MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I. HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU 6
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VÀ KINH DOANH XUẤT KHẨU. 6
1.Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. 6
2.Đặc điểm kinh doanh xuất khẩu. 7
2.1.Khái niệm. 7
2.2.Loại hình xuất khẩu. 8
2.2.1.Xuất khẩu trực tiếp. 8
2.2.2.Xuất khẩu gia công. 8
2.2.3.Xuất khẩu ủy thác. 9
2.2.4.Buôn bán đối lưu. 9
2.2.5.Xuất khẩu theo nghị định thư. 9
2.2.6.Gia công quốc tế. 9
2.2.7.Xuất khẩu tại chỗ. 10
2.2.8.Tạm nhập tái xuất. 10
2.3.Vai trò của xuất khẩu. 10
3.Đặc điểm của kinh doanh xuất khẩu than. 11
3.1.Đôi nét về tình hình tiêu thụ than và thị trường tiêu thụ than trên thế giới 11
3.2.Đặc điểm của kinh doanh xuất khẩu than 13
II.HIỆU QUẢ CỦA KINH DOANH XUẤT KHẨU. 13
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. 13
1.1.Các nhân tố khách quan. 14
1.2.Các nhân tố chủ quan. 17
2.Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. 20
2.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh 21
2.2.Phân loại hiệu quả kinh doanh 21
III. YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU 23
1.Nguyên nhân phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 23
2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu 25
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM ( COALIMEX) 26
1.Quá trình hình thành và phát triển 26
2.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty. 27
2.1.Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty. 27
2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty. 28
II.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM (COALIMEX) 33
1.Kết quả kinh doanh xuất khẩu than của công ty trong mấy năm gần đây. 33
2.Tình hình thị trường xuất khẩu than của công ty coalimex và những kết quả chủ yếu. 34
2.1.Tình hình thị trường xuất khẩu than của công ty coalimex. 34
2.2.Những kết quả chủ yếu tại các thị trường cụ thể. 39
3.Các loại than xuất khẩu của công ty. 40
4.Phương thức kinh doanh. 40
III.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN CỦA CÔNG TY. 41
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM COALIMEX 44
1.Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 44
2.Định hướng xuất khẩu than của công ty trong thời gian tới 44
3.Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty Coalimex 46
3.1.Một số giải pháp từ phía công ty 46
3.2. Một số kiến nghị về chính sách vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng than. 48
KẾT LUẬN 50
Danh mục tài liệu tham khảo 51
54 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam Coalimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực thương mại thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ro hoặc nguồn vật lực đã được huy động vào trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Từ cách hiểu trên cho thấy hiệu quả kinh tế thương mại trước hết biểu hiện mối tương quan giữa các kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chúng biểu hiện ở lợi nhuận và sự đa dạng về mặt giá trị sử dụng của hàng hóa xét về mặt hình thức, đó là một đại lượng so sánh giữa kết quả và chi phí bỏ ra.
Hiệu quả KTTM=Kết quả đầu ra/chi phí đầu vào.
Xét ở góc độ khác, hiệu quả kinh tế thương mại không tồn tại biệt lập với sản xuất.Những kết quả do thương mại mang lại tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, chúng được đánh giá và đo lường trên cơ sở các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất. Chỉ tiêu đó chính là năng suất lao động xã hội, là sự tiết kiệm lao động xã hội trên quy mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.2.Phân loại hiệu quả kinh doanh
a. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế-xã hội
Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ kinh doanh.Biểu hiện chung của hiệu quả kinh tế cá biệt là doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được và đó chính là hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế - xã hội mà thương mại mang lại cho nền kinh tế quốc dân là đóng góp của hoạt động thương mại vào việc phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân…
b. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp
Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh với một nguồn lực nhất định và do đó họ đưa ra thị trường với một chi phí cá biệt nhất định. Khi tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, các doanh nghiệp đều cố gắng tối ưu hóa lợi nhuận thông qua giá cả, song chính thị trường mới là nơi quyết định giá cả của sản phẩm. Sở dĩ như vậy là do thị trường chỉ thừa nhận mức hao phí lao động cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa. Quy luật giá trị đã đặt các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi, phải thông qua một mức giá cả do chính thị trường quy định.
c. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Mục tiêu quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh thương mại nói riêng là với một nguồn lực nhất định phải sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, phải đánh giá được trình độ sử dụng các chi phí trong hoạt động kinh doanh thương mại và phải chứng minh được với các phương án khác nhau sẽ có những chi phí, hiệu quả khác nhau để từ đó tìm ra được phương án tối ưu. Chính từ đó, cần có sự phân biệt giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh trong kinh doanh thương mại.
Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với các chi phí bỏ ra. Chẳng hạn tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất hoặc một đồng vốn bỏ ra…
Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện một thương vụ nào đó, để biết được với những chi phí bỏ ra sẽ thu được những lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đi đến quyết định có nên bỏ ra chi phí hay không cho thương vụ đó. Vì vây, trong công tác quản lý kinh doanh, bất kỳ công việc gì đòi hỏi phải bỏ ra chi phí dù với một lượng lớn hay nhỏ cũng đều phải tính toán hiệu quả tuyệt đối.
Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. Mục đích chủ yếu của việc tính toán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án, từ đó cho phép lựa chọn một cách làm, một phương án có hiệu quả cao nhất.
Trên thực tế, để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh thương mại, người ta không chỉ tìm một cách, một con đường, một giải pháp mà có thể đưa ra nhiều cách làm khác nhau. Mỗi cách làm đó đòi hỏi lượng vốn đầu tư, lượng chi phí và kết quả khác nhau. Vì vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, trong công tác quản lý kinh doanh đòi hỏi phải đưa ra nhiều phương án để có sự so sánh,lựa chọn.
Giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh mặc dù độc lập với nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, là căn cứ của nhau. Trên cơ sở của hiệu quả tuyệt đối, người ta xác định được hiệu quả so sánh, từ hiệu quả so sánh sẽ xác định được phương án tối ưu. Nói một cách khác, trên cơ sở của các chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án, người ta so sánh mức hiệu quả của từng phương án và tìm ra mức chênh lệch về hiệu quả giữa các phương án đó chính là hiệu quả so sánh.
III. YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU
1.Nguyên nhân phải nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Cũng như tất cả các loại hình kinh doanh khác, trong kinh doanh xuất khẩu việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là mối quan tâm thường trực của các cơ quan quản lý kinh tế và của toàn xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
Thứ nhất, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh cũng là yếu tố hàng đầu. Không có hiệu quả trong kinh doanh thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được. Nhất là trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì mới có thể thu lại được vốn đã bỏ ra. Điều này giúp doanh nghiệp trang trải được các chi phí đã bỏ ra trong kinh doanh. Tiếp đến, có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể có được những khoản lợi nhuận để có thể phát triển kinh doanh trong tương lai.
