5. KẾT LUẬN
Hiện nay, các điểm du lịch Thốt Nốt
tuy nhiều nhưng chưa phát triển mạnh,
hoạt động rời rạc, quy mô nhỏ lẻ và chi
phí du lịch khá thấp. Các điểm du lịch
nổi bật ở Thốt Nốt bao gồm: Vườn cò
Bằng Lăng, cù lao Tân Lộc, các làng
nghề: Thơm Rơm, Thuận Hưng và các
ngôi nhà cổ. Tuy nhiên, phục vụ mục
đích du lịch thì chỉ có vườn cò Bằng
Lăng và cù lao Tân Lộc. Mặt khác, các
điểm phục vụ mục đích du lịch hiện
đang rất sơ sài về mặt hình thức và chưa
chú trọng về mặt chất lượng, đặc biệt có
sự suy thoái về tài nguyên du lịch ở địa
điểm vườn cò Bằng Lăng.
Từ kết quả nghiên cứu của phương
pháp IPA, tác giả tập trung vào hai
nhóm giải pháp ngắn hạn và giải pháp
dài hạn ở hai đối tượng chính là Chính
quyền và người làm du lịch. Những giải
pháp tiêu biểu là Hoàn thiện hệ thống
giao thông, Đào tạo nguồn nhân lực,
Nhóm giải pháp truyền thông, liên kết,
đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và cuối
cùng là cải tạo và phát triển nguồn tài
nguyên du lịch
15 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn quận Thốt Nốt thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
119
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Ngọc Minh1 và Nguyễn Tuấn Kiệt2
1Ban Giám hiệu, Trường Đại học Tây Đô
2Khoa Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Tây Đô
(Email: nminhtsls@gmail.com)
Ngày nhận: 19/11/2018
Ngày phản biện: 24/12/2018
Ngày duyệt đăng: 24/01/2019
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch các điểm du lịch quận
Thốt Nốt. Đề tài thực hiện khảo sát 172 khách du lịch đang tham quan hai điểm du lịch ở
quận Thốt Nốt và sử dụng mô hình mức độ quan trọng - mức độ thực hiện (IPA). Kết quả
nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện. Chất
lượng dịch vụ của các điểm du lịch ở Thốt Nốt chưa được đánh giá cao. Trong đó quan
trọng nhất là thiếu các điểm bán hàng lưu niệm, kế đến là điểm du lịch chưa trang trí đẹp
và thu hút. Từ kết quả nghiên cứu của phương pháp IPA, tác giả tập trung vào hai nhóm
giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn ở hai đối tượng chính là Chính quyền và người
tham gia dịch vujdu lịch. Những giải pháp tiêu biểu là Hoàn thiện hệ thống giao thông,
Đào tạo nguồn nhân lực, Nhóm giải pháp truyền thông, liên kết, đầu tư cơ sở vật chất hạ
tầng và cuối cùng là cải tạo và phát triển nguồn tài nguyên du lịch.
Từ khóa: Chất lượng dịch vụ, điểm du lịch, Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
Trích dẫn: Nguyễn Ngọc Minh và Nguyễn Tuấn Kiệt, 2019. Giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên
cứu khoa học và Phát triển kinh tế, Trường Đại học Tây Đô. Số Chuyên đề:
119-133.
*Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Tây Đô
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
120
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi các điều kiện sống ngày càng
được hoàn thiện, mức sống ngày càng
được nâng cao và chất lượng cuộc sống
là một trong những yếu tố quan trọng
nhất để đánh giá độ giàu có của một
quốc gia, thì khái niệm du lịch được
nhắc đến nhiều như là một công cụ để
nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì
thế, du lịch hiện đang là nhu cầu thiết
yếu trong cuộc sống của con người ở
mọi tầng lớp, độ tuổi khác nhau. Hiện
nay, du lịch là một trong ngành dịch vụ
lớn nhất trên thế giới, mang lại nguồn
thu lớn cho các quốc gia trên thế giới
thông qua tiêu dùng các sản phẩm dịch
vụ và giải quyết việc làm cho một lượng
lớn công ăn việc làm cho đội ngũ lao
động ở quốc gia đó.
Trong bối cảnh vừa có thuận lợi, vừa
có khó khăn, ngành du lịch thành phố
Cần Thơ đã có những bước phát triển
đáng khích lệ, cụ thể như (1) Hoạt động
lưu trú: Năm 2014, các doanh nghiệp du
lịch đón phục vụ 1.367.624 lượt khách
lưu trú, đạt 105% kế hoạch năm, tăng
9% so với cùng kỳ. Trong đó, khách
quốc tế đạt 220.021 lượt, đạt 100% kế
hoạch năm, tăng 4% so với cùng kỳ.
Khách trong nước đạt 1.147.600 lượt,
đạt 106% kế hoạch năm, tăng 10% so
với cùng kỳ. (2) Hoạt động lữ hành: Lữ
hành nội địa: Các doanh nghiệp đón
phục vụ 84.900 lượt khách, đạt 113% kế
hoạch, tăng 16% so với cùng kỳ; Lữ
hành quốc tế: Các doanh nghiệp lữ hành
quốc tế đón vào 15.512 lượt khách, đạt
100% kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ.
