Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa

Lời mở đầu 1. Tớnh cấp thiết của đề tài: Cụng nghiệp hoỏ là vấn đề mang tớnh quy luật đối với tất cả cỏc nư-ớc đang phỏt triển. Mấy thập kỷ qua, làn súng cụng nghiệp hoỏ đó diễn ra mạnh mẽ ở cỏc nước đang phỏt triển và thực tế cho thấy rằng, trong xu hướng khu vực hoỏ, toàn cầu hoỏ cỏc quan hệ kinh tế; trong xu hướng hội nhập, đan xen phỏt triển, thỡ việc tạo vốn cho cụng nghiệp hoỏ bằng việc huy động, khai thỏc, nõng cấp nguồn vốn đầu tươ cho cỏc thành phần kinh tế là hết sức cần thiết và ngày càng cú ý nghĩa quan trọng. Từ năm 1986, sau Đại hội lần thứ 6 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chớnh phủ đó đươa ra chươơng trỡnh đổi mới quản lý nền kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoỏ tập trung sang nền kinh tế hàng hoỏ nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trươờng cú sự quản lý của Nhà Nươớc. Kinh tế nước ta đang ngày càng phỏt triển với sự gúp mặt của nhiều thành phần kinh tế khỏc nhau, đặc biệt cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là những nguồn nhõn lực mạnh nhất và trong tươơng lai khụng xa chớnh họ sẽ tạo nờn sự tăng trươởng mạnh mẽ cho nền kinh tế nươớc nhà, là tiền đề để phỏt triển nền kinh tế mũi nhọn, phỏt triển cơ chế cụng nghiệp hoỏ hiện đại hoỏ của toàn xó hội. Tuy nhiờn, để đảm bảo sự phỏt triển bền vững và hiệu quả nền kinh tế quốc dõn đó đề ra, đồng thời để hội nhập với xu h-ướng hội nhập quốc tế, cỏc thành phần kinh tế phải biết khai thỏc toàn diện và hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là phải tận dụng được sự hỗ trợ của hệ thống NH. Muốn vậy, ngành NH phải giải quyết hàng loạt khú khăn mà hiện nay doanh nghiệp đang gặp phải. Đõy cũng đang là mỗi quan tõm đặc biệt của cỏc NHTM, bản thõn cỏc doanh nghiệp và cỏc tổ chức tớn dụng nhằm tỡm ra cỏc giải phỏp nõng cao chất lơượng tớn dụng. Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tớn dụng NH đầu tơư cho cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ cũn chơưa nhiều. Một phần là do khỏch hàng truyền thống và do mục tiờu của cỏc NHTM chủ yếu là cỏc doanh nghiệp lớn, mặt khỏc do doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nươớc ta sử dụng vốn tớn dụng cũn chơưa hợp lý và hiệu quả. Chớnh vỡ vậy, việc tỡm ra cỏc giải phỏp nõng cao chất lượng tớn dụng đối với cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là mối quan tõm đặc biệt của cỏc NHTM. Xuất phỏt từ quan điểm đú và thực trạng hoạt động tớn dụng tại NHNO&PTNT chi nhỏnh Bỏch Khoa, em đó chọn đề tài “Giải pháp mở rộng tớn dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNO&PTNT Bách Khoa” làm đề tài nghiờn cứu. 2. Đối tơượng, phạm vi nghiờn cứu: Đề tài chọn hoạt động cho vay cỏc DNV&N tại NHTM làm đối tượng để nghiờn cứu. Từ đú, đề xuất những giải phỏp chủ yếu nhằm nõng cao chất lươợng tớn dụng đối với DNV&N tại NHNO&PTNT Bỏch Khoa Tuy nhiờn, do những hạn chế nhất định, phạm vi nghiờn cứu của đề tài chỉ xem xột ở cỏc khớa cạnh về chớnh sỏch, giải phỏp và trạng thỏi cụ thể về quy trỡnh cho vay tại NHNO&PTNT Bỏch Khoa 3. Phơương phỏp nghiờn cứu: Quỏ trỡnh thực hiện đề tài đó vận dụng tổng hợp cỏc phương phỏp: phương phỏp kết hợp lịch sử với logic, phơương phỏp kết hợp phõn tớch với tổng hợp, phương phỏp thống kờ và so sỏnh . đồng thời tham khảo cỏc tài liệu và cỏc luận văn của những lớp trước để rỳt ra những kết luận cú tớnh phổ biến chung về quỏ trỡnh cho vay DNV&N. 4. Kết cấu đề tài Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tớn dụng đối với DNV&N của NHTM Chương 2: Thực trạng hoạt động tớn dụng đối với cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhỏnh NHNO&PTNT Bỏch Khoa Chương 3: Một số giải phỏp nhằm mở rộng tớn dụng đối với cỏc DNV&N tại chi nhỏnh NHNO&PTNT Bỏch Khoa MỤC LỤC Lời mở đầu 4 1. Tớnh cấp thiết của đề tài: 4 2. Đối tượng, phạm vi nghiờn cứu: 5 3. Phương phỏp nghiờn cứu: 5 4. Kết cấu đề tài 6 Danh mục những chữ viết tắt 7 CHƯƠNG 1. NH ƯNG VẤN Đ Ề CƠ BẢN V Ề TÍN DỤNG ĐỐI VỚI 8 DNV&N CỦA NHTM 8 1.1.NHTM và vai trũ của nú trong nền kinh tế. 8 1.1.1.Khỏi niệm về ngõn hàng thương mại. 8 1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn của ngõn hàng 10 1.1.2.3. Cỏc hoạt động kinh doanh khỏc 11 1.2 Khỏi quỏt về DNV&N 11 1.2.1.Khỏi niệm DNNVV: 11 1.2.2.Đặc điểm của DNV&N ở Việt Nam. 12 1.2.2.1. Những điểm mạnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ: 13 1.2.2.2 Những hạn chế và khú khăn của DNV&N: 16 1.2.2.3. Vai trũ của cỏc DNV&N ở Việt Nam. 19 1.3.Tớn dụng ngõn hàng đối với cỏc DNV&N 21 1.3.1.Khỏi niệm và phõn loại tớn dụng. 21 1.3.1.1 Khỏi niệm về tớn dụng. 21 1.3.1.2. Khỏi niệm về tớn dụng Ngõn hàng. 22 1.3.1.3. Phõn loại tớn dụng. 22 1.3.2 Vai trũ của tớn dụng ngõn hàng đối với DNV&N 27 1.4. Nhõn tố ảnh hưởng tới mở rộng tớn dụng ngõn hàng đối với DNV&N của NHTM 29 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NễNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NễNG THỐN BÁCH KHOA 32 2.1 Khỏi quỏt về chi nhỏnh NHNo&PTNT Bỏch Khoa 32 2.1.1 Quỏ trỡnh phỏt triển của chi nhỏnh 32 2.1.2 Cơ cầu tổ chức 33 2.1.3 Kết quả hoạt động của chi nhỏnh NHNo&PTNT Bỏch Khoa 36 2.2. Thực trạng hoạt động tớn dụng đối với cỏc DNV&N tại chi nhỏnh NHNo&PTNT Bỏch Khoa. 37 2.3. Đỏnh giỏ hoạt động tớn dụng đối với DNV&N tại chi nhỏnh NHNo&PTNT Bỏch Khoa 54 2.3.1.Những kết quả đạt được 54 2.3.2. Những hạn chế, ngưyờn nhõn của hạn chế trong việc mở rộng tớn dụng đối với cỏc DNV&N tại chi nhỏnh NHNo&PTNT Bỏch Khoa 54 2.3.2.1 Những mặt cũn hạn chế 55 2.3.2.2.Nguyờn nhõn 55 2.3.3.2 Nguyờn nhõn từ phớa DNV&N. 56 2.3.3.3 cỏc nguyờn nhõn từ phớa mụi trường. 57 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNV&N TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NễNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NễNG THễN BÁCH KHOA 58 3.1 Định hướng về mở rộng tớn dụng đối với DNV&N tại chi nhỏnh NHNo&PTNT Bỏch Khoa 58 3.1.1. Định hướng phỏt triển chung của Chi nhỏnh. 58 3.1.2. Định hướng phỏt triển đối với DNV&N. 60 3.2. Giải phỏp mở rộng tớn dụng đối với cỏc DNV&N tại NHNo&PTNT Bỏch Khoa: 61 3.2.1 Đa dạng húa cỏc hỡnh thức tớn dụng đối với DNV&N 61 3.2.2 Thực hiện cỏc biện phỏp thẩm định kỹ trước khi cho vay và tăng cường kiểm tra trong và sau khi cho vay: 63 3.2.3 Thực hiện cỏc bảo đảm trong kinh doanh tớn dụng: 69 2.2.4. Chủ động tỡm khỏch hàng và chỳ ý đầu tư vốn cho cỏc doanh nghiệp liờn doanh hợp tỏc đầu tư với nước ngoài, cú kỹ thuật cụng nghệ hiện đại: 72 2.2.7. Quảng cỏo sõu rộng về chớnh sỏch chế độ, thể lệ tớn dụng của Ngõn hàng đối với cỏc DNV&N. 75 2.3. Kiến Nghị 76 2.3.1.Đối với hệ thống chớnh sỏch và phỏp luật của nhà nước: 77 2.3.1.1. Nhà nước cần sớm hoàn thiện cỏc chớnh sỏch và cơ chế vĩ mụ của mỡnh: 77 2.3.1.2. Tăng cường cỏc biện phỏp quản lý nhà nước đối với cỏc DNV&N: 78 2.3.1.3. Chấn chỉnh hoạt động cụng chứng: 79 2.3.1.4. Cần chấn chỉnh việc cấp giấy phộp kinh doanh: 80 2.3.2. Những kiến nghị đối với Ngõn hàng Nhà nước: 80 2.3.2.1. Quy chế cho vay của tổ chức tớn dụng đối với khỏch hàng: 80 2.3.2.2.Đối với đảm bảo tiền vay của cỏc tổ chức tớn dụng: 81 2.3.2.3. Nõng cao chất lượng cụng tỏc thụng tin tớn dụng: 82 2.3.2.4. Quy định và mở rộng thanh toỏn khụng dựng tiền mặt: 84 2.3.3. Kiến nghị đối với NHNO Việt Nam: 84 2.3.3.1. Cải cỏch thủ tục vay vốn: 84 2.3.3.2 Tăng cường cụng tỏc kiểm soỏt nội bộ hoạt động tớn dụng: 86 2.3.3.3 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trỏch nhiệm đối với cỏn bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ tớn dụng: 87 Kết luận 88 Danh mục tài liệu tham khảo 899

