Giải pháp nâng cao vai trò quản lí và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc

Xuất phát từ nhu cầu về vốn của mình, Tổng công ty đường sông Miền Bắc đã xác định sự sống còn của mình phụ thuộc vào hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn. Các nguồn vốn được huy động như sau: - Vốn do ngân sách cấp bao gồm vốn cấp thẳng từ NSNN cho đầu tư ban đầu, vốn rút ra từ doanh nghiệp nhà nước khác ( do giải thể, sát nhập.) để bổ sung cho doanh nghiệp mới (doanh nghiệp được phép trực tiếp nhận để đầu tư) (NĐ 388 - HĐBT). Từ khi đất nước chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nguồn vốn huy động từ NSNN ngày càng giảm dần, do đó Tổng công ty xác định đây không là nguồn vốn chính của mình. - Vốn tổng công ty huy động thêm để đầu tư phát triển sản xuất , kinh doanh bao gồm: + Nhà nước cho vay từ ngân sách với lãi suất ưu đãi và thời gian vay dài hạn. Với hình thức này Tổng công ty có thể vay với số lượng lớn. Có nhiều khả năng kết hợp với vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài thì đó là các nguồn vốn chủ yếu của Tổng công ty trong thời gian tới . - Thực hiện chế độ đa sở hữu đội tàu bằng việc khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cổ phần, mua công trái, nhà nước phát hành tín phiếu, góp vốn liên doanh giữa các tổ chức kinh tế để xây dựng kể cả đối với đội tàu nòng cốt, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều đối tượng như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức kinh tế , hợp tác xã, cá nhân trong và ngoài nước. Cùng với các ngành kinh tế khác, Tổng công ty đường sông Miền Bắc đã thực hiện việc cổ phần hoá được một số doanh nghiệp .

doc81 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò quản lí và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luân chuyển tuần hoàn của nó. Thứ nhất là xét cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành cùng sự biến động của nó ở biểu sau. Biểu : Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn và sự biến động của nó năm 2001 Đơn vị 1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ( %) Số tiền Tỉ lệ(%) Số tiền Tỉ lệ % 1. Nguồn NSNN cấp 158.679 37,4 174.080 38,2 15.401 48,2 2.Nguồn tự bổ xung 14.081 3,3 20.476 4,5 6.395 20,0 3. nguồn tín dụng 52.054 12,3 38.420 8,4 -13.634 -42,7 4. Quỹ xí nghiệp 29.182 6,9 30.803 6,7 1.621 5,1 5.Nguồn chiếm dụng 170.295 40,1 192.446 42,2 22.151 69,4 Tổng cộng 424.291 100 456.225 100 31.934 100 Tổng công ty trong năm 2001. - Nguồn ngân sách cấp chiếm tỉ trọng khá lớn với 37,4% đầu năm và 38,2% cuối năm, thể hiện sự cố gắng của Nhà nước trong thời kỳ suy thoái kinh tế . - Nguồn tự bổ sung tuy thời điểm cuối năm 4,5% có tăng so với thời điểm đầu năm 3,3% nhưng vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong công tác huy động vốn. - Nguồn vốn tín dụng vẫn tiếp tục giảm trong năm 2001, tuy nhiên trong năm qua Tổng công ty vẫn vay được 38.420 triệu VNĐ bổ sung cho vốn lưu động. - Nguồn quỹ xí nghiệp mặc dù về số tuyệt đối có tăng hơn một chút nhưng tỉ trọng của nó trong cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành vẫn suy giảm bởi tổng vốn lưu động tăng với tốc độ nhanh hơn. - Nguồn chiếm dụng đang là nguồn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả về số tuyệt đối và số tương đối với giá trị đầu năm là 170.295 triệu VNĐ chiếm 40,1% đến cuối năm là 192.446 triệu VNĐ chiếm 42,2%. Như vậy trong năm 2001, Tổng công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn từ các nguồn thể hiện ở lượng vốn lưu động cuối năm tăng so với đầu năm là 31.934 triệu VNĐ. Tuy nhiên Tổng công ty cần cải thiện việc huy động vốn tín dụng bởi nguồn này sụt giảm khá lớn và nguy hiểm hơn nữa việc Tổng công ty còn quản lý và sử dụng một lượng vốn chiếm dụng có tỉ trọng cũng như lượng tuyệt đối chiếm vị trí quan trọng, như thế sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nên Tổng công ty cần có biện pháp nhằm giảm nguồn vốn này đến mức có thể. Thứ hai là xét cơ cấu vốn lưu động theo quá trình luân chuyển tuần hoàn của nó ở biểu sau: Biểu Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình luân chuyển tuần hoàn năm 2001 Đơn vị: 1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ% Số tiền Tỉ lệ% Số tiền Tỉ lệ% 1. Vốn dự trữ 42.021 9,9 45.124 9,9 3.103 9,7 - Nguyên vật liệu 36.439 39.025 2.586 - Công cụ lao động nhỏ 5.582 6.099 517 2. Vốn trong sản xuất - Chi phí SXKD dở dang 8.043 1.9 10.958 2,4 2.915 9,1 3. Vốn trong lưu thông 374.227 88,2 400.143 87,7 25.916 81,2 - Tiền mặt 94.499 106.145 11.646 - Thành phẩm 1.759 3.395 1.636 - Hàng hoá 5.830 6.510 680 - Phải thu 272.139 284.093 11.954 Tổng cộng 424.291 100 456.225 100 31.934 100 Ngành Vận tải đường sông là một ngành kinh tế đặc thù sản phẩm chủ yếu là dịch vụ nên vốn lưu động tập trung chủ yếu vào hai khâu dự trữ và lưu thông. Qua biểu trên ta thấy nổi lên các vấn đề sau: Một là vốn lưu động trong khâu lưu thông chiếm tỉ trọng chủ yếu, cụ thể đầu năm là 374.227 triệu VNĐ chiếm tới 88,2%, cuối năm tuy tỉ trọng có giảm xuống còn 87,7% nhưng số tuyệt đối tăng thêm là 25.916 triệu VNĐ. Trong đó số vốn bị chiếm dụng chiếm tỉ lệ rất cao, đầu năm là 64,1%, cuối năm tiếp tục tăng về số tuyệt đối là 11.954 triệu VNĐ nhưng tỉ trọng chỉ còn 92,2% bởi tổng vốn lưu động tăng nhanh hơn. Đây là tình trạng gây ra bởi việc khó vay vốn nói chung trong nền kinh tế năm 2001. Một điều đáng lưu ý nữa là lượng tiền mặt với trị số đã lớn nhưng cuối năm lại tăng thêm 11.646 triệu VNĐ sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn bởi vì đây là lượng tiền không có khả năng sinh lãi mà chỉ đáp ứng những nhu cầu thanh toán bức thiết của Tổng công ty. Như vậy trong thời gian tới Tổng công ty cần có những tính toán cụ thể để làm giảm lượng tiền này xuống mức hợp lý nhất. Hai là, vốn dự trữ trong nguyên nhiên vật liệu, công cụ lao động chiếm tỉ trọng khá nhỏ, đầu năm là 42.021 triệu VNĐ chiếm 9,9% , cuối năm trị số tuyệt đối tăng lên 45.124 triệu VNĐ nhưng tỉ trọng không thay đổi do tổng vốn lưu động cuối năm tăng nhanh hơn. Tuy nhiên vốn lưu động dự trữ không những nằm ở các yếu tố đầu vào mà còn cả ở các yếu tố đầu ra và trong sản xuất . Vốn lưu động cho dự trữ này nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra đều đặn và liên tục nhưng phải bảo đảm hợp lý bởi vì thừa hoặc thiếu đều gây ra kết quả không tốt. Về tình hình vốn lưu động cho dự trữ ta có thể thấy ở biểu sau. Biểu . Tình hình vốn lưu động cho dự trữ năm 2001. Đơn vị :1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % 1.Nguyên vật liêu 36.439 63 39.025 