Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu tỉmh Hậu Giang

GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có điều kiện thích hợp để phát triển trồng mía và chế biến đường ở nhiều vùng trong nước. Trong đó có Hậu Giang và cây mía là một trong năm cây trong chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn theo mô hình 05 cây – 05 con chủ lực để mục tiêu giá trị sản xuất toàn ngành Nông nghiệp đạt 6.938 tỷđồng vào năm 2010 của Hậu Giang. Hiện tại toàn tỉnh có 04 vùng mía nguyên liệu chủ yếu bao gồm huyện Phụng Hiệp khoảng 7.500 ha, thị xã Ngã Bảy hơn 1.000 ha, huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh với tổng diện tích trên 5.000 ha, với hơn 80% giống mới có chữđường và năng xuất cao đang được trồng. Số lượng và công suất các nhà máy đường trong tỉnh cũng tăng lên, hiện hai nhà máy đường của Công ty Casuco đã nâng công suất ép từ 4.000 đến 4.500 tấn mía/ngày lên 6.000 tấn mía/ngày và có thêm một nhà máy đường Long Mỹ Phát ở Long Mỹđi vào hoạt động với trên dưới 3.000 tấn mía/ngày. Đã góp phần làm tăng đáng kể giá trị sản xuất cả ngành nông lẫn công nghiệp ở Hậu Giang trong những năm gần đây (Tin Hiệp hội mía đường Việt Nam, số 12 năm 2007). Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà gia nhập AFTA sẽ là thách thức lớn nhất và tác động trực tiếp đến ngành mía đường theo lộ trình giảm thế xuống còn từ 0% - 5% vào năm 2010 và sau đó là WTO vào năm 2012. Bên cạnh những cơ hội mở ra sau hội nhập, ngành mía đường phải đối mặt với những thách thức lớn, các công ty phải đối mặt với những môi trường ngày càng biến động phức tạp, đe dọa hơn, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn; nông dân phải đối mặt với thiên tai dịch hại, chi phí đầu vào sản xuất cao; giá cả đường biến động và giảm mạnh vào chính vụ sản xuất do đường nhập lậu ngày càng nhiều. Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nông dân, nhà máy và cả những hộ thu gom với vai trò trung gian thì người dân cần phải trồng mía theo quy hoạch trên cơ sở lợi ích chung của nông dân và nhà máy, cần có sự hợp tác trong sản xuất và chế biến, cần giảm tối đa các khâu trung gian không cần thiết nhằm Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân tỉnh Hậu Giang nâng cao hiệu quả sản xuất và chế biến để tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, vùng, khu vực và Thế giới. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ và quá trình quản trị chuỗi cung ứng mía nguyên liệu ở Hậu Giang. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Ngành mía đường Việt Nam phát triển mạnh kể từ khi thực hiện chương trình một triệu tấn đường do nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 08 đề ra. Đến nay, ngành mía đường Việt Nam đang trong xu hướng phát triển tốt và vẫn được sự quan tâm của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho ngành mía đường góp phần trong công tác đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia thông qua các quyết định 28/2004/QĐ – TTg, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy đường và công ty đường; quyết định số 26/2007/QĐ – TTg, phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 (Trần Văn Hùng và ctv, 2007) Chỉđạo của Hiệp hội mía đường Việt Nam: “Đề nghị các Công ty mía đường quan tâm hỗ trợ và khuyến khích nông dân đầu tư, chăm sóc mía, phòng trừ sâu bệnh nhằm tăng năng suất, chất lượng và sản lượng mía đáp ứng công suất của nhà máy, đồng thời chuẩn bị các điều kiện tổ chức thu mua mía vụ 2006/2007, triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp sản xuất, tiêu thụ mía, đường do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 58/2005/QĐ – BNN ngày 03/10/2005.” (Tài liệu Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2005 – 2006, 08/2006) Hậu Giang nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông thuỷ và bộ. Thuộc trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị quan trọng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây cũng là vùng đất phù sa phù hợp phát triển nông nghiệp, trong đó có cây mía phục vụ sản xuất hiệu quả cho các nhà máy đường. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình sản xuất, thu mua và vận chuyển mía, từđó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi tác nhân và cả kênh tiêu thụ mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1. Đánh giá khái quát điều kiện và tình hình sản xuất - tiêu thụ mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang 2. Mô tả kênh tiêu thụ mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang để thấy được đặc điểm, quy mô và mối quan hệ của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ 3. So sánh về năng suất và lợi nhuận của các vùng mía nguyên liệu chủ yếu trong Tỉnh Hậu Giang 4. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nhằm xác định hiệu quả sản xuất của nhóm hộ có và không ký hợp đồng bao tiêu. Đồng thời xác định chi phí và lợi ích của từng tác nhân tham gia ngành hàng mía nguyên liệu ở Hậu Giang 5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định - Giả thuyết kiểm định giữa hai nhóm hộ: H0: Không có sự khác biệt của hao hụt sau thu hoạch giữa hai nhóm hộ có ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu. H1: Có sự khác biệt của hao hụt sau thu hoạch giữa hai nhóm hộ có ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu. H0: Không có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa hai nhóm hộ có ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu. H : Có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa hai nhóm hộ có 1 ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu. - Giả thuyết kiểm định theo địa bàn nghiên cứu: H0: Không có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa khu vực Ngã Bảy và Phụng Hiệp so với Long Mỹ và Vị Thanh H1: Có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa khu vực Ngã Bảy và Phụng Hiệp so với Long Mỹ và Vị Thanh Luận văn gồm 94 trang, chia làm 3 chương, 9 mục nhỏ .là một luận văn được đánh giá xuất sắc

pdf17 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu tỉmh Hậu Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có điều kiện thích hợp để phát triển trồng mía và chế biến đường ở nhiều vùng trong nước. Trong đó có Hậu Giang và cây mía là một trong năm cây trong chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn theo mô hình 05 cây – 05 con chủ lực để mục tiêu giá trị sản xuất toàn ngành Nông nghiệp đạt 6.938 tỷ đồng vào năm 2010 của Hậu Giang. Hiện tại toàn tỉnh có 04 vùng mía nguyên liệu chủ yếu bao gồm huyện Phụng Hiệp khoảng 7.500 ha, thị xã Ngã Bảy hơn 1.000 ha, huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh với tổng diện tích trên 5.000 ha, với hơn 80% giống mới có chữ đường và năng xuất cao đang được trồng. Số lượng và công suất các nhà máy đường trong tỉnh cũng tăng lên, hiện hai nhà máy đường của Công ty Casuco đã nâng công suất ép từ 4.000 đến 4.500 tấn mía/ngày lên 6.000 tấn mía/ngày và có thêm một nhà máy đường Long Mỹ Phát ở Long Mỹ đi vào hoạt động với trên dưới 3.000 tấn mía/ngày. Đã góp phần làm tăng đáng kể giá trị sản xuất cả ngành nông lẫn công nghiệp ở Hậu Giang trong những năm gần đây (Tin Hiệp hội mía đường Việt Nam, số 12 năm 2007). Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà gia nhập AFTA sẽ là thách thức lớn nhất và tác động trực tiếp đến ngành mía đường theo lộ trình giảm thế xuống còn từ 0% - 5% vào năm 2010 và sau đó là WTO vào năm 2012. Bên cạnh những cơ hội mở ra sau hội nhập, ngành mía đường phải đối mặt với những thách thức lớn, các công ty phải đối mặt với những môi trường ngày càng biến động phức tạp, đe dọa hơn, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn; nông dân phải đối mặt với thiên tai dịch hại, chi phí đầu vào sản xuất cao; giá cả đường biến động và giảm mạnh vào chính vụ sản xuất do đường nhập lậu ngày càng nhiều. Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nông dân, nhà máy và cả những hộ thu gom với vai trò trung gian thì người dân cần phải trồng mía theo quy hoạch trên cơ sở lợi ích chung của nông dân và nhà máy, cần có sự hợp tác trong sản xuất và chế biến, cần giảm tối đa các khâu trung gian không cần thiết nhằm Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 2 nâng cao hiệu quả sản xuất và chế biến để tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, vùng, khu vực và Thế giới. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ và quá trình quản trị chuỗi cung ứng mía nguyên liệu ở Hậu Giang. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Ngành mía đường Việt Nam phát triển mạnh kể từ khi thực hiện chương trình một triệu tấn đường do nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 08 đề ra. Đến nay, ngành mía đường Việt Nam đang trong xu hướng phát triển tốt và vẫn được sự quan tâm của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho ngành mía đường góp phần trong công tác đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia thông qua các quyết định 28/2004/QĐ – TTg, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy đường và công ty đường; quyết định số 26/2007/QĐ – TTg, phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 (Trần Văn Hùng và ctv, 2007) Chỉ đạo của Hiệp hội mía đường Việt Nam: “Đề nghị các Công ty mía đường quan tâm hỗ trợ và khuyến khích nông dân đầu tư, chăm sóc mía, phòng trừ sâu bệnh nhằm tăng năng suất, chất lượng và sản lượng mía đáp ứng công suất của nhà máy, đồng thời chuẩn bị các điều kiện tổ chức thu mua mía vụ 2006/2007, triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp sản xuất, tiêu thụ mía, đường do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành tại Quyết định số 58/2005/QĐ – BNN ngày 03/10/2005.” (Tài liệu Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2005 – 2006, 08/2006) Hậu Giang nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông thuỷ và bộ. Thuộc trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị quan trọng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây cũng là vùng đất phù sa phù hợp phát triển nông nghiệp, trong đó có cây mía phục vụ sản xuất hiệu quả cho các nhà máy đường. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 3 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình sản xuất, thu mua và vận chuyển mía, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi tác nhân và cả kênh tiêu thụ mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1. Đánh giá khái quát điều kiện và tình hình sản xuất - tiêu thụ mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang 2. Mô tả kênh tiêu thụ mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang để thấy được đặc điểm, quy mô và mối quan hệ của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ 3. So sánh về năng suất và lợi nhuận của các vùng mía nguyên liệu chủ yếu trong Tỉnh Hậu Giang 4. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nhằm xác định hiệu quả sản xuất của nhóm hộ có và không ký hợp đồng bao tiêu. Đồng thời xác định chi phí và lợi ích của từng tác nhân tham gia ngành hàng mía nguyên liệu ở Hậu Giang 5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu ở tỉnh Hậu Giang. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định - Giả thuyết kiểm định giữa hai nhóm hộ: H0: Không có sự khác biệt của hao hụt sau thu hoạch giữa hai nhóm hộ có ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu. H1: Có sự khác biệt của hao hụt sau thu hoạch giữa hai nhóm hộ có ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu. H0: Không có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa hai nhóm hộ có ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu. H1: Có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa hai nhóm hộ có ký và không ký hợp đồng bao tiêu mía nguyên liệu. - Giả thuyết kiểm định theo địa bàn nghiên cứu: H0: Không có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa khu vực Ngã Bảy và Phụng Hiệp so với Long Mỹ và Vị Thanh H1: Có sự khác biệt về năng suất, chi phí, lợi nhuận giữa khu vực Ngã Bảy và Phụng Hiệp so với Long Mỹ và Vị Thanh Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 4 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Các tác nhân nào tham gia kênh tiêu thụ mía nguyên liệu ở Hậu Giang? Câu 2: Điều kiện đất đai, vốn, kỹ thuật và kết quả sản xuất mía của nông dân ở hậu Giang như thế nào? Câu 3: Những khó khăn cản trở trong sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu ở Hậu Giang? Câu 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất mía của nông dân Hậu Giang? Câu 5: Điều kiện về phương tiện, thời gian, nguồn vốn cùng với chi phí và lợi ích của hộ thu gom mía như thế nào? Câu 6: Cách thức tổ chức, quản lý chuỗi cung ứng mía nguyên liệu của Công ty CaSuCo ở Hậu Giang như thế nào? Câu 7: Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu ở Hậu Giang? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Nghiên cứu tập trung vào cây mía ở tỉnh Hậu Giang là chủ yếu. 1.4.2. Thời gian - Số liệu nghiên cứu được thu thập trong phạm vi từ năm 2001 đến 2008. - Đề tài được thực hiện từ ngày 11/02/2008 đến ngày 30/05/2008. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm tình hình sản xuất và tiêu thụ mía của nông hộ, hoạt động thu gom, mua bán mía của thương lái và quá trình quản trị chuỗi cung ứng mía nguyên liệu của Công ty mía đường CaSuCo Cần Thơ. 1.4.4. Giới hạn đề tài Do giới hạn về thời gian trong việc khảo sát thực tế nên chỉ điều tra phỏng vấn về chi phí sản xuất của 60 trong 120 hộ được phỏng vấn làm đại diện cho nghiên cứu của đề tài. Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi chi phí, lợi ích của tác nhân nông dân và thương lái. Phần Công ty mía đường chỉ nghiên cứu về cách thức tổ chức, quản lý chuỗi cung ứng và cơ hội tăng trưởng của công ty CaSuCo. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 5 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Theo Nguyễn Thị Ngọc Dung (2007), nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố giá đến quyết định sản xuất của người nông dân trồng mía ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu đã dựa trên 08 mô hình dự đoán giá và có 03 mô hình được chọn để làm cơ sở xác định mô hình thành lập giá thích hợp cho Đồng Bằng Sông Cửu Long. Và trong mô hình phản ứng cung Nerlove cho thấy rằng giá không ảnh hưởng đến quyết định bố trí diện tích trồng mía. Tuy nhiên tác giả cũng có kết luận trong dài hạn nhân tố giá có ảnh hưởng đến việc bố trí diện tích trồng mía, do giá có độ co giãn trong ngắn hạn và dài hạn là 0,04 và 0,15. Nghiên cứu còn cho rằng trong dài hạn giá đường Thế giới có tác động mạnh đến vấn đề bố trí diện tích trồng mía ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, vấn đề sản xuất đường ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và thị trường đường thế giới có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lê Như Hải (2003), Cần ổn định nguyên liệu cho ngành mía. Đã nghiên cứu thực trạng giống và canh tác mía ở khu vực phía Nam. Đến nay khu vực phía Nam có 14 nhà máy đường, lượng mía ép 3,3 triệu tấn, chiếm chiếm 46,65% lượng mía ép trong cả nước. Đề tài đã đưa ra đề xuất: Xây dựng ổn định vùng nguyên liệu; ổn định mối quan hệ giữa nông dân với nhà máy; giảm thiểu các chi phí; áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng,… Phòng Thị Huỳnh Mai (2007), với đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long khi gia nhập WTO” có kết luận rằng: Ngành mía đường là một trong những ngành hàng có khả năng cạnh tranh yếu của nông nghiệp Việt Nam. Dường như chúng ta chỉ có lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi nên năng suất mía tương đối cao và sự bảo hộ của chính phủ còn lại chúng ta đều rất yếu kém từ khâu giống, gieo trồng mía đến khâu sản xuất ra đường thành phẩm. Diện tích gieo trồng nhỏ manh mún, tự phát, khả năng cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch còn nhiều hạn chế, không có sự hoạch định hợp lý làm cho chi phí sản xuất cao. Giống chủ yếu là nguồn giống đã cũ, chất lượng mía không cao, chữ lượng đường thấp, khả năng thu hồi đường trong sản xuất của các nhà máy không cao. Qui mô của các nhà máy nhỏ, công nghệ lạc hậu nên chi phí sản xuất của khâu này cũng tăng cao. Lê Văn Gia Nhỏ đã phân tích ngành hàng lúa gạo thơm tỉnh Vĩnh Long và lúa gạo cao sản tỉnh An Giang năm 2005, đã rút ra kết luận nông dân, hàng xáo, Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 6 nhà máy xay xát và nhà xuất khẩu đều có lợi nhuận trong quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo. Trong đó, lợi nhuận của nông dân chiếm khoảng 75 – 90% tổng lợi nhuận của ngành hàng. Tuy nhiên nông dân cũng là người chịu rủi ro nhiều nhất trong quá trình sản xuất do thời tiết, thông tin giá cả thị trường,… Nguyễn Lê Kiều Diễm (2007), đã dùng phương pháp thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính để phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu tỉnh Hậu Giang. Kết quả cho thấy nguyên nhân chủ yếu mà người dân Hậu Giang trồng mía là do đất đai phù hợp, lợi nhuận cao hơn cây trồng khác và một số nguyên nhân khac. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất mía nông dân cũng gặp không ít khó khăn đó là do giá cả đầu vào cao, thiếu kỹ thuật canh tác,…Và nghiên cứu cũng kết luận rằng: Muốn phát triển ngành đường phải đồng bộ từ khâu sản xuất mía nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ thành phẩm; phải gắn lợi ích giữa nhà sản xuất và nhà chế biến. Tuy nhiên trong quá trình phân tích, đề tài chưa tập trung lắm cho việc làm sao để mỗi tác nhân tham gia ngành hàng mía nguyên liệu hoạt động có hiệu quả, cách thức tổ chức quản lý chuỗi cung ứng mía nguyên liệu của nhà máy đường và cách thức liên kết đồng bộ nhà sản xuất, thu gom và nhà máy chế biến mía nguyên liệu như thế nào? Đó là những vấn đề mà đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng mía nguyên liệu ở Hậu Giang” lần lược giải quyết. Hình 1.1: MÍA 20 NGÀY TUỔI Hình 1.2: MÍA GIỐNG Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 7 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm chung về ngành hàng(1) Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay các thành phần) qui tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của nguồn lực, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ. 