Đưa 12.536 lượt khách đi du lịch nước
ngoài, đạt 100% kế hoạch, tăng 7% so
với cùng kỳ. (3) Doanh thu du lịch: Năm
2014, doanh thu đạt 1.171 tỷ đồng, đạt
106% kế hoạch, tăng 20% so với cùng
kỳ năm 2013 .. Ngành du lịch thành phố
Cần Thơ đã và đang xây dựng thêm một
số sản phẩm du lịch mới như chương
trình văn hóa nghệ thuật truyền thống
của dân tộc Khmer tại chùa
Pothysomrom (quận Ô Môn); hệ thống
nhà cổ, lễ hội trái cây Tân Lộc (quận
Thốt Nốt); khôi phục vườn cò Bằng
Lăng (quận Thốt Nốt) và làng hoa Phó
Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy); du lịch
trải nghiệm ở các nông trường (Thông
tấn xã Việt Nam, 2014).
Thốt Nốt là một quận thuộc thành phố
Cần Thơ. Tình hình kinh tế quận trong
những năm vừa qua có nhiều chuyển
biến và đạt nhiều kết quả rất tích cực,
trong đó có du lịch. Thốt Nốt có nhiều
điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch
trong nước và quốc tế, trong đó phải nói
đến: vườn cò Bằng Lăng, cù lao Tân
Lộc, các làng nghề, cù lao Tân Lộc, các
ngôi nhà cổ Tuy nhiên, chất lượng các
điểm dịch vụ này còn yếu, còn đơn điệu,
mờ nhạt, sản phẩm trùng lắp, mang tính
sao chép, nhàm chán, dịch vụ hạn chế,
thậm chí một số điểm du lịch đang bị
suy thoái nghiêm trọng, ô nhiễm môi
trường nên khó thu hút du khách. Do đó,
đánh giá tổng quan về du lịch quận Thốt
Nốt, cũng như các giải pháp để nâng cao
chất lượng dịch vụ các điểm du lịch
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội
cao là mục tiêu nghiên cúưu của đề tài
này.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
121
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Mô hình mức độ quan trọng- mức độ
thực hiện (IPA) được sử dụng để đánh
giá chất lượng dịch vụ du lịch các điểm
du lịch quận Thốt Nốt. Mô hình đánh giá
chất lượng dịch vụ này dựa trên sự
chênh lệch về số điểm trung bình của
mức độ thực hiện (P) và mức độ quan
trọng (I) thông qua kiểm định giả thuyết
về trị trung bình của hai tổng thể phối
hợp từng cặp (Paired-Samples T-test).
Khi đó, độ lệch P - I > 0, nghĩa là chất
lượng dịch vụ tốt, nếu P - I < 0 thì chất
lượng dịch vụ chưa tốt và độ chênh lệch
âm càng lớn thì chất lượng dịch vụ càng
thấp và ngược lại.
IPA được thực hiện thông qua xác
định các thuộc tính liên quan đến tình
huống đánh giá chất lượng đối với một
dịch vụ. Sau khi tham khảo ý kiến của
các chuyên gia, nhà quản lý (thông qua
phỏng vấn nhóm tập trung), một danh
mục các thuộc tính chất lượng dùng để
đánh giá được đưa ra. Tiếp theo, nghiên
cứu sẽ thiết lập bảng câu hỏi nhằm thu
thập thông tin của khách hàng đánh giá
tầm quan trọng của mỗi thuộc tính đối
với việc cung cấp chất lượng dịch vụ.
Với mỗi giá trị thu được của thuộc tính
sẽ được biểu diễn trên đồ thị tầm quan
trọng và sự thực hiện. Thông qua đồ thị
này, tổ chức sẽ biết được thứ tự ưu tiên
của các thuộc tính chất lượng để đưa ra
các hành động nhằm cải thiện chúng
(Slack, 1991). Thêm nữa, đồ thị cũng có
thể cung cấp một hướng dẫn hữu ích cho
việc hình thành định hướng chiến lược
marketing của tổ chức (Bums, 1986).
Cho đến nay việc phân tích tầm quan
trọng và sự thực hiện đã được áp dụng
trong một số lĩnh vực dịch vụ khác nhau
như: du lịch (Bush & Ortinqu, 1986;
Evans & Chon, 1990; Uysal và cộng sự,
1991; Martin, 1995); y tế (Cunningham
& Gaeth, 1989; Nitse & Bush, 1993);
giáo dục (Alberty & Mihalik, 1989);
ngân hàng (Ennew và cộng sự, 1993).
Kết quả từ sự phân tích mức độ quan
trọng và mức độ thực hiện được thể hiện
lên sơ đồ IPA với trục tung (Y) thể hiện
mức độ quan trọng và trục hoành (X) thể
hiện mức độ thực hiện:
+ Phần tư thứ 1 (Tập trung phát triển):
Những thuộc tính nằm ở phần tư này
được xem là rất quan trọng đối với
khách hàng, nhưng mức độ thực hiện
của nhà cung ứng dịch vụ rất kém. Kết
quả này gợi ý cho nhà quản trị dịch vụ
cung ứng chú ý đến những thuộc tính
này, tập trung phát triển mức độ cung
ứng dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của
khách hàng.
+ Phần tư thứ 2 (Tiếp tục duy trì):
Những thuộc tính nằm ở phần tư này
được xem là rất quan trọng đối với
khách hàng, và nhà cung ứng dịch vụ
cũng đã có mức độ thể hiện rất tốt. Nhà
quản trị cung ứng dịch vụ nên tiếp tục
duy trì và phát huy thế mạnh này.
