Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong bộ luật hình sự

Tăng cường công tác kiểm sát, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần thực hiện tốt công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, nhất là kiểm sát xét xử của Tòa án, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, sai lầm trong việc chấp hành pháp luật nói chung và áp dụng các tình tiết tăng nặng nói riêng để kháng nghị, kiến nghị Tòa án khắc phục, sữa chữa. các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) cần thực hiện tốt việc giám sát hoạt động xét xử, xử lý đúng pháp luật các kiến nghị của cử tri về xét xử vụ án hình sự để Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân các cấp nhận thức và áp dụng đúng đắn, thống nhất, có hiệu quả các quy định của pháp luật, trong đó có các tình tiết tăng nặng TnHS. Trong trường hợp cần thiết, nếu việc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền có khó khăn vì thiếu nhận thức thống nhất, uỷ ban thường vụ Quốc hội cần thực hiện việc giải thích pháp luật theo thẩm quyền (khoản 2 Điều 74 Hiến pháp). Tòa án nhân dân cấp trên cần tăng cường công tác giám đốc xét xử đối với các Tòa án nhân dân cấp dưới để kịp thời khắc phục các sai sót, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về các tình tiết tăng nặng trong xét xử của các Tòa án. ngoài ra, việc giám sát của nhân dân, tác động của dư luận xã hội cũng là một yếu tố quan trọng để bảo đảm việc áp dụng đúng đắn, thống nhất pháp luật, nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, cần tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ quan báo, đài, các tổ chức xã hội tích cực tham gia vào việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt vào việc xét xử của Tòa án

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong bộ luật hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT... Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019 các tình tiết tăng nặng TnHS là một trong những căn cứ quan trọng khi quyết định hình phạt của Tòa án trong giải quyết vụ án hình sự, được quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, các tình tiết tăng nặng TnHS gồm: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên; k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khu- yết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tra- nh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; p) có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. ngoài ra, Điều 52 BLHS còn quy định, chỉ các tình tiết nêu trên mới là tình tiết tăng nặng TnHS, không được coi các tình tiết khác là tình tiết tăng nặng để vận dụng áp dụng khi xét xử. Đồng thời, các tình tiết đã được BLHS quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng TnHS. Trong thực tiễn xét xử, Tòa án về cơ bản đã áp dụng chính xác các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TnHS, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, thực tiễn xét GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ MAI Đắc BIên* - PHAn THị THU lê** * Tiến sĩ, Trưởng khoa PLHS&KSHS, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội ** Thạc sĩ, Khoa PLHS&KSHS, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những căn cứ quan trọng khi quyết định hình phạt của Tòa án trong giải quyết vụ án hình sự, được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Qua nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn xét xử trong những năm qua, chúng tôi đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS nhằm đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng các tình tiết tăng nặng nói riêng đạt hiệu quả. Từ khóa: Giải pháp, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Factors aggravating criminal liability is one of vital bases for the court decidespenalties in handling criminal cases prescribed in Article 52, the Penal code in 2015 (amended and supplemented in 2017). By studying both theoretical and pratical matters in judging over the years, the authors propose some solutions to perfect and improve the efficiency of applying factors aggravating criminal liability so as to ensure the application of legal regulations in general and these factors in particular more effectively. Keywords: Solutions, factors aggravating criminal liability. 13Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019 Mai Đắc Biên - Phan Thị Thu Lê xử còn đang tồn tại một số sai sót, hạn chế trong quá trình áp dụng như: áp dụng các tình tiết tăng nặng TnHS không đúng; đánh giá không chính xác mức độ ảnh hưởng của các tình tiết tăng nặng; xử lý chưa đúng mối quan hệ giữa các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TnHS trong một vụ án hình sự... Do vậy, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết tăng nặng TnHS là việc làm cần thiết, giúp cho công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân cũng như công tác xét xử của Tòa án đạt hiệu quả cao. Qua nghiên cứu những quy định của Điều 52 BLHS, quy định trong một số BLHS của các nước trên thế giới, thực tiễn xét xử trong những năm qua, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết tăng nặng TnHS sau đây: 1. Hoàn thiện các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Một là, cần đưa ra khái niệm chung thống nhất về “các tình tiết tăng nặng TnHS” để làm cơ sở pháp lý giúp cho người tiến hành tố tụng phân biệt cũng như áp dụng chính xác, thống nhất trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự. Hai là, cần đổi tên gọi từ “các tình tiết tăng nặng TnHS” thành “các tình tiết tăng nặng hình phạt”. Bởi lẽ: 1/ Đổi tên gọi để phù hợp với bản chất, ý nghĩa của các tình tiết này là chỉ tăng nặng hình phạt trong phạm vi một khung hình phạt; 2/ Đây là các căn cứ được nhà làm luật quy định trong chương Viii BLHS về quyết định hình phạt. các căn cứ này chỉ được dùng làm căn cứ để quyết định hình phạt. ngoài hình phạt, nếu các chế định khác của luật hình sự được áp dụng mà cần có điều kiện tăng nặng thì người làm luật sẽ viện dẫn các điều luật quy định về các tình tiết này; 3/ Điều này cũng được rút ra từ kinh nghiệm lập pháp của một số nước, nhất là trong BLHS Liên bang nga, các tình tiết này cũng được gọi là “các tình tiết tăng nặng hình phạt”. Ba là, nên bổ sung nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng TnHS tại khoản 2 Điều 52 BLHS Việt nam năm 2015 với nội dung: “Một tình tiết tăng nặng TnHS chỉ được áp dụng một lần trong một trường hợp phạm tội”. Quy định như vậy sẽ giúp loại trừ việc áp dụng hai lần đối với một tình tiết trong cùng một tội phạm, làm xấu đi tình trạng của người phạm tội và trái với nguyên tắc pháp chế, nhân đạo và công bằng của pháp luật hình sự. Quy định này cũng sẽ giúp cho người áp dụng pháp luật phát huy bản lĩnh nghề nghiệp, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể khi quyết định hình phạt để có hình phạt tương xứng. Điều này vừa có giá trị về mặt lý luận, vừa bảo đảm tính logic lại vừa có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Bốn là, cần sửa đổi quy định về điểm b, điểm h, điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS theo hướng loại bỏ tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 2 Điều 52 BLHS) để các tình tiết tăng nặng này tuy có tên gọi có khác nhau nhưng cùng nội dung, tránh trường hợp trùng lắp trong áp dụng, gây bất lợi cho người phạm tội, trái với nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự. cụ thể là: phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 2 Điều 52 BLHS); phạm tội hai lần trở lên (điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS); tái phạm, tái phạm nguy hiểm (điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS). Bởi vì, các trường hợp quy định tại điểm g, điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS đã bao gồm nội dung điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS nên không thể cùng lúc áp dụng cả hai tình tiết tăng nặng này. Việc loại bỏ tình tiết nêu trên, theo chúng tôi, loại trừ được việc trùng lắp trong áp dụng các tình tiết tăng nặng TnHS. Thực tiễn cũng cho thấy tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” chủ yếu được áp dụng như là tình tiết định khung hình phạt, hầu như không được áp dụng với tư cách là tình tiết tăng nặng TnHS. Năm là, cần rà soát chế tài phần các tội phạm để bổ sung hoặc loại bỏ một số tình tiết tăng nặng định khung không đến mức làm thay đổi về chất của tội phạm. Ví dụ, 14 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT... Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019 nên chăng bỏ tình tiết định khung “phạm tội 02 lần trở lên” đối với một số tội phạm như điểm c khoản 2 Điều 353 BLHS về “Tội tham ô tài sản”; điểm đ khoản 2 Điều 354 BLHS về “Tội nhận hối lộ”; điểm đ khoản 2 Điều 364 BLHS về “Tội đưa hối lộ”. Bởi vì, người tham ô, nhận hối lộ, đưa hối lộ hai lần trở lên với số lượng nhỏ không phải lúc nào cũng nguy hiểm hơn, làm thay đổi về chất so với người thực hiện các hành vi đó một lần nhưng số lượng lớn hơn. Sáu là, sửa đổi quy định về tình tiết “Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”. Theo khoản 2 Điều 12 của BLHS thì người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong giới hạn 29 tội danh. Với quy định này, có thể hiểu người chưa đủ 16 tuổi có thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm nhưng không thuộc 29 tội danh này thì hành vi của họ không cấu thành tội phạm. Trong khi đó, quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS có thể được hiểu là người xúi giục người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện 29 tội danh quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS thì mới phải chịu tình tiết tăng nặng này; còn hành vi xúi giục người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đối với các tội phạm khác hoặc xúi giục trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện bất kỳ hành vi nguy hiểm cho xã hội nào thì cũng không phải chịu tình tiết tăng nặng này. như vậy, chỉ cần người nào đã phạm