Kết luận
Bằng cơ sở l luận và thực tiễn đề tài đã lựa
chọn được 07 biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động cho các CLB TDTT trong trường
ĐH KT&QTKD - ĐHTN bao gồm:
Giải pháp 1: Tăng cường công tác tuyên
truyền đến tất cả mọi người về hoạt động của
các CLB TDTT.
Giải pháp 2: Nghiên cứu lựa chọn các phương
tiện chuyên môn phù hợp nhằm phát huy kết
quả tập luyện cho SV.
Giải pháp 3: Phải tạo được nguồn kinh phí
cho hoạt động.
Giải pháp 4: Phải có phòng tập, nhà tập, sân
bãi tập luyện.
Giải pháp 5: Tăng số giải đấu phong trào
TDTT SV hàng năm.
Giải pháp 6: Phát huy vai trò trung tâm của
GV bộ môn TDTT trong việc duy trì hoạt
động của CLB TDTT.
Giải pháp 7: Thực hiện nghiêm túc quy định
tập ngoại khoá (ngoài việc tham gia các CLB
TDTT còn phải thường xuyên tập luyện TDTT
ngoại khoá theo quy định của Nhà trường).
Kết quả ứng dụng của các giải pháp vào thực
tiễn đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động cho các CLB TDTT cũng như
hoạt động thể thao ngoại khóa và thể lực của
SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các câu lạc bộ thể dục thể thao trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171
e-ISSN: 2615-9562
TNU Journal of Science and Technology 209(16): 9 - 15
Email: jst@tnu.edu.vn 9
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHO CÁC CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Nguyễn Ngọc Bính*, Nguyễn Tiên Phong
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Sử dụng các phương pháp thường quy trong nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, nghiên cứu này
đã đánh giá được thực trạng hoạt động của các Câu lạc bộ Thể dục thể thao trong Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên; Số lượng các Câu lạc bộ và hội viên tham
gia còn ít, hoạt động chủ yếu theo hình thức tự quản, thiếu hướng dẫn của giảng viên, huấn luyện
viên thể thao, hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ còn thấp. Từ kết quả đánh giá nêu trên, nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động cho các Câu lạc bộ thể thao công trình nghiên cứu đã lựa chọn được các
giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền; tăng cường nghiên cứu lựa chọn các phương tiện
chuyên môn; tạo nguồn kinh phí cho hoạt động; phát huy vai trò của giảng viên bộ môn thể thao;
thực hiện nghiêm túc quy định tập thể thao ngoại khoá
Từ khóa: Câu lạc bộ thể dục thể thao; thực trạng; huấn luyện viên thể thao; phương tiện chuyên
môn; Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
Ngày nhận bài: 10/8/2019; Ngày hoàn thiện: 07/10/2019; Ngày đăng: 24/10/2019
SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFECTIVENESS
OF SPORTS CLUBS IN UNIVERSITY OF ECONOMICS
AND BUSINESS ADMINISTRATION - THAI NGUYEN UNIVERSITY
Nguyen Ngoc Binh
*
, Nguyen Tien Phong
TNU – Economics and Business Administration
ABSTRACT
Using the conventional methods in sporty science, the research evaluated the current situations of
the Sports Clubs at University of Economics and Business Administration - Thai Nguyen
University to find solutions to enhance their effectiveness. The study indicated that the number of
clubs and club members was still limited, the clubs mainly worked under self-management system
with a lack of teachers or sports coaches’ guidance and the effectiveness was still low. From the
result mentioned above, to improve the effectiveness of those sports clubs the researcher proposed
some solutions which are strengthening the propaganda, choosing more professional facilities,
looking for funds, promoting the role of sports teachers and strictly implementing extracurricular
sports regulations.
Keywords: Sports clubs; reality; sport coach; professional means; University of Economics and
Business Administration - Thai Nguyen University.
