LỜI NÓI ĐẦU
Sau nhiều thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế, Việt Nam đang trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế đang dần dần khởi sắc: Tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, lạm phát được kiềm chế, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoà nhịp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, hiện đại hoá trong quản lý và hoạt động nghiệp vụ nhằm xứng đáng là Trung tâm của hệ thống tiền tệ quốc gia. Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn từ nội bộ nền kinh tế và bên ngoài. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, đó là tiền đề là điều kiện để có thể tiếp nhận và sử dụng các nguồn vốn bên ngoài đạt hiệu quả đồng thời để tăng thêm tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Hiện nay, ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp có vốn nhỏ, máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu .và đang rất cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài để cải tiến, nâng cao chất lượng sản xuất. Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, đã tạo kênh dẫn vốn trực tiếp tới các doanh nghiệp và xã hội. Nhưng vai trò của Ngân hàng Thương mại trong việc đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vẫn chiếm vị trí rất quan trọng. Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chính trong nền kinh tế. Cho nên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của nền kinh tế.
Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang tích cực tìm kiếm,
triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý, khai thác tiềm năng về vốn để đảm bảo nguồn vốn ổn định, từ đó, sử dụng vốn có hiệu quả là mục tiêu hàng đầu đặt ra cho Ngân hàng. Sự phát triển của Ngân hàng là sự đóng góp, khích lệ vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Toàn thể ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đang cố gắng không biết mệt mỏi khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao.
Sau một thời gian thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – tỉnh Lai Châu, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên phòng kinh doanh,phòng kế toán em đã nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên – Lai Châu ”.
Kết cấu của chuyên đề : Gồm 3 chương.
Chương I : cơ sở lý luận chung về sử dụng vốn trong các doanh nghiệp.
Chương II : thực trạng sử dụng vốn tại ngân hàng NN&PTNT tại chi nhánh Tân Uyên – Lai Châu.
Chương III : giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
I. Khái niệm vốn, sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.Vốn và vai trò của vốn đối với DNNN trong nền kinh tế thịtrường
2. Quan điểm về sử dụng vốn
II.Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng vốn trong doanh nghiệp
III.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
4.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNN trong cơ chế thị trường.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH TÂN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU.
I.Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
1.Quá trình thành lập
2. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động của ngân hàng.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
II. Thực trạng sử dụng vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tân uyên .
1. Hiệu quả sử dụng vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Tân Uyên.
1.1. Khái niệm chung về Sử dụng vốn.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Tân Uyên.
1.3 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả Sử dụng vốn
2. Cơ cấu nguồn vốn.
3. Thực trạng về sử dụng vốn.
3.1 Hoạt động kinh doanh.
3.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
3.3Dịch vụ thanh toán
3.4 Hoạt động cho vay
4.Đánh giá hiệu qủa dụng vốn tại chi nhánh Tân Uyên
4.1. Những kết quả đạt được.
4.2. Hạn chế và nguyên nhân.
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU.
I. Định hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng NN
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
70 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả Sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tân Uyên – Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào bảng 4 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể năm 2007 cho vay ngắn hạn đạt 1.203.881, năm 2008 đạt 1.414.523 và sang năm 2009 đạt 1.961.327 tăng 546.804 triệu đồng so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 92,61%. Doanh số cho vay trung và dài hạn thấp và biến đổi không đều qua các năm. Năm 2007, doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh là 98.526 triệu đồng, tỷ trọng 7,57%; năm 2008 cùng với sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh và sự nỗ lực cố gắng không nhỏ của cán bộ tín dụng lượng cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh đã tăng lên đáng kể cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối đạt 178.320 triệu đồng gấp 1,81 lần so với năm 2007, chiếm tỷ trọng là 11,2%. Tuy nhiên sang năm 2009 lượng cho vay trung và dài hạn giảm xuống còn 156.480 chiếm tỷ trọng 7,39%.
Doanh số thu nợ của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 1.056.363 triệu đồng; năm 2001 là 1.305.000 triệu đồng, tăng 23,54% so với năm 2007, năm 2009 là 1.631.885 triệu đồng tăng 25,04% so với năm 2008.
Doanh số thu nợ của chi nhánh chủ yếu là thu nợ ngắn hạn. Doanh số
thu nợ ngắn hạn năm 2007 là 959.190 triệu đồng chiếm tỷ tọng 90,8%. Sang năm 2008, doanh số thu nợ ngắn hạn là 1.161.450 triệu đồng; năm 2009 là 1.631.855 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,53%. Có được kết quả như vậy là do chi nhánh luôn chủ động nắm chắc các thởi điểm thu nợ, đó chính là khi vụ mùa kết thúc, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thu hồi được vốn, hoàn tất chu kỳ kinh doanh (doanh số thu nợ bình quân đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm hơn 70% tổng doanh số thu nợ).
Như vậy, hoạt động cho vay chủ yếu của chi nhánh Tân Uyên tập trung chủ yếu ở cho vay ngắn hạn (chiếm hơn 90% tổng doanh số cho
vay hàng năm). Điều này phản ánh xu thế hiện nay của các ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn vì hoạt động cho vay trung và dài hạn gặp nhiều rủi ro. Hơn thế nữa, chi nhánh là một bộ phận kinh doanh thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam vì vậy lĩnh vực cho vay chủ yếu là cho vay nông
nghiệp- một lĩnh vực chủ yếu là cho vay ngắn hạn.
Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sử dụng vốn đến ngày 31/12/2009 như sau:
tổng dư nợ cho vay
Chỉ số 1(năm 2009) =
tổng nguồn vốn
688.472
= = 0,112
6.117.000
tổng dư nợ cho vay
Chỉ số 1(năm 2008)=
tổng nguồn vốn
464.487
= = 0,156
2.972.000
tổng dư nợ cho vay
Chỉ số 1(năm 2007) =
tổng nguồn vốn
392.490
= = 0,174
2.254.034
Chỉ số 1 phản ánh cứ một đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được đem đi cho vay. Trong năm 2000, cứ một đồng vốn huy động thì có 0,174 đồng đem đi cho vay, năm 2008 là 0,156, năm 2009 là 0,112. Thực tế tổng dư nợ năm 2009 cao hơn nhiều so với năm 2008 và 2007 nhưng do huy động vốn năm 2002 cao hơn rất nhiều so với năm 2008, 2009 do vậy chỉ số 1 năm 2009 thấp hơn so với năm 2007 và 2008.
Chỉ số 2(năm 2009)= doanh số cho vay/tổng nguồn vốn kinh doanh.
Chỉ số 2 phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng
được đem đi cho vay.
Qua phân tích trên ta thấy năm 2009 chi nhánh Tân Uyên đã nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh bằng cách tăng cường công tác cho vay.