+ Phần tư thứ 3 (Hạn chế phát triển):
Những thuộc tính nằm ở phần tư này
được xem là có mức độ thể hiện thấp và
không quan trọng đối với khách hàng.
Nhà quản trị cung ứng dịch vụ nên hạn
chế nguồn lực phát triển những thuộc
tính này.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
122
+ Phần tư thứ 4 (Giảm sự đầu tư):
Những thuộc tính nằm ở phần tư này
được xem là không quan trọng đối với
khách hàng, nhưng mức độ thể hiện của
nhà cung ứng rất tốt. Có thể xem sự đầu
tư quá mức như hiện tại là vô ích. Nhà
quản trị cung ứng dịch vụ nên sử dụng
nguồn lực này tập trung phát triển những
thuộc tính khác.
Hình 1. Mô hình phân tích mức độ quan trọng và mức độ thực hiện (Importance –
Performance Analysis – IPA)
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với mức độ thể hiện (P) và mức độ quan
trọng (I) được thể hiện như sau:
Hiệu số (P-I) Chất lượng dịch vụ
P -I > 0 Tốt
P -I < 0 Không tốt
Nghiên cứu đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du
lịch quận Thốt Nốt thông qua tham khảo các nguồn tài liệu về chất lượng dịch vụ du
lịch trong và ngoài nước:
Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả đề xuất, năm 2015)
Sự tin cậy
Khả năng tiếp cận
Yếu tố hữu hình
CHẤT LƯỢNG DỊCH
VỤ DU LỊCH
Mức độ thu hút
Sự cảm thông
Sự đảm bảo
Khả năng đáp ứng
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
123
Thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch từ các du khách: Thang đo Liker 5 mức độ từ (1) là rất không tốt
đến (5) rất tốt cho các biến quan sát.
Bảng 1. Thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu
Chỉ
tiêu
Diễn giải Biến quan sát Minh chứng
Yếu
tố
hữu
hình
Là sự hiện diện, vẻ bề ngoài của điều
kiện làm việc, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, nhân viên và các phương tiện
thông tin.
1. Có hệ thống nhà nghỉ sạch sẽ thoáng mát
2. Phương tiện đi lại hiện đại, an toàn
3. Các món ăn, trái cây đặc sản, quà tặng lưu niệm
phong phú
4. Hệ thống thông tin liên lạc: bưu chính, phủ sóng
điện thoại tốt.
5. Hệ thống giao thông thuận lợi
6. Điểm du lịch trang trí đẹp thu hút
Parasuraman và ctv (1988); Nguyễn Quốc
Nghi và ctv (2014); Võ Chí Hùng (2012);
Đinh Công Thành và ctv (2012); Nguyễn
Huy Phương và Lưu Tiến Thuận (2012); Lưu
Thanh Đức Hải (2012); Kou và Ctv (2012);
Lê Công Hoa và Lê Chí Công (2012)
Sự tin
cậy
Khả năng cung cấp dịch vụ như đã hứa
một cách tin cậy và chính xác. Một
dịch vụ có thể tin cậy nếu nó được thực
hiện đúng ngay từ đầu.
7. Có rất nhiều kênh thông tin giới thiệu về các điểm
du lịch
8. Điểm du lịch cung cấp các dịch vụ như quảng cáo
9. Chất lượng các dịch vụ tại các điểm du lịch đúng
như quảng cáo
10. Phí các dịch vụ được công khai và luôn thanh
toán đúng giá niêm yết
Parasuraman và ctv (1988); Nguyễn Quốc
Nghi và ctv (2014); Võ Chí Hùng (2012);
Đinh Công Thành và ctv (2012); Nguyễn
Huy Phương và Lưu Tiến Thuận (2012); Lưu
Thanh Đức Hải (2012); Kou và Ctv (2012);
Lê Công Hoa và Lê Chí Công (2012)
Khả
năng
đáp
ứng
Là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một
cách tích cực và cung cấp dịch vụ một
cách hăng hái của nhân viên phục vụ
và cơ sở cung ứng dịch vụ. Trong
trường hợp dịch vụ sai hỏng, khả năng
khôi phục nhanh chóng có thể tạo ra
cảm nhận tích cực về chất lượng
11. Nhân viên nhiệt tình phục vụ khách hàng
12. Nhân viên luôn hiểu rõ nhu cầu khách hàng
13. Phương tiện đi lại luôn đáp ứng yêu cầu
14. Thời gian phục vụ du khách thoải mái, luôn mở
cửa tiếp đón vào các ngày trong tuần
15. Các điểm vườn du lịch luôn có nhiều loại trái cây
theo từng mùa
16. Luôn có nhiều dịch vụ bổ sung theo yêu cầu của
khách hàng
Parasuraman và ctv (1988); Nguyễn Quốc
Nghi và ctv (2014); Võ Chí Hùng (2012);
Đinh Công Thành và ctv (2012); Nguyễn
Huy Phương và Lưu Tiến Thuận (2012); Lưu
Thanh Đức Hải (2012); Kou và Ctv (2012);
Lê Công Hoa và Lê Chí Công (2012)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
124
Sự
đảm
bảo
Những phẩm chất của nhân viên sẽ tạo
lòng tin cho khách hàng: sự chuyên
nghiệp, lịch sự, kính trọng khách hàng,
khả năng giao tiếp.