Nói đến các mục tiêu của doanh nghiệp có đạt được hay không thì phải nói đến doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Lợi nhuận chỉ là một trong những mục tiêu của doanh nghiệp. Khi không có được hiệu quả kinh doanh thì không thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào.
Thứ hai, đối với các cơ quản lý kinh tế của Nhà nước, hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nói riêng cũng rất có ý nghĩa. Các doanh nghiệp có đạt được hiệu quả kinh doanh thf tổng hợp lại các ngành trong nền kinh tế mới có hiệu quả trong nền kinh tế và các nguồn thu của nhà nước mới được đảm bảo.
Ở nước ta điều này càng trở nên thực tế bởi vì, nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của nhà nước. Đặc biệt trong cơ chế hiện nay, sự quản lý của nhà nước với nền kinh tế còn rất chặt chẽ.
Thứ ba, đối với toàn xã hội, hiệu quả kinh doanh cũng rất có ý nghĩa. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ làm cho nền kinh tế phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Điều này dẫn đến nhiều hiệu ứng tích cực như:
Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động
Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, từ đó tác động làm tăng các công trình, chương trình phúc lợi xã hội.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao mức sống của người lao động và làm các chương trình từ thiện…
Trên đây là các nguyên nhân làm phát sinh yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói riêng.
2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Một là, các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta hầu hết còn có nguy cơ vừa và nhỏ. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhất là đối với các đơn đặt hàng có giá trị và khối lượng lớn. Vì vậy,cần có các chính sách và chiến lược mở rộng quy mô của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Yêu cầu này đòi hỏi cả các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cũng phải mở rộng quy mô để sản xuất với khối lượng lớn hàng hóa làm cho hàng hóa xuất khẩu được đồng bộ về tất cả các tiêu chuẩn.
Hai là, các doanh nghiệp của Việt Nam còn thiếu một điều rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa đó là chưa có các thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới. Điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm đến vấn đền thương hiệu, một điều đã cũ với doanh nghiệp nước ngoài nhưng còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Ba là, hàng hóa Việt Nam phần lớn có chất lượng chưa cao. Nó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Yêu cầu nâng cao chất lượng hàng hóa chủ yếu là đối với các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp thương mại chỉ có thể làm thích hợp hàng hóa và tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất.
Cuối cùng là, các cơ quan nhà nước phải hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Những chính sách, luật phải tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu phát triển. Muốn vậy, nó phải làm cho hoạt động xuất khẩu tiến hành thuận lợi và có được mức thu nhập cao để khuyến khích các doanh nghiệp.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM ( COALIMEX)
1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam trước đây là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Từ năm 2005, theo chủ trương của nhà nước, công ty được cổ phần hóa và trở thành doanh nghiệp cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Hiện nay, công ty trực thuộc tập đoàn than Việt Nam và vẫn là một đơn vị hạch toán độc lập.
Tên tiếng Việt:công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam. Khi còn là doanh nghiệp nhà nước công ty có tên là công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế. Khi chuyển sang giai đoạn cổ phần thì tên tiếng Anh được giữ nguyên để giữ thương hiệu trên thị trường thế giới.
Tên tiếng Anh: coal import-export and international cooretation company.
Tên viết tắt: coalimex.
Địa điểm: 47 Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 048257017
Ngày 29/12/1981, bộ trưởng bộ mỏ và than (bộ công nghiệp hiện nay) đã ban hành quyết định số 65/MT-TCCB3 về quyết định chuyển công ty vật tư thành công ty xuất nhập khẩu than và cung ứng vật tư trực thuộc bộ mỏ và than. Kể từ ngày 1/1/1982, tên giao dịch quốc tế là coalimex. Nhiệm vụ chính của công ty trong giai đoạn này là xuất khẩu than và cung ứng các trng thiết bị , vật tư kĩ thuật , thuốc nổ công nghiệp phục vụ cho quá trình khai thác và sản xuất của ngành than.
Ngày 19/6/1993, công ty được thành lập theo quyết định số 360-NT/TCCB-QĐ của bộ năng lượng với tên gọi công ty xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư.
Tháng 1/1995 sau khi tổng công ty than được thành lập, công ty được chuyển về là thành viên của tổng công ty than. Lúc này công việc của công ty trong ngành than bị thu hẹp hơn. Toàn bộ thị trường lớn xuất khẩu than được chuyển lên tổng công ty than thực hiện, công ty chỉ được phép giao dịch khai thác các khách hàng nhỏ lẻ ở các thị trường mới.
Ngày 25/12/1996, bộ trưởng bộ công nghiệp ra quyết định số 3910/QĐ-TCCB đổi tên công ty thành công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế.
Năm 2005 công ty được cổ phần hóa và có tên là công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam.
2.Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty.
2.1.Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam là thành viên của tập đoàn than Việt Nam. Vốn của công ty là vốn cổ phần. Nhà nước nắm 51% còn lại là vốn góp.
Công ty là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh độc lập trong lĩnh vực xuất nhập khẩu than và các thiết bị vật tư cung ứng cho quá trình sản xuất và khai thác mỏ cùng với việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường khác.
Một số nhiệm vụ cơ bản của công ty bao gồm:
Quản lí việc khai thác, chế biến và tiêu thụ than trong nước.
Xuất khẩu than và các sản phẩm chế biến từ than ra các thị trường khác nhau trên thế giới như Tây Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc…
Nghiên cứu thị trường và giá cả quốc tế, nắm vững yêu cầu khả năng của thị trường nước ngoài đối với những mặt hàng công ty được phép kinh doanh xuất nhập khẩu để phối hợp tác động cùng với các cơ sở sản xuất trong việc đàm phán, kí kết các hợp đồng đặt hàng xuất nhập khẩu sao cho có hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng hàng hóa.
Trực tiếp giao dịch, đàm phán, kí kết và thực hiện các hợp đồng mua bán, kinh doanh cung ứng dịch vụ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo đúng các chế độ của nhà nước và phân cấp quy định của bộ.
Nhập khẩu trực tiếp và ủy thác vật tư, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, kim khí, nguyên vật liệu, hóa chất… cho các đơn vị trong và ngoài ngành than.
Hợp tác lao động quốc tế: Tìm kiếm việc làm và tổ chức đưa người Việt Nam đi lao động và đào tạo ở nước ngoài.
2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty.
Công ty có tổng số nhân viên là 170 người, hoạt động tại các trụ sở, văn phòng khác nhau của công ty tập trung chủ yếu tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Quảng Ninh.