Bảng 5: Huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh Tân Uyên
qua 3 năm 2007 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
I. Nguồn vốn huy động
2.254.034
2.972.000
6.117.000
Từ dân cư
859.302
1.009.000
2.385.630
Từ các tổ chức kinh tế
1.394.732
1.009.000
2.385.630
II. Sử dụng vốn
1. Tổng dự nợ cho vay
392.490
392.490
688.472
a. Theo thời hạn:
- Ngắn hạn
383.660
428.728
578.396
- Trung hạn và dài hạn
8.830
35.759
110.076
b. Theo TPKT:
- DNNN
380.393
437.842
612.775
- DNNQD
6.638
3.254
13.769
- Hộ gia đình & cá thể
5.459
23.400
61.928
c. Theo loại tiền:
- VND
373.074
438.335
624.745
- Ngoại tệ
19.416
26.152
63.727
2.Nợ quá hạn
2.274
11.194
23.408
- Ngắn hạn
2.049
10.578
22.331
- Trung và dài hạn
225
616
1077
3. Kinh doanh ngoại tệ
- Tổng doanh số mua
16.000
34.816
111.816
- Tổng doanh số bán
69.400
40.052
116.052
- Tổng L/C mở
215
284
316
- Tổng L/C thanh toán
339
344
453
- KQKD
1. Tổng thu
170.785
170.785
244.819
2. Tổng chi
94.318
128.849
194.849
3. Lợi nhuận
76.467
31.970
49.970
(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của chi nhánh Tân Uyên năm 2007-2009).
3.1 Hoạt động kinh doanh.
Năm 2009, thu nhập từ các hoạt động tín dụng chiếm 35,6% tổng doanh thu, chủ yếu là thu lãi từ các khoản vay. Thu nhập từ hoạt động thanh toán và ngân quỹ chiếm 62,4% cho thấy dịch vụ của ngân hàng khá phát triển, chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Ngoài ra thu nhập từ các hoạt động đầu tư kinh doanh ngoại tệ, uỷ thác đại lý chiếm 3% không nhiều nhưng có tiềm năng phát triển.
Chi phí cho việc huy động vốn chiếm 95,25% với khoản tiền trả lãi tiết kiệm chiếm 22,4%, tiền vay chiếm 63,9%. Chi phí dịch vụ thanh toán chiếm khoảng 0,23%. Chi cho cán bộ công nhân viên chiếm 2,3%. Lợi nhuận hoạch toán năm 2008 là 31.970 triệu đồng, năm 2009 là 49.970 triệu đồng.
3.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
3.3Dịch vụ thanh toán
3.4 Hoạt động cho vay
Trong 3 năm qua, Sở giao dịch NHNo & PTNT chi nhánh Tân Uyên hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của NHNo & PTNT , chi nhánh Tân Uyên đã thực hiện các hướng chính trong hoạt động tín dụng là:
_Tích cực mở rộng đầu tư trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn và
hiệu quả, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương, gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển nông thôn, kiên trì thực hiện đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
_Thực hiện hoạt động tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung cầu
vốn, áp dụng lãi suất thực dương, đảm bảo bù đắp chi phí.
Tìm kiếm và chuyển dần sang đầu tư theo dự án và chương trình kinh tế
có tính khả thi cao.
Bảng 6: Cơ cấu đầu tư tín dụng của chi nhánh Tân Uyên theo thành phần kinh tế.
Triệu đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Tổng dư nợ
1. DNNN
2. DNNQD
3. Hộ gia đình và cá thể
392.490
380.393
6.638
5.459
100
96,91
1,69
1,40
464.487
437.842
3.245
23.400
100
94,26
0,69
5,05
688.472
612.775
13.769
61.928
100
89
1,99
9,01
( Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của chj nhánh Tân Uyên năm 2007-2009)
Theo những số liệu trên, ta thấy được dư nợ của chi nhánh tập trung chủ yếu ở khu vực DNNN. Năm 2007, Dư nợ DNNN là 380.393 triệu đồng, tỷ trọng dư nợ chiếm 96,91%, năm 2008 Dư nợ DNNN đạt 437.843 triệu đồng tăng 57.449 triệu đồng, tỷ trọng là 94,26%. Năm 2009 dơ nợ đạt 612.775 triệu đồng, tỷ trọng dư nợ 89%. Như vậy dư nợ DNNN tăng lên đáng kể qua 3 năm, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ năm 2008 giảm so với năm 2007, năm 2009 giảm so với năm 2007, 2008 do dư nợ DNNQD có xu hướng tăng lên.
BIỂU ĐỒ PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH DƯ NỢ DNNN
BIỂU ĐỒ PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH DƯ NỢ CÁC DNNQD
Còn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì năm 2007 dư nợ là 6.638 triệu đồng, năm 2008 dư nợ là 3.254 giảm so với năm 2007. Năm 2009, chi nhánh tích cực tìm kiếm những phương án kinh doanh có hiệu quả, dự án khả thi để đầu tư do vậy đã thu hút được các DNNQD như: Công ty TNHH Quỳnh Trang… Do vậy sang năm 2009 dư nợ DNNQD đã tăng mạnh đạt 13.769 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,99 % trên tổng dư nợ.
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Tân Uyên
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %
Tuyệt đối
Tương đối %
1.Tổng dư nợ
2.Nợ quá hạn
-NQH ngắn hạn
+DNNN
+DNNNQD
-NQH trung và dài hạn
+DNNN
+DNNNQD
392.490
2.274
2049
1944
105
225
225
0
90,1
9,9
464.487
11.194
10.578
9532
1046
616
616
0
94,5
5,5
688.472
23.408
22.331
20.413
2.188
1077
941
136
95,4
4,6
3.Tỷ lệ nợ quá hạn
0,57%
2,4%
3,4%
(Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của chi nhánh Tân Uyên năm 2007-2009).
Qua bảng 7 ta thấy nợ quá hạn năm 2007 là an toàn do công tác đầu tư tín
dụng có những bước khởi sắc, cơ cấu đầu tư tập trung vào các doanh nghiệp lớn kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ có nợ quá hạn kéo dài chi nhánh đã đình chỉ cho vay, chỉ tập trung vào thu nợ bằng nhiều biện pháp. Trong năm chi nhánh đã thu hồi được 5.465 triệu đồng nợ quá hạn, trong đó nợ khó đòi là 643 triệu đồng. Việc thu nợ quá hạn vừa tích cực, đôn đốc, vừa thao gỡ khó khăn nên trong năm 2007 hầu hết các khoản nợ quá hạn phát sinh đều thu được. Vì vậy, nợ quá hạn năm 2007 chỉ là 2.274 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,57%. Nhưng trong năm 2008 nợ quá hạn của chi nhánh là 11.194, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,4%. Năm 2009 nợ quá hạn là 23.408 triệu đồng tăng so với năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn là 3,4% ( tỷ lệ này vẫn nằm trong giới hạn cho phép ). Như vậy, có thể nói tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh qua các năm là ở mức độ an toàn.
Qua bảng 7 ta cũng nhận thấy rằng nợ quá hạn của chi nhánh qua các năm chủ yếu là nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2007 nợ qua hạn ngắn hạn là 2049 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,1% tổng nợ quá hạn, năm 2008 chiếm tỷ trọng là 94,5%, năm 2002 là 94,4%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì các khoản tín dụng mà chi nhánh cung cấp chủ yếu là ngắn hạn.
Theo phân tích trên, ta thấy nợ quá hạn hiện nay của ngân hàng chủ yếu là của các doanh nghiệp Nhà nước, với nguyên nhân là do phía khách hàng: do doanh nghiệp nhà nước chưa có kinh nghiệm kinh doanh nhạy bén, qua tin tưởng vào đối tác hoặc do doanh nghiệp có trình độ xuất nhập khẩu kém nên khi chưa làm xong thủ tục thanh toán quốc tế đã vội vàng mua hàng, hoặc khi khách hàng không mua hàng nữa dẫn đến hàng tồn kho làm ứ động vốn, nợ quá hạn do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích...Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh qua các năm là thấp, đặc biệt là năm 2007, mặc dù cả doanh số cho vay và dư nợ tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại rất thấp. Như vậy, có thể nói rằng hoạt động đầu tư tín dụng tại chi nhánh Tân Uyên của NHNo&PTNT Việt Nam là lành mạnh, an toàn, chi nhánh đã thực hiện được tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.
