Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội

Vay của ngân hàng nhà nước là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trã bắt buộc, ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng nhà nước. Hình thức cho vay chủ yếu là tái chiết khấu các thương phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu.Nghiệp vụ này làm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ tiền mặt tăng lên. Ngân hàng nhà nước điều hành vay mượn một cách chặt chẽ, các ngân hàng thương mại phải thực hiện những điều kiện kiểm soát nhất định. Ngoài ra các ngân hàng còn tiến hành vay mựơn của các tổ chức tín dụng khác. Đây là nguồn các ngân hàng thương mại vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt mức yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay có thê sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay mượn để tìm kiếm lãi súât cao hơn và ngược lại.

doc71 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải nhưng khó kế hoạch hoá vì biến động lớn. Nhìn vào bảng ta thấy một điểm nhấn là mức tăng vượt bậc về lượng tiền gửi có kì hạn tên 12 tháng: năm 2006 đạt1607 tỷ tăng 371 tỷ so với năm 2005 chiếm 30%, đến năm 2007 lượng tiền gửi này tăng 1307 tỷ chiếm 81.3% so với năm 2006. Với kế hoạch mà ban lãnh đạo đặt ra va phương thức hợp lý cũng như tăng cường mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân, chỉ tiêu này của chi nhánh đã có bước chuyển biến rõ rệt trong năm 2006 giúp cho việc tập trung vào hoạt động tín dụngtrung và dài hạn có hiệu quả hơn và đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian hiện nay đó là tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hảntong cơ cấu nguồn huy động. Nhìn chung việc huy động vốn của chi nhánh có những bước chuyển biến rõ rệt, những thành công trong phát triển nguồn vốn là do: + Chi nhánh không ngừng phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị quản lý ngành như: bảo hiểm xã hội, tổng cục đầu tư nhằm huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức nàyvà phát triển dịch vụ thanh toán trong toàn hệ thống, không những tăng cường tiềm lực huy động vốn của ngân hàng mà còn cho cả đơn vị bạn trong ngành. + Chi nhánh nắm bắt và điều chỉnh kịp thời với các mức lãi suất nhăm đáp ứng nhu cấu hạch toán tài chính trong năm. Tình hình sử dụng vốn Hoạt động tín dụng Việc sử dụng nguồn có hiệu quả, phù hợp với các nguồn huy động được luôn là bài toán khó với các ngân hàng, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng vậy. Hoạt động chính của ngân hàng là tìm các nguồn với chi phí thấp để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Do giới hạn về quy mô hoạt đ và do đặc thù của ngân hàng nên trong hạot động sử dụng vốn chủ yếu đề cập đến hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng bao gồm: hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu. Nói về hoạt động cho vay trước hết cần xem xét tình hình dư nợ của ngân hàng trong những năm qua Bảng 2.3 Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm2007 Tăng/giảm2006/2005  Tăng/giảm2007/2006 Tổng dư nợ 1270 1497 2008 227 17.87% 511 34.13% Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2007 Hoạt động cho vay của chi nhánh tăng đều qua các năm. Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2006 là 1497 tỷ đồng ( kể cả cho cay theo UTĐT và cho vay theo chỉ định) tăng 227 tỷ và bằng 118% so với năm 2005. Tổng dư nợ năm 2007 đạt 2008 tỷ( kể cả cho vay UT và cho vay theo chỉ định) tăng 511 tỷ và bằng 134.135 so với năm 2006. Có được kết quả đó chi nhánh đã thực hiện các biện pháp: + Nắm vững các định hướng phát triển, phát huy vai trò, vị thế của chi nhánh trên toàn địa bàn + Chi nhánh thường xuyên thực hiện công tác tiếp thị với phương châm lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp, từ các tổ chức tín dụng khác để từ đó kịp thời điều chỉnh các thủ tục, lãi suất cho phù hợp với phương châm “ Cạnh tranh lành mạnh để đi lên” + Thường xuyên sàng lọc, phân loại khách hàng, xác định rủi ro trên từng lĩnh vực đầu tư trong từng ngành kinh tế. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế bao gồm: Cho vay cá nhân, hộ kinh doanh, Cho vay doanh nghiệp nhà nước, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay khác; đánh giá tình hình này của NHNo&PTNT Tây Hà Nội ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.4 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 + /- 2006/2005 + /- 2007/2006 Tổng dư nợ 1270 1497 2008 227 17.87% 511 34.13% Cho vay hộ KD Lượng 133 141 188.354 8 6.02% 47.354 33.58% Tỷ trọng 10.47% 9.42% 9.38% Cho vay DNNN Lượng 473 666 334 193 40.80% -332 -49.85% Tỷ trọng 37.24% 44.49% 17% Cho vay DNNQD Lượng 661 688 1353 27 4.08% 665 96.66% Tỷ trọng 52.10% 45.96% 67.38% Cho vay khác Lưọng 3 2 132.446 -1 -33% 130.446 6522.30% Tỷ trọng 0.24% 0% 7% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Nhìn chung dư nợ của ngân hàng tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, với nền kinh tế theo cơ chế thị trường và tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm ưu thế trong nền kinh tế là điều dễ hiểu và đây cũng là đối tượng chính mà các ngân hàng thường hướng tới. Dư nợ cho vay đối với thành phần này ở chi nhánh Tây Hà Nội tăng dần qua các năm cả về lượng và tỷ trọng. Dư nợ DNNQD năm 2006 l 688 tỷ chiếm 46% tổng dư nợ, Tính đến năm 2007 tăng lên đến 1352 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi. Dư dợ đối với DNNN năm 2006 là 666 tỷ chiếm 44,.5 % tổng dư nợ, đến năm 2007 dư nợ cho vay đối vơia thành phần này giảm xuống chỉ còn 334 tỷ giảm xuống 49.45% so với năm 2006. Dư nợ cho vay đôí với hộ kinh doanh cũng tăng lên mạnh. Qua đây ta thấy có sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay của ngân hàng theo đó giảm dần tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước và tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần cũng như đối với hộ kinh doanh. Những con số này cho thấy chi nhánh đã đi đúng hướng, đúng đường lối, chính sách hỗ trợ DNVVN, DNNQD nhằm phát triển mô hinìh này trong mục tiêu đẩy mạnh tiến trình cổ phàn hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng như tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tình hình dư nợ theo thời gian của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Bảng 2.5 Dư nợ theo thời gian của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm2006 Năm2007 Tăng/giảm 2006/2005 