Công ty coalimex tổ chức quản lí theo mô hình trực tuyến chức năng, từ giám đốc xuống thẳng các phòng ban không qua một khâu trung gian nào. Bộ máy quản lí trong công ty gọn nhẹ, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất với chế độ thủ trưởng.
Phòng hành chính quản trị
Phòng nhập khẩu 4
Phòng nhập khẩu 3
Phòng nhập khẩu 2
Chi nhánh Quảng ninh
Giám đốc
Phòng kế hoạch kinh tế tài chính
Phó giám đốc
Phòng tổ chức nhân sự và thanh tra
Phòng xuất khẩu lao động
Phòng nhập khẩu 1
Trung tâm xuất khẩu lao động
Phòng nhập khẩu 5
Phòng kiểm đoán nội bộ
Chi nhánh TP HCM
Phó giám đốc
Xưởng sản xuất nước đá ăn sạch
Bảng 1: Mô hình bộ máy quản lí cuả công ty coalimex.
Đứng đầu công ty là giám đốc do hội đồng quản trị của tập đoàn than bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo luật doanh nghiệp, theo điều lệ của công ty và là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật đối với mọi hoạt động của công ty.
Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lí và điều hành mọi hoạt động của các phòng ban mà giám đốc không trực tiếp điều hành.
Dưới ban giám đốc là các phòng, ban, chi nhánh có chức năng thực hiện các nghiệp vụ do công ty giao phó. Các phòng chức năng này có trách nhiệm giúp ban giám đốc giải quyết và điều hành mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Các chi nhánh, xưởng của công ty đứng đầu là giám đốc các chi nhánh. Các đơn vị này mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc và chịu sự giám sát chỉ đạo của giám đốc công ty, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Các đơn vị này được triển khai các hoạt động kinh doanh trong phạm vi được giám đốc ủy quyền.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức của công ty the mô hình trực tuyến-chức năng đã giúp cho công ty nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi trên thị trường cũng như trong kinh doanh. Qua đó có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Khối lượng phòng ban của công ty gồm có: - Phòng tổ chức nhân sự và thanh tra.
Được sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, được quyền tham mưu giúp đỡ cho giám đốc trong việc tổ chức bộ máy quản lí của công ty, tổ chức cán bộ đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh của đơn vị.
+ Phối hớp với các phòng kế hoạch, kinh tế tài chính để phân phối, điều tiết lợi nhuận, tiền lương, chế độ nhà nước.
+ Thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưu trí…
+ Chỉ đạo trực tiếp công tác thanh tra, bảo vệ của công ty.
Phòng kinh tế tài chính.
Được sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc, thực hiện theo dõi quan sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Đảm bảo sử dụng đúng mục đích có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Có trách nhiệm thanh toán công nợ cho công ty.
+ Giao kế hoạch chỉ tiêu hàng năm cho các phòng kinh doanh.
+ Thực hiện việc phản ánh mọi hoạt động kinh doanh, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp, giám sát và quản lí chặt chẽ. Phòng kinh tế-tài chính có nghĩa vụ tập hợp số liệu cho các đơn vị thành viên, chi nhánh báo cáo lên trên. Từ đó cung cấp cho giám đốc những thông tin cần thiết, sớm đưa ra phương hướng kế hoạch cho kì sau.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kiểm toán, thống kê theo pháp luật hiện hành, chế độ báo cáo định kì hoặc bất thường theo quy định của nhà nước và tập đoàn than Việt Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo đó.
Phòng xuất khẩu than và hợp tác quốc tế.
Là phòng được điều hành trực tiếp từ giám đốc với nhiệm vụ giao dịch, mua bán kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu than sang nhiều nước khác nhau trên thế giới như Tây Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc… Phòng xuất khẩu than đem lại lợi nhuận cho công ty khá lớn, chiếm tới 30% doanh thu của công ty, ngoài ra phòng còn làm dịch vụ ủy thác cho các đơn vị thành viên của tập đoàn than Việt Nam xuất khẩu than và các sản phẩm chế biến từ than.
phòng hành chính tổng hợp.
Thực hiện mọi sự chỉ đạo của giám đốc về quản lí tài sản và các phương tiện vận tải, văn thư lưu trữ đáp ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, lưu trữ toàn bộ các loại văn bản.
Phòng nhập khẩu 1:
Thực hiện các hợp đồng kinh doanh và nhận nhập khẩu ủy thác các loại vật tư thiết bị, phụ tùng, xe, máy và theo dõi thực hiện các đơn đặt hàng từ thị trường SNG.
Phòng nhập khẩu 2:
Thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, ủy thác và kinh doanh các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á và Tây Âu.
Thực hiện tiếp việc nhập khẩu vật tư thiết bị đồng bộ cho hai xí ngiệp tuyển than Cửa Ông và Hòn Gai.
Phòng nhập khẩu 3:
Thực hiện các hợp đồng kinh doanh và nhập khẩu ủy thác các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho các mỏ khai thác than hầm lò từ Trung Quốc, Ba Lan.
Phòng nhập khẩu 4:
Thực hiện các hợp đồng kinh doanh và nhập khẩu ủy thác các loại vật tư thiết bị phục vụ cho việc khai thác các mỏ than lộ thiên.
Phòng nhập khẩu 5:
Đây là phòng kinh doanh tổng hợp, thực hiện các hợp đồng kinh doanh ngoài ngành chủ yếu là các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng và hàng tiêu dùng như máy hút bụi, điều hòa, xe máy… theo nhu cầu của thị trường trong nước.
Chi nhánh tại Quảng Ninh:
Là nơi thực hiện việc giao nhận giữa những đơn vị có than xuất khẩu với các hãng vận tải do khách hàng nước ngoài chỉ định đến nhận hàng tại cảng Cửa Ông và Hòn Gai theo hợp đồng đã kí của tập đoàn than và công ty coalimex. Ngoài ra chi nhánh coalimex tại Quảng Ninh còn tự khai thác, tìm kiếm các đơn đặt hàng ủy thác xuất khẩu than sang Trung Quốc và nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị theo sự chỉ đạo của công ty.
Chi nhánh coalimex TP Hồ Chí Minh:
Được sự ủy quyền của giám đốc công ty, thực hiện trực tiếp kí kết các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu hay những đơn đặt hàng thiết bị vật tư tổng hợp có giá trị dưới 100,000 USD và đồng thời kinh doanh một xưởng nước đá ăn sạch.