4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH TÂN UYÊN.
4.1. Những kết quả đạt được.
Năm 2009, kinh tế tăng trưởng trở lại, GDP năm 2009 đạt mức tăng 10,3% so với năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,3%, tổng đầu tư xã hội tăng 16,8%, thu ngân sách vượt 9,5%,các hoạt động đầu tư sản xuất phát triển đã tạo một cơ sở thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong địa bàn, thêm vào đó là cơ chế chính sách của ngành ngân hàng được hoàn thiện theo hướng đồng bộ. Các quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay, giao dịch đảm bảo, điều hành lãi suất...cũng từng bước được hoàn thiện theo hướng thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của đất nước đã tạo điều kiện tốt cho khách hàng tiếp cận với hoạt động tiền tệ - tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Sử dụng vốn ở chi nhánh Tân Uyên trong thời gian qua nhìn chung là an toàn. Tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ và dưới 5%, hoạt động thu nợ cũng được tiến hành hiệu quả.
Hoạt động đầu tư tín dụng của chi nhánh đã đạt được một số kết quả nhất định: trong thời gian qua chi nhánh đã mở rộng được đầu tư tín dụng, thu hút thêm được một số khách hàng lớn, có uy tín, bước đầu tạo được những thành công thể hiện qua sự gia tăng của dư nợ tín dụng. Cơ cấu vốn huy động lớn so với đầu tư tín dụng đảm bảo được sự an toàn trong kinh doanh. Công tác thu nợ đã được cán bộ ngân hàng tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ. Hàng năm, vào đầu năm, Sở giao dịch I đã phân tích thực trạng tín dụng để có kế hoạch thu hồi nợ quá hạn nhưng có nguy cơ khó thu hồi. Với những khách hàng có khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì các cán bộ ngân hàng tích cực theo dõi, góp ý nhằm đưa ra những định hướng tốt giúp khách hàng tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh. Với những khách hàng không có khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thì cán bộ chi nhánh đã động
viên khách hàng tìm cách trả nợ ngân hàng hoặc dùng biện pháp phát mại tài sản. Vì vậy nợ quá hạn tại chi nhánh Tân Uyên là thấp và tỷ lệ nợ quá hạn an toàn.
4.2 Hạn chế và nguyên nhân.
* Hạn chế.
Bên cạnh những thành công trong hoạt động kinh doanh chi nhánh Tân Uyên còn có những hạn chế sau cần giải quyết.
- Tiến trình hiện đại hoá của ngân hàng còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của các nghiệp vụ và các dịch vụ ngân hàng hiện đại do nền kinh tế và dân cư đòi hỏi.
- Việc cấp giấy tờ về nhà đất còn chậm đã gây khó khăn cho doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng.
- Chưa có những hình thức đầu tư mới phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Việc cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế do phần lớn các doanh nghiệp này còn thiếu tín nhiệm và không đủ tài sản đảm bảo...đã làm hạn chế việc mở rộng quy mô tín dụng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa nghiêm túc, số liệu phản ánh chưa chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh
- Cán bộ làm công tác tín dụng phần lớn là trẻ, chưa có kinh nghiệm, số được đào tạo không theo nghiệp vụ ngân hàng chiếm số lượng không nhỏ, cán bộ nơi khác chuyển về chưa am hiểu địa bàn Tân Uyên. Mặt khác số lượng cán bộ được bố trí làm công tác tín dụng còn thấp, do vậy công việc tập trung vào một số cán bộ còn vất vả.
- Cơ chế lãi suất thoả thuận được ban hành tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động linh hoạt hơn trong áp dụng mức lãi suất huy động và cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều lựa chọn khi vay vốn ngân hàng nhưng cũng tạo cho các ngân hàng cạnh tranh lôi kéo khách hàng không lành mạnh bằng việc đẩy cao lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay.
* Nguyên nhân.
- chi nhánh Tân Uyên mới chỉ chú trọng cho vay các DNNN, đặc biệt là các
Tổng công ty Nhà nước, số lượng khách hàng ít.
Nguyên nhân là do:
Các Tổng công ty thường có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước có kỹ thuật công nghệ cao, dịch vụ chuyển tiền điện tử được nối mạng cả nước, sản phẩm dịch vụ đa dạng, có thế mạnh về ngoại tệ... Trong khi đó, tại chi nhánh có nhiều dịch vụ ngân hàng chưa đáp ứng được như việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ ( các khách hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ ít nên việc mua ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu để phục vụ cho nhập khẩu quá ít, thường xuyên chi nhánh phải mua ngoại tệ từ bên ngoài nên rất bị động, khó có thể đáp ứng được các khách hàng có nhu cầu vay vốn ngoại tệ lớn), hơn nữa thủ tục cho vay lại cứng nhắc do đó đã hạn chế doanh số cho vay của chi nhánh.
Đối với các thành viên Tổng công ty nằm ngoài địa bàn Lai Châu khi vay chuyển tiền có lúc còn chậm do các chi nhánh vốn có lúc không đủ để thanh toán hoặc chuyển tiền về các huyện không có nối mạng còn chậm, vì vậy tại Tổng công ty nhận nợ nhưng các đơn vị thành viên chưa nhận được tiền nên ảnh hưởng không ít đến uy tín của chi nhánh.
- Số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với chi nhánh là rất ít và đơn điệu, chủ yếu là các Công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh số cho vay và dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm liên tục qua các năm. Về dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2007 chiếm 1,69% trong tổng dư nợ, năm 2008 giảm xuống còn 0,69% và năm 2009 chỉ chiếm 1,99% tổng dư nợ. Số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn tại chi nhánh ít là do:
+ Theo thể chế tín dụng chung, doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay. Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam phần lớn là mới được thành lập, hoạt động với quy mô còn nhỏ, khả năng về tài chính rất hạn hẹp, muốn vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải có tài sản thế chấp. Mà tài sản thế chấp của doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay chủ yếu là đất đai mà chủ doanh nghiệp được quyền sở hữu. Nhưng do các giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu nhà ở Việt Nam hiện nay là chưa thống nhất nên các doanh nghiệp rất khó đáp ứng yêu cầu về tài sản làm đảm bảo cho khoản vay ngân hàng. Có thể nói, vấn đề tài sản thế chấp là trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi muốn đến vay vốn ngân hàng.
- Chi nhánh chưa mở rộng cho vay đối với những khách hàng nằm xa địa bàn. Nguyên nhân của tình trạng này là do các năm trước, khi thực hiện cho vay xa địa bàn, các cán bộ tín dụng của chi nhánh không có điều kiện thuận lợi để xuống các cơ sở nắm bắt thông tin về khách hàng, việc thẩm định không được chặt chẽ và kỹ càng, việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng gặp nhiều khó khăn... do đó lượng thông tin nắm bắt không được đầy đủ dẫn đến những rủi ro về nợ quá hạn, nợ khó đòi.
- Khách hàng vay vốn tại chi nhánh chủ yếu tập trung vào một lượng nhỏ khách hàng lớn do đó dễ bị sức ép từ phía khách hàng về lãi suất, phí thanh toán...