Received: 10/8/2019; Revised: 07/10/2019; Published: 24/10/2019
* Corresponding author. Email: ngocbinh6587@gmail.com
Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 9 - 15
Email: jst@tnu.edu.vn 10
1. Đặt vấn đề
Cùng với giờ học Giáo dục thể chất (GDTC)
nội khóa, Thể dục thể thao ngoại khóa có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao sức kh e,
thể lực, giáo dục ph m chất chí, nhân cách
cho học sinh, sinh viên (SV), hướng thế hệ trẻ
vào các sinh hoạt thể thao lành mạnh, tránh xa
tệ nạn xã hội. Trong đó Câu lạc bộ Thể dục
thể thao (CLB TDTT) là một hình thức của
thể thao ngoại khóa. Khi tập luyện theo CLB
người tập được giảng viên (GV), dướng dẫn
viên (HDV) hướng dẫn, tập luyện có kế hoạch
cụ thể, cơ sở vật chất, thiết bị tập luyện được
đầu tư đầy đủ. Ngoài ra còn được sự quan tâm
hỗ trợ của Nhà trường và các tổ chức đoàn
thể, đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài.
Vì vậy tổ chức các CLB TDTT là rất cần thiết
cho SV. Để nâng cao được hiệu quả hoạt
động cho các CLB TDTT tại Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học
Thái Nguyên (ĐHKT&QTKD - ĐHTN)
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động cho các CLB
TDTT Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên”.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng
các phương pháp: Tổng hợp và phân tích tài
liệu; phương pháp ph ng vấn; quan sát sư
phạm; thống kê toán học [1].
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng nội dung và hình thức hoạt
động ngoại khoá của SV Trường
ĐHKT&QTKD - ĐHTN
Nội dung hoạt động: Trong hoạt động thể
thao ngoại khóa SV Trường ĐH KT&QTKD
- ĐHTN thường tham gia các môn thể thao
như: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu
lông, Võ thuật. Các môn thể thao trong
trường cũng rất phong phú nhưng đa phần SV
tham gia theo hình thức tự tập luyện (không
có GV hướng dẫn), hoặc do các đội trưởng
của các CLB duy trì hoạt động của CLB.
Hình thức hoạt động: Chủ yếu là tập theo lớp,
theo khoá và theo CLB, đội tuyển. Đối với
SV tham gia đội tuyển cũng tham gia tập theo
lớp và tham gia CLB, chỉ khi chu n bị thi đấu
thì mới có lịch tập riêng cho đội.
3.2. Thực trạng hoạt động, số lượng các
CLB TDTT và hội viên
Các CLB TDTT trong trường hoạt động theo
hình thức tự quản dưới sự giám sát, hướng
dẫn của các GV, huấn luyện viên, chủ nhiệm
các CLB và của Hội SV - Đoàn thanh niên
Nhà trường. Tài chính hoạt động của các CLB
TDTT dưới hình thức đóng hội phí hàng
tháng của các hội viên, các nguồn ủng hộ
khác. Hoạt động của các CLB TDTT được
dựa trên chương trình, kế hoạch đã được xây
dựng theo từng học kỳ của năm học và theo
các giải thi đấu TDTT thường niên do ngành
giáo dục và Tỉnh Thái Nguyên tổ chức.
Số lượng các CLB TDTT được thể hiện trong
Bảng 1: Nhà trường có 5 CLB với số lượng
thành viên của các CLB là 190/3500 số lượng
học viên của toàn trường chiếm 5,42%.
3.3. Tình hình phát triển hội viên của các
CLB TDTT
Đề tài đã tiến hành tổng hợp danh sách các
hội viên đang tham gia hoạt động trong các
CLB TDTT của trường tại bảng 1: Kết quả
thu được cho thấy số lượng hội viên trong các
CLB TDTT tăng dần theo các khoá, càng về
sau số lượng hội viên càng tăng rõ rệt: Khoá
11 với 22,3%; Khóa 12 với 22,9 %; Khóa 13
với 25,3%; Khóa 14 với 29,5%. Đây là một
điều kiện thuận lợi để nâng cao phong trào
rèn luyện TDTT cho SV.