Công ty còn có các văn phòng đại diện tại KIEV-UKRAINA. Các đơn vị này gắn bó chặt chẽ với nhau và với công ty mẹ về mặt lợi ích kinh tế, dịch vụ, thông tin cung ứng, tiêu thụ…
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty coalimex nói chung được thực hiện rõ ràng, các phòng kinh doanh thực hiện việc đàm phán kí kết hợp đồng với bạn hàng theo đúng chức năng và thị trường được giao theo điều lệ và giấp phép kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ của từng phòng kinh doanh là: Xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được công ty phê duyệt, tự mình tìm kiếm các hợp đồng…
II.PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM (COALIMEX)
1.Kết quả kinh doanh xuất khẩu than của công ty trong mấy năm gần đây.
Bảng 2: kết quả kinh doanh xuất khẩu than của công ty
giai đoạn 2002 – 2005.
tt
Tên chỉ tiêu
ĐV tính
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1
2
3
4
5
Tổng giá trị xk than
Chi phí
LN trước thuế
Thuế tndn
LN sau thuế
Tr VND
Tr VND
Tr VND
Tr VND
Tr VND
190860
173860
17000
4760
12240
210756
190358
20398
5711.44
14686.56
228000
206000
22000
6160
15840
304397
276935
27462
7689.36
19772.6
232560
214560
18000
5040
12960
305107
264189
40918
11457
29460.9
250675
220175
30500
8540
21960
307040
279783
27257
7632
19625
Nguồn: Bản tổng hợp kế hoạch 5 năm 2001-2005 và báo cáo tình hình xuất khẩu 2001-2005 của công ty coalimex.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong thời kì 2002-2005, công ty đã hoàn thành suất sắc các chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu than do cấp trên giao hàng năm và năm sau cao hơn năm trước.
Tổng giá trị xuất khẩu than luôn đạt vượt mức kế hoạch và luôn tăng. Việc chi phí sản xuất và kinh doanh tăng lên và cao hơn mức kế hoạch là tất yếu nhưng nhìn vào bảng có thể thấy nó tăng chậm hơn tổng giá trị xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu than tăng từ 190860 trđ năm 2002 lên 307040 trđ năm 2005 tức là tăng khoảng 1.6 lần. Từ đó kéo theo lợi nhuận tăng từ 12240 trđ năm 2002 lên 19635 trđ năm 2005.
Với kết quả kinh doanh ngày càng tốt, công ty đã luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước năm 2002 thuế thu nhập doanh nghiệp công ty đã nộp là 4760 trđ thì đến năm 2005 con số đó đã là 7632 trđ và đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Như vậy với sự nỗ lực của toàn bộ các thành viên của công ty coalimex cũng như sự chỉ đạo của tổng công ty than Việt Nam ( nay là tập đoàn than Việt Nam, công ty luôn hoàn thành vượt mức các kế hoạch đặt ra đem lại nguồn thu lớn cho chính công ty cũng như đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Có thể giải thích nguyên nhân của việc xuất khẩu than luôn tăng theo từng năm. Như đã nói ở trên, thị trường và nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới khá ổn định và có xu hướng tăng đều. Chính vì vậy, ngay từ khi lập kế hoạch, do đã dự đoán được tình hình thị trường nên năm nào công ty cũng có kế hoạch xuất khẩu tăng so với năm trước. Và cũng chính vì vậy mà chỉ tiêu thực hiện cũng cao hơn năm sau so với năm trước và cao hơn mức kế hoạch.
2.Tình hình thị trường xuất khẩu than của công ty coalimex và những kết quả chủ yếu.
2.1.Tình hình thị trường xuất khẩu than của công ty coalimex.
Có thể nói than là một trong những nguồn nguyên liệu cơ bản nhất cung cấp năng lượng cho on người. Hàng năm trên thế giới cần khoảng 4500 đến 5000 triệu tấn than phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Nếu xét về ngắn hạn, lượng cầu về than hàng năm là rất ổn định và tiếp tục tăng đều theo từng năm trong những năm tới, trong đó lượng than giao dịch trên thị trường thế giới là khoảng 476 triệu tấn. Các nước có nhu cầu nhập khẩu than lớn trên thế giới phải kể đến các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Philipin và các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga. Ngoài ra còn một số nước trong khu vực Tây Âu và châu Mỹ cũng có nhu cầu về than khá lớn như Anh, Pháp, Bỉ, Brazin… Các quốc gia này hàng năm nhập khẩu hàng chục triệu tấn than mỗi nước để phục vụ cho nhu cầu trong nước mà chủ yếu là phục vụ cho ngành sản xuất thép và sản xuất điện. Theo số liệu, than đóng góp 26% nhu cầu năng lượng cơ bản cho toàn thế giới và khoảng 600 triệu tấn được ngành thép sử dụng hàng năm. Ngoài ra năng lượng được sử dụng làm chất đốt để sưởi ấm trong gia đình cũng rất lớn, đặc biệt là ở châu Âu và các vùng giá lạnh. Ngoài ra than còn có nhiều vai trò quan trọng khác trong cuộc sống của con người.
Mặc dù trong giai đoạn 1998-1999, nhu cầu về than trên thế giới có nhiều biến đổi nhất định đặc biệt là do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực châu Á đã làm giảm khả năng nhập khẩu than của một số nước nhưng bù vào đó lại nổi lên một số thị trường mới cho than xuất khẩu trên thế giới. Đó là các thị trường ở Nam Mỹ và Ấn Độ. Bên cạnh đó, khả năng phục hồi nhanh chóng của các quốc gia bị khủng hoảng kinh tế cũng là nhân tố quan trọng làm cho nhu cầu về than trên thế giới vẫn tiếp tục tăng vững. Trong 15 năm tới, nhu cầu tiêu dùng than trong tổng cơ cấu tiêu dùng năng lượng sẽ ở mức 26%-28%.
Bảng 3: Nhu cầu nhập khẩu than của một số nước trên thế giới.
Đơn vị: 1000 tấn.
Năm
Quốc gia
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Thái Lan
1917
2300
2866
Tr. Quốc
1810
2172
2973
Hàn Quốc
48406
5808
6084
H. Kông
10930
13116
15226
Ấn Độ
11000
13205
14503
Malaysia
2031
2437
3017
Philipin
1305
1866
2439
Nga
28957
25773
29041
Nguồn: Ngành than-con số và sự kiện.
Trong các thị trường nhập khẩu than của Việt Nam ở trên, với tư cách là một đơn vị thành viên trực thuộc tập đoàn than Việt Nam, công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam Coalimex được giao cho đảm nhiệm việc xuất khẩu sang các thị trường Asean, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Cu Ba và thị trường thuộc khối Đông Âu.