- Cho vay ở chi nhánh hầu hết là cho vay ngắn hạn, chưa có các dự án khả thi để cho vay trung và dài hạn mở rộng đầu tư chiều sâu, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cho đơn vị, ổn định dư nợ lâu dài cho phía ngân hàng.
- Chi nhánh còn bị cô động trong cho vay, quan hê tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể: ngân hàng và khách hàng xin vay. Quan hệ này tại trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và cùng có lợi. Do vậy, để phát triển một quan hệ tín dụng mang đúng ý nghĩa của nó, đòi hỏi cả hai bên ngân hàng và khách hàng đều phải nỗ lực tìm kiếm nhau.
- Chi nhánh Tân Uyên chưa có một chiến lược Marketing ngân hàng đúng đắn, hiệu quả biểu hiện:
+ Chính sách sản phẩm của chi nhánh chưa thật hấp dẫn, chưa thực sự lôi kéo được khách hàng như:
Chưa có dịch vụ kèm theo khi cung cấp tín dụng.
Phương thức cho vay của còn rất hạn chế, chi nhánh chỉ thực hiện vài phương thức cho vay chủ yếu: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp, còn các phương thức cho vay khách chưa được sử dụng hoặc có sử dụng nhưng rất hạn chế
+ Chính sách khách hàng còn nhiều hạn chế và không thật hấp dẫn: Chính sách khách hàng của chi nhánh mới chỉ bó hẹp ở các DNNN làm ăn có hiệu quả, chưa mở rộng hoạt động tín dụng với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần và các thành phần kinh tế khác
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU.
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI CỦA NHNN&PTNT
1. ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
- Mở rộng các hình thức huy động vốn ; Mở rộng nguồn tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và ngân hàng trong và ngoài nước.
- Tăng thêm chất lượng của nguồn vốn huy động bằng việc tăng cường thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn, đặc biệt là các nguồn vốn của dân, các khoản đầu tư của các tổ chức kinh tế nước ngoài.
- Ngoài việc mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức kinh tế, ngân hàng cần chú trọng tăng cường được các mối quan hệ với dân cư để thu hút thêm được nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng.
2. ĐỊNH HƯỚNG TRONG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN
- Mở rộng các hoạt động tín dụng như kinh doanh bất động sản, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, thanh toán thẻ tín dụng...
- Tập trung đầu tư vốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, chú trọng đầu tư cho các Tổng công ty thực hiện các chương trình được chính phủ phê duyệt. Tiếp tục đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. có đầy đủ hồ sơ pháp lý chuẩn mực, bảo đảm thu hồi vốn vay.
- Tiến hành mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với điều kiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có đầy đủ hồ sơ pháp lý.
3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT TRONG NĂM TỚI :
- Tổng nguồn vốn huy động tăng từ 25 - 30% so với năm trước.
- Dư nợ hàng năm tăng từ 20 - 25% một năm.
- Tỷ lệ nợ quá hạn giảm 5% so với năm trước.
- Đảm bảo an toàn tài sản trong kinh doanh.
- Kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng pháp luật đã quy định và thực
hiện sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên
II - GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU SỬ DỤNG VỐN TỪ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TÂN UYÊN
1. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC
1.1/ Tiếp tục chấn chỉnh tổ chức và đổi mới hoạt động của hệ thống
ngân hàng :
* Khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy để có đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện tốt luật. Khẩn trương xây dựng các thể chế về bảo hiểm tiền gửi và bảo đảm tiền vay, cùng với những chế tài nghiêm ngặt nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu và nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng
* Thực hiện chuyển đổi cơ bản về cơ chế điều hành lãi suất, cơ chế quản lý ngoại tệ, tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái, tích cực xây dựng và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện vận hành các công cụ mới
của chính sách tiền tệ phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
* Hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng mà trọng tâm là nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với dân cư và các doanh nghiệp. Chấn chỉnh bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan kiểm tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước.
* Tiếp tục cơ cấu lại nợ của các của các nhân hàng thương mại, kể cả việc xây dựng ngay các định chế cần thiết để xử lý dứt điểm nợ và tài sản thế chấp tồn đọng trong một thời gian nhất định nhằm nhanh chóng lành mạnh hóa tình trạng tài chính, nâng cao chất lượng kinh doanh tiền tệ và giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tăng vốn tự có của các ngân hàng trên cơ sở cơ cấu lại sở hữu hoặc cho vay tái cấp vốn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng ngân hàng
* Tách bạch chức năng cho vay chính sách với chức năng cho vay tín dụng thương mại thông thường của các ngân hàng thương mại quốc doanh.Từng bước nới lỏng các hạn chế hành chính không cần thiết trong hoạt đông tín dụng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng cho các ngân hàng thương mại, thúc đẩy và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của các ngân hàng.
* Nâng cao năng lực và chất lượng quản lý tài sản của các ngân hàng
thương mại, đặc biệt là phân định rõ bản chất và mức độ rủi ro của các loại tài sản, tăng cường giám sát và thu hồi nợ, cải tiến chính sách khách hàng và
điều kiện tín dụng, trích lập các quĩ để bù đắp các khoản tổn thất do rủi ro trong kinh doanh
1.2/ Nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý ở ngân hàng
cơ sở:
Trước những biến động của cơ chế thị trường Đảng và Nhà nước ta đặt vấn đề nhanh chóng cải cách triệt để hề thống tài chính ngân hàng, xây dựng hệ thống tài chính tiền tệ trong sạch, việc hoàn thành một cách thắng lợi công việc phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và sự nỗ lực của nhân viên được giao quyền, hơn là vào hành động của cán bộ quản lý hoạt động theo chức năng. Do vậy cán bộ điều hành ngân hàng phải là người lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng và củng cố giá trị tinh thần cũng như niềm tin cho nhân viên bằng lời nói và việc làm của mình. Người lãnh đạo cần phải lưu ý rằng, không phải chính họ thi hành chiến lược kinh doanh, mà là cán bộ nhân viên thuộc quyền quản lý của họ. Mục tiêu chiến lược kinh doanh chỉ thực hiện được một cách hoàn hảo, khi và chỉ khi mọi người trong tổ chức sẵn sàng hoàn thành các mục tiêu đó.
Như vậy, việc xác định nhu cầu nhân sự và tuyển chọn người vào cơ cấu tổ chức phải hợp lí và giữ cho các chỗ ấy luôn có người làm việc phải được thực hiện một cách khoa học, không được tuỳ tiện hoặc vì lợi ích riêng tư.
1.3 / Hoàn thiện môi trường pháp lí cho hoạt động ngân hàng:
Nguyện vọng chung của người đầu tư là mong đợi có hệ thống pháp lí rõ ràng, đầy đủ và bình đẳng. Hệ thống pháp lụât của nước ta hiện nay còn thiếu chặt chẽ và chồng chéo, thiếu hướng dẫn thực hiện của chính phủ, các Bộ, các Ngành có liên quan. Do đó để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư và người sử dụng vốn trong những năm tới Quốc hội ban hành những bộ luật cần thiết trong quan hệ kinh tế như: luật bảo vệ quyền tài sản tư nhân, luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, luật thương phiếu, luật séc...
Việc ban hành hệ thống pháp lí đồng bộ rõ ràng không chỉ tạo được
niềm tin cho nhân dân trong việc điều chỉnh quan hệ tiêu dùng- tiết kiệm- đầu tư mà còn đảm bảo cho hoạt động ngân hàng phát triển đúng hướng và đúng pháp luật.
