PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 4
2. Mục tiêu nghiên cứu 5
3. Phương pháp nghiên cứu 5
4. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Kết cầu của chuyên đề 6
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 7
1.1.Khái niệm, vai trò và các hình thức xuất khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp 7
1.1.1.Khái niệm 7
1.1.2.Vai trò của xuất khẩu ở doanh nghiệp 7
1.1.3.Các hình thức xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp 8
1.2.Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở Doanh nghiệp 12
1.2.1.Lập kế hoạch xuất khẩu. 12
1.2.2.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 13
1.2.3.Định giá xuất khẩu 14
1.2.4.Giao dịch và đàm phán, tiến tới kí kết hợp đồng xuất khẩu 15
1.2.5.Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 15
1.3.Hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở Doanh nghiệp 16
1.3.1.Quan niệm về hiệu quả xuất khẩu hàng hoá ở DN 16
1.3.2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá ở DN 21
1.3.3.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng hoá ở DN 24
1.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp 28
1.4.1.Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 28
1.4.2.Nhân tố bên trong doanh nghiệp 31
1.4.3.Sản phẩm than và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu than 34
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN Ở TẬP ĐOÀN THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 38
2.1. Tổng quan chung về Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. 38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 38
2.1.2. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ. 41
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh 43
2.1.4. Hệ thống cơ sở, vốn và nguồn lực 45
2.2. Phân tích chung về tình hình hoạt động của Tập đoàn thời gian vừa qua. 49
2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2005-2007. 50
2.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2005-2007 51
2.2.3 Đánh giá chung. 54
2.3. Thực trạng hiệu quả xuất khẩu Than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trong thời gian vừa qua 55
2.3.1. Thực trạng xuất khẩu than của TKV. 55
2.3.2. Hiệu quả xuất khẩu than tại TKV. 68
2.3.3. Đánh giá về hiệu quả xuất khẩu than tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. 78
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN TẠI TẬP ĐOÀN THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 80
3.1. Đánh giá và dự báo tình hình thị trường than thế giới năm 2008 80
3.1.1. Diễn biến trên thị trường than Thế giới 2008 80
3.1.2. Kế hoạch xuất khẩu than năm 2008 82
3.2. Chiến lược phát triển ngành than giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2025 83
3.2.1. Những thách thức chính đối với ngành than Việt Nam trong thời gian tới 84
3.2.2. Quan điểm phát triển 85
3.2.3. Mục tiêu cụ thể 85
3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. 87
3.3.1. Giải pháp về sản phẩm và công nghệ 87
3.3.2. Giải pháp về thị trường 88
3.3.3. Giải pháp về xúc tiến thương mại 89
3.3.4. Giải pháp về công tác chuẩn bị chân hàng và giao than xuất khẩu. 90
3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước 91
3.4.1. Về giá bán than: 91
3.4.2. Về xuất khẩu than: 92
3.4.3. Về xây dựng cơ sở hạ tầng. 93
3.4.4. Về chính sách thuế đồi với than xuất khẩu. 94
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 98
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, xuất khẩu đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu và ngày càng đóng vai trò quan trọng và tích cực đối với nền kinh tế mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đặc biệt với những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Là một mặt hàng quan trọng, than antraxit Việt Nam không chỉ thoả mãn, đáp ứng nhu cầu trong nước như sản xuất xi măng, điện, phân bón, giấy và nhu cầu tiêu dụng của nhân dân, mà còn phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của các bạn hàng nước ngoài với quy mô ngày càng lớn. Với lịch sử khai thác hơn 100 năm, sản lượng sản xuất và tiêu thụ trên 40 triệu tấn/năm trong đó xuất khẩu đạt trên 20 triệu tấn, mặt hàng than hiện đang được xác định là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, có đóng góp ngày càng to lớn trong sự tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân.
Để có được những thành tích trên, toàn thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (trước kia là Tổng công ty Than Việt Nam) đã nỗ lực phấn đầu không ngừng để gia tăng sản lượng than khai thác và tiêu thụ, nâng cao chất lượng và giá trị của than, xây dựng thương hiệu cho Than Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Là một Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam luôn đặt vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả xuất khẩu than nói riêng làm mối quan tâm hàng đầu. Bởi, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tiên quyết để bất kỳ một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Và trên hết, đối với riêng ngành than, xuất khẩu đã đưa ngành than ra khỏi tình trạng khủng hoảng và góp phần quan trọng vào việc bình ổn giá than trong nước. Nâng cao hiệu quả xuất khẩu than là mục tiêu sống còn của Than Việt Nam.
Vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào tình hình thị trường than trong nước và thế giới hiện nay, việc xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam sang các nước đang gặp nhiều thuận lợi cũng như một số khó khăn nhất định đòi hỏi Tập đoàn phải tìm kiềm những giải pháp phù hợp và linh hoạt để duy trì và phát huy hiệu quả xuất khẩu than. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:
- Phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trong thời gian qua nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như tìm ra giải pháp cho kế hoạch kinh doanh sản xuất và tiêu thụ than nói chung, kế hoạch xuất khẩu than nói riêng trong những năm tiếp theo.
-Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Tập đoàn làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược mới.
- Giúp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn
- Làm tài liệu tham khảo cho công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Với những mục tiêu được đề ra ở phần trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu : dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
- Phương pháp phân tích tài chính : dùng công cụ các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo trong phạm vi Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam để nắm bắt được thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển như thế nào (tăng hay giảm), hiệu quả xuất khẩu ra sao, có những thuận lợi và khó khăn ra sao để từ đó tìm ra giải pháp hoạch định kế hoạch cho tương lai.
- Dựa vào số liệu do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cung cấp trong thời gian 3 năm gần nhất đó là 2005, 2006, 2007 và những số liệu tham khảo từ các tài liệu có liên quan để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, nhận xét.
5. Kết cầu của chuyên đề
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề được kết cấu thành ba chương:
Chương I: Những lý luận cơ bản về hiệu quả xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Chương II: Thực trạng hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
101 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu mới đạt 165 triệu USD, sang năm 2004 đã tăng gấp đôi với kim ngạch 340 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng trưởng với mức 83 % tương ứng với 624 triệu USD. Năm 2006-2007, giá trị xuất khẩu đạt mức 750 và 865 triệu USD, tương ứng với tỷ lệ 20% và 15%.
Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng kim ngạch như trên là do từ năm 2004, giá dầu thế giới bắt đầu tăng cao góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ than ra nước ngoài, đẩy giá than xuất khẩu lên. Nhờ sự gia tăng của giá than, cùng với sự gia tăng sản lượng than xuất khẩu đã đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2004 và những năm tiếp theo tăng cao.
Tuy nhiên, năm 2006-2007, trong khi sản lượng than xuất khẩu vẫn tăng (49% và 10%) nhưng kim ngạch xuất khẩu lại không có mức tăng tương ứng do sự sụt giảm trong giá than xuất khẩu. Trong khi giá các mặt hàng nguyên liệu trong các ngành công nghiệp khác tăng cao thì giá than xuất khẩu trong 2 năm này lại giảm, do chất lượng than xuất khẩu không đồng đều và có dấu hiệu đi xuống, xuất phát từ việc các đơn vị sản xuất trong Tập đoàn đã tiến hành khai thác và sản xuất than đại trà, thiếu chọn lọc.
2.3.2. Hiệu quả xuất khẩu than tại TKV.
2.3.2.1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận cao hay thấp là thước đo sức sống của doanh nghiệp, đồng thời nó phản ánh doanh nghiệp đã kết hợp nguồn lực của mình hợp lý hay chưa.
