Các giải pháp thu hút khách du lịch
Để thực hiện thành công chiến lược marketing
địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Hải
Dương, tỉnh cần phát huy điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu của mình:
Một là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của
tỉnh. Tỉnh cần xác định sản phẩm đặc thù và là
thế mạnh của mình là du lịch tâm linh, lễ hội, nghỉ
dưỡng và làng nghề. Tại các điểm du lịch trọng
điểm, tỉnh cần mở rộng quy hoạch, liên kết với
các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh (Quảng Ninh,
Hải Phòng, Hưng Yên ) để xây dựng các tour du
lịch chuyên đề cho du khách, từ đó nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch.
Hai là, đẩy nhanh triển khai thực hiện các đề án,
kế hoạch về du lịch. Với phương châm huy động
mọi nguồn lực xã hội, đặc biệt là động viên các
nguồn lực trong khối tư nhân và nước ngoài để
mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất ở các điểm, khu
du lịch trong tỉnh. Ưu tiên những khu du lịch trọng
điểm như: Côn Sơn - Kiếp Bạc, Kính Chủ, Nhẫm
Dương, đảo cò Chi Lăng Nam.
Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du
lịch. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của những
người làm công tác du lịch, nhất là trình độ ngoại
ngữ, tin học. Đồng thời, tỉnh cần nâng cao ý thức
người dân, tuyên truyền, vận động toàn dân có ý
thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi
trường du lịch, ứng xử có văn hóa, thân thiện, hòa
đồng với khách du lịch.
Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, xúc tiến
du lịch. Ngoài tuyên truyền về công tác du lịch,
cần đầu tư làm các băng, đĩa, clip, các bộ phim về
du lịch Hải Dương để phát trên các phương tiện
thông tin đại chúng trong tỉnh, tỉnh bạn và Trung
ương; làm một số sách, tờ rơi, hình ảnh du lịch
Hải Dương in bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài
để giới thiệu Hải Dương với người nước ngoài.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các
điểm du lịch thông qua các hội nghị, hội thảo trong
nước và quốc tế. Phát triển marketing điện tử;
nghiên cứu, tổ chức các sự kiện du lịch để thu hút
khách đến Hải Dương
5. KẾT LUẬN
Hải Dương là địa phương có nhiều tiềm năng và
lợi thế để phát triển du lịch nhưng tỉnh chưa khai
thác được hết tiềm năng này và kết quả thu hút
khách du lịch còn thấp. Để khai thác tiềm năng
du lịch, thu hút du khách, tỉnh cần có chiến lược
marketing đúng đắn. Qua phân tích thực trạng về
marketing địa phương của Hải Dương cho thấy
các giải pháp mà tỉnh đang thực hiện chưa có sự
đồng bộ, thống nhất, chưa tạo thành một chiến
lược dài hạn và chưa có sự liên kết với nhau.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để nâng cao khả
năng thu hút khách du lịch, tỉnh cần thực hiện
chiến lược marketing địa phương một cách đồng
bộ như: xây dựng hình tượng địa phương, xây
dựng các đặc trưng của địa phương, marketing
cơ sở hạ tầng và marketing con người.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
GIẢI PHÁP MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH ĐẾN HẢI DƯƠNG
RESEARCH ON LOCAL MARKETING STRATEGIES FOR
ATTRACTING TOURISTS TO HAI DUONG
Nguyễn Thị Thủy, Mạc Thị Liên
Email: nguyenthuy1216@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 30/3/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 26/9/2018
Ngày chấp nhận đăng: 28/9/2018
Tóm tắt
Phát triển ngành kinh tế du lịch mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, văn hóa, xã hội cho địa phương, vì
vậy ngành du lịch đang được coi là “con gà đẻ trứng vàng” và rất nhiều địa phương muốn đưa du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hải Dương nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, tỉnh không
có nhiều thế mạnh trong phát triển du lịch so với các tỉnh trong cùng khu vực, nhưng tỉnh vẫn xác định
sẽ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực tế những năm qua, lượng khách du lịch đến
Hải Dương còn thấp, chủ yếu là khách không lưu trú, khách du lịch chỉ coi Hải Dương là điểm dừng
chân. Muốn thu hút được khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch lưu trú, tăng doanh thu du lịch và đưa
ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, Hải Dương cần có những giải pháp marketing
phù hợp với hiện trạng của ngành du lịch địa phương mình. Bài báo đề xuất một số giải pháp marketing
địa phương phù hợp với Hải Dương bao gồm: marketing hình ảnh địa phương, marketing đặc trưng địa
phương, marketing cơ sở hạ tầng và marketing con người, từ đó giúp Hải Dương thu hút khách du lịch.
Từ khóa: Marketing địa phương; thu hút khách du lịch; du lịch Hải Dương.
Abstract
The tourism development has brought about plenty of economic, cultural and social benefits to the
region, the tourism industry is therefore regarded as a “golden egg” and several localities wish to make
the tourism a key economic sector. Hai Duong located in the Northern Vietnam key economic region
does not have many advantages in developing tourism in comparison with other provinces in the same
region. However, the province has been determined to develop tourism into a key economic sector. In
fact, the number of tourists to Hai Duong has remained low over the years, mainly non-resident guests
and tourists only consider Hai Duong as a rest stop. Therefore, in order to attract tourists, especially
resident tourists, increasing tourism revenues and make tourism into the key economic sectors of the
province, it is essential that Hai Duong need resonable marketing solutions in accordance with the
status of the local tourism industry itself. The article proposes some local marketing solutions suitable for
Hai Duong, including: local image marketing, local ethos marketing, infrastructure marketing and human
marketing, thence helping Hai Duong attract more tourists.
