Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các quy định về ATTP và
xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát và xử lí vi phạm pháp luật về
ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm
tiếp tục kiểm soát tốt tình hình ATTP trên địa
bàn; bảo đảm tính răn đe đối với các hành vi
vi phạm ATTP. Để thực hiện tốt công tác
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lí vi
phạm pháp luật về ATTP cần tiến hành đồng
bộ các hoạt động sau:
- UBND thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục
chỉ đạo các cơ quan quản lí nhà nước về
ATTP trên địa bàn, các đoàn thể, các cơ quan
thông tấn, báo chí vào cuộc mạnh mẽ trong
thông tin, công khai các hành vi vi phạm
pháp luật về ATTP trên địa bàn thành phố
giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra được
thực hiện thuận lợi, kịp thời, có hiệu quả.
- UBND cấp quận cần có biện pháp bố trí
đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản
lý nhà nước về ATTP trên địa bàn đủ về số
lượng và năng lực trình độ nghiệp vụ, nắm
vững các quy định pháp luật, các chính sách
của Trung ương và thành phố đề ra.
- Ban quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng
cần đẩy mạnh phân cấp cho Ban quản lý các
chợ trong việc tổ chức kê khai nguồn gốc
thực phẩm cho tư thương tại chợ do mình
phụ trách, đồng thời tăng cường sự phối hợp
của Ban quản lý các chợ với đội ngũ thanh
tra chuyên ngành ATTP cấp phường và cấp
quận đang được thí điểm thực hiện theo
Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg ngày
26/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ để việc
thanh tra, kiểm tra chất lượng thực phẩm
được thường xuyên.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên thị trường tại thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020
35
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
SOLUTIONS ON IMPROVING THE EFFICIENCY OF REGULATORY COMPLIANCE
WITH FOOD SAFETY LEGISLATION IN DANANG CITY'S MARKET
Ngày nhận bài: 03/08/2020
Ngày chấp nhận đăng: 29/06/2020
Lê Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thùy Trang, Phạm Xuân Sơn, Lê Thị Thu Phương
TÓM TẮT
Bài viết đề cập đến thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm và tình hình thực hiện pháp luật về
an toàn thực phẩm tại thành phố Đà Nẵng; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên thị trường tại thành phố Đà Nẵng.
Từ khóa: pháp luật an toàn thực phẩm, thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, giải pháp.
ABSTRACT
This article deals with the status of food safety legislation and the situation of regulatory
compliance with food safety legislation in Da Nang City. On that basis, several solutions are
proposed with the aim of improving the efficiency of regulatory compliance with food safety
legislation in Da Nang City's market.
Keywords: food safety legislation, regulatory compliance with food safety legislation, solutions.
1. Đặt vấn đề
Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) là
vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và
tính mạng con người, duy trì và phát triển nòi
giống cũng như quá trình phát triển và hội
nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề an
toàn thực phẩm đang được quan tâm trên
phạm vi quốc gia và quốc tế.
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh
phát triển kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế
thế giới. Quá trình này sẽ làm nảy sinh nhiều
vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp cần được xử
lý, trong đó an toàn thực phẩm là một trong
những vấn đề hết sức cấp bách, được toàn xã
hội rất quan tâm. Nhận thức được tầm quan
trọng của việc bảo đảm ATTP, Đảng và Nhà
nước đã ban hành những chủ trương, đường
lối và chính sách pháp luật điều chỉnh về vấn
đề an toàn thực phẩm, nhằm tạo lập hành
lang pháp lí góp phần bảo đảm ATTP trong
cộng đồng. Tuy nhiên, trong thời gian qua,
tình trạng vi phạm pháp luật về an ATTP
diễn ra rất phổ biến trong phạm vi cả nước,
các trường hợp vi phạm pháp luật về ATTP
ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ
nguy hiểm. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính
đến hết tháng 10/2018 cả nước đã xảy ra 91
vụ ngộ độc thực phẩm khiến hơn 2.010 người
ngộ độc trong đó có 15 trường hợp tử vong.
Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải
thức ăn nhiễm vi sinh vật, cùng với đó là một
số trường hợp bị ngộ độc do hấp thụ phải hóa
chất tồn dư trong thực phẩm (Bộ Y tế,
2009). Gần đây, sự khác biệt giữa các kết quả
phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa
gây không ít khó khăn cho người sản xuất
vừa tạo thêm hoang mang, lo lắng cho người
tiêu dùng. Cũng như các địa phương khác
trên phạm vi cả nước, trong những năm gần
đây, Đà Nẵng đã liên tiếp xảy ra hàng loạt
các vụ ngộ độc thực phẩm đe dọa đến sức
khỏe, tính mạng của người dân và các du
khách làm cho dư luận vô cùng bức xúc
trước vấn đề bảo đảm ATTP. Thống kê cho
Lê Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thùy Trang, Phạm
Xuân Sơn, Lê Thị Thu Phương, Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
36
thấy, năm 2017, trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng đã diễn ra nhiều vụ ngộ độc liên quan
đến an toàn thực phẩm. Điển hình, vụ 09 du
khách trong đoàn 50 người từ Quảng Ninh du
lịch Đà Nẵng bị ngộ độc sau khi ăn trưa tại
một nhà hàng ở Đà Nẵng vào tháng 09/2017
đã khiến nhiều người bị đau bụng, buồn nôn
phải nhập viện. Đặc biệt trước đó, cuối tháng
07/2017, khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa
Hoàn Mỹ cũng đã tiếp nhận 46 nạn nhân là
du khách đến từ Lào, nhập viện với biểu hiện
ngộ độc thực phẩm như: đau bụng, đau đầu,
sốt, nôn,sau khi ăn uống tại một nhà hàng
trên địa bàn Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm
cho thấy, 46 người đều ngộ độc thức ăn, có
biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc (Ngọc
Phúc, 2018). Gần đây nhất là vụ ngộ độc
thực phẩm chay ngày 7/5/2020 tại 5 xã thuộc
huyện Hòa Vang khiến 230 người mắc và
nhập viện điều trị với các triệu chứng sốt,
đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu
chảy. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
là do ăn phải các thức ăn bị nhiễm vi khuẩn
vượt mức cho phép (Hoàng, 2020). Nhìn
chung, vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng diễn biến rất phức tạp,
việc vi phạm các quy định về ATTP diễn ra
rất phổ biến, gây lo lắng, hoang mang cho
người tiêu dùng. Trước thực tiễn này, việc
tìm các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng
vi phạm pháp luật về ATTP trên thị trường
tại thành phố Đà Nẵng là hết sức cần thiết,
đảm bảo Đà Nẵng thực sự là thành phố “đáng
sống” như đúng với niềm tin mà người dân
cả nước đã dành cho thành phố.