17. An ninh điểm du lịch luôn được đảm bảo.
18. Điểm du lịch đảm bảo vệ sinh môi trường
19. Các món ăn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm
20. Nhân viên có ngoại ngữ và giao tiếp tốt đối với
du khách quốc tế
Parasuraman và ctv (1988); Nguyễn Quốc
Nghi và ctv (2014); Võ Chí Hùng (2012);
Đinh Công Thành và ctv (2012); Nguyễn
Huy Phương và Lưu Tiến Thuận (2012); Lưu
Thanh Đức Hải (2012); Kou và Ctv (2012);
Lê Công Hoa và Lê Chí Công (2012)
Sự
cảm
thông
Thể hiện việc chăm sóc chu đáo, chú ý
tới cá nhân khách hàng. Là khả năng
tiếp cận và nổ lực tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng tạo cảm giác yên tâm.
21. Nhân viên luôn giữ thái độ lịch sự, nhã nhặn với
du khách
22. Nhanh chóng giải quyết khiếu nại và sự cố xảy
ra đối với khách hàng
Parasuraman và ctv (1988); Nguyễn Quốc
Nghi và ctv (2014); Võ Chí Hùng (2012);
Đinh Công Thành và ctv (2012); Nguyễn
Huy Phương và Lưu Tiến Thuận (2012); Lưu
Thanh Đức Hải (2012); Kou và Ctv (2012);
Lê Công Hoa và Lê Chí Công (2012)
Khả
năng
tiếp
cận
Đây là những yếu tố thành phần bao
gồm các khía cạnh phương tiện cá nhân
và công cộng mà một khách du lịch có
thể đến nơi mình cư trú.
23. Khách hàng có thể tiếp cận các thông tin điểm du
lịch dễ dàng
24. Khách hàng có thể dễ dàng đặt tour đến các điểm
du lịch Thốt Nốt
25. Có nhiều phương tiện công cộng đến các điểm
du lịch Thốt Nốt
Mukhles Al-Ababneh (2012)
Mức
độ
thu
hút
Thể hiện mức độ thu hút của điểm du
lịch bao gồm: tự nhiên, kiến trúc, văn
hóa và xã hội
26. Phong cảnh thơ mộng, rất tự nhiên
27. Có nhiều công trình kiến trúc đẹp, cổ kính
28. Có nhiều món ăn truyền thống ngon hấp dẫn
29. Có nhiều hoạt động giải trí dân gian bổ ích
30. Người dân Thốt Nốt thân thiện hiếu khách
31. Có nhiều điểm bán hàng lưu niệm
32. Có nhiều làng nghề truyền thống
Mukhles Al-Ababneh (2012)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
125
2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu thứ cấp của nghiên cứu được
thu thập như sau: Các văn kiện, quy
định, thông tư, kế hoạch phát triển ngành
du lịch của các cơ quan hữu quan, tạp
chí, nghiên cứu khoa học về phát triển
du lịch trong và ngoài nước cũng các
nhận định, đánh giá của các nhà chuyên
môn lĩnh vực phát triển du lịch.
Phương pháp chọn mẫu: Trong đề tài
này, nghiên cứu sử dụng phương pháp
chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là phương
pháp chọn mẫu định ngạch/chỉ tiêu
(quota sampling). Qua tham khảo ý kiến
cán bộ ngành du lịch tại địa phương
cũng như phỏng vấn thử một số du
khách thì có xác định tỷ lệ du khách ở
từng điểm du lịch ở Thốt Nốt, chọn mẫu
thuận tiện được thực hiện ở từng điểm
du lịch theo tỷ lệ ước lượng sẵn (Bảng
2).
Bảng 2. Thông tin về cỡ mẫu nghiên cứu
Điểm du lịch Tần số Tỷ lệ (%)
Vườn cò Bằng Lăng 124 72,1
Cù lao Tân Lộc 48 27,9
Tổng 172 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2016)
Đối tượng phỏng vấn là những khách
du lịch đang tham quan các điểm du lịch
ở quận Thốt Nốt: Vườn cò Bằng Lăng
và cù lao Tân Lộc.
Kích cỡ mẫu: Đối với phương pháp
phân tích nhân tố khám phá EFA thì cần
có mẫu ít nhất 200 quan sát (Gorsuch,
1983); còn Hachter (1994) cho rằng kích
cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát
(Hair & ctg, 1998). Những quy tắc kinh
nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho
phân tích nhân tố EFA là thông thường
thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất
phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân
tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2005).
Đối với 32 biến trong mô hình nghiên
cứu này, tuy phương pháp sử dụng
không phải là phân tích nhân tố nhưng
thang đo của các biến quan sát là thang
đo liker 5 mức độ (giống thang đo các
biến quan sát trong phân tích nhân tố)
nên từ đó nghiên cứu đề xuất cỡ mẫu
vẫn theo công thức n= 5.k (trong đó: n là
kích cỡ mẫu, k là số biến trong mô
hình). cỡ mẫu là 172 quan sát là phù hợp
để thực hiện nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thông tin chung về đối tượng
nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm du lịch
Như đã đề cập, tác giả chủ yếu phỏng
vấn các đáp viên tại 2 địa điểm là Cù lao
Tân Lộc và vườn cò Bằng Lăng do 2 địa
điểm này thu hút được khách du lịch.