59,1 2.586 2. Công cụ lao động nhỏ 5.582 9,7 6.099 9,2 517 3. Chi phí SXKD dở dang 8.043 14 10.958 16.6 2.915 4. Thành phẩm 1.759 3,2 3.395 5,2 1.636 5. Hàng hoá 5.830 10,1 6.510 9,9 680 Tổng cộng 57.653 100 65.987 100 8.334 14,5 Qua biểu trên ta thấy: vốn lưu động dự trữ cuối năm của Tổng công ty là 65.987 triệu VNĐ tăng so với đầu năm là 8.334 triệu VNĐ hay 14,5%, sự biến động này do các nhân số sau: - Nguyên vật liệu cuối năm dự trữ tăng so với đầu năm là 2.586 triệu VNĐ do kế hoạch năm 1999 cao hơn năm 2001. - Công cụ lao động nhỏ đầu năm dự trữ là 5.582 triệu VNĐ, cuối năm là 6.099, tăng 517 triệu VNĐ để phục vụ cho năm 1999 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối năm là 10.958 triệu VNĐ tăng 2.915 triệu VNĐ so với đầu năm. - Thành phẩm và hàng hoá cuối năm đều tăng so với đầu năm, có nghĩa là công tác tiêu thụ thành phẩm và hàng hoá của Tổng công ty trong năm 2001 bị chậm lại, đặc biệt là thành phẩm. Tuy nhiên điều này ảnh hưởng ít đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty do số vốn dành cho thành phẩm và hàng hoá rất ít. 3.3. Tình hình bảo toàn vốn lưu động Có lẽ bảo toàn vốn lưu động sẽ khó khăn hơn bảo toàn vốn cố định bởi chính sự tham gia luân chuyển toàn bộ giá trị của vốn lưu động. Việc chu chuyển toàn bộ, một lần của vốn lưu động qua nhiều hình thái khác nhau thường gây ra những biến đổi rắc rối ảnh hưởng tới giá trị sức mua của đồng vốn khi thu về. Chính vì vậy mà đòi hỏi trong công tác quản lý cũng như tính toán phải có những điểm khác so với bảo toàn vốn cố định. Những đặc điểm này đã được tổng công ty Đường sông Miền Bắc chú ý trong công tác bảo toàn vốn lưu động của mình, thể hiện trên biểu sau. Biểu . Tình hình bảo toàn vốn lưu động năm 2001. Đơn vị: 1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu Tổng số Trong đó NSNN cấp Bổ sung - Số vốn lưu động phải bảo toàn đầu năm 424.291 158.679 265.612 - Số vốn lưu động phải bảo toàn cuối năm 471.008 179.254 291.754 - Số thực tế đã bảo toàn 456.225 174.080 282.145 - Chênh loch -14.783 - 5.174 - 9.609 Thông qua hệ số quy đổi và cách tính số vốn phải bảo toàn đầu kỳ và số vốn phải bảo toàn cuối kỳ, thực tế cách xác định của Tổng công ty theo giá biến động tại thời điểm cuối năm ta có tình hình bảo toàn VLĐ của Tổng công ty phản ánh ở biểu trên. Mặc dù số thực tế đã bảo toàn tăng hơn so với số phải bảo toàn đầu năm. Trong kết quả không bảo toàn được này có cả về phía NSNN và nguồn tự bổ sung, trong đó chủ yếu là nguồn tự bổ sung chiếm tới hơn 65%. Thiếu sót này chủ yếu do khả năng vay nợ khó khăn cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty gặp nhiều trở ngại trong năm 2001. III - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty đường sông miền bắc 1. Tình hình sử dụng vốn ở Tổng công ty đường sông Miền Bắc qua một số chỉ tiêu cơ bản. Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của tổng công ty trong nền kinh tế thị trường. Do vậy để đạt tới lợi nhuận tối đa thì Tổng công ty phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả kinh doanh , đặc biệt khi mà Tổng công ty đã được trao quyền chủ động trong việc sử dụng vốn, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Muốn vậy thì hoàn toàn thường xuyên, Tổng công ty phải luôn tự đánh giá mình về phương diện sử dụng vốn, để qua đó thấy được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có, biết được mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát triển , đang ở vị thế cạnh tranh như thế nào với các doanh nghiệp khác... nhằm có biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn. Trên cơ sở kết quả kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm trở lại đây sẽ cho ta thấy một số vấn đề: a) Cơ cấu vốn 1.347.418 Năm 1999 - Tỉ trọng vốn cố định = ------------------ = 79.2% 1.701.881 - Tỉ trọng vốn lưu động = 100% - 79,2% = 20,8% 1.357.397 Năm 2000 - Tỉ trọng vốn cố định = ------------------ = 76.2% 1.781.688 - Tỉ trọng vốn lưu động = 100% - 76,2% = 23,8% 1.368.674 Năm 2001 - Tỉ trọng vốn cố định = ------------------ = 75% 1.824.899 - Tỉ trọng vốn lưu động = 100% - 75% = 25% Mặc dù trị số tuyệt đối của vốn cố định tăng liên tục trong 3 năm qua nhưng tỉ trọng vốn cố định trong tổng số vốn lại có xu hướng giảm xuống bởi tổng số vốn tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của vốn cố định, còn vốn lưu động thì ngược lại. Tới năm 2001 thì cứ đầu tư 1 đồng vào vốn của tổng công ty thì phải đầu tư 0,75 đồng vốn cố định còn vốn lưu động chiếm 0,25 đồng. Tỉ trọng vốn cố định luôn gấp khoảng trên 3 lần tỉ trọng vốn lưu động cũng là thể hiện đặc thù của ngành kinh tế Đường sông Miền Bắc với sản phẩm dịch vụ là chủ yếu. b. Vòng quay toàn bộ vốn 1.682.331 Năm 1999 - Vòng quay toàn bộ vốn= --------------- = 0,98 (vòng) 1.701.881 1.997.551 Năm 2000 - Vòng quay toàn bộ vốn= --------------- = 1,1 (vòng) 1.781.688 2.271.245 Năm 2001 - Vòng quay toàn bộ vốn = ---------------= 1,2 (vòng) 1.824.899 Như vậy vòng quay toàn bộ vốn luôn tăng qua các năm. Năm 1999 Tổng công ty bỏ ra một đồng vốn thì thu được 0,98 đồng doanh thu, năm 2000 là 1,1 đồng doanh thu, năm 2001 là 1,2 đồng doanh thu. Vòng quay vốn tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty khá tốt nhưng năm 2001 có kém hơn các năm trước. c) Kỳ thu tiền trung bình. 275.062 Năm 1999 - Kỳ thu tiền trung bình = ---------------- x 360 =59 (ngày) 1.682.331 272.139 Năm 2000 - Kỳ thu tiền trung bình= ---------------- x 360 = 49 (ngày) 1.997.551 284.093 Năm 2001 - Kỳ thu tiền trung bình = ------------- x 360 = 45(ngày) 2.271.245 Qua đây ta thấy kỳ thu tiền trung bình năm sau giảm so với năm trước chứng tỏ Tổng công ty đã có rất nhiều cố gắng nhanh chóng thu hồi vốn ứ đọng trong thanh toán. Tuy nhiên năm 2001 có phần chậm lại và trị số vốn bị chiếm dụng tăng cao, mặt khác kỳ thu tiền trung bình vẫn ở mức cao đòi hỏi Tổng Công ty phải có biện pháp trong thời gian tới nhằm giảm vốn ứ đọng trong khâu thanh toán. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định biểu hiện kết quả việc quản lý và sử dụng vốn cố định ở Tổng công ty Đường sông Miền Bắc được phản ánh trên biểu sau: Biểu . Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Doanh thu 1682.331 2000.551 2271.245 2. Lợi nhuận 137.134 141.340 175.943 3. Nguyên giá TSCĐ 2610.075 3066.645 3342.643 4. Vốn cố định 1347.418 1357.397 1368.674 5. Sức sản xuất của TSCĐ 0,704 0,709 6. Sức sinh lời của TSCĐ 0,049 0,055 7. Suất hao phí của TSCĐ 1,421 1,411 8. Hiệu quả sử dụng VCĐ - Theo doanh thu 1,249 1,472 1,659 - Theo lợi nhuận 0,102 0,104 0,129 Qua biểu trên nhìn chung hiệu quả vốn cố định của Tổng công ty chưa cao, tuy rằng Tổng công ty tận dụng khá triệt để vốn cố định. Điều này có thể thấy qua phân tích sau: Thứ nhất là sức sản xuất của TSCĐ: Năm 2001 tăng hơn năm 2000 là 0,005 (đồng doanh thu/nguyên giá bình quân TSCĐ). Nếu Tổng công ty vẫn giữ nguyên sức sản xuất như năm 2000 thì năm 2001 cần sử dụng: - 3066.645 = 3.385.756 triệu VNĐ nguyên giá TSCĐ và so 2 x 2271.245 0,704 so với thực tế năm 2001 thì tiết kiệm được: 3.385.756 - 3342.643 = 43.113 triệu VND Thứ hai là sức sinh lời của TSCĐ năm 2000 cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lợi 0,049 đồng lợi nhuận, đến năm 2001 con số này là 0,055, tăng 0,006 đồng lợi nhuận hay 12,2%. Điều này cho thấy nếu mức sinh lời của năm 2001 chỉ đạt ở mức sinh lời năm 2000 thì năm 2001 Tổng công ty cần sử dụng: - 3066.645 = 4.114.702 triệu VNĐ nguyên giá TSCĐ 2 x 175.943 0,049 Và so với thực tế năm 2001 thì tiết kiệm được: 4114.702 - 3342.643 = 772.059 triệu VND Thứ ba là suất hao phí TSCĐ: năm 2001 giảm so với năm 2000 là 0,01; có nghĩa rằng năm 2001 khi có 1 đồng doanh thu thuần cần 1,411 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ, giảm 0,71% so với năm 2000. Thứ tư là hiệu quả sử dụng VCĐ. Nếu tính theo doanh thu thì năm 2000 cao hơn năm 1999 là 0,223 (đồng doanh thu/đồng vốn cố định) và năm 2001 tiếp tục cao hơn năm 2000 là 0,187 đồng doanh thu/đồng VCĐ. Như vậy năm 2000 đã tiết kiệm vốn cố định so với thực tế năm 1999 là: - 1357.397 = 241.923 triệu VNĐ 2000.551 1,249 Cũng tính tương tự như vậy thì năm 2001 tổng công ty đã tiết kiệm vốn cố định so với thực tế năm 2000 là: - 1368.674 = 174.291 triệu VNĐ 2271.245 1,472 Nếu tính theo lợi nhuận thì năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,002 và sang năm 2001 mức hiệu quả sử dụng vốn cố định lại tăng 0,025 so với năm 2000. Và như vậy với hiệu quả sử dụng vốn cố định không đổi so năm 1999 thì để có mức lợi nhuận như năm 2000 Tổng công ty cần sử dụng: = 1385.686 triệu VNĐ 141.340 0,102 So với thực tế năm 2000 thì Tổng công ty tiết kiệm 1385.686 - 1357.397 = 28289 triệu VND Tính toán tương tự thì năm 2001 lại tiết kiệm được: - 1368.674 = 323.086 triệu VND vốn cố định 175.943 0,104 Như vậy, qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Tổng công ty trong 3 năm qua ta thấy năm 2001 có tăng so với năm 2000 một ít, điều này thể hiện rất nhiều cố gắng của Tổng công ty trong năm 2001. Nhưng xét thực chất hiệu quả sử dụng vốn cố định của Tổng công năm 2001 thì thấy Tổng công ty chưa thực hiện được bảo toàn vốn cố định, mức bảo toàn còn thiếu 22.072 triệu VNĐ do kết quả sử dụng vốn cố định của tổng công ty đạt được trong năm 2001 chưa phản ánh đầy đủ. Nếu số vốn cố định được bảo toàn thì hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty sẽ giảm đi, cụ thể là: Nếu số vốn cố định được bảo toàn thì số vốn cố định đến cuối năm là 1390.746 triệu VNĐ thì hiệu quả sử dụng vốn theo lợi nhuận của năm 2001 là: = 0,126đồng lợi nhuận/1 đồng vốn cố định so với năm 175.943 1390.746 2000 chỉ tăng : 0,126 - 0,104 = 0,022 đồng lợi nhuận/ 1 đồng vốn cố định. Tương tự như vậy thì hiệu quả sử dụng vốn cố định theo doanh thu tăng: - 1,472 = 0,161 so với trước là 0,187 đồng doanh thu/1 đồng VCĐ 2271.245 1390.746 3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Tổng công ty đường sông Miền Bắc: Trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm 1999, 2000, 2001 và cách tính hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta có các chỉ tiêu phản ánh hiệuquả sử dụng vốn lưu động của TCT đường sông Miền Bắc được phản ánh trên biểu sau. Biểu : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Doanh thu 1682..331 2000.551 2271.245 2. Lợi nhuận 137.134 141.340 175.943 3. Vốn lưu động 354.463 424.291 456.225 4. Sức sản xuất của VLĐ 5,13 5,16 5. Sức sinh lời của VLĐ 0,363 0,399 6.Số vòng quay của VLĐ 5,13 5,16 7. Thời gian 1 vòng luân chuyển (ngày) 71 69 Qua biểu sau ta rút ra một số nhận xét về tình hình sử dụng vốn lưu động như sau: Thứ nhất là sức sản xuất của VLĐ năm 2001 là 5,16 đồng doanh thu/1 đồng vốn lưu động, tăng 0,03 so với năm 2000. Nếu sức sản xuất không thay đổi so với năm 2000 thì năm 2001 lượng vốn lưu động cần sử dụng là: - 424.291 = 461.185 triệu VND 2 x 2271. 245 5,13 và tiết kiệm được: 461.185 - 456.225 = 4.960 triệu VNĐ Thứ hai là sức sinh lợi của VLĐ năm 2001 tăng 0,036 so với năm 2000, với kết quả này thì số vốn lưu động tiết kiệm được năm 2001 so với năm 2000 là: - 424. 291 - 456.225 = 88.867 triệu VNĐ 2 x 175.943 0,363 Thứ ba là số vòng quay của vốn lưu động năm 2001 có cao hơn một chút so với năm 2000, từ 5,13 vòng lên 5,16 vòng. Vòng quay tăng nhanh này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn tăng. Cụ thể hơn nữa là thời gian một vòng luân chuyển giảm xuống 2 ngày làm tốc độ luân chuyển cao lên, điều này cho cho phép Tổng công ty tiết kiệm được số vốn lưu động được tính theo công thức: Số vốn lưu động tiết kiệm (-) Doanh thu (trừ thuế) Thời gian Thời gian = _ _ hay lãng phí (+) do thay kỳ phân tích một vòng một vòng đổi tốc độ luân chuyển 360 quay VLĐ quay vốn kỳ phân tích kỳ gốc Do đó số VLĐ tổng công ty tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển là: x (69 - 71) = - 12.618 triệu VND 2271.245 360 Như vậy, qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta thấy Tổng công ty Đường sông Miền Bắc đã có kết quả tương đối tốt trong 3 năm trở lại đây, thể hiện ở các chỉ tiêu đánh giá luôn tăng. Tuy nhiên kết quả này sẽ trở lên không mấy thuyết phục khi số vốn lưu động của Tổng công chưa bảo toàn được. Như vậy về thực chất nếu tính theo số vốn lưu động được bảo toàn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giảm xuống. 4. Đánh giá chung công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn ở tổng công ty Đường sông Miền Bắc Việt Nam. 