doc92 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việc chiết khấu trái phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu tạo điều kiện cho Ngân hàng chuyển dần từ hình thức cho vay ứng trước (nhiều rủi ro) sang co vay chiết khấu các trái phiếu này khi cần đưa thêm tiền vào lưu thông. Hình thức hùn vốn đầu tư liên doanh, liên kết với khách hàng. Để mở rộng tín dụng, ngân hàng không nhất thiết chỉ cho khách hàng vay vốn của mình mà có thể lựa chọn trong số khách hàng của mình xem doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, có triển vọng tồn tại và phát triển lâu dài thì ngân hàng có thể thỏa thuận ký hợp đồng liên doanh, liên kết với những doanh nghiệp đó để cùng sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân hàng không những mở rộng được tín dụng của mình mà còn có điều kiện xâm nhập thị trường, từ đó tìm ra được những mặt mạnh mặt yếu của khách hàng, đồng thời vừa trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay vứa có thu nhập cao do trực tiếp là người đầu tư vốn, hạn chế được rủi ro cho khách hàng và cả ngân hàng. Cho vay bảo lãnh và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với DNV&N: Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, có những DNV&N, hộ gia đình, cán bộ công nhân viên thiếu vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ đời sống nhưng không có tài sản hoặc không đủ tài sản làm đảm bảo. Khách hàng có thể vay vốn bằng việc bảo lãnh của bên thứ 3; hoặc đối với cán bộ công nhân viên thì tiến hành cho vay không có bảo đảm bảo bằng tài sản, nhưng được cơ quan quản lý cam kết đảm bảo trả bằng nguồn thu nhập từ tiền lương, trợ cấp… Cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu: Các doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền do người mua mua chịu, dẫn đến làm cho doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ đó. Việc cho vay này có thể thông báo hoặc không thông báo cho khách hàng thiếu nợ của doanh nghiệp, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ và rút tiền mặt. 3.2.2 Thực hiện các biện pháp thẩm định kỹ trước khi cho vay và tăng cường kiểm tra trong và sau khi cho vay: Trước khi giải ngân một khoản vay, ngân hàng cần phải hiểu rõ mọi chi tiết có liên quan đến khách hàng, nhằm đảm bảo cho món vay được sử dụng một cách có hiệu quả và có khả năng hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Ngân hàng phải tiến hành các biện pháp thẩm định, phân tích và đánh giá khách hàng. Đây là một việc làm cực kỳ quan trọng, vì khi đã giải ngân cho người vay thì ngân hàng chỉ có quyền sở hữu, còn quyền sử dụng khoản tiền đó hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng. Việc phân tích, đánh giá khách hàng ít nhất cần đảm bảo các nội dung: - Tính khả thi của phương án hoặc dự án kinh doanh. - Tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng. - Tài sản thế chấp và mức độ đảm bảo của tài sản thế chấp. - Trình độ quản lý, uy tín và đạo đức của người lãnh đạo cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể, trong khi phân tích, đánh giá khách hàng để cho vay ngân hàng cần chú ý các vấn đề sau: - Sàng lọc, điều tra và giám sát khách hàng: Sàng lọc là việc ngân hàng lựa chọn những khách hàng vay có triển vọng tốt để cho vay, đảm bảo thu hồi được gốc và lãi đúng hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng thu thập thông tin khách hàng thông qua mối quan hệ của khách hàng, chính quyền địa phương, từ trung tâm thông tin về rủi ro tín dụng. Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân hoặc thể nhân của người xin vay: Quyết đinh thành lập, điều lệ doanh nghiệp, (nếu khách hàng là một pháp nhân); giấy chứng minh nhân dân, số đăng ký hộ khẩu, (nếu khách hàng là một thể nhân), bảng cân đối tài khoản hiện tại và những năm trước đó, tình hình sản xuất kinh doanh trong nhiều năm liên tục, tình hình cung cấp nguyên vật liệu cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty cổ phần thì phương pháp hữu hiệu nhất để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng là việc ngân hàng tham gia nắm giữ một số cổ phần của doanh nghiệp vay vốn. Sự gắn bó này hiện nay đang được áp dụng mạnh mẽ trong hệ thống tài chính của các nước phát triển như Nhật Bản, Đức… Đối với các khách hàng là thể nhân thì việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thường rất khó khăn, bởi vì rất khó có được những số liệu chính xác và ổn định của khách hàng, nhất là đối với chủ thể vay vốn các hộ tư thương. Tất cả số liệu từ nguồn vốn, doanh thu hàng tháng đến lợi nhuận thu được đều không rõ ràng. Vì vậy đối với những khách hàng thuộc loại hình này, ngân hàng cần hết sức coi trọng khâu xem xét, đánh giá chung về đạo đức và ý chí trả nợ của họ. Đối với các khách hàng là các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê thì ngân hàng có thể căn cứ vào rất nhiều chỉ tiêu kinh tế và tài chính để đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của họ. Trong số đó cần chú ý xem xét một số chỉ tiêu quan trọng như: *Hệ số tài trợ: Hệ số tài trợ của doanh nghiệp là một chỉ tiêu khái quát phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp đó. Hệ số này được tính như sau: Nguồn vốn DN hiện có Hệ số tài trợ = Tổng nguồn vốn DN sử dụng Qua công thức trên ta thấy, nguồn vốn của doanh nghiệp càng so với tổng số nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng thì khả năng rủi ro trong tín dụng ngày càng cao. Điều này thể hiện doanh nghiệp đang bị phụ thuộc lớn vào các nguồn vốn khác mà không phải là bản thân doanh nghiệp, do vậy rất khó chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh và thanh toán các nợ khi đến hạn.Nếu hệ số tài trợ càng lớn,thì tình hình tài chính doanh nghiệp càng vững chắc.Trên thực tế,theo kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới , nếu hệ số tài trợ của doanh nghiệp nhỏ hơn 0,5 thì khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất khó khăn.Một doanh nghiệp được đánh giá là có tình hình tài chính tốt, khi hệ số tài trợ tăng liên tục qua các kỳ và lớn hơn hoặc bằng 0,5 * Tỷ xuất lợi nhuận:(khả năng sinh lời tài chính) là khả năng Sinh lời của một đồng vốn huy động trong năm của doanh nghiệp. Tỷ xuất lợi nhuận có thể được tính chung cho cả vốn cố định và vốn lưu động hoặc tính riêng cho từng loại vốn. Nếu một doanh nghiệp có tỷ xuất lợi nhuận lớn hơn lãi xuất tiền vay ngân hàng, thể hiện doanh nghiệp đó làm ăn có lãi, có khả năng hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi và có tĩnh lũy.Nhưng doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn lãi suất tiền vay ngân hàng là nhưng doanh nghiệp có nhiều khả năng không hoàn trả được nợ vay, bởi lợi nhuận của các doanh nghiệp tạo ra trong kỳ không đủ để trả lãi tiền vay, chưa nói đến việc tạo ra lợi nhuận thuần túy cho bản thân các doanh nghiệp. Do vậy,để đảm bảo an toàn vốn ,các ngân hàng không nên cho vay đối với các doanh nghiệp loại này. * Khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu. Để đánh giá chính xác khả năng thanh toán của một doanh nghiệp cần xem