I MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống hiện đại và gấp gáp đã tạo sức ép lớn, làm biến động thế giới tâm hồn của con người thì nỗi khao khát được giao hòa với thiên nhiên, mong tìm thấy ở thiên nhiên sự đồng điệu nhằm giải tỏa bớt nặng nề, u tạp của con người càng trở nên đậm nét. Một trong những phương thức mà người ta lựa chọn đó là trồng hoa, chăm sóc hoa, ngắm hoa Do nhu cầu như thế mà trong những năm gần đây thị trường hoa- cây cảnh rất sôi động, mỗi loài hoa có một lơi thế khác nhau. Trong đó có hoa lan hố điệp – loài hoa được xem là có giá trị nhất về mỹ học, loài hoa này đã hai lần đạt huy chương vàng thế giới. Tuy vậy đối với Việt Nam lan hồ điệp là một loài hoa tương đối mới so với các hoa truyền thống gắn bó từ lâu. Chính vì vậy tạo ra chỗ đứng cho lan hồ điệp là hết sức cần thiế. Để hiểu thêm về vấn đề này nh óm chúng em thực hiện đề tài “ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CUA HOA LAN HỒ ĐIỆP”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của lan hồ điệp của công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Hoa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề canh tranh của sản phẩm, cụ thể là hoa lan hồ điệp của công ty TNHH Vương Hoa.
- Đánh giá đúng thực trang về tình hình trồng, chăm sóc hoa và cung ứng trên thị trường.
- Đề xuất các giải pháp để nắm giữ và nâng cao thị phần của công ty Vương Hoa trên thi trường hoa lan hồ điệp.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Lựa chọn đối tượng mà chúng ta nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố liên quan tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mà cụ thể là hoa lan hồ điệp.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hoa lan hồ điệp trên thị trường hoa.
- Phạm vi về không gian: công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Hoa
Địa chỉ công ty: Viện rau quả - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Địa chỉ phân phối chính: Siêu thị Hoa Anh Trí – 236 - Âu Cơ – Tây Hồ- Hà Nội.
- Pham vi thời gian: Công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Hoa
+ Thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn trước tháng 6 năm 2010
+ Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài thực hiện từ ngày 5 đến 19 tháng 11 năm 2010
15 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của lan hồ điệp của công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HOA LAN HỒ ĐIỆP
I MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống hiện đại và gấp gáp đã tạo sức ép lớn, làm biến động thế giới tâm hồn của con người thì nỗi khao khát được giao hòa với thiên nhiên, mong tìm thấy ở thiên nhiên sự đồng điệu nhằm giải tỏa bớt nặng nề, u tạp của con người càng trở nên đậm nét. Một trong những phương thức mà người ta lựa chọn đó là trồng hoa, chăm sóc hoa, ngắm hoa… Do nhu cầu như thế mà trong những năm gần đây thị trường hoa- cây cảnh rất sôi động, mỗi loài hoa có một lơi thế khác nhau. Trong đó có hoa lan hố điệp – loài hoa được xem là có giá trị nhất về mỹ học, loài hoa này đã hai lần đạt huy chương vàng thế giới. Tuy vậy đối với Việt Nam lan hồ điệp là một loài hoa tương đối mới so với các hoa truyền thống gắn bó từ lâu. Chính vì vậy tạo ra chỗ đứng cho lan hồ điệp là hết sức cần thiế. Để hiểu thêm về vấn đề này nh óm chúng em thực hiện đề tài “ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CUA HOA LAN HỒ ĐIỆP”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của lan hồ điệp của công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Hoa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề canh tranh của sản phẩm, cụ thể là hoa lan hồ điệp của công ty TNHH Vương Hoa.
- Đánh giá đúng thực trang về tình hình trồng, chăm sóc hoa và cung ứng trên thị trường.
- Đề xuất các giải pháp để nắm giữ và nâng cao thị phần của công ty Vương Hoa trên thi trường hoa lan hồ điệp.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Lựa chọn đối tượng mà chúng ta nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố liên quan tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mà cụ thể là hoa lan hồ điệp.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hoa lan hồ điệp trên thị trường hoa.
- Phạm vi về không gian: công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Hoa
Địa chỉ công ty: Viện rau quả - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Địa chỉ phân phối chính: Siêu thị Hoa Anh Trí – 236 - Âu Cơ – Tây Hồ- Hà Nội.