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đường sông Miền Bắc trong quản lý và sử dụng vốn. Với chủ trương thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh của Nhà nước, ngày 01/1/1999 Tổng công ty Đường sông Miền Bắc đã chính thức đi vào hoạt động. Sau 3 năm hoạt động, Tổng công ty đã gặt hái được những thành công có ý nghĩa. Trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích, đánh giá, nhận định một cách khoa học, thực tế đã roi sáng cho Tổng công ty Đường sông Miền Bắc tập trung vào xây dựng và phát triển nhanh chóng đội tàu, cảng theo hướng tiến lên hiện đại bằng cách tiếp cận ngay với khoa học, công nghệ cao. Xuất phát từ chiến lược đó, trong 3 năm qua bằng nguồn vốn vay và vốn tự bổ sung, Tổng công ty Đường sông Miền Bắc đã mua, vay mua, tàu chở hàng rời cỡ lớn, tuổi bình quân là 13 với trang thiết bị hiện đại phù hợp tiêu chuẩn, làm thay đổi một bước quan trọng cơ cấu của đội tàu sông Việt Nam. Hơn thế nữa, thực tiễn này còn thể hiện khả năng nắm bắt thời cơ cũng như quyết định đầu tư, xu hướng đầu tư của Tổng công ty đang đi theo hướng đúng đắn. Như vậy, tuy khó khăn chồng chất khó khăn trong việc tạo vốn, vay vốn cho phát triển, nhưng với sự năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, Tổng công ty Đường sông Miền Bắc đã nhanh chóng, kịp thời huy động vốn từ các nguồn khác nhau, đặc biệt đã phát huy nội lực, tự chịu trách nhiệm vay vốn để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục đều đặn. Trong công tác huy động vốn Tổng công ty đã không quá phụ thuộc vào kế hoạch mà đã có những biện pháp thay đổi cơ cấu vốn giữa các nguồn. Do vậy trong năm qua Tổng công ty vận tải Đường sông Miền Bắc đã tạo được một số cơ sở vật chất vừa đáp ứng yêu cầu khai thác hiện tại vừa đón hướng phát triển trong tương lai. 4.2. Những tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn Bên cạnh những điều đã đạt được thì trong quản lý và sử dụng vốn Tổng công ty cũng có những tồn tại, thể hiện ở mấy điểm sau: Một là, do công tác quản lý đội tàu chưa tốt nên đã xảy ra một số tàu bị nạn hoặc bị giữ do tranh chấp cộng với tình trạng đội tàu quá cũ dẫn đến chi phí quá cao, càng kinh doanh càng thua lỗ, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Hai là, trong công tác khấu hao, Tổng công ty áp dụng phương pháp trích khấu hao cơ bản mà không trích khấu hao sửa chữa lớn là một hạn chế bởi vì khi chưa phát sinh khấu hao sửa chữa lớn thì giá thành sản phẩm nhỏ hơn thực tế, khi có phát sinh sửa chữa lớn thì nó sẽ làm giá thành tăng lên một cách giả tạo, không phản ánh đúng tình hình thực tế, do đó cách tính này chưa sát thực. Ba là, công tác lập kế hoạch vốn lưu động định mức chưa chính xác. Với cách tính của Tổng công ty chỉ mang tính khái quát, cho phép nhanh chóng xác lập kế hoạch để huy động vốn kịp thời. Song thực tế không tính được vốn định mức cho từng khâu, điều này làm cho kế hoạch xác định vốn lưu động sai lệch, không phù hợp với thực tế. Bốn là, cả trong cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định, tỉ lệ vốn chiếm dụng đã giữ tỉ phần quan trọng. Điều này làm giảm khả năng tài chính của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả và kết quả kinh doanh của Tổng công ty. Năm là, việc bảo toàn vốn ở Tổng công ty chưa được tốt, trong khi vốn cố định bảo toàn thiếu 22.072 triệu VND thì vốn cố định cũng góp phần không nhỏ với việc bảo toàn thiếu 14.783 triệu VND. Những kết quả này vừa thể hiện ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế đến Tổng công ty, vừa thể hiện kết quả quản lý và sử dụng vốn cố định cũng như vốn lưu động chưa phát huy hết khả năng, chưa huy động được tổng lực tổng công ty . Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính chân thực, đến các kết qủa kinh doanh khác của doanh nghiệp. Sáu là, trong cơ cấu vốn lưu động thực tế đã ấn định lượng tiền mặt và khoản phải thu chiếm tỉ lệ khá lớn. Kết quả này chứng tỏ việc quản lý tiền mặt và khoản phải thu là chưa hợp lý. 4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ở Tổng công ty Đường sông Miền Bắc Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đường sông Miền Bắc chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng. Việc phát huy tốt hay không công tác quản lý và sử dụng vốn phụ thuộc nhiều, thậm chí đến mức quyết định bởi ảnh hưởng của chính các nhân tố đó. Các nhân tố này bao gồm cả những nhân tố khách quan lẫn nhân tố chủ quan, nguyên nhân thì bắt nguồn từ những nhân tố khách quan, chủ quan có tác động tiêu cực. Trước hết là những nguyên nhân chủ quan: Xuất phát từ nguyên tắc "tôn trọng tối đa quyền tự chủ về kinh doanh, tự chủ về tài chính của các doanh nghiệp thành viên, Tổng công ty không trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên" và "Tổng công ty giữ vai trò giám sát,chỉ đạo chuyên môn và hỗ trợ nhằm đáp giúp các doanh nghiệp thành viên kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được nguồn lực do Nhà nước giao cho, phù hợp với pháp luật và điều lệ", như vậy mọi quyền quyết định về quản lý và sử dụng vốn là do các doanh nghiệp thành viên, tức là hạch toán độc lập. Do vậy khi từng chủ thể trong Tổng công ty không phát huy được hiệu quả đồng vốn của mình không những sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả chung của Tổng công ty, mà còn rất khó cho Tổng công ty trong vai trò trợ giúp vốn đã hạn chế của mình. Tiếp theo là những nguyên nhân khách quan: khó khăn nhìn thấy đầu tiên là tình hình suy thoái kinh tế trong khu vực và ảnh hưởng của đất nước. Do vậy việc tìm kiếm nguồn vốn trong thời kỳ đang khát vốn lại càng trở lên khó khăn. Bên cạnh đó, nhà nước vẫn duy trì duy trì nhiều quyết định về chế độ thu thuế, lệ phí, quản lý đầu tư, bảo vệ thị trường không còn phù hợp với điều kiện thị trường và tính đặc thù riêng của các hoạt động Đường sông Miền Bắc, cũng chưa có một chính sách bảo vệ hợp lý như nhiều nước khác trong khu vực, tạo điều kiện b ảo vệ thị trường Đường sông Miền Bắc trong nước chống lại sức ép ngày càng tăng của các hãng nước ngoài và giúp các doanh nghiệp Đường sông Việt nam tái đầu tư phát triển sản xuất. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng công ty Đường sông Miền Bắc Xuất phát từ những phân tích và đánh giá ở trên, Tổng công ty Đường sông Miền Bắc có thể áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn. Mỗi giải pháp tập trung vào một khía cạnh cụ thể và đều có thể phát huy được vai trò tích cực của mình, tuy nhiên nên áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống để cộng hưởng kết quả của chúng. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu. I/ Những giải pháp cho tổng công ty Đường sông Miền Bắc 1. Phát huy cơ chế điều hoà vốn trong Tổng công ty. Điều dám khẳng định đầu tiên là vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sản xuất kinh doanh, không có vốn thì Tổng công ty không thể hoạt động nhưng quan trọng hơn cả khi đã liên kết hình thành tổng công ty là vấn đề điều hoà vốn. Điều hoà vốn là yêu cầu hết sức khách quan, trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh luôn phải bố trí sắp xếp điều chỉnh lại tài sản, máy móc, thiết bị, vật tư, tiền vốn, lao động... giữa các đơn vị thành viên của Tổng công ty cho phù hợp với tình hình ở trong từng thời điểm cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ đặt ra cho Tổng công ty.Toàn bộ quá trình sắp xếp nêu trên suy cho cùnglà sắp xếp về vốn. như vậy muốn điều chỉnh máy móc thiết bị, hay lao động vật tư từ đơn vị này sang đơn vị khác thì cơ chế vốn phải cho phép điều hoà thì kế hoạch điều phối tài sản, vật tư, lao động mới có thể thực hiện được. Muốn vậy, Tổng công ty phải thực hiện vai trò điều hoà vốn, không có cơ chế điều hoà vốn thì vai trò quan trọng trước hết nêu trên của Tổng công ty sẽ trở lên vô hiệu. Như thế, nếu Tổng công ty không phát huy vai trò điều hoà vốn của mình, không giúp đỡ được các đơn vị thành viên và chính mình thì sẽ đi ngược lại logic tự nhiên. Rõ ràng là Tổng công ty nhận vốn của Nhà nước, do đó Tổng công ty phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn. Trong trường hợp quản lý và sử dụng vốn kém hiệu quả, hoặc bị mất mát hao hụt thì người phải giải thích trước nhà nước về vấn đề này, đầu tiên phải là Tổng công ty chứ không phải là các công ty thành viên. Tổng công ty không thể nói: xin hãy làm việc với các đơn vị thành viên còn Tổng công ty chỉ chịu trách nhiệm liên đới một phần. Tổng công ty đứng ra nhận vốn của nhà nước, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. Việc phân công, phân cấp cụ thể trong công tác quản lý vốn được giao là chuyện nội bộ của Tổng công ty, do Tổng công quyết định. Trong việc phân cấp quản lý này, mức độ phân cấp cho các đơn vị thành viên nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể. Tuy nhiên Tổng công ty phải giữ quyền quyết định những vấn đề then chốt. Do vậy, nếu công ty chỉ thực hiện vay quỹ phát triển sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên mà thôi (tức là phải trả cả gốc và lãi) chứ không thực hiện điều hoà, không phát huy vai trò điều hoà thì Tổng công ty cần xem xét lại, bởi lẽ xét đến cùng quỹ phát triển sản xuất của các đơn vị thành viên chính là bộ phận tích luỹ chung mới được làm ra của Tổng công ty, tại sao Tổng công ty "Hội đồng quản trị và ban giám đốc" lại không phải là người trước hết trong Tổng công ty có quyền quyết định sử dụng số tích lũy này vào những việc gì. Do vậy giải pháp hợp lý ở đây là: các doanh nghiệp thành viên chỉ được giữ laị một số phần quỹ phát triển sản xuất, một phần phải đựơc tập trung về Tổng công ty. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương phân định rõ ranh giới giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra từ nhiều năm nay. Một vấn đề khác liên quan đến điều hoà vốn là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trong Tổng công ty Đường sông Miền Bắc phải khác so vói doanh nghiệp hạch toán độc lập đứng một mình. Một doanh nghiệp hạch toán độc lập đứng một mình chỉ hoạt động theo điều lệ của công ty đó, còn một doanh nghiệp trong tổ chức Tổng công ty không những hoạt động theo điều lệ của công ty mà còn tuân thủ theo điều lệ của Tổng công ty mà nó là thành viên. Mọi sự coi trọng quá mức đến tính độc lập của đơn vị thành viên như một doanh nghiệp hạch toán độc lập đứng một mình đều dẫn đến xem nhẹ vai trò của Tổng công ty, mà đã là doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty thì không còn được hoạt động theo cơ chế như một doanh nghiệp hạch toán độc lập nữa. Có xác định rõ ràng như vậy thì việc thực hiện vai trò điều hoà vốn giữa các công ty thành viên của Tổng công ty mới được phát huy, tập trung được tiềm lực đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu. Nếu không phát huy được vai trò đó, Tổng công ty Đường sông Miền Bắc Việt Nam chỉ còn là hình thức và trung gian. 2. Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định Như chúng ta đã biết những năm qua Tổng công ty đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỉ lệ quy định của Nhà nước. Với tỉ lệ này Tổng công ty phải mất một thời gian dài mới thực hiện khấu hao hết tài sản cố định và thực hiện đổi mới tài sản cố định. Làm như vậy là không thích hợp, nhất là trong gian đoạn hiện nay khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, có nhiều máy móc mới ra đời, tài sản cố định không những dễ bị hao mòn mà còn hao mòn rất nhanh chóng. Do vậy, để đảm bảo có quỹ khấu hao đủ để thực hiện tái đầu tư tài sản cố định, nhanh chóng đổi mới thiết bị, đưa kỹ thuật vào sản xuất thì trong trích khấu hao tài sản cố định cần tính đến các yếu tố như: khoa học kỹ thuật, giá cả, xu hướng thị trường thì Tổng công ty nên theo "phương pháp trích khấu hao theo tỉ lệ giảm dần..." . 2.1. Cơ sở của phương pháp Phương pháp trích khấu hao theo tỉ lệ giảm dần dựa trên các cơ sở : khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, tài sản cố định dễ bị hao mòn vô hình. Để hạn chế hao mòn vô hình trong thời gian sử dụng đòi hỏi phải khấu hao nhanh (trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị). Nhanh chóng thu hồi vốn để đổi mới trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác, trên thị trường giá cả luôn biến động, tài sản của Tổng công ty cũng chịu sự biến động này và đó chính là nguyên nhân làm giảm giá trị của tài sản cố định. Do vậy cần tiến hành khấu hao nhanh để bảo toàn vốn đã đầu tư vào tài sản cố định, đồng thời cũng phù hợp với thực tế là công suất làm việc của máy móc thiết bị giảm dần theo thời gian. 2.2. Nội dung của phương pháp Theo phương pháp này, trích khấu hao hàng năm dựa vào tỉ lệ khấu hao luỹ thoái giảm dần so với nguyên giá tài sản cố định. Tỉ lệ khấu hao giảm dần đựơc xác định theo công thức: TKt = 2 (T - t + 1) T(T + 1) Trong đó: TKt : tỉ lệ khấu hao năm t T: Tổng thời gian hoạt động máy móc t: Số năm trích khấu hao (t = 1:T) Ví dụ: Một máy có nguyên giá là 42.000.000 VNĐ, thời gian sử dụng là 6 năm, áp dụng công thức trên ta có tỉ lệ trích và mức trích khấu hao trong 6 năm sử dụng như sau: Năm thứ nhất T = 6 , t = 1 , thay vào công thức ta có TK1 = = 2 ( 6 - 1 + 1) 6 6 21 6 ( 6 + 1) 21 Mức trích khấu hao : = x 421.000.000 = 12.000.000 VNĐ Các năm còn lại được thể hiện qua biểu đồ dưới: Biểu 16: Trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của Nhà nước Số năm trích (t) 1 2 3 4 5 6 Tổng Tỉ lệ khấu hao (TK) 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21 Mức trích 12.000 10.000 8.000 6.000 4.000 2.000 42.000 2.3. áp dụng phương pháp này cho Tổng công ty Do việc mua sắm tài sản cố định của Tổng công tại các thời điểm khác nhau có nhiều loại khác nhau, vì thế Tổng công ty cần áp dụng phương pháp khấu hao tỉ lệ giảm dần tính cho từng loại tài sản cố định hoặc tài sản cố định mua cùng một đợt có chức năng tương tự nhau. Nguyên giá của chiếc tàu: 48.036 triệu VNĐ Theo công thức trên thì mức khấu hao trong các năm: 1999, 2000, 2001, của chiếc tàu này: Biểu : Trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ giảm dần Đơn vị : 1.000.000 VNĐ Số năm trích 1 2 3 4 5 6 Tổng Tỉ lệ khấu hao (TK) 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21 Mức trích 13.725 11.437 9.150 6.863 4.575 2.286 48.036 Như vậy, nếu tính theo cách tính của Tổng công ty đang áp dụng, mức trích khấu hao là 4. 