm giải pháp để hoàn thiện chuỗi
cung ứng cũng như hiệu quả hoạt động của
ngành. Trong tình hình biến động kinh tế hiện
nay trên thế giới, ngành cao su toàn cầu sẽ còn
phải chịu cảnh được mùa rớt giá trong ít nhất
năm năm nữa. Chính vì vậy các giải pháp đề
xuất sẽ có thể áp dụng ngay trong thời gian
tới
Tài liệu tham khảo
[1] Đoàn Thị Hồng Vân, Nguyễn Xuân Minh, Kim
Ngọc Đạt, Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Tổng
Hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2011.
[2] F. Roberts Jacobs & Richard B.Chase, Operational
management and supply chain chain, Mc Graw
Hill, 2015.
[3] Nguyễn Công Bình, Quản lý chiến lược chuỗi cung
ứng, NXB Thống Kê, 2008.
[4] Nguyễn Kim Anh, tài liệu hướng dẫn học tập chuỗi
cung ứng, Đại Học Mở TP.Hồ Chí Minh, 2006.
[5] Trần Thanh Tuấn, hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra
tại công ty TNHH sản xuất-TM-DV Thuận An,
tỉnh An Giang, luận văn thạc sĩ, Đại Học Trà Vinh
(2016).
[6] Hugos M, Essentials of supply chain management,
Hoboken, N.J.Wiley, 2013.
[7] Tổng Cục Thống Kê:
https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
ngày 2/5/2019
[8] Hiệp Hội Cao Su Việt Nam.
https://www.vra.com.vn/hoat-dong/moi-tham-
du-hoi-thao-va-hop-mat-doanh-nhan-hiep-hoi-
cao-su-viet-nam-nam-2018.10911.html ngày
2/5/2019.
Ngày nhận bài: 2/4/2019
Ngày chuyển phản biện: 5/4/2019
Ngày hoàn thành sửa bài: 26/4/2019
Ngày chấp nhận đăng: 3/5/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_hoan_thien_chuoi_cung_ung_nganh_cao_su_viet_nam_tr.pdf