Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn bóng bàn cho sinh viên ngành huấn luyện thể thao đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh

Giải pháp 4: Tăng cường quản lý hình thức tự học của sinh viên Bóng bàn Ngành HLTT Mục đích: Phối kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng hướng tới hoạt động tự học của sinh viên là một giải pháp then chốt, đảm bảo cho quá trình quản lý được thông suốt, phục vụ được tiến hành trật tự theo đúng trình tự xác định, dựa trên các quy phạm đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu, phục vụ tốt nhất cho hoạt động tự học của sinh viên, đồng thời đảm bảo thực hiện các quy tắc, các chuẩn mực quản lý. Nội dung và cách thức tiến hành: Muốn hoàn thành tốt công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên cần thiết phải phân công công việc cụ thể từ cán bộ quản lí bộ môn: Đối với Trưởng bộ môn. - Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng giảng dạy của khoa trong từng học kỳ và cả năm học. Mục tiêu của kế hoạch phải bám sát mục tiêu đào tạo của ngành và những phản hồi từ giảng viên, sinh viên. - Phân công trách nhiệm cụ thể giảng viên cho bộ môn. - Chủ động kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giảng dạy và học tập tại bộ môn. - Tổ chức việc đăng ký giảng dạy của giảng viên, phân công giảng dạy - Quản lý việc giảng dạy - Tổ chức chấm thi. - Theo dõi và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên tại khoa. Đối với giảng viên Bộ môn Bóng bàn. Hướng dẫn sinh viên chuyên ngành Bóng bàn, Ngành HLTT cách tự học như sau: - Hướng dẫn sinh viên cách lập kế hoạch học tập, kế hoạch tập luyện. - Hướng dẫn sinh viên cách nghe giảng, ghi bài và cách làm bài tập, tập luyện trên lớp và tự học, tập luyện ở nhà. - Hướng dẫn sinh viên cách học, đọc sách, tìm tài liệu trên internet - Hướng dẫn sinh viên lựa chọn các phương pháp học tập phù hợp. - Tổ chức đi tham quan thực tế tại các Trung tâm HLTT. Đối với Liên chi Đoàn Bóng bàn: - Hướng dẫn sinh viên phát triển những hình thức hoạt động đa dạng như tổ chức hoạt động CLB Bóng bàn, CLB kỹ năng học tập, CLB liên quan đến kỹ năng sống, phong trào tình nguyện. để sinh viên phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng tự lực, tự nghiên cứu. - Trong năm học, mỗi Chi Đoàn tổ chức các giải đấu nội bộ cho lớp mình, tổ chức nâng cao khả năng công tác trọng tài. Kiểm tra - đánh giá: Đánh giá thông qua kết quả học tập của sinh viên sau một học kì thực nghiệm ở học kì 2 năm học 2018-2019.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn bóng bàn cho sinh viên ngành huấn luyện thể thao đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI B¸O KHOA HäC 144 GIAÛI PHAÙP NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG DAÏY HOÏC MOÂN BOÙNG BAØN CHO SINH VIEÂN NGAØNH HUAÁN LUYEÄN THEÅ THAO ÑAØO TAÏO THEO HOÏC CHEÁ TÍN CHÆ ÔÛ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy trong lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT), chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng nội dung 04 giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn Ngành Huấn luyện thể thao đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đồng thời tiến hành kiểm nghiệm lý thuyết về tính khả thi của các giải pháp bằng phương pháp chuyên gia. Kết quả cho thấy, các giải pháp đã lựa chọn và xây dựng có tính khả thi và có thể ứng dụng trong thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn cho sinh viên Ngành Huấn luyện thể thao đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Từ khóa: Giải pháp, Bóng bàn, Huấn luyện thể thao,Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Solutions to improve the teaching quality of table tennis subject for sports-specialized students training under the credit learning system at Bac Ninh Sports University Summary: Through regular scientific research methods in physical training and sports, we have selected and developed the content of 04 solutions in order to improve the teaching quality in table tennis subject of student s training under the credit learning system in Sports Training Department at Bac Ninh Sports University, and at the same time, the topic has conducted theoretical testing of practical solutions by expert methods. The results show that the selected solutions are feasible and can be applied in practical situation to improve the teaching quality table tennis subject for sports- specialized students training under the credit learning system at Bac Ninh Sports University. Keywords: Solutions, Table tennis, Sports training, Bac Ninh Sports University. *TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Email: levuonganh2009@gmail.com Lê Vương Anh* ÑAËT VAÁN ÑEÀ Theo tinh thần chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu, từ năm học 2014-2015, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã thực hiện việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ trong toàn bộ hệ Đại học và Cao đẳng chính quy. Tuy nhiên, đến năm 2018, Nhà trường mới ban hành Quyết định số 771/QĐ-TDTTBN ngày 04 tháng 09 năm 2018 về Quy chế học vụ đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là hình thức đào tạo hướng đến tính năng động và lợi ích của người học, được áp dụng ở Bộ môn Bóng bàn bắt đầu từ năm học 2016-2017. Vì vậy, trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bộ môn vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, lúng túng, nhất là việc tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học. Đứng trước vấn đề này, việc lựa chọn và xây dựng nội dung giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn cho sinh viên Ngành HLTT là cần thiết. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn tọa đàm; phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp toán học thống kê. 145 Sè §ÆC BIÖT / 2020 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn cho sinh viên Ngành Huấn luyện thể thao đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Việc lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn Ngành HLTT được căn cứ theo kết quả đánh giá thực trạng dạy học môn Bóng bàn cho SV Ngành HLTT và đảm bảo các nguyên tắc: Tính đồng bộ; tính khả thi, thực tiễn và tính khoa học. Thông qua các buổi quan sát, dự giờ lí thuyết và thực hành của giảng viên bộ môn với 15 giáo án và tham khảo 28 tài liệu có liên quan về dạy học chúng tôi đã lựa chọn được 04 giải pháp gồm: Giải pháp 1. Thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên trước yêu cầu dạy - học theo học chế tín chỉ lấy tự học làm cốt lõi, tăng cường việc thảo luận và học tập theo nhóm; Giải pháp 2. Quản lý hoạt động dạy của giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy theo đào tạo tín chỉ; Giải pháp 3. Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập có chất lượng, hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả và Giải pháp 4. Tăng cường quản lý hình thức tự học của sinh viên Bóng bàn Ngành HLTT. 2. Xây dựng nội dung giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn cho sinh viên Ngành HLTT đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Trên cơ sở các giải pháp đã lựa chọn, chúng tôi tiến hành xây dựng chi tiết nội dung các giải pháp gồm: Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên trước yêu cầu dạy - học theo học chế tín chỉ lấy tự học làm cốt lõi, tăng cường việc thảo luận và học tập theo nhóm Mục đích: Nâng cao những nhận thức đúng đắn, cách nghĩ mới, tư duy mới về đào tạo môn Bóng bàn. Trên cơ sở đó hình thành động lực, tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý và sáng tạo đạt tới hiệu quả dạy học. Nội dung và cách thức tiến hành - Quản lý, chỉ đạo giảng viên và sinh viên nhận thức về vai trò, vị trí của môn học Bóng bàn trong công tác đào tạo theo tín chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc đánh thức, khơi dậy tiềm năng, ý thức tự giác của sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là chủ thể quản lý, Khoa HLTT cần quán triệt sâu sắc nội dung này và thường xuyên tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể và bổ ích. Để tạo điều kiện cho sinh viên có ý thức tự học thì người giảng viên luôn phải định hướng nhận thức và xây dựng tâm thế cho sinh viên trong quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy. Giảng viên phải phối hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học nhằm kích thích tính tự giác, tích cực nhận thức của sinh viên. Đổi mới việc quản lý, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học môn học Bóng bàn... Việc nhận thức đường hướng đổi mới tư duy đào tạo là một biện pháp cần thiết. - Tăng cường công tác giáo dục truyền thống, chính trị tư tưởng cho giảng viên và sinh viên, bồi dưỡng ý chí tự học cho sinh viên. Đối với sinh viên: + Trong giờ học, các thầy cô cố vấn học tập cần phải tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên hiểu rõ được vai trò của việc tự học trong đào tạo theo tín chỉ, phải xem việc tự học là một vấn đề trọng tâm. Để sinh viên hình thành và phát triển được động cơ tự học, người thầy luôn phải định hướng nhận thức cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên ý thức đầy đủ những yêu cầu, nhiệm vụ học tập, sẵn sàng thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ đó. Cuối giờ học hoặc sau 1 tín chỉ, kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên về nội dung học tập, đặc biệt là nhận thức về hoạt động tự học; Có hình thức khen - chê kịp thời đến từng cá nhân, từng tập thể lớp và cần được công khai rộng rãi để sinh viên bộ môn học tập và rút kinh nghiệm. + Lớp trưởng, bí thư Đoàn tổ chức những hoạt động, những phong trào tập thể hướng tới hoạt động tự học. Đánh thức tiềm năng và khơi dậy lòng say mê học tập, sáng tạo của các đoàn viên. Đối với giảng viên: Mỗi giảng viên trong bộ môn luôn tự bồi dưỡng, tự đổi mới phương pháp giảng dạy trước yêu cầu đào tạo theo tín chỉ; bộ môn tích cực tham gia dự giờ, đánh giá giảng viên theo kế hoạch; tổ chức các hội thảo, tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm giữa các giảng viên trong bộ môn nhằm kích thích giảng viên áp dụng phương BµI B¸O KHOA HäC 146 pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Thầy với vai trò là cố vấn, chỉ đạo, điều khiển quá trình dạy học sẽ thúc đẩy người học tích cực nhận thức, khát khao vươn lên chiếm lĩnh tri thức, làm chủ kiến thức, làm chủ những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Kiểm tra - đánh giá: Thông qua các phiếu phỏng vấn giảng viên và sinh viên sau một giai đoạn, đưa giải pháp trong quá bồi dưỡng về nhận thức của giảng viên và sinh viên trong công tác đào tạo theo hình thức tín chỉ. - Tiêu chí đánh giá giải pháp với giáo viên thông qua kết quả phỏng vấn. - Tiêu chí đánh giá sinh viên qua kết quả học tập học kì 2 năm học 2018-2019. Giải pháp 2: Quản lý hoạt động dạy của giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy theo đào tạo tín chỉ Mục đích: Nhằm nâng cao công tác quản lí đề cương chi tiết học phần, hồ sơ giáo án giảng dạy, thực hiện đúng, đầy đủ về tiêu chuẩn đầu ra đáp ứng đúng yêu cầu xã hội. Thống nhất về cải tiến phương pháp, nội dung dạy học môn Bóng bàn giữa các giảng viên có hiệu quả, đảm bảo chất lượng dạy học môn Bóng bàn. Nội dung và cách thức tiến hành: Quản lý hoạt động dạy của giảng viên là quản lý đề cương chi tiết học phần, nội dung và phương pháp dạy học (PPDH) thông qua quy chế chuyên môn, thông qua chỉ đạo việc đổi mới PPDH, thông qua kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảng dạy của giảng viên đối với từng học phần. Cụ thể: Quản lý chỉ đạo việc lập kế hoạch và việc thực hiện chương trình dạy học: - Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ phải được cấu trúc lại theo hướng mô đun hoá thành những học phần, lịch trình phải thực hiện hết sức chính xác Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, một mặt sẽ tạo điều kiện cho mỗi giảng viên tiến hành dạy học một cách chủ động, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành, quản lý hoạt động dạy của Nhà trường, của khoa, bộ môn được đồng bộ, hiệu quả. Để có thể thực hiện tốt công việc này mỗi giảng viên phải nắm vững một số vấn đề sau: + Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc cấu tạo nội dung chương trình môn học + Nguồn giáo trình, tài liệu tương ứng + Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại của khoa, trường + Kinh nghiệm, cách thức lập kế hoạch giảng dạy môn học, trong đó có sự đảm bảo về thời gian, điều kiện kinh phí cùng với sự kiểm định, kiểm tra tính khả thi tương ứng. Trên cơ sở chương trình khung của trường, khoa cần xây dựng chương trình chi tiết phù hợp với từng Ngành của mình. - Quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án lên lớp của giảng viên: Quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Các cán bộ quản lý bộ môn, khoa, phải có kế hoạch, tạo điều kiện tốt, điều hành hữu hiệu công việc này dựa trên các yếu tố sau: + Xác định mục tiêu giáo án phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu chung của chương trình môn học, hướng vào người học. Mục tiêu yêu cầu bài giảng đề ra càng có thể đo đếm được, kiểm chứng được, mức độ đạt được càng tốt. + Nội dung bài học phải phù hợp với chương trình môn học. + Nội dung giáo án phải thể hiện được tính toàn diện, thể hiện được những đổi mới về PPDH theo hướng tích cực, bằng cách tạo dựng, nêu ra các tình huống để người học tự suy nghĩ, tự giải quyết. - Quản lý chỉ đạo việc cải tiến PPDH: Phương pháp giảng dạy hiệu quả là phải thích hợp với đối tượng người học cụ thể và điều kiện giảng dạy cụ thể. Việc chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ thành công phục thuộc chủ yếu vào vai trò của người thầy. Để tiến hành cải tiến, đổi mới PPDH, trước hết phải làm cho đội ngũ giảng viên nhận thức được mối quan hệ dạy học giữa người dạy và người học đã tạo ra những nhân tố mới về các kiểu PPDH như: + Dạy học cộng tác: Giảng viên cung cấp vấn đề, giới thiệu cách giải quyết, sinh viên tự giải quyết vấn đề. Giảng viên kiểm tra, đánh giá kết quả. + Dạy học nêu vấn đề: Giảng viên nêu vấn 147 Sè §ÆC BIÖT / 2020 đề, sinh viên tự tìm cách giải quyết vấn đề. Giảng viên kiểm tra, đánh giá. + Dạy học tích cực: Phát huy triệt để tính chủ động, tích cực hoạt động tự nhận thức của người học, coi người học là chủ thể trong quá trình hoạt động nhận thức cũng có nghĩa là “Lấy người học làm trung tâm” + Dạy học cá biệt hoá, theo nhóm: là một kiểu dạy học tích cực theo một dạng riêng. + Kỹ thuật hoá việc dạy học: Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại (thiết bị nghe, nhìn, công nghệ tin học, máy vi tính...) hỗ trợ cho thầy và trò theo phương pháp chương trình hoá, mô hình hoá.. Đối với đào tạo theo tín chỉ, thời gian lên lớp giảm nhưng vai trò của người thầy không vì thế mà bị lu mờ, trái lại, vai trò của người thầy càng quan trọng, càng gia tăng, đặc biệt là vai trò điều khiển, hướng dẫn, cố vấn. - Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên: Kiểm tra, đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ có rất nhiều điểm khác biệt so với đào tạo theo niên chế. Tín chỉ coi trọng phần tự đào tạo, tự học của người học. Đào tạo tín chỉ đề cao trách nhiệm của người thầy. Thầy chịu trách nhiệm từ khâu giảng, tổ chức thảo luận, làm bài tập nhóm, bài tập cá nhân, ra đề và chấm các bài