tội mà còn có hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (tức là tham gia vào tội họ đã phạm), chứ không cần người bị xúi giục phải chịu TnHS về tội đã thực hiện thì người xúi giục bị áp dụng tình tiết tăng nặng này. Quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS cũng thiếu thống nhất về cách thể hiện của Điều 325 BLHS về “Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp”. Vì vậy, theo chúng tôi, cần sửa điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS thành “xúi giục người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật nghiêm trọng”. Đồng thời, Điều 325 BLHS cũng nên được sửa đổi thành “Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật nghiêm trọng”. ngoài ra, tình tiết này vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều trong nhận thức cũng như thực tiễn áp dụng về việc tình tiết tăng nặng TnHS này áp dụng cho tất cả người phạm tội hay chỉ áp dụng đối với người phạm tội từ đủ 18 tuổi trở lên. có ý kiến cho rằng, người có hành vi xúi giục người chưa đủ 18 tuổi phạm tội bao gồm cả người đã đủ 18 tuổi và người chưa đủ 18 tuổi bởi trong BLHS không có một quy định nào nói về vấn đề loại trừ trách nhiệm của người chưa đủ 18 tuổi khi “xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội”. nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng, chỉ có thể áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với người đã đủ 18 tuổi phạm tội. chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ hai, vì nó phù hợp với bản chất cũng như mục đích quy định tình tiết tăng nặng này. ngoài việc xử lý vai trò trong vụ án đồng phạm, người đủ 18 tuổi mà dụ dỗ, ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội làm cho mức độ nguy hiểm của người này nặng hơn; đồng thời nhằm bảo vệ người dưới 18 tuổi, tránh bị dụ dỗ, ép buộc tham gia thực hiện tội phạm nên phải tăng nặng hình phạt đối với người đó. còn nếu như tình tiết này được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi thì ý nghĩa pháp lý cũng như xã hội sẽ không được cao. Từ những phân tích, đánh giá trên, theo chúng tôi, cần sửa đổi, bổ sung cụ thể về các tình tiết tăng nặng TnHS như sau: “Điều 50. căn cứ quyết định hình phạt 1. Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào... các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng hình phạt... Điều 52. các tình tiết tăng nặng hình phạt 1. chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng hình phạt: a) Phạm tội có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; c) Phạm tội có tính chất côn đồ; d) Phạm tội vì động cơ đê hèn; 15Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019 Mai Đắc Biên - Phan Thị Thu Lê đ) cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; h) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên; i) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; k) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; l) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; n) Người từ đủ 18 tuổi trở lên xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; o) có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. 2. Mỗi tình tiết tăng nặng hình phạt chỉ được cân nhắc, áp dụng một lần đối với một trường hợp phạm tội. 3. các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết tăng nặng hình phạt. 2. Tăng cường giải thích, hướng dẫn, tổng kết thực tiễn, ban hành án lệ về áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS. cùng với việc hoàn thiện các quy định của BLHS về tình tiết tăng nặng TnHS, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các tình tiết tăng nặng TnHS, đảm bảo cho việc áp dụng đúng đắn, thống nhất. cụ thể là: - cần hướng dẫn cụ thể đối với các tình tiết tăng nặng TnHS hiện nay còn gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, nhất là các tình tiết định tính như: phạm tội có tính chất côn đồ (điểm d khoản 1 Điều 52 BLHS), phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS), dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội (điểm m khoản 1 Điều 52 BLHS), có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che dấu tội phạm (điểm p khoản 1 Điều 52 BLHS)... Ví dụ: Tình tiết tăng nặng TnHS tại điểm đ “Phạm tội vì động cơ đê hèn” tại khoản 1 Điều 52 BLHS. chúng tôi thấy chưa có một văn bản pháp lý nào giải thích và hướng dẫn áp dụng với tư cách là một tình tiết tăng nặng TnHS mà chỉ thấy có những hướng dẫn áp dụng tình tiết này ở những cấu thành tội phạm cụ thể với vai trò là tình tiết tăng nặng định khung. Điều này gây khó khăn cho việc áp dụng tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn” với vai trò là một tình tiết tăng nặng TnHS. - cần hướng dẫn áp dụng quy định về các tình tiết tăng nặng trong một số trường hợp để đảm bảo không áp dụng vừa là tình tiết định khung, vừa là tình tiết tăng nặng TnHS đối với người phạm tội. Đó là những trường hợp mà cộng dồn hậu quả sẽ dẫn đến chuyển sang khung hình phạt nặng hơn như các tội chiếm đoạt tài sản Trong trường hợp này chỉ áp