3.4. Thực trạng CLB TDTT có GV tham gia
hướng dẫn với CLB TDTT không có GV
hướng dẫn
Kết quả ở bảng 2 cho thấy việc tham gia vào
các hoạt động của GV đối với các CLB TDTT
có sự chênh lệch đáng kể. Chỉ có 2 CLB
(Bóng đá, võ thuật) là có sự hướng dẫn của
GV thể thao còn lại các CLB khác thì không
có, hội viên tự tập luyện là chính [2].
Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 9 - 15
Email: jst@tnu.edu.vn 11
Bảng 1. Các CLB TDTT và số lượng hội viên của mỗi CLB trong Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN
TT CLB
TỔNG
K11 K12 K13 K14 n %
1 Võ thuật 8 11 12 17 48 25,2
2 Bóng đá 9 7 11 13 40 21,5
3 Bóng chuyền 8 7 9 15 39 20,5
4 Cầu lông 6 6 9 13 34 17,9
5 Bóng rổ 6 7 8 8 29 15,2
37
(22,3%)
38
(22,9%)
43
(25,3%)
49
(29,5%)
190 100
Bảng 2. Thực trạng CLB TDTT có GV tham gia hướng dẫn và không có GV hướng dẫn
CLB TDTT Số lượng hội viên Xác nhận Tổng Tỷ lệ %
Bóng đá 40
Có GV hướng dẫn 88 46,3
Võ thuật 48
Bóng rổ 29
Không có GV hướng dẫn 102 53,68 Cầu lông 34
Bóng chuyền 39
190 100
3.5. Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của các CLB TDTT trong
Trường ĐHKT&QTKD
3.5.1. Cơ sở lý luận
Khi lựa chọn một số giải pháp để ứng dụng
cần phải xem xét các nguyên tắc giảng dạy,
các nguyên tắc về quản l thể thao, từ đó đặt
ra yêu cầu lựa chọn và ứng dụng [3].
Giải pháp có tính khả thi: Đó là giải pháp có
khả năng áp dụng vào thực tế và hiệu quả.
Giải pháp mang tính thực tiễn: Phải xuất phát
từ đòi h i của công tác đào tạo SV Nhà trường
và đi vào giải quyết trực tiếp hoặc gián tiếp các
vấn đề khó khăn để thúc đ y phát triển.
Giải pháp phải toàn diện: các biện pháp phải
phản ánh được đầy đủ các mặt để nâng cao
hiệu quả hoạt động của CLB TDTT.
Giải pháp phải mang tính hợp l : Mức độ sâu,
độ rộng của việc triển khai các biện pháp phải
căn cứ vào mức độ tiếp thu của các đối tượng
cần tác động.
3.5.2. Cơ sở thực tiễn
Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng hoạt
động của các CLB TDTT trong Trường
ĐHKT&QTKD – ĐHTN còn nhiều bất cập:
SV tham gia hoạt động ngoại khóa chiếm tỷ
lệ cao, số môn thể thao trong trường phong
phú nhưng đa phần SV tham gia theo hình
thức tự tập luyện là chủ yếu. Số lượng các
CLB TDTT nhiều nhưng tỉ lệ hội viên tham
gia trong các CLB còn thấp.
Đội ngũ GV có chuyên môn tham gia công
tác huấn luyện trong các CLB còn hạn chế,
chỉ một số các CLB mũi nhọn mới có sự quan
tâm và tham gia của các GV có chuyên môn
trong công tác huấn luyện. Một số CLB
TDTT được duy trì tương đối đều (Võ thuật,
Bóng chuyền, Bóng rổ với thời gian là 02
buổi/tuần), các CLB còn lại vẫn duy trì nhưng
không liên tục. Vì vậy tìm ra những giải pháp
để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các CLB
TDTT Nhà trường là rất cần thiết.
