Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung sang thị trường Hoa Kỳ

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 4 1.1 Những đặc điểm chủ yếu của thị trường thủy sản Hoa Kỳ .4 1.1.1 Đặc điểm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm .4 1.1.2 Đặc điểm về khách hàng 6 1.1.3 Đặc điểm về cạnh tranh 7 1.1.4 Đặc điểm về hệ thống kờnh phõn phối .13 1.2 Kết quả xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ .16 1.2.1 Kết quả phân theo nhóm sản phẩm . 16 1.2.2 Kết quả phân theo hình thức xuất khẩu . . .21 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ .22 1.3.1 Các nhân tố vĩ mụ .22 1.3.2 Các nhân tố vi mụ .29 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG 32 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung . 32 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung . 32 2.1.2 Những đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh danh .33 2.2 Kết quả xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung . 38 2.2.1 Kết quả xuất khẩu thủy sản của công ty phân theo thị trường và phân theo nhóm sản phẩm . .38 2.2.2 Kết quả phân theo hình thức xuất khẩu .42 2.3 Quy trình và quản trình quy trình xuất khẩu thủy sản . . 43 2.3.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường 43 2.3.2 Giao dịch và đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu 44 2.3.3 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu . . 46 2.4 Các biện phấp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ mà Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung đã áp dụng 48 2.4.1 Nghiên cứu thị trường 48 2.4.2 Tăng cường đầu tư cho khâu chế biến .50 2.4.3 Tập trung nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản .50 2.5 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung .53 2.5.1 Những thành tựu 53 2.5.2 Những hạn chế và nguyờn nhõn .56 CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG . 62 3.1 Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ 62 3.1.1 Cơ hội . .62 3.1.2 Các thách thức và nguy cơ . .64 3.2 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung 68 3.2.1 Định hướng phát triển chung .68 3.2.2 Định hướng phát triển đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản 72 3.3 Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ .77 3.3.1 Phát triển các hoạt động marketing quốc tế .77 3.3.2 Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu .80 3.3.3 Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế .82 3.3.4 Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty .84 3.3.5 Mở rộng hình thức xuất khẩu trực tiếp 86 3.3.6 Tăng cường sự hiệp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ 88 3.4 Một số kiến nghị .90 3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ .90 3.4.2 Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên cả nước nhằm duy trì các nguồn lợi thủy sản 92 3.4.3 Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản . 93 3.4.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu thủy sản .94 3.4.5 Áp dụng các chính sách vốn, tài chính, tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ .95 3.4.6 Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu .96 KẾT LUẬN

doc127 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu, về mức giá xuất khẩu so với giá cả trung bình của thế giới và về các tương quan khác, công ty có thể cải thiện giá xuất khẩu hàng thuỷ sản từ mức thấp hiện nay và nâng mức giá trung bình xuất khẩu hàng thuỷ sản lên ít ra cũng bằng 75%-85% mức giá xuất khẩu cùng loại sản phẩm của các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, việc tăng giá sản phẩm ở đây vẫn phải đảm bảo hàng thuỷ sản của công ty rói riờng cú sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường quốc tế khi mà công ty muốn tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm. Vì vậy, trong chiến lược về giá cả việc áp chiến lược tăng giá hay giảm giá đi liền với những sản phẩm xuất khẩu, nhu cầu thị hiếu của chế biến và có quan hệ mật thiết với dạng sản phẩm xuất khẩu, nhu cầu thị hiếu của thị trường nhập khẩu. Đối với các thuỷ sản xuất khẩu phổ biến, muốn tăng được số lượng xuất khẩu thì việc phấn đẩu để giá cả thấp vẫn có tính cạnh tranh mạnh nhất, trong khi đối với các loại thuỷ sản cao cấp và quý hiếm, chưa chắc giá cả thấp đã là hay vì đối với đặc điểm tâm lý của người tiêu thụ thuộc phần thị trường này, giá cả cao lại làm tăng giá trị của người tiêu dùng sản phẩm đó. Yếu tố quyết định để nâng được mức giá xuất khẩu thuỷ sản của công ty thời gian tới sẽ là thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, việc nâng tỷ trọng hàng chế biến sâu như đồ hộp thuỷ sản hay thuỷ sản ăn liền trong tổng xuất khẩu hàng thuỷ sản, cũng như việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới để có khả năng xuất khẩu các loại thuỷ sản sống giá trị cao, còn dạng sản phẩm sơ chế khó có thể nói tới việc tăng giá, trừ khi cung cấp không đáp ứng được nhu cầu. Tất nhiên, nghiên cứu để đạt được một chính sách giá hợp lý để góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty là một công việc khó khăn và phải được đầu tư thích đáng, có thể đây là một hướng đi sâu nghiên cứu trong hoạt động marketing xuất khẩu 3.3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 3.3.1 Phát triển các hoạt động marketing quốc tế Thị trường luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủy sản của Công ty. Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu thị trường chưa được Công ty đầu tư một cách thoả đáng, do chưa thành lập phòng Marketing đó là một thiếu sót trong mà Công ty cần khắc phục. Do vậy trước mắt công ty cần thành lập phòng Marketing, phòng có trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể sau. Nghiên cứu thị trường thủy sản Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một thị trường thuỷ sản giàu tiềm năng nhưng rất rộng lớn, tiềm tàng những vấn đề phức tạp và thách thức. Công ty không thể thành công trên thị trường Hoa Kỳ nếu không nghiên cứu những đặc điểm của thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản, hệ thống phân phối, các hệ thống hàng rào phi thuế quan với những chi tiết về danh mục hàng hoá hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, những rào cản khắc nghiệt về vệ sinh an toàn thực phẩm của FDA đối với hàng thủy sản, các điều luật bồi thường chống bán phá giá, các quy định về nhón mỏc, thương hiệu của Hoa Kỳ. Do vậy, việc nghiên cứu những khía cạnh sau đây của thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ là hết sức cần thiết. Nghiên cứu xu hướng vận động của nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản của người dân Hoa Kỳ, những xu thế phát triển hiện tại và trong tương lai của tình hình ngoại thương thuỷ sản Hoa Kỳ. Điều này sẽ giúp công ty có những quyết định đầu tư sản xuất những mặt