- Pham vi thời gian: Công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Hoa
+ Thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn trước tháng 6 năm 2010
+ Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài thực hiện từ ngày 5 đến 19 tháng 11 năm 2010
IV KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU
4.1 Thực trạng về vấn đề cạnh tranh của lan hồ điệp trên thị trường hoa
Hội nhập quốc tế đã buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thương trường. Một thực trạng phổ biến hiện nay là: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiêp Việt Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị trường rất thấp (đặc biệt là thị trường quốc tế). Vì vậy, Xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp Việt không chỉ thất bại trên “sân khách” mà còn gánh chịu những hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì những công việc mà chủ doanh nghiệp cần là chủ động làm là: hiểu được thế nào là năng lực canh tranh của doanh nghiệp? Nguyên nhân tạo ra năng lực cạnh tranh yếu kém đó, những hạn chế về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và cuối cùng là giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.Quan trọng hơn hết là doannh nghiệp phải nắm rõ sản phẩm mà mình đang kinh doanh đang có chỗ đứng trên thị trường như thế nào?
Trong số những loài hoa xinh đẹp trong vườn hoa muôn màu muôn vẻ của thế giới tự nhiên, có lẽ hiếm có loài hoa nào lại phong phú, tập hợp quanh mình nhiều họ, nhiều chủng loại, màu sắc, dáng nét và giàu sức quyến rũ, mê hoặc con người một cách vô điều kiện cho bằng phong lan. Phong lan không chỉ mang vẻ đẹp đài các, sang trọng nhưng ấm áp, gần gũi mà nó còn chất chứa trong mình những giá trị tiềm ẩn, luôn mới lạ, luôn hấp dẫn và mời gọi lòng say mê, khám phá của những ai trót nặng lòng với loài hoa vương giả này. Trong số những loài phong lan được nuôi trồng chủ yếu ở nước ta, bên cạnh những loại hoa tương đối dễ chăm sóc như Mokara. Dendro, lan vũ nữ… thì vẫn có những loài phong lan chỉ thích hợp với một số khu vực địa lý nhất định mà cụ thể nhất là địa lan- loài hoa chỉ có thể nuôi trồng trong điều kiện lí tưởng của Đà Lạt… Không quá kén chọn và hạn chế nơi trồng như địa lan song Lan Hồ điệp cũng là một trong những giống lan quí mà qui trình chăm sóc, thuần dưỡng cũng đòi hỏi lắm công phu, tâm huyết của người trồng. Công ty Vương Hoa chuyên cung cấp các loại hoa trong đó thế mạnh của công ty là lan hồ điệp.Sản xuất Hồ điệp hiện nay là lĩnh vực mang tính quốc tế. Chẳng hạn, hoạt động sinh sản (lai tạo) được thực hiện tại Mỹ, việc nuôi trồng thành công sẽ tiếp diễn bằng cách gửi các mầm mô đến Trung Quốc để nhân giống, Vương Hoa đã nhập khẩu giống từ Trung Quốc, sau đó họ chăm sóc để có những chậu hoa lan rất tuyệt đẹp.
Thị trường hoa và cây cảnh là một thị trường còn rất mới mẻ ở Viêt Nam, đó là thách thức đối với các doanh nghiệp trồng, cung ứng hoa. Vương Hoa cũng không nằm ngoài trong số đó.Bên cạnh đó Vương Hoa chỉ là công ty mới thành lập, đang phải tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Thách thức đặt ra đó là, đó là sự hạn chế về khách hàng vì lan hồ điệp còn là một sản phẩm mới với người dân Viêt, và không phải mọi đối tượng đều hướng tới sản phẩm này, mà chỉ phù hợp với những người có thu nhập tương đối cao, và có đối thủ cạnh tranh lớn như công ty cổ phần thế giới hoa tươi, hoa bốn mua….
4.1.1 Thực trạng về vấn đề trồng hoa của Công ty TNHH Vương Hoa
- Chất lượng các loại hoa, cây cảnh của nước ta vẫn còn thấp và chưa đồng đều. Đa số nông dân trồng hoa, cây cảnh ở quy mô hộ gia đình. Nguồn giống phân tán, nhập từ nhiều nơi dẫn đến chất lượng hoa không đồng đều, số lượng trên mỗi giống hoa không đủ cung cấp cho thị trường. Một nghịch lý thường xuyên xảy ra là cứ đến lễ hội phải nhập hoa, ngày thường thì hoa thừa mứa kéo theo giá cả không ổn định, khiến nhà vườn gặp khó khăn, trình độ hiểu biết của nông dân về tiến bộ kỹ thuật trong ngành trồng hoa chưa đồng đều, thiếu các kiến thức căn bản về thổ nhưỡng, cây trồng, sâu bệnh, thiếu thông tin về thị trường, kỹ thuật, giống hoa mới... Phần lớn việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là do nông dân tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Ngành hoa và cây cảnh muốn vươn ra biển lớn phải đặt chất lượng lên hàng đầu mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường vốn rất khắt khe. Để làm được điều này, bắt buộc phải chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông qua việc hình thành các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiếp tục hỗ trợ cây giống mới để phát triển các loại hoa chất lượng cao phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Những mô hình công ty như Vương Hoa là rất ít.
