Giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm bạc Bimêtal tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự

MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới có sự thay đổi rõ nét, từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi diện mạo của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới là điều tất yếu, các doanh nghiệp nước ta phải có sự đổi mới một cách toàn diện hơn cả về lượng và chất. Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội cũng là một thách thức to lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải vượt qua. Không nằm ngoài vòng xoáy của nền kinh tế trong những năm qua Công ty cơ khí Ngô Gia Tự cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau một thời kỳ dài tồn tại dưới cơ chế bao cấp của nhà nước công ty đã gần như một cỗ máy nỗi thời để tạo ra cho mình một dáng vẻ mạnh mẽ trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt và chứa đựng muôn vàn rủi ro. Trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế thị trường thì mục tiêu của các doanh nghiệp đặt ra không phải là tối đa hoá lợi nhuận mà là tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp với mức lợi nhuận hợp lý, điều đó có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp phải có được vị trí vững chắc trên thị trường. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu và thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Với mục tiêu không ngừng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm trong những năm qua Công ty cơ khí Ngô Gia Tự đã đạt được những kết quả đáng khích lệ tuy vậy không trách khỏi những thiếu sót và tồn tại. Sau một thời gian thực tập và trực tiếp làm việc tại công ty em xin có những đánh giá về tình hình thực hiện quản lý giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal của Công ty trong thời gian vừa qua và xin được đưa ra các kiến nghị nhằm hạ giá thành sản xuất sản phẩm Bạc Bimêtal của Công ty. Đề án được chia làm 3 chương. Chương1: Tổng quan về công ty Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự. Chương2: Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal tại Công ty Cơ Khí Ngô Gia Tự . Chương 3. Giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm bạc Bimêtal tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự. Do thời gian thực tập hạn chế và những hiểu biết về thực tế sản xuất sản phẩm Bạc Bimêtal của Công ty còn chưa sâu vì vậy chuyên đề thực hiện không tránh khỏi những sai sót rất mong các cán bộ, công nhân viên trong Công ty cơ khí Ngô Gia Tự và các thầy cô giáo trong khoa góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Thạc sĩ Trần Thị Thạch Liên-Giáo viên khoa Quản Trị Kinh Doanh-đã giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành chuyên đề này. MỞ ĐẦU 4 Chương1: Tổng quan về công ty Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự. 6 1.Tổng quan về công ty. 6 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 6 1.2. Chức năng và nhịêm vụ của công ty. 8 1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. 9 1.4. Môi trường kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. 10 2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 11 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty. 11 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 15 2.3. Những thuận lợi và khó khăn. 20 3. Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới. 22 3.1. Phương hướng sản xuất. 22 3.2.Mục tiêu phấn đấu. 23 3.3.Các dự án đầu tư phát triển và các công trình nghiên cứu. 24 Chương2: Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal tại Công ty Cơ Khí Ngô Gia Tự . 25 1.Cách tính chi phí giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal tại Công ty Cơ Khí Ngô Gia Tự . 25 1.1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu, động lực được công ty quản lý ở các khâu: 26 1.2 Chi phí khấu hao tài sản cố định: 26 1.3 Chi phí thuế vốn nhà nước, vốn lưu động. 28 1.4 Tiền lương và phụ cấp tiền lương. 28 1.5 Chi phí giữa ca: 29 1.6 phí nộp nghĩa vụ. 29 1.7 Quản lý cấp trên. 30 1.8 Chi phí quản lý xí nghiệp bao gồm: 30 1.9 Chi phí hành chính, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. 30 2. Tình hình thực hiện giá thành sản xuất sản phẩm Bạc Bimêtal tại công 31 2.1. Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm của xí nghiệp Bạc Bimêtal trong các năm gần đây. 31 2.2. Đánh giá các mặt đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện giá thành sản phẩm của công ty. 44 3. Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện giảm giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal của Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự. 45 3.1 Những thuận lợi đối với công ty. 45 3.2 Những khó khăn đối với công ty. 46 Chương 3. Giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm bạc Bimêtal tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự. 49 1.Các giải pháp đưa gia nhằm giảm giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal. 49 1.1 Quản lý lao động. 49 1.2 Quản lý tiền lương. 50 1.3 Quản lý vật tư, nguyên vật liệu ( NVL) 51 1.4 Sử dụng hợp lý và tái sử dụng phế liệu phế phẩm. 53 1.5 Đổi mới máy móc trang thiết bị của xí nghiệp. 54 1.6 Nâng cao quản lý công tác kỹ thuật công nghệ- kỹ thuật cơ điện. 56 1.7 Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. 57 1.8 Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch sản xuất và quản lý giá thành sản phẩm. 58 2. Một số kiến nghị với nhà nước và Tổng công ty nhằm hoàn thành công tác hạ giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự . 59 2.1 Một số kiến nghị với Nhà Nước 59 2.2 Một số kiến nghị với cơ quan chủ quản. 61 KẾT LUẬN 62

docx64 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm bạc Bimêtal tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế hoạch tiêu thụ sản phẩm do xí nghiệp xây dựng và được giám đốc phê duyệt. -Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất: Đơn giá tiền lương sản phẩm = định mức lao động*tìên lương cấp bậc. Tiền lương CNSX=tổng (ĐGTL sản phẩm*sản lượng kế hoạch). -Tiền lương phục vụ = 15%tiền lương công nhân sản xuất. -tiền lương gián tiếp = 20%( Tiền lương công nhân sản xuất + tiền lương phục vụ) -Hệ số điều chỉnh: sau khi tính toán tổng tiền lương sản phẩm như trên, Công ty đưa thêm vào hệ số điều chỉnh tiền lương phù hợp với quy định của nhà nước và nghị quyết đại hội công nhân viên chức. -Tổng tiền lương = Tổng tiền lương sản phẩm *1,8. -Các phụ cấp. Phụ cấp chức vụ = 450000*0,5*tháng kế hoạch. Phụ cấp độc hại theo quy chế của công ty. Phụ cấp ca3 =35% lương cấp bậc làm đêm thực tế. -Tổng tiền lương = Tổng tiền lương + phụ cấp. 1.5 Chi phí giữa ca: Chi phí ăn ca cho lao động tham gia sản xuất công tác thường xuyên theo quy định của công ty từng thời kỳ. Thời điểm hiện nay là 10.000đồng/ngày/người. Nếu xí nghiệp chi cao hơn thì được trích từ lợi nhuận của xí nghiệp. 1.6 phí nộp nghĩa vụ. Xí nghiệp trích nộp cho công ty chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định cụ thể là: BHXH: 20% quỹ lương cấp bậc + phụ cấp chức vụ( nếu có) trong đó 15% trích từ giá thành sản phẩm, 5% người lao động đóng góp. BHYT: 3% quỹ lương cấp bậc + phuj cấp chức vụ( nếu có ) trong đó 2% trích từ giá thành sản phẩm, 1% người lao động đóng góp. KPCĐ: 3% quỹ lương thực tế trong đó 2% trích từ giá thành sản phẩm và 1% do đoàn viên công đoàn đóng góp. 1.7 Quản lý cấp trên. Chi phí dùng cho hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành cơ quan, công ty, tổng công ty( theo quy định) Mức chi phí tình theo doanh thu=4% doanh thu. Trong đó 3%cho công ty và 1% cho tổng công ty. 1.8 Chi phí quản lý xí nghiệp bao gồm: -Chi phí tiền lương cho bộ máy quản lý và điều hành xi nghiệp. -Chi phí trang thiết bị văn phòng. -Chi phí thuê mặt bằng tại COMA7: 743.000.000đồng/ năm. Chi phí 1 tháng là 31.000.000đồng. 1.9 Chi phí hành chính, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Chi phí hành chính là chi phí hoa hồng, môi giới, tổ chức hội họp, hội nghị, tiếp tân, khánh tiết…Mức chi phí trong 2 năm đầu không vượt quá 7% trên tổng số chi phí thực tế. Trong các năm sau không vượt quá 5% trên tổng số chi phí thực tế. Chi phí dịch vụ mua ngoài là khoản chi sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài( ưu tiên phân xưởng CĐ-DC thực hiện) tiền nước, điện sinh hoạt, điện thoại, lệ phí cầu phà, bảo hộ lao động… Chi phí khác là chi phí không nằm trong các chi phí được tính ở trên nhưng thực tế phát sinh phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ. Đối với những trường hợp thưởng năng xuất lao động, sáng kiến, sáng chế, cải tiến, tiết kiệm vật tư…xí nghiệp báo cáo công ty. Hội đồng sáng kiến công ty xét duyệt quyết định hoặc uỷ quyền cho hội đồng sáng kiến xí nghiệp thực hiện. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ mới, chế thử sản phẩm mới xí nghiệp tiến hành thực hiện phải báo cáo với công ty xem xét phê duyệt. Chi phí đào tạo, bồi dưỡng năng cao tay nghề, năng lực quản lý xí nghiệp có kế hoạch báo cáo công ty xem xét phê duyệt. 2. Tình hình thực hiện giá thành sản xuất sản phẩm Bạc Bimêtal tại công ty Công ty Cơ Khí Ngô Gia Tự . Trong những năm qua Công ty Cơ Khí Ngô Gia Tự không ngừng phấm đấu nhằm hạ giá thành các sản phẩm của công ty sản xuất ra nhằm mục đích đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng vẫn phải giữ vững và tăng cường lợi nhuận mức cao nhất có thể. Nằm trong Công ty Cơ Khí Ngô Gia Tự thì xí nghiệp Bạc Bimêtal cũng phải không ngừng nghiên cứu các giải pháp nhằm hạ giá thành các sản phẩm của mình, làm sao để có thể cạnh tranh được các sản phẩm của các nhà sản xuất khác sản xuất cùng loại sản phẩm về chất lượng và về giá nhưng vẫn phải giữ được mức lợi nhuận nhất định để vừa có thể đảm bảo được thu nhập cho công ty vừa có thể đảm bảo trả lương cho cán bộ công nhân viên. 2.1. Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm của xí nghiệp Bạc Bimêtal trong các năm gần đây. 2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình thực hiện giá thành sản phẩm của công ty trong các năm từ 2004-2006. Trong quá trình sản xuất các loại sản phẩm của mình thì trong các năm gần đây đặc biệt là 3 năm trở lại đây công ty có những bước phát triển rất mạnh mẽ và công ty đã đầu tư cơ sở vật chất mới nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng hơn và giá thành sản phẩm thấp hơn. Công ty đã đầu tư một dây truyền sản xuất trị giá 4.664.706.168đ và được tính khấu hao trong vòng 8 năm. Bảng 6: Bảng giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal trong các năm 2004-2006 Đơn vị tính: đồng STT Tên sản phẩm 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 1 B7C0 59.234 58.430 57.878 0.9864 0.9906 2 B8C0 60.120 59.293 58.741 0.9862 0.9907 3 B9C0 66.516 64.660 64.108 0.9721 0.9915 4 B7C1 59.985 59.629 59.029 0.9941 0.9899 5 B8C1 61.284 60.484 59.884 0.9869 0.9901 6 B9C1 66.594 66.025 65.425 0.9915 0.9909 7 B7C2 61.059 60.780 60.180 0.9954 0.9901 8 B8C2 62.015 61.628 61.028 0.9938 0.9903 9 B9C2 68.890 67.2 66.742 0.9755 0.9932 10 B2 10.215 9.691 8.996 0.9487 0.9283 11 B2-2 10.562 9.982 9.827 0.9451 0.9845 12 B3 9.896 9.580 9.285 0.9681 0.9692 13 B3-2 10.691 10.470 10.165 0.9793 0.9709 14 B4 9.346 8.799 8.639 0.9415 0.9818 15 B5 12.520 12.291 11.767 0.9817 0.9574 16 B5-2 14.376 14.089 13.746 0.9800 0.9757 17 B5-3 13.518 12.810 12.286 0.9476 0.9591 18 B6 12.983 12.665 12.541 0.9755 0.9902 19 B14 4.652 4.360 4.015 0.9372 0.9209 20 B12 5.649 5.229 4.975 0.9257 0.9514 21 B13 4.852 4.584 4.430 0.9448 0.9664 22 B11 6.003 5.695 5.583 0.9487 0.9803 23 B10 7.964 7.635 7.345 0.9587 0.9620 24 B15 9.523 9.106 8.716 0.9562 0.9572 25 B16-1 20.004 19.690 19.038 0.9843 0.9669 26 B16-2 19.645 19.258 18.806 0.9803 0.9765 27 B17 12.825 12.573 12.368 0.9804 0.9837 28 B18 9.672 9.316 9.122 0.9632 0.9792 29 B19 7.621 7.421 7.157 0.9738 0.9644 30 B20 7.568 7.167 6.904 0.9470 0.9633 31 B21 8.325 8.0.59 7.498 0.9680 0.9304 32 B22 6.652 5.821 5.571 0.8751 0.9571 33 B23 16.897 15.947 15.349 0.9438 0.9625 34 B24 9.562 8.928 8.661 0.9337 0.9701 Nguồn: xí nghiệp Bạc Bimêtal . Trong các năm trở lại đây xí nghiệp Bạc Bimêtal đã không ngừng nỗ lực nhằm giảm giá thành sản xuất các loại sản phẩm của mình và đã đạt được các kết quả rất tốt. Mặc dù có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới giá thành sản xuất các loại sản phẩm Bạc Bimêtal trong đó phải kể đến các yếu tố như: theo quyết định của nhà nước nhằm không ngừng nâng cao đời sống của người lao đông trong 3 năm liên tiếp nhà nước đều đã tăng mức lương tối thiểu của người lao động là năm 2004 mức lương tối thiểu của người lao động ở mức là 290000đ thì năm 2005 mức lương tối thiểu của người lao động đã được nâng lên mức 350000đ và đến tháng 10/2005 mức lương tối thiểu đã được nhà nước nâng lên là 450000đ. Cùng với việc mức lương của các cán bộ công nhân lao động được tăng lên là yếu tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm thì một yếu tố nữa đặc biệt ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm là nguyên vật liệu chính của sản xuất Bạc Bimêtal là phôi thép nhập khẩu của Trung Quốc không ngừng tăng giá. Ngoài ảnh hưởng của việc tăng lương và giá nguyên vật liệu tăng thì công ty cũng không ngừng cải thiện đời sống của các công nhân viên trong công ty thể hiện ở việc công ty đã tăng phụ cấp ăn ca cho cán bộ công nhân viên trong công ty từ mức 5000đ/1ngày năm 2004 thì từ năm 2005-2006 đã được tăng lên là 10000đ/1ngày. Cùng với đó công ty không ngừng cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên sản xuất bằng các biện pháp như trang bị các thiết bị an toàn lao động, tăng cường các biện pháp giám sát lao động nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất luôn đảm bảo được mức độ an toàn cao nhất. Các yếu tố như trên đều là những yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm nhưng trong các năm qua công ty đã vượt qua các khó khăn để giảm giá thành cho các sản phẩm của mình. Qua bảng số liệu ở trên ta có thể thất rất rõ là trong các năm liên tục giá thành của các loại sản phẩm của công ty đều giảm một cách rất rõ nét trong năm 2005 đã giảm được 3,7% so với năm 2004 và trong năm 2006 tiếp tục giảm so với