Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Minh Phong

Đối với các doanh nghiệp trực thuộc như công ty TNHH MINH PHONG đề nghị công ty cần sâu sát và có sự chỉ đạo cụ thể, cần thực hiện đúng vai trò tư vấn về các mặt như sử dụng cơ sở vật chất, vốn, hướng kinh doanh có hiệu quả, cách phát huy tốt nhất những tiềm tàng sẵn có . Trong điều kiện hiện nay, uy tín của công ty TNHH MINH PHONG trên thị trường quốc tế chưa cao, do vậy tổng công ty phải quan tâm giúp đỡ tìm đối tác và có thể đứng ra bảo lãnh cho công ty trong việc ký kết các đơn đặt hàng của nước ngoài. Bên cạnh đó Công ty TNHH MINH PHONG nên đề nghị nhà nước cấp thêm vốn cho công ty để mở rộng lĩnh vực kinh doanh và địa bàn kinh doanh trong năm tới một cách thuận lợi. Mặt khác đối với các kiến nghị của công ty về việc thay đổi tài sản cố định có giá trị lớn nếu thấy phù hợp thì tổng công ty cần giải quyết một cách nhanh chóng.

doc68 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Minh Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng 72%, tài sản cố định khác tăng 61%. Nhìn chung trong năm 2002 công ty sử dụng kết hợp nguồn vốn từ ngân sách cấp, tự bổ xung, vay tín dụng để đầu tư vào máy móc thiết bị điều này được giải thích là hợp lý bởi vì công ty hoạt động sản xuất nên để sản phẩm có thể cạnh tranh đưọc thị trường trong và ngoài nước thì đòi hỏi công ty phải luôn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để không ngừng tăng số lượng và chất lượng sản phẩm. Tình hình biến động về cơ cấu tài sản cố định Tài sản cố định là bộ phận cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao trình độ, do đó nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh .Tài sản cố định của công ty bao gồm nhà cửa, máy móc thiết bị, thiết bị quản lý tài sản khác . Tình hình biến động nguyên giá tài sản cố định Biêu 04 cho thấy, nguyên giá tài sản cố định tăng dần qua từng năm hoạt động cụ thể ; nguyên giá tài sản cố định năm 2001 đạt 386.090.930.367đồng tăng 10.669.955.624 đồng (3%) so với năm 2000. Năm 2001 giá trị này đạt 422.867.776.194 đồng tăng 36.776.845.827 đồng (10%) so với năm 2002. Biểu 04 Sự biến động về tài sản cố định của công ty 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001 NGTSCdo NS cấp 300844199289 309274655054 314074032707 1429455765 479377653 2% NGTSCĐ tự bổ sung 26289468232 33524503110 32977711337 7245034878 28% -546791773 2% GTCLại 102729949665 111293607453 276242785820 8563657788 7% 21805367003 2% Trong đó, nguyên giá tài sản cố định do ngân sách cấp năm 2001 đạt 309.274.655.054 đồng tăng 1.429.455.765 đồng so với năm 2000. Năm 2002 giá trị này đạt 314.074.032.707 đồng tăng 4.799.377.653 đồng (2%) so với năm 2001. Nguyên giá tài sản cố định từ nguồn tự bổ xung năm 2001 đạt 33.524.503.110 đồng tăng 7.245.034.878 đồng( 28%) so với năm 2000. Đến năm 2002 giá trị này chỉ còn 32.977.711.337 đồng giảm 546.791.773 đồng (2%) so với năm 2001. Nguyên nhân của việc năm 2002 nguyên giá tài sản cố định từ nguồn tự bổ xung giảm so vơí năm 2001 là do trong năm 2002 công ty thanh lý một số tài sản cố định lạc hậu . Nguyên giá tài sản cố định từ nguồn khác tăng với tỷ lệ rất cao, nếu như năm 2001 giá trị này chỉ tăng 1.995.464.981đồng so với năm 2000 thì dến năm 2002 đã tăng lên 32.524.259.947 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 75% so với năm 2001. Điều này cho thấy trong năm 2002 công ty đã vay nhiều vốn vay dài hạn để đầu tư tài sản cố định. Tình hình biến động giá trị còn lại của tài sản cố định. Giá trị còn lại năm 2001 là 111.293.607.453 đồng giảm 8.563.657.788 đồng (7%) so với năm 2000. Nguyên nhân là do trong năm 2001 công ty quyết định tăng mức khấu hao so với năm 2000. Thể hiện, trong năm 2001 công ty chỉ đầu tư tài sản cố định tăng so với năm 2000 là 3% nhưng mức khấu hao tài sản cố định năm 2001 lại tăng hơn so với năm 2000 rất cao. Cụ thể giá trị khấu hao năm 2000 là 254.437.418.017 đồng năm 2001 giá trị này là 276.242.785.820 đồng tăng 21.805.367.003 đồng 9% so với năm 2000. Số liệu biểu trên cho thấy, giá trị còn lại của tài sản có định từ nguồn ngân sách cấp năm 2001 giảm đi 7.244.951.038 đồng (8%) so với năm 2000. Giá trị còn lại của tài sản cố định từ nguồn khác giảm đi 5.932.045.442 đồng (33%) so với năm 2000. Chỉ có duy nhất giá trị còn lại của tài sản cố dịnh từ nguồn tự bổ xung là tăng 4613851706 ứng với tỷ lệ giảm là 35% so với năm 2000. Giá trị còn lại của tài sản cố định năm 2002 đạt 123.895.333.814 đồng tăng 12.601.726.631 đồng (11%) so với năm 2001 . Nguyên nhân là do trong năm 2002 công ty đã dùng nguồn vốn vay dài hạn để đầu tư thêm tài sản cố định. Thể hiện ở việc nguyên giá tài sản cố định từ nguồn khác tăng lên so với năm 2001 là 75% và giá trị còn lại của tài sản cố định tăng lên so với năm 2000 là 20.505.139.649 đồng (167%). 2.2.2Cơ cấu và tình hình biến động vốn lưu động . Vốn lưu động là một bộ phận cấu thành vốn sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất đòi hỏi phải tăng nhanh số vòng quay của vốn lưu động tức là giảm thiểu số ngày của một vòng luân chuyển. Nhưng trước khi xem xét hiệu quả vốn lưu động ta hãy xem xét cơ cấu vốn lưu động của cộng ty qua biểu sau. Số liệu biểu 05 cho thấy, vốn lưu động tại công ty trong 3 năm gần đây có sự biến động theo các chiều hướng khác nhau. Nếu như năm 2001 vốn lưu động đạt 243.865.696.714 đồng tăng 56.578.362.330 đồng (30%) so với năm 2000. Thì đến năm 2002 vốn lưu động của công ty chỉ đạt 239.721.971.825 đồng giảm 4.143.724.889 đồng (2%) so với năm 2001. Bảng 05: Cơ cấu vốn 2000 2001 2002 2001/2000 2002/2001 Tiền 14164881272 4635783645 5502630045 -9529097627 67% 866846409 19% Các khoản phải thu 16807283963 Hàng tồn kho trong đó có NL& CCDC 1851458469 4% Thành phẩm tồn kho 94589025784 75266451801 19322573980 Vốn bằng tiền . Nếu xét về tỷ trọng thì lượng vốn bằng tiền tại công ty trong những năm gần đây thường chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn lưu động. Điều đó chứng tỏ công ty luôn cố gắng tối thiểu hoá lượng tiền mặt dự trữ Nếu như năm 2000 lượng vốn bằng tiền của công ty là 14.164.881.272 đồng. Thì đến năm 2001 giá trị này chưa bằng một phần ba của năm trước tức là trong năm 2001 lượng vốn bằng tiền của công ty chỉ đạt là 4.635.783.645 đồng giảm 9.529.097.627 đồng ứng với tỷ lệ giảm là 67% so với năm 2000. Đây là một tốc độ giảm rất nhanh, với tốc độ giảm này đã làm cho tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động giảm từ 