323 triệu VNĐ thì Tổng công ty cần 11 năm mới thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Với phương pháp tính mới, sau 6 năm sử dụng Tổng công ty đã có thể thu hồi được vốn đầu tư cho chiếc tàu trên. Điều này hạn chế được hao mòn vô hình và sự tác động của giá cả tới vốn cố định. Tuy nhiên phương pháp này đã đội chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm tăng hơn so với phương pháp cũ trong năm đầu tiên là=13.725-4.323=9.402 (triệuVNĐ) làm ảnh hưởng đáng kể đến việc định giá. Song theo phương pháp này Tổng công ty có điều kiện thu hồi sớm vốn đầu tư ban đầu, có điều kiện đổi mới, cải tiến thiết bị công nghệ và do vậy có thể cạnh tranh tốt hơn với các hãng tầu nước ngoài. Đặc biệt với quy định an toàn vận tải biến quốc tế thì chỉ có những tàu đạt chuẩn khắt khe mới được hoạt động. 3. Thanh lý, bán bớt một số tàu quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Đổi mới để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng luôn là vấn đề thường xuyên đối với đội ngũ tàu của Tổng công ty. Trong khi đó, ngoài những chiếc tàu mà Tổng công ty đã vay mua, thuê mua trong 3 năm hoạt động vừa qua thì còn lại là các tàu cao tuổi (có những chiếc tuổi tàu đã vượt quá 27, trong thiết bị lạc hậu, khả năng chuyên dùng thấp, không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Tổng quan ra thì bản thân đội tàu của Tổng công ty không có đủ năng lực cạnh tranh cần thiết, đặc biệt mà khi đội tàu này đang bị gần 30 hãng tàu nước ngoài thường xuyên hoạt động trên các tuyến vận tải đến Việt Nam, trong đó có khoảng 17 hãng được cấp giấy phép hoạt động trên tuyến liner cạnh tranh quyết liệt, kể cả trên các tuyến nội địa Việt Nam mà xưa nay vốn là vị trí độc tôn của các hãng tàu trong nước.Tình trạng như vậy xuất pháp từ nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là trong nhiều năm qua chưa xây dựng được một quy hoạch phát triển đội tàu hợp lý ở phạm vi quốc gia, đầu tư manh mún trên một diện rộng và không kịp chủ động thay đổi cơ cấu đội tàu cho phù hợp với xu thế phát triển công nghệ vận tải theo các phương thức mới trên thế giới mà suy cho cùng là xu thế yêu cầu thực tế của khách hàng. Khắc phục tình trạng đó, bước đi chiến lược cơ bản của Tổng công ty là tập trung xây dựng phát triển đội tàu theo hướng đi thẳng lên hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước giành lại và tăng thêm thị phần, tiến tới chia sẻ thị phần của khu vực. Để làm được điều này, Tổng công ty cần chủ trương tận dụng cơ hội tạo ra những đột khởi, trước hết phải ưu tiên tìm mọi cách hiện đại hoá ngay đội tàu chuyên dụng container, tàu chở hàng rời cỡ từ 25.000 DWT á 30.000DWT, tàu chở dầu thô bằng các phương thức vay mua, thuê mua và đóng mới. Tuy nhiên, việc cụ thể cần làm ngay là phải thanh lý, bán bớt một số tàu đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Điều này tự bản thân nó có lý do của nó: Một là, đối với những tàu quá cũ thì chi phí cho hoạt động cao, năng suất lại kém, chi phí sửa chữa cũng quá cao (bình quân một tàu hàng năm chi phí sửa chữa là 1 tỉ đến 1,5 tỉ VNĐ), không đảm bảo an toàn trong qúa trình vận tải, dẫn đến giá thành cao và giá cước cũng tăng theo. Trong khi đó trên thực tế giá cước đang ngày càng có xu hướng giảm do khủng hoảng của ngành Đường sông Miền Bắc trên thế giới. Đây là một điều mà tự bản thân những chiếc tàu thấy cần phải loại bỏ. Hai là, đối với những tàu không còn phù hợp với yêu cầu của khách hàng thì rất khó xác định được nguồn hàng hoặc nguồn hàng không đều khi có khi không. Nếu không bán, thanh lý chúng đi để đầu tư tàu mới thì đồng nghĩa với việc trì trệ trong kinh doanh, dẫn tới tự đào mồ chôn mình. Ba là, việc thanh lý, bán bớt các tàu sẽ làm giảm đáng kể chi phí, đồng thời Tổng công ty có thể tập trung vốn đầu tư nâng cấp các tàu còn lại phù hợp với yêu cầu hiện nay, thuê mua các tàu khác. Tuy nhiên khi thực hiện công việc này, vấn đề về người lao động dôi dư ra từ đó tàu đó sẽ trở thành gánh nặng đối với công việc vận tải biển. Trong số lao động này có: Số lượng lao động dôi dư do tuổi tác, số lượng lao động dôi dư do trình độ chuyên môn không phù hợp với công nghệ mới nhưng lại có nhiều năm cống hiến không nhỏ. Do vậy Tổng công ty có thể giải quyết vấn đề này theo hướng sau: Với những người tuổi tác không phù hợp thì bố trí nghỉ hưu hoặc là bố trí công việc khác. Với những người trình độ chuyên môn tuy không phù hợp nhưng còn trong độ tuổi phù hợp thì cho đi đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Những công nhân đã đào tạo lại có thể cho đơn vị khác thuê hoặc xuất khẩu lao động. Làm như vậy Tổng công ty vừa đảm bảo việc làm cho người lao động, vừa có những khoản thu từ việc cho thuê này. 4. Hạn chế vốn lưu động bị chiếm dụng nhằm thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn. Trong điều kiện hiện nay, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong tình hình chung đó, số vốn bị chiếm dụng của Tổng công chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số vốn lưu động, thể hiện trong năm 2001 như sau: Đầu năm : 272. 139 VNĐ Cuối năm: 284.093 VNĐ Lượng vốn bị chiếm dụng này không những không sinh lãi mà còn làm giảm vòng quay của vốn, hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty. Do vậy cần thực hiện các biện pháp sau để hạn chế vốn bị chiếm dụng trong khâu lưu thông. Thứ nhất: Trước khi ký hợp đồng, Tổng công ty cần nắm tình hình tín dụng của các khách hàng về các mặt sau: - Báo cáo tài chính: Tổng công ty có thể đề nghị khách hàng cung cấp thông tin tài chính như bảng tổng kết tài sản, báo cáo thu nhập, một số tỉ lệ như lợi nhuận vốn, tốc độ chu chuyển vốn lưu động. - Báo cáo tín dụng về tình hình thanh toán của khách hàng với các doanh nghiệp khác để xem xét lịch sử thanh toán của doanh nghiệp với các khách hàng khác, trả tiền đúng hạn hay không, bao nhiêu lần gây rắc rối trong việc trả tiền... - Quan hệ tín dụng với các ngân hàng của doanh nghiệp Thứ hai: là khi ký kết hợp đồng, Tổng công ty cần thoả thuận trong hợp đồng có phần phạt hành chính nếu khách hàng trả tiền chậm tuỳ vào giá trị lô hàng, thời gian khách