kiểm tra hết môn. Thầy là người nắm được nhiều thông tin nhất để đánh giá chất lượng học tập của người học. Đánh giá học phần trong đào tạo theo tín chỉ là đánh giá quá trình đào tạo không chỉ bằng các bài kiểm tra, bài thi cuối môn học mà còn bằng các cách đánh giá khác nhau: + Các hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận). + Việc tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao). + Làm việc ở nhà tập Bóng bàn, đi học tập thực tế tại các Trung tâm HLTT các tỉnh, thành phố. + Bài thi kết thúc môn. Điều này làm cho sinh viên phải học tập, kiểm tra trong suốt học kỳ chứ không phải chỉ trông chờ vào kết quả của 1 kỳ thi đầy may rủi, có thể không học mà cũng có thể đạt được. Vì thế khi điểm học phần không đạt thì phải học lại để đánh giá điểm bộ phận và thi lại, chứ không thể đơn thuần tổ chức thi kết thúc học phần thêm lần 2. Việc kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa giáo dục và dạy học. Quản lý tốt công việc này là một trong những giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Qua kiểm tra, đánh giá sinh viên tự biết được trình độ nắm tài liệu, Quản lý hoạt động dạy của giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy theo đào tạo tín chỉ là một trong số các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy Bóng bàn cho sinh viên ngành Huấn luyện thể thao BµI B¸O KHOA HäC 148 bài học của mình để tự điều chỉnh hoạt động học của bản thân, kích thích phát huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm. Cũng nhờ có kiểm tra đánh giá mà giảng viên đánh giá được hoạt động dạy của mình để điều chỉnh, bổ sung, giảng viên thấy được đặc điểm của từng sinh viên và đó là cơ sở để cải tiến PPDH. Kiểm tra - đánh giá: Đánh giá giải pháp này thông qua dự giờ, bình giảng của giảng viên về quản lý giờ học cũng như ứng dụng các PPDH mới trong dạy học môn Bóng bàn cho sinh viên Ngành HLTT. Giải pháp 3: Xây dựng đội ngũ cố vấn học tập có chất lượng, hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả Mục đích: Thông qua hoạt động cố vấn học tập cho các lớp để xây dựng đội ngũ cố vấn học tập có năng lực, nhiệt tình và họ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng của từng sinh viên để từ đó có những đề xuất kịp thời với khoa HLTT, Nhà trường về các biện pháp hỗ trợ cho sinh viên, cũng như thực hiện tốt công tác quản lý sinh viên. Nội dung và cách thức tiến hành: Để có đội ngũ cố vấn học tập đúng theo ý nghĩa của nó thì cần phải thực hiện những nội dung sau: Về phía khoa/bộ môn: + Cần soạn thảo những quy định cụ thể cho đội ngũ cố vấn học tập, theo chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường. Cụ thể: - Đội ngũ CVHT phải nắm vững mục tiêu đào tạo môn học, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, quy chế, quy định về học tập, rèn luyện và công tác HSSV của trường để tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường. - Phải nắm rõ chức năng nhiệm vụ của các đơn vị liên quan trong công tác sinh viên để hướng dẫn sinh viên tìm hiểu thông tin liên hệ công việc đúng kênh, đúng việc, đúng đối tượng. - Tư vấn cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập cho toàn khoá học, hướng dẫn sinh viên đăng ký học phần ở từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập. - Nắm được danh sách, thông tin cá nhân sinh viên. Theo dõi tình hình, kết quả học tập của sinh viên theo từng học kỳ; qua đó biết được năng lực học tập, hoàn cảnh của từng sinh viên để tư vấn, hướng dẫn sinh viên đăng ký, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp. - Thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. - Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học, các hoạt động văn, thể, mỹ lành mạnh, bổ ích. - Đề nghị khen thưởng, kỷ luật sinh viên thuộc lớp phụ trách. + Tạo điều kiện cho đội ngũ cố vấn học tập tham quan và học