3.5.3. Lựa chọn các giải pháp và nội dung
các giải pháp
Để xác định, đề tài đã tiến hành ph ng vấn
các đồng chí lãnh đạo các Phòng chức năng
và các GV giảng dạy thường xuyên tham gia
tập luyện TDTT và các GV giảng dạy môn
GDTC (tổng số là 20 người). Số liệu chi tiết
được thể hiện ở bảng 3.
Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 9 - 15
Email: jst@tnu.edu.vn 12
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của các CLB TDTT trong Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN (n=20)
Giải
pháp
Nội dung phỏng vấn
Kết quả phỏng vấn
Đồng ý
Không
đồng ý
n % n %
1
Tăng cường công tác tuyên truyền đến tất cả mọi người về hoạt động của
các CLB TDTT trong Trường ĐHKT&QTKD.
19 95 1 5
2 Tăng cường công tác lãnh đạo của Nhà trường và các đoàn thể. 13 65 7 35
3
Sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản l ,
GV, SV.
11 22 9 45
4
Tăng cường nghiên cứu, lựa chọn các phương tiện chuyên môn nhằm
nâng cao kết quả tập luyện cho SV.
20 100 0 0
5 Phải tạo được nguồn kinh phí cho hoạt động. 20 100 0 0
6 Phải có phòng tập, nhà tập, sân bãi tập luyện. 20 100 0 0
7 Tăng số giải đấu phong trào TDTT SV hàng năm. 18 94 2 10
8 Tăng số buổi hoạt động của CLB TDTT trong tuần. 11 55 9 45
9 Tăng hình thức thi đấu giao lưu trong trường. 12 60 8 40
10
Phát huy vai trò trung tâm của GV bộ môn TDTT trong việc duy trì hoạt
động của CLB TDTT.
19 95 1 5
11
Thực hiện tập luyện TDTT ngoại khoá (ngoài tham gia các CLB TDTT
còn phải thường xuyên tập luyện TDTT ngoại khoá theo quy định của
Nhà trường).
20 100 0 0
Kết quả ph ng vấn ở bảng 3 cho thấy đa số các
giải pháp đề tài đưa ra đều được đánh giá cao
(94%-100%), đó là các giải pháp
1,4,5,6,7,10,11. Các giải pháp còn lại có tỉ lệ
tán đồng thấp (dưới 70%) nên đề tài không lựa
chọn. Như vậy đề tài đã lựa chọn được 7/11
giải pháp là những giải pháp có trên 90%
kiến tán thành để ứng dụng vào các CLB
TDTT trong Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN.
Giải pháp 1: Tăng cường công tác tuyên
truyền đến tất cả mọi người về hoạt động của
các CLB TDTT.
Giải pháp 2: Tăng cường nghiên cứu lựa
chọn các phương tiện chuyên môn nhằm nâng
cao kết quả tập luyện cho SV.
Giải pháp 3: Phải tạo được nguồn kinh phí
cho hoạt động.
Giải pháp 4: Phát huy vai trò trung tâm của
GV bộ môn TDTT trong việc duy trì hoạt
động của CLB TDTT.
Giải pháp 5: Phải có phòng tập, nhà tập, sân
bãi tập luyện.
Giải pháp 6: Tăng số giải đấu phong trào
TDTT SV hàng năm.
Giải pháp 7: Thực hiện nghiêm túc quy định
tập ngoại khoá (ngoài việc tham gia các CLB
TDTT còn phải thường xuyên tập luyện TDTT
ngoại khoá theo quy định của nhà trường).
3.6. Kiểm nghiệm các giải pháp
3.6.1. Nội dung tiến hành thực hiện các giải pháp
Giải pháp 1: Tăng cường công tác tuyên
truyền đến tất cả mọi người về hoạt động của
các CLB TDTT
Thường xuyên thông báo các thông tin liên
quan đến TDTT trong nước và quốc tế, các
thành tích thi đấu của SV Nhà trường trong
các giải thi đấu thi đấu do Nhà trường,
ĐHTN, Tỉnh Thái Nguyên tổ chức hay các
cuộc giao lưu của các đội tuyển trong trường
với các đội thể thao bên ngoài trường
Giải pháp 2: Nghiên cứu lựa chọn các
phương tiện chuyên môn nhằm nâng cao kết
quả tập luyện cho SV.