2. Nội dung cơ bản của pháp luật về an
toàn thực phẩm
2.1. Quy định về điều kiện hoạt động trong
lĩnh vực an toàn thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực
quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và
Bộ Y tế là ngành nghề đầu tư, kinh doanh có
điều kiện được quy định tại Danh mục ngành
nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện ban
hành kèm theo theo Luật số 03/2016/QH14
ngày 22/11/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và
Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư. Chủ
thể muốn tham gia kinh doanh thực phẩm
phải đáp ứng được các điều kiện chung về
kinh doanh thực phẩm theo quy định của
pháp luật về an toàn thực phẩm được quy
định tại Mục 1, Chương IV Luật An toàn
thực phẩm năm 2010; Thông tư số
15/2012/TT-BYT ngày 12/09/2012 quy định
về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực
phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm. Do hàng hóa thực phẩm là loại hàng
hóa đa dạng về sản phẩm, đặc tính, thành
phần nên ngoài đáp ứng các điều kiện chung
về ATTP thì một sản phẩm, một khâu trong
quá trình lưu thông thực phẩm còn phải đáp
ứng những yêu cầu cụ thể, những điều đặc
thù để bảo đảm thực phẩm được an toàn.
Những điều kiện chung nhằm bảo đảm
ATTP là các quy định pháp lý về điều kiện
tối thiểu mà bất kỳ tổ chức, cá nhân liên quan
phải đáp ứng. Theo đó, các cơ sở này phải
bảo đảm các điều kiện chung sau: i) Điều
kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm
gồm: diện tích kinh doanh; khu vực kinh
doanh; thiết kế nhà xưởng phục vụ kinh
doanh; kết cấu và xây dựng; vệ sinh môi
trường; duy trì điều kiện bảo đảm ATTP và
lưu dữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ thực
phẩm phục vụ truy xuất nguồn gốc khi có sự
cố về ATTP; ii) Điều kiện về trang thiết bị
phục vụ kinh doanh gồm: có đầy đủ của
trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản
của từng loại thực phẩm và các quy định về
quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở; có
đầy đủ trang thiết bị để kiểm soát nhiệt độ,
độ ẩm, gió và các yếu tố ảnh hưởng tới
ATTP theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại
sản phẩm thực phẩm trong quá trình kinh
doanh; có đầy đủ thiết bị phòng chống côn
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020
37
trùng và động vật gây hại; có đầy đủ độ
chính xác và chế độ bảo dưỡng, kiểm định
đối với các thiết bị, dụng cụ giám sát, đo
lường chất lượng.; iii) Điều kiện đối với
người thực kinh doanh thực phẩm: phải đáp
ứng đủ điều kiện về kiến thức, sức khỏe và
thực hành ATTP; iv) Điều kiện về bảo quản
thực phẩm: thực phẩm phải được bảo quản
trong khu vực chứa đựng, kho riêng và phải
bảo đảm các yêu cầu nghiêm ngặt về khu vực
chứa đựng, kho bảo quản; về thiết bị, dụng
dụng cụ phục vụ bảo quản thực phẩm và quy
cách bảo quản thực phẩm; v) Điều kiện về
vận chuyển thực phẩm: phải đáp ứng đầy đủ
các điều kiện về phương tiện vận chuyển và
cơ chế vận chuyển.
Ngoài bảo đảm điều kiện chung về bảo
đảm ATTP, các tổ chức, cá nhân kinh doanh
thực phẩm còn phải bảo đảm thêm một số điều
kiện bảo đảm ATTP mang tính đặc thù. Những
quy định đặc thù này sẽ do cơ quan quản lí
chuyên ngành về ATTP quy định cụ thể.
2.2. Các quy định về quảng cáo, dán nhãn
hàng hóa thực phẩm
Quảng cáo, dán nhãn hàng hóa là một
trong những yếu tố thông tin để đánh giá chất
lượng của sản phẩm, từ đó người tiêu dùng
có thể lựa chọn những sản phẩm đạt tiêu
chuẩn về an toàn thực phẩm, bảo đảm sức
khỏe cho bản thân và gia đình mình. Nhận
thức được vai trò quan trọng của quảng cáo,
dán nhãn hàng hóa thực phẩm trong việc
đánh giá sản phẩm lưu thông trên thị trường,
nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật quy định về những điều kiện về
quảng cáo, dán nhãn của sản phẩm trong đó
có Luật ATTP năm 2010, Luật Quảng cáo
năm 2012, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP
ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật ATTP; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP
ngày 14/01/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày
13/03/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn về quảng
cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Y tế; Thông tư số 40/2012/TT-BCT ngày
21/12/2012 của Bộ Công Thương quy định
cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực
phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ
Công Thương, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP
ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn
hàng hóa.
Đối với việc quảng cáo, các cơ sở kinh
doanh cần phải bảo đảm các quy định: i)
Đăng ký nội dung quảng cáo đến cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền và được các
cơ quan này xác nhận trước khi quảng cáo;
ii) Nội dung của quảng cáo phải bảo đảm
đúng tác dụng và tính trung thực đối với sản
phẩm đã công bố; iii) Thực hiện đúng các
quy định khác về quảng cáo.
Đối với hàng hóa lưu thông trên thị
trường cần phải dãn nhãn hàng hóa (trừ một
số hàng hóa theo quy định) thì nhãn hàng hóa
bắt buộc phải có các nội dung sau: Tên hàng
hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu
trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa
và các nội dung khác theo tính chất của mỗi
loại hàng hóa. Cụ thể, với nhóm hàng hóa là
thực phẩm, nhãn hàng hóa bắt buộc phải có
định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng,
thông tin cảnh báo (nếu có); với rượu, phải
có định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử
dụng (nếu có), hướng dẫn bảo quản (đối với
rượu vang), thông tin cảnh báo (nếu có), mã
nhận diện lô (nếu có); thông tin bắt buộc trên
nhãn bao gồm định lượng, ngày sản xuất,
thông tin cảnh báo, hạn sử dụng và mã số,
mã vạch
Với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện
chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng Tiếng
Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội
dung bắt buộc bằng Tiếng Việt và giữ
nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nhãn phụ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
38
cũng được sử dụng với hàng hóa không xuất
khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông
trên thị trường, đồng thời, phải có dòng chữ
in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.