Năm
Diện tích (m2)
Năng suất( số giỏ hoa)
2000
1080
4320
2001
1260
5040
2002
1140
5760
2003
1800
7200
2004
2520
10080
2005
3240
12960
2006
4320
17280
2007
6180
25920
2008
11250
45000
2009
13500
54000
Khác với các giống lan hồ điệp bản địa có thể ra hoa bình thường nếu có chế độ chăm sóc tốt: bón phân đầy đủ, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp thì các giống nhập nội có nguồn gốc ôn đới bắt buộc phải trải qua một thời gian lạnh để phân hóa mầm hoa (xuân hóa) rồi cây mới ra hoa được.
Vương Hoa xây dựng 2 nhà lưới cho 2 giai đoạn trồng và chăm sóc, trong đó có 1 nhà được trang bị các thiết bị làm lạnh để giúp cây phân hóa mầm hoa thuận lợi.
4.1.2 Thực trạng về vấn đề cung ứng lan hồ điệp của Vương hoa
Theo đánh giá của các nhà khoa học, sản xuất hoa, cây cảnh là ngành mang lại lợi nhuận cao cho, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị đang phát triển mạnh ở Hà Nội. Bởi đây không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là nơi trung chuyển các loại hoa, cây cảnh của cả nước. Nhưng để nâng cao giá trị của ngành thì còn nhiều việc phải làm. Công ty Vương Hoa chủ yếu cung cấp cho các thị trường ở miền bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
Bảng tình hình tiêu thụ lan hồ điêp trong 2 năm ở 3 thị trường
Thị trường
năm 2008
năm 2009
P0Q0
P1Q1
P0Q1
Giá
Khối lượng ( giỏ)
Giá
khối lượng (giỏ)
Hà Nội
45000
15000
50000
20000
675000000
1000000000
900000000
Nam Định
50000
16000
53000
18000
800000000
954000000
900000000
Hải Phòng
52000
14000
55000
16000
728000000
880000000
832000000
Tổng
2203000000
2834000000
2632000000
Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích
Ipq = 1.076748 * 1.194734453 = 1.286427599
Ipq = (2834000000 – 2632000000) + (2632000000 – 2203000000)
= 202000000 + 429000000
= 631000000
Nhận xét: Doanh thu của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 28,64% hay 631000000 đồng là do hai yếu tố:
Do giá bán ở ba địa điểm năm 2009 tăng so với năm 2008 7,67% hay 202000000 đồng
- Do khối lượng hàng tiêu thụ ở cả ba địa điểm năm 2009 tăng so với năm 2008 là 19,47% hay 429000000 đồng
Công ty Vương Hoa bán hàng theo phương thức bán buôn là chủ yếu con số lên tới khoảng 95%. Dưới hình thức là khách hàng đặt hàng , sau đó công ty chuyển hàng, chính vì vậy mà thị trường còn hạn chế ở khu vực gần nơi trồng thôi. Theo chúng tôi được biết thì Vương Hoa đang có kế hoạch xây dựng bộ phận nhân viên thị trường, các nhân viên này có nhiệm vụ mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu cho công ty. Với số lượng nhân viên khiêm tốn thì đó quả là một trở ngại đối với doanh nghiệp. Khách hàng mục tiêu mà Vương Hoa hướng đến khách hàng có thu thu nhập tương đối cao, khách hàng ở thành thị, trung tuổi. Bởi với mức giá không phải đó thì không phải ai cũng có mua, và chăm sóc lan hồ điệp không phải dễ dàng.