Keywords: Local marketing; attract tourists; Hai Duong’s tourism.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay
đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi
địa phương những cơ hội và thách thức để đạt
được sự phát triển đồng bộ và bền vững. Đối
với nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch đang trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua các
hoạt động marketing địa phương, có thể xác định
chính xác những mong đợi hiện tại hay tiềm năng
của du khách, từ đó địa phương thu hút được
nhiều khách du lịch hơn. Nhiều quốc gia đã vận
dụng lý thuyết về marketing địa phương để xây
dựng thương hiệu, định vị hình ảnh dựa trên các
chiến lược và chương trình marketing hiệu quả
như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc... Các địa
phương của Việt Nam cũng đang chú ý đến các
hoạt động marketing nhằm quảng bá hình ảnh,
thu hút khách du lịch như Quảng Ninh, Đà Nẵng,
Thành phố Hồ Chí Minh... Có thể thấy, marketing
đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và mỗi địa phương cần xây dựng
cho mình chiến lược marketing địa phương nhằm
phát huy thế mạnh của riêng địa phương đó.
Người phản biện: 1. PGS.TS. Nhâm Phong Tuân
2. TS. Nguyễn Minh Tuấn
74
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng
Bắc Bộ, được biết đến là trung tâm của tam giác
trọng điểm kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh, có hệ thống giao thông thuận lợi
và nguồn tài nguyên du lịch phong phú, với trên
3.000 di tích lịch sử và danh thắng, tiêu biểu là di
tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền Cao, Văn Miếu Mao
Điền, Đảo Cò trong đó có 148 di tích đã được
xếp hạng quốc gia, nhiều làng nghề nổi tiếng và
nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp [7], Hải Dương
có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa,
tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên,
lượng khách du lịch đến với tỉnh Hải Dương vẫn
thấp. Năm 2016, lượng khách du lịch đến Hải
Dương đạt hơn 3,39 triệu lượt khách; Năm 2017,
con số này hơn 3,65 triệu lượt, tăng 7,6% so với
năm 2016. Mức tăng này thấp hơn mức trung
bình của cả nước 11,8% (đối với khách nội địa) và
10,2% (đối với khách quốc tế) [8]. Vì vậy, tỉnh cần
phải xác định được vị thế của mình để xây dựng
chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút
khách du lịch trong giai đoạn tới.
Nghiên cứu này nhằm phân tích và đánh giá thực
trạng hoạt động marketing địa phương trong thu
hút khách du lịch Hải Dương từ năm 2010 đến
nay, từ đó đưa ra gợi ý một số giải pháp marketing
địa phương nhằm thu hút khách du lịch cho Hải
Dương. Trong bài viết, nguồn số liệu thứ cấp sử
dụng trong nghiên cứu được thu thập và tổng hợp
từ niên giám thống kê, đề án phát triển du lịch tỉnh
Hải Dương, các quyết định của Ủy ban nhân dân
tỉnh và một số trang web của các cơ quan du lịch.
Nguồn số liệu sơ cấp được sử dụng trong nghiên
cứu là kết quả lấy ý kiến đánh giá của 100 khách
du lịch để đánh giá các yếu tố thu hút khách du
lịch của Hải Dương. Phương pháp chính được
sử dụng để phân tích số liệu là phương pháp
phân tích thống kê nhằm đánh giá các công cụ
marketing mà Hải Dương đã sử dụng.
2. MARKETING ĐỊA PHƯƠNG VÀ MARKETING
ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. Marketing địa phương
Khái niệm marketing địa phương còn khá mới mẻ
ở Việt Nam, tuy nhiên trên thế giới khái niệm này
đã không còn xa lạ gì. Người đặt nền móng cho lý
luận về marketing địa phương là Philip Kotler - cha
đẻ của marketing hiện đại. Trong những năm gần
đây, có nhiều tác giả ở Việt Nam nghiên cứu về
marketing địa phương như: Nguyễn Minh Thành
(Vận dụng marketing địa phương trong phát triển
du lịch tỉnh Bắc Ninh), Đặng Thanh Liêm (Nghiên
cứu xây dựng marketing địa phương nhằm phát
triển du lịch tỉnh Bến Tre), Nguyễn Thị Thống Nhất
(Chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút
khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng) Tất cả
các tác giả đều phân tích marketing địa phương
dựa trên khái niệm marketing địa phương của
Philip Kotler (2004): “Marketing địa phương được
định nghĩa là việc thiết kế hình tượng của một
địa phương để thỏa mãn nhu cầu của những thị
trường mục tiêu. Điều này thành công khi người
dân và các doanh nghiệp sẵn lòng hợp tác với
cộng đồng và sự mong chờ của những người du
lịch và nhà đầu tư” [2, 4].