năm 2005 là 2,87%. Có được những thành công như vậy là nỗ lực rất lớn của các cán bộ công nhân Xí nghiệp Bạc Bimêtal nói riêng và của cả Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự nói chung. Không chịu khó khăn trước những bất ổn của thị trường nguyên vật liệu, mức lương của cán bộ công nhân viên không ngừng tăng cũng làm cho chi phí sản xuất tăng và các chi phí khác cũng gia tăng nhưng giá thành sản phẩm của công ty. Tuy vậy công ty vẫn đảm bảo không tăng giá mà còn không ngừng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên thị trường đó là nhờ công ty đã thực hiện rất tốt các công việc là: 2.1.1.1Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Định mức nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tiêu dung lớn nhất cho phép sản xuất một sản phẩm hoặc một công việc nào đó trong những điều kiện nhất định và nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản xuất sản phẩm Định mức tiêu dung nguyên vật liệu luôn được công ty tính toán một cách cụ thể và kỹ càng dựa trên mức tiêu hao nguyên liệu thực tế cho sản xuất. Công ty thông qua thực hiện các đơn đạt hang và yêu cầu định mức của các đơn đạt hàng để giao cho các đơn vị sản xuất. Công ty thực hiện: Định mức kỹ thuật Định mức vật tư. Định mức lao động Đối với từng sản phẩm công ty luôn có những kế hoạch tiêu dùng vật liệu cho từng năm để có thể kiểm tra liên tục mức tiêu hao nguyên vật liệu để kịp thời cung ứng và có những chuẩn bị cho các năm tiếp theo nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho sản xuất. Bảng 7: Định mức lô hành 9300 bạc nhíp B5 stt Tên vật liệu Đơn vị tính Số lượng 1 Tôn Kg 2.466 2 Đồng Kg 389,21 3 Amoniac Kg 362,08 4 Nitơ Chai 0,4018 5 Chất xúc tác Thùng 0,40 6 Dầu nhờn lít 66,4089 7 Dầu mài lít 4,06 8 Dầu ma rút lít 33,20 9 Dao tiện Con 18,69 10 Đá mài trò viên 0,08 11 Đá mài dao viên 0,55 12 Đá liếc dao viên 16,37 13 Dũa cái 2,29 14 Chổi đách cái 6,88 15 Giấy ráp tờ 6,15 16 Nilon bao gói Kg 8,63 17 Băng tan cuộn 6,58 18 Băng dính cuộn 7,11 19 Giẻ lau Kg 12,70 20 Chổi sơn cái 7 Nguồn: phòng kinh doanh Nguyên vật liệu dự trữ đều được công ty chú ý vì đây là lượng nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm đồng thời còn là lượng vật liệu đề phòng cho những rủi ro có thể xảy ra khi thị trường cung cấp hàng hoá có những biến động. Công tác dự trữ và bảo quản được công ty rất chú trọng vì lượng nguyên vật liệu được bảo quản tốt ít bị hỏng và đảm bảo chất lượng sẽ giảm chi phí sai hỏng cho sản phẩm. 2.1.1.2 Về nhân công. Bảng 8: Kết quả thực hiện định mức lao động trong các năm 2003-2006 stt Tên sản phẩm và nguyên công Năm 2003 2004 2005 2006 Bậ thợ Thời gian thực hiện (phút) Bậ thợ Thời gian thực hiện (phút) Bậ thợ Thời gian thực hiện (phút) Bậ thợ Thời gian thực hiện (phút) 1 Vệ sinh khuân trước khi bôi chống dính 2/7 39,9 3/7 35,3 4/7 35,3 4/7 32,2 2 Thời gian bôi chống dính 2/7 6,55 3/7 5,5 4/7 5,5 4/7 5,5 3 Thời gian gia công sản phẩm 3/7 25,5 3/7 23,5 4/7 20,8 4/7 18,9 4 Thời gian lấy sản phẩm ra khỏi khuân 2/7 13,1 3/7 12,6 4/7 12,6 4/7 12,6 5 Thời gian sửa sản phẩm. 2/7 7 3/7 5 4/7 2 4/7 0 6 Thời gian phun sơn 3/7 6 3/7 5 4/7 4 4/7 4 Nguồn phòng TC-HC Công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm thì tay nghề không ngừng được nâng cao năm 2004 thì bậc thợ trung bình của công ty mới chỉ đạt 3/7 thì tới năm 2005,2006 bậc thợ trung bình của công ty đã đạt mức 4/7 điều này đã giúp cho sản xuất của công ty luôn đảm bảo được yêu cầu, tay nghề của công nhân ngày càng cao hơn thì sai hỏng trong sản xuất sẽ giảm giúp giảm giá thành sản xuất sản phẩm. Bậc thợ trung bình của Công ty hiện nay là 4/7 rất phù hợp với công nghệ hiện có của công ty. 2.1.1.3 Về cơ sở vật chất. Trong các năm qua đặc biệt từ năm 2004 công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất mới đã thúc đẩy năng suất lao động tăng lên, đến năm 2006 thì công ty xây dựng mới với khu xí nghiệp hiện đại cùng với các trang thiết bị đều được đổi mới cho phù hợp hơn với điều kiện sản xuất thì năng xuất lao động cũng không ngừng tăng tạo điều kiện cho công ty thực hiện giảm giá thành sản phẩm. Quy trình công nghệ khi chưa chạy máy dập 250 tấn. Cửa phôi từ thép tròn à Rèn phôi để lại lượng dư gia công à Ủ phôi cho mềm à Gia công cơ khí à lăn răn Quy trình hiện nay. Phôi thép tấm đứng chiều dày à Đàyapj phôi đúng kích thước yêu cầu (phần lỗi chế tạo nhỏ) à Lăn răn 2.1.1.4. Tỷ lệ sai hỏng sản phẩm. Trong các năm qua công ty luôn tìm các biện pháp nhằm giảm tối đa sản phẩm sai hỏng và với việc tay nghề của công nhân không ngừng tăng cộng với các điều kiện lao động được đảm bảo hơn đồng thời tình thần làm việc của người lao động được nâng cao đã giúp cho các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ngày càng cao và số sản phẩm sản xuất ra càng ít có sai hòng hơn và giảm chi phí sản xuất của công ty từ đó giảm giá thành sản xuất sản phẩm. 2.1.1.5. Các chi phí xí nghiệp giảm. Các loại chi phí xí nghiệp khác cũng đều giảm xuống do công ty đã thực hiện đồng bộ hoá sản xuất, sản xuất tập trung tạo điều kiện giảm bớt các chi phí do hoạt động di chuyển vận chuyển gây ra. Công ty không còn tham gia trực tiếp vào sản xuất Bạc Bimêtal mà đã giao khoán cho Xí nghiệp thực hiện và giảm dần các can thiệp vào sản xuất mà chỉ thực hiện quản lý hành chính chung do đó chi phí cho hành chính cũng giảm xuống chỉ còn đạt ở mức 0,5% so với doanh thu. Các chi phí mua ngoài cũng được công ty thực hiện hạch toán chi tiết để trách tạo ra thất thoát và lẵng phí, các chi phí khác như chi phí cho hội họp…cũng được thực hiện tiết kiệm mức tối đa. 2.1.1.6 Vật tư thu hồi. Vật tư thu hồi của công ty là phần rất quan trọng. Tình hình thu hồi vật tư và tái sản xuất vật tư sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí nguyên vật liệu rất lớn đồng thời thu hồi và sử dụng tốt vật tư thu hồi thể hiện được khả năng tái sản xuất của công ty đồng thời thể hiện công tác kiểm tra kiểm soát tốt các quá trình sản xuất của xí nghiệp. Bất cứ các loại phế liệu phế phẩm nào cũng đều được thu hồi và tuỳ thuộc vào thực trạng của phế liệu, phế phẩm đó công ty sẽ có những biện pháp sử lý thích hợp nhất nhằm đạt hiệu quả thu hồi cao nhất. Với việc thực hiện rất tốt các yếu tố giảm chi phí sản xuất đã giúp giảm giá thành sản xuất sản phẩm của công ty trong năm 2006 vật liệu thu hồi của công ty đạt 115.546.000đ. 2.1.2. Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm trong năm 2006 Dưới đây là bảng tính giá thành các sản phẩm của xí nghiệp Bạc Bimêtal tại Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự trong năm 2006. Trong bảng ta có thể thấy được tất cả các chỉ tiêu chi phí được tính cho từng loại sản phẩm và định mức chi phí cho các loại sản phẩm từ đó có những nhận định rõ dàng hơn về các chi phí tạo nên giá thành sản xuất sản phẩn Nhìn vào bẳng tính ta có thể rễ rang nhận ra rằng các sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là các sản phẩm B7C0, B8C0, B9C0, B7C1, B8C1, B9C1, B7C2,B8C2,B9C2 đây là các sản phẩm tiêu thụ rất nhiều nguyên vật liệu và cũng là sản phẩm tập trung lượng công nhân là đông nhất kéo theo đó các chi phí khác cho sản xuất cũng cao hơn. Trong năm 2006 thì các chi phí sản xuất của công ty là: Chi phí tiền lương cho cán bộ công nhân viên là745.467.000đ chiếm 171đ/1000đ doanh thu. Chi phí ăn ca là 65.000.000đ. BHXH,BHYT,KPCĐ là 70.598.000đ. Chi phí quản lý cấp trên là 174.626.000đ. Chi phí hành chính là 21.428.000đ. TT Sản phẩm CHI PHÍ SẢN XUẤT CHI PHÍ XÍ NGHIỆP Vật tư thu hồi Thành tiền Vật tư chính, phụ Khấu hao (đồn) Nhân công (đồn) Nhà xưởng (đồn) Ăn ca (đồng) BHXH BHYT CPCĐ Điện Sửa chữa khuân Chi phí hành chính 0,5%DT Thuế vốn TSCĐ 1,8% Lãi vay NH 0,9%/th Chi phí quản lý cấp trên 4%DT Chi phí mua ngoài khác 4%DT 1 B7C0 33.537 6.471 8.184 0.527 0.714 0.775 3.161 0.450 0.240 1.030 0.889 1.677 1.677 1.693 57.878 2 B8C0 33.709 6.647 8.406 0.541 0.733 0.796 3.299 0.462 0.246 1.058 0.913 1.723 1.723 1.762 58.741 3 B9C0 38.418 6.836 8.645 0.557 0.754 0.819 3.460 0.475 0.253 1.088 0.939 1.772 1.772 1.933 64.108 4 B7C1 34.774 6.471 8.184 0.527 0.714 0.775 3.161 0.450 0.240 1.030 0.889 1.677 1.677 1.779 59.029 5 B8C1 39.945 6.647 8.406 0.541 0.733 0.796 3.299 0.462 0.246 1.058 0.913 1.723 1.723 1.855 59.884 6 B9C1 39.835 6.836 8.645 0.557 0.754 0.819 3.460 0.475 0.253 1.088 0.939 1.772 1.772 2.033 65.425 7 B7C2 36.011 6.471 8.184 0.527 0.714 0.775 3.161 0.450 0.240 1.030 0.889 1.677 1.677 1.865 60.180 8 B8C2 36.182 6.647 8.406 0.541 0.733 0.796 3.299 0.462 0.246 1.058 0.913 1.723 1.723 1.948 61.028 9 B9C2 41.253 6.836 8.645 0.557 0.754 0.819 3.460 0.475 0.253 1.088 0.939 1.772 1.772 2.133 66.742 10 B2 5.001 1.089 1.378 0.089 0.120 0.130 0.423 0.076 0.040 0.173 0.150 0.282 0.282 0.279 8.996 11 B2-2 5.832 1.089 1.378 0.089 0.120 0.130 0.423 0.076 0.040 0.173 0.150 0.282 0.282 0.279 9.827 12 B3 5.291 1.093 1.383 0.089 0.121 0.131 0.425 0.076 0.040 0.174 0.150 0.283 0.283 0.295 9.285 13 B3-2 6.171 1.093 1.383 0.089 0.121 0.131 0.425 0.076 0.040 0.174 0.150 0.283 0.283 0.295 10.165 14 B4 4.635 1.091 1.379 0.089 0.120 0.131 0.424 0.076 0.040 0.174 0.150 0.283 0.283 0.276 8.639 15 B5 7.130 1.257 1.590 0.102 0.139 0.151 0.517 0.087 0.047 0.200 0.173 0.326 0.326 0.323 11.767 16 B5-2 8.965 1.314 1.662 0.107 0.145 0.157 0.526 0.091 0.049 0.209 0.181 0.341 0.341 0.390 13.746 17 B5-3 7.161 1.337 1.741 0.112 0.152 0.165 0.608 0.096 0.051 0.219 0.189 0.357 0.357 0.394 12.286 18 B6 7.191 1.258 1.591 0.102 0.139 0.151 0.522 0.087 0.047 0.200 0.173 0.326 0.326 0.346 12.541 19 B14 1.398 0.733 0.927 0.060 0.081 0.088 0.222 0.051 0.027 0.117 0.101 0.190 0.190 0.195 4.015 20 B12 2.138 0.781 0.988 0.064 0.086 0.094 0.249 0.054 0.029 0.124 0.107 0.202 0.202 0.173 4.975 21 B13 1.711 0.740 0.936 0.060 0.082 0.089 0.228 0.051 0.027 0.118 0.120 0.192 0.192 0.124 4.430 22 B11 2.832 0.744 0.941 0.061 0.082 0.089 0.232 0.052 0.028 0.118 0.102 0.193 0.193 0.111 5.583 23 B10 4.253 0.825 1.043 0.067 0.091 0.099 0.272 0.057 0.031 0.131 0.113 0.214 0.214 0.097 7.345 24 B15 2.922 1.566 1.981 0.128 0.173 0.188 0.415 0.109 0.058 0.249 0.215 0.406 0.406 0.157 8.716 25 B16-1 7.583 3.062 3.873 0.249 0.338 0.367 0.989 0.213 0.113 0.488 0.421 0.794 0.794 0.359 19.038 26 B16-2 8.438 2.757 3.478 0.225 0.304 0.330 0.965 0.192 0.102 0.439 0.379 0.715 0.715 0.344 18.806 27 B17 5.311 1.895 2.397 0.154 0.209 0.227 0.617 0.132 0.070 0.302 0.260 0.491 0.491 0.258 12.368 28 B18 3.685 1.456 1.841 0.119 0.161 0.174 0.442 0.101 0.054 0.232 0.200 0.377 0.377 0.153 9.122 29 B19 2.583 1.237 1.564 0.010 0.136 0.148 0.336 0.086 0.046 0.197 0.170 0.321 0.321 0.134 7.157 30 B20 2.457 1.208 1.527 0.098 0.133 0.145 0.315 0.084 0.045 0.192 0.166 0.313 0.313 0.137 6.904 31 B21 2.180 1.458 1.844 0.119 0.161 0.175 0.296 0.101 0.054 0.232 0.200 0.378 0.378 0.133 7.498 32 B22 1.481 1.111 1.406 0.091 0.123 0.133 0.274 0.077 0.041 0.177 0.153 0.288 0.288 0.112 5.571 33 B23 5.184 2.714 3.433 0.221 0.299 0.325 0.838 0.189 0.101 0.432 0.373 0.704 0.704 0.267 15.349 34 B24 2.897 1.556 1.968 1.968 0.172 0.186 0.411 0.108 0.058 0.248 0.214 0.403 0.403 0.147 8.661 Nguồn: Xí nghiệp Bạc Bimêtal 2.2. Đánh giá các mặt đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện giá thành sản phẩm của công ty. 2.2.1 Các mặt đã đạt được trong quá trình thực hiện giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal tại Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự. Trong quá trình sản xuất sản phẩm của mình công ty luôn quan tâm tới công tác thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sảm phẩm của mình. Trong từng năm công ty luôn đề ra cho mình các kế hoạch sản xuất cho từng loại sản phẩm nhất định. Trong quy định quản lý hoạt động xí nghiệp đã đề ra cách tính chi phí sản xuất cho các loại sản phẩm với các khoản chi phí cụ thể trong đó có các khoản chi phí là cố định và cũng có những khoản chi phí có thể thay đổi. Chi phí về nguyên vật liệu được công ty thực hiện với các định mức sản xuất dựa trên mức nguyên vật liệu thực tế cần cho sản xuất và đã được công ty thực hiện rất tốt. Các chi phí sản xuất khác là các chi phí nhân công, chi phí nhà xưởng, chi phí ăn ca, chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí điện là các chi phí cố định và không thể có những thay đổi đã được công ty tính toán một cách cụ thể và đúng với quy định của nhà nước và quy chế của Công ty. Các khoản chi phí xí nghiệp là các khoản chi phí sẽ có những điều chỉnh trong các năm cho phù hợp với điều kiện của công ty. 2.2.2. Các yếu tố còn tồn tại trong cách tính giá thành sản xuất sản phẩm của công ty. Đối với chi phí sản xuất thì chi phí khấu hao tài sản cố địng sản xuất được công ty thực hiện công tác khấu hao đều trong các năm với dây truyền sản xuất được công ty giao cho với mức khấu hao 1 năm là 666.176.620đ đây là cách tính khấu hao chưa thật đúng vì chưa tính tới yếu tố sự phát triển của khoa học công nghệ trong các năm tới có thể có sự phát triển và các dây truyền sản xuất Bạc Bimêtal mới ra đời với khả năng tạo ra năng suất lao động cao hơn và với điều kiện không thể sản xuất với dây truyền sản xuất cũ công ty buộc phải nhập các thiết bị sản xuất mới trong khi đó dây truyền sản xuất cũ lại chưa được khấu hoa hết sẽ gây khó khăn trong công ty trong việc thanh lý tài sản và còn có thể gây ra thiệt hại lớn cho công ty trong thời điểm thanh lý tài sản đó. Chi phí sai hỏng được công ty quy định là 1% đối với các sản phẩm có giá trị cao thì sai hỏng 1% cũng là mức khá cao nếu công ty vẫn tính mức sai hỏng là 1% đối với các sản phẩm thì sẽ không hợp lý cần có sự thay đổi.và nên áp ụng đối với các sản phẩm riêng. Đối với các sản phẩm có giá trị không cao thì 1% là có thể còn đối với các sản phẩm có giá trị cao hơn thì sai hỏng cao thì xí nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đối với công ty. 3. Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện giảm giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal của Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự. 3.1 Những thuận lợi đối với công ty. 3.1.1 Con người. Là công ty có truyền thống lịch sử phát triển từ lâu do đó công ty có một lực lượng lao động khá đông và có tay nghề cao đáp ứng được các yêu cầu đặt ra khi sản xuất các sản phẩm đã có và khi khai thác phát triển sản phẩm mới. Với đội ngũ cán bộ nhiệt tình năng động và hết mình vì sự phát triển của công ty cùng đội ngũ công nhân lành nghề và có trách nhiệm cao đối với công việc sẽ tạo điều kiện cho công ty không ngừng phát triển trong các năm sắp tới và sư lớn mạnh của công ty sau này. Công ty sẽ không ngừng nghiên cứu để giảm giá thành sản phẩm sản xuất, áp dụng các công nghệ mới đồng thời giảm thiểu các sai hỏng trong sản xuất nhằm đảm bảo hạ giá thành sản xuất các sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. 3.1.2 Cơ sở vật chât. Cuối năm 2006 công ty di chuyển địa điểm về khu công nghiệp Ngọc Hồi đồng nghĩa với công ty đã có cơ sở vật chất mới, nhà xưởng được xây dựng mới đảm bảo các yêu cầu sản xuất cùng với đó xí nghiệp Bạc Bimêtal cũng được cung cấp cho dây chuyền sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất lao động, các yếu tố khác phục vụ cho sản xuất cũng được đáp ứng đầy đủ như vệ sinh môi trường làm việc, bảo hộ lao động giúp cho người lao động an tâm tham gia vào sản xuất cộng thêm với đời sống của công nhân ngày càng được nâng cao thúc đẩy người lao động nhiệt tình than gia sản xuất. 3.1.3 Hỗ trợ của tổng công ty. Là thành viên của tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự được sự hỗ trợ của tổng công ty. Bạc Bimêtal là sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất và lắp ráp ôtô do đó việc sản xuất Bạc Bimêtal được tổng công ty chú ý và hỗ trợ nhiều về công tác tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu và các hoạt động khác. 3.2 Những khó khăn đối với công ty. Tuy đã có nhiều thuận lợi để có thể giảm giá thành sản phẩm nhưng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn đến từ nhiều yếu tố trong đó có cả các yếu tố chủ quan và có cả các yếu tố khách quan. 3.2.1 Tình hình nguyên vật liệu. Có thể nói nguyên vật liệu là vấn đề nan giải công ty luôn tìm mọi cách để nguyên vật liệu được đáp ứng đầy đủ và với chất lượng tốt nhưng giá thành nguyên vật liệu còn khá cao do phôi thép chủ yếu được nhập từ Trung Quốc và giá phôi thép trong các năm qua không ngừng tăng điều này ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất sản phẩm của công ty. Với nguyên liệu chủ yếu là thép thì với việc nguồn cung cấp thép với giá cả luôn ở mức cao thì các sản phẩm sản xuất ra với giá thành không thể ở mức thấp và khi phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu với giá thành thấp thì thật sự là rất khó khăn cho công ty. 3.2.2 Tình hình về vốn. Nguồn vốn kinh doanh của công ty trong những năm qua đã tăng đáng kể nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đối với sản xuất trong điều kiện hiện nay công nghệ là một yếu tố vô vùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới năng xuất lao động và quyết định tới việc giảm giá thành sản xuất sản phẩm của công ty thì công ty rất cần có vốn để trang bị các máy móc mới nhằm hiện đại hoá sản xuất. Nguồn vốn kinh doanh của công ty hiện nay có cả phần vốn vay ngân hàng do đó trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì phần chi phí xí nghiệp có chi phí lãi vay ngân hàng vì lý do này giá thành của sản phẩm cũng tăng. 3.2.2 Tình hình về lao động có trình độ cao để có thể nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm mơi. Công ty có một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc sản xuất tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Công ty đang rất thiếu các kỹ sư giỏi có thể có các đề tài tạo ra các máy móc, công nghệ , hay các sản phẩm mới có chất lượng cao đem lại hiệu quả cao trong sản xuất phục vụ cho việc thực hiện tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm. 3.2.4 Khó khăn do phải chịu chi phí cho tổng công ty. Là một thành viên của tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam đi đôi với những thuận lợi được sự hỗ trợ của tổng công ty thì Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự cũng phải chịu các khoản chi phí cho Tổng công ty và nó được thể hiện qua chi phí xí nghiệp Bạc Bimêtal là trong 4% phải nộp cấp trên thì có 1% phải nộp cho tổng công ty điều này cũng là lý do tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng tới giá thành sản xuất của sản phẩm. Chương 3. Giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm bạc Bimêtal tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự. 1.Các giải pháp đưa gia nhằm giảm giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal. 1.1 Quản lý lao động. 1.1.1 Tuyển dụng lao động. Khi có nhu cầu tuyển dụng lao động xí nghiệp lập kế hoạch, công ty tuyển dụng lao động theo yêu cầu của xí nghiệp và giao cho xí nghiệp quản lý cà sử dụng. Trong các năm tới nhu cầu lao động cho sản xuất Bạc Bimêtal là cao vì vậy công ty phải lập kế hoạch tuyển dụng hợp lý phải th hút được lao động có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất các sản phẩm hiện sản xuất và phục vụ cho công tác khai thác các sản phẩm mới. Đối với các sản phẩm có tính chất thời vụ xí nghiệp được chủ động giải quyết thuê lao động ngoài nhằm đáp ứng kịp thời cho sản xuất và giảm chi phí cho sản phẩm và phải báo cáo cho công ty. 1.1.2 Quản lý sử dụng lao động. Xí nghiệp có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi người lao động theo quy địng của Bộ lao động và thoả ước tập thể. Giảm thiểu lao động có trình độ phổ thông. Các cán bộ công nhân viên hành chính trong các phòng ban của công ty phải có trình độ cao đẳng trở. Bằng mọi biện pháp phải nâng cao chất lượng lao động thông qua các trương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Công bằng trong công tác xét duyệt thăng cấp cán bộ, lựa chọn những người có đủ năng lực và phù hợp với yêu cầu. Thường xuyên có các hoạt động bồi dưỡng tư tưởng đối với các cán bộ, công nhân viên trong công ty nhằm nâng cao hiểu biết của các cán bộ công nhân viên để từng người thấy được quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với sự tồn tại và phát triển của công ty từ đó sẽ giúp các cán bộ công nhân viên sẽ phấn đấu hết mình để công ty ngày càng lớn mạnh hơn. 1.1.3 Quản lý tốt định mức lao động. Tất cả mọi sản phẩm, dịch cụ xí nghiệp đều phải xây dựng định mức lao động cho từng nguyên công hoạc khối lượng công việc, thực hiện nghiêm chỉnh quy chế số 19/TCCB-LĐ công tác định mức lao động của công ty. Định mức lao động cho xí nghiệp tự xây dựng trình giám đốc Công ty duyệt ban hành. 1.2 Quản lý tiền lương. Tiền lương tạo nên chi phí cho giá thành sản phẩm của công ty nhưng là thu nhập chính thúc và chủ yếu của người lao động do đó quản lý chi phí tiền lương tốt thực hiện đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cúng đảm bảo chi phí cho sản phẩm hợp lý. Xí nghiệp xây dựng quy chế trả lương thưởng cho cán bộ, công nhân viên thông qua Công ty xem xét. Quy chế trả lương phải đảm bảo việc phân phối tiền lương công bằng, hợp lý, phù hợp với quy định của nhà nước, quy chế của công ty, và khuyến khích được người lao động tham gia làm việc. Hàng tháng căn cứ vào doanh thu thực hiện Xí