Đối với các thực phẩm bao gói sẵn, ngoài
tuân thủ các quy định về ghi nhãn hàng hóa,
nội dung bắt buộc khi ghi nhãn đó là: Thông
tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm,
trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây
hiểu lầm cho người sử dụng; Tên sản phẩm
phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu
gấp 3 lần cỡ chữ khác trên nhãn; Khi chuyển
dịch nhãn phải bảo đảm không sai lệch nội
dung so với nhãn gốc. Theo quy định của
pháp luật, “Hạn sử dụng an toàn” bắt buộc
phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến
ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực
phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,
thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng
cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả
năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng
an toàn đối với các thực phẩm khác có thể
ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp
với loại sản phẩm thực phẩm.
2.3. Quy định về trách nhiệm quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm có sự quan trọng nhất
định đối với đời sống, kinh tế, chính trị. Do đó,
cần có những hành lang pháp lý để đưa ra quy
chuẩn cho mỗi loại thực phẩm, xác định thẩm
quyền chịu trách nhiệm quản lý, giám sát,
kiểm tra đối với các nhóm thực phẩm. Theo
quy định tại Điều 61 Luật ATTP năm 2010,
Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về
ATTP và giao trách nhiệm quản lí cụ thể về
ATTP cho ba Bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn và Bộ Công thương
(Luật ATTP năm 2010, Điều 62, 63, 64).
Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý ATTP
trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế
biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập
khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm,
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống
đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực
phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo
quy định của Chính phủ; Quản lý ATTP đối
với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh
doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân
công quản lý; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong
quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được
phân công quản lý (Luật ATTP năm 2010,
Điều 62).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
có trách nhiệm quản lý ATTP đối với sản
xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối;
Quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất,
thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản,
vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh
doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm
từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau,
củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và
các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu,
mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực
phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản
thực phẩm khác theo quy định của Chính
phủ; Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu
bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá
trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý
(Luật ATTP năm 2010, Điều 63).
Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý
ATTP trong suốt quá trình sản xuất, chế biến,
bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu,
kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước
giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản
phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực
phẩm khác theo quy định của Chính phủ;
Quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao
gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản
xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc
lĩnh vực được phân công quản lý. Với quy
định về trách nhiệm quản lý ATTP như trên,
pháp luật đã phân định khá rõ trách nhiệm
quản lý ATTP của từng Bộ đối với mỗi nhóm
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020
39
sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của
mình (Luật ATTP năm 2010, Điều 64).
3. Thực tiễn thực hiện các quy định về an
toàn thực phẩm trên thị trường tại thành
phố Đà Nẵng
3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về
điều kiện an toàn thực phẩm của cá nhân,
tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Vi phạm pháp luật về ATTP là tình trạng
đáng bạo động trong phạm vi cả nước và Đà
Nẵng là địa phương không tránh khỏi các vi
phạm về ATTP. Trong những năm qua, tình
trạng vi phạm pháp luật về điều kiện an toàn
thực phẩm tại thành phố Đà Nẵng vẫn liên
tiếp xảy ra. Việc các cơ sở kinh doanh không
tuân thủ các quy định về chế biến, bảo quản
thực phẩm khiến thực phẩm bị nhiễm vi sinh
vật vượt mức cho phép đang có xu hướng gia
tăng tại các địa bàn, dẫn đến nhiều trường
hợp người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm
do ăn phải thực phẩm không bảo đảm ATTP.
Điển hình là vụ ngộ độc thực phẩm từ ngày
07/05 đến 10/05/2020 tại huyện Hòa Vang
khiến 230 người phải nhập viện. Kết quả lấy
mẫu xét nghiệm thực phẩm của cơ quan chức
năng cho thấy các nạn nhân bị ngộc độ do ăn
phải các món ăn bị nhiễm vi sinh vật vượt
mức cho phép; trong đó, có 3 loại vi sinh vật
vượt ngưỡng và gây ngộ độc là Bacillus
cereus - loại vi sinh vật gây tiêu chảy & nôn
mửa, Escherichia coli - gây tiêu chảy tạm
thời, Staphylococus aureus - gây ra tình trạng
nhiễm trùng (Vũ Lê, 2020). Trong những
năm qua, đội cảnh sát Kinh tế của các quận,
huyện trên địa bàn Đà Nẵng đã phát hiện
nhiều cơ sở chế biến thực phẩm sử dụng phụ
gia không rõ nguồn gốc. Năm 2018, cơ quan
chức năng đã xử lý vi phạm hành chính các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với
600 cơ sở vi phạm quy định về ATTP (chiếm
tỷ lệ 2,39%) với số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.
Năm 2019, cơ quan chức năng đã xử phạt
hành chính đối với 291 cơ sở vi phạm một số
quy định về ATTP với số tiền gần 1,7 tỷ
đồng (Thanh Thảo, 2019). Bên cạnh đó, tình
trạng cơ sở kinh doanh sản xuất với quy mô
vừa, nhỏ lẻ chưa có giấy tờ đầy đủ như giấy
phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh
ATTP vẫn còn tồn tại. Trong khi đó, không ít
cơ sở kinh doanh đã cố gắng bằng mọi cách
đạt được các tiêu chuẩn về ATTP để làm thủ
tục được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
ATTP. Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy
chứng nhận thì việc bảo đảm các điều kiện về
ATTP chỉ mang tính đối phó. Vào những đợt
cao điểm thanh tra, kiểm tra ATTP, các điều
kiện bảo đảm ATTP mới được các cơ sở kinh
doanh chú trọng thực hiện. Sau thanh tra,
kiểm tra, vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều cơ sở
kinh doanh bất chấp các điều kiện về ATTP,
bất chấp lợi ích của người tiêu dùng và lợi
ích của xã hội.
Qua khảo sát 10/56 chợ trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng cho thấy việc kinh doanh thịt
gia súc, gia cầm không bảo đảm điều kiện
ATTP diễn ra rất công khai nhưng ban quản
lí chợ vẫn không có biện pháp xử lí. Thịt gia
súc, gia cầm thường được bày bán tươi sống
ở các chợ, các sản phẩm chủ yếu được bày
bán trên mặt bàn inox, bàn gỗ hoặc bàn ốp đá
không được bảo quản trong điều kiện lạnh,
đảm bảo yêu cầu về ATTP đối với thịt gia
súc, gia cầm tươi sống. Thậm chí, có nhiều
chợ không có khu quy hoạch bán thịt gia súc,
gia cầm tươi sống riêng theo quy định về
ATTP.