xét, phân tích các chỉ tiêu: Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp:Là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó, chỉ tiêu này được tính bằng công thức: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp Số tiền doang nghiệp dùng để thanh toán = Số tiền doanh nghiệp phải thanh toán Trong đó : +Số tiền có thể dùng để thanh toán gồm toàn bộ số vốn bằng tiền, các khoản phải thu và thành phẩm hàng hoá tồn kho và đang gửi đi tiêu thụ. +Số tiền doanh nghiệp phải thanh toán gồm các khoản phải trả người bán, người mua , các khoản nợ ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác. Nếu một đoang nghiệp có hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chính tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính bình thường và khả quan. Nhìn chung hệ số càng lớn thì khả năng thanh toán càng tốt.Cần chú ý rằng để đánh giá được khả năng thanh toán càng tốt cần chú ý rằng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khi tính toán số tiền của doanh nghiệp, khi tính toán số tiền của doanh nghiệp có thể dùng để thanh toán cần xem xét tới khả năng chuyển hóa thành tiền của sản phẩm hàng hóa và các khỏn phải thu để xác định một cách chắc chắn về nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán cuối cùng để đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhìn chung việc phân tích các chỉ tiêu tài chính càng được tiến hành một cách cụ thể và chính xác bao nhiêu thì càng phòng ngừa được những rủi ro cho nguồn vốn cho vay của ngân hàng bấy nhiêu. Sau khi hoàn thành đầy đủ các bước phân tích tín dụng đói với khách hàng, nếu xét thấy phương án sản xuất kinh doanh là hợp lý, mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao đồng thời khả năng tài chính của khách hàng lành mạnh và ổn định, có khả năng hoàn trả tốt nợ gốc và lãi vay, ngân hàng sẽ xác định số lượng, thời hạn và lãi suất cho khoản tín dụng đó. . Hiện nay NH đang sử dụng hệ số này và áp dụng hệ số này một cách phổ biến. Thực hiện kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên và định kỳ giám sát khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề phòng những bất trắc có thể xảy ra. Qua kiểm tra sẽ phát hiện ra được những việc kinh doanh không bình thường để có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa rủi ro. Trên cơ sở kết quả công tác kiểm tra, quản lý tín dụng, Ngân hàng cần tiến hành phân loại chất lượng các khoản vay để từ đó có bienj pháp thu hồi nợ và lãi cho phù hợp: Đối với những khoản vay có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi tiền vay đúng hạn, thì phải chú ý đôn đốc việc trả nợ khi thời điểm đáo hạn sắp đến. - Đối với các khoản nợ vay có “vấn đề”, không được hoàn trả đúng hạn do những khó khăn phát sinh từ điều kiện khách quan đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thì cần có những biện pháp điều chỉnh tình huống kịp thời, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, tránh nợ quá hạn phát sinh. - Với những hợp đồng tín dụng vay số tiền lớn, thời hạn dài thì phải có điều khoản “tình huống thay đổi”, ở đó phải quy định một số tình huống bất ngờ có thể sảy ra và cách xử lý kèm theo. Ví dụ như chính sách thuế, chính sách đầu tư, quản lý ngoại hối, quản lý động sản, bất động sản của Nhà nước. Khi có thay đổi thì quan hệ tín dụng được điều chỉnh như thế nào để bảo vệ cho quyền lợi của Ngân hàng và khách hàng vay. - Đối với những khoản vay vi phạm hợp đồng tín dụng một cách nghiêm trọng hoặc có nguy cơ thua lỗ, phá sản trong kinh doanh dẫn đến khả năng thu hồi nợ vay rất khó khăn, Ngân hàng buộc phải chuyển nợ quá hạn và tìm mọi cách thu hồi nợ, ngay cả trong trường hợp khoản vay chưa đến hạn như đã quy định. 3.2.3 Thực hiện các bảo đảm trong kinh doanh tín dụng: Ngày 29/12/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 178/1999/NĐ-CP quy định về bảo đảm tiền vay trong việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay theo quy định của luật các tổ chức tín dụng. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, có hiệu lực từ ngày 13/01/2000. Hướng dẫn các biện pháp bảo đảm nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Nghị định 178 ra đời đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. So với các quy định trước đây của pháp luật thì Nghị định 178 có nhiều điểm thông thoáng và cởi mở hơn trong việc nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Cụ thể, là nguyên tắc tự do bình đẳng trong kinh doanh được tôn trọng: các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác vay vốn Ngân hàng thương mại quốc doanh đều phải thế chấp cầm cố tài sản hoặc phải được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trẩ nợ, ngoại trừ trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng cho vay có bảo đảm tài sản được hình thành từ vốn vay hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về quyết đinh của mình. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ theo cam kết, Ngân hàng có quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. Tuy nhiên, mục đích của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế nói chung và đối với các DNV&N nói riêng là: Phát triển kinh tế có lợi nhuận hợp lý, an toàn vốn, tuân thủ pháp luật. Chất lượng tín dụng Ngân hàng phải dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy đứng trước nhu cầu xin vay vốn của khách hàng, điều đầu tiên cán bộ tín dụng cần phải quan tâm đến không phải là tài sản bảo đảm tiền vay và chính là dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tính khả thi của dự án, phương án là nhân tố quyết định đến việc khách hàng có khả năng trả được nợ Ngân hàng hay không. Tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là phương tiện cuối cùng, là nguồn trả nợ thứ hai để giúp Ngân hàng không bị thất thoát vốn khi xảy ra rủi ro. Trong thực tế có nhiều vướng mắc trong việc nhận tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để bảo đảm nợ vay. Ngân hàng, một mặt tiến hành kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để cùng tháo gỡ, mặt khác cần có biện pháp linh hoạt và mềm dẻo hơn trong vấn đề nhận tài sản bảo đảm nợ vay để mở rộng được quy mô cho vay đồng thời vẫn đảm bảo được sự an toàn vốn cho Ngân hàng. Trên thực tế, ở địa bàn Thành phố Hà Nội việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà diễn ra khá phổ biến. Việc chuyển nhượng này thường không có giấy tờ hợp pháp hoặc có nhưng chưa sử dụng đúng quy định hiện hành. Mặc dù nó được xác định thuộc quyền sở hữu và sử dụng của khách hàng vay nhưng việc thế chấp để vay vốn Ngân hàng lại không đủ điều kiện. Các trường hợp này nếu cứng nhắc trong việc nhận tài sản thế chấp theo quy định thì chi nhánh không thể cho vay được. Sau khi xác định được tính hợp pháp về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất của người vay để Ngân hàng nắm được căn cứ pháp lý, tất cả các món vay đều yêu cầu người vay tự viết đơn theo hướng dẫn của cán bộ tín dụng. Trong đơn phải ghi rõ nội dung: Chúng tôi (vợ, chồng, con) xin cam đoan trước ngân hàng và cơ quan pháp luật tài sản (nhà xưởng, nhà ở, cửa hàng) thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình chúng tôi, chưa chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn liên doanh hoặc cho tặng người khác… Nếu nợ đến hạn chúng tôi không trả được tiền gốc và lãi thì ngân hàng có toàn quyền xử lý tài sản trên để thu hồi nợ gốc và lãi. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam kết trên… Người vay và những người đồng sở hữu có tên trên hộ khẩu phải ký vào đơn trước sự chứng kiến của cán bộ tín dụng và chính quyền địa phương. Đối với tài sản là máy móc thiết bị day chuyền sản xuất, khi thế chấp Ngân hàng niêm phong máy móc dây chuyền sản xuất, làm như vậy thì đảm bảo được tài sản thế chấp, nhưng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, như vậy cơ sở để hoàn trả vốn Ngân hàng tiến hành phân loại, lựa chọn khách hàng của mình, tìm những khách hàng để tin cậy, tạo điều kiện cho họ được tiếp tục khai thác trên dây chuyền thiết bị đó, nhưng phải cam kết bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị khi có sự cố xảy ra và buộc khách hàng phải gửi tiền khấu hao tài sản thế chấp vào Ngân hàng hàng tháng và cam kết phải trả cho Ngân hàng nếu có rủi ro xảy ra. Trong trường hợp khách hàng làm hư hại nghiêm trọng không thể phục hồi lại tài sản thế chấp thì Ngân hàng sẽ lấy số tiền phát mại tài sản thế chấp và có thể lấy toàn bộ hoặc một phần số tiền từ nguồn tiền gửi khấu hao đã cam kết trong hợp đồng trên (trong trường hợp còn thiếu), đây là biện pháp đảm bảo tương đối chắc chắn là Ngân hàng sẽ thu hồi được vốn. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trước việc Ngân hàng có thu được gốc và lãi hay không phải căn cứ vào tính khả thi của dự án chứ không nên đặt vấn đề tài sản thế chấp lên hàng đầu như là một cái lá chắn để bao bọc đồng vốn của Ngân hàng. Có thể nói thủ tục về tài sản thế chấp hiện nay vẫn còn là rào cản các DNV&N. Hiện nay các doanh nghiệp này có vốn và tài sản rất nhỏ nên khi sử dụng tài sản để thế chấp thì vay được một lượng vốn rất thấp so với năng lực sản xuất kinh doanh của họ. Do đó các doanh nghiệp này thường phải tham gia vay “nóng” trên thị trường tự do điều đó sẽ làm giá thành, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó dẫn tới chỗ phá sản, giải thể, Ngân hàng không thu hồi được nợ, gây mất ổn định cho nền kinh tế. Áp dụng hình thức cho vay có thế chấp bằng hàng hóa, nghiệp vụ này được tóm tắt như sau: Doanh nghiệp cần một khối lượng vốn để mua nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc mua hàng hóa dự trữ để bán… Ngân hàng có thể giải quyết cho vay hay không căn cứ vào số vốn mà doanh nghiệp cần vay, tính khả thi của việc sản xuất kinh doanh hàng hóa và mức độ tiêu thụ sắp tới của nó trên thị trường. Khi hàng hóa được nhập kho thì Ngân hàng và doanh nghiệp cùng kiểm duyệt niêm phong. Ngân hàng có thể giữ chìa khóa hoặc thỏa thuận với doanh nghiệp thuê và giao cho bên thứ ba quản lý, bảo vệ số hàng hóa nói trên. Khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng, tiêu thụ hàng hóa thì phải có sự giám sát, quản lý của ngân hàng ( khi nguyên vật liệu hoặc hàng hóa xuất kho phải được sự đồng ý của ngân hàng), tiền bán hàng thu được hàng ngày cán bộ tín dụng phụ trách phải theo dõi thường xuyên, yêu cầu khách hàng gửi vào một tài khoản riêng tại ngân hàng mình để đảm bảo thu hồi lại được vốn đã cho vay, đồng thời doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, mà không phải lo thiếu nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp thương mại dịch vụ vẫn không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Tóm lại đây là một cách làm có triển vọng, chi nhánh cần nghiên cứu đưa vào áp dụng để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh. 2.2.4. Chủ động tìm khách hàng và chú ý đầu tư vốn cho các doanh nghiệp liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngoài, có kỹ thuật công nghệ hiện đại: Lâu nay trong thực tế thường xuất hiện tình trạng là khách hàng lựa chọn Ngân hàng, Ngân hàng thực hiện quan hệ tín dụng với hầu hết khách hàng đến với mình. Thực ra, đây là phải là quan hệ hai chiều: Khách hàng lựa chọn Ngân hàng và Ngân hàng cũng phải chủ động lựa chọn khách hàng. Điều này rất quan trọng vì nó hạn chế rủi ro của Ngân hàng, đảm bảo vốn cho vay ra được thu hồi đầy đủ, đúng hạn và có lãi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc lựa chọn khách hàng phải được Ngân hàng tiến hành một cách chủ động ( Nghĩa là biết đơn vị khách hàng nào làm ăn có hiệu quả và có uy tín thì Ngân hàng có thể chủ động đến đặt quan hệ tín dụng với đơn vị đó). Việc chủ động tìm và lựa chọn khách hàng phải áp dụng với mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn có rất nhiều công ty liên doanh với nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phần lớn những công ty này họ đang cần vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đổi mới dây chuyền công nghệ, chi nhánh cần phải chủ động tìm những khách hàng này, bởi lẽ những doanh nghiệp này sản phẩn làm ra có sức cạnh tranh cao, có phương pháp quản lý tiên tiến, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và thực hiện chế độ kế toán, báo cáo tài chính rõ ràng đúng quy định, do đó, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này để quản lý và hệ số an toàn vốn cao. 2.2.5 phát huy và nâng cao hơn nữa việc giải quyết các vấn đề về nợ quá hạn, nợ khó đòi và bảo toàn vốn: Như đã đề cập tới chương I, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dự nợ của các DNV&N năm qua là thấp và đang có xu hướng ngày một tăng lên. Điều này cho thấy phải sớm tìm ra những biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình trên: - Đối với khách hàng có ý định lừa đảo, cố tình trây lì không trả nợ Ngân hàng, cần phối hợp với cơ quan pháp luật để sử lý nghiêm minh, tiến hành xiết nợ, bắt nợ làm trong sạch chất lượng tín dụng cho những năm sau. - Đối với khách hàng kinh doanh thua lỗ hoặc do tồn đọng hàng hóa, do sắp xếp lại doanh nghiệp, mất ổn định trong một khoảng thời gian không trả được nợ đúng hạn cho chi nhánh thì có thể gia hạn và cho vay mới để khắc phục tình trạng trên, tư vấn cho khách hàng trả nợ được trong thời gian gia hạn. - Đối với các khoản nợ khó đòi cần phải tiến hành đôn đốc nợ thường xuyên. Nếu tình hình không tiến triển thì phải chủ động, tích cực, nhanh chóng tiến hành bắt nợ, xiết nợ. Đây là biện pháp phải tiến hành kiên quyết, tránh tình trạng nể nang của cán bộ tín dụng đối với khách hàng. Ngân hàng cần tiến hành mua bảo đảm tín dụng để san sẻ rủi ro với các công ty bảo hiểm, tránh tổn thất toàn bộ cho Ngân hàng. - Chi nhánh cần phải thường xuyên đánh giá chất lượng của một khoản thế chấp vay vốn Ngân hàng bằng chỉ tiêu đảm bảo dư nợ có thế chấp (LTV ) được tính bằng cách: Tỷ lệ này càng thấp thì mức độ an toàn đối với món nợ cho vay của Ngân hàng càng cao, tỷ lệ này càng thấp là do dư nợ có tài sản thế chấp được khấu trừ hoặc giá trị tài sản thế chấp trên thị trường tăng lên. Chỉ tiêu này nếu được đánh giá thường xuyên sẽ theo dõi được độ an toàn của món vay trong từng thời kỳ biến động của giá cả thị trường. Nếu như giá thị trường của tài sản giảm, chỉ tiêu LTV cao do đó độ an toàn vốn của Ngân hàng giảm đi, nếu giá trị tài sản thế chấp tiếp tục giảm thấp thì Ngân hàng phải có kế hoạch sớm thu hồi nợ gốc, trách việc gia hạn nợ thêm cho khách hàng nếu không sẽ dễ dẫn đến mất vốn. Hiện nay NH sử dụng chỉ tiêu này và áp dụng vào trong thực tế một cách có hiệu qủa. 2.2.6. Công tác đào tạo cán bộ. Tất cả giải pháp mục tiêu trên sẽ không thể đạt được nếu