hàng mà thị trường Hoa Kỳ cần, phát hiện ra những phân đoạn thị trường chưa được phủ đầy, từ đó có biện pháp tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu. Xu thế mới trong nhu cầu thuỷ sản của người Mỹ là hướng mạnh về những sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tăng cao và ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thuỷ sản sinh thái. Nghiên cứu hệ thống phân phối thuỷ sản phức tạp trên thị trường Hoa Kỳ. Nghiên cứu cỏc kờnh đưa hàng trực tiếp vào siêu thị, cỏc kờnh đưa hàng gián tiếp qua các trung gian thương mại. Nghiên cứu tâm lý khách hàng là một trong những khâu rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của sản phẩm thuỷ sản trên thị trường Hoa Kỳ. Những khách hàng Hoa Kỳ thuộc típ những người cá nhân chủ nghĩa, rất quan tâm đến giá cả nhưng với họ giá cả phải đi đôi với chất lượng ngoại hạng, họ coi trọng vấn đề uy tín và cực kỳ nhạy cảm với các vấn đề an toàn vệ sinh dịch tế. Cần đặc biệt giải quyết vấn đề thiếu hiểu biết về pháp luật thương mại và kinh doanh đối với mặt hàng thuỷ sản của Hoa Kỳ. Hệ thống pháp luật Hoa kỳ là hết sức chồng chéo và đa dạng, thậm chí luật này có những điểm ngược với luật kia mà không ai trong chính giới hay các luật sư Hoa Kỳ muốn đơn giản hóa nó. Ở Hoa Kỳ, việc được thông qua một đạo luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho một ngành công nghiệp nội địa nào đó không đến nỗi quá khó khăn. Hoa Kỳ sở hữu hệ thống luật chống bán phá giá mạnh nhất trên thế giới, với những điều khoản đôi khi đi ngược lại tinh thần tự do hoá thương mại, ví dụ như các doanh nghiệp đi kiện bán phá giá sẽ được chính phủ bồi thường thiệt hại trích từ khoản thuế chống bán phá giá mà chính phủ áp đặt lên nước bán phá giá. Nhanh chóng thích nghi với văn hoá kinh doanh của người Hoa Kỳ. Văn hoá kinh doanh của người Hoa Kỳ khác rất xa văn hoá của người Việt. Việc lobby (hay còn gọi là vận động hành lang của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đệ trình chính phủ thông qua một đạo luật mới) được công nhận, quan hệ công chúng và truyền thông ảnh hưởng rất rộng lớn đến chính trường. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi làm ăn với đối tác nước ngoài luụn cú luật sư đại diện cho mình soạn thảo các hợp đồng, chứng từ và văn bản. Trong khi đó chúng ta còn rất xa lạ với nét văn hoá kinh doanh hiện đại này. Chính vì thế nếu không nghiên cứu pháp luật Hoa Kỳ và văn hoá kinh doanh của người Hoa Kỳ, các tranh chấp tiềm tàng rất dễ xảy ra. Việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu những nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Hoa kỳ, khám phá những phương pháp tiếp cận thị trường nhanh chóng và có hiệu quả thông qua việc nghiên cứu tại chỗ và các chuyến đi thực tế. Tham gia vào các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thủy sản được tổ chức định kỳ tại Hoa Kỳ như hội chợ Boston, hội chợ thủy sản California hay hội chợ thủy sản bờ Tây được tổ chức tại Los Angeles để giới thiệu về doanh nghiệp, quảng bá và xúc tiến bán hàng, gặp gỡ người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, thu thập các thông tin bổ ích về thị trường Hoa Kỳ, xu hướng tiêu dùng, các vấn đề an toàn vệ sinh, công nghệ nuôi, sản phẩm mới. Tuy nhiên, do chi phí tham gia hội chợ ở Hoa Kỳ khỏ nờn công ty cần nghiên cứu lựa chọn đúng hội chợ để tham gia. Ngoài ra, công ty cũng có thể phối hợp cùng nhau tham gia hội chợ để giảm bớt chi phí. Xây dựng một quỹ riêng chỉ phục vụ cho mục đích quảng cáo, tổ chức các chiến dịch tiếp thị, quảng bá sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ vì ở Hoa Kỳ những chi phí này là tương đối cao Thành lập văn phòng đại diện, đại lý bán hàng tại Hoa Kỳ để thuận tiện cho việc tiếp cận, liên lạc và giới thiệu sản phẩm với các siêu thị, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Từng bước xây dựng và củng cố các quan hệ làm ăn với các đối tác này. Phát triển thương mại điện tử trong hoạt động Marketing, mặc dù công ty xây dựng các trang web riêng. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức nờn cỏc trang web này vẫn còn nghèo nàn về nội dung và không được cập nhật thường xuyên. Công ty cần phải giới thiệu sản phẩm của mình thông qua việc thiết kế các trang web và phỏt trờn cỏc mạng Internet lớn của Hoa Kỳ ngay trên đất Hoa Kỳ. Vì như vậy các đối tác Hoa Kỳ có thể truy cập nhanh chóng được và có thể cạnh tranh được với các nguồn hàng xuất khẩu từ các nước khác. 3.3.2 Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản của người Hoa Kỳ là rất lớn và đa dạng. Tuy nhiên, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty sang Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm tôm và cá sơ chế hoặc đông lạnh. Thị trường Hoa kỳ lại là một thị trường có tính cạnh tranh gay gắt, vì vậy, để duy trì được vị trí của mỡnh trờn thị trường này, công ty không thể chỉ dựa vào các mặt hàng truyền thống mà phải luôn luôn đổi mới, đa dạng hoỏ cỏc mặt hàng hàng loạt các loài thủy sản khác như ếch, cá lóc, cá trê, cá rô phi cũng được đưa vào cơ cấu sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thủy sản ngày càng tăng của người tiêu dùng, để có thể cung cấp những sản phẩm thị trường Hoa Kỳ cần chứ không chỉ dừng lại ở những sản phẩm công ty có. Giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu, sơ chế trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, thay vào đó là các mặt hàng đã qua chế biến, hàng tươi sống hay đồ hộp thủy sản, những sản phẩm có giá trị cao như surimi, tôm bao bột, bỏnh nhõn tụm, cỏc loại tôm, cá tươi, cá đóng hộp, hay các loại hàng khô ăn liền như ruốc tôm, mực, tụm, cỏ tẩm gia vị Bên cạnh các sản phẩm các sản phẩm thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu ăn uống, công ty quõn tõm đến các sản phẩm thủy sản phi thực phẩm bao gồm: ngọc trai, agar, cá cảnh Để có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm mới, phù hợp thị hiếu tiêu dùng thì việc nghiên cứu thị trường, việc thiết lập hệ thống thông tin phản ánh một cách nhanh nhất sự thay đổi nhu cầu của khách hàng là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, để có thể xây dựng được mạng lưới thông tin này, công ty cần có sự liên kết, hỗ trợ, khai thác thông tin của các công ty bán lẻ trên thị trường Hoa Kỳ. Sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, để giỳp cỏc nhà kinh doanh thu thập, dự báo thông tin về thị trường nhanh chóng và có độ chính xác cao. Thông qua những hoạt động hỗ trợ của chính phủ và của các trung tâm tư vấn, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin cũng như cung cấp, phản hồi những thông tin của doanh nghiệp cũng như những bất cập để cùng tháo gỡ. Để có thể đa dạng hóa mặt hàng thủy sản và cú thờm mặt hàng mới, công ty có thể giúp người nuôi trồng đầu tư, hỗ trợ cho việc đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản nuôi trồng mới, nhất là ưu tiên cho các mặt hàng đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Bên cạng đó có thể hỗ trợ kinh phí để triển khai mô hình nuôi cá mặt nước lớn mà trước hết là cá bớp đang có, đồng thời quy hoạch nâng diện tích nuôi trồng các đặc sản có giá trị kinh tế cao như ngọc trai, tôm hùm lồng, cua ghẹ. Vấn đề chế biến sản phẩm giá trị gia tăng và cú thờm nhiều mặt hàng công ty tiếp tục đầu tư hệ thống băng chuyền chế biến hiện đại, dây chuyền công nghệ để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao tự động từ khâu ra thịt phi lê, tẩm bột, chiên, làm nguội và cấp đông. Mặt hàng cá sẽ được chế biến thành nhiều sản phẩm như: tẩm bột chiên, tẩm bột xù, chả tẩm bột chiên, phi lê tẩm bột, các sản phẩm đóng hộp như ghẹ, cá ngừ, bạch tuộc, tụm,… Tuy nhiên, một cách nữa nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu đó là công ty xuất những sản phẩm tươi sống bằng cách nâng cao hệ thống bảo quản và vận chuyển nhanh hơn, khách hàng nước ngoài trả tiền cho những sản phẩm này với giá trị cao hơn. Bên cạnh việc đầu tư cho dây chuyền, máy móc, công nghệ hiện đại để có những sản phẩm giá trị gia tăng cao còn cần phải có nguồn nhân lực, trình độ quản lý của các doanh nhân. Việc đầu tư cho những sản phẩm có giá trị gia tăng cao là điều cần thiết để tận dụng những cơ hội từ thị trường mới, nhưng điều quan trọng là công ty phải biết rõ nhu cầu của thị trường, sự gia tăng của những sản phẩm này về lâu về dài chứ không phải thấy người ta ra sản phẩm mới, mình cũng có những sản phẩm cùng loại. 3.3.3 Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế Hoa Kỳ là một thị trường thuộc loại khó tính nhất thế giới trong việc nhập khẩu hàng thuỷ sản. Chất lượng là yếu tố hàng đầu trên thị trường Hoa Kỳ. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là điều kiện sống còn để hàng thuỷ sản có thể thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy, công ty phải bảo đảm nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản theo yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ. Muốn vậy, công ty phải chú ý đến các vấn đề sau. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Cần khẳng định rằng chất lượng, giá cả hàng hoá và trình độ tiếp thị là những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản. Trong những năm tới, để đảm bảo hàng hoá đủ chất lượng xuất khẩu cần thực hiện đồng bộ các biện pháp. Nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến. Công ty nên xây dựng cho mình một nguồn nguyên liệu ổn định bằng cách ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống. Cần có những hoạt động để phổ biến kỹ thuật xử lý, bảo quản nguyên liệu sau thu thu hoạch đối với ngư dân. Đây là biện pháp tốt nhất để công ty có thể chủ động được nguyên liệu, có thể kiểm soát được chất lượng của nguồn nguyên liệu bởi chất lượng nguyên liệu là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cần giải quyết dứt điểm và quyết liệt vấn đề dư lượng kháng sinh và tạp chất trong các lô hàng thuỷ sản Cần quan tâm hơn nữa đến cỏc khõu đóng gói, bao bì, nhón mỏc, tránh tình trạng hàng thuỷ sản được tiêu thụ trong các siêu thị Hoa Kỳ không có nhãn mác hoặc ghi nhãn nhầm gây mất lòng tin ở khách hàng như việc một số lô hàng cá tra lại được “khoỏc ỏo” cỏ basa. Đầu tư thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ. Áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Kịp thời đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, cơ sở sản xuất, đổi mới trang thiết bị và công nghệ đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với nguồn vốn do công ty tự trang trải hoặc có thể đề nghị nhà nước hỗ trợ một phần. Cần nâng cao tỷ trọng hàng chế biến. Hàng thuỷ sản chế biến xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nếu tăng được tỷ trọng thì chẳng những thu được nhiều ngoại tệ hơn, sử dụng nhân công rẻ, khai thác lợi thế về thuế nhập khẩu mà còn cho phép bảo quản chất lượng tốt hơn, hạ giá thành sản phẩm. Thực hiện tốt chương trình hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn( HACCP) để đảm bảo chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu. Đối với thị trường Hoa kỳ, HACCP là yêu cầu pháp lý mà nhà xuất khẩu phải kiểm tra trước khi xuất hàng. Các nhà xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm trước Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nếu không tuân thủ quy định. Vì vậy, nhiều nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đặt điều kiện chỉ thanh toán tiền hàng sau khi FDA cho phép nhập khẩu. Những điều trên cho thấy, hiểu biết rõ HACCP và thực hiện, kiểm soát tốt việc lưu trữ hồ sơ chương trình này sẽ là yếu tố quan trọng để tạo lòng tin với các nhà nhập khẩu Mỹ, tránh tình trạng các lô hàng kém phẩm chất bị FDA cảnh báo, trả lại hay tiêu hủy. Để làm được điều này, công ty cần phải: Tổ chức các đoàn cán bộ đi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để xem xét và đánh giá công tác thực hiện HACCP hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác như GMP, SSOP của công ty. Dựa vào kết quả kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra có thể yêu cầu công ty duy trì thực hiện tốt HACCP, GMP, SSOP hoặc đưa ra các hành động sửa chữa, cập nhật kịp thời, phù hợp với đặc tính của sản phẩm hay dây chuyền sản xuất hiện tại công ty tránh tình trạng công ty đạt được giấy chứng nhận HACCP rồi thì coi như là đó cú “giấy chứng nhận xuất khẩu sang Hoa Kỳ”, lơi lỏng việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm Tiến hành kiểm tra cuối cùng đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ chặt chẽ hơn, đảm bảo không xuất sang Hoa Kỳ những lô hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng như: dư lượng kháng sinh quá mức cho phép, có nhiều tạp chất lẫn trong hàng thủy sản xuất khẩu. 3.3.4 Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty Thị trường Hoa Kỳ có rất nhiều yêu cầu luật pháp cần phải đặc biệt nghiên cứu, trong đó có vấn đề sở hữu công nghiệp và đăng ký bản quyền, cũng như vấn đề bảo hộ thương hiệu. Các quy định này rất phức tạp. Bên cạnh đó, tại thị trường Hoa Kỳ, ngoài các công ty Hoa Kỳ phần lớn là những nhà kinh doanh đứng đắn thì cũng không thiếu những công ty lừa đảo, đánh cắp thương hiệu với mục đích trục lợi cá nhân. Nhãn hiệu hàng hoá hay nhãn hiệu thương mại là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để có thể hội nhập vào nền thương mại thế giới. Đối với thị trường Hoa Kỳ, có nhãn hiệu vẫn chưa đủ mà đó phải là nhãn hiệu nổi tiếng thì mới có giá trị thương mại. Đú chớnh là lý do giải thích tại sao trong các hiệp định thương mại song phương mà Mỹ ký kết với các nước thì nhãn hiệu hàng hoỏ luụn là một chương quan trọng của hiệp định. Đối với sản phẩm thuỷ sản của công ty, tuy đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhưng chỉ tiếp cận với nhà nhập khẩu. Hàng bán lẻ chưa đến tay người tiêu dùng. Có một kinh nghiệm quý báu trong thời gian vừa qua đó là trường hợp xuất khẩu cá basa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Mặt hàng cá basa Việt Nam nhanh chóng chiếm thị phần lớn ở Hoa Kỳ, nhưng khi bị các tập đoàn cạnh tranh phản công, vận động hành lang khiến Quốc hội Hoa Kỳ ra quyết định cấm nhập cá basa Việt Nam thì ngay lập tức bị điêu đứng và đến khi Bộ thương mại Hoa kỳ ra quyết định đánh thuế cao hơn đối với mặt hàng cá tra và cá basa của ta thì khả năng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó cũng nói lên rằng, công ty muốn xuất khẩu thành công sang Mỹ thì phải hiểu luật chơi của Mỹ. Để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của công ty tại Hoa Kỳ, công ty cần đăng ký với Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) dưới hình thức đăng ký điện tử hoặc đăng ký văn bản và nộp 355 USD. Xét nghiệm viên của USPTO sẽ xem xét nhãn hiệu đó về tính phân biệt và tra cứu các nhãn hiệu xung đột. Công ty nộp đơn phải giải đáp những câu hỏi của luật sư xét nghiệm trong vòng 6 tháng. Nếu công ty không trả lời, đơn sẽ bị đình chỉ. Nếu không có ý kiến phản đối, nhãn hiệu sẽ được đăng ký. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu đem lại rất nhiều lợi ích: Thứ nhất, thương hiệu giỳp cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Khi có thương hiệu, người tiêu dùng sẽ nhớ đến và sử dụng hàng hoá nhiều lần. Bên cạnh đó, khi tin tưởng vào chất lượng hàng hoá, dịch vụ, những khách hàng đầu tiên này chính là cầu nối giúp sản phẩm đó đến với những người tiêu dùng khác. Thứ hai, thương hiệu giúp hàng hoá của doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bán với giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại chưa có thương hiệu. Thứ ba, thương hiệu giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút được đầu tư. Thứ tư, thương hiệu không chỉ là dấu ấn về hình ảnh của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dùng mà nó cũn phản ánh chất lượng, hiệu quả, tiện ích của loại hàng hoá, dịch vụ đó. Bởi vậy, đối với khách hàng và người tiêu dùng, thương hiệu còn là sự thể hiện và bảo đảm uy tín của doanh nghiệp về hàng hoá và dịch vụ do mình cung cấp. Điều đó cũng có nghĩa là thương hiệu giúp cho doanh nghiệp duy trì được lượng khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm khách hàng chưa từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh Muốn xây dựng nên một thương hiệu uy tín, công ty phải quan tâm đến những công việc từ nhỏ nhất như treo biển hiệu, bao gói, dán nhãn mỏc… và đặc biệt chú trọng đến việc đăng ký bảo hộ, xử lý vi phạm, chống hàng giả hàng nhái. Bên cạnh đó là việc quảng cáo, khuyếch trương thương hiệu, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu. Hiện nay, xu hướng đang phổ biến trong chính sách thương hiệu của nhiều doanh nghiệp sản xuất là liên kết dọc và gia tăng việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoỏ riờng. Cỏc tập đoàn bán lẻ lớn, các siêu thị, cửa hàng tự phục vụ nổi tiếng ngày càng thắt chặt mối quan hệ với các nhà sản xuất với mục đích gắn nhãn hiệu riêng của mỡnh lờn cỏc sản phẩm được tạo ra. Một số tiêu chí để xây dựng một chính sách thương hiệu thành công đối với công ty. Tiếp cận tổng thể. Công ty cần phải tiếp cận vấn đề thương hiệu với một chiến lược tổng thể. Đó là việc phải nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong toàn bộ hoạt động công ty, xây dựng thương hiệu trên cơ sở nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoỏ trờn thị trường trong và ngoài nước, phát triển hệ thống kênh phân phối, quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao. Quảng bá thương hiệu. Quảng bá thương hiệu không chỉ là hoạt động quảng cáo đơn thuần. Bản chất của thương hiệu là uy tín của sản phẩm và dịch vụ, sự bền vững của chất lượng. Có những thương hiệu, dự đó có được uy tín lâu dài cũng sẽ tự đánh mất mình nếu để chất lượng sản phẩm giảm sút. Định vị thương hiệu. Công ty cần phải định vị nhãn hiệu một cách rõ nét trong nhận thức của người tiêu dùng để phát huy tối đa nội lực, tập trung vào các mục tiêu chính, triển khai các kế hoạch hỗ trợ và tạo dựng được hình ảnh đáng nhớ của sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Nên lưu ý rằng việc xây dựng thương hiệu chỉ đạt hiệu quả tối đa, khi đi kèm theo nó là nhiều biện pháp hỗ trợ khác như chương trình khuyến mãi, triển lãm, tài trợ học sinh nghèo hiếu học và đặc biệt là việc xây dựng quỹ khuyến học nên có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người mua. Triết lý thương hiệu. Khi xây dựng thương hiệu, công ty cần lồng vào đó một triết lý phản ánh được tiêu chí của công ty, mà còn mang đậm tính nhân văn để tạo niềm tin với khách hàng về giá trị thương hiệu. Những tiêu chí trên sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra mối liên kết thương hiệu bền vững trong tâm thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch quảng cáo dài hạn cũng như các hoạt động tiếp thị sáng tạo và mới lạ. Đú chớnh là yếu tố quan trọng để thương hiệu không rơi vào tình trạng “chết yểu”. Có thể khẳng định, thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình 3.3.5 Mở rộng hình thức xuất khẩu trực Thực trạng cho thấy, Công ty xuất khẩu thủy sản theo giá FOB sang thị trường Hoa Kỳ, cho nên toàn bộ việc giao hàng cho khách hàng là tại Việt Nam, toàn bộ hoạt động phân phối bán hàng ở thị trường Hoa Kỳ là do đối tác nắm giữ. Xuất khẩu thuần tuý như vậy về lâu dài khó duy trì và phát triển được một cách bền vững. Cần phải hoàn thiện phương thức xuất khẩu theo hướng từng bước tiến tới xuất khẩu trực tiếp, phân phối trực tiếp tại thị trường Hoa Kỳ. Công ty cũng cần có kế hoạch mở rộng hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Thông qua các cửa hàng này, khả năng thâm nhập thị trường và uy tín của công ty, của hàng hóa xuất khẩu được tăng lên. Khách hàng nước ngoài có thể xem xét hàng hoá của công ty ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Khi họ đến Việt Nam, nếu những sản phẩm của công ty gây được ấn tượng tốt cho họ thì khi về nước, họ sẽ trở thành người tiêu dùng thường xuyên sản phẩm thủy sản của công ty, đồng thời họ có thể còn giới thiệu những sản phẩm đó cho bạn bè, người thân tiêu dùng. Do đó, lượng khách hàng sẽ tăng lên đáng kể, thị phần của công ty trên thị trường Hoa Kỳ nhờ đó cũng sẽ tăng lên theo. Để có thể mở rộng mạng lưới tiêu thụ ở Hoa Kỳ, thông qua vụ thương mại và hiệp hội những người Việt Nam ở Hoa Kỳ, công ty có thể tận dụng lực lượng Việt kiều tại Hoa Kỳ. Hiện nay, số lượng bà con sống và làm việc ở Hoa Kỳ khá đông đảo. Với trình độ khoa học cao do được tiếp xúc với nền khoa học hiện đại cộng với sự am hiểu về luật pháp Hoa kỳ thỡ đõy sẽ là một nguồn lực đáng kể cho công ty thu hút và tận dụng trong việc hợp tác kinh doanh hoặc sử dụng làm môi giới, trung gian với các đối tác Hoa Kỳ. Đồng thời, với lực lượng Việt kiều cũng chính là một thị trường tiêu thụ tiêu thụ đáng kể hàng hoá của công ty xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ và qua đó, gián tiếp quảng bá hàng thuỷ sản của công ty. Như vậy, lực lượng Việt kiều ở Hoa Kỳ đang và sẽ trở thành những đối tác quan trọng của công ty, công ty muốn xuất khẩu hàng thuỷ sản của mình sang Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu mới xâm nhập thị trường. Do đó, để phát huy vai trò của lực lượng này, công ty cần chủ động tìm kiếm, hợp tác đồng thời phải có đối sách phù hợp để ưu đãi kêu gọi và tạo điều kiện cho họ hợp tác, kinh doanh, quay về đóng góp phục vụ quê hương. Bên cạnh đấy, công ty cũng cần phải xây dựng mối quan hệ với các nhà phân phối ở Hoa Kỳ như các siêu thị lớn, thiết lập các mối quan hệ làm ăn với các công ty chuyên doanh thực phẩm và phân phối thủy sản Hoa Kỳ. Công ty tiếp cận với các nhà chế biến thủy sản của Hoa Kỳ, các nhà hàng, cửa hàng tổng hợp, các hãng tàu buụn, cỏc chợ cá vì nếu nắm chắc được mạng lưới phân phối hàng và có mối quan hệ tốt với nhà phân phối sẽ là ưu thế quan trọng. Điều này có hiệu quả không kém so với việc thành lập văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ vì nếu làm ăn tốt thỡ chớnh bạn hàng, nhà phân phối Hoa Kỳ sẽ là những chân rết tốt nhất cho công ty khi thâm nhập thi trường rộng lớn này. Đặc biệt, nếu có điều kiện công ty thiết lập văn phòng đại diện hay đại lý bán hàng tại thị trường Hoa Kỳ để phân phối hàng trực tiếp được đến tay người tiêu dùng Vì vậy, trong tương lai, để tạo cơ sở cho việc mở rộng phương thức xuất khẩu thủy sản trực tiếp sang thị trường Hoa Kỳ, công ty cần phải chuyển bị kỹ lưỡng về vốn, các cơ sở vật chất thông tin cũng như trình độ chuyờn môm của nhân sự. Nếu làm được điều này, kim ngạch xuất khẩu của công ty sẽ tăng hơn nữa do giảm bớt được các chi phí, tăng hiệu quả xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh và thêm vào đó là quảng bá được các sản phẩm thủy sản của công ty thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, đòi hỏi công ty phải nghiên cứu và nắm vững hệ thống phân phối hàng thuỷ sản trên thị trường Hoa Kỳ, học tập kinh nghiệm của các nước xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, cần có sự tài trợ một phần của Nhà nước, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản xây dựng hoặc thuê mướn lâu dài kho bãi ở thị trường Hoa Kỳ để tổ chức tham gia bán buôn. 3.3.6 Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ Các liên kết ngang, liên kết dọc trong ngành thủy sản thời gian vừa qua đã cho thấy tầm quan trọng của nó trong việc thâm nhập một thị trường chung. Đối với một thị trường rộng lớn và phức tạp như thị trường Hoa Kỳ, thì việc mỗi doanh nghiệp tự xây dựng cho mình một chiến lược tiếp cận riêng là không khôn ngoan. Có vô vàn thách thức trong việc xây dựng một chiến lược tiếp cận thị trường riêng rẽ cho mỗi doanh nghiệp trên thị trường thuỷ sản Mỹ như: Doanh nghiệp không có định hướng thâm nhập thị trường rõ ràng Doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính để tiến hành hoạt động marketing và xúc tiến thương mại Các nguồn lực của doanh nghiệp bị dàn trải quá nhiều cho hoạt động nghiên cứu thị trường dẫn đến hiệu quả thấp Đi ngược lại xu hướng phát triển của thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ (Thị trường Hoa Kỳ hướng tới việc mua bán tập trung, tẩy chay tình trạng mạnh ai nấy làm) Dễ dàng bị khuất phục trước áp lực cạnh tranh gay gắt Đơn thương độc mã trong các tranh chấp thương mại Do đó để tăng cường khả năng cạnh tranh của mỡnh trờn thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải liên kết lại với nhau bởi vì: Các đối tác Hoa Kỳ thường có những đơn đặt hàng với số lượng nhưng lại đòi hỏi phải giao hàng trong thời hạn ngắn. Nếu chỉ một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì khó có thể đảm bảo được các yêu cầu của đơn đặt hàng này nhưng nếu các doanh nghiệp liên kết với nhau trong việc thu mua nguyên liệu và chế biến, tạo nguồn hàng xuất khẩu thì hoàn toàn có thể đảm bảo giao hàng đúng hạn và đủ số lượng. Phối hợp với nhau cùng tham gia các hội chợ, tổ chức các chiến dịch khuyến mại, quảng bá sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn bởi vì các chi phí này trên thị trường Hoa Kỳ là khá cao. Trên thị trường Hoa Kỳ, ngoài những đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan thỡ cỏc nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng phải cạnh tranh ngay với các nhà sản xuất thủy sản Hoa Kỳ vì như chúng ta đã biết, Hoa kỳ cũng là một trong những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Mà các nhà sản xuất thủy sản Hoa Kỳ lại thường liên kết thành các liên minh, hiệp hội như Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo, liờn minh tôm miền Nam hay Hiệp hội tôm Luisiana để tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, kể cả những doanh nghiệp quốc doanh lớn cũng khó lòng cạnh tranh với các hiệp hội và liên minh này. Trong thực tiễn xuất khẩu hàng thủy sản sang Hoa Kỳ, có những vấn đề phát sinh vượt khỏi khuôn khổ của từng doanh nghiệp. Để xử lý các vấn đề này cần sự liên kết của cộng đồng các doanh nghiệp với cơ quan quản lý của nhà nước ở các cấp. Những minh ví dụ cụ thể cho trường hợp này có thể kể đến là vấn đề phát triển thị trường chung, việc thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng để bảo vệ uy tín sản phẩm, thống nhất giá bán giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm và đặc biệt là vấn đề tranh chấp thương mại như trường hợp vụ kiện cá tra, basa Việt Nam vừa qua và vụ kiện tôm sắp tới. Hiện nay, Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP là nơi hội tụ của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiệp hội đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ, việc giúp đỡ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, việc giải quyết các khó khăn trong vụ kiện cá tra và basa vừa rồi đồng thời Hiệp hội cũng đang chủ động phối hợp với Hiệp hội nghề cá của các nước cũng đang bị Hoa Kỳ kiện trong vụ bỏn phỏ tụm để đấu tranh chống lại việc áp đặt các hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ. Thực tế cho thấy, Hiệp hội là hình thức tổ chức phù hợp để hỗ trợ, liên kết và xây dựng tinh thần cộng đồng của các doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu. Vì vậy, trong thời gian tới, Hiệp hội cần tích cực phát huy vai trò của mình. 3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Hiện nay, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ít được người tiêu dùng biết đến chủ yếu là vì hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của