Thường xuyên nghiên cứu, xây dựng các bài
tập phù hợp với SV từ đó góp phần nâng cao
thành tích tập luyện.
Giải pháp 3: Phải tạo được nguồn kinh phí
cho hoạt động
Nguồn tài chính được thực hiện bởi sự đóng
Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 9 - 15
Email: jst@tnu.edu.vn 13
góp của các hội viên, ngoài ra còn tranh thủ
sự ủng hộ, tài trợ của các Phòng, Khoa, Bộ
môn (trong các giải thi đấu thể thao vận động
sự ủng hộ và tài trợ). Các nguồn thu, chi cho
các hoạt động của CLB TDTT được các hội
viên thống nhất và công khai.
Giải pháp 4: Phát huy vai trò trung tâm của
GV bộ môn TDTT trong việc duy trì hoạt
động của CLB TDTT
Đoàn Thanh niên đề xuất và giới thiệu với các
GV TDTT về hoạt động của các CLB TDTT
và các chủ nhiệm các CLB TDTT có trách
nhiệm mời các GV tham gia công tác huấn
luyện cho CLB của mình. Bên cạnh đó Đoàn
thanh niên có trách nhiệm báo cáo thành tích
của các CLB TDTT cũng như của các GV bộ
môn tham gia huấn luyện lên lãnh đạo cấp
trên để có khen thưởng động viên kịp thời.
Giải pháp 5: Tăng số giải đấu phong trào
TDTT SV hàng năm
Tổ chức các giải thi đấu thể thao nhân dịp
những ngày kỷ niệm của Nhà trường và các
ngày lễ lớn của cả nước... Ngoài việc tập luyện
phục vụ cho thi đấu thể thao tại các giải do
Nhà trường tổ chức thì cần tăng cường thêm
các giải đấu và giao lưu với các CLB TDTT
bên ngoài trường. Phối hợp với Đoàn thanh
niên trường thực hiện các giải thi đấu thể thao
trong năm học theo kế hoạch năm đã đề ra.
Giải pháp 6: Phải có phòng tập, nhà tập, sân
bãi tập luyện
Phát huy tối đa nguồn lực sẵn có về cơ sở vật
chất của Nhà trường và kiến nghị với lãnh đạo
Nhà trường trong quy hoạch xây dựng Nhà
trường đảm bảo có kế hoạch xây dựng mới, cải
tạo, nâng cấp các sân bãi, nhà tập, phòng tập.
Giải pháp 7: Thực hiện nghiêm túc quy định
tập ngoại khoá (ngoài việc tham gia các CLB
TDTT còn phải thường xuyên tập luyện TDTT
ngoại khoá theo quy định của Nhà trường)
Các GV chủ nhiệm và GV thuộc Phòng quản
lý SV có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc
việc tập luyện TDTT ngoại khoá đối với SV
trong trường.
Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các CLB
TDTT có trách nhiệm giám sát và giúp đỡ các
hội viên trong CLB của mình tham gia tập
luyện TDTT ngoại khoá ngoài CLB.
3.6.2. Kết quả sau khi thực hiện các giải pháp
Sau khi tiến hành thực nghiệm các giải pháp
tại học kỳ 1 năm học 2018 – 2019. Đề tài thu
được kết quả như sau:
- Công tác tuyên truyền về các CLB TDTT
được thực hiện sâu rộng, được thông báo
thường xuyên trong các buổi sinh hoạt của
các CLB và trong các hoạt động chung của
Nhà trường (90% Sv được khảo sát biết đến
các CLB TDTT).
- Hệ thống các phương tiện chuyên môn của
môn GDTC đã xây dựng hiệu quả, phù hợp
và đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.
- Nguồn kinh phí cho hoạt động của các CLB
ngoài đóng góp của các hội viên thì đã được
hỗ trợ của nhà trường.
- 100% các CLB TDTT đã có sự hướng dẫn
và duy trì của giáo viên TDTT.