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH THÁNG 12 NĂM 2009 Công ty Vương Hoa
Chỉ tiêu
Mã số
TM
Luỹ kế
Năm nay
Năm trước
1
2
3
5
6
1- Doanh thu bán hàng và CC DV
1
25
1,243,096,080
1,008,109,306
2 - Các khoản giảm trừ doanh thu
2
3 - Doanh thu thuần ( 10 = 01-02)
1 0
1,243,096,080
1,008,109,306
4 - Giá vốn hàng bán
11
28
1,071,029,817
876,694,269
5 - Lợi nhuận gộp ( 20 =10-11)
20
172,066,263
131,415,037
6 - Doanh thu hoạt động tài chính
21
29
393,036,060
168,304,040
7 - Chi phí tài chính
22
30
150,666,320
32,520,123
- Trong đó : Chi phí lãi vay
23
25,232,543
30,193,433
8 - Chi phí bán hàng
24
55,609,983
48,855,644
9 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
69,090,809
30,458,418
10 - LN thuần từ HĐKD (30=20+21-22-24-25)
30
289,735,211
187,884,892
11 - Thu nhập khác
31
11,936,208
40,877,078
12 - Chi phí khác
32
2,606,218
27,062,898
13- Lợi nhuận khác ( 40=31-32)
33
9,329,990
13,814,180
14- Tổng LN kế toán trước thuế ( 50=30+40)
50
299,065,201
201,699,072
15 - Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
31
74766300.25
50424768
16- Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
32
17-Lợi nhuận sau thuếTN DN (60=50-51-52)
60
224,298,901
151,274,304
18- Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
70
4.2 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Vương Hoa trên thị trường hoa lan hồ điệp
4.2.1 Quá trình trồng và chăm sóc
Để có nhưng bông hoa tươi đẹp, Công ty Vương hoa đã có những bí quyết riêng, Hiện nay phong trào trồng lan đang phát triển mạnh vì đây là một nghề đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, cây lan hồ điệp rất khó tính, đòi hỏi một số yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải hiểu biết và kỹ thuật cao mới có thể thành công được.
Điều kiện để trồng hồ điệp thành công: Lan hồ điệp là cây rất khó tính do đó khâu đầu tiên là phải chuẩn bị nhà trồng để có thể khống chế được các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Tuy nhiên để có được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng nhiệt, thiết bị giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng. Với điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta thì làm nhà 2 mái vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng mùa hè, giữ được nhiệt độ mùa đông.
+ Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc rêu "Chi Lê" nhập nội đã được xử lý an toàn nấm bệnh. + Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng lan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 - 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12cm. + Kỹ thuật trồng cây vào chậu: Khi mua cây giống về trồng bà con chú ý đến các cỡ của cây được phân cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào chậu có đường kính 7cm. Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 đến 5cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm. Nếu 2 lá cách nhau 1,2-3 cm gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con. +Chăm sóc: Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 23 độ C, không được thấp hơn 20 độ C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp. Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80 - 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7-10 ngày/lần.
Với mục tiêu là mang những sản phẩm có giá trị nhất đến người tiêu dùng, công ty đã phải cho công nhân tham gia lớp học chăm sóc hoa một cách bài bản, lựa chọn những người có đức tính cẩn thận, tỷ mỉ, bên cạnh đó hệ thống nhà trồng hoa được xây dựng rất khoa học.
4.2.2 Mức gia cả
- Để có những quyết định đúng dắn về giá đòi hỏi những người làm giá phải hiểu biết sâu sắc về nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cấu thành và động thái của giá bao gồm: các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
- Các mục tiêu marketing đóng vai trò định hướng trong việc xác định vai trò nhiệm vụ và cách thức ứng xử về giá trong giao dịch, mõi một mục tiêu đòi hỏi một nguyên tắc cụh thể. Chẳng hạn như với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, Công ty Vương Hoa đã đưa ra mức giá cả rất bình dân . Với loại cây lan hồ điệp chưa có hoa thì mức giá mà công ty đưa ra là 40000 – 50000đồng / giỏ hoa, trong khi đó cũng loại hoa này một số công ty khác lại đưa ra mức giá 65000 – 75000 đồng/ giỏi. Theo tìm hiểu của chúng tôi lý do để Vương Hoa đưa ra mức giá rẻ hơn đó là công ty nhập giống hoa từ Trung Quốc, sau đó mang về Viêt Nam, thuê nhân công tại Viêt Nam chăm sóc,còn các công ty kia chủ yếu là nhập khẩu về rồi bán.