chúng ta còn yếu kém. Mặc dù thương vụ Việt Nam ở Hoa Kỳ, Cục xúc tiến thương mại đã được thành lập và đi vào hoạt động khỏ lõu nhưng hoạt động của các cơ quan này trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội làm ăn, quảng bá sản phẩm còn rất hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, ngoài chức năng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu, Bộ Thủy sản cần phối hợp chặt chẽ với Bộ thương mại, Cục xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả hơn thông qua việc. Cung cấp nhiều hơn các loại hình dịch vụ với mức phí ưu đãi, cung cấp các thông tin về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng thủy sản của người Hoa Kỳ, hướng dẫn tham gia các hội chợ thủy sản, tổ chức các chiến dịch quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ. Thậm chí, trợ giúp đào tạo kỹ thuật cho các cán bộ thị trường của công ty. Làm cầu nối giỳp cỏc công ty thủy sản Việt Nam tiếp cận trực tiếp với thị trường thủy sản Hoa Kỳ thông qua việc tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp đi thực tế tại thị trường Hoa Kỳ để tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng hay học hỏi các kinh nghiệm trong việc nuôi trồng, chế biến thủy sản của Hoa Kỳ. Phổ biến tới các doanh nghiệp những văn bản hay những quy định mới nhất của thị trường Hoa Kỳ về việc nhập khẩu thủy sản. Ngoài các cơ quan trên, từ khi Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra đời (năm 1998), Hiệp hội đã rất tích cực phối hợp với Bộ Thủy sản khai thác và cung cấp thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, giới thiệu cơ hội tìm đối tác, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Trong những năm tới, Hiệp hội VASEP cần tiếp tục phát huy tốt vai trò của mình trong việc thu thập, xử lý, dự báo tình hình và cập nhật thông tin pháp luật cho các doanh nghiệp hội viên, góp phần giải quyết tình trạng thiếu thông tin của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, Hiệp hội cần giúp đỡ thờm cỏc doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ thủy sản lớn của Hoa Kỳ như hội chợ Boston hay tổ chức các hội chợ thủy sản quốc tế ngay tại Việt Nam, tổ chức các hoạt động tuyên truyền trờn cỏc phương tiện thông tin trong nước và các tạp chí ở nước ngoài, bước đầu đưa thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu thủy sản. Hoạt động ngoại giao mang tính chính trị giữa hai quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cụ thể là từ sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được ký kết và chính thức đi vào hiệu lực, lượng hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng mạnh, từ đó Hoa Kỳ cũng trở thành bạn hàng nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy, các nhà ngoại giao Việt Nam cần phải duy trì và mở rộng các quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, đồng thời xúc tiến thực thi Hiệp định thương mại có hiệu quả nhằm tạo thêm nhiều cơ hội làm ăn với các đối tác Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng bên cạnh việc tăng cường hoạt động ngoại giao, Chính phủ Việt Nam, Bộ Thủy sản và hiệp hội VASEP cũng cần đứng ra đấu tranh với chính phủ Hoa Kỳ về việc sử dụng các hàng rào phi thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản của hai nước, tránh những vụ tranh chấp thương mại như vụ kiện cá tra, basa vừa qua. Cuối cùng, để hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường Hoa kỳ thực sự có hiệu quả, Việt Nam cần nhanh chóng thành lập một Cơ quan xúc tiến thương mại quy mô lớn, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu như JETRO của Nhật Bản hay KOTRA của Hàn Quốc. 3.4.2 Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên cả nước nhằm duy trì các nguồn lợi thủy sản Một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay là tình trạng nuôi trồng tự phát và đánh bắt thủy sản vô tổ chức. Điều này đã làm ảnh hưởng không tốt tới nguồn lợi thủy hải sản và gây ra tình trạng lúc thì dư thừa, lúc lại khan hiếm nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Vì vậy, nhà nước cựng cỏc cơ quan ban ngành cần tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản theo hướng: Điều tra nguồn lợi, lập bản đồ phân bố, biến động đàn cá trờn cỏc ngư trường, đầu tư nghiên cứu, phát triển các hoạt động dự báo nguồn lợi. Giảm khai thác vùng gần bờ và tiến đến duy trì ở mức sản lượng gần bờ hàng năm khoảng 700 nghìn tấn, sản lượng khai thác xa bờ cũng đạt khoảng 700 nghìn tấn để giữ mức sản lượng khai thác tối đa là 1,4 triệu tấn. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng hoá sinh học của các đối tượng thuỷ sinh Trang bị cho mỗi tỉnh ven biển 1-2 tàu kiểm ngư để làm nhiệm vụ kiểm tra bảo vệ nguồn lợi, tham gia cứu nạn trên biển. Xây dựng quy hoạch để phát triển công nghiệp nuôi trồng thủy sản từng vùng, từng địa phương bằng cách xác định các đối tượng, công nghệ và quy mô nuôi phù hợp với đặc điểm sinh thái và tiềm năng của từng vùng địa lý, từng vùng mặt nước để đảm bảo năng suất cao và hiệu quả kinh tế lâu dài. Đẩy mạnh nuôi thâm canh và bán thâm canh các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao và thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu lớn như tôm sú, tôm càng xanh, cỏ rụphi, cỏc loài nhuyễn thể và một số loài cá biển khác. 3.4.3 Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Bộ Thuỷ Sản chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các bộ ngành có liên quan trong việc tập trung nghiên cứu công nghệ cao về di truyền, chọn giống, nhân giống, công nghệ sinh học, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ phỏng đoán bài trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các bí quyết công nghệ, công nghệ cao từ các nước phát triển, đầu tư nghiên cứu ứng dụng ccỏc công nghệ mới về nuôi trồng, khai thác và chế biến xuất khẩu Đối với lĩnh vực khai thác Lựa chọn được công nghệ khai thác có hiệu quả, tập trung vào các nghề khai thác cá nổi di cư, cá nổi đại dương, cỏ đỏy, nhuyễn thể ở đụ sõu 20-30 m. các nghề chủ yếu cần quan tâm là lưới kéo đôi hoặc đơn có độ mở cao, lưới vây rỳt chỡ, lưới rờ, cõu cần, câu mực, chụp mực, nghề câu vàng. Nghiên cứu ứng dụng hoặc nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, gồm kỹ thuật sử dụng ánh sáng, chà rạo để tập trung cá trong nghề kéo lưới vây, nghề câu vàng khai thác ở độ sâu và lồng bẫy, lưới kéo cá tầng đáy ở độ sâu 50-200m và một số mẫu lưới khác có hiệu quả, máy thử lưới rê và dây câu. Đối với lĩnh vực nuôi trồng Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới và khu vực vào áp dụng thí điểm rồi chuyển sang diện rộng. Hoàn thiện công nghệ hiện có, đồng thời du nhập công nghệ mới về giống, nuôi, thức ăn, bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với tôm, cá biển và nhuyễn thể. Song song với phát triển công nghệ sản xuất