- Các giải đấu TDTT đã được tăng lên, ngoài
các giải diễn ra vào các ngày lễ kỷ niệm thì
Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức thêm
các giải đấu ở cấp CLB, cấp khoa, tổ chức
ngày hội sinh viên kh e
- Cơ sở vật chất được cải tạo và xây dựng đáp
ứng nhu cầu tập luyện ngoại khóa cho SV, cải
tạo và làm thêm 01 sân bóng chuyền, 01 sân
bóng rổ.
- Hoạt động thể thao ngoại khóa theo quy
định của Nhà trường đã được duy trì thường
xuyên. Các CLB đã hoạt động hiệu quả hơn,
số hội viên tham gia vào các CLB TDTT đã
tăng cao so với trước thực nghiệm (950/3500)
chiếm 27,1% trên tổng SV của trường.
Để đánh giá cụ thể hơn về tác động của các giải
pháp tới thể lực của SV đề tài tiến hành đánh
giá thể lực của SV trước và sau thực nghiệm.
* Kết quả đánh giá thể lực của 2 nhóm sau
thực nghiệm
* Ở nhóm đối chứng
Kết quả ở bảng 5 cho thấy các test đánh giá thể
Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 9 - 15
Email: jst@tnu.edu.vn 14
lực của nhóm đối chứng sau thực nghiệm đều
có sự tăng trưởng nhưng mức độ tăng trưởng là
không cao. Trong đó có test bật xa tại chỗ là
0,40% 0,65% là hai test có mức độ tăng trưởng
thấp. Điều đó chứng t các biện pháp hiện
hành ứng dụng trong các CLB tuy rằng có
mang lại hiệu quả nhưng không được thể hiện
trên các mặt khác nhau về thể lực của SV.
* Ở nhóm thực nghiệm
Kết quả tại bảng 6 cho thấy: Các test đánh
giá thể lực đều có nhịp tăng trưởng khá cao,
thấp nhất là ở chỉ tiêu chạy con thoi (W =
1,32%) và cao nhất là ở chỉ tiêu kéo tay xà
đơn (W = 27,95%). Chỉ số X của các test
đều tăng so với trước thực nghiệm chứng t
thành tích đã được cải thiện sau quá trình
thực nghiệm. Chỉ số ttính của các test thể lực
> tbảng = 2,0 chứng t sự khác biệt về mặt thể
lực của nhóm thực nghiệm trước và sau thực
nghiệm có ngh a thống kê ở ngưỡng xác
suất P < 0,05. Điều đó chứng minh các biện
pháp mà đề tài ứng dụng đã tác động tích
cực, có hiệu quả toàn diện đến sự phát triển
thể lực của SV nhóm thực nghiệm.
3.6.3. So sánh thể lực giữa nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng sau thực nghiệm.
Kết quả so sánh giá trị trung bình sau thực
nghiệm của 2 nhóm được giới thiệu ở bảng 6.