Tuy nhiên tỷ lệ khách phỏng vấn tại Cù
lao Tân Lộc chiếm tỷ lệ cao hơn 72,1%
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
126
với 124 đáp viên, còn lại là vườn cò với
27,9% tương đương 48 đáp viên. Điều
này được giải thích như sau: Các hoạt
động tại các vườn trái cây ở cù lao Tân
Lộc đa dạng và thu hút hơn so với vườn
cò nên lượng khách du lịch đến với cù
lao nhiều hơn hẳn vườn cò.
Bảng 3. Đặc điểm du lịch
Tiêu chí Chi tiết Tần số Tỷ lệ (%)
Địa điểm
phỏng vấn
Cù lao Tân Lộc 124 72,1
Vườn cò Bằng Lăng 48 27,9
Số lần đến
Thốt Nốt
Lần 1 63 36,6
Lần 2 15 8,7
Trên 2 lần 94 54,7
Hình thức du
lịch
Tự tổ chức 166 96,5
Tour yêu cầu 1 0,6
Tour trọn gói 5 2,9
Đi cùng
Gia đình 34 19,8
Bạn bè, đồng nghiệp 119 69,2
Người yêu 17 9,9
Một mình 2 1,2
Phương tiện
đến Thốt Nốt
Ôtô 5 2,9
Xe máy 156 90,7
Tàu 2 1,2
Khác 9 5,2
Mục đích
chuyến đi
Tham quan giải trí, nghỉ dưỡng 159 92,4
Học tập nghiên cứu 22 12,8
Thăm người thân bạn bè 31 18,0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2016)
Hiện nay, nhờ sự hoàn thiện của quốc
lộ 91, các điểm du lịch ở Thốt Nốt ngày
càng được nhiều khách du lịch tiếp cận
dễ dàng hơn. Số người lần đầu đến du
lịch Thốt Nốt chiếm tỷ lệ khá cao
36,6%, hầu hết là khách đến từ các khu
vực lân cận. Các điểm du lịch ở Thốt
Nốt tương đối dễ tìm nên việc đi du lịch
theo hình thức tự tổ chức là chủ yếu
chiếm 96,5%. Tour theo yêu cầu và tour
trọn gói thường áp dụng đối với những
du khách ở xa hoặc nước ngoài, và chỉ
bắt gặp ở những du khách tại vườn cò
Bằng Lăng, chiếm tỷ lệ tương ứng là
0,6% và 2,9%. Khách đi du lịch theo
hình thức nào thì phương tiện chủ yếu
vẫn là xe máy, tỷ lệ này rất cao 90,7%
tương đương với 156 du khách. Một số
ít đáp viên đến các điểm du lịch bằng ô
tô và tàu chiếm tỷ lệ lần lượt là 2,9% và
1,2%. Một số đáp viên khác chủ yếu là
người địa phương đến những địa điểm
này bằng xe đạp, chiếm 5,2%. Du lịch
để tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
127
dưỡng là yếu tố hàng đầu của chuyến đi
nên có 92,4% du khách đi du lịch với
mục đích này.
3.1.2. Đặc điểm lưu trú
Trên tổng số phỏng vấn thì có 94,8%
khách du lịch không lưu trú. Và nhà
người thân là địa điểm mà các đáp viên
chọn khi lưu trú với tỷ lệ cao nhất với
77,8%, chỉ có một du khách ở nhà nghỉ
và một du khách ở lại tàu du lịch của
công ty du lịch chiếm tỷ lệ bằng nhau là
11,1%.
Bảng 4. Đặc điểm lưu trú
Tiêu chí Chi tiết Tần số Tỷ lệ (%)
Lưu trú
Không 163 94,8
Có 9 5,2
Hình thức
lưu trú
Nhà nghỉ 1 11,1
Nhà người quen 7 77,8
Khác 1 11,1
Lý do không
lưu trú
Không có hoạt động vui chơi giải trí về đêm 38 23,3
Hệ thống lưu trú không đáp ứng yêu cầu 3 1,8
Chỉ du lịch trong ngày 133 81,6
Khác 31 19,0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2016)
Một lý do được nhiều du khách đồng
tình nhất là chỉ du lịch trong ngày về
chiếm 81,6% và một phần là do ở Thốt
Nốt không có hoạt động về đêm chiếm
23,3%, hệ thống lưu trú không đáp ứng
yêu cầu chiếm 1,8%. Và lý do cuối cùng
là đáp viên có nhà gần điểm du lịch
chiếm tỷ lệ 19%.
Hình 3. Quyết định quay trở lại Thốt Nốt
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2016)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
128
Bên cạnh đó, khi được hỏi về quyết
định quay trở lại du lịch Thốt Nốt, thì đa
số đáp viên đều muốn quay trở lại, con
số này là 93%, chỉ 7% đáp viên không
muốn quay trở lại, nhóm này phần lớn là
những du khách ở vùng lân cận và lần
đầu đến với Thốt Nốt.
3.1.3. Mức độ hài lòng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 4
tiêu chí về mức độ hài lòng, chỉ có tiêu
chí “Kiến thức và kinh nghiệm học
được” có điểm trung bình cao nhất là
3,51 thuộc mức độ “Hài lòng”. Còn 3
tiêu chí còn lại chỉ ở mức “Bình thường”
với điểm trung bình cũng khá cao, lần
lượt là 3,4, 3,38 và 3,3 tương đương với
“Chất lượng dịch vụ và phí dịch vụ”,
“Trải nghiệm hình ảnh du lịch” và “Phục
vụ và yếu tố cộng đồng”.