8% của năm 2000 xuống còn 2% trong năm 2001. Việc giảm nhanh lượng vốn bằng tiền có nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân đó là trong năm 2001 công ty cho khách hàng nợ quá nhiều và nguyên vật liêu dự trữ tăng hơn so với năm 2000. Năm 2002 lượng vốn bằng tiền của công ty đạt 5.502.630.045 đồng tăng 866.846.409 đồng (19%) so với năm 2001. Nguyên nhân là do trong năm 2002 công ty đã tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thể hiện ở việc lượng thành phẩm tồn kho giảm từ 94.589.025.784 xuống còn 75.266.451.801 tức là giảm 19.322.573.980 đồng. Trong khi đó các khoản phải thu của khách hàng chỉ tăng nên 16.807.283.963 đồng. Hơn nữa nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ giảm đi so với năm 2001 là 1.851.458.469 đồng (4%). Vì vậy trong năm 2002 công ty đã giữ lại lượng vốn bằng tiền tăng so với năm 2001 để có thể đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất. Tuy lượng vốn bằng tiền trong năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 nhưng tỷ trọng của vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động cũng chỉ chiếm 2%. Ta biết rằng vốn bằng tiền là loại tài sản có tính lưu động nhất, có thể sử dụng ngay để mua hàng hoá nguyên vật liệu thanh toán các khoản công nợ hoặc trang trải các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty nên tính toán kỹ để giữ lại lượng vốn dự trữ cho phù hợp tránh tình trạng để cho đồng tiền chết không sinh lời. Nợ phải thu trong vốn lưu động Nợ phải thu là những khoản tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp hiện bị các doanh nghiệp khác hoặc cá nhân chiếm dụng một cách hợp pháp. Số liệu trên biểu 05 cho thấy, công ty ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều, cụ thể nếu như năm 2001 các khoản phải thu của khách hàng tăng 45.070216.864 đồng (152%) so với năm 2000. Năm 2002 các khoản phải thu của công ty tăng16.807.283.963 đồng 22% so với năm 2001. Vì vậy trong thời gian tới công ty nên tìm cách để lượng vốn bị chiếm dụng hợp pháp giảm bớt đi . Vốn lưu động trong khâu dự trữ Là toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu thành phẩm, bán thành phẩm. Mà công ty hiện có cuối kỳ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty . Năm 2001 lượng hàng tồn kho của công ty là 162.609.727.806 đồng tăng 23.424.546.723 đồng (17%) so với năm 2000. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hàng tồn kho tăng nhưng nhưng nguyên nhân chủ yếu là do và thành phẩm tồn kho tăng. Cụ thể, năm 2000 giá trị thành phẩm tồn kho chỉ là 64.934.498.909 đồng đến năm 2001 giá trị này là 94.589.025.780 đồng tăng 29.654.526.871đồng 46% so với năm 2000. Như vây trong năm 2001 công tác khai thác thị trường của. Công ty còn làm chưa tốt . Năm 2002 giá trị hàng tồn kho của công ty là 139.148.531.637đồng giảm 23.461.196.169đồng (14%) so với năm 2001. Nguyên nhân là do giảm dự trữ nguyên vật liệu, đặc biệt là trong năm 2002 số lượng thành phẩm tồn kho giảm đi một lượng đáng kể, cụ thể là năm 2001 giá trị thành phẩm tồn kho là 94.589.025.784 đồng đến năm 2002 giá trị này chỉ còn 75.266.451.801 đồng giảm 19.322.573.979 đồng (20%) so với năm 2000. Đây được coi là một thành tích của công ty và cần phát huy trong thời gian tới. Tóm lại, cơ cấu giá trị tài sản lưu động trên đây phản ánh tình hình chung của Công ty TNHH MINH PHONG đó là bộ phận khoản phải thu và khoản dự trữ thường chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng vốn lưu động. Đây là vấn đề mà công ty cần giải quyết trong thời gian tới . 2.3Đánh giá hịệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH MINH PHONG Trước khi đi sâu vào phân tích một cách cụ thể về hiệu quả sử dụng của từng loại vốn ta đi phân tích hiệu quả vốn kinh doanh của công ty nói chúng. 2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Biểu 06: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Chênh lệch % 1Tổng doanh thu 379.306,165.615 411.112.575.340 31.806.409.725 8 2 Dthu thuần 370.024.023.708 405.301.998.895 26.642.024.816 10 3 Lợi nhuận 1.003.597.989 1.659.841.352 650.243.363 65 4 Vốn sx BQ 332.173.838.788 362.321.233.071 30.147.394.283 9 Sức sinh lợi của Vốn (5)=(3)/(4) 0,003 0,00458 0,0015 52 Sức sx của Vốn (6)=(1)/(4) 1,14 1,13 -0,01 1 Vòng quay của Vốn(7)=(2)/(4) 1,113 1,118 0,005 4 Sức sinh lợi của vốn sản xuất kinh doanh Năm 2002 chỉ tiêu này là 0,00458, tức là cứ một đồng vốn sản xuất bỏ ra thì công ty tạo ra được 0,00458 đồng lợi nhuận, tăng hơn so với năm 2001 là 0,0015 ( lợi nhuận /1đồng vốn ) ứng với tỷ lệ tăng là 52%. Như vậy chỉ tiêu này của công ty có tốc độ tăng tương đối cao đây là dấu hiệu đáng mừng trong công tác quản lý và sử dụng vốn ở công ty . Sức sản xuất của vốn sản xuất kinh doanh Năm 2002 cứ một đồng vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất thì tạo ra được 1,13 đồng doanh thu, giảm đi so với năm 2001 là 0,01 ( đồng doanh thu / 1 đồng vốn ) Vòng quay của vốn sản xuất kinh doanh Năm 2001 vốn của công ty quay được 1,118 vòng như vậy tăng lên 0,005 vòng so với năm 2000 ứng với tỷ lệ tăng là 4% Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty chúng ta sẽ đánh giá về hiệu quả của từng loại vốn 2.32Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì tài sản có định thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn kinh doanh. Tài sản cố định có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất. Vì nó chính là máy móc thiết bị quyết định cho chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định một cách chính xác là một trong những việc làm quan trọng để tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Biểu 07 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: đồng So sánh Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch % 1 Tổng doanh thu 379.306.165.6155 411.112.575.340 31.806.409.725 8 2 Lợi nhuận 103.597.989 1.659.841.352 650.243.363 65 NG TSCĐ bình quân 378.329.281.947 402.589.340.390 24.260.058.443 6,4 Vốn CĐ bquân 111.727.847.274 120.614.676.561 8.886.829.289 8 Sức sinh lợi của TSCĐ(5)=(2)/(3) 0,00265 0,0041 0,00145 55 Sức sản xuất TSCĐ(6)=(1)/(3) 1,0025 1,021 0,0186 1,85 Suất hao phí TSCĐ(7)=(3)/(1) 0,997 0,979 -0,017 -1,7 HQSD vốn CĐ +TheoDT=(1)/(4) +Theo LN=(2)/(4) 3,39 0,0089 3,408 0,014 0,018 0,005 0,5 56 Sức sinh lợi của TSCĐ Trong năm 2001 một đồng nguyên giá cố định đem lại 0,00245 đồng lợi nhuận. Đến năm 2002 chỉ tiêu này của công ty là 0,0041 ( đồng lợi nhuận / 1 đồng nguyên giá TSCĐ ). Như vậy tăng hơn so với năm 2001 là 0,00145 ( đồng lợi nhuận / NG TSCĐ) tỷ lệ tăng là 55 %. Điều này cho thấy để đạt được mức lợi nhuận của năm 2002 mà mức sinh lợi không thay đổi công ty cần sử dụng . 