hỏi các trường đã triển khai đào tạo tín chỉ lâu năm,để họ có thêm kinh nghiệm. + Tạo điều kiện về mặt cơ sở vật chất đặc biệt là Nhà trường nên có chỗ làm việc riêng cho đội ngũ cố vấn học tập để họ có điều kiện tư vấn cho sinh viên; Nhà trường cần phải kết nối mạng máy tính cho đội ngũ cố vấn học tập với tất cả sinh viên trong trường để thuận tiện việc liên lạc trao đổi thông tin hai chiều giữa sinh viên với đội ngũ cố vấn học tập. Về phía đội ngũ cố vấn học tập (CVHT): + Phải tự học hỏi, nghiên cứu các văn bản, các quy định, quy chế đào tạo, phải hiểu rõ và nắm chắc các quy định đó thì mới có thể tư vấn cho sinh viên. + Phải thực sự tâm huyết và thực sự muốn giúp đỡ sinh viên bằng cả tấm lòng của người thầy. Bởi vì có rất nhiều người không làm tròn trách nhiệm của mình. Nhiều thầy cô ký xác nhận đăng ký học phần cho sinh viên mà không hề tư vấn cho sinh viên, họ chỉ xem sinh viên có đăng ký đủ tín chỉ bắt buộc cho kỳ đó chưa, chứ không hề kiểm tra xem môn học đó có phù hợp với năng lực, điều kiện của sinh viên không. Để làm tốt được công việc của mình đội ngũ CVHT cần làm những nội dung sau: * Định kỳ tổ chức họp lớp khoảng 2 lần/ học kỳ. * Bầu cán sự lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp, làm rõ mối quan hệ công tác giữa CVHT và lớp. * Xây dựng và phổ biến công tác của từng học kỳ. * Phổ biến, hướng dẫn quy chế, quy định liên quan đến sinh viên. 149 Sè §ÆC BIÖT / 2020 * Hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học. + Đối với những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống, CVHT cần ưu tiên thường xuyên liên hệ, giúp đỡ, động viên sinh viên vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch đặt ra. + CVHT phải thường xuyên liên hệ với lớp để nắm tình hình, có thể bằng nhiều hình thức như gặp trực tiếp, điện thoại hoặc email... Kiểm tra - đánh giá: - Đánh giá kết quả tham gia đầy đủ các buổi chào cờ, học tập chính trị của Nhà trường, sinh hoạt chuyên môn của bộ môn, khoa và sinh hoạt tập thể của lớp. - Đánh giá thông qua kết quả học tập năm học 2018-2019. Giải pháp 4: Tăng cường quản lý hình thức tự học của sinh viên Bóng bàn Ngành HLTT Mục đích: Phối kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng hướng tới hoạt động tự học của sinh viên là một giải pháp then chốt, đảm bảo cho quá trình quản lý được thông suốt, phục vụ được tiến hành trật tự theo đúng trình tự xác định, dựa trên các quy phạm đảm bảo tính thống nhất về mục tiêu, phục vụ tốt nhất cho hoạt động tự học của sinh viên, đồng thời đảm bảo thực hiện các quy tắc, các chuẩn mực quản lý. Nội dung và cách thức tiến hành: Muốn hoàn thành tốt công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên cần thiết phải phân công công việc cụ thể từ cán bộ quản lí bộ môn: Đối với Trưởng bộ môn. - Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng giảng dạy của khoa trong từng học kỳ và cả năm học. Mục tiêu của kế hoạch phải bám sát mục tiêu đào tạo của ngành và những phản hồi từ giảng viên, sinh viên. - Phân công trách nhiệm cụ thể giảng viên cho bộ môn. - Chủ động kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giảng dạy và học tập tại bộ môn. - Tổ chức việc đăng ký giảng dạy của giảng viên, phân công giảng dạy - Quản lý việc giảng dạy - Tổ chức chấm thi. - Theo dõi và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên tại khoa. Đối với giảng viên Bộ môn Bóng bàn. Hướng dẫn sinh viên chuyên ngành Bóng bàn, Ngành HLTT cách tự học như sau: - Hướng dẫn sinh viên cách lập kế hoạch học tập, kế hoạch tập luyện. - Hướng dẫn sinh viên cách nghe giảng, ghi bài và cách làm bài tập, tập luyện trên lớp và tự học, tập luyện ở nhà. - Hướng dẫn sinh viên cách học, đọc sách, tìm tài liệu trên internet - Hướng dẫn sinh viên lựa chọn các phương pháp học tập phù hợp. - Tổ chức đi tham quan thực tế tại các Trung tâm HLTT. Đối với Liên chi Đoàn Bóng bàn: - Hướng dẫn sinh viên phát triển những hình thức hoạt động đa dạng như tổ chức hoạt động CLB Bóng bàn, CLB kỹ năng học tập, CLB liên quan đến kỹ năng sống, phong trào tình nguyện... để sinh viên phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng tự lực, tự nghiên cứu. - Trong năm học, mỗi Chi Đoàn tổ chức các giải đấu nội bộ cho lớp mình, tổ chức nâng cao khả năng công tác trọng tài. Kiểm tra - đánh giá: Đánh giá thông qua kết quả học tập của sinh viên sau một học kì thực nghiệm ở học kì 2 năm học 2018-2019. 