Hình 4. Mức độ hài lòng về các tiêu chí của du khách
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2016)
3.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ
các điểm du lịch qua khoảng cách
giữa mức độ quan trọng và mức độ
thực hiện
Để đánh giá chất lượng dịch vụ các
điểm du lịch ở quận Thốt Nốt ta sử dụng
kiểm định Paired Samples T- test. Kết
quả kiểm định sẽ cho ta thấy được sự
chênh lệch giữa trung bình của hai nhóm
mức độ quan trọng (I) và mức độ thể
hiện (P). Khi đó, độ lệch P - I > 0, nghĩa
là chất lượng dịch vụ tốt, nếu P - I < 0
thì chất lượng dịch vụ chưa tốt và độ
chênh lệch âm càng lớn thì chất lượng
dịch vụ càng thấp và ngược lại. Và để
kiểm định độ chênh lệch có ý nghĩa
thống kê ta sử dụng giá trị p < 0,05 (mức
ý nghĩa 5%).
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
129
Bảng 5. Kết quả kiểm định sự khác biệt mức độ quan trọng và mức độ thực hiện
Tiêu chí I P P - I
Giá
trị p
Nhóm 1: Yếu tố hữu hình
Có hệ thống nhà nghỉ sạch sẽ thoáng mát 3,79 2,58 -1,209 0,000
Phương tiện đi lại hiện đại, an toàn 3,77 2,78 -0,988 0,000
Các món ăn, trái cây đặc sản, quà tặng lưu niệm phong phú 3,99 2,87 -1,116 0,000
Hệ thống thông tin liên lạc: bưu chính, phủ sóng điện thoại tốt. 3,94 3,21 -0,733 0,000
Hệ thống giao thông thuận lợi 3,98 2,74 -1,238 0,000
Điểm du lịch trang trí đẹp thu hút 4,05 2,53 -1,517 0,000
Nhóm 2: Sự tin cậy
Có rất nhiều kênh thông tin giới thiệu về các điểm du lịch 3,77 2,80 -0,965 0,000
Điểm du lịch cung cấp các dịch vụ như quảng cáo 3,80 2,63 -1,169 0,000
Chất lượng các dịch vụ tại các điểm du lịch đúng như quảng cáo 3,84 2,60 -1,238 0,000
Phí các dịch vụ được công khai và luôn thanh toán đúng giá niêm yết 3,90 2,77 -1,134 0,000
Nhóm 3: Khả năng đáp ứng
Nhân viên nhiệt tình phục vụ khách hang 4,03 3,15 -0,884 0,000
Nhân viên luôn hiểu rõ nhu cầu khách hang 3,87 2,90 -0,965 0,000
Phương tiện đi lại luôn đáp ứng yêu cầu 3,84 2,86 -0,983 0,000
Thời gian phục vụ du khách thoải mái, luôn mở cửa tiếp đón vào các
ngày trong tuần
4,16 3,22 -0,936 0,000
Các điểm vườn du lịch luôn có nhiều loại trái cây theo từng mùa 4,19 2,94 -1,250 0,000
Luôn có nhiều dịch vụ bổ sung theo yêu cầu của khách hàng 3,89 2,69 -1,203 0,000
Nhóm 4: Sự đảm bảo
An ninh điểm du lịch luôn được đảm bảo 4,19 3,22 -0,977 0,000
Điểm du lịch đảm bảo vệ sinh môi trường 4,18 3,01 -1,174 0,000
Các món ăn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 4,24 3,00 -1,238 0,000
Nhân viên có ngoại ngữ và giao tiếp tốt đối với du khách quốc tế 3,53 2,41 -1,116 0,000
Nhóm 5: Sự cảm thông
Nhân viên luôn giữ thái độ lịch sự, nhã nhặn với du khách 4,01 3,19 -0,820 0,000
Nhanh chóng giải quyết khiếu nại và sự cố xảy ra đối với khách
hang
3,92 3,03 -0,895 0,000
Nhóm 6: Khả năng tiếp cận
Khách hàng có thể tiếp cận các thông tin điểm du lịch dễ dàng 3,77 2,86 -0,913 0,000
Khách hàng có thể dễ dàng đặt tour đến các điểm du lịch Thốt Nốt 3,61 2,67 -0,936 0,000
Có nhiều phương tiện công cộng đến các điểm du lịch Thốt Nốt 3,58 2,45 -1,122 0,000
Nhóm 7: Mức độ thu hút
Phong cảnh thơ mộng, rất tự nhiên 3,80 2,70 -1,099 0,000
Có nhiều công trình kiến trúc đẹp, cổ kính 3,85 2,46 -1,390 0,000
Có nhiều món ăn truyền thống ngon hấp dẫn 4,08 3,08 -1,000 0,000
Có nhiều hoạt động giải trí dân gian bổ ích 3,99 2,59 -1,401 0,000
Người dân Thốt Nốt thân thiện hiếu khách 4,23 3,48 -0,750 0,000
Có nhiều điểm bán hàng lưu niệm 3,82 2,22 -1,599 0,000
Có nhiều làng nghề truyền thống 3,94 2,93 -1,012 0,000
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2016)
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
130
Giả thuyết:
H0 : không có sự khác biệt đối với giá
trị trung bình của hai nhóm
H1 : có sự khác biệt đối với giá trị
trung bình của hai nhóm
Kết quả kiểm định sự khác biệt mức
độ quan trọng và mức độ thực hiện được
trình bày qua bảng số liệu. Kết quả kiểm
định cho thấy, tất cả 32 tiêu chí thuộc 7
nhóm đều có giá trị p < 0,05, tức là có sự
khác biệt về giá trị trung bình giữa mức
độ quan trọng và mức độ thực hiện. Điều
này cho thấy có sự chênh lệch giữa mức
độ quan trọng và mức độ thực hiện, và
chất lượng dịch vụ ở các điểm du lịch ở
Thốt Nốt được thực hiện chưa tốt. Trong
đó chênh lệch nhiều nhất là “Có nhiều
điểm bán hàng lưu niệm” (P- I= -1,599),
kế đến là “Điểm du lịch trang trí đẹp thu
hút” (P- I= -1,517).