1659841352 / 0.00245 = 262.355.227.169 đồng NG TSCĐ Với thực tế sử dụng TSCĐ năm 2002 Công ty đã tiết kiệm được 262.355.227.169 - 402.589.340.390 = 274.896.925.732 đồng Mặc dù chỉ tiêu này của công ty không cao nhưng tốc độ tăng thì rất lớn. Nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty tăng nhanh . Sức sản xuất của TSCĐ . Năm 2002 chỉ tiêu này của công ty đạt 1,021. Nghĩa là cứ một đồng nguyên giá đem lại 1,021 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tăng hơn so với năm 2001 là 0,0186 (đồng doanh thu /đồng nguyên giá ) với tỷ lệ tăng là 1,85% . Điều này cho thấy để đạt được mức doanh thu năm 2002 với mức sản xuất không đổi so với năm 2001 thì cần sử dụng 411.112.575.340 / 1,0025 = 410.087.356.997 (Nguyên giá tài sản cố định) So với thực tế sử dụng năm 2002 công ty đã tiết kiệm được 410.087.356.947 - 402.589.340.390 = 7.498.016.557 đồng Suất hao phí của tài sản cố định Năm 2002 chỉ tiêu này là 0,98 giảm đi 0,017 đồng với tỷ lệ giảm là 1,7% . Điều này có nghĩa là so với năm 2001 thì mỗi đồng doanh thu năm 2002 đã tiết kiệm được 0,017 đồng nguyên giá tài sản cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định + Theo doanh thu: Năm 2002 chỉ tiêu này là 3,408 (đồng doanh thu / đồmg vốn cố định ) tăng hơn so với năm 2001 là 0,018 (đồng doanh thu / đồmg vốn cố định ) với tỷ lệ tăng là 0,5% Nếu mức doanh lợi vốn không đổi so với năm 2001 thì để đạt được mức doanh thu năm 2002 công ty cần sử dụng. 411.112.575.340 / 3,39 = 121.272.146.117 đồng vốn cố định So với thực tế năm 2002, công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn cố định là 121.272.146.117 - 120.614.676.561 = 657.496.556 đồng + Theo lợi nhuận: Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện cụ thể qua kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh đó là lơị nhuận Năm 2002 cứ một đồng vốn cố định tạo ra được 0,014 đồng lợi nhuận. Như vậy tăng hơn so với năm 2001 là 0,005 (đồng lợi nhuận/ đồng vốn cố định) ứng với tỷ lệ tăng là 56%. Nói chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong những năm gần đây cao hơn những năm trước đó là dấu hiệu tốt đã giúp cho công ty đạt được mục tiêu ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng trong những năm gần đây chính là kết quả của việc bổ xung, sửa chữa tài sản cố định đã được chú ý. Tuy vậy công ty vẫn cần đầu tư thêm, chú trọng hơn nữa tới đổi mới và nâng cấp tài sản cố định, phải nhận thức rõ tầm quan trọng của khâu kỹ thuật đổi mới với chất lượng sản phẩm. Từ đó sẽ tạo uy tín tốt cho công ty trên thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện có cơ hội hợp tác sản xuất kinh doanh với nhiều đối tác khác. Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. 2.3.3Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động là một trong hai bộ phận tài sản tạo nên vốn kinh doanh đó là nhữnh tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối tài sản của công ty, tài sản lưu đông thường chiếm trên 60% gồm các khoản tiền mặt, khoản phải thu và dự trữ. Điều đó chứng tỏ sử dụng hiệu quả vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn tới đến kết quả kinh doanh cuả công ty. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hậu quả của nhièu yếu tố chứ không phải chỉ do quản lý vốn lưu động. Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động hầu như là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại cuối cùng của họ. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phản ánh thông qua một số chỉ tiêu Sức sản xuất kinh doanh , sức sinh lợi của vốn lưu động và suất hao phí tài sản lưu động . Biểu 08 : Chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất kinh doanh và sức sinh lợi của vốn lưu động Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Chênh lệch % 1Tổng doanh thu 379.306.165.615 411.112.575.340 318.06409.725 8 2 Lợi nhuận 1.003.597.984 1.659.841.352 650.243.363 79 3Vốn lưu động BQ 216445991531 241706556516 25.260.564.997 11,7 4Sức sản xuất vốn LĐ(4)=(1)/(3) 1,752 1,7 -0,052 3 5 Sức sinh lợi vốn LĐ (5) = (2) / (3) 0,00463 0,0068 0,00217 47 Suất hao phí TSLĐ(6)=(3)/(1) 0,57 0,58 0,01 1,8 Sức sản xuất của vốn lưu động . Năm 2002 chỉ tiêu này đạt 1,7, nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đem lại 1,7 đồng doanh thu. So với năm 2001, chỉ tiêu này giảm đi 0,052 (đồng doanh thu / một đồng vốn lưu động), ứng với tỷ lệ giảm là 3%. Nguyên nhân giảm là do; Tuy doanh thu của năm 2001 cao hơn năm 2000 nhưng tốc độ tăng của doanh thu lại nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của vốn lưu động. Nếu sức sản xuất của vốn lưu động không đổi so với năm 2001, thì để đạt được mức doanh thu như năm 2002 công ty cần : 411.112.575.340 / 1,752 = 234.653.296.426 So sánh với thực tế năm sử dụng năm 2002, Công ty đã lãng phí một lượng vốn là : 234.653.296.426 - 241.706.556.516 = -7.053.260.090 đồng Sức sinh lợi của vốn lưu động. Năm 2002 sức sinh lợi của vốn lưu động là 0,0068 (đồng lợi nhuận/ một đồng vốn lưu động) và sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2001 là 0,00463 (đồng lợi nhuận / một đồng doanh thu). Như vậy so với năm 2001, sức sinh lợi năm 2002 tăng 0,00217 (đồng lợi nhuận / một đồng vốn lưu động) ứng với tỷ lệ tăng là 47%. Chỉ tiêu này của công ty chưa cao nguyên nhân là do: Lợi nhuận của công ty thì chưa cao trong khi lượng vốn lưu động lại lớn . Nếu sức sinh lợi của vốn lưu động không đổi so với năm 2001, thì để đạt được mức lơi nhuận như năm 2002 công ty cần sử dụng: 1.659.841.352 / 0,00463 =358.497.052.267 đồng vốn lưu động So với thực tế năm 2002 công ty đã tiết kiệm được lượng vốn là : 358.497.052.267 - 24170655651 = 116.790.495.751 (đồng) vốn lưu động Suất hao phí tài sản lưu động . Để có một đồng doanh thu, trong năm 2002 công ty cần bỏ ra 0,58 đồng vốn lưu động. So với năm 2001 chỉ tiêu này cao hơn 0,01 đồng vốn lưu động Qua phân tích các chỉ tiêu trên, ta thấy hiêu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là không cao. Chỉ tiêu sinh lời và sức sản xuất còn thấp, sức sản xuất có xu hướng giảm suất hao phí có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do vốn lưu động tăng nhanh hơn lợi nhuận tăng. Tuy một số chỉ tiêu như đã nêu trên còn thấp, nhưng mức doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn được cải thiện theo từng năm. Điều đó đã phản ánh những nỗ lực vượt bậc để vượt qua những khó khăn do điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua.Trong thời gian tới công ty đã đề ra nhiều biện pháp khắc phục: Giảm các khoản phải thu, thu hồi vốn nhanh, tránh ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động : Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng quát phản ánh số vòng quay của vốn trong kỳ phân tích hoặc số ngày cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay. Phân tích chỉ tiêu này sẽ thấy được tình hình sử dụng vốn của công ty ra sao, thu hồi vốn nhanh hay chậm, thông qua đó có kế hoạch và giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho những năm tiếp theo Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ta căn cứ theo bảng phân tích sau: Biểu 09 : Tốc độ luân chuyển vốn lưu động . Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Chênh lệch % 1Doanh thu thuần 370.024.023.708 405.301.998.895 31.806.409.725 8 2Vốn LĐ bquân 216.445.991.513 241.706.556.516 25260564997 12 3Số vòng quay của Vốn LĐ(3)=(1)/(2) 1,709 1,67 - 0,32 -1,9 4Thời gian 1 vòng Lchuyển(4)=360/3 210,64 215,56 4,92 2,3 Hệ số đảm nhiệm (5) = (2) / (1) 0,58 0,596 0,016 2,8 Trong quá trình hoạt động kinh doanh , vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn lưu động cho công ty từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Số vòng quay của vốn lưu động : Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng (tức là trải qua bao nhiêu chu kỳ kinh doanh ) trong một năm. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy năm 2002 vốn lưu dộng quay được 1,67 vòng giảm so với năm 2001 là 0,32 vòng ứng với tỷ lệ giảm là 1,88% . Nếu số vòng quay của vốn lưu động không dổi so với năm 2001 , thì để đạt được mức doanh thu thuần là 405.301.998.895 đồng như năm 2002 công ty cần sử dụng một lượng vốn lưu dộng là : 405.301.998.895 /1,7 09 = 237.157.401.342 (đồng vốn lưu động). So sánh với việc sử dụng thực tế năm 2002 số vốn lưu động mà công ty lãng phí là 237.157.401.342 - 241.706.556.516 = - 4.549.155.174 đồng Ta có thể khẳng định rằng vòng quay của vốn lưu động càng tăng thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao hơn.Vòng quay của vốn lưu động càng giảm thì hiệu quả sử dụng vốn thấp làm giảm doanh thu và giảm hiệu quả kinh doanh. Thời gian 1 vòng luân chuyển : Chỉ tiêu này phản ánh tương tự nhưng rõ nét hơn về số vòng quay của vốn lưu động. Nếu số vòng quay tăng tức là thời gian luân chuyển giảm và ngược lại. Do số vòng quay vốn lưu động năm 2002 giảm đi so với năm 2001, dẫn đến số ngày để vốn lưu động quay được một vòng tăng lên. Cụ thể Số vòng quay năm 2002 là 215,56 ngày tăng hơn so với năm 2001 là 4,92 (ngày/ một vòng quay ) ứng với tỷ lệ tăng là 2,3%. Hệ số đảm nhiệm Ngoài hai chỉ tiêu vòng quay và thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động, để đánh giá mức tiết kiệm tài sản lưu động người ta còn dùng chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Để có một đồng vốn luân chuyển trong năm 2002 công ty cần có 0,596 đòng vốn lưu động. Như vậy, so với năm 2001 đã tăng hơn là 0,016 (đồng vốn lưu động / một đồng vốn luân chuyển ) , ứng với tỷ lệ tăng là 2,8% .Hệ số này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn giảm dẫn đến số vốn lưu động bị lãng phí tăng lên . Số vốn lưu động bị lãng phí được xác định theo công thức : Doanh thu thuần 360 Số VLĐ = X Thời gian 1 vòng - Thời gian 1 vòng Bị lãng phí quay vốn kỳ ptích quay vốn kb cáo Như vậy số vốn lưu động sử dụng lãng phí là : 405301998895/360 X (0,596-0,58) = 18.013.422 đồng Qua xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty, ta thấy rằng .mặc dù công ty có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả sử dụng vốn lưu động vẫn bị giảm xuống. Tình trạng này là hiện tượng phổ biến, khó tránh được đối với nhiều công ty dệt may của nước ta trong thời điểm hiện nay.Tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần phải khắc phục tình trạng này. nếu công ty thực hiện được điều đó sẽ giúp công ty dễ dàng huy động đủ vốn để nâng cấp đổi mới tài sản cố định nhằn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Điều này đồng thời cũng góp phần thúc đẩy hiệu quả sử dụng vố lưu động tăng cao hơn và hiệu quả sủ dụng vốn nói chung tăng lên kéo theo kết quả kinh doanh ngày càng tốt đẹp hơn. 2.3.4 Đánh giá về tình hình khả năng thanh toán của công ty . Phần trước chúng ta đã biết đôi chút về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thông qua phân tích cơ cấu vốn lưu động. Có thể nói rằng, trong thời gian qua công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ và tình hình tài chính của công ty là lành mạnh. Điều này được chứng minh bằng nguồn vốn lưu động ở các năm gần đây luôn luôn lớn hơn nợ phải trả rất nhiều. Tuy vậy dể biết rõ tình hình khả năng thanh toán của công ty chúng ta có thể xem xét 2 mảng sau Tình hình thanh toán của công ty đối với nhà nước Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, Công ty TNHH MINH PHONG cũng như các doanh nghiệp khác phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước.Theo nghị định 59/CP của chính phủ ra năm 1996 công ty phải trích lợi nhuận sau thuế để nộp thu vốn cho nhà nước. Ngoài khoản đó công ty còn phải nộp đầy dủ các khoản khác như mọi doanh nghiệp khác, điều đó được thể hiện ở bảng sau: Biểu 10 : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1 Thuế GTGT 6.292.639.151 8.741.733.537 2 Thuế thu nhập 351.259.296 531.149.233 3 Thu trên vốn 652.338.693 1.128.692.162 4 Thếu nhà đất 570.836.000 683.900.900 Các khoản phải nộp 1.950.000 Tổng cộng 7.869.023.140 11.085.475.832 Như vậy hàng năm công ty phải trích một khoản tiền khá lớn từ lợi nhuận sau thuế để nộp thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước .Đây là vấn đề đang được tranh cãi, hiện nay có ý kiến cho răng các doanh nghiệp nhà nước phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách như một khoản lãi vay để đảm bảo công bằg giữa các thành phần kinh tế, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nên bỏ chế độ thu này để các doanh nghiệp nhà nước có thể sử dụng khoản đó vào tái đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện nay vấn đề tranh cãi chưa được ngã ngũ nên các doanh nghiệp vẫn phải thực hiện chế độ thu sử dụng vốn ngân sách. Hàng năm công ty TNHH MINH PHONG vẫn phải trích lợi nhuận để nộp khoản này và con số đóng góp của công ty vào ngân sachs nhà nước là khá lớn và tăng dần qua các năm điều này chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát đạt + Về khoản thu VAT . Trong hai năm gần đây thuế doanh nghiệp nộp cho nhà nước tăng rất nhanh cụ thể năm 2001 tổng giá trị thuế công ty nộp là 6.292.639.151đồng đến năm 2002 nên tới 8.741.733.537 đồng. Điều này cho thấy doanh thu của doanh nghiệp ngày càng tăng . Xét đến tình hình thanh toán của công ty đối với khách hàng Biểu 11: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình và khả năng thanh toán năm 2001 - 2002 So sánh Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch % 1 Tiền mặt 4.635.783.645 5.502.630.054 866.846.409 19 2 Khoản phải thu 74.762.453.263 91.569.737.226 16.807.283.963 22 3 Vốn lưu động 243.865.698.714 239.721.971.825 -4.143.724.889 -2 4 Nợ ngắn hạn 185.459.380.131 167.731.772.260 -17.727.607.871 -9,5 5 KNTToán hiện hành (5)= (3)/(4) 1,31 1,42 0,12 9 6 KN TToán nhanh(6)=(1+2)/3 0,428 0,578 0,15 35,2 Tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty chính là mối tương quan giữa nợ ngắn hạn và vốn lưu động. Tỷ lệ này tăng dần qua từng năm hoạt động cụ thể năm 2002 tỷ lệ này là 1,42 tăng hơn so với năm 2001 là 0,12 ứng với tỷ lệ tăng là 9%. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn hàng năm tuy có tăng nhưng tốc độ chậm hơn tốc độ tăng vốn lưu động . Thật vậy , để giải quyết nợ ngắn hạn , nếu với tỷ lệ thanh toán hiện hành năm 2001 công ty phải dùng tới 76% tổng vốn lưu động nhưng năm 2002 để giải quyết hết nợ ngắn hạn công ty chỉ sử dụng 57% vốn lưu động. Đối với chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh thì tiền mặt trong tổng tài sản lưu động tuy không thay đổi nhưng các khoản phải thu tăng rất nhanh nên khả năng thanh toán nhanh của các năm vẫn có tốc độ tăng đáng kể.Cụ thể năm 2001 tiền mặt và các khoản phải thu có thể đáp ứng để giải quyết được 42,8% nợ ngắn hạn, đến năm 2002 tỷ lệ này là 57,8%. Hai chỉ tiêu trên cho thấy khả năng thanh toán của công ty mỗi năm một tăng lên, khẳng định tình hình tài chính của công ty ngày càng sáng sủa và lành mạnh. Điều này sẽ giúp cho uy tín của công ty ngày càng được nâng cao hơn trên thị trường dệt may . Cũng chính khả năng thanh toán này sẽ giúp cho công ty có thể đễ dàng hơn trong việc huy động vốn kinh doanh mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu.Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. Đây là một trong những thế mạnh mà công ty TNHH MINH PHONG cần giữ vững và phát huy trong thời gian tới . 2.3.5 Đánh giá chung về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả kinh doanh trong 3 năm 2000 – 2001-2002 Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 Doanh thu 388460440851 379306165615 411112575540 Lợi nhuận 929040333 1003597989 1659841352 Thu nhập bq 635921 757575 801822 Biểu 1 Sự phát triển của công ty qua chỉ tiêu doanh thu Biểu đồ 01 cho thấy doanh thu năm 2000 đạt là 388.461 triệu đồng, năm 2001 đạt là379306 triệu đồng giảm đi so với năm 2001 là 9.155 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 2% . Doanh thu năm 2002 đạt 411113triệ đồng tăng so với năm 2001 về số tuyệt đối là 31807 triệu đồng uứng với tỷ lệ tăng là 8% . Biểu đồ 02 cho thấy lợi nhuận của công ty tăng qua từng năm hoạt động cụ thể lợi nhuận năm 2000 đạt là 929 triệu đồng năm 2001 đạt là 1004 triẹu đồn tăng so với năm 2000 về số tuyệt đối là 75 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 8% . Lợi nhuận năm 2002 đat 1660 triệu đồng tăng so với năm 2001 về số tuyệt đối là 656triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 65%. Biểu đồ 02 Sự phát triển của công ty thông qua chỉ tiêu lợi nhuận Đơn vị :Triệu đồng Biểu đồ 03 : Sự phát triển của công ty thông qua chỉ tiêu thu nhập Đơn vị: đồng Qua biểu trên ta thấy đời sống của công nhân viên ngày càng được nâng cao thể hiện ở việc nếu như năm 2000 thu nhập bình quân của công nhân viên chỉ là 635.921đồng, năm 2001 là 757.575 đồng thì đến năm 2002 thu nhập bình quân của công nhân viên là 801.822đồng. phần III giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CÔNG TY TNHH MINH PHONG 1 Nhận xét chung về công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty . Những thành tích Là một doanh nghiệp chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện hạch toán độc lập công ty gặp phải không ít khó khăn do tình trạng thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên toàn thể ban lãnh đạo cán bộ công nhân viên công ty đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn.Vì vậy doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua tưng năm hoạt động. Cụ thể doanh thu năm 2001 công ty đạt 379.306.165.615 đồng lợi nhuận đạt là 1.003.597.989 đồng, năm 2002 doanh thu của công ty đạt 411.112.575.340 đồng với lợi nhuận đạt là 1.659.841.352 đồng. Cuộc sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện cụ thể năm 2001 mức lương bình quân của công ty là 757 575đồng 1 người 1 tháng đến năm 2002 giá trị này đạt 801 822 đồng . Ngay sau khi chuyển sang cơ chế thị trường mà công ty không những đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định mà còn làm ăn có lãi . Những hạn chế + Lượng hàng tồn kho Tại công ty trong những năm gần đây luôn tồn tại một lượng hàng tồn kho rất lớn, Với một lượng hàng tồn kho quá lớn như vậy sẽ làm giảm vòng quay của vốn lưu động .Đặc biệt đối với công ty đã thiếu vốn lưu động lại bị ứ đọng một lượng vốn lớn vào sản phẩm tồn kho càng làm thiếu vốn lưu động hơn. + Các khoản phải thu Trong những năm qua các khoản phải thu luôn chiếm tỷ cao trong tổng vốn lưu thông, việc này làm giảm vòng quay của vốn dẫn đếnviệc công ty không thoát khỏi tình trạng thiếu vốn . +Xác định nhu cầu thị trường chưa tốt Do chưa xác định được đúng nhu cầu thị trường nên công ty thường dự trữ một lượng hàng hoá lớn hơn nhiều so với nhu cầu thị trường + Công ty không trích lập quỹ dự phòng tài chính trong khi công ty luôn có lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu rất lớn. Đây chính nguyên nhân dẫn đến việc công ty không bảo toàn được vốn lưu động ở năm 2001 + Công ty cần thanh lý nhanh những tài sản cố định không còn khả năng hoạt động hay cho năng suất thấp. Hiện nay số lượng máy móc thiết bị của công ty đã khấu hao được bình quân là 85% giá trị máy móc nên công ty nên thanh lý những máy móc cũ để lấy vốn đầu tư vào những máy móc mới hiện đại hơn tránh tình trạng ứ đọng vốn . 