Tại chợ đầu mối Hòa Cường của Đà
Nẵng, tình hình thực hiện pháp luật về ATTP
trong thời gian gần đây đã có những chuyển
biến tích cực, ban quản lí chợ thường xuyên
phối hợp với Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ
thực vật, Chi cục quản lý chất lượng và Bảo
vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Đà Nẵng thường
xuyên kiểm tra, kiểm soát hàng hóa. Hằng
năm, ban quản lí chợ đều tiến hành tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, tập huấn về vệ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
40
sinh ATTP; kiểm tra ngoại quan, cảm quan,
nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, định lượng,
định tính. Tuy nhiên, do lượng hàng hóa vào
chợ đầu mối rất lớn và tiêu thụ hết trong
ngày mà việc lấy mẫu kiểm định hàng hóa thì
từ 3 đến 7 ngày mới có kết quả nên không
thể bảo đảm ATTP đối với tất cả hàng hóa tại
chợ đầu mối. Bên cạnh đó, do đa phần nguồn
thực phẩm trên địa bàn thành phố được cung
cấp từ nhiều tỉnh lân cận, nên việc xác định,
kiểm tra, giám sát nguồn gốc thực phẩm tại
các chợ, cơ sở sản xuất là vô cùng khó khăn.
Lợi dụng lỗ hổng này mà các cá nhân, tổ
chức sản xuất, kinh doanh sẵn sàng nhập
hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc,
thực phẩm không bảo đảm ATTP để thực
hiện hành vi gian dối nhằm thu được tối đa
lợi nhuận.
3.2. Thực tiễn thực hiện các quy định về
dán nhãn hàng hóa của cá nhân, tổ chức
sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện
nhằm bảo đảm ATTP thì dán nhãn hàng hóa
thực phẩm được xem như là yếu tố quan
trọng quyết định sự sống còn của các doanh
nghiệp. Về cơ bản, đa số cơ sở kinh doanh
thực phẩm thực hiện đúng quy định về dán
nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, một số cơ sở kinh
doanh vẫn vi phạm quy định về dán nhãn,
làm người tiêu dùng hiểu nhầm về chất lượng
hàng hoá và gây khó khăn trong công tác
quản lí nhà nước đối với các sản phẩm hàng
hóa trên thị trường. Hành vi vi phạm quy
định về dán nhãn diễn ra rất phổ biến được
các nhà sản xuất ưu tiên sử dụng là trên nhãn
hàng hóa thường ghi “Không chứa các chất
độc hại”. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm khi
được cơ quan chức năng kiểm tra thì có kết
quả trái ngược với thông tin ghi trên nhãn
dán. Điển hình vụ việc mì ăn liền Tiến Vua.
Trên bao bì của hãng mì này có ghi “Mỳ ăn
liền không chứa Transfat” nhưng theo kết
quả phân tích mẫu số 10071105/107315 của
công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Sắc Ký
Hải Đăng thành phố Hồ Chí Minh thì trong
một gói mỳ Tiến Vua, tỉ lệ chất Transfat là
0,097%, chứ không phải bằng 0.
Việc vi phạm quy định về dán nhãn hàng
hóa không chỉ diễn ra ở những cơ sở kinh
doanh vừa và nhỏ mà ngay cả những doanh
nghiệp có quy mô lớn cũng đã và đang vi
phạm quy định về dán nhãn hàng hóa đó là
các công ty sữa. Theo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 5:1-2017/BYT đối với các
sản phẩm sữa dạng lỏng do Bộ Y tế đã ban
hành, có hiệu lực từ tháng 3/2018 thay thế
QCVN 5:1-2010/BYT, “sữa tiệt trùng”
không còn được coi là một loại sữa nữa, tiệt
trùng chỉ là một dạng công nghệ xử lí sữa; vì
vậy, các doanh nghiệp sẽ không được sử
dụng khái niệm “sữa tiệt trùng” trên nhãn
hàng hóa để coi đó là một loại sữa, cụm từ
“tiệt trùng” chỉ được ghi sau loại sữa như sữa
tươi nguyên chất tiệt trùng,sữa tươi tiệt trùng,
sữa hoàn nguyên tiệt trùngThế nhưng đến
nay, nhiều hãng sữa vẫn ghi trên nhãn hàng
hóa cụm từ “sữa tiệt trùng” với tư cách là
một loại sữa và được bày bán công khai tại
các cửa hàng. Đó là chưa kể đến việc vi
phạm quy định về dán nhãn hàng hóa của
công ty của sữa Vinamilk khi in trên bao bì
tên gọi “Sữa dinh dưỡng” và dán nhãn “học
đường”. Việc Vinamilk đưa ra thị trường các
sản phẩm có tên gọi “sữa dinh dưỡng”, dán
mác “học đường” và ghi thành phần nguyên
liệu trên nhãn hàng hóa là vi phạm các quy
định về dán nhãn hàng hóa: i) Vi phạm quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:1-
2017/BYT vì theo mục I.1 quy chuẩn thì sữa
dạng lỏng bao gồm sữa tươi nguyên chất
thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi nguyên chất
tách béo thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi
thanh trùng/tiệt trùng, sữa tươi tách béo
thanh trùng/tiệt trùng, , sữa hoàn nguyên
thanh trùng/tiệt trùng, sữa hỗn hợp thanh
trùng/tiệt trùng, nhóm sữa cô đặc và sữa đặc
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020
41
có đường (sữa đặc, sữa đặc có đường, sữa
tách béo cô đặc bổ sung chất béo thực vật,
sữa tách béo cô đặc có đường bổ sung chất
béo thực vật). Như vậy, “sữa dinh dưỡng”
không thuộc bất kì loại sữa lỏng nào theo
danh mục quy định của quy chuẩn QCVN
5:1-2017/BYT; ii) Vi phạm phạm Nghị định
số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của
Chính phủ. Theo quy định tại Khoản 12 Điều
2 Nghị định số 43 thì thành phần của hàng
hóa là các nguyên liệu kể cả chất phụ gia
dùng để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và
tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp
hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi. Trong
khi đó, bản tự công bố sản phẩm số 39-
C3/VNM/2018 với sản phẩm “Sữa dinh
dưỡng có đường – Vinamilk ADM Gold –
Học đường” lại có cách ghi thành phần như
sau: Sữa (95,7%) (nước, sữa bột, chất béo
sữa), đường (4,0%), chất ổn định (471, 460
(i), 407, 466), vitamin (natri ascorbat, PP, E,
B1, B6, B5, A, acid folic, B2, K1, D3),
khoáng chất (tricalci phosphat, sắt
pyrophosphat, kẽm sulfat, đồng sulfat, kali
iodid, natri selenit, hương liệu tổng hợp dùng
cho thực phẩm, taurin. Cách ghi này cho thấy
“Sữa (95,7%)” không phải một thành phần
nguyên liệu, mà là hỗn hợp được tạo nên từ
các thành phần (nước, sữa bột, chất béo sữa).