Kim ngạch xuất khẩu than trong những năm vừa qua liên tục tăng nên mức lợi nhuận do xuất khẩu than mang lại cũng theo đó tăng lên. Năm 2004, lợi nhuận xuất khẩu chỉ đạt 65 triệu USD. Sang năm 2005, các đơn vị thuộc Tập đoàn đã nâng cấp và lắp đặt dây chuyền công nghệ mới nên sản lượng sản xuất tiếp tục tăng cao, đồng thời sự gia tăng liên tục nhu cầu sử dụng than trên thế giới cũng mở ra cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu cho than Việt Nam. Vì thế, lợi nhuận xuất khẩu tăng lên 47% so với năm 2004, đạt 96 triệu USD.
Trong năm 2006 và 2007, việc đầu tư nâng cấp và mua mới các thiết bị, máy móc phục vụ việc mở rộng khai thác các mỏ mới, nâng cao hệ số khai thác hầm lò và nâng cao chất lượng sàng tuyển, chế biến than làm cho chi phí xuất khẩu tăng lên 18% và 16%. Trước tình hình đó, để tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Tập đoàn phải thắt chặt công tác quản lý các yếu tố đầu vào khác, đồng thời chú trọng nâng cao năng suất lao động, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm xuất khẩu thu được trong thời gian qua. Nhờ vậy, mức lợi nhuận trong năm 2006 và 2007 lần lượt đạt 132 triệu USD và 167 triệu USD. So với năm 2004, mức lợi nhuận năm 2007 tăng 2.57 lần.
Bảng 2.12 : Kết quả xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam qua các năm
(Đơn vị: Triệu USD, %)
(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)
Nếu xét toàn bộ hoạt động của Tập đoàn thì tỷ trọng đóng góp của hoạt động xuất khẩu than vào tổng lợi nhuận ngày càng lớn. (Xem bảng 2.1..)
Bảng 2.13: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu trong tổng lợi nhuận của TKV
(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)
Năm 2004, khi giá dầu thế giới bắt đầu tăng cao, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ than ra nước ngoài, đẩy giá than xuất khẩu lên, trong khi thị trường tiêu thụ than trong nước vẫn được bảo hộ cao thì xuất khẩu than vẫn tiếp tục giữ vai trò là nguồn thu chủ yếu của công nghiệp than nói riêng, của Tập đoàn Than nói chung. Lợi nhuận năm này đóng góp 55% trong tổng lợi nhuận cả năm của Tập đoàn Than. Sang đến năm 2005, xuất khẩu than đóng góp 58% vào tổng lợi nhuận. Năm 2006, tỷ trọng này còn tăng cao đạt 78% và năm 2007 là 79% do tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn giảm nhưng lợi nhuận xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Con số này càng khẳng định vai trò của hoạt động xuất khẩu than trong hoạt động kinh doanh của toàn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
Về tỷ suất lợi nhuận:
Khác với lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận biến động không ổn định. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
Năm 2004, cứ 1 USD doanh thu xuất khẩu đem lại cho Tập đoàn 0.191 USD lợi nhuận thì sang năm 2005, mức này đã giảm xuống: 1 USD doanh thu xuất khẩu chỉ mang về cho Tập đoàn 0.154 USD lợi nhuận. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận đạt 0.176, tăng lên so với năm 2005 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2004. Đến năm 2007, tỷ suất lợi nhuận có biến động tăng nhẹ (11%), đạt 0.193. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự biến động không đều của chi phí xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn vẫn được duy trì ở mức tương đối cao, cho thấy hiệu quả xuất khẩu là khá tốt.
Biểu đồ 2.5 : Tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn Than - Khoáng sản
Việt Nam.
2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong xuất khẩu.
Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam, do tiềm lực tài chính có hạn nên việc sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn trong xuất khẩu than được thể hiện trong bảng dưới đây. Do việc phân chia vốn nào dành cho xuất khẩu, vốn nào dành cho sản xuất trong nước là rất khó khăn nên nguồn vốn được xét ở đây là vốn kinh doanh nói chung.
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng vốn tại Tập đoàn Than - Khoáng sản
Việt Nam.
(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)
+ Về hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Năm 2004, 1 đồng vốn cố định đem lại 0.372 đồng lợi nhuận. Năm 2005, sức sinh lời của vốn cố định tăng thêm so với năm 2004 là 0.149 đồng, tương ứng với 40%. Điều này cho thấy, vốn cố định của năm 2005 đã hoạt động tốt hơn so với năm 2004.
Năm 2006, sức sinh lời của vốn cố định gần như không có biến động so với năm 2005: 1 đồng vốn cố định năm 2005 mang lại 0.521 đồng lợi nhuận, sang năm 2006 cũng chỉ mang lại 0.523 đồng lợi nhuận. Con số này phản ánh một điều, sự tăng trưởng của lợi nhuận xuất khẩu năm 2006 so với năm 2005 và sự tăng trưởng của vốn cố định năm 2006 so với năm 2005 là tương đương nhau.
Tuy nhiên, sang năm 2007, mức sinh lời của vốn cố định giảm nhẹ 12.4%, chỉ đạt 0.458 đồng lợi nhuận xuất khẩu/1 đồng vốn định. Đó là do trong năm này, Tập đoàn đã đầu tư thêm một số dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại của Cộng hoà Liên bang Đức cho một vài dự án đang thực hiện làm tăng thêm chi phí cố định.
+ Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động là nguồn vốn giúp doanh nghiệp duy trì sự hoạt động ổn định. Vì thế, hiệu quả sử dụng vốn lưu động được các nhà quản trị rất quan tâm. Từ năm 2004 đến năm 2007, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam có những biến động thất thường.
Năm 2005 là năm việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao nhất khi 1 đồng vốn lưu động được sử dụng đã đem lại cho Tập đoàn 1.609 đồng lợi nhuận. Đây là mức sinh lời rất cao. So với năm 2004, sức sinh lời của năm 2005 tăng tới 45%. Sang năm 2006, trong khi vốn lưu động tăng 30% thì lợi nhuận xuất khẩu chỉ tăng 20% làm cho sức sinh lợi của vốn lưu động giảm xuống ở mức 1.389. Nếu mức sinh lời của năm 2005 được duy trì ở năm 2006 thì để tạo ra 2125 tỷ đồng lợi nhuận, Tập đoàn cần bỏ ra 3419 tỷ đồng vốn lưu động. Như vậy, Tập đoàn đã tiết kiệm được gần 2000 tỷ đồng vốn lưu động. Sang năm 2007, sức sinh lời của vốn lưu động tiếp tục giảm xuống mức 1.113. Tuy nhiên, điều này không nói lên rằng, Tập đoàn đã sử dụng vốn lưu động không hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu than.
2.3.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động
Việt Nam với lợi thế về chi phí lao động thấp so với các nước trong khu vực đã đem lại một lợi thế cho các doanh nghiệp trong việc định giá bán thấp để cạnh tranh. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, lợi thế này đã mất dần đi do sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là rất quan trọng. Sự phân công, bố trí, sử dụng lao động hợp lý sẽ làm tăng năng suất lao động, là tiền đề giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Bảng 2.15: Tình hình hiệu quả sử dụng lao động tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)
Doanh thu xuất khẩu
NSLĐ bình quân =
Tổng số lao động
Với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, hiệu quả sử dụng lao động đã được cải thiện dần qua các năm.
Năm 2004, năng suất lao động xuất khẩu của Tập đoàn Than là 3681USD/lao động, có nghĩa là trung bình một năm, 1 người lao động trong Tập đoàn đem lại cho Tập đoàn 3681USD doanh thu xuất khẩu. Năm 2005, năng suất lao động tăng mạnh tới 71.9% so với năm 2004, tương ứng với 6329USD/lao động do có sự tăng vọt về doanh thu xuất khẩu. Đồng thời, để có được kết quả này, là do có sự quan tâm đầu tư đúng mức của ban lãnh đạo Tập đoàn, tạo điều kiện cho người lao động được bồi dưỡng nâng cao tay nghề, kỹ thuật nghiệp vụ đồng thời với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, giúp cho người lao động làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
Sang các năm tiếp theo là 2006 và 2007, năng suất lao động bình quân tiếp tục tăng, đạt mức 6825USD/lao động và 7457USD/lao động, tuy so với năm trước mức tăng chỉ là 7.8% và 9.2%. Điều này cho thấy hiệu quả làm việc của người lao động đã được duy trì và phát huy
Cùng với năng suất lao động, sức sinh lợi của lao động cũng tăng lên sau từng năm. Năm 2004, trung bình 1 lao động đem về cho Tập đoàn 703 USD lợi nhuận cả năm thì sang năm 2005 đã tăng lên thành 973 USD. So với năm 2005, chỉ tiêu này đã tăng 23.4% vào năm 2006. Sang năm 2007, sức sinh lời của mỗi lao động tiếp tục tăng 12.6%, đạt 1353 USD cả năm.