1.4 / Nhà nước nên có chính sách trợ giá, chính sách bảo hiểm:
Cùng với các chính sách khác như: thuế, tín dụng, chính sách trợ giá, bảo hiểm sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển nhanh hơn mở rộng sản xuất.
Trợ giá là một giải pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng, điều đó thể hiện sự quan tâm bảo vệ sản xuất trong nước đảm bảo quyền lợi cho người dân tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài.
+Trợ giá đầu vào: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới giống... thường chi phí cao. Nhà nước nên có trợ giá để khuyến khích các hộ sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân áp dụng khoa học kỹ thuật mới nâng cao năng xuất.
+ Trợ giá đầu ra: Việc sản xuất của các hộ sản xuất, các doanh nghiệp mang tính thời vụ, việc tiêu thụ sản phẩm của người nông dân thường gặp khó khăn. Nên nhà nước cần gia tăng quỹ bình ổn giá cả, bù đắp cho nông dân, hộ sản xuất không bị mất giá, gây thua thiệt cho họ.
1.5 / Mở rộng quyền phán quyết cho các chi nhánh:
Mức phán quyết của Ngân hàng nông nghiệp Việt nam theo công văn số 2662/NNNN-03 quy định về mức phán quyết tối đa món vay của các chi
nhánh cấp II, III, IV trong đó có các qui định cụ thể cho từng lĩnh vực, quy định trên có ưu điểm là thống nhất mức phán quyết cho vay tối đa của các chi nhánh cùng cấp trong toàn quốc. Tuy nhiên việc áp dụng hạn mức này chưa hạn chế được rủi ro, chưa kích thích giữa các chi nhánh tại các địa phương khác nhau vì các ngân hàng có tỉ lệ nợ quá hạn khác nhau đều có cùng mức phán quyết. Vì vậy ngân hàng nên giao mức phán quyết khác nhau cho các chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố ( cấp II ), các ngân hàng quận, huyện ( cấp III ) tuỳ thuộc vào từng chỉ tiêu như: Sự phát triển kinh tế từng địa phương, mức dư nợ, đặc biệt là tỷ lệ nợ quá hạn.
1.6 / Xây dựng và củng cố thị trường tài chính:
Việc xây dựng và củng cố thị trường tài chính là điều kiện cần thiết và đòn bẩy quan trọng cho việc thực hiện các giải pháp tín dụng. Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu vốn thông qua hai hình thức trực tiếp và gián tiếp.
+ Trực tiếp: Giao dịch giữa người thừa vốn và thiếu vốn với nhau.
+ Gián tiếp: là giao dịch giữa người thừa vốn và thiếu vốn thông qua tổ
chức tài chính trung gian: Ngân hàng, quỹ tín dụng...
2. Giải pháp đối với ngân hàng:
2.1 / Một số giải pháp chung:
a / Cải tiến hoạt động và mở rộng các hình thức dịch vụ ngân hàng:
* Thủ tục giản đơn, gon nhẹ: Khách hàng tới gửi tiền, chuyển tiền, rút tiền... Ngoài mục đích thu lãi, an toàn, còn mong muốn thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Nếu thủ tục rườm rà quá lâu thì họ ngại và sẽ mất nhiều thời gian.
* Cung cấp thông tin, tư vấn đầu tư: Cung cấp thông tin, tư vấn đầu tư là vấn đề cấp thiết của mỗi ngân hàng giúp khách hàng hiểu biết các hoạt động của ngân hàng, biết cần phải làm gì, khi nào, ở đâu, có những thuận lợi và khó khăn nào cho họ nhằm giảm bớt thất thoát của họ và của chính ngân hàng, xã hội tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng
* Dịch vụ chi lương: Ngân hàng có thể áp dụng hình thức này với các doanh nghiệp khách hàng lớn có thu nhập cao, ổn định. Từ số dư thừa tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện chi trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp. Đến kỳ phát lương doanh nghiệp sẽ gửi một bảng lương cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ trích tài khoản của doanh nghiệp qua tài khoản nhân viên đối với các nhân viên có tài khoản tại ngân hàng, nếu nhân viên có tài khoản tại ngân hàng khác thì ngân hàng trích tài khoản của doanh nghiệp qua tài khoản của nhân viên đó tại ngân hàng kia.
b / Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh: Rủi ro xảy ra khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà không thu hồi được dẫn đến vốn bị ứ đọng không quay vòng. Để thực hiện mục tiêu kinh doanh có hiệu quả, giảm tỷ lệ rủi ro, đảm bảo an toàn vốn tín dụng ngân hàng nên thực hiện các biện pháp sau:
- Thứ nhất: Trước khi cho vay phải thẩm định kỹ khách hàng, khách hàng phải có tài sản thế chấp, đủ tư cách pháp nhân, dự án đầu tư có tín nhiệm, làm ăn tốt, có quan hệ lâu dài với ngân hàng.
- Thứ hai: Ngân hàng nên giúp đỡ tìm đầu vào hoặc nơi tiêu thụ sản phẩm của khách hàng nhằm đạt hiệu quả cao, tạo uy tín và quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng.
- Thứ ba: Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính quyền Quận, Huyện, Thành phố để quản lý tài sản thế chấp thường xuyên trao đổi cung cấp những thông tin về rủi ro tín dụng với trung tâm ngân hàng nhà nước.
- Thứ tư: Phát mại tài sản thế chấp chậm nhất 10 ngày sau khi bên vay không trả được nợ đến hạn. Ngân hàng lập hội đồng thanh lý tài sản bao gồm đại diện của ngân hàng, các cơ quan chức năng và có mặt của người sở hữu tài sản đó.
c/ Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng :
Tạo dựng lòng tin vững chắc đối với khách hàng , khuyến khích khách
hàng đến ngân hàng giao dịch .
*Thái độ của nhân viên ngân hàng :
Có nhiều khách hàng ít có quan hệ giao dịch với nhân viên ngân hàng , nên lần đầu tiếp xúc không khỏi bỡ ngỡ ngại ngùng. Nếu thái độ của nhân viên không tỏ ra niềm nở, dễ gần thì khách hàng sẽ cảm thấy không yên tâm và đôi khi khó chịu , lần sau không muốn gặp nữa.
* Trình độ của nhân viên ngân hàng :
Nhân viên ngân hàng phải có sự hiểu biết nhất định , bảo đảm có thể hướng dẫn các thủ tục và giải đáp các vướng mắc , tạo niềm tin đối với khách hàng. Người nhân viên ngân hàng phải thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ .
d/ Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng :
Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong hệ thống ngân hàng để thanh toàn nhanh chóng an toàn , chính xác , tiện lợi nên cần nhanh chóng thiết lập hệ thống tự động , liên kết thanh toán qua mạng quốc gia giữa các ngân hàng với nhau và với khách hàng trong cả nước , tham gia mạng thanh toán toàn cầu phục vụ thanh tán quốc tế , áp dụng thẻ thanh toán điện tử, thanh toán không chứng từ qua mạng vi tính giữa các ngân hàng cùng và khác địa phương.