bản thân mỗi cán bộ Ngân hàng không có trình độ chuyên môn cao, không có lòng yêu nghề và đức tính trung thực thẳng thắn trong công việc đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định đến hiệu quả công việc vì vậy tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ cho cán bộ trong công tác tín dụng nhằm sử lý công việc được nhanh hơn, đảm bảo hiệu quả cao trong công tác tín dụng.. Để không ngừng nâng cao chất lượng công tác tín dụng, Ngân hàng cần phải quan tâm trước tiên tới trinh độ CBTD ở cơ sở mình bằng cách thực hiện tiêu chuẩn hóa CBTD và quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn, chế độ thưởng phạt đối với CBTD. Phải triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn hàng năm cho tất cả CBTD trong cơ quan, bố trí sử dụng hợp lý và hiệu quả cán bộ, tùy theo trình độ chuyên môn của từng người nhằm phát huy tối đa sở trường của cán bộ tín dụng đồng thời phải kết hợp với công tác quy hoạch đào tạo lâu dài theo chiến lược của NHNo việt nam. Bên cạnh việc tăng cường trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, ngân hàng cần hết sức coi trọng tới việc bồi dưỡng đạo đức , phẩm chất cho cán bộ tín dụng ở cơ sở, bởi trong công tác tín dụng, đạo đức luôn được coi là một phẩm chất quan trọng nhất. CBTD thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm vững kịp thời những biến động về phía khách hàng, trên cơ sở đó giúp Ngân hàng chủ động trong việc quản lý và điều tiết các hoạt động tín dụng ở đơn vị mình. Trong kế hoạch đào tạo cán bộ phải chú ý tới yếu tố hiệu quả và chất lượng đào tạo, đào tạo phải phù hợp với từng đối tượng cán bộ mang lại hiệu quả thiết thực tránh đào tạo tràn lan, chương trình đào tạo phải phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao. 2.2.7. Quảng cáo sâu rộng về chính sách chế độ, thể lệ tín dụng của Ngân hàng đối với các DNV&N. Hiện nay, những hiểu biết về hoạt động tín dụng Ngân hàng trong cơ chế thị trường của các tâng lớp dân cư vẫn còn hạn chế. Do đó, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp hộ tư nhân cá thể nắm vưỡng được các chủ trương chính sách đổi mới của Ngân hàng. Mặt khác quảng cáo làm cho khách hàng hiểu được cơ chế hoạt động, nghiệp vụ của Ngân hàng để có sự thông cảm trong quan hệ giữa hai bên, thấy được quyền lợi cũng như trách nhiệm của họ đối với Ngân hàng. Trong thời gian tới chi nhánh nên tiến hành một số biện pháp quảng cáo sau: - Quảng cáo qua quan hệ giao dịch trực tiếp với khách hàng trong quá trình giải quyết nghiệp vụ cho vay. Đây là hình thức quảng cáo đơn giản và ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả tương đối cao. - Quảng cáo qua thông tin đại chúng như đài, báo, vô tuyến truyền hình…các hình thức này tỏ ra rất có hiệu quả trong việc tuyên truyền các thể thức giao dịch, các đợt phát hành kỳ phiếu, áp dụng các hình thức cho vay mới.. Đây là một công cụ cạnh tranh tương đối mạnh của Ngân hàng trên thế giới nhằm khuếch trương uy tín cũng như sản phẩm của mình trên thị trường, tuy nhiên ở Việt Nam hình thức này còn rất hạn chế, chủ yếu được tiến hành ở một số Ngân hàng nước ngoài. - Tiến hành đổi mới chính sách khách hàng: Việc đổi mới này thu hút hơn nữa những khách hàng có uy tín đến giao dịch, mở rộng thị phần tín dụng của Ngân hàng trên địa bàn cạnh tranh ác liệt hiện nay. Tạo mọi điều kiện để phục khách hàng nhanh chóng, bằng công nghệ hiện đại, các tiện ích nhằm giúp các khách hàng có điều kiện cạnh tranh lành mạnh, đem lại hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh. Ngân hàng phải có những chính sách ưu đãi về vật chất đối với các DNV&N, phù hợp với chiến lược kinh doanh từng thời kỳ. Những khách hàng có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì được giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí dịch vụ. 2.3. Kiến Nghị Xuất phát từ những hạn chế tồn tại trong công tác cho vay đối với các DNV&N, không chỉ do chủ quan của Ngân hàng mà còn cả bao gồm môi trường kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội trong khu vực và cả những chính sách chế độ của nhà nước, của các ban ngành… nên để mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNV&N, góp phần thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm đòi hỏi sự nỗ lực của chính Ngân hàng và sự phối hợp giúp đỡ của các cấp, các ngành. Từ thực trạng những khó khăn vướng mắc trong công tác tín dụng đối với các DNV&N của chi nhánh NHNOPTNT chi nhánh Bách Khoa nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung, em xin có một số kiến nghị sau: 2.3.1.Đối với hệ thống chính sách và pháp luật của nhà nước: 2.3.1.1. Nhà nước cần sớm hoàn thiện các chính sách và cơ chế vĩ mô của mình: - Trong thời gian qua nhà nước đã có những chủ chương chính sách nhằm phát huy nội lực để phát triển kinh tế đất nước thông qua việc khuyến khích phát triển các DNV&N. Tuy nhiên, cơ chế chính sách thay đổi thường xuyên (chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đất đai… ) làm cho môi trường kinh tế không ổn định, ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng Ngân hàng, là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến sự bất ổn mà hiện nay các Ngân hàng thương mại còn đang phải khắc phục. Vì vậy, Nhà nước cần ban hành các chính sách vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của Ngân hàng, chẳng hạn như: Sớm ban hành các chính sách cụ thể liên quan đến việc cho thuê đất hoặc có thể giao đất trong thời gian dài, ổn định đối với DNV&N để các doanh nghiệp này yên tâm vào sản xuất kinh doanh, tạo môi trường hoạt động tín dụng lành mạnh, giúp Ngân hàng yên tâm đầu tư vốn hỗ trợ các DNV&N phát triển. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, tư vấn về cơ cấu ngành nghề… cho những DNV&N hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực ít sinh lời nhưng giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. - Tạo lập pháp chế bảo đảm tín dụng cho các Ngân hàng thương mại, thành lập công ty chuyên trách về bảo hiểm tín dụng để bù đắp những tổn thất do không thu nợ được vì những nguyên nhân khách quan như bị thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa… - Trước mắt, trong khi chưa có cơ quan bảo hiểm tín dụng thì việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nên lấy căn cứ vào mức dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng được phân loại cụ thể, trên cơ sở đó xây dựng tỷ lệ trích rủi ro cho phù hợp để phản ánh đúng tính chất của phòng ngừa rủi ro. Việc trích quỹ nên tiến hành vào cuối các quý, trên cơ sở dư nợ tín dụng phát sinh trong quý, và vào sự đánh giá thực trạng dư nợ tín dụng. - Để các Ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay đối với các DNV&N, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Các cơ quan bảo vệ pháp luật không nên hình sự hóa hoạt động Ngân hàng, những cá nhân cán bộ Ngân hàng tiêu cực tham nhũng cần phải xử lí thích đáng, nghiêm minh kể cả bằng pháp luật. Nhưng đối với những rủi ro trong kinh doanh thì các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng thu hồi nợ, xử lý tranh chấp theo quy định. 2.3.1.2. Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các DNV&N: - Cần gắn trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy mới có sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả từ phía các cơ quan hữu quan tới toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và có cơ sở pháp lý cho Ngân hàng có các biện pháp phối hợp khi cần thiết. Quy mô, nội dung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xác định trong giấy phép phải phù hợp với qui mô nguồn vốn và năng lực sản xuất kinh doanh cũng như trình độ quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đối với các hành vi vi phạm pháp luật như: Buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, lừa đảo… cần thẳng thắn nghiêm trị, thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy kinh doanh, giấy phép thành lập để kiên quyết loại ra khỏi thị trường những phần tử kinh doanh không lành mạnh, gây lũng đoạn thị trường, đó cũng là trong những biện pháp ngăn chặn rủi ro cho tín dụng Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng có điều kiện mạnh dạn mở rộng hoạt động tín dụng. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê đối với các DNV&N: Một thực trạng rất phổ biến trong những năm qua là tình trạng không tuân thủ một cách nghiêm túc pháp lệnh kế toán thống kê của các DNV&N. Những doanh nghiệp này thường có từ hai đến ba quyển sổ ghi số liệu tình hình sản xuất kinh doanh rất trái ngược nhau. Đối với cơ quan thuế thì họ đưa ra những số liệu chứng minh rằng doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, để tránh phải nộp thuế cho Nhà Nước, còn khi vay vốn Ngân hàng thì hoàn toàn ngược lại, những số liệu của họ chỉ ra rằng doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định họ tìm đủ mọi cách để vay được vốn của NH. Từ đó cho thấy NH có thể đánh giá một cách chính xác thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nếu như không có sự hỗ trợ về phía nhà nước. Ở nước ta hiện nay có một số công ty kiểm toán đang hoạt động nhưng mới chỉ dừng lại ở một số thành phố lớn như thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và mới chỉ kiểm toán được một số doanh nghiệp Nhà Nước lớn chứ chưa đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay. Vì vậy trong thời gian tới Nhà Nước cần có các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục buộc doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ về kế toán và thống kê do bộ tài chính quy định. 2.3.1.3. Chấn chỉnh hoạt động công chứng: Thủ tục công chứng hiện nay đang là một nhân tố chính kìm hãm việc vay vốn NH của các thành phần kinh tế nói chung và các DNV&N Việt Nam nói riêng. Tình trạng quá tải ở các thành phố củ các cơ quan công chứng Nhà Nước, việc thu lệ phí công chứng (0,2% trên tông số tiền vay) quá lớn, đây là những nguyên nhân gây phiền hà, mất thời gian và tiền của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà Nước phái có chính sách cơ cấu lại bộ máy tổ chức của cơ quan công chứng Nhà Nước sao cho vừa tiết kiệm được chi phí quản lý, đồng thời vừa tiến hành được nhanh gọn và đạt hiệu quả cao các hoạt động của mình và giảm lệ phí công chứng chỉ nên ở mức 0,05% trên tổng số tiền vay là hợp lí nhằm giúp cho người vay không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và giảm được chi phí trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.3.1.4. Cần chấn chỉnh việc cấp giấy phép kinh doanh: Hiện nay việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân vẫn diễn ra tự phát chưa có tư vấn và hỗ trợ từ các cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền. Do đó, trước khi thành lập doanh nghiệp Nhà Nước cần có các tổ chức tư vấn về cơ cấu ngành nghề, mô hình doanh nghiệp để chủ doanh nghiệp chọn loại hình doanh nghiệp và cơ cấu ngành nghề cho phù hợp. Đông thời nhà nước sớm ban hành những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh phù hợp với khả năng đầu tư củ chủ đầu tư. Việc cấp giấy phép một cách ồ ạt đã dẫn đến tình trạng Nhà Nước không quản lý được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc cấp giấy phép thành lập và đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp phải được kiểm soát một cách chặt chẽ và phải căn cứ vào khả năng tài chính củ chủ đầu tư cũng như những kiến thức tối thiểu cần phải trong lĩnh vực kinh doanh được chọn. 2.3.2. Những kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: 2.3.2.1. Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng: Ngày 30/09/1998 Thống đốc NH Nhà Nước Việt Nam đã ban hành quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tuy nhiên, có một số quy định trong quy chế, trong giai đoạn trước mắt là chưa phù hợp cần phải điều chỉnh để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng cụ thể: -Theo quy chế cho vay đối với khách hàng thì một khách hàng được vay nhiều tổ chức tín dụng hay nhiều tổ chức tín dụng cũng cho vay một khách hàng. Nhờ cơ chế cho phép mà các khách hàng vay vốn cơ quyền lựa chon tổ chức tín dụng phù hợp để quan hệ giao dịch, quan hệ vay vốn để thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh. Sự cạnh tranh của các NHTM, đó là việc đổi mới phong cách làm việc, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư cho vay, tăng cường mở rộng các dịch vụ NH nhằm thu hút khách hàng, nhờ đó mà hệ thống NH đã có những bước phát triển, khẳng định là ngành tiên phong trong cơ chế thị trường. Nhưng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, do điều kiện thông tin chưa phát triển, việc cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời và các biện pháp ngăn chặn rủi ro còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, khi được NH cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sử dụng số tiền vay này nhằm mục đích mua nguyên vật liệu, thuê nhân công … có tính chất ngắn hạn phục vụ cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh, kết thúc sẽ thu hồi vốn trả lại cho NH. Đối với NH đây lại là tài sản mang tính ngắn hạn. Đặc điểm của nó là không lớn, rất nhiều món vay khó quản lý, việc thẩm định cho vay phức tạp. Thời gian cho vay lại ngắn nên dễ bị chiếm dụng hoặc sử dụng vốn không đúng, đây cũng chính là khâu cho vay có nhiều sở hở gây nên cao đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay. Chính vì vậy, hiện nay cần khống chế một doanh nghiệp chỉ được vay vốn lưu động ngắn hạn tại một ngân hàng trên địa bàn mà doanh nghiệp đóng trụ sở chính. 2.3.2.2.Đối với đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng: Ngày 29 tháng 12 năm 1999,Chính phủ đã ban hành nghị định 178/1999/NĐ-CP quy chế về đảm bảo tiền vay trong việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay theo quy định của luật tín dụng. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, hướng dẫn các tổ chức tín dụng các biện pháp bảo đảm nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cở sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được khoản nợ đã cho khách hàng vay. Theo quy định của nghị định này, tổ chức tín dụng có quyền chủ động sử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ. Cụ thể là khi đến hạn mà khách hàng vay, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng thì tài sản đảm bảo tiền vay được xử lý theo phương thức đã thỏa thuận trên hợp đồng. Trường hợp các bên không sử lý được tài sản bảo đảm tiền vay theo phương thức đã thỏa thuận, thì tổ chức tín dụng có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ và ủy quyền cho bên thứ ba sử lý tài sản đảm bảo tiền vay. Nếu tài sản đảm bảo tiền vay không sử lý được do không thỏa thuận được giá bán thì tổ chức tín dụng có quyền định giá bán để thu hồi nợ. Tiền thu được từ sử lý tài sản bảo đảm tiền vay sau khi trừ đi các chi phí sử lý thì tổ chức thu theo thứ tự: nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các chi phí khác. Tuy nhiên, trong thực tế việc NH lấy được tài sản thế chấp thu hồi nợ đã gặp nhiều trở ngại như: bên đi vay không tự nguyện bàn giao tài sản cho Ngân hàng, thân nhân bên thế chấp tài sản thường đe dọa cán bộ NH trong khi làm nhiệm vụ phát mại tài sản… do vậy, những quy định trên đây của nghị định 178 phải được NH Nhà Nước Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành có liên quan như : Bộ Tư pháp, Bộ công an, Bộ tài chính, Tổng cục địa chính… sớm có thông tư hướng dẫn thì nghị định bảo đảm tiền vay mới có thể thực hiện trên thực tế một cách đồng bộ và có hiệu quả trong cuộc sống. 2.3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng: NHTM khi cho bất cứ một khách hàng nào vay thì đều cần phải có thông tin về khách hàng đó để có quyết định cho vay đúng đắn. Bởi vì vay được vốn là một vấn đề không đơn giản, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng đúng hiệu quả và đúng mục đích các nguồn vốn vay. Đó là chưa nói tới những kẻ giả danh hoặc mạo nhận là doanh nghiệp để vay trái phép chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro, tổn thất cho NH. Vì vậy hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác nay. Nhận thức rõ vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh NH, ban lãnh đạo NH Nhà Nước đã sớm có chủ trương xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này đã trở thành hệ thống thông tin tín dụng ( gọi tắt là CIC) của ngành NH. Hệ thông CIC đã phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ công tác cho vay của NHTM và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên do mới được thành lập và đi vào hoạt động, còn đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện nên CIC vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin và xử lý. Việc thu thập và cập nhật các thông tin biến động của CIC thực hiện vẫn chưa có hiệu quả, các số liệu cập nhật không kịp thời, độ tin cậy thấp đã khiến cho NHTM và tổ chức tín dụng thường ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp. Một trong số những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là: thông tin của CIC phần lớn là do các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cung cấp. Thông tin này thường phản ánh sai lệch do các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng và đầy đủ pháp lệnh và kế toán thống kê, việc cung cấp thông tin không kịp thời làm cho các thông tin thường bị lạc hậu so với thời điểm cung cấp. Về phía các tổ chức tín dụng chưa tuân thủ đúng các quy định về các thông tin, xác nhận dư nợ của khách hàng, thiếu tinh thần hợp tác với nhau để cho vay một khách hàng mà có khi còn bí mật thông tin về khách hàng mà mình biết để đảm bảo quyền lợi riêng cho mình. Chính vì vậy, thông tin của CIC không đủ khả năng giúp NHTM và tổ chức tín dụng đánh giá đúng thực trạng tài chính và dư nợ của doanh nghiệp để đảm bảo sự đúng đắn của các quyết định cho vay, khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi ở các NHTM Việt Nam chiếm tỷ lệ cao, vượt mức cho phép. NHNN cần có những chính sách và biện pháp tích cực sớm nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng phục vụ hoạt động cho vay của các NHTM và tổ chức tín dụng. Cần bắt buộc các NHTM và tổ chức tín dụng tham gia vào hoạt động hệ thống CIC coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình. 2.3.2.4. Quy định và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt: Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng là một trong những chức năng quan trọng của các NH, cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ khác, các NH phải luôn quan tâm đến việc cải tiến công nghệ thanh toán để thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng mở rộng, phát triển. Khi công nghệ thanh toán phát triển, đủ điều kiện cung cấp các tiện ích cà lợi ích cho khách hàng trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN cần quy định không phát triển vay bằng tiền mặt và ngân phiếu thanh toán mà không phải giải ngân tiềm cho vay bằng các phương thức chuyển khoản để thanh toán theo tiến độ thực hiện hợp đồng giữa bên vay tiền và bên cung ứng hàng hóa hay dịch vụ . Việc làm này chính là cái chìa khóa bảo vệ an toàn NH và các bên liên quan, hướng tiền vây được sử dụng đúng mục đích. 2.3.3. Kiến nghị đối với NHNO Việt Nam: 2.3.3.1. Cải cách thủ tục vay vốn: Để thu được lợi nhuận cao, NH phải mở rộng tín dụng của mình đối với các thành phần kinh tế. Để làm được điều đó trước tiên NH phải tiến hành cải cách thủ tục vay vốn. Hiện nay rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, hộ sản xuất kinh doanh phàn nàn rằng để vay được vốn của NH thì cần có quá nhiều điều kiện liên quan đến nhiều loại giấy tờ và tốn rất nhiều thời gian. Mặc dù nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được hơn 10 năm nhưng những lề lối làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước vẫn còn mang nặng những nét đặc trưng của thời kỳ bao cấp, vẫn còn tình trạng gây sách nhiễu, phiền hà cho nhân dân, vẫn còn cảnh phải xếp hàng để chờ được công chứng giấy tờ mà đôi khi không thật sự cần thiết dẫn đến tình trạng quá tải, có hiện tượng tiêu cực, mất lòng tin vào Nhà nước. Vì vậy, để phục vụ khách hàng vay vốn một cách thuận lợi nhanh chóng đề nghị NHNo Việt Nam cho phép bỏ những thủ tục giấy tờ thực sự không cần thiết như: không yêu cầu khách hàng phải có chứng thực của công chứng “sao y bản chính” các quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, báo cáo tình hình tài chính…khi đến vay vốn khách hàng xuất trình bản chính để Ngân hàng kiểm tra xem xét sau đó trả lại bản chính cho khách hàng, Ngân hàng chỉ cần lưu hồ sơ tín dụng là bảo sao không cần có chứng thực của công chứng, chỉ yêu cầu khách hàng công chứng hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo cho món vay có giá trị trên 50 triệu đồng, còn những hợp đồng cầm cố tài sản là giấy tờ có giá hoặc hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm cho món vay có giá trị dưới 50 triệu đồng, không nhất thiết phải có chứng thực của cơ quan công chứng. Đối với phương án kinh doanh và giấy đề nghị vay vốn không đòi hỏi khách hàng phải có xác nhận của chính quyền địa phương vì đối với khách hàng là thể nhân thì họ chỉ cần xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và phương án hoặc dự án kinh doanh là đủ điều kiện để xem xét cho vay. Về điều kiện vay vốn, khách hàng chỉ cần có những điều kiện cơ bản sau: - Có giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh hợp pháp. - Tình hình tài chính lành mạnh, có dự án hoặc phương án kinh doanh khả thi. - Có tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của pháp luật. Để chủ động trong cho vay vốn, hạn chế những sơ suất không đáng có NHNoViệt Nam cần xây dựng và quy định trong hợp đồng mẫu vừa phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật vừa phù hợp với thực tiễn của hoạt động tín dụng và tình hình cụ thể từng địa phương nhưng lại phải vừa chặt chẽ, dễ hiểu và ngắn gọn. Đặc biệt đối với cho vay cầm cố và chiết khấu chứng từ có giá, NHNoViệt Nam phải có hướng