Nhìn chung, thị trường than của công ty trong những năm gần đây có những sự biến động với những đặc điểm sau:
Tại thị trường Asean, công ty có khách hàng chủ yếu là Thái Lan, Malaysia và philipin. Đây là những khách hàng truyền thống đã có mối quan hệ làm ăn với công ty từ rất lâu. Trong giai đoạn 1997 đến 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên nhìn chung sản lượng than nhập khẩu của các thị trường này giảm đi đáng kể. Ngoại trừ thị trường Thái Lan, các thị trường khác đều giảm hoặc ngưng hẳn lượng nhập khẩu than từ Việt Nam. Điều này cũng có thể lí giải bằng việc các nước trong khu vực đang tìm kiếm các nhập khẩu than rẻ hơn và cụ thể là nguồn than đang được cung cấp từ Trung Quốc.
Tại thị trường Bulgari, đây là thị trường xuất khẩu chính và truyền thống của công ty. Hàng năm, lượng than xuất khẩu vào thị trường này chiếm khoảng 50% đến 60% tổng số than xuất khẩu của công ty. Nhưng trong năm 2000 công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa than vào thị trường này. Cụ thể là cho đến năm 2005, công ty vẫn chưa kí được hợp đồng nào. Nguyên nhân là do than đưa vào thị trường này không phải thông qua phương thức đấu thầu. Do đó than của Việt Nam không thể cạnh tranh với than của Nga và Ucraina về giá và cước vận tải. Trước khó khăn này, công ty đã khắc phục bằng cách đẩy mạnh tìm kiếm thị trường nhỏ lẻ được tập đoàn than cho phép và đã hoàn thành kế hoạch xuất khẩu than của tổng công ty ( nay là tập đoàn than).
Năm 2001 công ty cử người trực tiếp sang thị trường Bulgart để tìm hiểu và trực tiếp đàm phán kí kết hợp đồng và đã xuất khẩu được khoảng 400 ngìn tấn.
Tuy nhiên từ năm 2002 trở đi, lượng than xuất khẩu sang thị trường này giảm dần và đến năm 2004, lượng than xuất khẩu sang đây là không đáng kể. Nguyên nhân là do ta không cạnh tranh được với Nga về giá do nước ta cách xa Bulgari nên cước vận tải rất cao.
Các thị trường còn lại của công ty như Đài Loan, Hàn Quốc, Cu Ba, Trung Quốc trong những năm gần đây là những thị trường ổn định. Các thị trường này hầu hết là những thị trường đã có mối quan hệ làm ăn buôn bán với công ty từ rất lâu và vẫn mong muốn được duy trì và phát triển mối quan hệ làm ăn lâu dài. Mặc dù công ty đang có sức ép cạnh tranh và những yêu cầu của khách hàng đòi hỏi giảm giá thành sản phẩm, song nhìn chung trong thời gian tới, đây vẫn là những thị trường chủ lực của công ty. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc trong hai năm gần đây đã nhập khẩu của công ty một lượng than rất lớn chủ yếu là than cám để phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước do chi phí nhập khẩu còn rẻ hơn tiêu dùng của chinh nước mình.
Bên cạnh việc duy trì những thị trường sẵn có truyền thống, công ty đã chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường mới như Ấn Độ, Nepan, Hy Lạp… Mặc dù mới chỉ ở mức giao dịch các chuyến hàng mẫu và thực hiện một số hợp đồng rất nhỏ song các thị trường trên là các thị trường hứa hẹn rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là thị trường Ấn Độ. Các công ty đối tác ở các thị trường trên cũng thể hiện mong muốn được làm ăn lâu dài với công ty. Đây cũng là một thuận lợi rất lớn nhưng cũng đòi hỏi công ty phải có những chiến dịch marketing đúng đắn để có thể mở rộng và phát triển có hiệu quả tại các thị trường này.
Như vậy, những khó khăn do tình hình cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu than đang ngày càng trở nên quyết liệt, từ những khó khăn từ phía bản thân công ty nói riêng và toàn ngành nói chung. Để duy trì và tiếp tục phấn đấu đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình trong thời gian tới, công ty còn rất nhiều việc phải làm và nhiều vấn đề phải giải quyết. Trong đó việc đánh giá nguyên nhân một cách khách quan, cụ thể để tìm ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển phải được coi trọng. Đây sẽ là những thách thức không nhỏ đối với công ty trong thời gian tới.
2.2.Những kết quả chủ yếu tại các thị trường cụ thể.
Bảng 4: Tình hình lượng than xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Đơn vị: tấn, USD
Thị trường
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
Bulgari
157100
3001116
52530
1314168
63067
140087.4
Cu ba
25235
1463630
25120
1957118
28524
4882325
Đàiloan
37230
1648090
18433
1546233
106320
6985353.5
Inđo
2007
75202
8070
318785
25110.6
1235986.11
H.Quốc
768610
15120196
388077
10386230
392682
15198275.7
Philipin
60685
1227072
117807
2650554
105971
3087262.3
T.Quốc
690000
11272422
680000
12150000
1600000
39000000
T. Lan
82000
2001155
112000
4250150
187000
7000000
Tt khác
35000
1899020
87000
4023824
197000
10283082.26
Nguồn: báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty coalimex 2001-2005.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm gần đây, lượng than công ty xuất khẩu sang thị trường bulgari ngày càng giảm. Từ 3001116 USD năm 2003 đến năm 2004 chỉ còn 1314168 USD và giảm mạnh đến năm 2005 chỉ còn 140087,4 USD từ hoạt động xuất khâu than. Nguyên nhân như đã nói ở trên là do chúng ta không cạnh tranh được với than của Nga. Cùng xuất sang thị trường bulgari nhưng Nga có lợi thế về vị trí địa lí gần Bulgari hơn, do đó giá cước vận tải là thấp hơn. Chính vì vậy mà sản phẩm than của Nga có lợi thế hơn hẳn về giá.
Ngược lại, tại thị trường Trung Quốc thì công ty có sự chuyển biến rất tốt đẹp. Lượng xuất khẩu không ngừng tăng cả về số lượng cũng như giá trị. Đặc biệt là năm 2005, lượng giá trị công ty thu được từ hoạt động xuất khẩu sang thị trường này tăng gấp hơn 3 lần s với năm 2004.
Nhìn chung thì lượng than công ty xuất khẩu sang các thị trường khác là tăng song nổi bật hơn hẳn chỉ có Trung Quốc. Vì vậy công ty cần phát huy hơn nữa nỗ lực của mình. Tuy nhiên thị trường truyền thống của công ty là Bulgari lại giảm lượng nhập khẩu. Đây có thể coi là một bất lợi lớn. Công ty cần tìm cách để tìm lại thị trường này cũng như phát triển thêm các thị trường mới.