3. Kiểm định lý thuyết giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn cho sinh viên Ngành HLTT đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Để kiểm chứng các giải pháp đã lựa chọn trong thực tế về tính khách quan, tính khả thi, chúng tôi tiến hành kiểm chứng lý thuyết giải pháp đã lựa chọn. Kiểm chứng lý thuyết được tiến hành trên cơ sở phỏng vấn các giảng viên giảng dạy môn Bóng bàn ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Tổng số người được phỏng vấn là 7. Phỏng vấn được tiến hành đánh giá theo thang nhị phân trên các tiêu chí: Tính cần thiết, Tính khả thi. Kết quả kiểm chứng được trình bày tại bảng 1. Qua bảng 1 cho thấy: Kết quả kiểm chứng lý thuyết các giải pháp đạt được ở mức độ phù hợp. Các yếu tố như tính cần, tính khả thi đều được đánh giá ở mức độ đảm bảo. Như vậy, có thể khẳng định, kết quả kiểm chứng lý thuyết các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn BµI B¸O KHOA HäC 150 Bảng 1. Kết quả kiểm chứng lý thuyết các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn cho sinh viên Ngành HLTT theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (n=7) TT Giải pháp Kết quả đánh giá Cần thiết Khả thi 1 Thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên trước yêu cầu dạy - học theo học chế tín chỉ lấy tự học làm cốt lõi, tăng cường thảo luận và làm việc theo nhóm 4.24 4.26 2 Tăng cường quản lý hình thức tự học của sinh viên Bóng bànNgành HLTT 4.26 4.22 3 Quản lý hoạt động dạy của giảng viên, cải tiến phương phápgiảng dạy theo đào tạo tín chỉ 4.45 4.26 4 Xây dựng hệ thống cố vấn học tập có chất lượng hướng dẫnsinh viên tự học có hiệu quả 4.43 4.22 cho sinh viên Ngành HLTT đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có thể tiếp tục ứng dụng trong thực tiễn. KEÁT LUAÄN - Lựa chọn và xây dựng chi tiết nội dung 04 giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn cho sinh viên Ngành HLTT gồm: Thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên trước yêu cầu dạy - học theo học chế tín chỉ lấy tự học làm cốt lõi, tăng cường thảo luận và làm việc theo nhóm; Tăng cường quản lý hình thức tự học của sinh viên Bóng bàn Ngành HLTT; Quản lý hoạt động dạy của giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy theo đào tạo tín chỉ và giải pháp xây dựng hệ thống cố vấn học tập có chất lượng hướng dẫn sinh viên tự học có hiệu quả. - Kiểm chứng lý thuyết cho thấy, các giải pháp được các chuyên gia đánh giá ở mức độ phù hợp và đảm bảo ứng dụng trong thực tiễn đạt hiệu quả. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Quyết định số 17/VHBN-BGD ĐT ngày 15/5/2014, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ”, thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. 3. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (2018), Quy chế học vụ đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Quyết định số 771/QĐ-TDTTBN ngày 04 tháng 09 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. 4. Trần Thị Hồng Việt (2017), “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn không chuyên tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh”, Đề tài cơ sở. (Bài nộp ngày 22/11/2020, phản biện ngày 6/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_bong_ban_cho_sinh.pdf
Tài liệu liên quan