2.1.2. Khái niệm tác nhân(2) Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân là những hộ, doanh nghiệp tham gia trong một ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân chia làm hai loại: - Tác nhân có thể là người thực: hộ kinh doanh, nông dân, người tiêu thụ… - Tác nhân tinh thần: các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy. Một tác nhân có thể tham gia duy nhất một ngành hàng hoặc tham gia nhiều ngành hàng trong nền kinh tế. Có thể phân loại tác nhân thành một số nhóm tuỳ theo bản chất hoạt động chủ yếu của tác nhân trong ngành hàng như sản xuất, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính và phân phối. 2.1.3. Khái niệm chức năng(3) Mỗi tác nhân có hoạt động kinh tế riêng, đó là chức năng của tác nhân trong chuỗi ngành hàng. Để dễ hình dung người ta thường đặt tên của tác nhân trùng với chức năng của tác nhân. Ví dụ hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ thu gom có chức năng thu gom hàng hoá, hộ chế biến có chức năng chế biến. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kề nó cho đến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng. 2.1.4. Định nghĩa về kênh(4) Trong lĩnh vực nông nghiệp kênh được định nghĩa như tổng thể tất cả các thành phần (agents) đóng góp trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế biến và mang Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 8 một loại nông sản đến thị trường cuối cùng. Vì thế kênh phản ảnh kết quả của việc vận hành sản xuất, từ những nguyên liệu thô, tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh cho người tiêu dùng sau một vài giai đoạn chế biến. Kênh bao gồm một tiến trình các hoạt động vận hành của các thành phần (agents) và của thị trường bao hàm các dòng chảy tiền tệ và vật chất. Kênh được đặc trưng hoá bởi xác định những dòng này và sự phân đoạn trong các chức năng kinh tế xã hội. Một kênh có thể được phân chia thành một vài kênh phụ nếu những sản phẩm riêng lẻ đi theo những mạng lưới chế biến, phân phối khác nhau sau quá trình sản xuất. 2.1.5. Khái niệm hiệu quả sản xuất(5) Hiệu quả là kết quả sản xuất đạt cao nhất, trong đó gồm ba yếu tố mà Pauly.1970 và Culyer.1985 đã rút ra nhận xét như sau: (1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) Sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau: * Hiệu quả kỹ thuật: Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế. * Hiệu quả kinh tế: tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi có sự thay đổi làm tăng giá trị sản xuất kinh doanh thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại không có hiệu quả. * Các yếu tố đánh giá hiệu quả kinh tế: - Tổng thu nhập = Giá bán * Tổng sản lượng - Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác - Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí - Thu nhập/Chi phí (chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi nông hộ đầu tư một đồng sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất) - Lợi nhuận/Thu nhập (chỉ tiêu phản ánh tỷ xuất lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ được bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra) - Thu nhập/Ngày công (chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất mà mỗi thành viên trong hộ tham gia trồng mía tạo ra) - Lợi nhuận/Ngày công (tiêu chí phản ánh số tiền mà nông dân kiếm được khi tham gia sản xuất mía) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 9 * Rủi ro trong quá trình sản xuất: Rủi ro là một điều kiện về các thay đổi của tất cả các dạng hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Có một số rủi ro mà ta có thể dự đoán được, nhưng cũng có một số rủi ro không thể dự đoán trước đặc biệt là trong nông nghiệp. 2.1.6. Các khái niệm cơ bản về lợi nhuận(6) * Có một số khái niệm về lợi nhuận như sau: - Lợi nhuận được xem là một khoản dôi ra sau khi trừ đi các khoản chi phí. - Khái niệm kinh tế về lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí cơ hội của tất cả các nguồn lực được sử dụng để sản xuất [Robert Schenk]. - Joseph Schempeter thì cho rằng lợi nhuận là khoản thu nhập đối với nhà kinh doanh thành công. - Một số nhà kinh tế khác thì cho rằng lợi nhuận là một loại thu nhập ẩn đặc biệt, có nghĩa là thu nhập chấp nhận rủi ro. Nhà kinh doanh sẵn sàn chấp nhận rủi ro ở mức trung bình để tìm kiếm thu nhập nhiều hơn. * Lợi nhuận có hai loại: Lợi nhuận không tính lao động nhà và lợi nhuận có tính công lao động nhà (Ghi chú:(1), (2), (3), (4)Lê Văn Gia Nhỏ, 2005; (5), (6) Nguyễn Phú Sơn và ctv, 2004). 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Chọn đại diện một số ấp, xã, huyện có trồng mía thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang, bao gồm: - Ấp Quyết Thắng và Mỹ Lợi B thuộc xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang - Ấp 7, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang - Khu vực 8, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang - Ấp Thạnh Hoà 1, ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến, TX. Vị Thanh, Hậu Giang. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1. Số liệu thứ cấp Nguồn số liệu thu thập: Từ các số liệu thống kê, các tài liệu báo cáo của tỉnh, huyện và các cơ quan có liên quan như: Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn, Công ty mía đường CaSuCo Cần Thơ, …Thông tin từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, chuyên trang mía đường, cổng thông tin điện tử Hậu Giang và các website có liên quan khác. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 10 Số liệu bao gồm: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hậu Giang - Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ở Hậu Giang từ năm 2001 đến nay. - Các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu ở Hậu Giang. - Thông tin về hệ thống các nhà máy đường ở Hậu Giang. 2.2.2.2. Số liệu sơ cấp Các số liệu điều tra phải đảm bảo yêu cầu: - Thoả mãn mục tiêu của đề tài đặt ra - Thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang - Phải có hai nhóm hộ có ký hợp đồng và không ký hợp đồng 2.2.2.3. Chọn hộ điều tra * Nhóm hộ điều tra: - Bao gồm những hộ nông dân trồng mía có và không có ký hợp đồng bao tiêu với nhà máy đường, tổng cộng 120 hộ được điều tra. - Các bước tiến hành điều tra B1: Liên hệ với chính quyền địa phương, tổ khuyến nông của Công ty mía đường CaSuCo Cần Thơ để chọn hộ có trồng mía theo nhóm hộ yêu cầu. B2: Điều tra cấu trúc theo diện rộng để thu thập thông tin của các hộ. B3: Tiến hành kiểm tra lại sự hợp lý của số liệu sau đó khảo sát lại nếu có sai sót. * Nhóm thương lái được điều tra: - Bao gồm 10 thương lái đại diện có hoạt động thu mua mía ở Hậu Giang - Các bước tiến hành điều tra B1: Liên hệ với phòng nông vụ của nhà máy đường để chọn thương lái theo yêu cầu. B2: Điều tra ngẫu nhiên các thương lái thu mua mía B3: Tiến hành kiểm tra lại sự hợp lý của số liệu sau đó khảo sát lại nếu có sai sót. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 11 2.2.2.4. Thông tin thu thập * Điều tra phỏng vấn Nông hộ Nội dung chính của bộ câu hỏi bao gồm: - Đặc điểm nông hộ - Điều kiện cơ sở sản xuất của nông hộ - Hoạt động sản xuất của nông hộ - Các thông tin hỗ trợ từ phía đối tác, Nhà nước - Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ mía - Chi phí sản xuất mía vụ gần nhất - Nguyên nhân sản xuất mía - Nguyên nhân ký hợp đồng bao tiêu mía với Công ty - Năng suất sản xuất, giá cả và thu nhập từ cây mía của nông hộ * Điều tra phỏng vấn thương lái Nội dung chính của bảng câu hỏi bao gồm: - Đặc điểm chủ ghe - Điều kiện cơ sở sản xuất của chủ ghe - Hoạt động thu mua của Thương lái - Những thuận lợi và khó khăn trong mua bán mía - Chi phí mua bán mía vụ gần nhất - Thu nhập từ hoạt động mua bán mía * Đánh giá Nông thôn có sự tham gia PRA Để chuẩn đoán các trở ngại, những tiềm năng, xu thế phất triển trồng mía của từng địa phương trong tỉnh và sự chấp nhận hình thức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của Công ty mía đường. * Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Tiếp cận, phỏng vấn, thu thập thông tin từ các chuyên gia thuộc bộ phận khuyến nông của Công ty mía đường CaSuCo Cần Thơ, khuyến nông cơ sở của tỉnh Hậu Giang. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.3.1. Chương trình quản lý và xử lý số liệu Các phần mềm quản lý số liệu và phân tích thông dụng như: Word, Excel và phần nềm xử lý số liệu thống kê SPSS,… Hình 2.1: PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 12 2.2.3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các tác nhân sản xuất, kinh doanh - Hoạch toán chi phí và lợi nhuận đối với các chỉ tiêu giá trị tổng sản phẩm - So sánh các chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận giữa các khu vực, từng nhóm hộ 2.2.3.3. Phân tích nguồn lực của nông hộ và thương lái - Phân tích nguồn tài nguyên nông hộ và thương lái - Phân tích chi phí đầu tư, lợi nhuận của nông hộ giữa hai nhóm hộ và giữa các vùng mía nguyên liệu - Những trở ngại khó khăn trong sản xuất của nông hộ 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu cụ thể 2.2.4.1. Phương pháp phân tích lợi ích-chi phí (CBA) Phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất hay các dự án đầu tư. Trong nghiên cứu này, CBA được sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân tham gia trực tiếp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ mía nguyên liệu ở Hậu Giang bao gồm: hộ nông dân, người thu gom (thương lái). 