Ghi hỗn hợp (nước, sữa bột, chất béo sữa)
thành “thành phần sữa” là không minh hóa
thông tin thành phần, tỉ lệ thành phần nguyên
liệu để tạo nên sản phẩm gồm nước, sữa bột,
chất béo sữa (Hồng Thủy, 2019).
Việc vi phạm quy định ATTP về dán nhãn
hàng hóa đã giúp công ty đánh lừa được rất
nhiều khách hàng. Nhiều đơn vị trường học
đã kí hợp đồng với Vinamilk để thực hiện đề
án sữa học đường cho học sinh tiểu học,
trong đó có Đà Nẵng. Điều đáng nói hơn cả
là việc vi phạm các quy định về dán nhãn
hàng hóa đối với một số loại sữa hộp giấy
của Vinamilk rất rõ ràng nhưng không hề bị
các cơ quan chức năng xử lí.
3.3. Thực tiễn thực hiện quy định về
trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm
Quản lý ATTP là một trong những yếu tố
đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm nguồn cung ứng thực phẩm an toàn, chất
lượng cho cộng đồng. Chính quyền Đà Nẵng
ý thức rõ việc quản lý nhà nước về ATTP
trên địa bàn là nhiệm vụ hết sức cấp bách và
quan trọng, có ý nghĩa thiết thực tác động
trực tiếp đến đời sống xã hội của địa phương
nên đã có những chỉ đạo quyết liệt đối với
công tác quản lí nhà nước về ATTP. Ủy ban
nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng đã
ban hành cũng như chỉ đạo các cơ quan chức
năng ban hành những văn bản quản lí nhà
nước về ATTP nhằm tăng cường các hoạt
động quản lí nhà nước về ATTP trên thị
trường thành phố Đà Nẵng. Các cơ quan
quản lí nhà nước đã tập trung giải quyết vấn
đề bức xúc về ATTP là tình trạng sử dụng
chất cấm trong chăn nuôi; thuốc bảo vệ thực
vật không đúng quy định trong rau, quả; lạm
dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản. Kết quả là đã giảm thiểu
rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
trong rau, quả; hạn chế tồn dư hóa chất,
kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản
nuôi tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực
phẩm. Ban Quản lý ATTP tại thành phố Đà
Nẵng trong những năm qua đã chỉ đạo các
đơn vị đã tăng cường phối hợp kiểm soát
chặt chẽ hàng hóa lưu thông, phân phối trên
địa bàn, ngăn chặn việc kinh doanh hàng
thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, gian lận
thương mại, kiểm soát kinh doanh phụ gia
thực phẩm, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật,
thú y. Theo báo cáo năm 2018, các đơn vị đã
lấy 1.666 mẫu thực phẩm để kiểm tra các chỉ
tiêu về ATTP vượt 836 mẫu tương ứng
100,7% so với chỉ tiêu giao là 830 mẫu
(Công Tâm, 2019). Năm 2019, các cấp, các
ngành của thành phố đã thanh tra, kiểm tra
21.690/23.467 cơ sở sản xuất, kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
42
thực phẩm và dịch vụ ăn uống, thức ăn
đường phố, tàu cá trên địa bàn thành phố; xử
phạt vi phạm hành chính 291 cơ sở với số
tiền gần 1,7 tỷ đồng (Thanh Thảo, 2019).
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
công tác quản lí nhà nước về ATTP tại Đà
Nẵng cũng bộc lộ những bất cập nhất định.
Hiện nay, tại Đà Nẵng hơn 80% sản lượng
rau quả, thủy sản và thịt mà thành phố tiêu
thụ được nhập từ ngoại tỉnh về các chợ đầu
mối và cơ sở giết mổ tập trung bởi các chủ
vựa thu gom từ nông hộ nhỏ ở các địa
phương khác (Công Tâm, 2019). Do đó, cơ
quan quản lý nhà nước về ATTP gặp nhiều
khó khăn và không thể kiểm soát hết tất cả
các mặt hàng. Đồng thời, cơ sở vật chất và
điều kiện bảo đảm ATTP ở một số cơ sở giết
mổ và chợ đầu mối còn chưa đáp ứng đúng
quy định, lại hoạt động chủ yếu vào ban
đêmnên rất khó triển khai các giải pháp
kiểm soát ATTP.
Đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh
thực phẩm mang tính hộ gia đình hoặc thủ
công, các cơ quản lí nhà nước dường như
chưa kiểm soát được vấn đề vệ sinh ATTP vì
số lượng cơ sở chế biến, kinh doanh thực
phẩm mang tính hộ gia đình hoặc thủ công
hoạt động ở Đà Nẵng rất lớn. Ví dụ như
những cơ sở sản xuất rượu gạo, rượu ngâm,
rượu dân tộc, nước khoáng đóng bìnhtự
phát, các cơ quan chức hiện chưa tìm ra giải
pháp quản lí về vệ sinh ATTP một cách đầy
đủ và hiệu quả. Điều này làm ảnh hưởng
không nhỏ tới sức khỏe của người tiêu dùng
khi mà các cơ sở sản xuất này đang có xu
hướng phổ cập rượu, nướctự sản xuất tại
các hàng quán bình dân.
Ngoài những nguyên nhân khách quan
nêu trên, bất cập trong công tác quản lí nhà
nước về ATTP tại Đà Nẵng còn xuất phát từ
nguyên nhân chủ quan – nguồn lực quản lí
nhà nước về ATTP. Thực tế cho thấy lực
lượng cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra chuyên
ngành còn nhiều hạn chế về chuyên môn và
chất lượng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến
công tác quản lí nhà nước về ATTP: i) Công
tác tham mưu, thực hiện chính sách ATTP
không kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu thực
tiễn đặt ra, mục tiêu chính sách chưa bảo
đảm; ii) Vấn đề ATTP luôn phát sinh những
nội dung mới, phức tạp, đòi hỏi phải liên tục
cập nhật các thông tin về quản lý, kiến thức
khoa học mới đòi hỏi phải có một đội ngũ
cán bộ quản lí giỏi về chuyên môn thì mới
đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề phát sinh.