Marketing địa phương bao gồm ba chủ thể chính,
đó là chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và
công chúng. Chính quyền và các cơ quan ban
ngành chủ quản đóng vai trò chủ đạo trong việc
ban hành và thực hiện các chính sách quy hoạch
địa phương, xây dựng môi trường hấp dẫn cũng
như tạo ra được uy tín cho địa phương mình. Chủ
thể tạo ra sản phẩm cho địa phương có sức hấp
dẫn đối với khách hàng chính là cộng đồng doanh
nghiệp, chủ thể này bên cạnh việc tạo việc làm,
đóng góp cho ngân sách còn hỗ trợ chính quyền
trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ công
cộng. Tuy nhiên, mọi chủ trương, chính sách của
chính quyền chỉ được thực hiện thành công khi
có sự ủng hộ của người dân địa phương. Mặc
dù không trực tiếp tham gia vào việc ban hành
chương trình marketing địa phương, nhưng lại
gián tiếp hỗ trợ cho các hoạt động này được dễ
dàng và thuận lợi hơn [3].
2.2. Công cụ marketing địa phương trong phát
triển du lịch
Các địa phương có những cách thức marketing
thương hiệu của mình khác nhau. Thông thường
các nhà marketing địa phương sử dụng các chiến
lược marketing địa phương là [1, 4]:
(1) Marketing hình ảnh địa phương: được thực
hiện thông qua việc tạo nên một hình ảnh tốt,
một hình tượng hấp dẫn, có ấn tượng cho các thị
trường mục tiêu của địa phương. Cách thực hiện
thông qua việc xây dựng các “luận cứ độc đáo”
cho thương hiệu địa phương mình để làm hấp dẫn
khách hàng mục tiêu.
(2) Marketing đặc trưng nổi bật: thường được
thực hiện thông qua việc đầu tư vào các điểm nổi
bật của địa phương mình. Các điểm nổi bật này
có thể do thiên nhiên ưu đãi, lịch sử để lại, hay do
địa phương xây dựng nên.
(3) Marketing hạ tầng cơ sở địa phương: như hệ
thống giao thông tiện lợi và hiện đại như đường xe
điện ngầm, đường bộ, sân bay, cảng biển, mạng lưới
thông tin liên lạc, các công viên khoa học
(4) Marketing con người của địa phương thông qua
việc sử dụng nhân vật nổi tiếng. Các địa phương
75
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
cũng thường marketing trình độ chuyên nghiệp
của các lực lượng lao động của địa phương mình
cho khách hàng mục tiêu.
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING
ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH TẠI HẢI DƯƠNG
3.1. Đánh giá hiện trạng công tác thu hút khách
du lịch của Hải Dương
3.1.1. Thực trạng thu hút khách du lịch
Những năm qua, ngành du lịch tỉnh Hải Dương
đã tích cực kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh liên kết với
các địa phương để phấn đấu sớm đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nhờ vậy,
số lượt khách du lịch đến với Hải Dương trong
những năm vừa qua không ngừng tăng.
* Giai đoạn 2011 - 2015: Khách du lịch đến Hải
Dương có mức tăng trưởng khá. Khách du lịch lưu
trú tăng từ 571.870 lượt năm 2010 lên 1.125.000
lượt năm 2015, tăng trưởng trung bình 14,5%/
năm, đạt thấp hơn so với mục tiêu 0,5%. Khách
không lưu trú tăng từ 1.633.130 lượt năm 2010
lên 2.000.000 lượt vào năm 2015, tăng trưởng
trung bình 4,1%/năm [5].
Khách không lưu trú chủ yếu là khách của các
hãng lữ hành đi theo các tour Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh dừng chân nghỉ ăn trưa, mua sắm
tại các điểm dừng chân trên các tuyến đường 5,
đường 18. Số khách này có tốc độ tăng trưởng
thấp trong cả giai đoạn và giảm trong các năm
2014, 2015 do thị trường lớn nhất là khách Trung
Quốc (chiếm 45% thị phần khách nước ngoài
qua Hải Dương) đã không vào Việt Nam từ tháng
5/2014, và mới tăng trở lại vào những tháng cuối
năm 2015 [5].
Doanh thu du lịch tăng từ 727,9 tỷ đồng năm 2010
lên 1.350 tỷ đồng năm 2015, giai đoạn 2011-2015
có mức tăng trưởng trung bình 13,1%, đạt thấp
hơn so với mục tiêu 4,9%. Nguyên nhân chính là
do tình hình Biển Đông làm cho khách du lịch của
các điểm dừng chân giảm mạnh [5].
* Năm 2016 – 2017: Năm 2016, lượng khách du
lịch đến Hải Dương đạt hơn 3,39 triệu lượt khách.
Năm 2017, con số này hơn 3,65 triệu lượt, tăng
7,6% so với năm 2016. Mức tăng này thấp hơn
mức trung bình của cả nước 11,8% (đối với khách
nội địa) và 10,2% (đối với khách quốc tế). Ngành
du lịch tỉnh đã tạo việc làm cho trên 5.000 lao động
trực tiếp và trên 14.000 lao động gián tiếp với mức
thu nhập trung bình 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Đây không phải mức thu nhập hấp dẫn đối với
người làm trong ngành du lịch hiện nay [8].
* Trong ba tháng đầu năm 2018: Tổng lượng
khách du lịch đến Hải Dương đạt gần 990.000
người, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái [8].