3.Các loại than xuất khẩu của công ty.
- Than cám: Được dùng để nung gạch, nung vôi, gốm, kính.
- Than nâu: Nhiệt điện.
- Than chì: Nhiệt điện, làm cực điện trong pin, acquy.
- Than bùn: Làm phân bón.
- Than bánh: Dùng trong gia đình như đun nấu, sưởi ấm.
- Than béo: Dùng để chế biến thành than cốc và sau đó được sử dụng làm năng lượng trong luyện thép.
- Than Anthracite: dùng làm năng lượng trong quá trình luyện thép, nhiệt điện.
4.Phương thức kinh doanh.
Kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty quan tâm đến việc đa dạng hóa hình thức kinh doanh và đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh.
Thường xuyên chăm lo tạo vốn, bảo toàn và phát triển vốn cho đơn vị. Trong thực hiện kế hoạch, chú trọng hiệu quả, đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Từ số vốn ít ỏi trong những ngày đầu thành lập, công ty đã có những chính sách gây dựng và phát triển vốn.
Giữ chữ tín trong kinh doanh, sòng phẳng và có chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ buôn bán là phương châm hoạt động trên thị trường nội địa cũng như thị trưởng quốc tế. Tôn trọng và chấp hành pháp luật giúp công ty tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường.
III.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN CỦA CÔNG TY.
Công ty Coalimex đã có hơn 20 năm làm công tác xuất khẩu than Việt Nam ra nước ngoài. Sự thông thạo trên thị trường, uy tín quốc tế lâu năm, quan hệ làm ăn thân thiết và có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch cộng với chuyên môn nghiệp vụ vững vàng là những lợi thế hết sức căn bản cho công ty Coalimex đẩy mạnh và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, góp phần nâng cao uy tín cũng như lợi nhuận của mình và của tập đoàn than Việt Nam.
Với chủ trương phát triển thành một công ty ngoại thương mạnh của ngành than Việt Nam đã và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công ty ổn định và vươn mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành than Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều củng cố trong quản lí nguồn tài nguyên, chi phí, đã đầu tư nhiều vào thiết bị máy móc khai thác và sản xuất hiện đại, các hệ thống bốc rót, chuyển tải than, cầu cảng được hiện đại hóa và nâng cao công suất, tất cả những yếu tố góp phần làm cho sản phẩm than Việt Nam không những đáp ứng cho khách hàng về mặt chất lượng cao, chủng loại đa dạng mà còn đáp ứng về mặt số lượng, thời gian giao hàng sớm nhất. Đó là những lợi thế vô cùng quý giá cho công ty Coalimex.
Than Việt Nam chủ yếu là than Anthracite là loại than có chất lượng cao với nhiều tính năng ưu việt như nhiệt năng cao, độ ẩm và độ tro thấp, hàm lượng lưu huỳnh và nitơ thấp, không gây ô nhiễm môi trường và đã có tiếng trên thị trường thế giới.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng ngoại ngữ tốt và co nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, năng động, chăm chỉ…
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động và giỏi chuyên môn, luôn có những thay đổi hợp lí cho phù hợp với thị trường, đầu tư đúng mức cho đào tạo, đào tạo lại và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và vi tính cho cán bộ công nhân viên.
Với tất cả những yếu tố thuận lợi trên, công ty đã có nhiều thành công trong công tác xuất khẩu than như đã nói ở trên cũng như các mặt hoạt động khác của mình. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh trên thị trường than nói chung và thị trường than nói riêng ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt mà yếu tố đóng vai trò quan trọng hơn cả chính là giá cả, sản phẩm và chi phí. Nhưng thực tế giá than của Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung còn chưa có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm than đến từ các nước khác. Thêm vào đó, quá trình vận chuyển của công ty lại chủ yếu phụ thuộc vào các đối tác mua bán, do đó công ty không có khả năng nâng cao sức cạnh tranh thông qua giảm chi phí vận chuyển.
Công ty rơi vào thế thụ động do phải phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước ngoài trong quá trình phân phối mà công ty không thể kiểm soát được tình hình. Khó khăn này rất khó khắc phục do khả năng tài chính của công ty còn hạn chế ( công ty không có khả năng mở chi nhánh tại nước ngoài ). Đây là hạn chế lớn nhất của công ty này.
Nững nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả thưch hiện hợp đồng xuất nhập khẩu chưa thực sự được như ý muốn do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan. Đó là sự chậm trễ trong phân bố nhân lực, thủ tục còn rườm rà.
Mặt khác do đặc điểm kinh doanh của công ty là giao chi tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu cho các phòng nghiệp vụ và chi nhánh vì thế mà cơ chế khoán này đã bộc lộ nhiều hạn chế như công ty rơi vào thế thụ động khi khách hàng có nhu cầu mua thêm thì công ty phải đợi sự đồng ý của tập đoàn than mới được xuất. Công ty hoàn toàn không có quyền chủ động trong việc xuất khẩu than.
Thiếu nguồn tài chính đảm bảo phát triển hoạt động kinh doanh đã đặt ra. Nguồn tài chính hiện có không đủ để đáp ứng các yếu tố về sản xuất và chế biến than xuất khẩu. Hơn nữa trong kinh doanh còn để sảy ra tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của công ty, tuy chưa đến mức nợ khó đòi nhưng cũng tạo ra tình trạng sử dụng vốn thiếu hiệu quả.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VIỆT NAM COALIMEX
1.Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Theo dự báo của văn phòng nông nghiệp và kinh tế tài nguyên Australia(ABARE), kinh tế thế giới trong thời gian tới sẽ tăng trưởng ổn định. Giá dầu thô lên cao khuyến khích nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới, chủ yếu là than để chạy điện. Trong 5 năm tới sẽ tăng vững với tốc độ là 1,7%/năm đạt 7,23 tỷ tấn vào năm 2010. Nhu cầu tiêu thụ than được dự báo là sẽ tăng ở hầu hết các khu vực trên thế giới, trong đó tiêu thụ than tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Tại Châu Á, nhu cầu tiêu thụ than được dự báo là sẽ tăng mạnh, nhất là ở khu vực Nam Á và Đông Bắc Á. Ở khu vực Tây Âu, mặc dù nhu cầu tiêu thụ than được dự báo là sẽ tăng không đáng kể nhưng do sản xuất than trong khu vực sẽ giảm rõ rệt nên nhập khẩu sẽ tăng nhanh.