Như vậy, năng suất lao động và sức sinh lợi của lao động trong Tập đoàn đã phát triển theo chiều hướng tốt, năm sau cao hơn năm trước. Qua đó cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động của Tập đoàn ngày càng được nâng cao. Đó là biểu hiện tốt cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
2.3.2.4. Hiệu quả sử dụng đồng nội tệ
Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu đem lại, còn chi phí kinh doanh phục vụ cho xuất khẩu lại được biểu hiện bằng đồng nội tệ. Vì vậy, cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng đồng nội tệ thông qua chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ. Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng ngoại tệ xuất khẩu thì cần sử dụng bao nhiêu đồng nội tệ. Và để đánh giá chỉ tiêu này, người ta so sánh tỷ suất ngoại tệ với tỷ giá trung bình năm đó. Nếu tỷ suất ngoại tệ thấp hơn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng đồng nội tệ có hiệu quả.
Bảng 2.16: Tỷ suất ngoại tệ của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)
Từ bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ suất ngoại tệ của Tập đoàn Than từ năm 2004 đến năm 2007 đều thấp hơn so với tỷ giá trung bình của thị trường năm đó. Năm 2004, để thu được 1 đồng ngoại tệ, Tập đoàn phải bỏ ra 12753 đồng nội tệ, thấp hơn 3015 đồng so với tỷ giá trung bình. Năm 2005 và 2006 là hai năm có mức chênh lệch nhỏ hơn, trong khi năm 2007 - năm gần đây nhất có mức chênh lệch cao nhất là 3100 đồng.
Mức chênh lệch trên là khá lớn so với các doanh nghiệp, công ty khác. Nó cho thấy hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, mà chủ yếu là từ xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Đồng thời cho thấy lợi ích đem lại từ xuất khẩu than. Do nhu cầu than cho sản xuất trên thị trường quốc tế tăng cao, đẩy giá than xuất khẩu tăng lên rất nhiều và lớn hơn rất nhiều so với giá bán than trong nước, mà nhờ đó xuất khẩu than đã mang lại một ngưồn lợi rất lớn, không chỉ đối với riêng Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, mà còn đối với cả nền kinh tế.
2.3.3. Đánh giá về hiệu quả xuất khẩu than tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
Qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả có thể thấy được những ưu điểm và tồn tại của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu than, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và các biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu than.
2.3.3.1. Những kết quả đạt được
Qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu có thể thấy hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam có nhưng ưu điểm sau:
- Hoạt động xuất khẩu than hàng năm của Tập đoàn đều có lãi và mức lãi này tăng dần về mặt tuyệt đối qua các năm. Mức lãi 167 triệu USD là một con số không hề nhỏ. Mức lợi nhuận xuất khẩu cao là cơ sở để Tập đoàn bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại, góp phần vào việc tái đầu tư, phát triển của Tập đoàn.
- Sử dụng lao động có hiệu quả cao: tổng số lao động làm việc cho Tập đoàn các công ty ngày càng tăng, nhưng không phải vì thế mà hiệu quả lao động bị giảm xuống. Mà ngược lại, việc sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả cùng với việc gia tăng số lượng lao động đã góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu than của Tập đoàn.
- Tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận xuất khẩu vào tổng lợi nhuận của Tập đoàn ngày càng lớn, khẳng định vai trò chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Nó thể hiện sự hội nhập và đương đầu với cạnh tranh của ban lãnh đạo Tập đoàn trong thời kỳ mới.
- Các chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu cho thấy, nhìn chung hoạt động xuất khẩu than ngày càng có hiệu quả hơn.
2.3.3.2. Những tồn tại
Mặc dù hoạt động xuất khẩu than đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho Tập đoàn Than - Khoáng sản trong những năm vừa qua, hiệu quả xuất khẩu than cũng đã được cải thiện và nâng lên qua từng năm, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu than.
- Trong sản xuất than, công tác an toàn lao động tại các mỏ, nhà máy, xí nghiệp còn nhiều hạn chế, nên vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, sự cố gây ra những thiệt hại to lớn về người và của; chất lượng môi trường vùng than Quảng Ninh chưa được cải thiện một cách tích cực, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần vùng mỏ…
- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm tiến độ nhiều công trình khiến cho hoạt động sản xuất chưa được thông suốt và hiệu quả chưa cao.
- Công tác quản lý kỹ thuật cơ bản, quản trị chi phí quản trị tài nguyên của một số đơn vị vẫn còn chưa chặt chẽ.
- Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ quản lý và trình độ văn hoá của các cấp lãnh đạo trong Tập đoàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THAN TẠI TẬP ĐOÀN
THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
3.1. Đánh giá và dự báo tình hình thị trường than thế giới năm 2008
3.1.1. Diễn biến trên thị trường than Thế giới 2008
Trong thời gian cuối năm 2007, đầu năm 2008, thị trường than thế giới tiếp tục có nhiều biến động mạnh mẽ với mức giá liên tục tăng do một số nguyên nhân:
- Kinh tế thế giới và khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ kéo theo nhu cầu về năng lượng nói chung và than noi riêng tăng cao.
- Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại các nước sản xuất than Trung Quốc, Canađa, Nga trong mùa đông năm 2008 đã đình trệ hoạt động khai thác và vận tải than cũng như đẩy nhu cầu sử dụng than cho mùa đông tăng cao.
- Mưa lớn gây lụt lội lớn tại Australia xảy ra vào đầu năm 2008 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất, hoạt động giao than của cá nhà cung cấp than Úc. Hậu quả là một loạt các hộ sản xuất than của Úc như Xtratta, Rio Tinto đã phải tuyên bố bất khả kháng và cắt giảm giao hàng cho các cho các thị trường dẫn đến nhu cầu mua than giao hàng ngay, đẩy giá than giao hàng chuyến tăng mạnh đột biến.
- Bên cạnh đó, chính sách hạn chế xuất khẩu, tăng thuế xuất của Chính phủ Trung Quốc cũng khiến cho tình trạn cung vượt quá cầu trên thị trường than toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng. Hiện tại, Trung Quốc đang tạm dừng xuất khẩu than nhiệt năng (cho điện) để đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Những diễn biến về giá
- Than nhiệt năng: Mức giá tại thời điểm đầu năm 2008 đã tăng ở mức trên 2 lần so với giá hợp đồng 2007. Giá than giao hàng chuyến đối với than nhiệt năng 6700Kcal/kg của Úc và Nam Phi phổ biến ở mức 110-115 USD/tấn. Than nhiệt năng Trung Quốc có nhiệt lượng 6200Kcal/kg đang được định giá ở mức 103 USD/tấn, than nhiệt năng 5900Kcal/kg của Indonexia đang được giao dịch ở mức giá 80.31 USD/tấn. Điều này phản ánh thị trường đang rất căng thẳng, cung - cầu ở tình trạng mất cân bằng. Theo ý kiến của các chuyên gia, tình hình này dự kiến sẽ kết thúc vào Quí II, khi mùa đông kết thúc. Tuy nhiên, giá hợp đồng năm 2008 được dự báo chắc chắn sẽ vượt mức 100 USD/tấn, tăng khoảng 2 lần so với giá 2007 (khoảng 52-54 USD/tấn)
- Than Coking và Coke: nhìn chung giá than hard coking, semi-soft coking, than PCI cho hợp đồng năm 2008 đều dược dự báo sẽ tăng 2,3-2,6 lần so với giá hợp đồng năm 2007.