2 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2005 2.1 Sản xuất kinh doanh . Từ nay đến năm 2005 công ty sẽ chú trọng mở rộng quy mô kinh doanh, trong tương lai công ty không chỉ sản xuất sợi và dệt kim mà công ty còn mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực dệt vải bò và may quần áo bò để xuất khẩu sang nước ngoài. Không những mở rộng về quy mô sản xuất kinh doanh mà công ty còn muốn mở thêm chi nhánh mới Mục tiêu đến năm 2005 tổng doanh thu của công ty đạt 662.100.914.031 đồng trong đó doanh thu xuất khẩu là 290.003.811.956 đồng 2.2Kế hoặch về vốn Tổng nhu cầu vốn cho kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 là 596.083.998.807 đồng.Vốn hiện có đến ngày 31/12/2002 là 370 121 265 195 đồng trong đó. Vốn cố định là: 130.339.293.370 đồng Vốn do ngân sách cấp : 76.455.669.054 đồng Vốn tự bổ xung : 14.692.228.292 đồng Vốn đi vay: 39.191.396.024 đồng Vốn lưu động 239.721.971.825 đồng + Giải pháp tạo nguồn Từ nay đến năm 2005 công ty tỷ lệ bảo toàn và phát triển vốn là 1.005 hệ số tự bổ xung là 1,2 + Vốn cố định đầu tư cho cơ sở vật chất . Vốn cố định dự tính đến năm 2005 là 219.488.141.463 đồng .Như vậy vốn cố định cần bổ xung là 219.488.141.463- 130.399.293.370 = 89.088.848.093 đồng + Giải pháp tạo nguồn Khấu hao TSCĐ = 23 750 490 677 *5 =118 752 453 385 đồng Vốn tự bổ xung theo hệ số 1.15 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH MINH PHONG 3.1Giải pháp về quản lý và sử dụng vốn cố định. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Qua tình hình thực tế ở công ty TNHH MINH PHONG chúng ta thấy, đại bộ phận máy móc thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất khá hiện đại so với tình hình hiện nay ở nước ta. Nhưng số máy móc thiết bị này của công ty đã hao mòn đi khá nhiều. Cụ thể năm 2002 nguyên giá máy móc thiết bị là 348.458.778.890 đồng nhưng giá trị còn lại của số máy móc thiết bị này chỉ còn 89.369.933.609 đồng .Như vậy máy móc thiết bị đã hao mòn đi một giá trị là 295.088.845.281đồng tức là đã hao mòn đi 85% giá trị máy móc thiết bị ban đầu. Vì vậy công ty nên đầu tư đổi mới hệ thống máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất. Nếu công ty lựa chọn được dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất thì sẽ là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, ít tốn kém nguyên vật liệu. Trong năm 2002 công ty đã rất cố gắng trong việc đổi mới máy móc thiết bị với nguyên giá là 37.227.906.634 đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn vay dài hạn, cụ thể là công ty đã vay 32.009.385.063 đồng để mua máy móc thiết bị trên . Do đó vấn đề đặt ra là công ty phải phân tích tích kỹ để tìm ra giải pháp tốt nhất để đưa máy móc thiết bị vào sử dụng một cách triệt để sao cho thu được hiệu quả cao nhất, lựa chọn xem đầu tư vốn với tỷ trọng lớn vào loại máy nào là chủ yếu. Gắn trách nhiệm của người lao động với quá trình sử dụng máy móc thiết bị . Muốn sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, đồng thời giữ cho máy móc sử dụng được lâu dài thì đòi hỏi trách nhiệm của người lao động rất lớn. ở đây không thể hiểu rằng trách nhiệm của người lao động chỉ đối với việc, với ca sản xuất mà phải là thái độ trách nhiệm mang tính liên tục trong cả quá trình sử dụng của một đời máy. Do một máy có nhiều công nhân trực tiếp sử dụng theo ca nên việc máy móc hỏng hóc hoặc cho ra sản phẩm không chỉ do một công nhân trực tiếp đứng máy lúc đó mà do cả một quá trình đã sử dụng. Chính vì vậy công ty nên phân cho mỗi tổ chịu trách nhiệm một máy. Đốc công của các phân xưởng phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở để có thể phát hiện kịp thời những thiếu sót của từng tổ để kỷ luật cũng như khen thưởng kịp thời khi tổ sản xuất có những sáng kiến kỹ thuật làm việc giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Khi có vấn đề xảy ra ngoài các tổ chịu trách nhiệm ra, đốc công cũng phải chịu một phần trách nhiệm của mình Việc kiểm tra, theo dõi và gắn việc sử dụng bảo quản máy với khen thưởng kỷ luật thích đáng sẽ khuyến khích công nhân hứng thú với công việc hơn, họ sẽ làm việc hăng say hơn. Mặt khác vì quyền lợi thiết thực của chính mình họ sẽ phải giữ gìn máy móc bảo quản, sử dụng đúng mục đích như giữ gìn miếng “cơm manh áo của chính họ”. Sử lý nhanh tài sản cố định chờ thanh lý Sử lý nhanh tài sản cố định chờ thanh lý là một trong những biện pháp nhằm bổ xung vốn kinh doanh của công ty. Như chúng ta đã biết giá trị hao mòn bình quân của máy móc thiết bị của công ty là 85% điều này chứng tỏ tại công ty có những máy đã hao mòn 100% dẫn đến ứ đọng một lượng vốn cố định. Vì vậy công ty phải thanh lý nhanh tài sản cố định để bổ xung vào vốn kinh doanh của công ty . 3.2 Giải pháp về quản lý và sử dụng vốn lưu động Giải quyết nhanh lượng hàng tồn kho nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động Như đã nêu ở phần trên năm 2002 lượng thành phẩm tồn kho của công ty là 75.266.451.801 đồng chiếm 31% tổng vón lưu động. Lượng hàng tồn kho quá lớn làm tăng lượng vốn trong khâu lưu thông, làm giảm vòng quay của vốn lưu động khiến cho công ty đã thiếu vốn lưu động lại bị ứ đọng một lượng vốn vào hàng hoá tồn kho càng làm cho vốn lưu động thiếu. Mặt khác việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá cũng diễn ra chậm, có thể giải quyết vấn đề này bằng biện pháp sau; Xây dựng bộ phận Marketing ,nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường , điều tra nắm bắt thông tin trên cơ sở dó lập ra chương trình sản xuất .Cần xác định nhu cầu thị trường bằng các phương pháp sau . + Trong trường hợp biét được dung lượng thị trưòng và phần thị trường tương dối có thể tính: Nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp = Dung lượng thị trường – phần thị trường tương đối về sản phẩm đó . + Trong trường hợp biết được dung lượng thị trường nhưng chưa biết được phần thị trường tương đối: Nhu cầu thị trường về sản phẩm của công ty = Dung lượng thị trường * phần thị trường mà doanh nghiệp trong ngành có khả năng cung ứng + Đối với những sản phảm ít có sự biến đọng lớn về cầu có thể dựa vào tình hình sản xuất qua các năm và tình hình sản xuất hiện tại để xác dịnh nhu cầu . Khoán doanh thu cho các phòng chức năng và cho nhân viên bán hàng hưởng lương theo doanh thu. Quản lý tốt về các khoản phải thu Trong ba năm gân đây các khoản phải thu của công ty luôn chiếm tỷ trọng là 30% tổng vốn lưu động cụ thể đầu năm 2002 các khoản phải thu của công ty là 74.762.264.470 