2.2.4.2. Phân tích mô tả Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu. Các công cụ thống kê được sử dụng để phân tích số liệu: - Phương pháp ước lượng khoảng tin cậy của các chỉ tiêu nghiên cứu - Phương pháp phân tích hồi quy tương quan để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế trong sản xuất mía. - Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả đã nghiên cứu. - Xếp hạng theo tiêu thức là sử dụng phương pháp xếp hạng theo tiêu thức để xác định các nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và tiêu thụ mía. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 13 2.2.4.3. Phương pháp hồi quy tuyến tính Phân tích phương sai và so sánh trung bình chỉ có thể đánh giá từng biến (“chỉ tiêu”: variable) riêng biệt nên chúng ta không rỏ các tác động, ảnh hưởng của chúng với nhau. Ngoài ra, các mối quan hệ giữa các nghiệm thức khảo sát đến các chỉ tiêu khảo sát cũng không được chú ý. Việc tìm hiểu mối tương quan (correlation) này qua phân tích hướng (trend analysis, còn gọi là phân tích hồi quy) sẽ giải quyết được vấn đề trên. Ngoài ra phân tích hồi quy (dưới dạng hồi quy nhiều chiều: Multiple regression) còn giúp chúng ta tuyên đoán được các kết quả (dưới dạng hàm Y: biến phụ thuộc) dựa vào các biến (X: biến độc lập) tác động đến chúng. Dạng phân tích hướng này thường được áp dụng trong các mô hình (modeling) toán học để dự đoán sản lượng cây trồng hoặc các thiệt hại do sâu bệnh, các thuận lợi và trở ngại ngoài đồng,… * Phương pháp hồi quy bội Còn gọi là phương pháp hồi quy đa biến, dùng phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập (tức biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến một biến phụ thuộc (tức biến phân tích hay biến kết quả). Trong thực tế có rất nhiều bài toán kinh tế - cả lĩnh vực kinh doanh và kinh tế học, phải cần đến phương pháp hồi quy đa biến. Chẵng hạn như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, phân tích tổng chi phí với nhiều nhân tố tác động, những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất,… Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động cùng lúc của rất nhiều nhân tố thuận chiều hoặc trái chiều nhau. Phân tích hồi quy vừa giúp ta kiểm định lại giả thuyết về những nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng, vừa định lượng được các quan hệ kinh tế giữa chúng. Từ đó, làm nền tảng cho phân tích dự báo và có những quyết sách phù hợp, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng. Phương trình hồi quy đa biến dưới dạng tuyến tính: Y = b0 + b1X1 + b2X2 +….+ biXi + bnXn + e * Trong đó: Y: biến số phụ thuộc (kết quả phân tích) b0: tung độ góc bi: các độ dốc của phương trình theo các biến Xi Xi: các biến số (các nhân tố ảnh hưởng) e: các sai số Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 14 Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào dữ liệu lịch sử của các biến số Yi, Xi, dùng thuật ngữ để đi tìm các thông số b0 và bi xây dựng phương trình hồi quy để dự báo cho các ước lượng trung bình của biến Yi. Sau khi chạy ra kết quả từ SPSS ta có được hệ số xác định R2 và hệ số đó được giải thích như sau: Như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập (Xi). Tỷ số F trong bảng kết quả dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α . Tuy nhiên trong bảng kết quả ta có giá trị Significance F, giá trị này cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó. Hình 2.2: MÍA ĐÃ THU HOẠCH Hình 2.3: MÍA 30 NGÀY TUỔI Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 15 CHƯƠNG 3 MÔ TẢ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGÀNH MÍA ĐƯỜNG TỈNH HẬU GIANG 3.1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Hậu Giang là tỉnh nằm về phía Tây của sông Hậu, cách TP. Cần Thơ 60 km và cách TP. Hồ Chí Minh 250 km. Tỉnh được thành lập ngày 01/01/2004 với địa giới hành chính xác định như sau: - Phía Bắc giáp TP. Cần Thơ - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang - Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng - Phía Đông Bắc giáp sông Hậu Giang Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.600,59 km2 (chiếm 0,49% diện tích cả nước và đứng thứ 11 về quy mô diện tích tự nhiên ở ĐBSCL), dân số trung bình năm 2007 là 802.797 người (thấp nhất so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL). Hiện tỉnh có 07 đơn vị hành chính, bao gồm: 2 thị xã là Vị Thanh, Tân Hiệp và 05 huyện là: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ. Với vị trí ở trung tâm ĐBSCL, nằm chọn trong vùng Tây Sông Hậu, có nhiều tuyến giao thông thuỷ bộ Quốc gia quan trọng nối với các tỉnh trong vùng, bao gồm: về đường bộ có QL1A, QL61, QL61B và về đường thuỷ có sông Hậu, kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau và đặc biệt là tiếp giáp với TP.Cần Thơ, một trung tâm động lực về kinh tế - văn hoá và khoa học kỹ thuật lớn nhất ở ĐBSCL, nên về lâu dài nông nghiệp và nông thôn của tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến điều kiện tự nhiên khác ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp của địa phương, mà trước hết là điều kiện khí hậu (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2008). Hình 3.1: BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HẬU GIANG Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 16 3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Hậu Giang là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng cụ thể sau: a) Chế độ nhiệt cao (trung bình cả năm là 27,20C, bình quân thấp nhất: 19,40C, cao nhất 35,40C) và thay đổi theo mùa trong năm (02 mùa rõ rệt), mùa khô nhiệt độ có xu hướng tăng cao hơn, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,50C). b) Lượng mưa trung bình năm tương đối thấp (bình quân khoảng 1.441 mm/năm), phân bổ sâu sắc theo mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô với những đặc điểm sau: - Mùa mưa: kéo dài từ tháng 05 đến cuối tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Gần chung với thời gian này, lũ từ sông Hậu tràn về (từ tháng 8 đến tháng 10), cộng với mưa lớn tại chỗ đã gây tình trạng ngập lụt trên hầu hết diện tích canh tác của tỉnh với mức ngập trung bình từ 50 – 100 cm. - Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa không đáng kể (chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm), nguồn nước tưới từ sông Hậu trong mùa kiệt về khu vực phía Tây của tỉnh hạn chế, dẫn tới nhiều khu vực thiếu nước cho canh tác nông nghiệp trong mùa khô. c) Chế độ thuỷ văn: nước mặt trên địa bàn tỉnh khá đặc trưng, vừa chịu tác động của thuỷ triều biển Đông, vừa chịu tác động của thuỷ triều biển Tây, đã tạo thành khu vực giáp nước ở phía Tây – Nam tỉnh, làm cho quá trình tiêu thoát lũ và nước mưa bị chậm lại, kéo dài thời gian ngập úng trên đồng ruộng trong mùa mưa lũ (03 đến 04 tháng) và gây ra tình trạng chua phèn nặng ở các khu vực có địa hình thấp trũng, nhất là địa bàn của các huyện Long Mỹ, Vị Thuỷ. - Tình trạng ngập lũ So với các tỉnh khác ở ĐBSCL, lũ ở Hậu Giang thường đến muộn, rút chậm và cường suất nhỏ hơn. Tuy nhiên do tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của hai chế độ thuỷ triều, đó là triều biển Đông qua sông Hậu và triều biển Tây qua sông Cái lớn, nên khả năng tiêu thoát nước lũ chậm, đặc biệt là phần diện tích phía Nam huyện Châu Thành A và hầu hết diện tích của các huyện Long Mỹ, Vị Thanh. Thời gian ngập trên địa bàn tỉnh biến động từ 2 – 4 tháng, bắt đầu từ 15 – 30 tháng 7 và kết thúc 15 – 30 tháng 11 tuỳ theo từng khu vực và với mức ngập chia thành 03 cấp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân… tỉnh Hậu Giang GVHD: Lưu Tiến Thuận SVTH: Nguyễn Minh Tân 17 + Mức ngập dưới 30 cm: bao gồm toàn bộ diện tích thuộc huyện Châu Thành, Châu Thành A và hầu hết diện tích của huyện Long Mỹ, xã Vị Thắng của huyện Vị Thuỷ. + Mức ngập từ 30 – 60 cm: bao gồm xã Lương Tâm (huyện Long Mỹ), một phần diện tích các xã thuộc huyện Phụng Hiệp giáp với huyện Châu Thành, Châu Thành A và một phần diện tích các xã nằm ở trung tâm huyện Vị Thuỷ. + Mức ngập trên 60 cm: bao gồm toàn bộ các xã còn lại của huyện Phụng Hiệp. Ngoài các thiệt hại gây cho sản xuất và đời sống, lũ còn có mặt lợi là góp phần bù đắp thêm phù sa, rửa phèn mặn và dư lượng của các loại thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, do Hậu Giang nằm ở cuối nguồn nên lượng phù sa của sông Hậu và đồng ruộng không lớn. - Chế độ thuỷ triều Toàn bộ diện tích của tỉnh chịu ảnh hưởng của hai chế độ thủy triều: + Chế độ bán nhật triều không đồng đều của biển Đông thông qua sông hậu có biên độ lớn, nên có thể lợi dụng tưới tiêu tự chảy trên phạm vi dọc theo sông Hậu vào sâu đồng ruộng khoảng 10 km tuỳ theo địa hình. + Chế độ nhật triều biển Tây vào thông qua hệ thống sông Cái Lớn có biên độ triều thấp (chân triều 30 – 35cm và đỉnh triều 70 – 90cm), nên không thể lợi dụng thuỷ triều để tự tưới tiêu. - Tình trạng xâm nhập mặn Mặn của biển Tây sông Cái Lớn vào địa phận tỉnh chỉ xảy ra ở một phần diện tích phía nam huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh. Trước đây, do điều kiện cống, đập và đê ngăn mặn chưa hoàn chỉnh nên tình trạng xâm nhập mặn kéo dài trong các tháng mùa khô; trong những năm gần đây, do hệ thống ngăn mặn được tăng cường và cơ bản đã hoàn chỉnh, nên tình trạng xâm nhập mặn giảm đáng kể, chỉ xảy ra vào các năm khô hạn kéo dài và các đợt triều cường. Thời gian xâm nhập mặn hàng năm ngắn chỉ khoảng 01 - 02 tháng với nồng độ mặn dưới 4g/lít, có thể tận dụng nguồn nước mặn này để phát triển nuôi trồng thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh te 2 quantri34.co.cc.pdf
Tài liệu liên quan