dụng tình tiết định khung về định lượng mà không áp dụng tình tiết tăng nặng TnHS “phạm tội từ 2 lần”. Ví dụ, a trộm cắp hai lần, lần 1 trộm 25 triệu đồng, lần 2 trộm 30 triệu đồng. Tổng số tài sản trộm cắp là 55 triệu đồng. Hành vi của a cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm c khoản 2 Điều 173 BLHS. Trong trường hợp này không thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng “phạm tội hai lần”; vì nếu áp dụng thì sẽ vi phạm khoản 2 Điều 52 BLHS. - cùng với việc hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định pháp luật được ban hành, Toà án nhân dân tối cao cần tổ chức tổng kết chuyên đề, ban hành án lệ về áp dụng các tình tiết tăng nặng TnHS; đặc biệt là áp dụng các tình tiết còn nhận thức khác nhau, thiếu thống nhất như phạm tội có tính chất côn đồ; phạm tội vì động cơ đê hèn; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.... - Toà án nhân dân tối cao cũng cần có biện pháp xử lý các trường hợp diễn đạt 16 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT... Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019 khác nhau trong BLHS, nhưng thực chất nội dung trùng nhau (nhiều lần dẫn đến hậu quả định khung; có tính chất chuyên nghiệp với nhiều lần; tái phạm, tái phạm nguy hiểm với phạm tội có tính chất chuyên nghiệp...). - Hướng dẫn về đường lối xử lý đối với những vụ án có những tình tiết trùng lặp, với những vụ án có đan xen tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TnHS một cách dễ hiểu và khoa học nhất, tránh cho những người áp dụng có những nhận thức khác nhau, thiếu sự công bằng trong xét xử. Đặc biệt, theo chúng tôi, cần hướng dẫn không áp dụng (trực tiếp hay gián tiếp, đối trừ) tình tiết tăng nặng TnHS trong áp dụng các chế định nhân đạo của BLHS như quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (Điều 54 BLHS), án treo (Điều 65 BLHS)... Việc giải thích, hướng dẫn luật kịp thời và đầy đủ sẽ tháo gỡ được những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, ngược lại, sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu quả áp dụng chế định này, dẫn đến tình trạng áp dụng tuỳ tiện, không bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất, vì thế mà có thể bị áp dụng sai lệch với bản chất pháp lý của chúng. 3. Nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp của chủ thể áp dụng pháp luật hình sự nâng cao trình độ, năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp của Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết tăng nặng TnHS. Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tinh thần, trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kỷ luật công vụ nhằm xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh và bảo vệ công lý. công tác tiền lương, thưởng, tăng thu nhập cho lực lượng cán bộ tư pháp cần được quan tâm, cải cách, bảo đảm cho họ không chỉ đủ sống mà còn sống tốt với thu nhập từ nghề nghiệp của mình. Từ đó, họ có thể yên tâm công tác mà không phải lo quá nhiều đến cuộc sống mưu sinh. Đây cũng là cách thức có thể đẩy lùi những tệ nạn tiêu cực như nhận hối lộ, tham nhũng, lạm dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái... 4. Tăng cường công tác kiểm sát, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp Viện kiểm sát nhân dân các cấp cần thực hiện tốt công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, nhất là kiểm sát xét xử của Tòa án, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, sai lầm trong việc chấp hành pháp luật nói chung và áp dụng các tình tiết tăng nặng nói riêng để kháng nghị, kiến nghị Tòa án khắc phục, sữa chữa. các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) cần thực hiện tốt việc giám sát hoạt động xét xử, xử lý đúng pháp luật các kiến nghị của cử tri về xét xử vụ án hình sự để Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân các cấp nhận thức và áp dụng đúng đắn, thống nhất, có hiệu quả các quy định của pháp luật, trong đó có các tình tiết tăng nặng TnHS. Trong trường hợp cần thiết, nếu việc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền có khó khăn vì thiếu nhận thức thống nhất, uỷ ban thường vụ Quốc hội cần thực hiện việc giải thích pháp luật theo thẩm quyền (khoản 2 Điều 74 Hiến pháp). Tòa án nhân dân cấp trên cần tăng cường công tác giám đốc xét xử đối với các Tòa án nhân dân cấp dưới để kịp thời khắc phục các sai sót, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về các tình tiết tăng nặng trong xét xử của các Tòa án. ngoài ra, việc giám sát của nhân dân, tác động của dư luận xã hội cũng là một yếu tố quan trọng để bảo đảm việc áp dụng đúng đắn, thống nhất pháp luật, nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự. Do vậy, cần tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ quan báo, đài, các tổ chức xã hội tích cực tham gia vào việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt vào việc xét xử của Tòa án./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_ap_dung_cac_tinh_tiet_tang_nan.pdf
Tài liệu liên quan