- Than Antraxit: Theo xu hướng giá than đang diễn biến trên thị trường cũng như dự báo về quan hệ cung cầu trên thị trường, sự kiến antraxit Việt Nam có thể đạt được mức giá tăng không dưới 70% so với giá hợp đồng 2007. Đối với những loại than chất lượng cao, có khả năng sử dụng thay thé một phần coke trong công nghệ luyện kim có thể đạt được mức tăng tương đương của than coking/coke trên thị trường. Tuy nhiên, do thị trường vẫn tiếp tục biến động trong quý I/2008, nên xu hướng thị trường 2008 chưa thực sự rõ ràng. Hiện tại, các nhà cung câp than đang có động thái chờ đợi quyết định của nhà cung cấp than lơn nhất của úc là BMA (Billiton Mitsubishi Ailance), trong khi nhà cung cấp này lại chưa đưa ra bất kì quan điểm nào về giá áp dụng cho hợp đồng 2008 cũng như chưa có kế hoạch đàm phán cụ thể.
Với những diễn biến như trên của thị trường than thế giới, cho thấy cơ hội tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu của than Việt Nam là rất lớn. Điều này đòi hỏi, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam phải xây dựng kế hoạch sản xuất và xuất khẩu than hợp lý với những giải pháp linh hoạt, huy động được các nguồn lực cần thiết để nắm bắt thời cơ kinh doanh, góp phần nâng cao doanh thu xuất khẩu và hiệu quả kinh doanh chung của toàn Tập đoàn. Cần tính toán, xem xét đến việc tăng giá trị xuất khẩu thay vì tăng khối lượng xuất khẩu. Cũng như dầu thô xuất khẩu, công tác nghiên cứu, dự báo tình hình thị trường là hết sức cần thiết, quan trọng để đảm bảo xuất khẩu than có hiệu quả hơn.
3.1.2. Kế hoạch xuất khẩu than năm 2008
Nhu cầu về than trên thị trường thế giới vẫn tăng mạnh trong năm 2008, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Dự kiến năm 2008, than tiêu thụ ít nhất 40 triệu tấn theo TCVN và TCN, trong đó trong nước 20 triệu tấn, tăng 2,5 triệu tấn so với năm 2007 và xuất khẩu 20 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến khoảng 700 triệu USD, giảm 29% về trị giá so với năm 2007. Phấn đấu đạt sản lượng cao hơn, tập trung nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm than, tăng cường an toàn, cải thiện mội trường vùng mỏ. Doanh thu dự kiến thu được từ sản xuất và tiêu thụ than là 24.600 tỷ đồng.
3.1.2.1. Về sản lượng và chủng loại xuất khẩu:
Dự kiến nhu cầu than antraxit Việt Nam đi các thị trường ngoài Trung Quốc trong năm 2008 xấp xỉ 7 triệu tấn, trong đó:
- Than cục Hòn gai 4: 320 ngàn tấn
- Than cục xô Hòn gai: 24 ngàn tấn
- Than cục Hòn gai 5: 681 ngàn tấn
- Than cám Hòn gai 6: 1.755 ngàn tấn
- Than cám Hòn gai 8: 1.265 ngàn tấn
- Than cám Hòn gai số 9A-B: 1.694 ngàn tấn
- Than cục vàng danh các cỡ hạt (tro 10% max): 545 ngàn tấn
- Than cục Vàng danh 6/22mm: 135 ngàn tấn
- Than cám Vàng danh 10C + 10C1: 410 ngàn tấn
3.1.2.2. Về chính sách thị trường/ giá bán:
Giá xuất khẩu than dự kiến sẽ tăng khoảng 30% trong năm 2008. Trong điều kiện thị trường khá căng thẳng hiện nay, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam dự kiến chính sách thị trường và cơ chế định giá bán cụ thể như sau:
- Đối với các loại than cám có nhu cầu lớn, ổn định đi các thị trường Nhật Bản, Tấy Âu, Hàn Quốc, Malaysia (Cám Hòn gai 6,8,9; Cám Vàng danh 10C): ưu tiên về khối lượng cho các thị trường truyền thống, định giá theo hinh thức đàm phán theo xu hướng giá thị trường.
- Đối với các loại than cục có nhu cầu lớn đi Hàn Quốc, Tây Âu, Ấn Độ, Ai CẬp, Nhật Bản (cục Hòn gai số 4, cục Vàng danh 10% max): định giá theo hinh thức đấu giá cho phần lớn khối lượng để làm cơ sở giá cho các nhu cầu nhỏ lẻ còn lại.
- Đối với các loại than khác: định giá theo hình thức đàm phán.
3.2. Chiến lược phát triển ngành than giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2025
Cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế quốc tế và khu vực, tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, các đơn vị sử dụng than trong và ngoài nước tăng mạnh đã và đang đặt ngành than Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới. Do vậy, việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành than giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2025 là hết sức cần thiết và đúng đắn.
3.2.1. Những thách thức chính đối với ngành than Việt Nam trong thời gian tới
- Nhu cầu than trong nước tăng cao, trong khi khả năng tăng sản lượng bị hạn chế do các mỏ than lớn hiện có ngày càng xuống sâu, đi xa với điều kiện khai thác khó khăn phức tạp hơn.
Trên lý thuyết, trữ lượng than của Việt Nam khá lớn. Theo số liệu của tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam công bố, tổng trữ lượng than của Việt Nam trên 220 tỉ tấn, trong đó khu mỏ than Quảng Ninh 10,5 tỉ tấn và mỏ than ở vùng đồng bằng sông Hồng 210 tỉ tấn nằm trải rộng trên diện tích 3.500 ki lô mét vuông. Tuy nhiên, phần trữ lượng than đã được thăm dò xác minh và có điều kiện khai thác thuận lợi đang giảm dần, phải đưa vào khai thác tài nguyên trữ lượng than năm ở dưới sâu (dưới mức -150m ở Quảng Ninh). Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên than tiềm năng ở đồng bằng Sông Hồng có điều kiện địa chất công trình, thuỷ chất địa văn phức tạp, hơn nữa lại nằm trong vùng đất nông nghiệp và dân cư nên việc khôn dễ dàng và sẽ rất tốn kém.
- Việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt hơn, nhất là việc bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
- Để tăng sản lượng đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư cao, trong khi nguồn vốn tự có trong ngành hạn hẹp và giá bán than trong nước đang còn thấp hơn giá thành, từ năm 2007 được điều chỉnh theo cơ chế thị trường.
- Việc sử dụng than vẫn chủ yếu theo cách truyển thống gây nhiều ô nhiễm, hiệu quả thấp, trong khi công nghệ chế biến than hầu như chưa phát triển.
- Sẽ gặp những khó khăn của một nước lâu nay xuất khẩu than, sắp tới phải chuyển sang nhập khẩu than. Đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng than phải đối mặt với việc sử dụng than theo giá thị trường thay cho thói quen dùng than giá thấp trong nhiều năm qua.
3.2.2. Quan điểm phát triển
Chiến lược phát triển ngành do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) xây dựng dựa trên sáu quan điểm phát triển
Thứ nhất là khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước, kết hợp với xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần và tiến đến không xuất khẩu than, đáp ứng tối đa nhu cầu than trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ hai, phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, cân đối với phát triển chung của các ngành kinh tế khác.
Thứ ba, áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến trong thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến và sử dụng than.
Thứ tư là, tích cực đầu tư thăm dò ra nước ngoài, khai thác nhanh nguồn tài nguyên than nước ngoài để bổ sung cho sự thiếu hụt từ khai thác trong nước.
Thứ năm, từng bước hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, đa dạng hó phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than.