2.2 Giải pháp đối với công tác huy động vốn :
a/ Mở rộng nhiều hình thức huy động vốn :
Việc mở rộng nhiều hình thức huy động vốn là một vấn đề đang được nói đến nhiều trong việc tăng cường nguồn vốn phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Việc mở rộng các hình thức huy động vốn sẽ tăng thêm nguồn vốn đối với cả hệ thống, tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn ngành. Hiện nay ngân hàng mới chỉ dừng lại ở một số biện pháp huy động vốn thông dụng như là nhận tiền gửi của dân cư, các tổ chức kinh tế và phát hành kỳ phiếu. Vấn đề mở rộng nhiều hình thức huy động vốn cố thể được huyđộng như sau :
* Tiền gửi thanh toán :
Hiện nay ngân hàng chủ yếu nhận tiền gửi của các doanh nghiệp vào để thanh toán qua ngân hàng . Ngân hàng cần phải mở rộng hình thức tiền gửi thanh toán này đối với một số cá nhân cố nhiều tiền gửi vào ngân hàng để thực hiện thanh toán bằng séc ( Hiện nay ngân hàng đã mở dịch vụ chuyển tiền cho các cá nhân trong phạm vi toàn quốc )
* Tiền gửi tiết kiệm :
Có thể mở rộng hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm nhằm vào các mục đích nhất định như mua nhà , mua các phương tiện sinh hoạt đắt tiền . Để huy động tiền gửi tiết kiệm,theo loại này cần phải tạo ra một sự hấp dẫn đối với khách hàng nhất là phải chú trọng đến các yếu tố như : giá rẻ , thủ tục mua bán giản đơn , thuận tiện , hàng hoá chất lượng cao .
b/ Tăng cường huy động các nguồn vốn trung và dài hạn :
Nhằm tăng thêm chất lượng của nguồn vốn huy động ngân hàng phải tăng cường huy động nguồn vốn trung hạn và dài hạn . Các nguồn vốn trung dài hạn có thể được khai thác từ phía chính phủ , từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư .
_ Đối với các nguồn vốn trung hạn và dài hạn từ phía các tổ chức kinh tế: Hiện nay tiền gửi của các tổ chức vào ngân hàng còn ít. Ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực để tạo đựoc sự tin cậy của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
_ Đối với các nguồn vốn trung hạn và dài hạn từ phía dân cư : Việc huy động tiền gửi trung hạn và dài hạn từ phía dân cư cần phải định ra nhiều loại kỳ hạn : 3 năm , 5 năm,10 năm. Với lãi suất huy động phù hợp.
c/ Mở tài khoản cá nhân và séc cá nhân :
Ngày 21/ 02 /1994 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 22/ QĐ - NH ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt và thông tư 08 / TT – NH2 ký ngày 02 / 6 / 1994 hướng dẫn việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, Trong đó có sử dụng séc cá nhân với quyết định 160 / QĐ - NH2 ngày 19/8/1993 về việc mở tài khoản cá nhân. Các Ngân hàng Thương mại cũng có các văn bản cụ thể về việc khai thác quyết định này
d/ Khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp , cá nhân và các tổ chức xã hội mở tài khoản tiền gửi
2.3 / Giải pháp đối với công tác sử dụng vốn:
a/ Đa dạng hoá các hình thức kinh doanh và hoạt động : Việc đa dạng hoá các hình thức trong hoạt động của ngân hàng là điều rất cần thiết . Là một chi nhánh mới thành lập của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lai Châu , xuất phát từ những nghiệp vụ cơ bản, ngân hàng cần mở rộng thêm nhiều hình thức kinh doanh trong thời gian tới . Việc đa dạng hoá các hình thức kinh doanh vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vừa giảm được khả năng rủi ro nếu xảy ra .Trông thời gian tới Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Tân Uyên nên mở rông thêm một số hình thức kinh doanh hoạt động là :
- Thanh toán thẻ tín dụng , chi trả tiền tự động .
- Mở dich vụ giữ hộ tiền vàng, giấy tờ có giá... cho khách hàng.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về tài chính tiền tệ.
- Làm đại lý huy động cho các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh có nhu cầu. Việc mở rộng các hình thức kinh doanh trên có điều kiện cơ bản đẻ thực hiện được , bởi vì ngân hàng có một địa điểm thuận lợi ,nằm giữa trung tâm buôn bán của quận và thủ đô .Những dịch vụ này là hoạt động sinh lời của ngân hàng nhưng đồng thờichúng lại có tác dụng thu hút khách hàng . Cũng cần lưu ý rằng trong các hoạt động dich vụ của ngân hàng, giá cả của dịch vụ cũng hết sức linh hoạt và mang tính cạnh tranh cao để thu hút được và giữ niềm tin đối với khách hàng .
b/ Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với sổ tiết kiệm và các chứng chỉ tiền gửi : Như chúng ta biết , tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn thường bị hạn chế bởi yếu tố kỳ hạn . Theo quy định người gửi tiền dưới hình thức có kỳ hạn chỉ được rút gốc và lãi khi hết thời hạn gửi . Thực tế khách hàng không thể có kế hoạch chính xác vì việc chi tiêu bất thường nên họ phải rút tiền ra trước hạn . ở trường hợp này , Ngân hàng áp dụng cho khách hàng hưởng lãi suất tiền gửi thấp hơn thấp hơn lãi suất lẽ ra khách hàng được hưởng, gây thiệt thòi cho người gửi tiền . Để khác phục tình trạng trên ,ngân hàng nên áp dụng cho vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm khi gửi tiền với kỳ hạn dài , sắp đến ngày đáo hạn mà cần rút tiền thì có thể dùng sổ tiết kiệm của mình làm vật thế chấp vay vốn ngắn hạn cho những ngày còn lại để tránh thua thiệt về lãi suất do rút tiền trước kỳ hạn . Khách hàng đựoc vay tối đa 80% giá trị của sổ tiết kiệm , việc này thuận lợi nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả tối đa vì khách hàng chỉ được vay số tiền thấp hơn giá trị tiền mình sở hữu, Khi sổ tiết kiệm đến hạn , khách hàng phải đến ngân hang rút tiền tiết kiệm để trả nợ vay hoặc dùng tiền từ nguồn khác để trả nợ. Do vậy ngân hàng nên áp dụng hình thức chiết khấu đối với sổ tiết kiệm để tạo hiệu quả hơn cho cả hai phía khách hàng và ngân hàng. Khi có nhu cầu rút tiền trước hạn , khách hàng có thể đưa sổ tiết kiệm của mình đến ngân hàng xin chiết khấu. Chi phí Giá trị của sổ Lãi suất Số ngày rút chiết khấu = tiết kiệm đến. 5 chiết khấu 5 trước hạn ngày đáo hạn: Số tiền khách Giá trị của sổ tiết kiệm Chi phí triết khấu hàng được rút ra = đến ngày đảo hạn - ( Tính cho số ngày ( cả gốc và lãi ) đã rút ra trước )
Ngoài các hình thức trên ngân hàng cũng cần phải nghiên cứu triển khai các hình thức huy động vốn dài hạn như huy động tiền gửi tiết kiệm xây dựng nhà ở, vừa hỗ trợ người dân sớm có nhà rút ngắn thời gian chờ đợi đủ vốn, vừa tạo nguồn vốn dài hạn cho ngân hàng. Hay áp dụng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm dài hạn có thưởng , tức là sau một thời gian nhất định những sổ tiết kiệm với những mã số riêng sẽ được quay thưởng giống như quay sổ số và những giải thưởng chỉ mang tính chất khuyến khích của ngân hàng. Song song với việc đa dạng hoá tiền gửi tiết kiệm , Ngân hàng cần đẩy
mạnh phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích , lãi suất linh hoạt, tuỳ thuộc vào môi trường cạnh tranh và cung cầu trên thị trường ,xây dựng đề án phát hành kỳ phiếu huy động vốn dài hạn, vừa tạo nguồn vốn vừa cung ứng hàng hoá cho thị trường vốn ra đời và hoạt động.
c/ Ngân hàng cần có phương thức đầu tư thích hợp đối với các loại hình doanh nghiệp:
_ Đối với doanh nghiệp nhà nước :
Hiện nay , ngân hàng cho vay vốn với đối tượng là doanh nghiệp nhà nước còn ít . Ngân hàng cần tiếp tục đầu tư vốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
- Bám sát tình hình tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước , đầu tư theo đúng ngành nghề đăng ký sản suất kinh doanh đã đăng ký.
- Nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính - kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo này phải chính xác và được ngân hàng kiểm tra kỹ lưỡng. Ngân hàng cần phân loại doanh nghiệp nhà nước theo 3 cấp độ A,B, C .
Các doanh nghiệp loại A có tình hình tài chính khả quan , có hướng phát triển đúng đắn . Đối với loại hình doanh nghiệp này ngân hàng cần đầu tư vốn nếu như doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản suất kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp loại B , có tốc độ tăng trưởng nhưng chậm do đó ngân hàng cần tìm hiểu kỹ tình hình của doanh nghiệp, phối hợp cùng doanh nghiệp trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngân hàng sẽ đầu tư nếu như thấy rằng hoạt động đầu tư vốn sẽ đem lại hiệu quả và hướng phát triển của doanh nghiệp là đúng đắn.
Ngân hàng nên hạn chế đầu tư vốn cho các doanh nghiệp loại C. Vì các doanh nghiệp này tình hình tài chính không mấy khả quan, sản xuất linh doanh đình đốn , không có hướng phát triển đúng đắn. Việc làm ăn kém hiệu
quả như thế sẽ dẫn đến tình trạng mất vốn nếu như ngân hàng quyết định đầu
tư vào. Do vậy trước khi đầu tư hay cho vay vốn ngân hàng cần thẩm định rõ
tình hình hoạt động của doanh nghiệpđó, từ đó có phương hướng cụ thể trong việc đầu tư.
- Tham dự vào hoạt động tài chính của các đơn vị kinh tế thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp góp phần giải toả vốn, mở rộng sự kiểm soát của ngân hàng.
_ Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh :
Việc đầu tư cho các doanh ngiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế bởi mức độ quan hệ của hiện chỉ bó hẹp trong khu vực doanh nghiệp nhà nước và hộ gia đình . Ngân hàng cần mở rộng đầu tư đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Các doanh nghiệp kinh tế ngoài quốc doanh được vay vốn của ngân hàng bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các cơ sở sản xuất kinh doanh được nhà nước công nhận . Còn về phương pháp cho vay, ngoài việc cho vay giản đơn theo mùa vụ và theo chu kỳ sản xuất , cho vay thu nợ theo từng nhóm , từng khế ước vay, nên quy định thêm một số phương thức cho vay linh động hơn như :
+ Cho vay theo “ tài khoản đặc biệt “ đối với các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh có thu nhập thường xuyên , trên cơ sở đó các hộ vay có thể chủ động rút tiền vay và nộp tiền trả nợ hàng ngày , nhưng số dư nợ không vượt quá mức đã thoả thuận trước với ngân hàng.
+ Cho vay theo dạng trả góp hàng ngày, hàng tuần , hàng tháng tuỳ theo tính chất sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp hay hộ sản xuất .
+ Từng bước cho phép doanh nghiệp sử dụng séc thanh toán và cho mở rộng các hình thức thanh toán đối với doanh nghiệp .
+ Thực hiện các dịch vụ ngân hàng đối với doanh nghiệp như bảo lãnh trong việc đấu thầu dự án , dịch vụ tư vấn ...
Trong công tác cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cần chú ý tới các điều kiện vay vốn của doanh nghiệp :
\ Điều kiện về giấy phép kinh doanh, các thủ tục pháp lý quy định về
chức năng quyền hạn của doanh nghiệp .
\ Tài sản thế chấp : Tài sản này phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp . Tài sản thế chấp được định giá cẩn thận và hợp pháp.
* Đối với tư nhân, hộ sản suất kinh doanh :
- Cần tăng cường doanh số cho vay đối với tư nhân , hộ sản suất kinh doanh nếu như kinh doanh có hiệu quả và trả đúng hạn .
- Thủ tục cho vay cần phải giản đơn , phù hợp.
- Cần bảo đảm các điều kiện về cầm cố, thế chấp tránh rủi ro.
- Mở rộng hình thức cho vay trực tiếp thông qua hợp tác xã,thông qua sự bảo lãnh của các tổ chức kinh tế .Ngân hàng phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh. Sau đó đến khi thu hoạch , doanh nghiệp tiến hành thu mua của hộ sản xuất và qua đó các hộ sản xuất trả nợ cho ngân hàng . Hình thức này tạo thêm điều kiện phát triển sản xuất đối với
hộ sản xuất kinh doanh.
- Với nhiệm vụ phát triển nông thôn, ngân hàng có thể phối hợp cùng với các công ty vật tư nông nghiệp tổ chức cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất kinh doanh. Hình thức bảo đảm này người vay vốn sử dụng đúng mục đích, thúc đẩy quan hệ với ngân hàng.
d/ Thực hiện Marketing ngân hàng :
Ngân hàng cần có một bộ phận chuyên trách thực hiện nghiên cứu chiến lược Marketing ngân hàng. Hiện nay đây là một vấn đề còn được ít ngân hàng quan tâm . Marketing ngân hàng là một hệ thống quản lý trong một ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ của ngân hàng bằng các chính sách biện pháp linh hoạt để thích ứng với thị trường đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển.Hoạt động Marketing ngân hàng phải hoàn thiện về cơ cấu tổ chức,cơ sở vật chất kỹ thuật,về trình độ nhân viên để tạo ra một hình ảnh mới về hoạt động ngân hàngvà làm cho hình ảnh đó ngày càng hoàn thiện và có sức hút đối với khách hàng.
Như vậy có thể kết luận rằng hoạt động Marketing ngân hàng luôn luôn gắn liền với hoạt động của ngân hàng trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay.
Bộ phận chuyên trách nghiên cứu về Marketing ngân hàng sẽ có những đóng góp lớn trong việc tăng cường công tác huy động vốn, sử dụng vốn và đem lại hiệu quả kinh doanh đối với ngân hàng . Bộ phận này sẽ tìm ra các phương pháp thích hợp để thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng một cách khoa học.
e/ Thực hiện triệt để cơ cấu khoán tài chính đối với cán bộ tín dụng :
Áp dụng cơ chế khoán tài chính đối với các cán bộ tín dụng ít nhiều đã có những ưu điểm nhất định .