Thêm vào đó, chế độ tiền lương, tiền
công và chế độ đãi ngộ theo quy định hiện
hành không bảo đảm điều kiện sống và làm
việc đối với cán bộ, công chức và người làm
công tác bảo đảm ATTP. Điều này gây ra hệ
lụy là cán bộ không tận tụy, công tâm trong
thực hiện nhiệm vụ, một số cán bộ có hành
vi tham ô, nhận hối lộ. Khảo sát hoạt động
quản lí nhà nước đối với việc bảo đảm
ATTP tại một số chợ, nhóm tác giả phát
hiện ra sự lỏng lẻo trong công tác thanh tra,
kiểm tra của các cơ quan. Đa số các cơ quan
chức năng kiểm tra, thanh tra ở các chợ lớn
theo tuần, còn các chợ có quy mô nhỏ thì cơ
quan chức năng thường chỉ định kì kiểm tra
theo nội dung. Sự lỏng lẻo trong công tác
quản lí nhà nước đối với vấn đề ATTP đã
tạo nên những lỗ hổng quản lí khiến các cơ
sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm
có cơ hội vi phạm pháp luật ATTP, thu lợi
bất chính và làm ảnh hưởng tới sức khỏe
người tiêu dùng cũng như sự phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương
4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc
thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
trên thị trường tại thành phố Đà Nẵng
4.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
việc thực hiện pháp luật về điều kiện bảo
đảm an toàn thực phẩm
Chính quyền cần đưa ra những giải pháp
nhằm hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020
43
doanh thực phẩm có đủ điều kiện về cơ sở
vật chất, công nghệ mớitrong việc bảo
đảm điều kiện an toàn thực phẩm; hỗ trợ mở
rộng cũng như chuyển đổi phương thức sản
xuất, chế biến để bảo đảm thực phẩm đúng
tiêu chuẩn an toàn; khuyến khích kinh doanh
thực phẩm “sạch” theo mô hình lớn, bảo đảm
các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn an toàn.
Đồng thời với các giải pháp hỗ trợ, chính
quyền cần thực hiện đồng bộ công tác vận
động, tuyên truyền chính sách của đảng,
pháp luật của nhà nước về ATTP; đặc biệt là
đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đến từng cá
nhân kinh doanh, hộ nông dân, chủ trang trại,
doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các quy
định bảo đảm các điều kiện về ATTP, ký
cam kết bảo đảm điều kiện ATTP. Việc vận
động cần được nhân rộng và đa dạng hóa
dưới nhiều hình thức khác nhau để có thể tập
hợp được sức mạnh đoàn kết rộng rãi của
cộng đồng, cùng chung tay đẩy lùi thực phẩm
không bảo đảm an toàn, quyết tâm đạt được
mục tiêu “đến bàn ăn của người dân phải là
thực phẩm sạch” như Phó Chủ tịch UBND
thành phố Đặng Việt Dũng đã đặt ra tại cuộc
họp ngày 08/04/2016 về công tác quản lý an
toàn thực phẩm và kế hoạch thanh tra, kiểm
tra an toàn thực phẩm. Các giải pháp tuyên
truyền, vận động cần được đồng bộ hóa,
thống nhất từ trên xuống dưới, từ các quận,
phường đến thôn, xóm. Trong công tác vận
động tuyên truyền, cần nêu cao tính giáo dục,
đề cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh
doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và trách
nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng
trong công tác bảo đảm điều kiện về ATTP.
Cùng với hoạt động tuyên truyền, giáo
dục, cơ quan quản lí nhà nước về ATTP cần
tăng cường thanh tra, kiểm tra và nghiêm
khắc xử lí đối với các cơ sở kinh doanh vi
phạm pháp luật về bảo đảm điều kiện ATTP.
Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo đảm
điều kiện ATTP trong thời gian qua trên thị
trường có một phần lỗi do việc quản lí lỏng
lẻo của cơ quan chức năng và sự thiếu
nghiêm khắc trong việc xử phạt các cơ sở
kinh doanh vi phạm quy định pháp luật. Vì
thế, cần triển khai đồng bộ các giải pháp nêu
trên để tăng thêm hiệu quả thực hiện pháp
luật về bảo đảm điều kiện ATTP.
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
việc thực hiện pháp luật về dán nhãn hàng
hóa thực phẩm
Cơ quan quản lí nhà nước về ATTP kịp
thời trong công tác kiểm tra, phát hiện và xử
lý các hành vi vi phạm về dán nhãn hàng hóa
của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng vi phạm
quy định về dán nhãn hàng hóa, gây nhiễu
loạn thị trường.
Khi xử lí các hành vi vi phạm quy định về
dán nhãn hàng hóa cần xác định rõ trách
nhiệm của các đối tượng trong việc vi phạm
các quy định về dán nhãn hàng hóa để áp
dụng các biện pháp xử lý phù hợp và nghiêm
minh, bảo đảm nâng cao ý thức của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh trong việc tuân thủ các
quy định về ATTP, đồng thời bảo đảm được
tính răn đe đối với các chủ thể sản xuất, kinh
doanh khác.
Chính quyền cần tuyên truyền, vận động
người dân cùng chung tay trong công tác đấu
tranh với các thủ đoạn làm giả, làm nhái
nhãn hàng hóa, dán nhãn hàng hóa sai quy
định trên thị trường. Để làm được điều này,
chính quyền ngoài thành lập đường dây
nóng, thì cần cung cấp địa chỉ email của các
cơ quan quản lí nhà nước về ATTP trên các
phương tiện truyền thông cho người dân biết
để người dân kịp thời phản ánh, tố giác các
hành vi vi phạm pháp luật về ATTP nói
chung và dán nhãn hàng hóa nói riêng. Nâng
cao năng lực và thái độ của các cán bộ, công
chức làm công tác tiếp nhận ý kiến phản hồi,
tố giác từ phía người dân để việc tiếp nhận ý
kiến phản hồi, tố giác trong cộng đồng đạt
được hiệu quả cao nhất.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
44
4.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện văn bản quản
lí nhà nước về ATTP và công tác chỉ đạo,
điều hành đối với hoạt động quản lí nhà
nước về ATTP
Theo quy định của Luật ATTP năm 2010,
chức năng quản lí nhà nước ở địa phương về
ATTP thuộc về Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Sở Công thương. Hiện
nay, tại Đà Nẵng xảy ra tình trạng các văn
bản quản lí nhà nước về ATTP do các sở này
ban hành còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo
gây nhiều khó khăn trong công tác quản lí
nhà nước về ATTP. Để tạo sự thống nhất,
đồng bộ trong công tác quản lí nhà nước về
ATTP, UBND thành phố Đà Nẵng cần chỉ
đạo Ban quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng
chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công
thương hợp nhất các văn bản hướng dẫn thực
thi công tác quản lý nhà nước về ATTP trên
địa bàn thành phố, tránh sự mâu thuẫn chồng
chéo giữa các văn bản.