Không có tiêu chí nào được du khách
đánh giá thực hiện tốt, và sự chênh lệch
thấp nhất thuộc về các tiêu chí “Hệ
thống thông tin liên lạc: bưu chính, phủ
sóng điện thoại tốt” với P-I = -0,733 và
“Người dân Thốt Nốt thân thiện hiếu
khách” với P-I = -0,750.
3.3. Kết quả phân tích mô hình IPA
Đánh giá của du khách đối với chất
lượng dịch vụ của các điểm du lịch quận
Thốt Nốt được thể hiện cụ thể qua hình
bên dưới:
Hình 5. Mô hình IPA về chất lượng dịch vụ
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2016)
Mô hình cho thấy các tiêu chí được
đánh giá tập trung ở góc phần tư thứ I và
thứ II vì các tiêu chí đều được các đáp
viên đánh giá có mức độ quan trọng cao.
Theo sự phân bố các điểm trên hình và
các phân tích về mức điểm trung bình
quan trọng và trung bình thực hiện, cụ
thể như sau:
I
IV
II
III
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
131
Phần tư thứ nhất: Tập trung phát
triển, các tiêu chí này có điểm trung bình
mức độ quan trọng lớn hơn 3 điểm và
mức độ thực hiện bé hơn 3 điểm. Phần
tư này gồm 22 tiêu chí. Những tiêu chí
này được xem là rất quan trọng đối với
du khách, nhưng mức độ thực hiện của
nhà vườn rất thấp.
Phần tư thứ hai: Tiếp tục duy trì,
phần tư này gồm 10 tiêu chí. Các tiêu
chí này được xem là rất quan trọng đối
với du khách và nhà vườn cũng thực
hiện rất tốt.
4. GIẢI PHÁP
4.1. Giải pháp ngắn hạn
Chính quyền cần hoàn thiện hệ thống
giao thông; kiểm tra vệ sinh môi trường,
an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo
an ninh các điểm du lịch; hỗ trợ giới
thiệu các điếm du lịch cho công ty lữ
hành, hỗ trợ quảng bá về các điểm du
lịch trên các cổng thông tin cũng như tổ
chức rà soát nhu cầu vay vốn của nông
dân làm du lịch và tiến hành mời gọi đầu
từ ở những điểm du lịch tiềm năng để
cải thiện về sản phẩm du lịch và nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Người làm du lịch cần tự đẩy mạnh
truyền thông, qua các hoạt động quảng
cáo, các chương trình tự giới thiệu trên
các phương tiện thông tin đại chúng; đào
tạo nhân lực ở cả hai bộ phận quản lí và
nhân viên; đầu tư thêm cơ sở vật chất tại
điểm du lịch cũng như có ý thức vệ sinh
môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm
và an ninh điểm du lịch.
4.2. Giải pháp dài hạn
Chính quyền cần phát triển nhân lực
cho du lịch, chỉ đạo tổ chức nhiều lớp
tập huấn cho cán bộ quản lý ở địa
phương; cải tạo chống suy thoái nguồn
tài nguyên ở các điểm du lịch và hoàn
thiện giao thông thuận lợi kết nối các
điểm du lịch. Đồng thời, chính quyền
cần khuyến khích mở hệ thống lưu trú
gần điểm du lịch và hỗ trợ liên kết các
chủ vườn trái cây du lịch, các điểm du
lịch.
Người làm du lịch cần chủ động liên
kết giữa những chủ vườn khác, các điểm
du lịch tránh hoạt động riêng lẻ; đa dạng
hóa hoạt động vui chơi giải trí tại vườn,
tạo thêm sản phẩm du lịch mới; cuối
cùng là tiếp tục đào tạo nhân lực chuyên
nghiệp hơn và đầu tư cơ sở vật chất.
5. KẾT LUẬN
Hiện nay, các điểm du lịch Thốt Nốt
tuy nhiều nhưng chưa phát triển mạnh,
hoạt động rời rạc, quy mô nhỏ lẻ và chi
phí du lịch khá thấp. Các điểm du lịch
nổi bật ở Thốt Nốt bao gồm: Vườn cò
Bằng Lăng, cù lao Tân Lộc, các làng
nghề: Thơm Rơm, Thuận Hưng và các
ngôi nhà cổ. Tuy nhiên, phục vụ mục
đích du lịch thì chỉ có vườn cò Bằng
Lăng và cù lao Tân Lộc. Mặt khác, các
điểm phục vụ mục đích du lịch hiện
đang rất sơ sài về mặt hình thức và chưa
chú trọng về mặt chất lượng, đặc biệt có
sự suy thoái về tài nguyên du lịch ở địa
điểm vườn cò Bằng Lăng.