hàng trả chậm. Làm như vậy sẽ đảm bảo cả hai bên đều có trách nhiệm hơn nữa trong vấn đề thanh toán của mình. Thứ ba: Là khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, cả Tổng công ty và khách hàng cần phải nhanh chóng giải quyết dứt điểm không để xảy ra tình trạng chi phí cho việc giải quyết tranh chấp lớn hơn cả giá trị hợp đồng hoặc dễ gây tình trạng ứ đọng vốn lâu, mất uy tín của Tổng công với khách hàng hiện tại cũng như trong tương lai. Nếu cả hai phía không giải quyết được thì có thể đưa ra toà và chi phí này do hai bên chịu. Mặt khác, phía Tổng công ty phải luôn sẵn sàng tạo các điều kiện cần thiết để khi khách hàng yêu cầu đáp ứng ngay và đúng tiến độ trong hợp đồng đã ký kết. Nên chăng Tổng công ty cũng cần mạnh dạn chi phí để khuyến khích khách hàng thực hiện đúng thời hạn trong hợp đồng, nhằm tăng tốc độ tiêu thụ và thu hút khách hàng ngày càng đông. Thứ tư, là mục tiêu kinh doanh của Tổng công ty cũng như tất cả các doanh nghiệp khác là lợi nhuận, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Tổng công ty còn có nhiệm vụ là bảo đảm công ăn việc làm cho một số lao động tương đối lớn. Do đó trong những năm qua, đôi lúc Tổng công ty đã phải ký kết những hợp đồng không mấy đem lại hiệu quả kinh tế, thậm chí chấp nhận thua lỗ. Như vậy có nghĩa rằng muốn tạo ra một cơ chế thu hồi nhanh vốn, bảo toàn được vốn, tăng vòng quay vốn đòi hỏi phải m ột hệ thống đồng bộ bởi chúng là các chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp. ở đây không những là vấn đề việc làm cho người lao động mà còn rất nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên chúng ta cũng cần thấy rằng không phải lúc nào thu tiền ngay cũng có lợi nhất là đối với các bạn hàng truyền thống hoặc những bạn hàng nằm trong diện ưu tiên. Khi đó Tổng công ty nên cho phép khách hàng trả chậm nhưng vẫn phải đảm bảo thu hồi đúng thời hạn và chi phí cho việc khách hàng thanh toán chậm là nhỏ nhất. 5. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch sát với nhu cầu vốn thực tế của Tổng công ty. 5.1. Sự cần thiết của phương pháp. Trong thời gian qua việc lập kế hoạch vốn lưu động của Tổng công ty đã bộc lộ một số tồn tại chủ yếu sau: - Việc xác định vốn lưu động dựa vào doanh thu kế hoạch và số vòng quay của vốn kế hoạch là chưa khoa học, do đó chưa xác định nhu cầu vốn cho từng khâu, từng bộ phận, điều này dẫn đến Tổng công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng với tỉ lệ lớn. - Lượng vốn được xác định không sát với thực tế, thấp hơn so với thực tế, duy có nguồn tín dụng sụt giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thực tế năm 2001 lớn hơn doanh thu kế hoạch đề ra (kế hoạch là 2.156.000 triệu VNĐ, thực hiện là 2.271.245 triệu VNĐ, tăng 11%) và tình hình suy giảm kinh tế. Căn cứ vào tình hình thực tế Tổng công ty có thể áp dụng phương pháp phần trăm của tài sản nợ và tài s ản có trong bảng cân đối tài sản trên doanh thu thực tế năm trước đó để xác định nhu cầu vốn lưu động định mức. áp dụng phương pháp này hạn chế được nhược điểm của phương pháp mà Tổng công ty đang áp dụng, giúp cho Tổng công ty xác định một cách chính xác, sát thực tế hơn về nhu cầu vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 5.2. Nội dung của phương pháp. Đây là phương pháp dự đoán ngắn hạn và đơn giản có thể sử dụng để xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp. Trình tự tiến hành như sau: - Tính số dư trên các tài khoản trong bảng cân đối tài sản trong năm của Tổng công ty. - Chọn những khoản chịu sự biến động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tỉ lệ phần trăm trên doanh thu trong năm. - Dùng phần trăm đó ước tính nhu cầu đó của năm cần lập kế hoạch. 5.3. áp dụng để xác định vốn lưu động định mức cho năm 2001. Năm 2000 doanh thu đạt 1977.551 triệuVNĐ. Xét bên tài sản. Khi doanh thu thì các mục bên tài sản có thể thay đổi tỉ lệ thuận với doanh thu. Tuy nhiên do tính chất và đặc điểm của vốn cố định là không trực tiếp thay đổi tỉ lệ thuận với doanh thu nên ta chỉ xét hai khoản mục đó là: -Tài sản lưu động. - Tài sản trong thanh toán. Ta tính chất chỉ tiêu sau -Tỉ lệ % tài sản lưu động trên doanh thu là: x 100% = x 100% = 17% Tài sản lưu động 2000 330. 743 Doanh thu năm 2000 2000.551 - Tỉ lệ % tài sản trong thanh toán trên doanh thu là x 100% = x 100% = 8% Tài sản trong thanh toán 2000 159.805 Doanh thu năm 2000 1977.551 * Xét bên nguồn vốn. Khi doanh thu tăng thì chỉ có nguồn vốn tín dụng gắn hạn và nguồn vốn trong thanh toán chịu sự biến động trực tiếp, do vậy chỉ xét hai khoản mục này. - Tỉ lệ phần trăm nguồn vốn tín dụng ngắn hạn trên doanh thu là: x 100% = 2,1% x 100% = Tín dụng gắn hạn năm 2000 42.196 Doanh thu năm 2000 2000.551 - Tỉ lệ phần trăm nguồn vốn trong thanh toán trên doanh thu là: x 100% = 6% x 100% = Nguồn vốn trong thanh toán 120.529 Doanh thu năm 2000 2000.551 Qua việc tính toán ta có chênh lệch : (17 + 8) - (2,1 + 6) = 16,9% cho ta biết cứ 100 đồng doanh thu tăng thêm t hì phải tăng 16,9 đồng vốn lưu động. Doanh thu kế hoạch năm 2001 là 2.156.000 triệu VNĐ, do đó nhu cầu vốn lưu động năm 2001 so với năm 2000 tăng: ( 2156.000 - 2000.551) x 0,169 ằ 26.778 t riệu VNĐ Trong cơ cấu vốn lưu động năm 2000 thì tài sản lưu động chiếm x 100% = 78% 330.743 424.291 Với nhu cầu vốn lưu động định mức xác định lại cho năm 2001 là 330.743 + (26.778 x 0,78) = 351.630 VNĐ - Hiệu quả đem lại so với cách tính cũ là: 357.982 - 351.630 = 6.352 triệu VNĐ Như vậy theo cách tính mới này, Tổng công ty sẽ tiết kiệm được 6.352 triệu VNĐ, đây chính là phần chênh lệch giữa hai cách tính mức vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch. Giả sử với lãi suất ngân hàng là 0,95% /tháng, thì trong 1 năm Tổng công ty có thể giảm chi phí trả lãi suất ngân hàng để bổ sung vào lợi nhuận. 6.352 x 0,95% x 12 = 724,128 triệu VNĐ - Hiệu quả đem lại so với thực tế 394.526 - 351.630 = 42.896 triệu VNĐ Theo cách tính mới này lượng vốn định mức kế hoạch cho năm 2001 thấp hơn thực tế sử dụng là 42.896 triệu VNĐ, đây chính là phần lãng phí do thực hiện căn cứ vào kế hoạch được xác định theo phương pháp cũ. Nếu số tiền này mà vay ngân hàng với lãi suất 0,95%/tháng thì Tổng công ty có thể giảm chi phí lãi suất ngân hàng bổ sung vào lợi nhuận. 