Thực hiện thưởng vật chất đối với các cán bộ tín dụng có dư nợ cao, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, thu lãi đầy đủ.Và ngược lại có hình thức kỷ luật thích hợp đối với các cán bộ tín dụng có tỷ lệ nợ quá hạn vượt mức cho phép và không thu đủ lãi. Thực hiện biện pháp này có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng. Về phía ngân hàng có chế độ thưởng phạt về tài chính, cán bộ tín dụng sẽ tập chung, đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu khách hàngđặc biệt là dự án kinh doanh. Nhờ đó tín dụng ngân hàng sẽ biết đâu là dự án thực sự đem lại hiệu
quả kinh tế cao, có khả năng trả nợ vốn và lãi đúng hẹn để mạnh dạn cho vay đáp ứng nhu cầu của khách hàng như vậy ngân hàng sẽ mở rộng được doanh số cho vay và cho vay đúng đối tượng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặt khác tự do cơ chế khoán tài chính nên các bộ tín dụng rất sợ tỷ lệ nợ quá hạn lớn, không thu hồi được lãi đúng hạn. chính vì vậy, cán bộ tín dụng phải rất tích cức xem xét dự án trước khi cho vay, kiểm tra đôn đốc sau khi giải ngân nhằm giúp hộ sản xuất sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiêu quả. Cơ chế khoán tài chính làm cho cán bộ tín dụng có trách nhiệm hơn đối với những khoản cho vay của mình. Như thế sẽ giúp ngân hàng mở rộng cho vay, cho vay đúng đối tượng, thu tiền gốc và lãi đúng kỳ hạn, tránh đưẹc rủi ro. Bên cạnh đó, với tinh thần trách nhiệm cao và sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng những dự án không có hiệu quả kinh tế sẽ bị loại bỏ, giúp khách hàng tránh được rủi ro. Rõ ràng cơ chế khoán tài chính đã làm cho chất lượng tín dụng được bảo đảm. Ngân hàng nên tiếp tục phát huy và hoàn thiện cơ chế này trong hoạt động kinh doanh của mình, có như vậy mới ngày càng mở rộng được công tác tín dụng của khách hàng.
g/ Mở rộng cho vay thông qua tổ tín chấp :
Cho vay thông qua tổ tín chấp là một xu hướng nhằm tiếp cận trực tiếp tới hộ sản xuất một cách hiệu quả. Nhiều nhà nước đã rất thành công trong việc cấp tín dụng cho hộ sản xuất thông qua tổ tín chấp vay vốn. đặc biệt việc tín chấp đối với các hộ nghèo thông qua tổ tín chấp là cần thiết, nó quyết định đến việc thành công của chương trình tín dụng người nghèo. Ở ngân hàng nông nghiệp Hai Bà Trưng có thực hiện cấp tín dụng cho hộ sản xuất thông qua tổ thì mới giải quyết được vấn đề kiểm soát nghiêm ngặt quá trình chuyển tải vốn đó . Bởi vì, với tính tự nguyện,dân chủ và năng động , hoạt động trên cơ sở quy ước của tổ , việc cho vay thông qua tổ để giải quyết tốt các vấn đề sau :
Thứ nhất : Tổ là nơi xác định và đánh giá nhu cầu tín dụng đảm bảo công khai, chuẩn xác kịp thời. Nhờ đó ngân hàng có thể giải ngân nhanh mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.
Thứ hai : Việc hình thành tổ tín chấp vay vốn có quy ước riêng là điều kiện cần thiết thực hiện vai trò kiểm tra, đôn đốc, giám sát sử dụng vốn vay, trả nợ đúng hạn của hộ vay vốn.
Thứ ba : Tổ cũng là nơi để các hộ tương trợ nhau, không những về nhu cầu tín dụng mà còn kiến thức, là đầu mối thu nhận kỹ thuật sản xuất để chuyển tải cho từng thành viên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng.
Thứ tư : Khi trình độ quản lý của tổ được nâng lên, thì tổ cũng là nơi có thể thực hiện các dịch vụ trong ngân hàng ( như : làm đại lý thu nợ, phát tiền vay...) trong điều kiện các cánbộ tín dụng ngân hàng chưa đáp ứng trên diện rộng.
Trên đây ta thấy những vấn đề mà khi có tổ tín chấp, thì việc thông qua tổ những vấn đề đó đựơc giải quyết tốt. Do đó Ngân hàng nên áp dụng hình thức này trong thời gian tới. Những giải pháp trên đây là những biện pháp có thể thúc đẩy một cách tốt hơn công tác huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Hai Bà Trưng . Với những giải pháp đó hy vọng rằng có thể đem lại cho Ngân hàng những phương hướng có thể thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước chuyển nhanh sang cơ chế thị trường cơ sự quản lý của Nhà nước hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung có nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu và triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp về sử dụng vốn là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đảm bảo an toàn về vốn tạo điều kiện để chi nhánh Tân Uyên tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế thời kỳ mở cửa. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu bài chuyên đề đã hoàn toàn thành được một số nhiệm vụ đề ra.
- Nếu các luận chứng khoa học về sử dụng vốn.
- Nghiên cứu tổng quát về tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Tân Uyên trong thời kỳ gần đây. Qua đó đánh giá khả năng sử dụng vốn của chi nhánh Tân Uyên và những định hướng trong tương lai để sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
- Nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng
Lµ mét chi nh¸nh cña NHNN&PTNT tØnh Lai Châu, NHNN&PTNT chi nhánh Tân Uyên kh«ng ngõng v¬n lªn ®Ó kh¼ng ®Þnh m×nh. Chi nh¸nh lu«n tiÕn hµnh ®æi míi vµ hoµn thiÖn cho phï hîp víi xu híng cña khu vùc vµ thÕ giíi. §i s©u ph©n tÝch thùc tr¹ng ta thÊy ®îc nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®îc, nh÷ng h¹n chÕ cßn tån t¹i vµ rót ra ®îc nh÷ng nguyªn nh©n tån t¹i ®ã. Trªn c¬ së ®ã ®a ra nh÷ng gi¶i ph¸p, kiÕn nghÞ nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ vèn cña chi nh¸nh.
Víi thêi gian thùc tËp kh«ng nhiÒu, sù h¹n chÕ nªn chuyên đề nµy kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt. Em rÊt mong ®îc sù gãp ý kiÕn cña thÇy c«, c« chó c¸n bé ng©n hµng ®Ó chuyên đề ®îc hoµn thiÖn h¬n.
Em xin nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo đặc biệt là các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh, ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Tân Uyên cùng các bạn sinh viên để chuyên đề thực tập được hoàn chỉnh hơn.
Lai Châu ngày 08 tháng 04 năm 2010
Người thực hiện
Vũ Thị Huệ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
Khái niệm vốn, sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.Vốn và vai trò của vốn đối với DNNN trong nền kinh tế thịtrường
2. Quan điểm về sử dụng vốn
II.Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng vốn trong doanh nghiệp
III.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
4.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNN trong cơ chế thị trường.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH TÂN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU.
I.Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
1.Quá trình thành lập
2. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động của ngân hàng.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
II. Thực trạng sử dụng vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tân uyên .
1. Hiệu quả sử dụng vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Tân Uyên.
1.1. Khái niệm chung về Sử dụng vốn.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Tân Uyên.
1.3 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả Sử dụng vốn
2. Cơ cấu nguồn vốn.
3. Thực trạng về sử dụng vốn.
3.1 Hoạt động kinh doanh.
3.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
3.3Dịch vụ thanh toán
3.4 Hoạt động cho vay
4.Đánh giá hiệu qủa dụng vốn tại chi nhánh Tân Uyên
4.1. Những kết quả đạt được.
4.2. Hạn chế và nguyên nhân.
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TÂN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU.
Định hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng NN
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ĐỀ TÀI:
ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
GVHD:
SVTT:
Lai Châu, ngày tháng năm 2010
GVHD
Ths. Kim Thị Hạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_von_174.doc