Sự tăng trưởng này không đồng nghĩa với việc
Hải Dương đã khai thác hiệu quả tiềm năng kinh
tế từ du khách. Bình quân mỗi du khách khi đến
Hải Dương chỉ chi ra khoảng 300.000 đồng cho
các hoạt động ăn, nghỉ, vui chơi, mua sắm. Con
số này chưa tương xứng với tiềm năng du lịch
phong phú của xứ Đông.
3.1.2. Hiện trạng sử dụng công cụ marketing
địa phương trong thu hút khách du lịch
3.1.2.1. Marketing hình ảnh địa phương
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây
dựng hình tượng địa phương trong lòng du khách,
tỉnh Hải Dương đã sớm triển khai việc xác định
hình tượng của địa phương mình. Từ giữa năm
2010, tỉnh đã phát động cuộc thi thiết kế logo và
slogan cho ngành du lịch tỉnh Hải Dương. Kết quả,
logo của tác giả Nguyễn Xuân Khánh (Đồng Nai)
và slogan của tác giả Nguyễn Phúc Khôi (Ninh
Bình) đã được chọn làm logo và slogan của du
lịch Hải Dương.
Logo được chọn là một đường tròn với tông màu
xanh chủ đạo và hình ảnh lá cờ lễ hội đặc trưng
của đồng bằng Bắc Bộ, tạo dáng theo hình cánh
cò đang cất cánh. Logo thể hiện được cả hai thế
mạnh của du lịch Hải Dương, đó là du lịch văn
hóa - lịch sử và du lịch sinh thái.
Logo ngành du lịch Hải Dương
Slogan của ngành du lịch Hải Dương là : "Du lịch
Hải Dương thân thương quyến rũ" (Hai Duong
tourism - sweet and seductive). Slogan này được
đánh giá cao bởi súc tích, có vần điệu và thể hiện
được hình ảnh du lịch Hải Dương thân thiện, mến
khách và hấp dẫn.
Tuy nhiên, logo và slogan này rất ít người biết đến,
thậm chí là người Hải Dương. Nguyên nhân là do
công tác quảng bá hình ảnh du lịch Hải Dương
chưa tốt, các hình tượng này chưa được quảng
76
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Qua kết quả tác giả điều tra được từ khách du
lịch, 92% không biết logo và slogan của du lịch Hải
Dương, 8% còn lại biết đến logo và slogan của du
lịch Hải Dương thông qua tìm hiểu trên website.
Như vậy, việc quảng bá hình tượng du lịch của
tỉnh còn rất kém.
3.1.2.2. Chiến lược marketing các đặc trưng của
địa phương
Hải Dương có rất nhiều di tích lịch sử gắn với lễ
hội lớn như: Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền Cao, đền
Sinh, đền Hóa, đền Khúc Thừa Dụ, Văn miếu Mao
Điền... Hải Dương có nhiều làng nghề nổi tiếng
như: chạm khắc gỗ Đông Giao, gốm Chu Đậu,
vàng bạc Châu Khê, chạm khắc đá Kính Chủ,
giày da Tam Lâm Đây là những thế mạnh của
Hải Dương phục vụ cho sản phẩm du lịch mua
sắm. Hải Dương có nhiều cảnh quan thiên nhiên
hùng vĩ, tươi đẹp, thơ mộng, như: núi rừng Chí
Linh, hang động Kính Chủ, Nhẫm Dương, đảo
Cò Chi Lăng Nam, các miệt vườn cây trái Thanh
Hà Đây là những yếu tố đặc trưng, rất thuận lợi
cho phát triển các loại hình du lịch khác nhau của
Hải Dương.
Mặc dù có rất nhiều các điểm du lịch, nhưng Hải
Dương lại chưa xác định được đâu là điểm du lịch
trọng điểm để xây dựng hình ảnh điểm đến cho
mình. Khác với các tỉnh thành lân cận như Hà Nội
có Hồ Gươm, Văn Miếu, Quảng Ninh có Vịnh Hạ
Long, Phú Thọ với lễ hội Đền Hùng thì khi nhắc
đến Hải Dương, tất cả các hình ảnh du lịch vẫn
còn rất mờ nhạt. Đây là điểm yếu trong công tác
xây dựng và marketing đặc trưng của Hải Dương.
Tỉnh cần phải xác định được một số khu du lịch
trọng tâm để đầu tư mở rộng cũng như nâng cấp
cơ sở vật chất, tăng cường thu hút khách nghỉ
dài ngày.
3.1.2.3. Chiến lược marketing cơ sở hạ tầng
Hải Dương có rất nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng
để thu hút khách du lịch.
- Thứ nhất, về giao thông, nhắc đến Hải Dương
chúng ta sẽ nghĩ ngay đến đây là một tỉnh nằm
ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc
tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh, có quốc lộ 5 chạy qua.
Nhưng ngoài điểm mạnh này, tỉnh còn có nhiều
tuyến đường bộ khác như: đường 10, đường
188, đường 18... Tỉnh cũng có các tuyến đường sắt
(Hà Nội - Hải Phòng), hệ thống đường thủy (dài
400 km).