Thứ sáu, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, an ninh quốc phòng vùng than, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh.
3.2.3. Mục tiêu cụ thể
- Về lĩnh vực thăm dò than, Chiến lược xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên than nằm dưới mức -300 m đến đáy tầng than ở bể than Quảng Ninh, đồng thời thăm dò tỉ mỉ một phần bể than Đồng bằng sông Hồng, đến năm 2015 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên bể than Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2010 gia tăng trữ lượng than xác minh để có thể huy động vào khai thác khoảng 46- 51 triệu tấn than nguyên khai, đến năm 2015: khoảng 50 - 55 triệu tấn than nguyên khai, đến 2020: khoảng 57- 62 triệu tấn than nguyên khai, và đến năm 2025: khoảng 63- 68 triệu tấn.
Các biện pháp tổng hợp sẽ được áp dụng để quản trị hiệu quả tài nguyên than, phấn đấu đến năm 2015 giảm tổn thất chung của toàn ngành xuống dưới 30% và đến năm 2025 xuống dưới 25%.
- Về khai thác than, sẽ khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước để sử dụng lâu dài, phấn đấu sản lượng than sạch đạt 40-43 triệu tấn vào năm 2010, 48-51 triệu tấn vào năm 2015, 55-58 triệu tấn vào năm 2020, 58- 61 triệu tấn vào năm 2025, nâng sản lượng than sạch lên khoảng 200 triệu tấn vào năm 2050; Duy trì và giảm dần các mỏ lộ thiên, đầu tư mới thêm một số mỏ hầm lò có công suất cao, dôdng bộ và hiện đại ở khu vực Quảng Ninh và bể than đồng bằng sông Hồng trên cơ sở đẩy mạnh cơ giới hoá, hiện đại hoá công nghệ khai thác hầm lò.
- Về sàng tuyển và chế biến than: Đầu tư đồng bộ để phát triển các cơ sở sàng tuyển, chế biến than phù hợp với sản lượng khai thác, đáp ứng tối đa nhu cầu than trong nước về số lượng và chủng loại;
- Về xuất khẩu than: xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần và tiến đến không xuất khẩu than để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng trong nước: đến năm 2010 giảm xuất khẩu xuống còn 12 triệu tấn, đến năm 2015 giảm còn 5 triệu tấn, sau 2015 giảm dần và tiến tới không xuất khẩu; chỉ xem xét xuất khẩu một lượng hợp lý than cục, than cám chất lượng và giá trị cao mà trong nước chưa sử dụng hết để nhập khẩu chủng loại phù hợp cho công nghiệp luyện thép, bổ sung phần than thiếu hụt trong nước theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế.
- Về thị trường than: phấn đấu đến năm 2010 thiết lập được hệ thống cơ chế, chính sách hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, tạo sự công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than, không phân biệt thành phần kinh tế.
- Về bảo vệ môi trường: phấn đấu đến năm 2010 chặn đứng đà suy thoái ở vùng mở; đến năm 2025, các công trình khai thác, sàng tuyển, chế biến và sử dụng than phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của ngành.
3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
3.3.1. Giải pháp về sản phẩm và công nghệ
Chất lượng và phẩm cấp than sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu than. Đặc biệt, trong những năm sắp tới, khi sản lượng than cho xuất khẩu khó có khả năng tăng lên thì việc nâng cao chất lượng của than để gia tăng giá trị của than xuất khẩu là vấn đề then chốt nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than đối với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
- Phải tăng cường đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến than. Khi tỷ lệ khai thác lộ thiên giảm dần do diện tích các vỉa than lộ thiên ngày càng bị thu hẹp, thì TKV sẽ phải nâng cao tỷ lệ khai thác hầm lò. Điều này đòi hỏi các đơn vị sản xuất trong Tập đoàn phải đẩy mạnh cơ giới hoá ở tất cả nơi nào có điều kiện cơ giới hoá được để hoạt động khai thác có năng suất cao hơn. Làm được như vậy, không những sản lượng than khai thác được đảm bảo mà chất lượng than cũng được nâng dần lên (vì than càng khai thác xuống sâu thì chất lượng than càng tốt).
- Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ chế biến than, bao gồm: chế biến than cám thành than cục, chế biến than antraxít dùng cho luyện kim, chế biến hoá lỏng than và khí hoá than nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than và đảm bảo thân thiện với môi trường.
Bêtông hoá toàn bộ nền các kho than, tiến tới xây dựng các kho than kín để chống giảm phẩm cấp than thành phẩm.
3.3.2. Giải pháp về thị trường
Trong hoạt động xuất khẩu than, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam gặp phải một số hạn chế và khó khăn nhất định như : số lượng thị trường xuất khẩu còn ít, chỉ hạn chế ở một số thị trường quen thuộc, gần như khó mở rộng thị trường do đặc thù của sản phẩm. Những khó khăn này sẽ phần nào được khắc phục khi TKV giải quyết và tìm ra được hướng đi đối với vấn đề sản phẩm và công nghệ. Bên cạnh đó, tôi cũng có một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác thị trường của TKV:
- Khuyến khích xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung quốc và những quốc gia không có hoặc có ít tiềm năng phát triển ngành công nghiệp than nhằm ổn định lượng than tiêu thụ, hạn chế rủi ro hay biến động mạnh về nhu cầu.
- Ưu tiên xuất khẩu than cho những quốc gia có chương trình, dự án hợp tác liên quan đến việc phát triển khai thác than của Việt Nam.
- Tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống như Nhật, Trung Quốc, Tây Âu. Dành nhiều ưu đãi về giá cả, đảm bảo tối đa số lượng hàng giao, cùng các dịch vụ đi kèm cho các thị trường này. Trên cơ sở quán triệt 3 nguyên tắc:
+ Việc thận trọng trong quan hệ là tất yếu nhưng cần thiết phải có sự tin tưởng trong kinh doanh. Sự tin tưởng sẽ đảm bảo rằng: quan hệ có thể phát triển rất tốt nếu chúng ta biết cách xử sự hợp lý trong quan hệ lợi ích kinh tế.
+ Quan hệ bạn hàng trong kinh doanh dựa trên cơ sở quan trọng nhất là sự hòa đồng về lợi ích kinh tế, cả hai bên đều được thỏa mãn lợi ích trong mối quan hệ kinh doanh với nhau.
+ Trong mối quan hệ này cần phải giữ chữ “Tín”, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi chữ “Tín” của doanh nghiệp trên thương trường.
- Song song vói các họat động trên, Tập đoàn cần tích cực, chủ động tìm kiếm đối tác và những thị trường mới trong tương lai. Duy trì sự cân bằng giữa các thị trường để giảm thiểu rủi ro là một việc nên làm trong thời gian tới. Hiện nay, hình thức xuất khẩu chủ yếu của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam là xuất khẩu gián tiếp qua các công ty thương mại. Vì vậy, để phát huy hơn nữa hiệu quả của kênh phân phối này, Tập đoàn cần tăng cường phối hợp hoạt động với thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan của chính phủ, phòng thương mại, cục xúc tiến thương mại để tìm hiểu thông tin về hoạt động trung gian tại các khu vực thị trường tiềm năng, qua đó lựa chọn được trung gian phân phối thực sự uy tín, hoạt động có hiệu quả.
3.3.3. Giải pháp về xúc tiến thương mại
Hoạt động xuất khẩu than là hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh cho Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam. Hoạt động này không chỉ nhằm lôi cuốn sự chú ý quan tâm của người mua đối với sản phẩm mà quan trọng hơn, còn nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh cũng như danh tiếng của TKV. Họat động xúc tiến thương mại của TKV hiện nay chưa phát triển mạnh và chưa được quan tâm sâu sát. Trong tương lai, khi kinh doanh trong môi trường quốc tế, TKV cần chú trọng hơn nữa trong việc phát triển hoạt động này, cụ thể như:
- Dành một khoản vốn thích hợp trong doanh thu hàng năm để đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ kinh doanh. Một sự đầu tư thích đáng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động xuất khẩu nói riêng, hoạt động kinh doanh của TKV nói chung trong tương lai.