UBND thành phố Đà Nẵng cần đẩy
mạnh việc chỉ đạo, điều hành công tác quản
lý về ATTP trên địa bàn thành phố, chỉ đạo
và giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban quản lý
ATTP thành phố, Sở Thông tin và Truyền
thông, Sở Nội vụ, UBND cấp quận và cấp
phường. Bên cạnh đó, thành phố cần có sự
học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương đang
làm tốt công tác quản lý nhà nước về vấn đề
an toàn thực phẩm như Trà Vinh, Cần Thơ,
Quảng Ninhđể có những chấn chỉnh kịp
thời trong công tác quản lý trên địa bàn
thành phố góp phần đem lại hiệu quả cao
trong công cuộc xây dựng “Thành phố bảo
đảm an toàn thực phẩm”.
4.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
lực quản lí nhà nước về an toàn thực phẩm
Yếu tố nguồn lực là một trong những yếu
tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành
bại của việc thực hiện công tác quản lí nhà
nước nói chung và quản lí nhà nước đối với
ATTP nói riêng. Để phát huy hiệu quả vai trò
của yếu tố nguồn lực trong công tác quản lí
nhà nước về ATTP, chính quyền Đà Nẵng
cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp:
- Tăng cường biên chế cho đội ngũ
chuyên trách thực hiện công tác quản lí nhà
nước về ATTP ở các cấp, đồng thời củng cố
đội ngũ cán bộ chuyên trách ATTP ở các
cấp, đảm bảo họ có đủ khả năng tham mưu,
quản lý điều hành và tổ chức thực hiện các
hoạt động QLNN về ATTP.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý
nhà nước về ATTP. Hiện nay, nguồn nhân
lực làm công tác ATTP rất yếu do ATTP là
một chuyên ngành mới chưa được đào tạo
chuyên khoa; vì vậy, để nâng cao trình độ
chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức
làm công tác quản lý nhà nước về ATTP cần
tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác
quản lý nhà nước trên lĩnh vực ATTP, phối
hợp với các tổ chức, đơn vị chuyên ngành có
kinh nghiệm trong công tác quản lý ATTP
trong và ngoài nước tổ chức tập huấn nhằm
bồi dưỡng năng lực quản lý, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý ATTP
các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Có cơ chế đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức làm công tác quản lí nhà nước về ATTP
nhằm đảm bảo đời sống của cán bộ, công
chức để giúp họ yên tâm công tác, nâng cao
tinh thần trách nhiệm và thái độ tận tụy trong
công việc, tránh xảy ra các hiện tượng tiêu
cực trong công tác quản lý nhà nước về
ATTP; đồng thời kiên quyết loại bỏ những
cán bộ có biểu hiện tiêu cực thiếu trách
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020
45
nhiệm trong thực thi công vụ góp phần mang
lại tính hiệu quả trong công tác quản lý nhà
nước về ATTP trên địa bàn thành phố
4.3.3. Tăng nguồn ngân sách cho công tác
quản lí nhà nước về an toàn thực phẩm
- Có chủ trương, chính sách khuyến khích
và hỗ trợ kịp thời cho các hộ sản xuất, doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sản
phẩm bảo đảm ATTP.
- Quan tâm bố trí ngân sách để đầu tư
trang thiết bị máy móc phục vụ việc kiểm
nghiệm các chất cấm sử dụng trong sản xuất,
chế biến, bảo quản thực phẩm; trang bị
phương tiện chuyên dùng phục vụ công tác
quản lý về ATTP
- Đẩy nhanh tiến độ việc xây dựng mô
hình chợ bảo đảm điều kiện ATTP theo
Bộ tiêu chí của UBND thành phố Đà Nẵng
ban hành.
4.3.4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách
pháp luật về an toàn thực phẩm
- Tiến hành tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về ATTP một cách thường xuyên, dưới
nhiều hình thức khác nhau, từ những hình
thức mang tính truyền thống như băng rôn, tờ
rơicho đến những hình thức hiện đại trong
thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 như
mạng internet, các trang mạng xã hội phổ
biến như Facebook, Zalo, Twitter,
Instargramđể chia sẻ sâu rộng và tạo sức
lan tỏa các quy định về ATTP trong cộng
đồng, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức
trách nhiệm của các cấp, các ngành và người
dân về vai trò bảo đảm ATTP với sức khỏe
của cộng đồng, với sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và quốc gia.
- Tiếp tục phát huy vai trò của các cơ
quan quản lí nhà nước về ATTP, của các tổ
chức đoàn thể ở các ba cấp: thành phố, quận,
phường. Đặc biệt đề cao vai trò của Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, trong công tác truyền
thông, giáo dục pháp luật về ATTP bởi trong
gia đình, phụ nữ thường là người đưa ra các
quyết định cho việc lựa chọn thực phẩm.
- Lập đường dây nóng để các tổ chức, cá
nhân phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm
pháp luật về ATTP của các cá nhân, tổ chức
và các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công
chức trong quá trình thực thi công vụ về quản
lý nhà nước về ATTP và có chính sách
thưởng nóng đối với những tổ chức, cá nhân
đã kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi
phạm pháp luật về ATTP.
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến cần
được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác
các quy định hiện hành của pháp luật. Nội
dung tuyên truyền cần phù hợp với từng
nhóm đối tượng: i) Đối với cá nhân, tổ chức
sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Đề cao đạo
đức kinh doanh, ý thức, trách nhiệm của họ
vì sức khỏe cộng đồng; ii) Đối với người
tiêu dùng: Đề cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe
của mình, của gia đình, của tập thể mà mình
phục vụ; đề cao việc xây dựng thói quen tốt
khi quyết định mua thực phẩm, quan tâm
đến chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, thương
hiệu; mạnh dạn cung cấp chứng cứ, thông
tin cho các cơ quan chức năng để tố cáo, lên
án, tẩy chay các nhà sản xuất, kinh doanh
thực phẩm không bảo đảm an toàn; iii) Đối
với cán bộ, công chức thực thi công vụ: Đề
cao trách nhiệm nghề nghiệp, xem họ là
nhân tố quan trọng, quyết định thành công
của các chủ trương xây dựng “Thành phố
bảo đảm ATTP”.