Tăng/giảm 2007/2006 Tổng dư nợ 1270 1497 2008 227 17.87% 511 34.13% Dư nợ NH Lượng 573 815.2 1247 242.2 42.3% 431.8 52.97% Tỷ trọng 45.12% 54.46% 62.10% Dư nợ TH Lượng 444 296 453 -148 -33.3% 157 53.04% Tỷ trọng 34.96% 19.77% 23% Dư nợ DH Lượng 253 387 308 134 52.96% -79 -20.41% Tỷ trọng 19.92% 25.85% 15.34% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Phân loại dư nợ theo thời gian bao gồm: dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn, dư nợ dài hạn. Qua bảng số liệu ta thấy: Dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng trong thời gian qua. Trong năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 815 tỷ tăng 242 tỷ so với năm 2005 (chiếm 42.27 %) dư nợ trung và dài hạn chỉ có 682 tỷ chiếm 46% tổng dư nợ. Đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 1247 tỷ tăng so với năm 2006 là 433.987 tỷ và chiếm 62% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn là 761 tỷ chiếm 38% tổng dư nợ. Qua trên ta thấy trong những năm qua cơ cấu nợ của ngân hàng vẫn còn mất cân đối, nguồn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu. Đặc điểm của nguồn này là thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro cho ngân hàng nhưng đồng thời nó không đem lại nguồn thu nhập lâu dài cho ngân hàng. Điều này có thể lý giải là do ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội là ngân hàng mới thành lập trên địa bàn do đó còn nhiều hạn chế và chua có được những điều chỉnh hợp lý trong hoạt động của mình. Các dự án lớn đã được Hội đồng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt + Dự án thuỷ điện Bắc Bình Hạn mức đầu tư: 100 tỷ Thực hiện đến 31/12/2007: 28.5 tỷ, thực hiện 28,5% dự án. + Dự án thuỷ điện Sê San 3A; Hạn mức đầu tư: 150 tỷ Dư nợ đến 31/12/2007: 123.4 tỷ, thực hiện 82% dự án + Dự án thuỷ điện Bắc Hà: Hạn mức đầu tư: 200 tỷ Thực hiện đến ngày 31/12/2007: 8.4 tỷ, thực hiện 4.2 % dự án Hoạt động dịch vụ Đây là hoạt động mà ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng nhằm tăng tiện tích cho các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đồng thời đây cũng là loại hình hoạt độngmang lại thu nhập cao và nâng cao tính cạnh tranh cho ngân hàng. Hoạt động dịch vụ của ngân hàng NN&PTNT Tây Hà Nội vẫn chủ yếu bao gồm hoạt động chuyển tiền, hoạt động thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân quỹ. Tuy nhiên do là ngân hàng mới thành lập cáh đây không lâu nên thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng vẫn còn nhỏ và chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng thu nhập của ngân hàng, Trong năm 2005 chi nhánh mới bắt đầu triển khai dịch vụ thẻ ATM. Cho đến thời điểm cuối năm 2005 đã có tới 1500 khách hàng sử dụng the ATM của chi nhánh. Đến năm 2006 số người dùng thẻ ATM là 3600 người tăng 2100 khách hàng, tăng gần gấp đôi. Sang năm 2007 lượng khách hàng này là 8132 khách hàng nâng tổng doanh thu từ thẻ lên 246.723 tr dồng tăng 115 tr so với năm 2006. Trong năm 2007 chi nhánh đã thực hiện kết nối internetbanking nâng cao hiệu quả dịch vụ và tiện ích cho hoạt động thanh toán của mình. Kết quả tài chính Trong những năm qua chi nhánh không ngừng mở rộng và nâng cao hoạt động của mình trên điạ bàn quận cũng như trên trên toàn thành phố. Ngân hàng cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Về kết quả thu nhập và chi phí của ngân hàng ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.6 Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005  Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Lương Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Tổng thu 206 232.206 280.589 26.206 12.70% 48.383 20.84% Thu lãi 202 228.968 272.571 26,96 13.3% 43.603 19.04% Thu dịch vụ 2.3 2.159 4.159 -0,14 -6.1 2 92.60% Tổng chi 179 199.262 243.9 20.26 11.3 44.638 22.40% Chi lãi 152 162.213 175 10.21 6.70% 12.765 7.87% Trong đó: trả phí 2 3 5.01 -1 50% 2.01 67% Chi khác 25 37.049 68.922 12.04 48% 31.873 86.03% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005,2006, 2007 Nhận xét: Có thể nói hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ song vẫn còn có những khía cạnh cần phải khắc phục để có thể sánh với tầm vóc của NHNo&PTNT Việt Nam, để nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của mình. Điều này thể hiện của thu nhập của ngân hàng trong thời gian qua: Năm 2006 tổng thu đạt 232 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là 25 tỷ. Trong đó thu lãi 229 tỷ thu dịch vụ là 2.2 tỷ . Tổng chi là 199 tỷ tăng so với 31/12/2005 là 20 tỷ. Trong đó chi trả lãi là 162 tỷ chiếm 81% trong tổng chi phí. Năm 2007: Tổng thu: 281 tỷ, tăng so với 31/12/2006 là 48 tỷ trong đó thu lãi là 272 tỷ thu dịch vụ là 4.2 tỷ. Tổng chi 244 tỷ tăng so với 31/12/2007 là 45 tỷ trong đó chi trả lãi là 175 tỷ chiếm 72% trong tổng chi. Chênh lệch thu nhập chi phí là 30 tỷ giảm nhẹ so víi năm 2006. Qua đây ta thấy hoạt động ngân hàng trong năm 2007 có suy giửm so với đầu năm. Mặc dù doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng nhiều hơn. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vẫn là thu từ hoạt động tín dụng, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ là không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng và chưa thực sự trở thành thế mạnh cảu chi nhánh. Những thay đổi về lợi nhuận đạt được của chi nhánh phần nào đã phản ánh tình hình hoạt động trên đây nhưng nó cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác như chiến lược kinih doanh của ban lãnh đạo ngân hàng trong từng thời kì. Với những thành quả đạt được hoạt động kinh doanh của chi nhánh nếu phát huy được những thế mạnh sẵn có và khắc phục được những hạn chế sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua Tỷ lệ nợ xấu Chỉ tiêu này phản ánh rõ nét nhất về chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng còn kém chất lượng và ngược lại. Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ xấu tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 năm 2007 +/-2006/2005 + /- 2007/2006 Nợ xấu 3.2 7.4 14.453 131% 95.30% Tổng dư nợ 1270 1497 2008 21.80% 34% Tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0.25% 0.49% 0.72% 96.00% 46.94% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005,2006,2007 Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu của ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2005 nợ xấu của ngân hàng là 3.2 tỷ chiếm 0.25% tổng dư nợ nhưng đến năm 2006 tỷ lệ này tăng lên hơn gấp đôi (tăng 131% so với năm 2005, khoảng 7.4 tỷ). Và đến năm 2007 nợi xấu của chi nhánh lên tới 14.453 tỷ chiếm 0.72% trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đang có xu hướng giảm sút rõ rệt. Mặc dù việc nợ quá hạn tồn tại là điều khó thê tránh khỏi đối với hầu hết các ngân hàng thương mại do các ngân hàng còn chưa làm tốt công tác tín dụng, công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay còn sơ sàituy nhiên tình trạng nợ xấu của ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội là đáng chú ý. Vì tỷ lệ nợ xấu chiếm tới 0.72% tổng dư nợ và đang có xu hướng gia tăng. Trong khi tỷ lệ nợ xấu an toàn là dưới 0.5% tổng dư nợ. Nguyên nhân của việc tỷ lệ nợ xấu tăng lên liên tục trong các năm qua vẫn là do chi nhánh đã xác định đối tượng đầu tư chưa phù hợp và đồng thời công tác đôn đốc, thu hồi nợ chưa được chặt chẽ. Mặt khác ngân hàng mới được thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn do đó còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị điều hành và thực thi chính sách tín dụng một cách có hiệu quả. Trong những năm tới ngân hàng cần tìm cho mình một hướng đi phù hợp hơn và nâng cao chất lượng tín dụng giảm tỷ lệ nợ xấu nếu không sẽ gây tình trạng thất thoát thoát vốn ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung và nền kinh tế nói riêng. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế Khi xét đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chúng ta cần phân chia tỷ lệ này theo thành phần kinh tế để từ đó có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Về vấn đề này ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.8 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng/giảm 2006/2005 Tăng/giảm 2007/2006 Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) (%) (%) Nợ xấu 6.09 0.48 7.4 0.49 14.453 0.72 21.5 95.3 DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 DNNQD 3.175 0.25 3.482 0.23 12.162 0.6 9.6 249.2 Hộ GĐ 2.921 0.23 3.926 0.26 2.291 0.11 34.4 -41.6 Tổng dư nợ 1270 100 1497 100 2008 100 28 34 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nợ xấu đối với doanh nghiệp nhà nước là hầu như không có. Nợ xấu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu và có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Nếu như trong năm 2005 nợ xấu đối với cho vay thành phần kinh tế này là 2.1 tỷ chiếm 0.167% tổng dư nợ thì đến năm 2006 tỷ lện này tăng lên đến 3.482 tỷ chiếm 0.23% tổng dư nợ. Đặc biệt trong năm 2007 thì nợ xấu đối với thành phần này tăng đột biến, tăng gấp 4 lần so với năm 2006. Nợ xấu đối với kinh tế hộ gia đình cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu tuy nhiên bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2007. Đến năm 2007 nợ xấu là 2.297 tỷ chiếm 0.11% tổng dư nợ giảm so với năm 2006 là 41%. Có một điều đáng đáng nói ở đây là trong những năm qua do thực hiện chủ trương của NHNo&PTNt Việt Nam là hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước và tăng cường cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh do đó dư nợ đối với các thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể trong những năm qua và một phần làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Do đó trong những năm tới ngân hàng cần xây dựng chính sách tín dụng hợp lý và cụ thể đối với từng thành phần kinh tế nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng mình. Tình hình nợ xấu phân theo nhóm Theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN thì nợ quá hạn được phân theo các nhóm nợ trong đó nợ xấu là từ nhóm 3 – 5.Theo cách phân loại nợ này ta có thể biết được khả năng thu hồi vốn vay quá hạn của ngân hàng. Trong đó nợ nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 là nợ nghi ngờ và nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ trích lập dự phòng tổn thất đối với các khoản nợ này lần lượt là 20%, 50% và 100%. Phân loại nợ theo nhóm giúp cho các ngân hàng có những biện pháp kịp thời để xử lý các khoản nợ nhằm tránh tổn thất đến mức thấp nhất của ngân hàng mình. Theo báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh thì trong những năm qua tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng chủ yếu là các khoản nợ nhóm 5 và được đánh giá là có khả năng mất vốn không có khả năng thu hồi. Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. Khi hệ số này cao biểu hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng là tốt và ngược lại. Bảng 2.9 Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số thu nợ 2242 2522 2927 Dư nợ bình quân 1180 1383.5 1752.5 Vòng quay vốn tín dụng 1.90 1.82 1.67 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản NHNo&PTNT Tây Hà Nội năm 2005,2006,2007 Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng vòng quay vốn tín dụng là khá cao, đều chiếm trên 1.5 lần qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng vẫn được duy trì và thực hiện tốt. Lý giải cho điều này một phần chúng ta cần phải để ý rằng ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội là một ngân hàng mới được thành lập và đi vào hoạt động cách đây không lâu và dư nợ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng dư nợ do đó vòng quay vốn tín dụng cao là điều bình thường. Tuy nhiên cần phải thấy rằng trong những năm qua tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng tăng lên và do đó làm giảm vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng. Nếu như trong năm 2005 vòng quay này là 1.9 lần thì đến năm 2007 chỉ tiêu này giảm còn 1.67 lần. Đây là một dấu hiệu mà ngân hàng cần chú ý trong công tác thu nợ nói riêng cũng như hoạt động tín xụng nói chung. Số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn Như trên đã phân tích số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng là một chỉ tiêu gián tiếp phản ánh chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng. Số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng càng cao phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao. Ngân hàng đã và đang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế cùng phát triển. Bảng 2.10 Số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn Đơn vị: Tỷ đồng Bảng 2.10 Số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 ∆( %) Năm 2007 ∆ (%) Lượng Tỷlệ(%) Lượng Tỷlệ(%) Lượng Tỷlệ(%) DNNN 99 8.1 16 1.67 -83 10 1.0 -37.5 DNNQD 318 25.9 216 22.6 -32 175 19.14 -19 Hộ GĐ 808 