nghiệp được hưởng tiền lương theo đơn giá tiền lương được phê duyệt x Doanh thu thực hiện. Xí nghiệp trả lương thu khoán lao động bên ngoài phù hợp với đơn gias tiền lương được duyệt. Trong trường hợp Xí nghiệp không đảm bảo chỉ tiêu doanh thu thực hiện thì công ty cho Xí nghiệp vay. Số tiền vay được tính tương đương với lương cấp bậc của bộ máy quản lý điều hành và lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất. Tối đa vay không quá 3 tháng lien tục. Sau 3 tháng nếu xí nghiệp vẫn không đảm bảo doanh thu thì công ty cho vay tương đương với lương tối thiểu 450.000đ/người của bộ máy quản lý điều hành và lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong trường hợp xí nghiệp không đảm bảo nộp nghĩa vụ hang tháng cho công ty thì xí nghiệp chỉ được hưởng tiền lương cấp bậc của cán bộ quản lý điều hành và lương sản phẩm của công nhân sản xuất trực tiếp để đảm bảo nộp nghĩa vụ với công ty. Phần còn thiếu sẽ nợ công ty sang tháng sau. Sau 3 tháng không nộp đủ nghĩa vụ với công ty thì được hưởng mức tiền lương tối thiểu 450.000đ/người của bộ máy quản lý và lương sản phẩm đối với công nhân sản xuất trực tiếp. Sau 6 tháng để tồn tại các trường hợp trên công ty xem xét trách nhiệm của giám đốc xí nghiệp và có biện pháp xử lý. 1.3 Quản lý vật tư, nguyên vật liệu ( NVL) Có thể nói nguyên vật liệu là chi phí lớn nhất cho sản xuất Bạc Bimêtal và nó có ý nghĩa quyết định tới công tác hạ giá thành sản phẩm vì vậy quản lý vật tư vật liệu phải được đặc biệt quan tâm. Xí nghiệp được quyền chủ động mua và hạch toán các loại vật tư phụ, chi phí vận chuyển vật tư hang hoá, các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, các chi phí thuê ngoài gia công theo hạch toán sản xuất. Đối với vật tư chính phục vụ sản xuất bao gồm: thép, đồng xí nghiệp phải có bản tường trình đối với giám đốc và phải được nghiên cứu kỹ lưỡng về chủng loại, chất lượng, giá cả. Xí nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng, số lượng vật tư do xí nghiệp mua về. Xí nghiệp phải báo cáo mở thẻ kho và làm thủ tục nhập kho với các vật tư mua về. Để thực hiện tốt công tác quản lý vật tư vật liệu Xí nghiệp phải thực hiện tốt các công tác sau. 1.3.1 Hoàn thiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu Để hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dung NVL cần xem xét cơ cấu định mức ta cần giảm lượng NVL thuền tuý tạo nên sản phẩm và giảm bớt phần tổn thất. Do đó cần thực hiện: Cử cán bộ xây dựng định mức đi học tập, nghiên cứu về xây dựng định mức theo phương pháp phân tích. Xem xét đánh giá thực trạng công nghệ kỹ thuật, trình độ tay nghề công nhân, lượng chi phí cần thiết cho sản xuất để áp dụng các phương pháp tính định mức từ đó hướng đầu tư theo chiều sâu cải tiến quy trình công nghệ bố trí mặt bằng sản suất, đào tạo lao động cho phù hợp. 1.3.2 Nâng cao chất lượng cung ứng, tổ chức quản lý NVL. Nâng cao chất lượng nguồn NVL bảo đảm cho sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của khách hang và quá trình thực hiện tiết kiệm NVL ở công ty. Công ty nên tìm kiếm thị trường mới, NVL có thể thay thế NVL phải nhập khẩu để tận dụng được nguồn NVL thay thế có chất lượng cao và giá cả phù hợp đồng thời mở rộng quan hệ sản xuất của công ty. Duy trì và phát huy quan hệ với các bạn hang truyền thống để có nguồn cung ứng chất lượng và ổn định. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác lập kế hoạch NVl với các phòng ban phân xưởng tổ đội sản xuất. Đảm bảo cung ứng kịp thời cho sản xuất về số lượng, chất lượng, chủng loại, đồng bộ cho sản xuất sản phẩm tránh trường hợp lãng phí nguyên vật liệu, thời giam sản xuất, máy móc và sức lao động. Thực hiện dự trữ các loại NVL theo định mức dự trữ bảo đảm sử dụng lien tục đều đặn cho hoạt động sản xuất của công ty. Những NVL có nguồn cung cấp khó khăn phải có dự trữ thường xuyên, dự trữ chuẩn bị và dự trữ bảo hiểm. Thực hiện bảo quản tốt NVL tránh gây hỏng, hao hụt, biến chất và thất thoát. Thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng NVL để có biện phát điều chỉnh kịp thời khi có hành vi vô ý thức làm thất thoát NVL cho sản xuất. 1.3.3 Thực hiện chế độ khuyến khích vật chất đối với các trường hợp tiết kiện NVL Chế độ khuyến khích vật chất đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Nó là đòn bẩy kinh tế để kích thích người lao động thực hiện mục tiêu quản lý đề ra mà không cần sử dụng các mệnh lệnh hành chính. Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Công ty cần quan tâm tới nâng cao trình độ quản lý và tiết kiệm vật liệu. Công ty thực hiện khuyến khích với tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Xây dựng được hệ thống quy định về thưởng phạt dựa trên thực tế của Công ty và phải thông báo cho tất cả công nhân viên biết. 1.4 Sử dụng hợp lý và tái sử dụng phế liệu phế phẩm. Phế liệu là những thứ phát sinh trong quá trình sản xuất. Phế liệu có hai loại là loại sử dụng lại được trong quá trình sản xuất sản phẩm đó và loại không sử dụng lại được. Phế phẩm là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chính. Để giảm bớt lượng phế liệu, phế phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp bao gồm cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, trình độ công nhân sản xuất…Tuy nhiên trong điều kiện sản xuất hiện nay còn nhiều khó khăn nên lượng phế phẩm, phế liệu còn ở mức cao. Vì vậy để có thể nâng cao hiệu quả tiết kiện vật tư cho sản xuất thì vấn đề xử dụng hợp lý và tái sử dụng phế liệu, phế phẩm là hết sức quan trọng. Trong thời gian tới công ty phải thực hiện tốt các hoạt động sau: Tổ chức thu hồi tất cả các loại phế liệu và phế phẩm trong quá trình sản xuất. Tiến hành phân loại tất cả các loại phế liệu, phế phẩm đã thu hồi. Trong đó cần phân loại rõ rang các loại, xác định các tiêu thức phân loại phù hợp để có thể tận dụng tối đa các loại phế phẩm và phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất. Đối với các loại phế liệu cần chú ý tới những loại có thể sử dụng lại được thì nên tiến hành đưa ngay vào sản xuất còn đối với những loại phế liệu không sử dụng lại được trong quá trình sản xuất đó thì cần tiến hành thanh lý ngay. Đối với các loại phế phẩm có thể sửa chữa được cần tiến hành sửa chữa để đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nếu không thanh lý ngay hoặc tận dụng cho các sản phẩm khác. 1.5 Đổi mới máy móc trang thiết bị của xí nghiệp. Máy móc thiết bị giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là tư liệu lao động được con người sử dụng tác động vào đối tượng lao động làm ra sản phẩm hang hóa. Nó là tài sản cố định, là cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp nó thể hiện năng lực sản xuất, quyết định năng xuất lao động quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Do vậy đầu tư cho máy móc thiết bị là yêu cầu cần thiết trong hoạt động sản xuất của công ty. Đầu tư cải tiến máy móc thiết bị có tác dụng rất lớn trong việc sử dụng tiết kiện nguyên vật liệu, góp phần giảm lượng phế liệu, phế phẩm, hạ mức tiêu dừng nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao năng xuất lao động giảm