- Thứ hai, về cơ sở hạ tầng ngành du lịch: Hải
Dương đã và đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng du lịch (trạm dừng chân kết hợp phục
vụ mua sắm, các điểm vui chơi, giải trí,). Các
điểm vui chơi, mua sắm đặc biệt như: sân golf Chí
Linh, siêu thị Big C Hải Dương, khu du lịch sinh
thái nghỉ dưỡng Sông Hương (Thanh Hà), khu du
lịch sinh thái Đảo Cò (Thanh Miện) và những dự
án khu du lịch mới chính là những điểm nhấn mới
cho du lịch Hải Dương.
Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật của ngành còn nhiều yếu kém, kinh phí đầu
tư còn hạn chế, việc đầu tư chưa có trọng điểm
mà vẫn dàn trải, chủ đạo là nâng cấp, gìn giữ, bảo
tồn, ít xây mới, mở rộng để tạo điểm nhấn và thu
hút du khách. Hệ thống hạ tầng các khu du lịch
như khu Côn Sơn - Kiếp Bạc, đảo cò Chi Lăng
Nam... chưa đáp ứng được yêu cầu; sự thiếu hụt
các cơ sở vui chơi giải trí - thể thao không kích
thích khả năng chi tiêu, hạn chế thời gian lưu trú
của khách. Một số điểm dừng chân cho khách nội
địa có khu vệ sinh còn bẩn. Dịch vụ nhà hàng còn
quá thiếu, thực tế ở Hải Dương có khá nhiều nhà
hàng nhưng nhỏ lẻ và thiếu nhà hàng đạt chuẩn.
Bên cạnh đó, các điểm du lịch thiếu mặt bằng
đỗ xe.
Cơ sở hạ tầng của tỉnh đang tiếp tục được đầu
tư, cải thiện và nâng cấp. Nhưng du khách mới
chỉ biết đến Hải Dương là trung tâm của tam giác
kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh, có quốc lộ 5 chạy qua. Còn rất nhiều
những thuận lợi cơ sở hạ tầng của Hải Dương
đem lại cho khách du lịch mà họ không biết. Đây
chính là thiếu sót trong công tác quảng bá hình
ảnh du lịch của tỉnh.
3.1.2.4. Chiến lược marketing con người
Hải Dương được mệnh danh là vùng đất “địa linh
nhân kiệt” với nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như:
Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc
Đĩnh Chi Con người Hải Dương thông minh,
ham học, xứ Đông đứng đầu cả cả nước về tiến
sĩ với 472 người, trong đó có tới 11 trạng nguyên;
Có bà Nguyễn Thị Duệ là nữ tiến sĩ đầu tiên của
Việt Nam. Tuy nhiên, còn nhiều du khách chưa
hiểu hết về lịch sử con người Hải Dương, họ đến
các điểm du lịch chỉ là để tham quan vãng cảnh
mà chưa biết về giai thoại của các nhân vật lịch sử
gắn liền với địa danh đó. Theo kết quả phát phiếu
điều tra cho du khách của tác giả, có đến 88% du
khách chỉ biết đến tên tuổi của ba nhân vật lịch sử
ở Hải Dương là: Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo và
Chu Văn An.
Còn về nhân cách con người Hải Dương, họ có
bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản,
thân thiện, hiếu khách, luôn được mọi người xung
quanh yêu quý. Đây chính là một yếu tố hấp dẫn
khách du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn một số người
77
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
khi tiếp xúc với khách du lịch có thái độ và cách
ứng xử chưa văn hóa, làm khách du lịch không
hài lòng và ảnh hưởng đến hình ảnh của người
Hải Dương.
Về nguồn lực lao động của ngành du lịch, Hải
Dương hiện có khoảng 7.500 lao động làm việc
trực tiếp trong các bộ phận quản lý nhà nước về
du lịch; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du
lịch. Ngoài ra, còn trên chục ngàn lao động xã hội
khác phục vụ du lịch thông qua cung ứng hàng
hóa, dịch vụ vận tải, ăn uống, vui chơi giải trí tại
các điểm du lịch. Nhìn chung, trong những năm
qua lao động trong ngành du lịch Hải Dương đã
có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và
chất lượng. Lao động đã qua đào tạo ở mức đại
học và trên đại học chiếm 20% trong tổng số lao
động [5]. Tuy nhiên, số lao động chưa qua đào
tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp
chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất
thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu về chất lượng lao
động mà các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp
du lịch đặt ra.
3.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của ngành
du lịch Hải Dương
3.2.1. Điểm mạnh
- Vị trí địa lý và giao thông thuận lợi: Hải Dương
nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng,
thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với mạng lưới giao
thông thuận tiện. Ngoài các tuyến đường bộ,
đường sắt, đường thủy thuận tiện, Hải Dương còn
gần hai sân bay lớn là: sân bay quốc tế Nội Bài
(Hà Nội) và sân bay Cát Bi (Hải Phòng), từ Hải
Dương có thể di chuyển nhanh chóng và dễ dàng
để đến được hai sân bay lớn này.