Từ kết quả nghiên cứu của phương
pháp IPA, tác giả tập trung vào hai
nhóm giải pháp ngắn hạn và giải pháp
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
132
dài hạn ở hai đối tượng chính là Chính
quyền và người làm du lịch. Những giải
pháp tiêu biểu là Hoàn thiện hệ thống
giao thông, Đào tạo nguồn nhân lực,
Nhóm giải pháp truyền thông, liên kết,
đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và cuối
cùng là cải tạo và phát triển nguồn tài
nguyên du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. B. Prabaharan, A. Arulraj, V.
Rajagopal, 2008). Service Quality on
Tourism: Application of Structural
Equation Modeling. Conference on
Tourism in India – Challenges Ahead,
15-17 May 2008.
2. Bùi Thị Tám, 2009. Đánh giá
chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch
chương trình “Hành trình di sản miền
Trung”. Tạp chí Khoa học Đại học Huế,
số 51, 2009.
3. Chi cục Thống kê quận Thốt Nốt.
Niên giám thống kê, 2014. Nhà xuất bản
Thống kê.
4. Đinh Công Thành, Phạm Lê
Hồng Nhung, Võ Hồng Phượng và Mai
Thị Triết, 2012. Giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch Phú Quốc. Kỷ yếu
Khoa học Đại học Cần Thơ.
5. Lưu Thanh Đức Hải, 2012. Giải
pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du
lịch trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số
22b, 2012.
6. Lưu Thanh Đức Hải, 2011. Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của du khách khi đến du lịch ở
Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Đại học
Cần Thơ, số 19b, 85-96.
7. Nguyễn Văn Mạnh và Lê Chí
Công, 2013. Chất lượng điểm đến:
Nghiên cứu so sánh giữa hai thành phố
du lịch biển Việt Nam. Tạp chí phát
triển kinh tế, số 269.
8. Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn
Diễm Phi, Nguyễn Ngọc Minh, 2014.
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
Trung tâm Chẩn đoán y khoa thành phố
Cần Thơ. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật,
trường đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình
Dương, số 6/2014.
9. Nguyễn Trọng Nhân, 2013. Đánh
giá mức độ hài lòng của du khách nội
địa đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học
ĐHSP TPHCM số 52/2013.
10. Nguyễn Huy Phương và Lưu Tiến
Thuận, 2013. Giải pháp nâng cao chất
lượng du lịch dịch vụ Hậu Giang. Kỷ
yếu Khoa học Đại học Cần Thơ, số 25,
2013.
11. Nguyễn Quyết Thắng, 2010.
Indonesia- Phát triển du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng. Tạp chí Du lịch Việt
Nam số tháng 6/2010.
12. Martilla, J. & James, J., 1977.
Importance-Performance Analysis.
Journal of Marketing, 41 (1), 77-79.
13. Mohammed I. Eraqi, 2006.
Tourism services quality
(TourServQual) in Egypt The
viewpoints of external and internal
customers. Tourism Studies Department,
Faculty of Tourism & Hotels, Cairo
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019
133
University, Egypt. (Benchmarking: An
International Journal, Vol.13, No. 4,
2006, pp. 469-492).
14. Mukhles Al-Ababneh, 2013.
Service Quality and its Impact on
Tourist Satisfaction, Interdisciplinary
Journal of Contempotary Research in
Business. Vol No 12, 04/2013.
15. Mushtaq Ahmad Bhat, Nabina
Qadir, 2013. Tourist Satisfaction in
Kashmir: An Empirical Assessment,
Journal of Business Theory and Practice.
Vol. 1, No. 1; March 2013.
16. Parasuraman, A., Zeithaml, V. &
Berry, L., 1994. Reassessment of
Expectations as a Comparison Standard
in Mearsuring Service Quality:
Implications for Further Research.
Journal of Marketing, 58 (1), 111-124.
17. Poolad Daneshvar, Evaluation of
Service Quality of Tourism Industry
Based on Customer Satisfaction and
Expectation –A Case Study in Mysore.
SDM IMD Journal of Management.
18. Trần Thị Ngọc Liên, Trương
Thanh Hùng, 2014. Gợi ý một số giải
pháp hoàn thiện chất lượng dịch vụ du
lịch Thừa Thiên Huế dựa trên mô hình
IPA. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển,
số 1 (108), 2014.
SOLUTIONS FOR IMPROVING TOURISM SERVICE QUALITY
IN THOT NOT DISTRICT, CAN THO CITY
Nguyen Ngoc Minh1 and Nguyen Tuan Kiet2
1The Rectorate Board, Tay Do University
2School of Graduate, Tay Do University
(Email: nminhtsls@gmail.com)
ABSTRACT
This study aimed to evaluate the service quality of tourist attractions in Thot Not District by
using Importance - Performance Analysis (IPA) method. The research data was collected
from 172 tourists, who were visiting two tourist attractions in Thot Not District, Can Tho
city. The results showed that, the quality of services at tourist attractions in Thot Not was
not good. In other words, there were not enough souvenir selling point and tourist
attractions were not decorated beautiful, attractive. From the results of the IPA method,
short-term and long-term solutions were proposed. The main solutions were to improve the
transport system, develop human resources, communications, infrastructure investments
and tourism resources.
Keywords: Can Tho city, service quality, Thot Not district, tourist attractions.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_du_lich_tren_dia_ban_q.pdf