đồng đến cuối năm 2002 giá trị này của công ty lên tới 91.569.737.226 đồng. Như vậy cuối năm giá trị các khoản phải thu tăng lên so với đầu năm là 16.807.472.756 đồng với tỷ lệ tăng là 22%.Tốc độ tăng các khoản phải thu tương đối cao làm cho công ty không những khó khăn về vốn mà còn làm cơ cấu vốn không hợp lý. Hiện tượng vốn bị chiếm dụng gây tác hại rất lớn, nó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn giả tạo. Có thể công ty huy động đủ vốn để hoạt động nhưng lại bị chiếm dụng một bộ phận đáng kể nên vốn của công ty không được sử dụng hết, vừa giảm hiệu quả của khối lượng vốn, lại phải đi vay chịu lãi suất ngân hàng để bù đắp vào lưưọng vốn bị chiếm dụng.Vốn bị chiếm dụng là đồng tiền chết, không đem lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, công ty phải tìm mọi cách để thu hồi được khoản bị chiếm dụng , có như vậymới có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trong năm 2002 tính đến cuối năm công ty bị chiếm dụng một lượng vốn là 91.569.737.226 đồng giả sử trong năm công ty thu hồi đủ vốn bị chiếm dụng như vậy công ty giảm đi được một lượng vốn đi vay ngân hàng là 91.569.737.226 đồng với lãi suất 0.85% / tháng công ty không mất một khoản chi trả cho ngân hàng là: 91.569.737.226 *0,85% *12 =9.340.113.198 đồng Một trong vấn đề đặt ra trước mắt là công ty tìm mọi cách để thu hồi đủ số vốn này, đồng thời tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn trong thời gian tới. Muối vậy công ty có thể áp dụng một trong các biện pháp sau: + Trong trường hợp tiêu thụ sản phẩm phải quy định rõ thời hạn trả tiền hình thức thanh toán ... nếu sai mỗi bên phải chịu trách nhiệm một cách đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản ghi trong hợp đồng đã ký kết phù hợp với chính sách quy định hiện hành . + Sử dụng chiết khấu bán hàng, giảm giá tiền hàng cho những khách hàng đặt hàng với khối lượng lớn và thanh toán tiền hàng sớm nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh, hạn chế việc nợ dây dưa kéo dài, khó đòi. Quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm Đối với sản phẩm của công ty nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, do vậy việc sử dụng lãng phí hay tiết kiệm nguyên vật liệu đều có ảnh hưởng rất đến giá thành sản phẩm và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung của công ty. Để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn theo em công ty cần làm tốt các biện pháp sau: + Đối với những nguyên vật liệu mua trong nước cần đề ra các qui định trong hợp đồng như phải cung cáp đầy đủ thường xuyên, giá cả phải ổn định. nguyên vật liệu mua có dự trữ nhưng chỉ cần ít dể tránh ứ đọng vốn, tiết kiệm chi phí bảo quản. + Đối với nguyên vật liệu mua ở nuớc ngoài như bông thì phải có kế hoạch thu mu dự trữ hợp lý về số lương, chất lượng chủng loại, cần liên hệ với nhiều nơi cung cấp nhằm tìm ra nguồn cung cấp thuận lợi hơn giá cả phải trăng hơn. Bên cạnh đó công ty phải tính toán làm sao để đạt mức dự trữ hợp lý ở từng thời điểm. Khoản dự trữ phải bảo đảm quá trình sản xuất không bị gián đoạn nhưng cũng không dự trữ quá nhiều gây tình trạng ứ đọng vốn đồng thời làm tăng chi phí bảo quản và khó điều chỉnh được khi có sự biến. Ngoài ra để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì công ty cần phải tổ chức tốt hơn quá trình lao động đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu của quá trình sản xuất. Phát hành trái phiếu nhằm bổ xung vốn lưu động Công ty có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu nhằm nhằm bổ xung cho vốn lưu động. Đây là giải pháp khó thực hiện trong giai đoạn hiện nay vì thị trường chứng khoán của ta chưa phát triển. Nhưng trong thời gian tới biện pháp này cần được quan tâm vì nó có rất nhiều ưu điểm . 3.3 Giải pháp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên, các nguồn vốn hiện nay trên thị trường hầu như không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cho nên vấn đề thiếu vốn trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp. ở công ty Dệt May Hà nội, chiến lược phát triển là đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm. Với qui mô sản xuất lớn như hiện nay đòi hỏi công ty phải tổ chức huy động thêm vốn đầu tư rất lớn. Đây chính là khó khăn mà công ty cần tập trung giải quyết. Việc huy động vốn xuất phát từ hai nguồn . Huy động vốn từ bên trong : Đây là một nguồn vốn rất tiềm tàng mà công ty cần tập trung khai thác triệt để. Nguồn vốn này hình thành từ phần lợi nhuận để lại và khấu hao tài sản cố định hàng năm. Trong 3 năm gần đây lợi nhuận của công ty tăng dần qua từng năm hoạt động cụ thể năm 2000 lợi nhuận sau thuế của công ty là 625.338.693 đồng, năm 2001 là 652.338.693 đồng. Năm 2002 giá trị này là 1.128.692.119 đồng. Công ty cần xem xét phân bổ khoản lợi nhuận này vào việc bổ xung vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng . Nếu như việc phân bổ này hợp lý thì sẽ giảm bớt được khó khăn mà công ty gặp phải trong việc tổ chức huy dộng vốn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là gánh nặng vay nợ ngân hàng . Huy động vốn từ bên ngoài : Trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường có kế hoạch, điều đó tạo ra khả năng các doanh nghiệp có nhiều hình thức huy động vốn từ bên ngoài như phát hành cổ phiếu trái phiếu, hùn vốn liên doanh dài hạn.Với uy tín trên thị trường thì đây sẽ là một thuận lợi lớn cho việc huy động vốn từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy cách tốt nhất để có thể huy động được nguồn vốn từ bên ngoài là công ty nên tiến hành cổ phần hoá, trong đó công ty cần đặc biệt chú trọng khuyến khích cán bộ công nhân viên mua cổ phiếu vì điều này sẽ đem đến nhiều thuận lợi cho công ty trong quá trình phát triển.Thứ nhất công ty giải quyết được nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, Thứ hai công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên một nhà vì họ có cổ phần trong doanh nghiệp, trách nhiệm của mỗi cổ đông đối với công ty được nâng cao, tất yếu năng suất lao động sẽ được tăng lên, nguyên liệu được sử dụng tiết kiệm, kỷ luật ở các khâu sản xuất được tăng lên, công tác sử dụng vốn được quan tâm một cách chu đáo tiết kiệm hơn. 4Một số kiến nghị 4.1Đối với nhà nước Môi trường pháp luật Môi trường pháp luật tốt là tiền đề cho sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Một hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, thống nhất