- Tăng cường quảng cáo trên Internet. Với tính ưu việt của hệ thống quảng cáo điện tử trên Internet hiện nay, sản phẩm than sẽ dễ dàng được giới thiệu tới các khách hàng trên toàn cầu, mà hoàn toàn không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, hơn nữa có thể tiết kiệm một cách đáng kể chi phí quảng cáo.
- Việc tham gia đều đặn các hội chợ triển lãm cũng là một hoạt động nên làm của TKV bởi đây là cơ hội tốt cho việc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm và đây mạnh giao dịch, ký kết hợp đồng. Đồng thời qua hoạt động này, TKV cũng có cơ hội thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệm xúc tiến thương mại từ các đối thủ cạnh tranh.
3.3.4. Giải pháp về công tác chuẩn bị chân hàng và giao than xuất khẩu.
a) Đối với Tập đoàn
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban liên quan trong bộ máy điều hành Tập đoàn để đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch chung.
- Thông báo nhanh và đầy đủ những thông tin về tình trạng tàu đến lấy hàng để các đơn vị có cơ sở thực hiện, tránh tình trạng tầu đến bốc hàng phải chờ quá lâu.
- Tăng cường kiểm tra giám sát việc điều hành, bốc xếp, chuyển tải và giao than ở các đơn vị thành viên và khu vực chuyển tải, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hoặc mất than, là cơ sở của hành vi xuất khẩu than lậu làm ảnh hưởng đến uy tín của Tập đoàn và hiệu quả xuất khẩu than.
b) Đối với các đơn vị giao than
- Để làm tốt công tác chuẩn bị chân hàng và giao than xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu, trước hết các đơn vị thành viên trong Tập đoàn phải thực hiện việc giao than cho Tập đoàn đúng về thời hạn, đủ về số lượng và chất lượng theo đúng chỉ tiêu mà Tập đoàn đã giao.
- Các đơn vị khai thác cần cải thiện hơn nữa điều kiện kho bãi của đơn vị mình (trước mắt là tăng cường mái che cho kho) nhằm hạn chế việc phải xử lý độ ẩm của than tăng cao do trời mưa dẫn đến làm chậm tiến độ giao hàng.
- Đầu tư mua sắm thêm các phương tiện vận chuyển, phương tiện chuyển tải; bổ sung lực lượng và nâng cao trình độ của cán bộ điều hành để quá trình làm hàng diễn ra thông suốt và nhanh chóng, tàu không phải chờ đợi lâu.
c) Đối với đơn vị giám định và đơn vị bốc xếp
- Đầu tư nâng cấp và đổi mới máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác giám định, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ giám định để đảm bảo giao than đúng chất lượng, đủ số lượng góp phần duy trì và nâng cao uy tín của TVN.
- Trong hoạt động bốc xếp, cần nâng cao ý thức đối với công nhân làm hàng để tránh vứt bừa bãi tạp chất lên than, ảnh hưởng đến chất lượng than giao. Dứt khoát phải chấm dứt tình trạng dung túng cho nạn trộm cắp trong khi làm hàng chuyển tải. Bố trí phương tiện hợp lý để đảm bảo tiến độ bốc xếp theo quy định.
3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước
Những nỗ lực cố gắng trong bản thân Tập đoàn là yếu tố thiết yếu làm nên thành công của Tập đoàn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu than. Song, những thành công này sẽ đạt được một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều nếu có sự hậu thuẫn từ phí Nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của Tập đoàn TKV, tôi có một số kiến nghị với Nhà nước trong việc kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này như sau:
3.4.1. Về giá bán than:
Chính phủ nên sớm thực hiện việc xác định giá bán than nội địa theo cơ chế thị trường, đặc biệt khi mà nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Hiện nay, chỉ có giá than xuất khẩu là được thực hiện theo cơ chế thị trường, chịu sự điều tiết của cung- cầu than thế giới, còn giá bán than trong nước vẫn theo quy định của chính phủ. Giá than trong nước thấp hơn rất nhiểu so với giá than xuất khẩu. Đây là một bất cập, vì thực tế đã chứng minh, sự chênh lệch giữa giá than trong nước và thê giới càng nhiều thì lượng than xuất khẩu cảng nhiều. Trong khi Chính phủ đang thực hiện chính sách dảm bảo an ninh năng lượng, xuất khẩu than ở mức tối ưu thì việc để tình trạng chênh lệch giá quá nhiều này sẽ càng tạo điều kiện cho việc xuất khẩu lậu than. Hành động này không chỉ làm thất thóat tài nguyên quốc gia mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tập đoàn. Với việc thị trường hóa giá than nội địa, Chính phủ sẽ ngăn chặn được việc lợi dụng than nội địa giá rẻ để trục lợi, vừa khiến cho việc sử dụng than trong nước tiết kiệm và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, như đã phân tích ở chương 2, một trong những lý do TKV đẩy mạnh xuất khẩu than là để bù lỗ cho hoạt động bán than trong nước. Nếu điều chỉnh giá than nội địa, Chính phủ còn tạo điều kiện thuận lợi cho TKV kinh doanh than theo hướng bền vững, đạt được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu nhờ đa dạng chủng loại và chất lượng than, chứ không phải nhờ tăng số lượng. Từ đó, tài nguyên than được sử dụng hợp lý và tiết kiệm hơn.
3.4.2. Về xuất khẩu than:
Không nên giới hạn xuất khẩu mà chỉ yêu cầu TKV đảm bảo mức xuất khẩu hợp lý trên cơ sở cân đối cung - cầu và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ưu tiên cung ứng đủ than cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp quan trọng của nước nhà. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, không nên cấm hoặc hạn chế xuất khẩu than bằng biện pháp hành chính mà bằng cơ chế chính sách, nhất là cơ chế giá than. Chẳng hạn, ở Trung Quốc mấy năm gần đây, nhờ áp dụng chính sách giá than trong nước cao phù hợp với giá nhập khẩu than nên họ không những đã hạn chế việc xuất khẩu than mà còn làm cho việc sử dụng than trong nước tiết kiệm, hợp lý hơn; đồng thời đẩy mạnh được phát triển sản lượng than từ trên 1,0 tỉ tấn năm 2000 lên trên 2,0 tỉ tấn năm 2005 (tăng 2 lần trong vòng 5 năm).
Chỉ nên hạn chế xuất khẩu những chủng loại than mà trong nước có nhu cầu cao chẳng hạn than dùng cho các hộ điện và xi măng. Còn đối với những loại than mà trong nước chưa có nhu cầu sử dụng (như than cục 5, than cám 6, cám 7 dùng trong công nghiệp thép) hoặc không sử dụng do chất lượng quá xấu (than cám 10, 11, 12, than bùn) thì Nhà nước nên khuyến khích xuất khẩu để thu về ngoại tệ, phục vụ cho hoạt động tái đầu tư phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, hiện nay đã có một số nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc khai thác than ở vùng đồng bằng Bắc bộ với mục đích được mua một phần than khai thác đưa về nước họ. Nếu không cho xuất khẩu, việc thu hút được đối tác đầu tư khai thác than vùng này sẽ gặp khó khăn, nhất là trong giai đoạn đầu tiến hành khai thác.
3.4.3. Về xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp phát trỉển kinh doanh. Cơ sở hạ tầng tốt, trang thiết bị được đầu tư hiện đại sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh thuận lợi. Điều nầy lại càng quan trong đối với một kinh doanh –sản xuất than như TKV. Trong đó, việc nâng cấp hệ thống cầu cảng là vô cùng thiết thực và cần thiết.