dẫn riêng, cụ thể với thủ tục gọn nhẹ, giải quyết cho vay nhanh chóng để thu hút khách hàng đến vay vốn, vì những món vay này tài sản bảo nợ vay có tính lỏng cao, đảm bảo an toàn vốn vay. 2.3.3.2 Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng: Cần tiến hành thường xuyên và chặt chẽ hơn nữa công tác kiểm soát trong nội bộ Ngân hàng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong công tác tín dụng. Nội dung kiểm tra hoạt động tín dụng bao gồm: Kiểm tra hồ sơ cho vay, thời hạn cho vay, thời hạn thu nợ, mức tín dụng được cấp, tài sản đảm bảo nợ vay… Ngoài việc kiểm tra cần phải đi vào xem xét về mục đích sử dụng tiền vay, khả năng trả nợ trực tiếp của một số khách hàng vay vốn để có ý kiến với lãnh đạo và cán bộ tín dụng liên quan. Việc kiểm soát được thực hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của tín dụng, song ở đây Ngân hàng chỉ nên tập trung vào một số những vấn đề mà hay có những sai sót trong thực hiện. Đây cũng là nội dung mà Ngân hàng quan tâm trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Cần tiến hành thường xuyên công tác phân tích tín dụng và phân loại khách hàng nhằm tìm ra những biện pháp cho vay, đầu tư và quản lý vốn cho vay có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng hiện hành qua đó rút ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi để đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả. Kiến nghị tập trung thu hồi dứt điểm các loại nợ khê đọng, nợ khó đòi và nợ quá hạn; tiến hành xử lý các rủi ro phát sinh từ trước đến nay theo chế độ hiện hành. Mỗi lần Ngân hàng tiến hành kiểm tra về toàn bộ hoặc một phần công tác tín dụng phải có biên bản ghi rõ những việc đã kiểm tra và các ưu điểm, khuyết điểm của đơn vị. Giám đốc chi nhánh phải chịu mọi trách nhiệm xử lý những kiến nghị của kiểm soát và báo cáo kết quả với NHNoViệt Nam. 2.3.3.3 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đối với cán bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng: Để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với các thành phần kinh tế, NHNoViệt Nam cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ tín dụng, có chế độ thưởng phạt, rõ ràng nghiêm minh. Trong trương hợp cho vay nhưng không thu hồi được nợ thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm với Ngân hàng, ở đây chỉ nên áp dụng trách nhiệm, xử phạt hành chính, tùy từng trường hợp cụ thể mà Ngân hàng quy mức trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ Ngân hàng làm mất vốn như: Đối với cán bộ tín dụng có nợ khó đòi thì đình chỉ cho vay mới để thu nợ, không được tiền thưởng, chuyển công tác khác, tìm nguyên nhân để quy trách nhiệm đền bù vật chất… tuy nhiên phải được miễn trừ trách nhiệm đối với những khoản nợ quá hạn phát sinh do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, địch họa và do thay đổi cơ chế chính sách… Không nên đề nghị quy trách nhiệm hình sự trong trường hợp này, sẽ dẫn đến nhiều cán bộ tín dụng sợ trách nhiệm nặng không dám giải quyết cho vay, trở nên khắt khe trong việc xét duyệt cho vay, dẫn đến hoạt động tín dụng bị co lại. Đưa ra quy chế khoán định mức cho vay hàng năm đối với cán bộ tín dụng. Dựa vào kết quả kinh doanh của các năm và chiến lược thị trường, các nhà lãnh đạo phân bổ định mức tín dụng cho cán bộ phụ trách từng khu vực. Sự phân bổ nay nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng tích cực hơn, tự tìm đến các đơn vị, chủ thể có yêu cầu về vốn để cho vay, giúp doanh nghiệp phát triển. Việc khoán định mức cho vay nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm cho cán bộ hoạt động tín dụng. Tin rằng nết làm được vấn đề trên chúng ta sẽ tìm ra những cán bộ tín dụng có đức có tài và đó là điều lý tưởng mà các nhà lãnh đạo Ngân hàng mong đợi. Đồng thời khi cán bộ tín dụng có thành tích thì phải khuyến khích về lợi ích vật chất và tinh thần một cách kịp thời, như thưởng tác nghiệp, nâng lương trước thời hạn, tặng giấy khen… KÕt luËn Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng hiện nay. Việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp này là chiến lược của các NHTM trong đó có NHNO&PTNT Bách Khoa. Vì vậy việc tìm ra các giải pháp nhằm m? r?ng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH là một vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay. Đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ công nhân viên trong NH, cũng như sự nỗ lực đồng bộ của các cấp, các ngành có liên quan cũng như của chính các doanh nghiệp. Mặc dù với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và được sự hướng dẫn tận tình của THS. Lê Hương Lan cùng các cô, chú cán bộ tại NHNO&PTNT Bách Khoa. Song do còn nhiều hạn chế về năng lực, kiến thức của bản thân và do thời gian có hạn nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được các thầy cô cùng toàn thể các cô chú cán bộ tại Chi nhánh đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại – NXB Thống Kê 2006 Giáo trình tín dụng ngân hàng – Học viện Ngân hàng – NXB Thống kê HN 2001. TS. Nguyễn Hữu Tài, 2002, Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Thống kê. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại Feredric S Miskin, 1994, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật. PGS.TS. Nguyễn Cúc, Đổi mới cơ chế & chính sách hỗ trợ phát triển DNN&V ở Việt Nam 2005 – NXB chính trị Quốc gia Báo cáo thường niên 2005, 2006, 2007. Báo cáo sao kê tín dụng ngân hàng Tạp chí ngân hàng Tạp chí kinh tế và dự báo Websid NHTMCPQĐ: Webside NHNNVN: Webside Báo điện tử thời báo kinh tế: Webside: Các văn bản luật liên quan đến hoạt động tín dụng Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QH X Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng QĐ/1627/2001/QĐ-NHNN và QĐ/127/QĐ-NHNN Các văn bản liên quan đến DNN&V Nghị định 90/2001/NĐ- CP ngày 23/11/2001của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNN&V. Thông tư Liên bộ số 21/ LĐTT ngày 17/6/1993 của Bộ lao động thương binh và xã hội và Bộ Tài chính QĐ 193/2001/QĐ-TTG về ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNN&V Nghị định số 02/2000/NĐ - CP ngày 03/02/2000 của chính phủ về đăng ký kinh doanh. NHẬN XÉT THỰC TẬP Sinh viên: NGUYỄN HÙNG SƠN Lớp: Ngân hàng 46Q Sinh viên trường: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Thực tập tại NHNo Láng Hạ, chi nhánh Bách Khoa viết về đề tài “ giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa”. Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Bách Khoa, sinh viên Nguyễn Hùng Sơn đã chấp hành đúng nội quy, quy chế của Ngân hàng, có ý thức chịu khó học hỏi, nhiệt tình tham gia các công việc của chi nhánh. Với đề tài: “giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa”. Bài viết gồm 3 phần: Phần 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng đối với DNV&N của NHTM. Phần 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa. Phần 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa. Bố cục bài viết chặt chẽ, số liệu phong phú, chuẩn xác, nêu lên được một số kiến nghị về mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa, thể hiện sinh viên Nguyễn Hùng Sơn rất tích cực trong việc tìm hiểu những hoạt động Ngân hàng. Ngày….tháng….năm2008 Trưởng đơn vị (Ký và đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM1098.DOC
Tài liệu liên quan