4.3.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các quy định về ATTP và
xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, kiểm soát và xử lí vi phạm pháp luật về
ATTP trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm
tiếp tục kiểm soát tốt tình hình ATTP trên địa
bàn; bảo đảm tính răn đe đối với các hành vi
vi phạm ATTP. Để thực hiện tốt công tác
thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lí vi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
46
phạm pháp luật về ATTP cần tiến hành đồng
bộ các hoạt động sau:
- UBND thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục
chỉ đạo các cơ quan quản lí nhà nước về
ATTP trên địa bàn, các đoàn thể, các cơ quan
thông tấn, báo chí vào cuộc mạnh mẽ trong
thông tin, công khai các hành vi vi phạm
pháp luật về ATTP trên địa bàn thành phố
giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra được
thực hiện thuận lợi, kịp thời, có hiệu quả.
- UBND cấp quận cần có biện pháp bố trí
đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản
lý nhà nước về ATTP trên địa bàn đủ về số
lượng và năng lực trình độ nghiệp vụ, nắm
vững các quy định pháp luật, các chính sách
của Trung ương và thành phố đề ra.
- Ban quản lý ATTP thành phố Đà Nẵng
cần đẩy mạnh phân cấp cho Ban quản lý các
chợ trong việc tổ chức kê khai nguồn gốc
thực phẩm cho tư thương tại chợ do mình
phụ trách, đồng thời tăng cường sự phối hợp
của Ban quản lý các chợ với đội ngũ thanh
tra chuyên ngành ATTP cấp phường và cấp
quận đang được thí điểm thực hiện theo
Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg ngày
26/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ để việc
thanh tra, kiểm tra chất lượng thực phẩm
được thường xuyên.
5. Kết luận
ATTP là vấn đề có tầm quan trọng đặc
biệt đối với sức khỏe con người và xã hội.
Thực phẩm an toàn giúp cải thiện sức khỏe
con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và
chất lượng giống nòi. ATTP còn ảnh hưởng
trực tiếp tới sự phát triển kinh tế và an sinh
xã hội. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp
luật về ATTP diễn ra rất phổ biến trên phạm
vi cả nước, trong đó có thành phố Đà Nẵng.
Công tác bảo đảm ATTP ở Việt Nam nói
chung và Đà Nẵng nói riêng thực sự là cuộc
chiến khó khăn, gian khổ và lâu dài. Tìm
được các giải pháp hợp lí nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật về ATTP sẽ góp phần
nâng cao sức khỏe của người dân và thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
vì vậy, các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất
kinh doanh và người dân hãy chung tay trong
việc thực hiện pháp luật về ATTP vì một
cộng đồng khỏe mạnh và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Công thương (2012), Thông tư số 40/2012/TT-BCT quy định cấp giấy xác nhận nội dung
quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, ban hành ngày
21/12/2012;
Bộ Y tế - Bộ Công Thương – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Thông tư liên
tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công phối hợp trong
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, ban hành ngày 09/04/2014;
Bộ Y tế (2010), Thông tư số 45/2010/TT-BYT về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với
sản phẩm đồ uống có cồn, ban hành ngày 22/12/2010;
Bộ Y tế (2012), Thông tư số 15/2012/TT-BYT về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm
đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ban hành ngày 12/09/2012;
Bộ Y tế (2013), Thông tư số 08/2013/TT-BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm
vi quản lý của Bộ Y tế, ban hành ngày 13/03/2013;
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(03) - 2020
47
Bộ Y tế (2017), Thông tư số 03/201/TT-BYT ban hành quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN5:1-
2017/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng, ban hành ngày 22/03/2017;
Chính phủ (2012), Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật ATTP năm 2010, ban hành ngày ngày 25/04/2012;
Chính phủ (2013), Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Quảng cáo, ban hành ngày 14/01/2013;
Chính phủ (2017), Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, ban hành ngày
14/4/2017;
Quốc hội (2010), Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, ban hành ngày 17/06/2010;
Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12, ban hành
17/11/2010;
Quốc hội (2012), Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, ban hành ngày 21/06/2012;
Quốc hội (2016), Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư, ban ngày 22/11/2016;
Bộ Y tế (2009), “Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; các rào
cản kỹ thuật đối với hoạt động xuất khẩu; phân công quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm”, Hội thảo về Dự án Luật ATTP, Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường -
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam, ngày 07/09/2009;
Công Tâm (2019), Tăng cường kiếm soát thực phẩm tại các chợ dân sinh,
https://danang.gov.vn/chi-tiet?id=34043&_c=3, truy cập ngày 10/01/2020;
Hoàng (2020), Đà Nẵng xử phạt các cơ sở gây ra ngộ độc thực phẩm
https://catp.danang.gov.vn/-/-a-nang-xu-phat-cac-co-so-gay-ra-ngo-oc-thuc-pham,truy cập
ngày 15/06/2020;
Hồng Thủy (2019), Sữa dinh dưỡng học đường Vinamilk đang trái quy định nào?,
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/sua-dinh-duong-hoc-duong-vinamilk-dang-trai-
nhung-quy-dinh-nao-post197147.gd, truy cập ngày 10/01/2020;
Ngọc Phúc (2018), Lúng túng quản lí an toàn vệ sinh thực phẩm,
tung-quan-ly-an-toan-ve-sinh-thuc-pham.html, truy cập ngày 10/01/2020;
Thanh Thảo (2019), Tình hình vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố năm 2019 được đảm
bảo, https://www.danang.gov.vn/chinh-quyen/chi-tiet?id=37802&_c=2, truy cập ngày
10/01/2020;
Vietnamet (2011), Mì Tiến Vua: Treo đầu dê, bán thịt chó, https://vietnamnet.vn/vn/kinh-
doanh/my-tien-vua-treo-dau-de-ban-thit-cho-38101.html, truy cập ngày 10/01/2020;
Vũ Lê (2020), Vụ ngộ độc khiến 230 người nhập viện tại Đà Nẵng: Thực phẩm chứa 3 loại vi
sinh vật vượt ngưỡng, https://congthuong.vn/vu-ngo-doc-khien-230-nguoi-nhap-vien-tai-
da-nang-thuc-pham-chua-3-loai-vi-sinh-vat-vuot-nguong-137472.html, truy cập ngày
15/06/2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_nang_cao_hieu_qua_thuc_hien_phap_luat_ve_an_toan_t.pdf