- Tài nguyên du lịch đa dạng: Hải Dương có khá
nhiều loại hình du lịch, trong đó, du lịch văn hóa
tâm linh là điểm mạnh của địa phương với khu
di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc; hệ
thống các đền thờ Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Khúc
Thừa Dụ Hải Dương còn có điểm du lịch sinh
thái với Đảo cò Chi Lăng Nam được công nhận Di
tích quốc gia; Khu du lịch sinh thái Sông Hương -
Thanh Hà. Ngoài ra, Hải Dương có thế mạnh về
du lịch làng nghề, như: gốm Chu Đậu, gỗ mỹ nghệ
Đông Giao, vàng bạc Châu Khê
- Môi trường sống an toàn và ổn định: Trong bối
cảnh chính trị xã hội phức tạp ở nhiều địa phương
khác trong cả nước, thì Hải Dương được đánh giá
là có môi trường sống an toàn và ổn định. Tính
cách người dân hiền hòa, trung thực, mến khách.
Công tác vệ sinh môi trường luôn được các cấp
chính quyền quan tâm, đặc biệt là ở những điểm
du lịch luôn được đảm bảo môi trường xanh - sạch
- đẹp. Ở các điểm du lịch không có các tệ nạn như
trộm cắp, móc túi,ăn xin, bán hàng rong
3.2.2. Điểm yếu
Mặc dù sở hữu những tiềm năng phát triển du
lịch lớn, nhưng đến nay du lịch Hải Dương tụt
hậu so với một số tỉnh thành lân cận vì các nhược
điểm sau:
- Thứ nhất, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn
điệu, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù; lợi thế
về du lịch tâm linh, lễ hội, nghỉ dưỡng và làng
nghề chưa được phát huy nên hạn chế tính hấp
dẫn và tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch. Các
sản phẩm du lịch của Hải Dương chỉ có “món sản
phẩm” lẻ, rời rạc mà chưa có “gói sản phẩm” để
chào bán tới các doanh nghiệp lữ hành trong cả nước.
- Thứ hai, hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật của ngành còn nhiều yếu kém. Các điểm du
lịch có sức chứa thấp, hệ thống khách sạn, nhà
hàng của tỉnh còn thiếu, chưa có nhiều khách sạn
cao cấp phục vụ nhu cầu lưu trú cho khách du
lịch, hiện cả tỉnh chỉ có hơn 150 khách sạn với
3.850 buồng.
- Thứ ba, nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn
thiếu và yếu: Con số khoảng 7.500 lao động làm
việc trực tiếp trong các bộ phận quản lý nhà nước
về du lịch hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu
về lao động du lịch của tỉnh, hơn nữa trong số này
chỉ có 20% lao động có trình độ đại học và trên
đại học, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng
lớn, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp chưa đáp ứng
đủ nhu cầu về chất lượng lao động mà các khu,
điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch đặt ra.
- Thứ tư, xúc tiến và quảng bá du lịch chưa được
đầu tư đúng mức, hình thức quảng bá chưa
phong phú, thiếu tính chuyên nghiệp và chưa có
chiến lược dài hạn. Các thông tin về sản phẩm du
lịch của Hải Dương cũng ít và không được công
bố rộng rãi nên nhiều doanh nghiệp lữ hành muốn
tìm thông tin sản phẩm để giới thiệu cho khách du
lịch nhưng không tìm được.
4. GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH ĐẾN HẢI DƯƠNG
4.1. Thiết kế chiến lược marketing địa phương
Trên cơ sở lý thuyết về marketing địa phương
và thực trạng marketing địa phương phát triển
du lịch của Hải Dương, có thể đưa ra chiến lược
marketing địa phương cho Hải Dương như sau:
4.1.1. Chiến lược marketing hình ảnh địa phương
Để tạo được ấn tượng với du khách về địa
phương, cần xây dựng hình tượng địa phương
thật hấp dẫn và độc đáo. Hiện tại Hải Dương đã có
logo du lịch và slogan: “Hải Dương thân thương,
quyến rũ”. Slogan này phù hợp với đặc điểm của
78
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
địa phương và tạo ra sự thu hút với người nghe,
tuy nhiên slogan này rất ít người biết đến, thậm
chí là người Hải Dương. Nguyên nhân là do công
tác quảng bá hình ảnh du lịch Hải Dương chưa
tốt. Tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng
bá hình ảnh, ngoài việc quảng cáo bằng clip trên
truyền hình, thì việc treo khẩu hiệu này ở mỗi điểm
đến du lịch để khách du lịch biết khẩu hiệu này
cũng là một phương pháp hiệu quả. Như vậy, khi
du khách đến với Hải Dương có thể hiểu ngay
được đặc trưng này và thấy yên tâm, tin tưởng
trải nghiệm chuyến du lịch thú vị khi đến mảnh
đất này.
Bên cạnh đó, đặc trưng của Hải Dương là có
nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Vì vậy, ngoài quảng
bá khẩu hiệu, tỉnh cũng cần tích cực quảng bá
hình ảnh các khu di tích lịch sử, đặc biệt là các lễ
hội lớn của tỉnh.