ABARE cũng dự báo trong 5 năm tới mậu dịch than thế giới sẽ tăng với tốc độ 3,9%/năm, đạt 530 triệu tấn than đốt lò vào năm 2010, trong đó buốn bán than ở Châu Á chiếm tới 70% - 72% tổng lượng than buôn bán hàng năm trên thế giới. Trong giai đoạn này, các nước xuất khẩu than đá lớn như Australia, Trung Quốc, Nam Phi, Indonesia, Nga, Ucraina đều cố gia tăng xuất khẩu. ABARE cho rằng dù Úc vẫn tiếp tục duy trì vị hàng đầu về xuất khẩu than, dự đoán đạt 280 triệu tấn vào năm 2010 nhưng Trung Quốc đang nổi lên như một nước có tiềm lớn về than. Dự báo năm 2010, xuất khẩu than của Trung Quốc sẽ đạt 80 triệu tấn.
2.Định hướng xuất khẩu than của công ty trong thời gian tới
Nhìn chung kinh doanh xuất khẩu là một lĩnh vực tuy hấp dẫn nhưng rất phức tạp bởi vì hoạt động kinh doanh này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan. Trước hết đó là thị trường ngoài nước, tức là thị trường xuất khẩu của công ty. Yếu tố này thể hiện sự phụ thuộc của công ty với thị trường vốn chứa đựng nhiều yếu tố khách quan mà công ty không thể trực tiếp tác động hoặc can thiệp và nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xuất khẩu của công ty sang thị trường đó. Bên cạnh những yếu tố nội tại, những trở ngại về địa lí, mức độ hiểu biết giữa các đối tác cũng là một trở ngại trong kinh doanh. Chính vì vậy, những hoạt động định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới bắt buộc phải tính đến những yếu tố này.
Khác với định hướng phát triển cho giai đoạn 2001-2005, trong giai đoạn tới, công ty xác định xuất khẩu vẫn là nguồn thu lớn nhưng sẽ ưu tiên tiêu thụ than trên thị trường nội địa. Khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì mới tiến hành xuất khẩu ra bên ngoài. Đây là một sự thay đổi trong chủ trương của công ty nhằm thỏa mãn nhu cầu về than đang gia tăng trong nước.
Riêng về công tác xuất khẩu công ty có định hướng sau:
Tiếp tục duy trì thị trường truyền thống. Điều này khó khăn nhưng nhìn chung đang được công ty duy trì tốt.
Tìm kiếm mở rộng và phát triển các thị trường mới, tiềm năng thông qua việc thiết lập một số chương trình khuếch chương, quảng cáo cụ thể trong thời gian tới. Muốn đạt được điều này, công ty cần phải có những kế hoạch nghiên cứu thị trường cụ thể, tiếp cận những khách hàng tiềm năng một cách có bài bản và khoa học để tạo ra hiệu quả cao nhất. Về mặt phát triển, đây là một định hướng vô cùng quan trọng, quyết định khả năng phát triển của công ty trong tương lai. Vì vây, đây thực sự là một chiến lược định hướng lâu dài của công ty.
Để đạt được mục tiêu đề ra, công ty đã chỉ ra những chính sách của mình trong thời gian tới, đó là:
Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thông qua việc giám sát chặt chẽ và không ngừng nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các quy trình. Điều này sẽ giúp cho công ty tạo lập được uy tín trên thị trường xuất khẩu than quốc tế.
Hoàn thiện chính sách sản phẩm thông qua việc kiểm tra và liên lạc chặt chẽ với các trung tâm kiểm tra và giám định sản phẩm, đồng thời tìm phương hướng xây dựng một hệ thống vận chuyển từ mỏ than ra cảng một cách có hiệu quả và an toàn nhất; tránh tình trạng giao hàng không đúng chất lượng, khiếu kiện và trả lại; cần uy tín lên hàng đầu.
Cố gắng thay đổi hình thức xuất khẩu từ giá FOB sang giá CIF để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, đồng thời qua đó tạo thế chủ động cho công ty trong quá trình giao than xuất khẩu.
Thành lập một số chương trình giao tiếp và khuyếch chương cụ thể nhằm thâm nhập mở rộng ra các thị trường mới.
Tuy nhiên, định hướng chiến lược của công ty cũng gặp không ít khó khăn, đe dọa, đó là:
Sức ép từ phía khách hàng truyền thống đòi giảm giá than xuất khẩu từ 5% đến 7%.
Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh của công ty trong chính các thị trường truyền thống cũng như trong các thị trường tiềm năng mà công ty đang hướng tới. Chính bởi những khó khăn này mà công ty cần phải có những giải pháp cụ thể thực hiện đúng theo định hướng một cách hiệu quả nhất.
3.Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty Coalimex
3.1.Một số giải pháp từ phía công ty
Trên cơ sở những phương hướng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới cùng với thực trạng hoạt động hiện nay của công ty, có thể thấy rằng công ty đang rất cần có những biện pháp cụ thể để biến những mục tiêu và phương hướng đó thành hiện thực. Vì vây, về phía công ty, xin đề xuất một số giải pháp sau:
Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hợp đồng xuất khẩu than. Trong đó bao gồm các khâu:
Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Kiểm tra chất lượng than trước khi xuất khẩu
Làm thủ tục hải quan
Giao hàng
Thanh toán
Có giải pháp marketing phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu than.
Về sản phẩm: Sản phẩm than Anthracite mà công ty xuất khẩu là loại than có chất lượng cao và nhu cầu nhập khẩu loại than này trên thế giới là lớn. Nhưng loại than này lại chiếm tỷ trọng thấp so với các loại than khác. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,9 – 3,3 triệu tấn than này chiếm khoảng 30% thị phần trên thị trường thế giới. Có thể nói đây là một tỷ lệ rất lớn. Để giữ vững và tăng thị phần xuất khẩu, công ty nên áp dụng tiêu chuẩn hóa sản phẩm than xuất khẩu để đảm bảo than xuất khẩu đạt chất lượng khách hàng mong muốn.
Về giá cả: Giá cả là công cụ để công ty thực hiện mục tiêu lợi nhuận song nó cũng là yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng. Vì vây, công ty phải có chính sách giá hợp lý, vừa đảm bảo mục tiêu của mình vừa đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Tránh việc xây dựng giá đối đầu với đối thủ cạnh tranh vì cạnh tranh về giá sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên.
Phân phối: Xuất phát từ đặc điểm của môi trường kinh doanh ở các thị trường là khác nhau, đặc điểm cạnh tranh ở các thị trường đó, chi phí thực hiện mà công ty nên tổ chức ra những kênh phân phối thích ứng với đặc điểm của từng thị trường.
Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm: Công ty có thể kết hợp với các đơn vị sản xuất than để quảng cáo chất lượng sản phẩm đã được tiêu thụ trên các thị trường của công ty. Quảng cáo trên mạng, qua hội chợ triển lãm…
Không ngừng tìm kiếm thị trường mới, cần có những biện pháp để tiếp cận thị trường nước ngoài, đáp ứng được thông tin về chính sách xuất khẩu, tính cạnh tranh trên thị trường, luật pháp của các quốc gia có quan hệ buôn bán, hệ thống tài chính tiền tệ, tình hình tài chính của khách hàng…Trên cơ sở những thông tin này công ty tiến hành lựa chọn thị trường để kinh doanh.
Bên cạnh đó, công ty cũng phải có những chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi nhằm nâng cao trình độ trong việc tiến hành hoạt động xuất khẩu để có thể làm ăn có hiệu quả với khách hàng nước ngoài.
3.2. Một số kiến nghị về chính sách vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng than.
a. Kiến nghị với tập đoàn than
- Phân chia thị trường cụ thể cho công ty, quy định mức giá sàn hàng năm để công ty có thể chủ động trong các giao dịch chào bán than.
- Không chào bán cho bất kì một công ty thương mại nào đưa than vào các thị trường mà công ty được phép giao dịch nhằm tránh sự cạnh tranh không cần thiết.
- Đối với các lô hàng nên cho phép công ty trực tiếp phí ủy thác.
- Hiện nay thiết bị máy móc tại các mỏ than vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất than là một ngành đòi hỏi cơ giới hóa cao do đặc thù công việc rất nặng nhọc và độc hại. Do vậy, tập đoàn than cần đầu tư nghiên cứu, cải tiến, đổi mới trang thiết bị máy móc trong khai thác, vận chuyển, sàng lọc và bốc rỡ để có thể tiến tới cơ giới hóa toàn bộ quy trình sản xuất và tiêu thụ than xuất khẩu.
b. Kiến nghị với Nhà nước
Doanh nghiệp là một thực thể trong nền kinh tế, nó hoạt động trong một môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật nhất định của mỗi quốc gia. Các doanh nghiệp chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố vĩ mô này. Chẳng hạn, đối với môi trường pháp luật nếu không nhất quán và ổn định sẽ tác động trực tiếp và có hại cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Đó là các nhân tố kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp.
Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu than, một số kiến nghị đối với chính sách vĩ mô của nhà nước:
+ Hệ thống văn bản pháp lý, quy định phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài, tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Khuyến khích xuất khẩu nhưng lại không khuyến khích sản xuất.
+ Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu: Trên thực tế công tác quản lý xuất khẩu của nhà nước còn có một số vấn đề bất cập, không thích hợp với những diễn biến của hoạt động xuất khẩu, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải giải quyết. Về lâu dài, các quy định xuất khẩu hiện hành phải được bổ sung, sửa đổi tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi.
+Hiện nay, ở nước ta, thủ tục xuất khẩu vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây lãng phí thời gian, công sức cho doanh nghiệp xuất khẩu khi tiến hành các thủ tục xuất khẩu. Vì thế, trong công cuộc cải cách hành chính, doanh nghiệp cần cần đặc biệt chú trọng đến công tác cải cách quản lý các hoạt động xuất khẩu, từng bước bãi bỏ các thủ tục không cần thiết để tiết kiệm thời gian, tiền của, công sức cho các doanh nghiệp.
+ Thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu. Đây là chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nói chung.
KẾT LUẬN
Có thể nói hoạt động xuất khẩu là một hoạt động có ý nghĩa và vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp làm kinh doanh thương mại quốc tế mà còn quan trọng đối với ngành than và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Việt Nam là hết sức cần thiết đối với công ty nói riêng và toàn ngành nói chung.
Trải qua mấy chục năm hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Coalimex đã trải qua nhiều lần đổi tên và nhiều lần thay đổi nhiệm vụ tùy vào từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Hiện nay công ty là công ty cổ phần hoạt động độc lập tương đối độc lập với tập đoàn than. Nhiệm vụ của công ty hiện nay là tìm kiếm thị trường để xuất khẩu than và nghiên cứu nhu cầu về các thiết bị phục vụ ngành than trong nước.
Trong những năm qua, công ty đã đạt nhiều thành tích đáng kể trong công tác xuất khẩu than nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số yếu kém, hạn chế trong công tác xuất khẩu mà nếu giải quyết được những tồn tại này, lợi ích mang lại cho công ty sẽ còn lớn hơn.
Ngoài những tồn tài do chủ quan của công ty, còn có các nguyên nhân khác làm cản trở, gây khó khăn cho kinh doanh xuất khẩu nói chung và kinh doanh xuất khẩu than nói riêng. Trong những nguyên nhân đó, nguyên nhân xuất phát từ phía công tác quản lý vĩ mô là nguyên nhân có thể điều chỉnh được. Để hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng có thể phát triển và có hiệu quả, các doanh nghiệp mong muốn nhà nước sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi cho hoạt động của họ. Đây cũng là yêu cầu có tính thực tế và bức thiết.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tạp chí Doanh Nghiệp Thương Mại số 239 ( 1/11/2005)
2. Tạp chí Doanh Nghiệp Thương Mại số 247 ( 5/2006 )
3. Tạp chí Doanh Nghiệp Thương Mại số 248 (6/2006)
4. Tạp chí Ngoại Thương số 9 ( 21/3/06 – 31/3/06)
5. Tạp chí Ngoại Thương số 11 ( 11/04/2006 – 20/04/2006)
6. Tạp chí Ngoại Thương số 07 ( 1/3/06 – 10/3/06)
7. Tạp chí Ngoại Thương số 01 ( 01/01/06 – 10/01/06)
8. Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số 12 – 2006
9. Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số 14 – 2006
10. Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số 13 – 2006
11. Thế Giới Thương Mại (31+32) Tháng 1+2/2006
12. Tạp chí Kinh Tế Phát Triển – Tháng 2/2005
13. Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế - PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng – NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội – 2004
14. Giáo trình Kinh tế Thương mại – GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS Hoàng Đức Thân – NXB Thống Kê – 2003
15. Giáo trình Thương mại Doanh nghiệp – GS.TS Đặng Đình Đào – NXB Thống kê – 2002
16. Kỹ Thuật kinh doanh xuất nhập khẩu – TS Võ Thanh Thu – NXB Thống Kê – 2005
17. Quản trị Doanh nghiệp thương mại – PGS. TS Hoàng Minh Đường – ĐHKTQD
18. Trên mạng INTERNET:
Trang web: www.ttd-cap.com
Trang web: www.gso.gov.vn
Trang web: www.mot.gov.vn
Trang web: www.mofa.gov.vn
Trang web: www.mpi.gov.vn
Trang web: www.industry.gov.vn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 88.doc