giá thành sản phẩm. Nhìn vào thực trạng của công ty nói nhung và xí nghiệp Bạc Bimêtal nói riêng sẽ thấy hầu hết các trang thiết bị máy móc vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Năm 2004 xí nghiệp được giao cho một máy sản xuất với giá trị cao và khá hiện đại nhưng vẫn còn rất nhiều các máy móc khác lạc hậu vì được trang bị từ những năm 90 do vậy tạo ra xự không đồng bộ trong máy móc và ảnh hưởng rất nhiều tới sản xuất. Để cải tiến tình hình trên trong các năm tới công ty phải tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị tạo nên sự đồng bộ. Việc đầu tư trang thiết bị là một yếu tố tất yếu phải thực hiện tuy vậy với điều kiện của công ty hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn nên song song với việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại Công ty cần tận dụng sử dụng hiệu quả các thiết bị hiện có và vẫn phải đáp ứng yêu cầu sản xuất. Làm tốt công việc này trước hết cần kiểm tra đánh giá lại toàn bộ máy móc nếu thiết bị vẫn còn đủ tiêu chuẩn sản xuất thì công ty nên tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng theo định kỳ. Đầu tư thoả đáng cho công tác mua sắm thiết bị, phụ tùng thay thế để sửa chữa một cách kịp thời khi có sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất và không ảnh hưởng gì tới chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Đối với hoạt động đầu tư mua sắm thiết bị cần đầu tư dần dần, từng bước và có trọng điểm nhằm tận dụng triệt để tiềm năng hiện có mà không nên đầu tư quá tràn nan hoặc quá tập trung vào một công nghệ sản xuất nào đó, điều này sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư. Như vậy phải xây dựng một kế hoạch đầu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị vì đây là một quá trình lâu dài không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Phải sử dụng có hiệu quả vốn tự có của công ty trong hoạt động đầu tư đồng thời huy động các nguồn vốn ngoài công ty. Đổi mới công nghệ đồng nghĩa với phải nâng cao trình độ sử dụng máy móc trang thiết bị mới cho đội ngũ lao động và vậy công ty phải thực hiện chương trình đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ của đội ngũ cán bộ trong hoạt động tìm kiếm, đánh giá, mua sắm, sử dụng máy móc, thiết bị. 1.6 Nâng cao quản lý công tác kỹ thuật công nghệ- kỹ thuật cơ điện. 1.6.1 Công tác khoa học công nghệ. Xí nghiệp nghiên cứu thiết kế sản phẩm, xây dựng quy trình công nghệ( thể hiện qua các bản vẽ kỹ thuật), xây dựng định mức vật tư, định mức kỹ thuật lao động, định mức tiêu thụ nhiên liệu, nguyên vật liệu, điện năng được kiểm tra bởi người phụ trách kỹ thuật của đơn vị( hoặc giám đốc Xí nghiệp). Phòng khoa học công nghệ Công ty kiểm tra và thẩm định, trình duyệt giám đốc phê duyệt. Xí nghiệp phải thực hiện rà soát, kiểm tra, điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật thường xuyên đối với các sản phẩm, đạc bịêt đối với các sản phẩm hang loạt hạ giá thành sản phẩm. Xí nghiệp được quyền đề xuất Giám đốc Công ty cho phép áp dụng các sang kiến cải tiến kỹ thuật, tiến bộ khoa học-công nghệ. Khi được áp dụng phải tuân thủ theo quy chế và chịu sự giám sát của phòng khoa học-công nghệ Công ty. Lập kế hoạch và báo váo thực hiện công tác khoa học kỹ thuật, công nghệ theo định kỳ quý, năm. 1.6.2 Quản lý thiết bị điện. Xí nghiệp xây dựng và lập hệ thống lí kịch cho từng thiết bị hợp lý và khoa học, bảo đảm quản lý tốt các thiết bị. Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị theo định kỳ nhằm bảo đảm chất lượng máy tốt, tuổi thọ cao, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ sản xuất khi có nhu cầu. Lập kế hoạch sửa chữa vừa và nhỏ hang tháng, hang quý, chuyển phòng KH-CN kiểm tra trước khi thực hiện. Lập kế hoạch sửa chữa lớn trung tu, đại tu các thiết bị, kế hoạch mua sắm phụ tùng vật tư thay thế, sửa chữa thiết bị hang năm, Trình Giám đốc phê duyệt. Sauk khi thựa hiện phải đề xuất công ty thành lập hội đồng nghiệm thu, đánh giá kết quả, chất lượng. Hội đồng có kết luận trình giám đốc trước khi đưa vào vận hành. Lập báo cáo tổng hợp về công tác quản lý thiết bị, sửa chữa theo định kỳ. 1.7 Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. 1.7.1 Quản lý chất lượng sản phẩm. Xí nghiệp có trách nhiệm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của đơn vị sản xuất trước Công ty. Xí nghiệp có quy định nhiệm vụ cho từng cán bộ, công nhân viên trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, báo cao với công ty. Kiểm tra chất lượng sản phẩm. Cơ sở để kiểm tra chất lượng là tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã đã kiểm định, bản vẽ, quy trình công nghệ và các quy định khác về chất lượng sản phẩm đã được cấp quản lý phê duyệt Sản phẩm khôgn đạt chất lượng là sản phẩm không đạt các yêu cầu đã quy định trong các văn bản trên và không phù hợp với mẫu đã kiểm định. 1.8 Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch sản xuất và quản lý giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào định hướng của công ty và năng lực sản xuất của xí nghiệp Bạc Bimêtal, phối hợp với phòng KH-ĐT, Xí nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất-kinh doanh trình giám đốc phê duyệt. Kế hoạch sản xuất-kinh doanh dài hạn (01 năm trở lên). Kế hoạch sản xuất-kinh doanh chu kỳ hạch toán (01năm). Kế hoạch sản xuất-kinh doanh ngắn hạn: 06 tháng, 03 tháng, 01 tháng. Các kế hoạch sản xuất kinh doanh trên khi được Giám đốc Công ty phê duyệt là chỉ tiêu pháp lệnh đối với Xí Nghiệp. Đối với những hợp đồng kinh tế do Công ty khai thác và ký kết, Công ty giao lệnh sản xuất cho Xí nghiệp theo đơn giá do Công ty và Xí nghiệp cùng xây dựng. Xí nghiệp được tính giá trị sản lượng và doanh thu. Đối với sản phẩm tự dung, Xí nghiệp xây dựng đơn gía trình Công ty phê duyệt. Công ty giao cho xí nghiệp bằng kệnh sản xuất. Chi phí dung để thực hiện chính là doanh thu và được tính vào sản lượng và doanh thu của Xí nghiệp. Quản lý giá thành. Xí nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng giá thành sản phẩm. Việc xây dựng giá thành phải được căn cứ vào các chỉ tiêu, định mức kinh tế-kỹ thuật Công ty duyệt và các chi phí đã được quy định tại Quy chế quản lý của Xí nghiệp. Xây dựng giá thành phải đảm bảo đủ các chi phí, đúng định mức và không ngừng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. 2. Một số kiến nghị với nhà nước và Tổng công ty nhằm hoàn thành công tác hạ giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự . 2.1 Một số kiến nghị với Nhà Nước 2.1.1 Đầu tư phát triển cơ khí chế tạo thép tạo nguồn NVL đáp ứng yêu cầu cho các doanh nghiệp cơ khí. Ngành thép trong nước hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu Nguyên vật liệu cho công ty. Công ty hầu như phải nhập khẩu rất nhiều nguyên phụ liệu đặ biệt là thép. Chính vì thế đầu tư phát triển ngành thép có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành cơ khí nói chung và của công ty nói riêng, giúp cho công ty có nguồn nguyên liệu rẻ đáp ứng yêu cầu sản xuất và tạo điều kiện cho công ty thực hiện hạ giá thành sản phẩm. 2.1.2 Đổi mới chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần có các chính sách cho các doanh nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng trong việc mua sắm máy móc thiết bị. Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiến hành giao nhận vật tư, hang hoá. Đặc biệt là các thủ tục hải quan cần được đơn giản hoá hơn vì hiện nay các thủ tục còn khá rườm rà gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong khi thực hiện giao nhận vật tư. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu hang cơ khí. 2.1.3 Thường xuyên cung cấp các thông tin khoa học công nghệ và các thông tin liên quan tới thị trường. Thông tin là một vấn đề hết sức quan trọng trong nền kinh tế đặc biệt là kinh tế thị trường, công nghệ thông tin đang ngày càng bùng nổ vì thế Nhà nước nên tiến hành các hoạt động cung cấp cho các daonh nghiệp những thông tin cần thiết về thiết bị công nghệ, về những cải tiến kỹ thuật trong sản xuất cơ khí…điều này sẽ góp phần quan trọng đối với hiệu quả tiết kiệm vật tư cho sản xuất và trách lãng phí trong sản xuất tạo điều kiện hạ gía thành sản phẩm. Giúp cho doanh nghiệp có được những máy móc thiết bị tiến tiến hiện đại, nguồn hang rẻ nhưng đảm bảo chất lượng yêu cầu của sản phẩm. 2.1.4 Nhà nước cần có các chính sách hộ các sản phẩm sản phẩm sản xuất trong nước. Do các sản phẩm Bạc Bimêtal là các sản phẩm được sản xuất với nguồn nguyên vật liệu thép phải nhập khẩu với giá khá cao do đó các sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm khác nhập khẩu từ Trung Quốc do đó sản phẩm sản xuất gạp nhiều khó khăn vì vậy nhà nước cần có các chính sách bảo hộ với sản phẩm sản xuất từ thép nói chung và sản phẩm Bạc Bimêtal của Công ty nói riêng. 2.1.5 Cần quản lý thị trường tốt hơn. Các sản phẩm Bạc Bimêtal của công ty là cácsản phẩm có chất lượng tốt do đó có nhiều sản phẩm khác cũng lấy thương hiệu sản phẩm của công ty và bán trên thị trường trong khi Công ty chưa có các chính sách bảo vệ với các sản phẩm của minhg thì Nhà nước cần có các biện pháp bảo vệ với các sản phẩm có chất lượng tốt và có nguồn gốc dõ dàng để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dung. 2.2 Một số kiến nghị với cơ quan chủ quản. 2.2.1 Nhằm tạo ra sự chủ động hơn trong kinh doanh. Là một công ty con của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam trong các năm qua Công ty cơ khí Ngô Gia Tự nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ tổng công ty nhưng công ty lại chịu sự giám sát và quyết định của Tổng công ty do đó có những khi muốn thực hiện khai thác phát triển sản phẩm của mình công ty phải xin phép Tổng công ty phê duyệt điều này ảnh hưởng rất nhiều tới thời gian thực hiện sản xuất và làm chậm tiến độ của công ty vì vậy Công ty có kiến nghị với tổng công ty nên giao quyền chủ động hoàn toàn cho việc sản xuất kinh doanh cho công ty. 2.2.2 Nên giảm bớt chi phí phải nộp cho Tổng công ty. Công ty cơ khí Ngô Gia Tự phải nộp 1% doanh thu của mình cho tổng công và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm của công ty nói chung và sản phẩm Bạc Bimêtal nói riêng do đó có kiến nghị với Tổng công ty nên xem xét lại các yếu tố và giảm bớt chi phí phải nộp cho tổng công ty. 2.2.3 Tổng công ty cần có các hỗ trợ nhiều hơn cho sản xuất Bạc Bimêtal tại công ty. Sản phẩm Bạc Bimêtal là một phụ kiện cho sản xuất ôtô và các máy công nghiệp nói chung do đó nó là một sản phẩm quan trọng trong sự phát triển của sản xuất ôtô mà Tổng công ty công nghiệp ôtô là đơn vị quản lý và chịu trách nhiệm về sự phát triển sản xuất ôtô trong nước và vậy Tổng công ty nên có các biện pháp hỗ trợ nhiều hơn cho công ty trong công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới và có chất lượng tốt hơn. KẾT LUẬN Trong những năm qua nền kinh tế nước ta có sự phát triển khá mạnh trên tất cả các mặt nông nghiêp, công nghiệp, dịch vụ. Có rất nhiều công ty do không thích ứng được với cơ chế thị trường đã không thể tồn tại và phát triển nhưng cũng có không ít những công ty đã kịp thời thay đổi và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế nên vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Trong những năm tới sau khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tê WTO các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực hơn nữa để có thể cạnh tranh được với những hàng hóa của nước ngoài và các công ty của nước ngoài sẽ tham gia thị trường Việt Nam là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội vô cùng to lớn để các doanh nghiệp cho thấy được thực lực của doanh nghiêp và là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng sản xuất đem sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp mình ra toàn thế giới. Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là một công ty nhà nước chưa thực hiện cổ phần hóa doanh nghiêp do đó tuy đã đạt được những bước phát triển khá tốt trong những năm qua nhưng trước mắt công ty vẫn là muôn vàn khó khăn và nguy hiển buộc công ty phải vượt qua. Để thực hiện được tốt nhiệm vụ này đòi hỏi sự cố gáng không biết mệt mỏi của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo công ty cần chủ động thay đổi cách nghĩ và cách làm, không ngừng học hỏi kinh nghiệm quản lý của các công ty đã phát triển trên thế giới. Phải đặc biệt chú trọng tới đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề công nhân, nâng cao ý thức lao động của độ ngũ nhân viên công ty đây là yếu tố chủ yếu tạo ra chất lượng sản phẩm với chi phí giá thành là thấp nhất đối với sản phẩm Bạc Bimêtal nói riêng và đối với các sản phẩm của công ty nói chung vì đây là nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển của công ty. Công ty đang thực hiện các quy trình để phấn đấu trong năm 2007 sẽ đạt ISO 9001-2000 về quản lý chất lượng. Với tất cả nỗ lực của mình trong suốt thời gian đã qua và trong thời gian sắp tới mong rằng Công ty cơ khí Ngô Gia Tự sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Danh mục tài liệu tham khảo 1. GS.TS Nguyễn Thành Độ-TS.nguyễn Ngọc Huyền (2004) Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp (nguyên lý chung cho các loại hình doanh nghiệp), NXB Lao động-Xã hội. 2. PGS.TS Phạm Hữu Huy (1995) Kinh tế tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, NXB thống kê. 3. Ngô Trần Ánh (2000) Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, NXB thống kê. 4.PGS-TS Vương Đình Huệ & PSG Nguyễn Đình Đỗ (1997) Kế toán doanh nghiệp sản xuất, NXB tài chính-Hà Nội 5. Bảng Điều lệ thành lập công ty. 6. Lịch sử hình thành và truyền thống Công ty cơ khí Ngô Gia Tự . 7. Báo cáo kết quả hoạt động của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự trong các năm 2003, 2004, 2005. 8.Chiến lược kinh doanh của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự . 9. Quy định quản lý hoạt động xí nghiệp Bạc Bimêtal trực thuộc Công ty cơ khí Ngô Gia Tự . 10. Báo cáo chi phí sản xuất của Xí nghiệp Bạc Bimêtal trong các năm từ 2003-2006. 11. Các tài liệu khác có liên quan của xí nghiệp Bạc Bimêtal . 12. Cùng một số luận văn của khoá trước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT182.docx
Tài liệu liên quan