- Giá bán sản phẩm của công ty còn chụi sự chi phối của một số mục tiêu khác đó là định giá thấp để không cho đối thủ canh tranh tham gia thị trường, hiện nay một số đối thủ trực tiếp của Vương Hoa đó là Công ty TNHH Thủy Can, Viện nghiên cứu rau quả của trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Công Ty TNHH Xuân Trường…
BẢNG GIÁ VÀ LƯỢNG BÁN HOA LAN HỒ ĐIỆP TRONG DỊP TẾT 2009
Tên
Giá của 1 giỏ hoa
Khối lượng bán / vụ (giỏ)
Cây chưa có hoa
40000 -50000
25000
Cây có hoa
70000 -75000
21000
4.2.3 Giải pháp mở rộng thị phần của công ty Vương Hoa
Chiến lược phát triển chung của công ty
Công ti sẽ dự định mở rộng quy mô kinh doanh,huy động thêm vốn ngân hàng .từ năm 2010,công ti nhằm tới mục tiêu tăng trưởng thêm 3o % doanh số và trên 205 lợi nhuận môĩ năm ,nâng thị phần của doanh nghiệp lên 10 % trên địa bàn Hà Nội ,đồng thời nâng dần thị phần của mình trên toàn thị trường lân cận ,
Định hướng phát triển hoạt động của doanh nghiệp.
Trong năm tới doanh nghiệp dự tính sẽ mở thêm 1 số cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội ,đồng thời đẩy mạnh và nâng cao hoạt động của công ti qua các trung gian.Trong vòng 5 năm tới sẽ mở rộng mạng lưới tiêu thụ sang 1 số tỉnh lân cận.
Về công tác nghiên cứu thị trường :
Việc nghiên cứu thị trường hiện nay là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp .Công tác nghiên cứu thị trường thực chất là nghiên cứu nhu cầu người tiêu dung mức tiêu dùng hàng hóa .Do vậy công ti Vương Hoa phải đẩy mạnh hoạt động điều tra nghiên cứu về tình hình mua bán hoa ,nghiên cứu chủng loại ,chất lượng số lượng ,giá cả cũng như nghiên cứu về điều kiện giao nhận phương tiện vận chuyển hoa.
Công tác nghiên cứu được thực hiện bằng việc xây dựng một hệ thống thu thập xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ti.Hiện tại công tác nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh đảm nhận .Do trình độ chuyên môn còn hạn chế ,chi phí nghiên cứu không đảm bảo quy mô hoạt động còn nhỏ cho nên công tác nghiên cứu thị trường còn nhỏ hẹp chỉ tập trung vào công tác nguồn hàng .Công ti cần thiết lập phòng quản lý về tiêu thụ chuyên biệt .Có những chính sách xúc tiến hỗn hợp :
Quảng cáo
Bán hàng cá nhân
Các phương tiện thông tin đại chúng
Xúc tiến bán
Bên cạnh đó công ti nên mang hoa đi tham dự các triễn lãm hoa nhiều hơn.Có cơ hội quảng bá thì cần xúc ngay.Các khu vực thị trường cần tập trung phát triển bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn..Đặt các chi nhánh ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho hoa lan hồ điệp như :Di linh ,bảo lộc tỉnh lâm đồng, hoa thường nở chậm nhưng rất lâu tàn, có thể kéo dài đến 3, 4 tháng.phối hợp với những người bán buôn để tìm kiếm những nhà bán lẻ có kinh nghiệm lâu năm hoặc tìm kiếm những địa điểm thích hợp cho việc tiêu thụ hoa.
III KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần như hiện nay, mức độ cạnh tranh là rất quyết liệt. Sự tồn tại của cạnh tranh phải được chấp nhận nhưng không được lo sợ. Tôn trọng cạnh tranh không kể loại hình hay quy mô của nó là điều có lợi. Sự tôn trọng đó có thể tạo ra những suy nghĩ độc đáo, làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra khả năng tiếp thị và nâng cao lợi nhuận. Có thể rút ra được những bài học từ cạnh tranh để phấn đấu và bảo đảm rằng sản phẩm và hoạt động của công ty mình tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chấp nhận cạnh tranh. Công ty TNHH Vương Hoa không phải là một ngoại lệ. Trong thời gian qua, công ty đã tham gia canh tranh ở nhiều thị trường khác nhau. Công ty đã đạt được một số kết quả như KNXK không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, so với hàng hoá các đối thủ trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực này thì sức cạnh tranh hàng hoá của công ty còn thấp. Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho công ty.
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hoa lan hồ điệp ” đựoc nghiên cứu với mong muốn làm rõ các giải pháp chủ yếu để giúp công ty Vương Hoa nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung nâng cao sức cạnh trạnh của hàng hoá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_kha_nang_canh_tranh_cua_hoa_lan_ho_diep_5846.doc