4.1.2. Chiến lược marketing các đặc trưng của
địa phương
Trước hết, Hải Dương cần xác định được đặc
trưng du lịch của tỉnh là du lịch văn hóa - tâm linh
với các khu di tích lịch sử gắn liền với các danh
nhân tên tuổi. Trong đó, nổi bật là khu di tích Côn
Sơn - Kiếp Bạc. Bên cạnh đó, thiên nhiên cũng ưu
đãi cho Hải Dương những điểm đến lý thú, đặc
biệt có khu du lịch sinh thái Đảo Cò (Thanh Miện)
là khu du lịch sinh thái “độc nhất vô nhị” ở miền
Bắc. Tuy nhiên, hiện nay các điểm du lịch này còn
nhỏ, sức chứa thấp, chưa có các dịch vụ bổ sung
để níu chân du khách ở dài ngày. Vì vậy cần đầu
tư xây dựng, quy hoạch và liên kết hai điểm du lịch
này với các điểm du lịch khác tạo thành tuyến du
lịch trọng điểm:
- Tuyến thứ nhất, khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc,
lấy trọng điểm là Côn Sơn - Kiếp Bạc và liên kết
với các điểm du lịch là các di tích lịch sử, các làng
nghề kết hợp với khu du lịch sinh thái trong khu
vực Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kinh Môn tạo
thành tuyến du lịch tâm linh - sinh thái.
- Tuyến thứ hai, khu du lịch sinh thái Đảo Cò
(Thanh Miện) lấy Đảo Cò của Chi Lăng Nam làm
trọng tâm và liên kết với các di tích lịch sử và làng
nghề của Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc tạo thành
tuyến du lịch sinh thái - tâm linh.
Đây là hai đặc trưng khác biệt về du lịch của tỉnh
so với các tỉnh lân cận, tỉnh cần quảng bá hai hình
ảnh này để khi nhắc đến Hải Dương, khách du lịch
sẽ nghĩ ngay đến Côn Sơn - Kiếp Bạc nếu là đi du
lịch văn hóa - tâm linh hay nghĩ đến đảo Cò nếu là
đi du lịch sinh thái.
4.1.3. Chiến lược marketing cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố quan trọng trong
phát triển du lịch. Hiện nay, cơ sở hạ tầng của
Hải Dương được nâng cấp nhiều và có nhiều lợi
thế, nhưng vẫn còn những tồn tại cần khắc phục.
Cụ thể:
- Thường xuyên quan tâm, kiểm tra hệ thống
đường giao thông vào các khu du lịch, kịp thời sửa
chữa, nâng cấp khi đường bị hỏng. Một số tuyến
đường vào các khu du lịch, khu di tích lịch sử như
đường vào Côn Sơn - Kiếp Bạc, đường vào Đền
Cao - Động Kính Chủ, đường vào đền thờ Lưỡng
quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đang xuống
cấp nghiêm trọng. Tỉnh cần thường xuyên quan
tâm và tu sửa, nâng cấp đường hoặc phối hợp với
các cơ quan chức năng có trách nhiệm để tu sửa,
nâng cấp chúng.
- Quy hoạch các điểm đến du lịch thành các tuyến
du lịch lớn, mở rộng và nâng cấp các điểm đến du
lịch để đảm bảo sức chứa khi thu hút nhiều khách
du lịch mà vẫn phát triển bền vững. Nâng cấp cơ
sở hạ tầng tại các điểm đến du lịch, đặc biệt là tại
các khu du lịch trọng điểm (Côn Sơn - Kiếp Bạc,
Đảo Cò), chú ý đến nâng cấp nơi ăn nghỉ, nơi vui
chơi giải trí và khu vực vệ sinh cho khách, đảm
bảo giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường, tạo ấn
tượng tốt cho khách du lịch. Đồng thời, tỉnh nên
mở rộng đường giao thông, các bến bãi đỗ xe ở
các khu, điểm du lịch, đặc biệt là các tuyến đường
vào các làng nghề truyền thống. Tạo điều kiện và
động viên để các chủ doanh nghiệp, nhà hàng
sớm hoàn thành các khách sạn, nhà nghỉ, công
trình phục vụ du lịch hiện còn đang chậm tiến độ,
chưa thể đưa vào sử dụng.
Song song với việc nâng cấp, hoàn thiện cơ sở
hạ tầng, tỉnh cần tích cực quảng bá hình ảnh một
Hải Dương hiện đại, thuận tiện. Khách du lịch
ngoài đi bằng đường bộ đến Hải Dương cũng có
thể đi bằng đường sắt, đường thủy. Với những
khách ở xa, khi đi máy bay có thể đến sân bay Nội
Bài hoặc sân bay Cát Bi. Hệ thống các khu nghỉ
dưỡng, các khách sạn, trung tâm mua sắm, trung
tâm văn hóa, sân golf cũng là những hình ảnh
mà tỉnh cần quảng bá tới khách du lịch.
4.1.4. Chiến lược marketing con người
Mặc dù Hải Dương là vùng đất gắn với tên tuổi
của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng nhưng đa số
khách du lịch không biết nhiều về những nhân vật
lịch sử của Hải Dương. Để quảng bá hình ảnh
con người Hải Dương, tỉnh cần nỗ lực quảng bá
thông qua nhiều hình thức và trên nhiều phương
tiện thông tin. Một trong những hình thức quảng
bá tốt nhất là thông qua các bộ phim. Tỉnh cần đầu
tư cho các bộ phim nói về các nhân vật lịch sử Hải
Dương, nói về đất và người Hải Dương.