Bảng 4. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm đối chứng (n=30)
TT Test thể lực
Trước TN
X ±
Sau TN
X ±
W% t
1 Bật xa tại chỗ (cm) 246,33±5,85 247,32±4,06 0,40 0,76
2 Chạy con thoi 4x10m (s) 10,71±0,17 10,64±0,12 0,65 1,57
3 Nằm ngửa gập bụng 30s (số lần) 17,33±1,39 18,03±1,24 3,96 2,05
4 Chạy 100m (s) 14,04±0,73 13,62±0,61 3,06 2,41
5 Chạy 1500m (s) 369,71±12,72 363,34±9,84 2,89 2,85
6 Kéo tay xà đơn (số lần) 14,32±3,82 16,35±3,31 13,23 2,19
W % 4.02
Bảng 5. Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm (n=30)
TT Test thể lực
Trước TN
X ±
Sau TN
X ±
W% t
1 Bật xa tại chỗ (cm) 246,06±6,94 252,53±7,84 2,60 3,38
2 Chạy con thoi 4x10m (s) 10,65±0,09 10,51±0,11 1,32 5,39
3 Nằm ngửa gập bụng 30s (số lần) 17,83±1,31 19,84±1,28 5,36 6,01
4 Chạy 100m (s) 13,69±0,58 13,27±0,5 3,11 3,00
5 Chạy 1500m (s) 371,13±14,4 358,3±6,66 3,51 4,42
6 Kéo tay xà đơn (số lần) 14,06±5,42 18,63±3,56 27,95 3,86
W % 7,30
Bảng 6. So sánh trình độ thể lực giữa nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm
TT Test thể lực
Nhóm TN
(n=30)
Nhóm ĐC
(n=30) ttính P
X X
1 Bật xa tại chỗ (cm) 252.53 7.84 247.32 4.06 3.23 <0.05
2 Chạy con thoi 4x10m (s) 10.55 0.11 10.64 0.12 3.02 <0.05
3 Nằm ngửa gập bụng 30s 19.84 1.28 18.03 1.24 5.56 <0.05
4 Chạy 100m (s) 13.27 0.5 13.62 0.61 2.06 <0.05
5 Chạy 1500m (s) 358.3 6.66 363.34 9.84 2.32 <0.05
6 Kéo tay xà đơn (số lần) 18.63 3.56 16.35 3.31 2.56 <0.05
Nguyễn Ngọc Bính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 209(16): 9 - 15
Email: jst@tnu.edu.vn 15
Qua kết quả ở bảng 6 cho thấy: Sau 3 tháng
thực nghiệm cả 6 test đều có ttính > tbảng = 2.0,
sự khác biệt có ngh a ở ngưỡng xác suất P <
0,05 mà sự nổi trội thuộc về nhóm TN trước
nhóm ĐC. Hay nói một cách khác, việc tập
luyện trong các CLB TDTT có ứng dụng các
giải pháp đề ra đã có tác dụng mạnh mẽ đến
việc nâng cao thể lực cho SV.
4. Kết luận
Bằng cơ sở l luận và thực tiễn đề tài đã lựa
chọn được 07 biện pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động cho các CLB TDTT trong trường
ĐH KT&QTKD - ĐHTN bao gồm:
Giải pháp 1: Tăng cường công tác tuyên
truyền đến tất cả mọi người về hoạt động của
các CLB TDTT.
Giải pháp 2: Nghiên cứu lựa chọn các phương
tiện chuyên môn phù hợp nhằm phát huy kết
quả tập luyện cho SV.
Giải pháp 3: Phải tạo được nguồn kinh phí
cho hoạt động.
Giải pháp 4: Phải có phòng tập, nhà tập, sân
bãi tập luyện.
Giải pháp 5: Tăng số giải đấu phong trào
TDTT SV hàng năm.
Giải pháp 6: Phát huy vai trò trung tâm của
GV bộ môn TDTT trong việc duy trì hoạt
động của CLB TDTT.
Giải pháp 7: Thực hiện nghiêm túc quy định
tập ngoại khoá (ngoài việc tham gia các CLB
TDTT còn phải thường xuyên tập luyện TDTT
ngoại khoá theo quy định của Nhà trường).
Kết quả ứng dụng của các giải pháp vào thực
tiễn đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động cho các CLB TDTT cũng như
hoạt động thể thao ngoại khóa và thể lực của
SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. X. S. Nguyen, V. L. Le, Q. H. Luu và N. V.
Pham, A coursebook on Scientific research
methods of Sports (In Vietnamese), Sports
Publishing House, Hanoi, 2016.
[2]. D. V. Nguyen, Statistical Methods in Sports
(In Vietnamese), Sports Publishing House,
Hanoi, 2000.
[3]. T. Nguyen, D. T. Pham, Theory and
Methodology of Sports (In Vietnamese), Sports
Publishing House, Hanoi, 2006.
[4]. N. C. Duong et al., Sports Measurement (In
Vietnamese), Sports Publishing House,
Hanoi, 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cho_cac_cau_lac_bo_the.pdf