Hệ thống cầu cảng ngành than còn nhiều bất cập, trong khi lưu lượng tàu ra vào cảng thường xuyên là rất lớn. Điều này gây khó khăn cho các tàu vào bốc rót hàng hóa vì vừa mất thời gian chờ cầu, vừa bị phạt dôi nhật tàu. Vì vậy, Chính phủ cẩn quan tâm và đầu tư thích đáng đến hệ thống cầu cảng hiện nay,có kế hoạch phát triển, mở rộng hệ thống cảng biển của nước ta, cả về quy mô và độ sâu cũng như trang bị các thiết bị bốc dỡ hiện đại để hoạt động giao thương buôn bán nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu than nói riêng có nhiều thuận lợi.
Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ cho phép đầu tư một số nhà máy điện tại vùng mỏ, có thể đốt than xấu (3.500 – 4.500 Kcal/kg) bằng công nghệ lò hơi tầng sôi hoàn toàn (như Nhà máy nhiệt điện Na Dương đã thành công). Khi đó, lượng than xấu xuất khẩu sẽ giảm mạnh trong các năm tới, sau khi các nhà máy nhiệt điện vào vận hành và thay vào đó, sẽ xuất khẩu những loại than có phẩm cấp tốt, giá trị cao mà trong nước không có nhu cầu sử dụng.
Ngoài ra, thực tế hiện nay, việc khai thác lộ thiên đang dần dần trở nên khó khăn hơn vì diện tích những vỉa than lộ thiên ngày càng thu hẹp. Thay vào đó, trong thời gian tới, TKV sẽ phải chuyển sang khai thác hầm lò. Với công nghệ hiện có của ngành Than việc khai thác này là hết sức khó khăn. Vi vậy, Nhà nước nên có chính sách đầu tư hợp lý, hỗ trợ một phần vốn cho TKV trong công tác khai thác than đòi hỏi công nghệ cao này.
3.4.4. Về chính sách thuế đồi với than xuất khẩu.
Theo Quy hoạch phát triển ngành Than và kế hoạch trong 5 năm tới, sản lượng than xuất khẩu sẽ có chiều hướng giảm vì phải tập trung cung cấp cho nhu cầu trong nước, đặc biệt là cho các nhà máy điện, xi măng. Dự báo đến năm 2010, sản lượng than cung cấp cho các nhà máy điện sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2005 và với cơ chế giá như hiện nay thì TKV sẽ hoà hoặc lỗ. Theo tính toán, nếu áp dụng mức thuế xuất khẩu đối với than là 3% thì hàng năm Tập đoàn phải nộp thuế xuất khẩu từ 300 - 350 tỷ đồng, như vậy chênh lệch xuất khẩu dần dần sẽ không đủ để bù cho than tiêu thụ trong nước.
Do mức bù lỗ từ than xuất khẩu cho than trong nước ngày càng tăng nên lợi nhuận của ngành than sẽ giảm đáng kể so với những năm trước, trong khi nhiều khoản chi phí cho môi trường, an toàn vệ sinh lao động, giá xăng dầu, tiền lương và các chế độ khác mới chỉ đạt 80% mức Nhà nước cho phép. Ngoài ra, hàng năm TKV phải đầu tư mở rộng và bổ sung bình quân 4.000 tỷ đồng cho sản xuất than, chưa kể phải có vốn đối ứng để đầu tư phát triển các nhà máy điện, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Để được vay vốn đầu tư, Tập đoàn cần vốn tự có ít nhất là 800 tỷ đồng, tương ứng phải đạt mức lợi nhuận trên 2.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong 1 đến 2 năm tới là giai đoạn Tập đoàn phải trả các khoản nợ, trong khi giá bán than xuất khẩu đang giảm, việc cân đối tài chính của Tập đoàn sẽ càng gặp khó khăn nếu không có cơ chế và chính sách tạo điều kiện cho ngành than tích tụ vốn.
Từ những phân tích trên, đề nghị Bộ Tài chính chưa nên thu thuế xuất khẩu than trong điều kiện chưa điều chỉnh giá bán than trong nước theo cơ chế thị trường. Khi giá than trong nước đã được thị trường hoá thì thuế xuất khẩu cần được xem xét một cách hợp lý sao cho bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, khách hàng và doanh nghiệp. Đồng thời đề nghị Bộ Tài chính, trước hết cần điều chỉnh giá bán than trong nước cho 4 ngành: Điện, Xi măng, Phân bón và Giấy sao cho đủ bù đắp chi phí hợp lý và có lãi nhất định để Tập đoàn đầu tư, đồng thời dần tiến tới thị trường hoá giá bán than trong nước.
Tóm lại, chương 3 đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau: Dự báo nhu cầu than thế giới, những cơ hội và thách thức đồi với TKV, những định hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp than của TKV, để từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả xuất khẩu than, vừa đảm bảo mục tiêu riêng của Tập đoàn, vừa phù hợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước đã đề ra cho ngành than nói chung và TKV nói riêng.
KẾT LUẬN
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” đã đạt được những kết quả sau:
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xuất khẩu hàng hoá ở doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu hàng hoá . Khái quát sơ qua về sản phẩm than và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu sản phẩm này.
Phân tích thực trạng hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, từ đó đánh giá kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những vấn đề còn tồn tại làm cho hiệu quả xuất khẩu than chưa cao.
Đề xuất những giải pháp đối với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam để nâng cao hiệu quả xuất khẩu than, đồng thời đưa ra các kiến nghị với Nhà nước giúp cho Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam nâng cao hiệu quả xuất khẩu than trong những năm sắp tới.
Qua nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng ta đã có được cái nhìn tổng quan hơn về tình hình xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và vai trò to lớn của hoạt động này đối với Tập đoàn nói riêng, nền kinh tế nói chung. Từ đó, thấy được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả xuất khẩu than trong những năm tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường ĐH Ngoại thương,Vũ Hữu Tửu (2002), Giáo trình “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Trường ĐH Quản lý và kinh doanh Hà Nội-Khoa Thương mại, Giáo trình “Kinh doanh thương mại quốc tế”(2003), Hà Nội.
Lê Thanh Cường (1994), Luận án PTS Khoa học kinh tế “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp”, Hà Nội.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ mỏ, 2006-2007.
Tạp chí Công nghiệp mỏ, 2006-2007.
Tạp chí Than - Khoáng sản, 2006-2007.
Các báo cáo sơ kết, tổng kết than tiêu thụ của ngành than.
Báo cáo kinh doanh các năm 2005,2006,2007 của TKV.