66 508 51.2 -37 387 42.34 -23.8 Chovaykhác 0 0 215 22.5 342 37.52 59 Tổng cộng 1225 100 955 100 -22.4 914 100 -4.3 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội 2005,2006,2007 Qua bảng số liệu ta thấy khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể và hộ gia đình. Số lượng khách hàng là doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Trong 3 năm, số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng giảm dần qua các năm. Năm 2005 số khách hàng có quan hệ vay vốn với khách hàng là 1225, sang năm 2006 chỉ còn 955 khách hàng, giảm 22.4 % và đến năm 2007 tiếp tục giảm xuống còn 914 khách hàng giảm 4.3%. Nguyên nhân của vấn đề này là trong thời điểm cuối năm 2006 ngân hàng thực hiện chính sách của NHNo&PTNT Việt Nam về hạn chế cho vay và hạn chế giải ngân, đồng thời năm 2007 ngân hàng thực hiện quy định của ngân hàng nhà nước là cấm cho vay mua chứng khoán và đầu tư bất động sản nên chi nhánh mất đi một số lượng khách hàng đáng kể. Mặt khác từ năm 2006 số lượng các ngân hàng thương mại thành lập ngày càng nhiều, các ngân hàng tăng cường mở rộng mạng lưới và chi nhánh do đó tình trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ và là một nguyên nhân dẫn đến giảm sút khách hàng có quan hệ vay vốn. Đánh giá chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT trong thời gian qua Những kết quả đạt được Là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng No&PTNT Việt Nam tuy mới được thành lập và hoạt động trên địa bàn được 5 năm nhưng NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ. Với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra. Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội đã từng bước tiếp cận thi trường từ đó xác định cho mình hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lýTích cực chuyển hướng đầu tư, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh có dự án hiệu quả, có tài sản thế chấp, hạn chế cho vay các doanh nghiệp nhà nước, quan tâm đến các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao. - Vận dụng linh hoạt các cơ chế ưu đãi đối với khách hàng lớn, thường xuyên củng cố duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, giữ vững khách hàng đã có và thu hút khách hàng mới, trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh. - Tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng theo văn bản 1406/NHNo-TD, đánh giá phân loại nợ theo Quyết định 165/QĐ-HĐQT tới 100 khách hàng có quan hệ với chi nhánh. - Thường xuyên duy trì các hoạt động kiểm tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ nhằm phát hiện, sửa chữa kịp thời các sai sót phát sinh, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. - Xây dựng quy trình thẩm định phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng cho vay.. - Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định: Trong năm đã liên tục mở các lớp tập huấn cho cán bộ tín dụng về phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp, học tập các văn bản mới của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. - Chi nhánh đã đáp ứng một cách nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Qua đó ngân hàng đã góp phần mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đặc biệt là trong những năm qua ngân hàng đã chú trọng đến tín dụng trung và dài hạn, dư nợ tín dụng trung và dài hạn đã tăng lên qua các năm. 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại Tuy đã đạt đợc một số thành tựu nhất định song hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục trong những năm tới để có thể làm tốt công tác tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Mặc dù tổng dư nợ của ngân hàng tăng lên tuy nhiên song song với đó tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã liên tục tăng qua 3 năm. Đặc biệt trong năm 2007 tỷ lệ này tăng vọt lên 0.72% và trong đó hầu hết là các khoản nợ không có khả năng thu hồi cao (chủ yếu là các khoản nợ nhóm 5- nợ có khả năng mất vốn). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua đang bị giảm sút rõ rệt. Mặc dù vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là tương đối cao tuy nhiên do nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh tăng và ít nhiều làm giảm vòng quay vốn tín dụng. Trong thời gian qua vòng quay vốn tín dụng đang có xu hướng giảm. Do đó đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh làm giảm thu nhập của ngân hàng. Khả năng thu hút khách hàng còn yếu, số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng giảm dần qua các năm. 2.3.3Nguyên nhân 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan Như vậy ta thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh trong những năm qua còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Để có thể đưa ra được các biện pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao chúng ta cần phải nhìn nhận những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trong đó nguyên nhân nguyên nhân khách quan cũng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Thứ nhất: Nguyên nhân thuộc về phía môi trường Môi trường kinh tế có nhiều bất lợi cho ngân hàng: Tứ sau khi Việt Nam ra nhập WTO thì nền kinh tế mặc dù có những cải cách mạnh mẽ và chuyển biến tích cực, tuy nhiên mặt khác các ngân hàng thương mại đua nhau mở thêm chi nhánh và mở rộng mạng lưới, do đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trên nhiều mặt: lãi suất, phí dịch vụvà làm giảm số lượng khách hàng của chi nhánh. Trong những năm qua nước ta thường xuyên đối phó với thiên tai, dịch bệnh như cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Dẫn đến làm suy giảm khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Đặc biệt một số chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng như: tiến độ cấp giấy sử dụng đất, sắp xếp lại các doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp triển khai còn chậm đã ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Mặt khác mặc dù chính phủ, ngân hàng nhà nước và các bộ ngành liên quan đã ban hành hơn 20 văn bản pháp luật, quy định, thông tư nhằm hướng dẫn thực hiện các biện pháp rủi ro tín dụng. Nhưng trên thực tế những văn bản, quy định này vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng đã ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý chât lượng tín dụng tại ngân hàng. Thứ 2: Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng Thông tin mà khách hàng cung câp còn hạn chế: Các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và kinh tế hộ gia đình. Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp còn chưa lâu, do đó nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp còn hạn chế. Mặt khác việc thực hiện công tác tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp còn chưa nghiêm túc. Các doanh nghiệp vì muốn vay vốn của ngân hàng nên nộp bản báo cáo tài chính sai lệch không đúng với thực tế. Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thẩm định của ngân hàng, dẫn đến đánh giá sai lệch về khách hàng vay, làm giảm chất lượng tín dụng. Một số khách hàng cố tình chây ì, mặc dù có khả năng nhưng thiếu ý chí trả nợ khiến công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Một nguyên nhân nữa có thể kể đến là sự yếu kém trong năng lực quản lý của khách hàng. Như đã phân tích, đối tượng trọng điểm cho vay của chi nhánh là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là thành phần kinh tế được đánh giá là năng động, có cơ hội phát triển trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn chưa cao, chưa theo kịp trình độ phát triển của nền kinh tế thi trường. Vì thế các doanh nghiệp rất dêx gặp rủi ro trong kinh doanh và suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng. 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội đi vào hoạt động được 05 năm, trụ sở làm việc của chi nhánh phần lớn phải đi thuê, chưa mang tính ổn định lâu dài, thiếu đồng bộ, chi phí cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh và phần nào tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Là đơn vị mới thành lập nên cơ cấu nguồn chưa hợp lý, vốn dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, lãi suất đầu vào cao, không ổn định. Đây là một khó khăn lớn cho chi nhánh trong việc hoạch định chính sách cho vay một cách hợp lý gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của mình. Công tác thẩm định tín dụng tiến hành chưa thực sự hiệu qủa. Trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng mang đến trong khi tính trung thực của nguồn thông tin này là không đảm bảo. - Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội là chi nhánh mới thành lập, các cán bộ ngân hàng chủ yếu trong diện cơ cấu và đào tạo lại, các cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo chiếm tỉ lệ không cao. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi vay đối với khách hàng còn bị buông lỏng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài. Đây là những đối tượng mà các cán bộ tín dụng có tâm lý cả nể, tin khách hàng mà bỏ qua công tác kiểm tra định kì. Vì thế không kịp phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp, gây nên nợ quá hạn. - Công tác maketing của ngân hàng còn chưa cao, chưa chủ động tìm đến với khách hàng. Do đó chi nhánh không mở rộng được cho vay, số lượng khách hàng vay vốn giảm sút. - Quy trình cho vay còn chưa được thực hiện chặt chẽ. Quy trình cho vay là quy trình bắt buộc phải thực hiện trong quá trình thẩm định cho vay, giám sát và thu nợ các khoản vay nằhm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng vốn vay. Song trong quá trình thực hiện còn chưa đầy đủ, nghiêm túc từ đó ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay. Bước chuẩn bị cho vay, phát tiền vay còn tồn tại như: từ khi nhận đựoc giấy đề ghị vay vốn của khách hàng, quá trình tiếp cận, thẩm định mục đích và đièu kiện vay vốn còn sơ sài , chưa tận tình chi tiết để khách hàng phải đi lại nhiều lần, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI 3.1 Mục tiêu, định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội trong thời gian tới 3.1.1 Mục tiêu. Về huy động vốn: Nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư nhất là nguồn vốn trung và dài hạn, tiến tới tự cân đối một cách vững chắc nguồn vốn để đầu tư. Về công tác tín dụng: Từng bước chuyển đổi cơ cấu đầu tư, đối tượng đầu tư, cho vay hộ kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chú trọng công tác đào tạo và đò tạo lại cán bộ, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Về các chỉ tiêu cụ thể: + Tổng nguồn vốn đạt trên 3000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 20% so với năm 2007 (loại trừ vốn vay các TCTD). Trong đó tiền gửi dân cư chiếm trên 40% + Tổng dư nợ đạt 2500 tỷ đồng (không kể nguồn cho vay uỷ thác đầu tư) tăng trưởng 20% so với năm 2007. + Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ < 5% + Đủ quỹ lương, thưởng theo quy định, lợi nhuận đạt 30 tỷ. 3.1.2 Định hướng Tiếp tục lựa chọn định hướng kinh doanh đã lựa chọn, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều và vững chắc. Mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng,hiệu quả kinh doanh, Đa dạng các hình thức huy động vốn với lãi suất linh hoạt, tiếp tục mở rộng hình thức tín dụng bậc thang, tiết kiệm gửi góp, rút gốc linh hoạt, tiết kiệm có thưởng. Đồng thưòi làm tốt công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, tài chính, gắn với cung cấp tối đa các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, thực hiện chi tả lương cho cán bộ, công nhân viên cảu các tổ chức. Từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định, có mức lãi suất đầu vào hợp lý. Tiếp tục duy trì và mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp vay vốn truyền thống, tín nhiệm tại chi nhánh, các tổng công ty và các thành viên sản xuất kinh doanh có tính ổn định và hiệ quả. Tăng cường tiếp cận và mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp dân doanh. Mặt khác, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, coi trọng chất lượng tín dụng, đảm bảo các khoản cho vay thu đầy đủ, kịp thời cả gốc và lãi. Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng quản trị rủi ro lãi suất, kiên trì áp dụng lãi suất cho vay phù hợp, nâng cao năng lực tài chính. Triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh, dảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động trong chi nhánh. Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng trong thưòi kì đổi mới của NHNo&PTNT Việt Nam, truyền thống đoàn kết giữa chuyên môn – chi bộ Đảng – Công đoàn. Tập thể chông nhân viên chức phần đấu thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Phấn đấu trở thành đơn vị đứng đầu trong toàn hệ thống. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội 3.2.1 Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Cán bộ tín dụng là một nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng. Cán bộ tín dụng phải có kiến thức phong phú về nhiều ngành lĩnh vực, có khả năng nắm bắt những thay đổi của thị trường. Như vậy mới có thể cho vay một cách hiệu quả. Do đó chi nhánh cần tạo điều kiện nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của mình đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng để nâng cao hiệu quả hạot động của mình. Hàng kì chi nhánh cần mở các lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật để đáp ứng với những yêu cầu hội nhập trong thời gian tới. Ngoài ra cũng cần phải giáo dục tư cách, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Những ngưòi làm công tác tín dụng là những người trực tiếp gặp gỡ khách hàng, thẩm định khách hàng, xem xét tài sản thế chấp. Do đó phải thường xuyên làm công tác tư tưởng cho nhân viên tín dụng. 3.2.2 Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay không những có thể ngăn chặn được ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục đích của khách hàng mà còn có thể giúp ngân hàng xác định được dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề từ đó ngân hàng có các biwnj pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất xảy ra. Do vậy nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh cần phải thực hiện một cách nghiêm túc công tác kiểm tra, kiêm soát sau khi cho vay tránh tình trạng qua loa, chiếu lệ + Định kì hàng tháng, hàng quý cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay cảu ngân hàng thông qua sổ sách hạch toán thưo dõi của kháchh hàng, hoá đơn chứng từ cũng như thông qua việc thị sát tiến độ thực hiện dự án, phương thức sản xuất kinh doanh của khách hàng. + Khi nhận được các báo cáo tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng phải theo dõi, phân tích tìnhg hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng vay vốnđể xác địnhcác biến động ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ cảu khách hàng. + Đối với tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, nhà xưởng cán bộ tín dụng phải thưòng xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vayvà kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hỏng, làm giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu, những biến động về gía trị thị trường của tài sảnCòn đối với trường hợp bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba cán bộ tín dụng phải thưòng xuyên theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh. Bên cạnh công tác kiểm tra kiểm soát khách hàng, chi nhánh cũng phải thường cuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. 3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng chính là cơ sở để hình thành các khoản vay tốt, có độ an toàn cao. Và để hình thành bước công việc này cần tựhc hiện các biện pháp cụ thể sau: 3.2.3.1 Nâng cao khả năng thu thập thông tin Nguồn thông tin đầu tiên mà cán bộ tín dụng nhận đựoc chính là nguồn thông tin từ bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng.cung cấp. Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay tính chính xác của nguồn thông tin này thường không cao. Do đó cán bộ tín dụng cần phải thu thập thêm các thông tin thông qua việc trực tiếp gặp gỡ khách hàng, phỏng vấn, tham quan nhà xưởng, xem xét tài sản thế chấpgiúp ngân hàng có những nhận định chính xác hơn. Ngoài hai nguồn thông tin trên cán bộ tín dụng còn có thể thu thập thông tin từ các ngân hàng khác đã có quan hệ với người vay, những doanh nghiệp có quan hệ với ngưòi xin vay, đặc biệt là các doanh nghiệp bán nguyên vật liệu và doanh nghiệp tiêu thu sản phẩm của khách hàng. Qua đó có thể thấy được rõ hơn về năng lực tài chính, năng lực sản xuất và khả năng tiêu thu sản phẩm của khách hàng. Những người làm công tác cho vay cũng cần quan tâm đến nguồn thông tin từ trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, từ thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước, thông tin từ báo chí, internet.. 3.2.3.2 Nâng cao khả năng đánh giá, phân tích khách hàng Từ những thông tin có đựơc, cán bộ tín dụng phải tiến hành đánh giá, phân tích thông tin của khách hàng. Đây là bước công việc cần thực hiện nghiêm túc không thể qua loa chiếu lệ, tuy nhiên phải đảm bảo nhanh gọn, tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất. Trong quá, trình phân tích đánh giá cần chú ý những nội dung sau; Năng lực pháp lý của khách hàng: Cần kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý bao gồm :giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, nghị quyết về việc xin vay của HĐQT. Uy tín của khách hàng: Năng lực tài chính của khách hàng: Đây là nội dung vô cùng quan trọng trong quá trình phân tích khách hàng. Phân tích tài chính giúp cho ngân hàng có thể biết được khả năng trả nợ của khách hàng đồng thời xác định kì hạn nợ hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng . Phương pháp được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phương pháp phân tích tỷ số. Tuy nhiên khi sử dụng các tỷ số này cán bộ tín dụng cần chú ý rằng các tỷ số này thường được cấu tạo từ 2 số có bản chất khác nhau do đó tìm kiếm các số có mối tương quan với nhau là điều cần thiết và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà cán bộ tín dụng nên chú trọng vào nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Nhóm tỷ số dùng để phân tích bao gồm: + Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: Cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng. Khả năng thanh toán có thể được đo bằng tỷ số khả năng thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh. + Nhóm tỷ số nợ: Phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của người vay. Nói chung khi tỷ số này càng thấp thì khoản cho vay càng được đảm bảo. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đánh giá khả năng sử dụng nợ của khách hàng, qua đó đo lường khả năng tự chủ tài chính của người vay. + Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: Phân tích tỷ số này để hiểu thêm về hiệu qủa hoạt động của người vay. + Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời: Nhóm tỷ số này cho biết khả năng tạo ra lợ nhuận của người vay. Thực ra khả năng trả nợ của khách hàng xuất phát từ khả năng tạo thu nhập của khách hàng. Nhóm tỷ số này cao chứng tỏ khả năng trả nợ trong dài hạn của doanh nghiệp là tốt. Khả năng sinh lời được biểu hiện qua các tỷ số: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trên 1 đồng doanh thu. Doanh lợi vốn chủ sở hữu: chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Đứng trên góc độ ngân hàng thường quan tâm đến lợi nhuận trước thuế vì phần trả nợ gốc và lãi là phần chi trước thuế. Tuy nhiên nếu người vay có ROE cao + Tỷ số về khả năng hoàn trả lãi vay: tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi trên lãi vay. +Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu. nó phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn chủ. ROE càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. + Doanh lợi tài sản (ROA): chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế cho tổng tài sản. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Phương án vay vốn của khách hàng Đánh giá phương án vay vốn của khách hàng là vô cùng quan trọng. Thông qua việc thẩm định phương án vay vốn, ngân hàng có thể đánh giá được tính hiệu quả, khả thi của phương án. Hơn thế nữa khi thẩm định phương án vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải tìm ra những cơ sở để tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, xác định số tiền cho vay thời gian vay, dự kiến tiến độ giải ngân, các điều kiện cho vayTừ đó tạo tiền đề cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đảm bảo tính an toàn của khoản vay. Tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ 2 ngân hàng. Nếu tài sản đảm bảo có giá trị thị trường lớn, có tính thanh khoản cao sẽ góp phần làm giảm tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Khi xem xét đến tài sản đảm bảo cán bộ tín dụng cần xem xét tính đầy đủ, pháp lý của dồ sơ tài sản đảm bảo,giá trị thị trường của tài sản đảm bảo Môi trường kinh tế Cán bộ tín dụng cũng cần phải phân tích các điều kiện môi trường kinh tế, nhận biết các xu hướng phát triển gần đây của doanh nghiệp cũng như ngành mà khách hàng đang hoạt động, thấy được mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản vay. 3.2.4 Giải pháp đối với các khoản nợ quá hạn Để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng tổn thất trong tương lai của ngân hàng, song song với việc thực hiện nghiêm túc về phân loại nợ và trích lạp dự phòng rủi ro của ngân hàng nhà nước, chi nhánh cần phân tích nguyên nhân, thực trạng nợ quá hạn để đưa ra các giải pháp khắc phục. Trong trường hợp khách hàng có khả năng tài chính khó khăn tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, chi nhánh nên áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, Điều này một mặt góp phần tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, một mặt nó góp phần củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Trong trường hợp khách hàng cố tình chây ì không có khả năng trả nợ chi nhánh nên thực hiện chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong toả tài sản thế chấp, trong trường hợp tài sản thế chấp không đủ để xử lý rủi ro tín dụng thì dùng nguồn dự phòng để xử lý. Song song với những biện pháp trên, chi nhánh cũng nên chú ý đến việc tận thu nợ ngoại bảng. Việc tận thu nợ ngoại bảng hay đã xử lý rủi ro chính là góp phần lành mạnh hoá tài chính của chi nhánh. Đồng thời trong quá trình tận thu nợ ngoại bảng ngân hàng cần chú trọng vấn đề bảo mật thông tin không đưọơc tiết lộ thông tin cho khách hàng biết về việc đã xử lý rủi ro tín dụng, tránh tình trạng khách hàng biết cố tình chây ì không trả. 3.2.5 Các giải pháp hỗ trợ khác 3.2.5.1 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn tạo điều kiên cho hoạt hộng tín dụng của ngân hàng giúp cho ngân hàng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cay vốn của khách hàng. Tính chất và đặc điểm của nguồn huy động được ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tín dụng của ngân hàng. Do đó cần phải đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đồng thời xây dựng cơ cầu nguông huy động hợp lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh. 3.2.5.2 Nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng Công nghệ ngân hàng là một yêu cầu hết sức cơ bản. Do kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, nhu cầu về thông tin và xử lý thông tin một cách chính xác và hiệu quả là điều vô cùng quan trong đối với ngân hàng đồng thời. Do đo cần phải chú trọng nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng từ đó phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh nói cung cũng như công tác tín dụng nói chung. 3.2.5.3 Cho vay gắn liền với sử dụng các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng như(dịch vụ tài khoản thanh toán, phát hành thẻ tín dụng và dịch vụ ngân hàng điện tử) Đây là các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động tín dụng nhằm giảm chi phí hoạt động cho ngân hàng và tăng thêm tiện ích cho khách hàng góp phần thu hút thêm khách hàng và việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng tốt hơn. 3.2.5.4 Đẩy mạnh các hoạt động maketing Vai trò của maketing trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh ngân hàng nói riêng là không thể phủ nhận. Trước hết, maketing tham gia vcao việc giải quyết những vấn đề cơ bản cua hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hoạt động maketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thi trường. Đặc biệt hoạt động maketing tạo vị thế cạnh tranh cho ngân hàng. DO đó trong thời gian tới ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động maketing hơn nữa để thu hút khách hàng. 3.3 Kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với chính phủ Quốc hội cần ban hành mới và chỉnh sửa các luật kinh tế theo thông lệ quốc tế, có tầm bao quát rộng hơn để có thể được áp dụng lâu dài. Cụ thể là: chiỉnh sửa luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp với sự phát triển của ngân hàng trong thời đại mới. Đồng thời sửa đổi các luật liên quan đến như luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật phá sảntạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng được an toàn phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế. Chính phủ nên chỉ đạo kiên quyết xử lý có kết quả công nợ dây dưa của nền kinh tế. Đồng thời cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh, sát nhập, giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả. Ổn định nền kinh tế vĩ mô góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói chung. 3.1.