42.896 x 0,95% x 12 = 4.890 triệu VNĐ II/ Một số kiến nghị với nhà nước Một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty là Nhà nước có nhiều quy định về chế độ thuế, lệ phí, quản lý đầu tư, bảo vệ thị trường hiện hành không còn phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay và tính chất đặc thù của hoạt động Đường sông Miền Bắc. Thêm vào đó Nhà nước không có vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển đội tàu và cũng chưa có một chính sách bảo hộ hợp lý tạo điều kiện bảo vệ thị trường Đường sông Miền Bắc trong nước, chống lại sức ép ngày càng tăng của các hãng tàu nước ngoài và giúp các doanh nghiệp Đường sông Miền Bắc hợp tác đầu tư, phát triển sản xuất. Do vậy, với tư cách đó Nhà nước nên chú ý hơn tới ngành Đường sông Miền Bắc nhằm góp phần cho Tổng công ty Đường sông Miền Bắc quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn của mình. Thứ nhất, là trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty Đường sông Miền Bắc không sử dụng đường bộ, nhưng các doanh nghiệp vận tải sông đang phải chịu lệ phí đường bộ tính trong giá nhiên liệu. Trong khi đó, chi phí nhiên liệu luôn chiếm khoảng gần 60% giá thành vận tải đường sông. Do đó nhà nước cũng cần có những biện pháp, chính sách giúp các doanh nghiệp không phải chịu lộ phí này. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay khi mà các doanh nghiệp vận tải đang phải chịu sức ép giảm giá cước do ảnh hưởng suy thoái của ngành đường sông và cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực. Thứ hai, là nhà nước cần thể chế hoá chế độ bảo hộ hợp lý tàu thông qua việc ban hành chế độ thuế mới và thực hiện quản lý thị trường bằng các biện pháp tương tự như trong ngành hàng không, dầu khí, bưu chính. Nhà nước cũng nên áp dụng những biện pháp tài chính hợp lý nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận tải sông có điều kiện tái đầu tư khôi phục, phát triển đội tàu sông trong giai đoạn từ 10 - 15 năm tới. Kết luận Quản lý và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn ở bất kỳ một Tổng công ty nào suy cho cùng là một công việc vô cùng khó khăn phức tạp, đặc biệt trong tình hình thị trường đầy biến động, rủi ro bất trắc khó lường trước được, trong tình hình khủng hoảng hiện nay. Các nhà lãnh đạo có thể thấm nhuần lý luận khoa học về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là gì? Các bộ phận tham mưu đã có thể đã rất nhạy cảm với kết quả cũng như khả năng phân tích tình hình vốn? hay việc tổ chức cả một hệ thống các giải pháp để đạt các chỉ số tài chính hấp dẫn cũng như việc đánh giá những điều đã đạt được ra sao? Tuy vậy thực tế lại luôn chứng minh sự đa dạng vốn có của nó, kỳ vọng tạo ra một lợi thế cạnh tranh tiềm ẩn hơn hẳn các chiến lược con người hay chiến lược marketing ở Tổng công ty Đường sông Miền Bắc Việt nam là chưa rõ ràng, hệ thống tài chính còn nhiều bất hợp lý, mặc dù hiệu quả về mặt kinh tế đang được chú trọng hơn nữa nhưng khả năng bảo toànvà phát triển vốn rất hạn chế. Trên những cơ sở đánh giá đó, một số giải pháp hợp lý được đề xuất nhằm giải quyết những điểm yếu và nâng cao khả năng quản lý vốn ở Tổng công ty Đường sông Miền Bắc Việt Nam. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình tới Cô giáo TS Nguyễn Thu Thảo và chú Nguyễn Văn Phượng cùng các cô chú trong Tổng công ty Đường sông Miền Bắc đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Tài liệu tham khảo Thông tư số 57TC/TCDN ngày 12/11/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý sử dụng vốn và tài sản trong DNNN. Kinh tế thương mại - Khoa Thương mại trường ĐHKTQD. Quản trị doanh nghiệp thương mại. Khoa thương mại trường ĐH KTQD. 4. Quản lý tài chính doanh nghiệp. NXB Thống kê 1994. Sổ tay quản lý vốn trong doanh nghiệp. NXB Thống kê 1994. Tạp chí Tài chính năm 2001. Các tài liệu: Quyết định thành lập, các báo cáo tổng hợp, các đề án phát triển ... của Tổng công ty Đường sông Miền Bắc Việt Nam. Mục lục Phần mở đầu 1 Chương 1: Vai trò và nội dung của quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp sản xuất 3 I- Vốn và quản lý vốn trong kinh doanh 3 1- Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh 3 2- Vốn cố định và vốn lưu động 4 II- Nội dung của hoạt động quản lý vốn trong kinh doanh 9 1- Nội dung hoạt động quản lý vốn cố định và vốn lưu động 9 III- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn 18 1- Các nhân tố ảnh hưởng 18 2- Hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động 20 IV- Các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 26 1- Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm 27 2- Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn lực 27 3- Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh 28 4- Mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật và sản xuất kinh doanh 29 5- Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế 30 Chương II: Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn ở Tổng Công ty đường sông Miền Bắc 31 I- Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ở Tổng Công ty đường sông Miền Bắc 31 1- Lịch sử hình thành 31 2- Nhiệm vụ chủ yếu của Tổng Công ty đường sông Miền Bắc 32 3- Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty đường sông Miền Bắc 32 II- Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty sông Miền Bắc 33 1- Những thuận lợi và khó khăn của Tổng Công ty đường sông Miền Bắc 33 2- Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty đường sông Miền Bắc 34 III- Phân tích hoạt động quản lý vốn kinh doanh của Tổng Công ty đường sông Miền Bắc Việt Nam 41 1- Vốn và cách thức huy động của Tổng Công ty 41 2- Phân tích tình hình quản lý vốn cố định 43 3- Tình hình quản lý vốn lưu động 50 III- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty đường sông Miền Bắc 56 1- Tình hình sử dụng vốn ở Tổng Công ty đường sông Miền Bắc qua một số chỉ tiêu cơ bản 56 2- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 58 3- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Tông Công ty đường sông Miền Bắc 61 4- Đánh giá chung công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty đường sông Miền Bắc Việt Nam. 65 Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty đường sông Miền Bắc 66 I- Những giải pháp cho tổng Công ty đường sông Miền Bắc 66 1- Phát huy cơ chế điều hoà vốn trong Tổng Công ty. 66 2- Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định 68 3- Thanh lý, bán bớt một số tàu quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của khách hàng 70 4- Hạn chế vốn lưu động bị chiếm dụng nhằm thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn 72 5- Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch sát với nhu cầu vốn thực tế của Tổng Công ty 72 II- Một số kiến nghị với Nhà nước 77 Kết luận 78 Tài liệu tham khảo 79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0081.doc
Tài liệu liên quan