Tuy nhiên, cảm nhận trực tiếp của khách du lịch
khi đến Hải Dương, tiếp xúc với các nhân viên du
lịch và người dân địa phương vẫn là các quảng
79
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
bá tốt nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, tỉnh phải
tuyên truyền, giáo dục để mỗi nhân viên du lịch
và mỗi người dân địa phương là một người làm
marketing cho hình ảnh địa phương mình khi tiếp
xúc với khách du lịch.
4.2. Các giải pháp thu hút khách du lịch
Để thực hiện thành công chiến lược marketing
địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Hải
Dương, tỉnh cần phát huy điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu của mình:
Một là, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của
tỉnh. Tỉnh cần xác định sản phẩm đặc thù và là
thế mạnh của mình là du lịch tâm linh, lễ hội, nghỉ
dưỡng và làng nghề. Tại các điểm du lịch trọng
điểm, tỉnh cần mở rộng quy hoạch, liên kết với
các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh (Quảng Ninh,
Hải Phòng, Hưng Yên) để xây dựng các tour du
lịch chuyên đề cho du khách, từ đó nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch.
Hai là, đẩy nhanh triển khai thực hiện các đề án,
kế hoạch về du lịch. Với phương châm huy động
mọi nguồn lực xã hội, đặc biệt là động viên các
nguồn lực trong khối tư nhân và nước ngoài để
mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất ở các điểm, khu
du lịch trong tỉnh. Ưu tiên những khu du lịch trọng
điểm như: Côn Sơn - Kiếp Bạc, Kính Chủ, Nhẫm
Dương, đảo cò Chi Lăng Nam.
Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du
lịch. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của những
người làm công tác du lịch, nhất là trình độ ngoại
ngữ, tin học. Đồng thời, tỉnh cần nâng cao ý thức
người dân, tuyên truyền, vận động toàn dân có ý
thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi
trường du lịch, ứng xử có văn hóa, thân thiện, hòa
đồng với khách du lịch.
Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, xúc tiến
du lịch. Ngoài tuyên truyền về công tác du lịch,
cần đầu tư làm các băng, đĩa, clip, các bộ phim về
du lịch Hải Dương để phát trên các phương tiện
thông tin đại chúng trong tỉnh, tỉnh bạn và Trung
ương; làm một số sách, tờ rơi, hình ảnh du lịch
Hải Dương in bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài
để giới thiệu Hải Dương với người nước ngoài.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các
điểm du lịch thông qua các hội nghị, hội thảo trong
nước và quốc tế. Phát triển marketing điện tử;
nghiên cứu, tổ chức các sự kiện du lịch để thu hút
khách đến Hải Dương
5. KẾT LUẬN
Hải Dương là địa phương có nhiều tiềm năng và
lợi thế để phát triển du lịch nhưng tỉnh chưa khai
thác được hết tiềm năng này và kết quả thu hút
khách du lịch còn thấp. Để khai thác tiềm năng
du lịch, thu hút du khách, tỉnh cần có chiến lược
marketing đúng đắn. Qua phân tích thực trạng về
marketing địa phương của Hải Dương cho thấy
các giải pháp mà tỉnh đang thực hiện chưa có sự
đồng bộ, thống nhất, chưa tạo thành một chiến
lược dài hạn và chưa có sự liên kết với nhau.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để nâng cao khả
năng thu hút khách du lịch, tỉnh cần thực hiện
chiến lược marketing địa phương một cách đồng
bộ như: xây dựng hình tượng địa phương, xây
dựng các đặc trưng của địa phương, marketing
cơ sở hạ tầng và marketing con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Thanh Liêm (2017). Nghiên cứu xây dựng
marketing địa phương nhằm phát triển du lịch
tỉnh Bến Tre. Tạp chí Công thương, số 1 - Tháng
1/2017.
[2]. Nguyễn Thị Thống Nhất (2010). Chiến lược
marketing du lịch địa phương nhằm thu hút khách
du lịch đến thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40).
[3]. Trần Thị Kim Oanh (2016). Phát triển du lịch
gắn với chiến lược marketing địa phương tại tỉnh
Tuyên Quang. Tạp chí Nghiên cứu khoa học Đại
học Tân Trào, số 04/2016.
[4]. Nguyễn Minh Thành (2016). Vận dụng marketing
địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5]. Số 2529/QĐ-UBND ngày 19/9/2016, Quyết định
phê duyệt Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2016-2020.
[6]. Cơ quan tư vấn: Viện Nghiên cứu và Phát triển
du lịch, cơ quan đầu tư: Sở Văn hóa - Thể thao và
Du lịch Hải Dương (2011). Điều chỉnh quy hoạch
tổng thể Phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến
năm 2020.
[7]. h t tp : / /v ie tnamtour ism.gov.vn / index.php/
items/9701/, cập nhật ngày 18/07/2012
[8].
chua-tuong-xung-voi-tiem-nang-81607/, ngày cập
nhật 12/12/2017.
[9].
kien-tu-nhien-va-tai-nguyen-du-lich-tu-nhien-
tiem-nang-cho-su-phat-trien-du-lich-tinh-hai-
duong-61.html/, ngày cập nhật 26/12/2017
[10]. h t tp : / / v ie tnamtour ism.gov.vn / index .php/
items/14762/111/, ngày cập nhật 25/6/2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_marketing_dia_phuong_nham_thu_hut_khach_du_lich_de.pdf