giống của các đối tượng nuôi truyền thống, trước mắt nghiên cứu nhập các đối tượng giống mới để đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng phải được kiểm dịch rất kỹ càng Tăng cường đầu tư đồng bộ để hiện đại hoá hệ thống cơ sở nghiên cứu, nuôi trồng của ngành. Đối với lĩnh vực chế biến Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh và phát triển dịch vụ kho lạnh trong cả nước với công nghệ và thiết bị tiên tiến Nâng cấp chất lượng nguyên liệu hải sản, giảm giá đầu vào bằng cách trang bị hệ thống sơ chế và bảo quản ngay trên tàu Tăng cường các hình thức liên kết ngang và dọc, tạo sự phân công hợp tác giữa nhà chế biến và gắn kết với sản xuất nguyên liệu thông qua việc hình thành các câu lạc bộ sản phẩm để thống nhất từ sản lượng đến các yêu cầu về sản phẩm, kích cỡ từng loại nguyên liệu cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và năng lực nghiên cứu, triển khai của Trung tâm Công nghệ sinh học và công nghệ chế biến thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II để có đủ khả năng nghiên cứu, phát triển sản xuất và tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện đa dạng hoá mặt hàng. 3.4.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu thủy sản Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản phải được Chính phủ và các cơ quan ban ngành quan tâm nhằm đáp ứng cho ngành một lực lượng lai động có đủ năng lực chuyên môn. Không những thế, lực lượng lao động này phải được trang bị cả những kiến thức chuyên môn và ý thức phấn đấu cho một ngành Thủy sản phát triển bền vững, biết bảo vệ nguồn lợi cho quốc gia. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cũng như nhiều ngành khác, ngành Thủy sản đòi hỏi có một đội ngũ lao động biết làm tiếp thị, hiểu biết hệ thống luật pháp, thông lệ buôn bán, biết ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, thâm nhập thành công và duy trì ổn định chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ. Để làm được điều này, Bộ Thủy sản cần thực hiện những nội dung sau: Tăng cường mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing. Quan tâm tổ chức cỏc khoỏ đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và các doanh nghiệp về luật lệ, chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ và thế giới. Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác quốc tế để tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế để đào tạo cán bộ đại học, sau đại học ở các nước có nghề cá phát triển như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan hoặc thuê chuyên gia nước ngoài trực tiếp đến Việt Nam giảng dạy. Đồng thời, tổ chức các chuyến tham quan, tìm hiểu thị trường, học tập kinh nghiệm phát triển của các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực và Hoa Kỳ. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thù lao cho lao động trong ngành trên nguyên tác gắn khối lượng với chất lượng công việc hoàn thành, thực hiện chế độ thưởng, phạt công minh đối với người lao động. Chú ý đến điều kiện vệ sinh, bảo hộ lao động đối với chế biến thủy sản, nhất là với lao động nữ. 3.4.5 Áp dụng các chính sách vốn, tài chính, tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, thủy sản là một trong những mặt hàng của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách vốn, tài chính, tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ: Cho vay vốn tín dụng để đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới nhà xưởng, hệ thống trang thiết bị, cơ sở sản xuất giống, thức ăn, để phát triển sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản với mức thế chấp thấp, lãi suất ưu đãi, thời hạn vay dài. Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu giỳp các doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro trong quá trình xuất khẩu sang Hóa Kỳ, giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn ban đầu khi mới thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Áp dụng mức thuế ưu đãi đối với việc nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến để đổi mới công nghệ, phục vụ nuôi trồng và chế biến xuất khẩu Có chế độ thưởng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp đạt thành tích cao trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và cũng là tạo động lực cho bản thân doanh nghiệp trong việc tăng cường hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ. 3.4.6 Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu Trong khi người Nhật có thể “giỳp” cỏc đối tác xuất khẩu thủy sản Việt Nam bằng cách nhận các sản phẩm chất lượng thấp, không đúng theo quy định của hợp đồng với mức giá thấp hơn thì chỉ rất ít khách hàng Hoa Kỳ làm việc này. Đối với họ, trong công việc làm ăn, các đối tác phải đảm bảo được uy tín của mình, lô hàng sau phải giữ được chất lượng như lô hàng trước, chất lượng của các sản phẩm trong cùng một lô hàng cũng phải đồng đều như đã quy định trong hợp đồng. Họ có thể giỳp cỏc doanh nghiệp Việt Nam giải quyết sai lầm một hoặc hai lần nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì họ sẽ buộc phải tìm một đối tác khác tin cậy hơn. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, Bộ thủy sản cùng với Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản Việt Nam NAFIQUACEN và các cơ quan liên quan cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu theo hướng: Tiếp tục triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng HACCP, đảm bảo an toàn vệ sinh từ ao nuôi đến bàn ăn. Triển khai đồng bộ các quy định, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có quy định cỏc hoỏ chất và chế phẩm sinh học được sử dụng hay cấm sử dụng, có chế tài xử lý vi phạm khi sử dụng các thuốc, hoá chất bị cấm. Phối hợp các cơ quan chính phủ quản lý kháng sinh từ gốc nhập khẩu, không để nhập khẩu, buôn bán tràn lan Tổ chức các đoàn cán bộ đi kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để xem xét và đánh giá công tác thực hiện HACCP hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác như GMP, SSOP...của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra có thể yêu cầu các doanh nghiệp duy trì thực hiện tốt HACCP, GMP, SSOP... hoặc đưa ra các hành động sửa chữa, cập nhật kịp thời, phù hợp với đặc tính của sản phẩm hay dây chuyền sản xuất hiện tại của doanh nghiệp, tránh tình trạng các doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận HACCP rồi thì coi như là đó cú “giấy chứng nhận xuất khẩu sang Hoa Kỳ”, lơi lỏng việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với các doanh nghiệp đó cú chứng nhận HACCP mà không duy trì được các quy định này, đoàn kiểm tra có thể áp dụng hình thức cảnh cáo và nếu tiếp tục cố tình vi phạm thì tước giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng đó. Tiến hành kiểm tra cuối cùng đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ chặt chẽ hơn, đảm bảo không xuất sang Hoa Kỳ những lô hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng như: dư lượng kháng sinh quá mức cho phép, có nhiều tạp chất lẫn trong hàng thủy sản xuất khẩu Đầu tư đổi mới trang bị kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản Việt Nam NAFIQUACEN để đảm bảo công tác kiểm tra của trung tâm từ trung ương tới các địa phương. KẾT LUẬN Việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện và khách quan những tiềm năng và thách thức của thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ, khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam, đòi hỏi sự thận trọng và bản lĩnh trong đường lối chính sách, sự đồng bộ trong nỗ lực, cách suy nghĩ, cách làm của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp. Hy vọng rằng trên cơ sở những thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua, công ty sẽ tiếp tục đa dạng hoỏ cỏc sản phẩm cho phù hợp với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng hàm lượng chất xám của sản phẩm, tăng cường tiếp thị để vươn lên chiếm lĩnh thị trường đối với các mặt hàng thủy sản có nhiều tiềm năng. Điều cuối cùng là phải nâng cao được hiệu quả của xuất khẩu thuỷ sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung. Đây là một đề tài rộng lớn và hàm chứa nhiều vấn đề cơ sở lý luận phức tạp, vì vậy luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót cũng như chưa thể bao quát hết mọi khía cạnh trong chủ đích của tác giả. Tuy vậy, tác giả mong rằng, những phân tích đánh giá và đề xuất phương hướng giải pháp của đề tài hy vọng sẽ góp một phần nào đó vào nỗ lực của công ty trong việc tìm ra những phương án tiếp cận mới mẻ và hiệu quả thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ, khắc phục những hạn chế để vươn lên chiếm lĩnh thị trường này trong giai đoạn sắp tới. Tác giả một lần nữa bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Trần Việt Lõm vỡ những đóng góp, hướng dẫn hết sức quý báu trong quá trình tác giả hoàn thành bản luận văn này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ thương mại, trung tâm thương mại Việt Nam (2008), Hướng dẫn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, NXB Thống Kê, Hà Nội. 2. Bộ Thủy sản (2008), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2009 của ngành thủy sản, Hà Nội. 3. Bộ Thủy sản (2008), Báo cáo sơ kết thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm và biện pháp hoàn thành nhiệm vụ năm 2008 của ngành Thủy sản, Hà Nội. 4. Bộ Thủy sản (2008), Chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời kỳ 2010-2015, Hà Nội. 5. Bộ Thủy sản (2007), Ngành Thuỷ sản với việc Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội. 6. Bộ Thủy sản (2008), Tóm tắt dự thảo Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế – xã hội ngành Thuỷ sản thời kỳ 2010-2015, Hà Nội. 7. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008. 8. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 9. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 10. Hiệp hội các nhà chế biến (2008), Báo cáo hội thảo thị trường thủy sản thế giới 2008, Hà Nội. 11. Luật gia Đinh Tích Linh (2005), Doanh nghiệp cần biết khi quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, NXB Thống Kê, Hà Nội. 12.Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2001), Quản trị kinh doanh tổng hợp, NXB Thống kê, Hà Nội. 13.Trung tâm kiểm tra chất lượng vệ sinh thủy sản Việt Nam (2008), Về chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2008, Hà Nội. 14. Các trang web: - vasep.com.vn (Trang web chính thức của VASEP) - ( Trang web của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) - (Trang web của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ) - (Trang web của Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ) - (Trang web về sản phảm tôm) - (Trang web về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam) - ( Trang web của Cục Bảo vệ đời sống hoang Dã và cá) PHỤ LỤC 1: PHÂN BIỆT SSOP, GMP VÀ HACCP TT Tiêu chí GMP SSOP HACCP 1. Đối tượng kiểm soát Điều kiện sản xuất Điều kiện sản xuất Các điểm kiểm soát tới hạn (trọng yếu) 2. Mục tiêu kiểm soát - Điểm kiểm soát - Quy định các yêu cầu vệ sinh chung và biện pháp ngăn ngừa các yếu tố ô nhiễm vào thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém. -Điểm kiểm soát - Là các quy phạm vệ sinh dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP. - Điểm kiểm soát tới hạn - Là các quy định để kiểm soát các mối nguy tại các điểm kiểm soát tới hạn. 3. Đặc điểm Đầu tư vật chất Đầu tư vật chất Đầu tư năng lực quản lý. 4. Tính pháp lý Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc với thực phẩm nguy cơ cao. 5. Thời gian Trước HACCP Trước HACCP Sau hoặc đồng thời với GMP và SSOP. 6. Bản chất vấn đề Quy phạm sản xuất Quy phạm vệ sinh Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO VỆ SINH ĐỊNH KỲ STT Điều kiện/ nội dung Tần suất Ngày Người thực hiện Nhận xét 1 Vệ sinh nguồn nước 10 ngày/lần - Chà rửa lưới lọc - Chà rửa bể lọc, bẻ chứa 2 Vệ sinh nhà xưởng - Xịt côn trùng trong phân xưởng cuối ngày sản xuất 1 tuần/lần - Chà rửa nền nhà bằng xà bông và nước pha Cholorine 200 ppm (buổi sáng trước ca sản xuất) 1 tuần/lần - Lau kính cửa, quét trần 1 tuần/ lần 3 Vệ sinh nhà vệ sinh công nhân - Xịt diệt côn trùng (buổi tối) 1 tuần /lần - Chà rửa nhà vệ sinh và dụng cụ bằngvà Cholorine 200 (buổi sáng hôm sau) 1 tuần/lần 4 Chà rửa nền nhà, phân xưởng, phòng thay đồ bằng Cholorine 200 ppm 1 tháng /lần 5 Vệ sinh kho bảo quản nguyên liệu 1 tháng /lần 6 Vệ sinh kho bao bì sắp xếp, quét dọn 1/2thỏng/lần 7 Vệ sinh kho thành phẩm 1 thỏng/lần 8 Vệ sinh xung quanh xí nghiệp 1 tuần /lần 9 Kiểm tra hố ga- diệt côn trùng 1/2thỏng/lần QC kiểm tra Trưởng QC Phó giám đốc SX Trưởng QC Phó giám đốc SX PHỤ LỤC 3 : BIỂU MẪU VỆ SINH HÀNG NGÀY Ngày:..... tháng.... năm ….. (Ghi chú : Đạt yêu cầu :"Đ" , không đạt yêu cầu: "K") TT Điều kiện/ nội dung (Đ/K) (Đ/K) (Đ/K) Nhận xét/ hành động sửa chữa 1 Bảo hộ lao động a Đầy đủ b Sạch và trong tình trạng tốt 2 Tình trạng sức khoẻ công nhân Không có dấu hiệu mang bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm 3 Thực hiện vệ sinh a Rửa tay trước khi sản xuất b Móng tay dài, sơn móng tay, đeo nữ trang ... c Khạc nhổ, hút thuốc, đồ ăn trong phân xưởng .... 4 Phòng thay BHLĐ & phòng giặt a Sạch và bảo trì tốt b Sắp xếp ngăn nắp 5 Thiết bị rửa và khử trùng tay a Sạch và bảo trì tốt b Đầy đủ xà bông, khăn lau tay .. c Bồn nhúng ủng: - Đảm bảo nồng độ Cholorine (200 ppm) - Thay nước trước ca sản xuất. 6 Khu vực vệ sinh công nhân a Sạch và bảo trì tốt b Thiết bị rửa và khử trùng tay: đầy đủ và bảo trì tốt QC kiểm tra Quản đốc Trưởng QC Phó giám đốc Quản đốc Trưởng QC Phó giám đốc SX

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 89.doc
Tài liệu liên quan