Các website điện tử
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của TKV 43
Bảng 2.2.Tổng hợp về tuổi thọ và năng suất của thiết bị ngành than 45
Bảng 2.3. Tổng hợp về bậc thợ công nhân ngành than 45
Bảng 2.4. Tuổi nghề của công nhân, cán bộ 45
Bảng 2.5. Bảng cân đối Tài sản - Nguồn vốn của TKV đến 31/12/2006 46
Bảng 2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh theo ngành nghề của TKV
(2005 - 2006) 47
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của TKV giai đoạn 2005 - 2007 48
Bảng 2.8. Các chủng loại Than của TKV 56
Bảng 2.9. Thống kê XK than theo chủng loại của TKV 57
Bảng 2.10. Thống kê than XK theo thị trường (2001 - 20007) 59
Bảng 2.11. Kim ngạch và sản lượng than XK thời kỳ 2003 - 2007 64
Bảng 2.12 : Kết quả xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam qua các năm………………………………………………………….. 67
Bảng 2.13: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu trong tổng lợi nhuận của TKV… 68
Bảng 2.14. Hiệu quả sử dụng vốn tại Tập đoàn Than - Khoáng sản
Việt Nam……………………………………………………………………70
Bảng 2.15: Tình hình hiệu quả sử dụng lao động tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam………………………………………………………………. 72
Bảng 2.16: Tỷ suất ngoại tệ của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam… 74
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ số 2.1. Chủng loại than XK của TKV 58
Biểu đồ số 2.2. Thị trường than XK năm 2001 61
Biểu đồ số 2.3. Cơ cấu thị trường XK than năm 2007 62
Biểu đồ số 2.4. Sản lượng than xuất khẩu của Việt Nam từ 2001 - 2007 63
Biểu đồ 2.5 : Tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn Than - Khoáng sản
Việt Nam………………………………………………………………….. 69
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng
KHỐI CÔNG NGHIỆP THAN
1- Phòng than hầm lò (THL)2- Phòng than lộ thiên (TLT)3- Phòng thông gió mỏ hầm lò (TGM)4- Phòng cơ điện - vận tải mỏ (CĐM)5- Phòng sàng tuyển than (STT)6- Phòng điều độ SX và chuẩn bị chân hàng than (SXT)7- Phòng địa chất - trắc địa mỏ than (ĐTM)8- Phòng lao động tiền lơng mỏ than (TLM)9- Phòng Kế hoạch và kiểm sóat chi phí mỏ than (KHM)
BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN BỂ THAN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Ban phát triển vùng than đồng bằng bắc bộ (TĐB)
KHỐI CN CƠ KHÍ
1- Phòng chế tạo, sửa chữa và lắp máy (CSL)2- Phòng sản xuất, lắp ráp ôtô, đóng tàu thủy (XT)
KHỐI CÔNG NGHIỆP KHOÁNG SẢN VÀ HÓA CHẤT
1- Phòng mỏ - tuyển- vật liệu xây dựng (MTV)2- Phòng luyện kim - hóa chất (LKH)3- Phòng luyện thép (LT)
KHỐI CÔNG NGHIỆP ĐIỆN
1- Phòng phát triển dự án (PDA)2- Phòng quản lý xây dựng, thi công xây lắp (QXL)3- Phòng quản lý sản xuất kinh doanh (SKD)
KHỐI CÔNG NGHIỆP NHÔM
1- Phòng hạ tầng và mỏ - tuyển (HMT)2- Phòng các nhà máy (NMA)
KHỐI THƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
1- Ban thị trờng than nội địa (TTN)2- Ban xuất nhập khẩu (XNK)3- Phòng điều độ tiêu thụ than (ĐTT)4- Phòng phát triển du lịch (DL)5- Phòng thơng mại và dịch vụ (TDV)6- Các trạm giao nhận than (8 trạm)
KHỐI KINH DOANH HẠ TẦNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
1- Phòng Quy hoạch, kiến trúc, bất động sản (QKB)2- Phòng xây dựng, kết cấu hạ tầng (XKH)
CÁC BAN THAM MU, QUẢN LÝ TỔNG HỢP
1- Văn phòng (VP)
2- Ban Tổ chức cán bộ (TCCB)
3- Ban KHCN và chiến lợc phát triển (KCL)
4- Ban Đầu t
5- Ban Kế hoạch và kiểm soát chi phí (KHZ)
6- Nhân lực, tiền công và CTXH (NTX)
7- Kế toán - thống kê- tài chính (KTT)
8- Phát triển kinh doanh quốc tế (QT)
9- Thi đua, văn hoá, thể thao (TVT)
10- An toàn và bảo hộ lao động (AT)
11- Quản trị rủi ro - pháp chế (QRP)
12- Kiểm toán nội bộ (KTNB)
13- Thanh tra- Bảo vệ - Quân Sự (TBQ)
14- Tài nguyên - Môi trờng (TM)
Ghi chú: Tổng số có 9 khối kinh doanh, ngoài 8 khối kinh doanh kể trên còn có Khối dịch vụ tài chính Tổng số: 41 phòng ban + 8 trạm
Tổng giám đốc
Các Phó TGĐ- Giám đốc điều hành khối KD
Các ban chức năng
Ban kiểm soát
Các đơn vị trong cơ cấu tổ chức Công ty mẹ
1. Cty cảng và kinh doanh than- TKV
2. Công ty tuyển than Hòn Gai- TKV
3. Công ty tuyển than Cửa Ông- TKV
4. Công ty địa chất mỏ- TKV
5. Công ty tư vấn quản lý dự án
đầu tư xây dựng TKV
6. Công ty nhiệt điện Sơn Động- TKV
7. Ban quản lý dự án Tổ hợp bauxit
- nhôm Lâm Đồng
8. Trung tâm cấp cứu mỏ- TKV
9. Trung tâm phát triển nguồn
10. Trung tâm y tế lao động TKV
11. Tạp chí Than- Khoáng sản Việt Nam.
nhân lực quản lý- TKV
Các trường đào tạo nghề
1. Trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm- TKV
2. Trường cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị- TKV
3. Trường cao đẳng nghề CN Việt Bắc- TKV
Các công ty con do Tập đoàn nắm giữ
100% vốn điều lệ, hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con
1. Tổng công ty khoáng sản - TKV.
2. Tổng công ty Đông Bắc.
3. Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - TKV
4. Công ty than Uông Bí - TKV
5. Công ty công nghiệp hoá chất mỏ - TKV
6. Viện khoa học công nghệ mỏ
7. Công ty tài chính TKV.
8. Công ty bauxit Lâm Đồng TKV
Các công ty con cổ phần
1. Công ty CP nhiệt điện Cẩm Phả.
2. Công ty CP vận tải và đưa đón thợ mỏ.
3. Công ty CP đại lý hàng hải - TKV.
4. Công ty CP xuất nhập khẩu than - TKV.
5. Công ty CP du lịch & thương mại - TKV.
6. CTCP đầu tư, thương mại và dịch vụ - TKV.
7. CTCP kinh doanh than Cẩm Phả - TKV.
8. Công ty CP than Miền Trung - TKV.
9. Công ty CP than Miền Nam - TKV.
10. Công ty CP than Tây Nam Đá Mài - TKV.
11. Công ty CP than Núi Béo - TKV.
12. Công ty CP thiết bị điện - TKV.
13. CTCP tin học, c.nghệ, m.trường TKV
14. CTCP tư vấn ĐT mỏ và công nghiệp - TKV
15. Công ty CP giám định - TKV.
16. CTCP kinh doanh than Miền Bắc - TKV.
17. Công ty cổ phần than Đèo Nai - TKV.
18. Công ty cổ phần than Cọc Sáu - TKV.
19. Công ty cổ phần than Cao Sơn - TKV.
20. Công ty cổ phần than Hà Tu - TKV.
21. Công ty than Hòn Gai - TKV.
22. Công ty than Hạ Long - TKV.
23. Công ty than Dương Huy - TKV.
24. Công ty than Hà Lầm - TKV.
25. Công ty than Thống Nhất - TKV.
26. Công ty than Mông Dương - TKV.
27. Công ty than Khe Chàm - TKV.
28.Công ty TNHH MTV than Mạo Khê - TKV.
29. Công ty than Vàng Danh - TKV.
30. Công ty than Quang Hanh - TKV.
31. Công ty xây dựng mỏ - TKV.
32. Công ty CP hoa tiêu hàng hải - TKV
Các công ty con cổ phần
33. Công ty TNHH 1 TV chế tạo máy - TKV
34. Công ty công nghiệp ô tô - TKV
35. Công ty cơ khí đóng tàu - TKV
36. Công ty nhiệt điện Na Dương - TKV.
37. Công ty nhiệt điện Cao Ngạn - TKV.
38. Công ty vật tư, vận tải và xếp dỡ - TKV.
39. C.ty khách sạn Heritage Hạ Long - TKV.
40. Viện cơ khí năng lượng và mỏ - TKV.
41. Công ty CP Alumin Nhân Cơ- TKV
42. Công ty CP Vận tải thủy- TKV
Các công ty liên kết
1. Công ty CP nhiệt điện Quảng Ninh
2. Công ty CP nhiệt điện Hải Phòng
3. Công ty CP cơ khí Mạo Khê
4. Công ty CP cơ điện Uông Bí
5.Công ty CP kính nổi Chu Lai
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Tổng số: - 64 Công ty con và ĐV trực thuộc
- 5 Công ty liên kết
CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN TKV
Hội đồng quản trị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M1137.DOC