và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đất nước từng bước hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế đa thành phần ở nước ta hiện nay, nhà nước có chủ trương thực hiện chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do vậy nhà nước phải không ngừng kiện toàn hệ thống pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế để đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Cơ chế chính sách quản lý : Tạo điều kiện cho việc huy động vốn và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp, nhà nước nắm vai trò quan sát cần thực hiện một số công việc: Triển khai việc đánh giá hệ số tín nhiệm đối với các doanh nghiệp để từ đó áp dụng những ưu đãi với mức độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp; Những doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm cao sẽ được ưu tiên vay vốn trước vay sô lượng lớn hơn và trong trường hợp cần thiết có thể lấy uy tín là yếu tố đảm bảo để có thể vay vốn đâu tư cho kinh doanh. Hệ số tín nhiệm được đánh giá dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc dựa trên tính khả thi và hiệu quả của dự án vay vốn. Đối với Công ty TNHH MINH PHONG, qua phân tích cho thấy hiêu quả kinh doanh của những năm gần đây rất tốt và công ty đang có nhu cầu mở rộng cả về lĩnh vực kinh doanh không những chỉ sản xuất sợi và hàng dệt kim công ty còn muốn dệt và may quần áo bằng vải bò. Trong thời gian tới công ty còn muốn mở một cơ sở sản xuất kin doanh ở phố Nối nên việc nhà nước tạo điêù kiện về vốn đầu tư sẽ là rất hữu ích cho công ty trong thời gian sắp tới. + Việc xem xét tính hiệu quả và khả năng chi trả của các doanh nghiệp đối với mỗi dự án vay vốn là rất cần thiết. Tăng cường công tác thanh tra giám sát để kịp thời phát hiện những sai phạm trong công việc huy động vốn, lập đề án và sử dụng vốn của doanh nghiệp là biện pháp hữu hiệu để nhà nước tránh thất thoát vốn mà vẫn giúp doanh nghiệp có thể phát triển. + Các cơ quan chủ quản cần xây dựng những nguyên tắc kiểm tra kiểm soát thường xuyên đối với các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cấp dưới. Cần có chế độ giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Có biện pháp, qui chế để gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ quản lý doanh nghiệp trước sự tăng giảm, thất thoát tài sản, vốn trong từng doanh nghiệp. + Về các chính sách thuế cũng có thể thay đổi một số phần để tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp . Trước đây theo qui định 22/HĐBT, số tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước được hách toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng theo nghị định 59/CP của thủ tướng chính phủ thì khoản thu này được trừ vào lợi nhuận sau thuế. Điều náy có tác dụng nhất đinh trong trong việc khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn vốn được cấp từ ngân sách và tạo nguồn thu thêm cho ngân sách nhà nưóc.Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân đang thiếu vốn kinh doanh khả năng tích luỹ chưa cao đồng thời lợi nhuận sau thuế còn thấp do vậy khoản thu này sẽ làm giảm khả năng tự bổ xung vốn đầu tư của doanh nghiệp. Để giúp các doanh nghiệp tư nhân có thêm điều kiện tích luỹ và bổ xung vốn đầu tư, nhà nước có thể xem xét để bỏ khoản thu này. Bên cạnh đó, khoản VAT đối với công ty TNHH MINH PHONG chiếm một lượng rất lớn làm giảm doanh thu thuần và lợi nhuận của công ty một cách đáng kể. Nếu được nhà nước xem xét giảm mức thu xuống sẽ giúp doanh nghiẹp tiết kiệm được số vốn để đầu tư cho các năm sau góp phần giải quyết khó khăn trong việc huy động vốn của công ty. Ngoài ra, vai trò của nhà nước trong việc cải cách các thủ tục hành chính sao cho đơn giản, gọn nhẹ, không chồng chéo lên nhau nhưng vẫn chặt chẽ, chính xác là rất quan trọng. Nó giúp công ty thuận lợi hơn trong việc giao dịch kí kết hợp đồng với khách hàng, giúp cho công ty có thể giảm các chi phí không cần thiết và chớp được thời cơ kinh doanh một cách thuận lợi nhất. 4.2 Với Công ty TNHH MINH PHONG Đối với các doanh nghiệp trực thuộc như công ty TNHH MINH PHONG đề nghị công ty cần sâu sát và có sự chỉ đạo cụ thể, cần thực hiện đúng vai trò tư vấn về các mặt như sử dụng cơ sở vật chất, vốn, hướng kinh doanh có hiệu quả, cách phát huy tốt nhất những tiềm tàng sẵn có . Trong điều kiện hiện nay, uy tín của công ty TNHH MINH PHONG trên thị trường quốc tế chưa cao, do vậy tổng công ty phải quan tâm giúp đỡ tìm đối tác và có thể đứng ra bảo lãnh cho công ty trong việc ký kết các đơn đặt hàng của nước ngoài. Bên cạnh đó Công ty TNHH MINH PHONG nên đề nghị nhà nước cấp thêm vốn cho công ty để mở rộng lĩnh vực kinh doanh và địa bàn kinh doanh trong năm tới một cách thuận lợi. Mặt khác đối với các kiến nghị của công ty về việc thay đổi tài sản cố định có giá trị lớn nếu thấy phù hợp thì tổng công ty cần giải quyết một cách nhanh chóng. Kết luận Là một doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện hạch toán độc lập, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty TNHH MINH PHONG đã gặp phải không ít khó khăn đó là tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty, sự đồng nhất trí của toàn bộ thể cán bộ công nhân viên trong công ty. công tyluôn đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh , kinh doanh ngày càng có lãi , không ngừng kiện toàn bộ máy quản lý , đầu tư trang thiết bị phục vụ tốt cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH MINH PHONG, em nhận thấy đây là vấn đề bức xúc nên em đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và chon đề tài “Giải pháp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH MINH PHONG” để làm Chuyên đề tốt nghiệp.Trong phạm vi Chuyên đề em đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của cô, các bác trong ban lãnh đạo công ty , cũng như góp ý của thầy cô giáo cùng toàn thể bạn bè để bài viết của em được hoàn thiện hơn Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo , các anh chị trong phòng kế toán tài chính đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Danh sách các tài liệu tham khảo Giáo trình phan tích hoạt động kinh doanh - trường Đại học kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản giáo dục -1997. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học tài chính kế toán Hà nội - Nhà xuất bản giáo dục -1999 Các số liệu và tài liệu thực tế trong các năm 2000, 2001,2002 của công ty TNHH MINH PHONG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0080.doc
Tài liệu liên quan