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam Ngân hàng nhà nước cần ban hành chặt chẽ các quy định về chuyển nợ thành vốn góp cổ phần giúp ngân hàng có cơ sở để tiến hành cải tổ lại hoạt động cảu doanh nghiệp để thu hồi nợ. Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàngthwơng mại, thường xuyên bám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạmxử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Mặt khác tiếp ỵuc đào tạo lại và tăng cường đội ngũ thanh tra một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa. Thông qua kiểm tra, giám sát nhằm tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động ngân hàng để củng cố lòng tin của nhân dân vào hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng (CIC) của ngành ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng và các doanh nghiệp. Matk khác cũng cần quy định một mức độ liên đới trách nhiệm nhất định của CIC trong trường hợp NHTM, TCTD bị rủi ro, thiệt hại do sử dụng thông tin thiếu chính xác của trung tâm cung cấp. Trung tâm tín dụng CIC: + Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về tình hình tài chính của từng khách hàng cũng như từng ngành, vùng kinh tế. + Xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm doanh nghiệp phù hợp. + Cung cấp thông tin cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại phải đi đầu trong việc công khai hoá tình hình tài chính cvà có chế độ báo cáo định kì hàng năm. 3.3.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ với từng chi nhánh trực thuộc. Đồng thời phải hoàn thiện, đổi mới bộ máy kiểm tra, kiểm toán thành một hệ thống từ trụ sở đến các đơn vị cơ sở. Việc kiểm tra phải đựoc tiến hành thường xuyên toàn diện và chính xác để kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro một cách kịp thời trước trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó cần có những chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chi nhánh để tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ không lành mạnh làm ảnh hưởng tới xu thế phát triển chung của NHNo&PTNT Việt Nam. Bám sát định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước để từ đó có kế hoạch, định hướng phát triển cho riêng mình. NHNo&PTNT cần xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức về quản trị, về nghiệpvụ ngân hàng hiện đại ở cả trong và ngoài nước nhằm bắt kịp sự phát triển như vũ bão của ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay. NHNo&PTNT Việt Nam cần triển khai tốt hơn nữa chương trình IPCAS, triển khai phần mềm ứng dụng và vấn tin (phone banking) cho các chi nhánh trên điạ bàn cũng như cho chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội. Ngoài ra cần phải điều chỉnh lại cơ chế về phí điều hoà vốn: Cần điều chỉnh lại phí điều hoà vốn cì hiện naylãi suất huy động vốn tăng cao (huy động chủ yếu là loại 7 tháng, 12 và 13 tháng) như vậy sẽ bị lỗ đối với các đơn vị thừa vốn. Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý. Với quy trình tín dụng hiện nay của NHNo&PTNT Việt Nam, cán bộ tín dụng là người phải trực tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực đầy đủ của hồ sơ xin vay, các diều kiện vay vốn. Thẩm định kiểm tra đối tượng vay, theo dõi việc sử dụng vốn vay và đôn đốc khách hàng trả nợ. Và như vậy tình trạng bỏ bớt khâu công việc hoặc làm qua loa, đại khái là điều khó tránh khỏi. Hậu quả là phát sinh nợ quá hạn, chất lượng tín dụng giảm sút. Thực hiện tốt công tác dự báo và định hướng tín dụng cho các chi nhánh trong từng giai đpạn phát triển kinh tế, tránh tình trạng rủi ro tín dụng xảy ra ở nhiều chi nhánh mới có những khuyến cáo. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nên có những biện pháp nhằm thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, tập trung nhiều vào việc phát triển các dịch vụ. Vì sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay đang làm giảm đi vai trò trung gian đơn thuần về tín dụng. Bởi lẽ thay vì huy động vốn thông qua ngân hàng thì giờ đây các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Điều này buộc các ngân hàng thương mại phải thay đổi phương thức hoạt động thực hiện đa dạng hoá sản phẩm tập trung nhiều vào phát triển các dịch vụ. Để thực hiện chiến lược này thành công, NHNo&PTNT Việt Nam cần chú ý nghiên cứu các dịch vụ của ngân hàng thế giới đã triển khai. Bên cạnh đó cần có những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu trong nước để có những sửa đổi hoặc cải tiến cho phù hợp. KẾT LUẬN Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng không ngừng lớn mạnh và ngày càng thể hiện vai trò trụ cột của nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đựoc vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc cần khắc phụ. Một trong những vấn đề đó đã dược đề cập trong đề tài là những khó khăn, vướng mắc trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trong các ngân hàng thương mại. Qua bài trình bày trên ta thấy được nhno&PTNT Tây Hà Nội từ khi ra đời đã gặt hái đựoc những thành công nhất định, dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm với cơ cấu nguồn ngày càng phù hợp hơn đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của nhà nước. Mặc dù vậy chất lượng tín dụng của chi nhánh còn chưa cao và có xu hướng giảm đi qua các năm.Trong những năm tới ngân hàng cần cố gắng hết mình trong công cuộc triển khai và nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh để có thể hạn chế rủi ro tín dụng một cách thấp nhất đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và an toàn và tác động tích cực tới nền kinh tế. Tuy nhiên việc tổ chức và thực hiện việc nâng cao chất lượng tín dụng không phải là một việc làm đơn giản có thể thực hiện đựoc trong một sớm một chiều. Vì nó liên quan đến nhiều mặt trong hoạt động của ngân hàng. Để thành công không những cần sự cố gắng của bản thân chi nhánh mà cần có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ngân hàng cấp trên cũng như các ngành hữu quan. Với những kiến thức được học, cùng với bầu nhiệt huyết của một sinh viên sắp tốt nghiệp cũng như những gì lĩnh hội được sau 3 tháng thực tập em hy vọng với những phân tích, nhận định, giải pháp, kiến nghịtrong bài viết này có thể ứng dụng không chỉ trong chi nhánh mà còn có thể ứng dụng cho các ngân hàng thương mại. Với những gì đã trình bày em hy vọng mình có thể đóng góp một phần nhỏ bé cùng chunh sức với các cán bộ của ngân hàng tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7623.doc
Tài liệu liên quan